Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận môn tài chính tiền tệ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI MỘT QUAN ĐIỂM XUYÊN QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.1 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ
TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI DỊCH
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT
TRIỂN CON NGƯỜI: MỘT QUAN ĐIỂM
XUYÊN QUỐC GIA

Nhóm thực hiện: Nhóm 5, QTKD
đêm 4, khóa 23
TP. HCM, THÁNG 11/2013
DANH SÁCH NHÓM 5
STT HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC GHI CHÚ
1 Vương Đình Hiếu
+ Dịch phần 4
+ Chỉnh sửa sơ lược phần 8
Xem chi tiết
các phần
được đánh
dấu trong
bản tiếng
anh gửi kèm
theo hoặc
xem phụ lục
bản in.
2 Nguyễn Thị Mai Trinh
+ Dịch phần 5
+ Tổng hợp và chỉnh sửa toàn bài
3 Nguyễn Trung Kiên + Dịch phần 7
4 Nguyễn Thị Thu Thảo + Dịch phần 3
5 Võ Thị Ngọc Phương + Dịch phần 2


6 Nguyễn Quốc Khánh
+ Dịch phụ lục
+ Chỉnh sửa sơ lược phần 1,2
7 Lê Nguyễn Quỳnh Thoa + Dịch phần 9
8 Bùi Ngọc Dung + Dịch phần 1
9 Nguyễn Thị Thanh Trúc + Dịch phần 6
10 Đặng Thanh Hưởng + Dịch phần 8
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI: MỘT QUAN ĐIỂM
XUYÊN QUỐC GIA
Desi Peneva and Rati Ram
Khoa Kinh Tế, Trường ĐH Illinois State, Normal, Illinois, USA
Tóm tắt
Mục đich - Mục đích của bài nghiên cứu này là nghiên cứu mối quan hệ giữa “sự giới hạn”
về chính sách thương mại của 1 quốc gia và phúc lợi kinh tế - xã hội của quốc gia đó thể
hiện qua các chỉ số phát triển con người.
Thiết kế/ Phương Pháp/ Cách tiếp cận - Chỉ số hạn chế thương mại (TRI) mới được phát
triển gần đây được coi như là chính xác hơn so với hầu hết các chỉ số về chính sách thương
mại hay “chính sách hướng ngoại” đang hiện hành, chỉ số này liên quan tới tỷ lệ tử vong ở
trẻ sơ sinh, trẻ em, sản phụ, khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, tiếp cận với điều kiện vệ
sinh cơ bản, theo học phổ thông trung học, đều là những thước đo phổ biến và quan trọng
cho sự phát triển con người của một quốc gia và liên quan chặt chẽ với một vài mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ. Bên cạnh việc xem xét sự hiệp biến giữa TRI và 6 thước đo sự phát
triển của con người, chuyên đề này cũng nghiên cứu những kết quả ước lượng từ những mô
hình hồi quy cụ thể. Việc kiểm tra độ nhạy được tiến hành bằng cách xem xét những hiệp
biến và ước lượng hồi quy giữa một chỉ số thể hiện chính sách thương mại khác và các
nhóm quốc gia khác nhau.
Những phát hiện- Đa số các bằng chứng cho thấy rằng, trái hẳn với các quan điểm được
chia sẻ và phổ biến rộng rãi trước đây, thì không có dấu hiệu nào cho thấy chính sách
thương mại càng hạn chế có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể tới sự phát triển con người hay
phúc lợi về kinh tế-xã hội. Mọi mối liên hệ giữa chỉ số hạn chế thương mại và các chỉ số

