Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.51 KB, 8 trang )

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM - VINASHIN.
1.1. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn
1.1.1. Khái quát các hoạt động kinh doanh tại Tập đoàn
Là Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hàng hải
hiện nay, hoạt động kinh doanh chính của Tập đoàn Vinashin là đóng mới và sửa
chữa tàu thuỷ theo các đơn đặt hàng của các đối tác trong và ngoài nước.
Các sản phẩm đóng tàu của Vinashin được khách hàng đánh giá cao về chất
lượng, không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra các thị trường
nước ngoài, tàu của Vinashin được đưa vào khai thác tốt trên các tuyến hàng hải
trên toàn thế giới.
Vinashin hiện có 11 liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh
vực đóng tàu (Hyundai Vinashin, Song san - Vinashin), thiết kế (Vinakita, Việt
Hàn), sản xuất container (TGC), nắp hầm hàng (Vinashin – McGregor), nội thất
tàu thủy (Sejin – Vinashin), vân tải (Baikan), kinh doanh gas (Shell gas Hải
Phòng), hệ thống thông tin (Vinashin Plus), phá dỡ tàu cũ (Visco).
Các đối tác trong nước là các công ty, Tập đoàn lớn như: Tổng Công ty
Hàng Hải Việt Nam- Vinalines, Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu khí-
PTSC, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí- PVtrans…
Bên cạnh đó, do đặc điểm của tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty
con nên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin còn có thực hiện hoạt
động đầu tư tài chính vào các Doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các công ty
con thông qua vốn, thương hiệu, công nghệ và thị trường. Hệ thống các công ty
con thuộc Tập đoàn gồm có:
- Các Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình
công ty mẹ- công ty con
- Các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắm giữ
100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
- Các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
- Các đơn vị sự nghiệp


1.1.2. Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh như vậy nên doanh thu của Tập đoàn
cũng được hạch toán phù hợp, bao gồm:
- Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường
Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải thu
phát sinh từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của Tập đoàn. Trong
đó:
• Doanh thu bán hàng có 2 loại chính:
+ Doanh thu từ các hợp đồng đóng tàu
Các hợp đồng đóng tàu được ký kết 03 (ba) bên gồm: Chủ tàu (người mua),
Công ty mẹ (người bán) và Công ty con đóng tàu (người đóng tàu), doanh thu của
Công ty mẹ là giá trị chi phí mà Công ty mẹ trực tiếp chi cho sản phẩm đóng tàu đó
và số tiền mà Công ty mẹ được hưởng theo tỷ lệ trên giá trị hợp đồng.
Sau khi ký hợp đồng bên đối tác sẽ ứng trước cho Tập đoàn một khoản tiền
để thực hiện công việc đóng tàu, và tuỳ theo tiến độ hoàn thành của công việc đóng
tàu Tập đoàn sẽ ghi nhận doanh thu tương ứng cho từng tiến độ.
+ Doanh thu từ việc cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu cho đơn vị đóng tàu
Tập đoàn sẽ đứng ra mua các vật tư, thiết bị cần thiết cho việc đóng tàu để
cung cấp cho các đơn vị đóng tàu và ghi nhận doanh thu như là một khoản bán
hàng.
• Doanh thu cung cấp dịch vụ
Do đặc điểm của các sản phẩm đóng tàu là có giá trị lớn và phải thực hiện
trong thời gian dài nên khi thực hiện các hợp đồng Tập đoàn cũng đồng thời phải
ký các hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh với các đối tác. Đây là việc Tập đoàn- với
thương hiệu của mình, đứng ra thay mặt cho các đơn vị đóng tàu thực hiện cam kết
bảo hiểm, bảo lãnh. Do đó đây được xem là một hoạt động cung cấp dịch vụ tại
Tập đoàn.
- Doanh thu tài chính:
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty mẹ bao gồm:
+ Các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụng tài

sản của Công ty mẹ;
+ Tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi
cho thuê tài chính;
+ Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ kể cả chênh lệch
tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo
tài chính thấp hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán và chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ
phải trả thu bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính cao hơn tỷ
giá ghi trên sổ kế toán;
+ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần;
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài Công ty mẹ (bao gồm
cả lợi nhuận sau thuế khi để lại trích các quỹ của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên; lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế
trích lập Quỹ đầu tư phát triển của Công ty thành viên hạch toán độc lập), trường
hợp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại các đơn vị này thì Công ty mẹ không
phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thu nhập khác: thu nhập khác của Tập đoàn bao gồm:
• Các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định;
• Thu tiền bảo hiểm bồi thường, các khoản nợ phải trả nay mất chủ, thu tiền phạt
khách hàng do vi phạm hợp đồng;
• Giá trị tài sản trí tuệ được bên nhận vốn góp chấp nhận được ghi là thu nhập khác
của Công ty;
• Các khoản thu khác.
1.2. Tổ chức quản lý doanh thu của Tập đoàn
1.2.1. Tổ chức bán hàng và ký kết hợp đồng
Tại Tập đoàn, Ban Kinh doanh- Đối ngoại có trách nhiệm tổ chức và thực
hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiếp thi, thương mại trong nước và quốc tế,
trong đó Phòng Bán hàng là bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác tìm
kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng và bán hàng. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng
Bán hàng được quy định cụ thể như sau:

1.2.1.1. Chức năng
- Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác kế hoạch SXKD của Tập đoàn và các đơn vị
thành viên.
- Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác xúc tiến bán hàng đối với các sản phẩm của
Tập đoàn và các đơn vị thành viên
- Tham mưu cho Lãnh đạo xây dựng đội ngũ Marketing chuyên ngành theo cơ cấu
ngành dọc trong toàn Tập đoàn. Phối hợp với các đơn vị thành viên lập kế hoạch
sản phẩm, kế hoạch xúc tiến bán hàng các loại tàu có lợi thế cạnh tranh.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối với các hợp đồng đóng tàu do Tập đoàn
và các đơn vị thành viên ký kết.
- Theo dõi công tác sản xuất, công tác triển khai hợp đồng đóng tàu tại các đơn vị
thành viên.
- Phối hợp các cơ quan liên quan như Chủ tàu, Thiết kế, Đăng kiểm, các nhà cung
cấp… trong quá trình thực hiện các hợp đồng đóng tàu.
- Tham mưu xây dựng, quản lý tốt công tác Dự án giá thành sản phẩm tại Tập đoàn
và các đơn vị thành viên.
- Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác triển khai sản xuất tại Tập đoàn và các đơn vị
thành viên.
- Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác hợp lý hoá sản xuất.
- Giúp Lãnh đạo Ban quản lý tốt công tác kỹ thuật- giá thành sản phẩm của Tập
đoàn và các đơn vị thành viên.
- Xây dựng và cập nhật thường xuyên Cơ sở dữ liệu Phương án- Dự toán của các
sản phẩm của Tập đoàn làm tài liệu cơ bản cho công tác bán hàng.
- Phối hợp với Ban KT-SX Tập đoàn xây dựng định mức vật tư, tiêu hao để áp dụng
cho công tác xây dựng giá thành sản phẩm và công tác định mức sản xuất tại các
đơn vị thành viên.
- Giúp Lãnh đạo Ban quản lý công tác ứng dụng tin học vào nhiệm vụ công tác bán
hàng trong Ban.
- Quản lý chương trình ISO liên quan đến mảng bán hàng của Ban.
- Giúp Lãnh đạo Ban theo dõi và quản lý công tác hành chính liên quan đến mảng

bán hàng của Ban.
1.2.1.2. Nhiệm vụ
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển để xây dựng kế hoạch SXKD của toàn Tập đoàn và
các đơn vị thành viên để xây dựng kế hoạch sản phẩm cho toàn ngành.
- Xây dựng kế hoạch Marketing- bán hàng của Tổng công ty cho mỗi giai đoạn kế
hoạch và chiến lược bán hàng cho từng loại sản phẩm cụ thể trong hàng quý,
hàng năm. Đề xuất các biện pháp nhằm tối ưu hoá công tác xúc tiến bán hàng.
- Kết hợp với các đơn vị thiết kế lập các hồ sơ kỹ thuật sản phẩm- giá thành phục vụ
việc chào hàng, đấu thầu và định hướng phát triển sản phẩm.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin (năng lực, công nghệ) về ngành CN tàu thuỷ
trên thế giới để phổ biến rộng rãi trong Tổng Công ty.
- Lập danh mục các Chủ tàu tiềm năng, các Nhà sản xuất, các nhà cung cấp, các nhà
thiết kế….
- Thực hiện kế hoạch Marketing- bán hàng: Lập hồ sơ chào hàng sản phẩm mẫu- sản
phẩm đặc trưng của Tập đoàn bao gồm cả hồ sơ dự thầu trong và ngoài nước.
- Lập hệ thống các nhà môi giới đóng- sửa tàu và đại lý bán hàng nhằm đảm bảo để
các hợp đồng; sản phẩm lớn tiêu biểu thi công tại các đơn vị là do Tập đoàn tiếp
thị.
- Cùng Công ty XNK Vinashin lập Danh mục các nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ có
uy tín, năng lực để phục vụ tốt kế hoạch cung ứng VTTB cho nhu cầu của toàn
Tập đoàn và phối hợp Phòng phát triển công nghiệp tham mưu Lãnh đạo về định
hướng chế tạo, lắp ráp; cung ứng trong nước các loại trang thiết bị thuỷ.
- Ký kết và tham mưu ký kết các Hợp đồng kinh tế khác theo sự phân công của Lãnh
đạo.
- Phối hợp với Nhà máy, Chủ tàu, Thiết kế, Đăng kiểm, các nhà cung cấp để theo
dõi công tác triển khai thực hiện các sản phẩm đóng mới sau khi ký hợp đồng, các

×