phát triển con người gần bằng không. Gần như tất cả các hệ số hồi quy của chỉ số hạn chế
thương mại đều thiếu ý nghĩa thống kê tại tất cả các mức ý nghĩa, và thông qua 2 thước đo
là chính sách thương mại và các nhóm quốc gia khác nhau chúng ta có được mô hình đồng
nhất.
Những ý nghĩa về mặt xã hội – Bằng chứng cho thấy rằng chúng ta cẩn thận trọng trong
việc phổ biến rộng rãi quan điểm cho rằng chính sách hạn chế thương mại sẽ gây ảnh hưởng
xấu tới phúc lợi về kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đặc biệt, điều đó cũng chỉ ra rằng các
tổ chức quốc tế và chính phủ của các nước phát triển không nên áp đặt chính phủ của các
nước đang phát triển phải thực hiện những chính sách thương mại mang tính "hướng ngoại"
hơn mà hãy để chính họ tự lựa chọn sách thương mại mà phù hợp với đất nước của mình.
Những kết quả tính toán cũng củng cố quan điểm cho rằng các học giả cần đặc biệt quan
tâm tới việc lựa chọn những thước đo về chính sách thương mại cởi mở của 1 quốc gia để
nghiên cứu mối quan hệ gữa chính sách thương mại và phúc lợi kinh tế-xã hội.
Tính độc đáo / giá trị - Trong hàng loạt các tài liệu nghiên cứu về quan hệ giữa chính sách
thương mại và phúc lợi kinh tế, bài nghiên cứu này có lẽ là bài duy nhất kết nối 6 thước đo
quan trọng của phát triển con người với 1 chỉ số đươc coi là có khả năng nhất dùng để đo
lường sự hạn chế trong chính sách thương mại của 1 quốc gia. Do đó, nghiên cứu này, vốn
được dựa trên một mẫu thử xuyên quốc gia khá lớn, có thể có ý nghĩa với nghiên cứu khoa
học về đề tài này và chính sách liên quan.
Từ khóa: Chính sách thương mại, Định hướng hướng ngoại, Chỉ số giới hạn thương mại,
Phát triển nguồn nhân lực, Thương mại
Thể loại: Nghiên cứu khoa học
1. Giới thiệu:
Mối quan hệ giữa việc định hướng chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia
và phúc lợi về kinh tế - xã hội của quốc gia đó là chủ đề của rất nhiều thảo luận mang tính
học thuyết cũng như chính sách. Câu hỏi đề cập đến trong các cuộc tranh luận là liệu một
chính sách thương mại "cởi mở" hơn, "hướng ngoại" hơn, hay 1 chính sách thương mại ít
hạn chế hơn sẽ có tác động tích cực đối với phúc lợi về kinh tế - xã hội của 1 quốc gia hay
nói cách khác, liệu chính sách thương mại hạn chế hơn có gây hợp bất lợi với phúc lợi kinh
tế - xã hội của một đất nước hay không. Ngoài vô số những nghiên cứu đã được tiến hành,

các cuộc khảo của Edwards (1993), Rodriguez và Rodrik (2001), Winters (2004) và Hallaert
(2006) đã cho thấy sự nỗ lực lớn của giới khoa học trong việc lý giải vấn đề này. Rodriguez
và Rodrik (2001,trang 261) chỉ ra rằng trong lịch sử kinh tế, đã có một vài câu hỏi được
tranh luận gay gắt mà một trong những câu hỏi đó là liệu các quốc gia có ít rào cản thương
mại hơn sẽ đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn.
Mặc dù còn có vài quan điểm khác nhau trong kết luận nghiên cứu về chủ đề này,
quan điểm chiếm ưu thế cho rằng một chính sách thương mại ít bị hạn chế sẽ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và phúc lợi của một quốc gia. Rodriguez và Rodrik (2001) nhận thấy có một
quan điểm phổ biến trong các chính sách ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu đó là trong lịch sử
kinh tế cận đại cho thấy một quốc gia với chính sách thương mại ít hạn chế hơn thì sẽ có
hiệu quả kinh tế hơn và thịnh vượng hơn. Họ chỉ ra rằng quan điểm này cũng rất phổ biến
trong các ngành kinh tế. Dựa trên quan điểm đó, "điều kiện" và "những phương án điều
chỉnh cơ cấu" của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Ngân hàng Thế giới WB thường yêu cầu
hoặc bắt buộc các nước đang phát triển áp dụng chính sách thương mại "mở cửa".
Mặc dù quan điểm này là phổ biến và được nhiều người công nhận, tuy nhiên nó
cũng có một số nhược điểm đáng kể. Một vài nhược điểm đó đã được Rodriguez và Rodrik
(2001) và các học giả khác nghiên cứu. Một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng là hầu hết các
nghiên cứu về chủ đề này đã sử dụng các chỉ số đại diện cho “tính hướng ngoại” hoặc “mở
cửa” của chính sách thương mại một cách thiếu sót và có lẽ không phù hợp. Rodriguez và
Rodrik (2001, trang 265) cho rằng hầu hết các nghiên cứu kinh tế xuyên quốc gia vào cuối
những năm 1980 tập trung vào mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng chứ không phải
tập trung vào chính sách thương mại và tăng trưởng. Bên cạnh xuất khẩu, “việc mở cửa”,
được định nghĩa bằng tỷ lệ giữa tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu so với GDP, cũng đã
được sử dụng rộng rãi như là một chỉ số của chính sách thương mại, mặc dù trên thực tế
cách tính toán như vậy là không chính xác. Liên quan đến việc cải thiện một phần nào các
chỉ số được sử dụng trong một số nghiên cứu thực nghiệm vào cuối những năm 1980,
Rodriguez và Rodrik (2001, trang 265) nhận thấy rằng trong “nhiều trường hợp, các chỉ số
về độ mở cửa được các nhà nghiên cứu sử dụng đang có vấn đề”. Tương tự, Pritchett (1996,
trang 307) cũng thấy được sự thiếu tương quan giữa 6 thước đo tương đối phức tạp về chính
sách thương mại đã đặt ra những câu hỏi rõ ràng về độ tin cậy của những thước đo này

trong việc nắm bắt một số khía cạnh phổ biến của chính sách thương mại [1]. Thậm chí liên
quan đến các chỉ số gần đây, Coughlin (2010, trang 381) cho rằng, không giống như các chỉ
số hạn chế thương mại (TRIs), các thước đo hạn chế thương mại thông dụng “được mô tả là
không dự tính được, và do đó có nhiều sai sót”, và rằng chúng ta nên hoài nghi tính chính
xác của những nghiên cứu sử dụng các thước đo không chính xác này để nghiên cứu tác
động của chính sách thương mại đối với phúc lợi kinh tế.
Nghiên cứu này đóng góp cho đề tài này trên 3 khía cạnh. Đầu tiên, thước đo chính
về chính sách thương mại của chúng tôi là một chỉ số về mức độ hạn chế thương mại mới
được phát triển gần đây bởi Kee et al. (2009). Chỉ số này dùng để tính toán cho cả các hàng
rào thuế quan và phi thuế quan (NTBs) và tính toán cho mỗi quốc gia một con số tương
ứng, phản ảnh mức thuế thống nhất mà nếu áp dụng cho nhập khẩu thay thế cho các hệ
thống bảo hộ hiện hành, sẽ giúp giữ nguyên mức phúc lợi hiện thời của quốc gia đó. Vì vậy,
chỉ số này có vẻ vượt trội hơn so với các chỉ số khác đại diện chính sách thương mại đang
được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu. Thứ hai, thay vì tìm hiểu mối quan hệ giữa chính
sách thương mại với thu nhập hoặc tăng trưởng kinh tế, như đã được thực hiện trong hầu hết
các nghiên cứu về chủ đề này, chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ giữa các chính sách hạn chế
thương mại với 6 thước đo trực tiếp phúc lợi kinh tế - xã hội của một quốc gia [2]. Đó là tỷ
lệ tử vong trẻ sơ sinh, xác xuất tử vong ở trẻ em (dưới 5 tuổi), tỷ lệ tử vong người mẹ, mức
độ tiếp cận nước sạch, điều kiện vệ sinh cơ bản, và tỷ lệ theo học trường cấp 2. Đây là
những chỉ số trong các chỉ số quan trọng nhất về phát triển con người và mức độ phúc lợi
của kinh tế-xã hội và bao gồm một số mục tiêu của Tuyên bố thiên niên kỷ (MDGs). Thứ
ba, chúng tôi đưa ra sự so sánh trong trường hợp thước đo về chính sách thương mại cơ bản
được biểu thị bởi một chỉ số khác, chỉ số này được xác định dựa trên cùng một nguyên tắc
nhưng chỉ thể hiện cho các biện pháp thuế quan, do đó nó không đầy đủ và chưa thỏa đáng.
2. Mô hình, dữ liệu và các kết quả chính
Bên cạnh việc nghiên cứu về các hiệp biến cơ bản giữa chỉ số chính sách thương mại
và các chỉ số về phúc lợi, một mô hình hồi quy chi tiết như sau:
Trong đó H
ij
thể hiện chỉ số phát triển con người thứ j của quốc gia thứ i; TRI

i
là chỉ
số đại diện cho việc hạn chế của chính sách thương mại của quốc gia; RY là chỉ số thu
nhập bình quân trên đầu người; DC nhận giá trị 1 đối với quốc gia phát triển, ngược lại thì
nhận giá trị 0; các biến u là những sai số ngẫu nhiên, và n là số lượng các quốc gia.
Như đã đề cập trong phần trước, 6 chỉ số về phát triển con người là:
(1) Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh
(2) Xác xuất tử vong ở trẻ em (dưới 5 tuổi)
(3) Tỷ lệ tử vong người mẹ
(4) Mức độ tiếp cận nước sạch
(5) Mức độ tiếp cận diều kiện vệ sinh cơ bản
(6) Tỷ lệ theo học trường cấp 2
Như đã giải thích trong Phần 1, TRI của Kee et al. (2009) là chỉ số đại diện cơ bản
cho chính sách thương mại. Chỉ số này được xây dựng cho cả hàng rào thuế quan và phi
thuế quan, do đó chỉ số này tốt hơn tất cả những chỉ số đo lường chính sách thương mại
khác đã được sử dụng trước đây liên quan tới chủ đề này mà Yanikkaya (2003, trang 60-6)
đã liệt kê. Rodriguez và Rodrik (2001,trang 264, 311) đã giải thích rằng các thước đo lưu
chuyển thương mại ví dụ như tỷ lệ thương mại – GDP mà rất nhiều nghiên cứu sử dụng
không phải là những thước đo chính xác cho chính sách thương mại bởi vì những lưu
chuyển thương mại còn phụ thuộc vào vài yếu tố khác ngoài chính sách thương mại. Họ
cũng giải thích (2001, trang 287-91) rằng khoản chênh lệch của thị trường chợ đen về tỷ giá
hối đoái, thước đo được được sử dụng phổ biến, không phải là một thước đo chính xác cho
chính sách thương mại vì nó cũng là một chỉ số đại diện cho nhiều biến số khác không liên
quan đến chính sách thương mại. Liên quan đến các chỉ số định hướng thương mại, kể cả
chỉ số có ảnh hưởng lớn như Sachs-Warner, Yanikkaya (2003, trang 66) kết luận rằng
những chỉ số đó vẫn có những thiếu sót quan trọng trong việc đo lường chính sách thương
mại của một quốc gia. Đối với những thước đo chỉ dựa trên thuế quan, Manole và
Spatareanu (2001) lưu ý rằng chỉ thuế quan đơn thuần hay thuế quan tính theo bình quân gia
quyền thương mại sẽ không đủ cơ sở lý luận. Coughlin (2010, trang 385) cũng chỉ ra rằng tỉ
lệ thuế quan tính theo bình quân gia quyền thương mại là là 1 thước đo khiếm khuyết.

Những hàng rào phi thuế quan như quota, thuế chống bán phá giá hoặc những quy định về
kỹ thuật hoặc độ an toàn được đặt ra thậm chí còn có tác động lớn hơn nhiều. Kee el at.
(2009, trang 173) cũng đã nêu ra những thiếu sót khi chưa tính toán đầy đủ tác động của
hàng rào phi thuế quan trên các phương diện như tần số và độ bao phủ, chênh lệch giá cả
hoặc những biện pháp hạn chế số lượng. Như Coughlin (2010) cũng đã giải thích, TRIs xây
dựng bởi Kee el at.(2009) có những ưu điểm sau:
- bao gồm cả những hạn chế thuế quan và phi thuế quan trong chỉ số này
- tuân thủ một quy trình lý thuyết hợp lý, dựa trên phân tích cân bằng từng phần, tính
toán tổng hợp thuế nhập khẩu trên nhiều mặt hàng; và
- ước lượng được giá trị của những hàng rào phi thuế quan theo giá trị thuế quan thực
tế tương ứng của mỗi quốc gia.
Chính vì vậy, chỉ số này đã trả lời được những câu hỏi sau đây: nếu 1 quốc gia muốn
giữ nguyên phúc lợi của mình ở mức hiện tại thì quốc gia đó cần phải áp dụng một mức
thuế quan nhập khẩu chung là bao nhiêu thay vì việc áp dụng đồng thời cả thuế quan và các
biện pháp bảo hộ phi thuế quan khác như hiện nay. Do đó sẽ là hợp lý nếu cho rằng hệ số
TRI mà Kee el at. (2009) đã xây dựng là chính xác hơn tất cả các chỉ số khác đã từng được
sử dụng và nó đặc biệt phù hợp với những vấn đề trong bài nghiên cứu này [3].
Biến thu nhập phổ biến là GDP bình quân đầu người tính bằng đôla quốc tế lấy từ
bảng Penn World (PWT).
Thông tin về các biến liên quan đến phát triển con người được lấy từ các nguồn đạt
tiêu chuẩn. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi, mức độ tiếp cận nước sạch và điều kiện
vệ sinh cơ bản được lấy từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2010a). Tỷ lệ tử vong ở người mẹ
là từ WHO (2010b) và tỷ lệ theo học trung học là từ Ngân hàng Thế giới (2011). Tất cả đều
là trong năm 2008 hoặc những năm gần đó.
Thông tin chỉ số TRI được lấy từ Coughlin (2010, trang 390-1), và lấy từ Kee el at.
(2009, trang 192-4). Những chỉ số này dựa vào số liệu từ những năm 2000. GDP thực tế
bình quân đầu người năm 2001 từ bảng PTWW được trích từ Heston và el at. (2009). Do
đó, theo thời gian cả chính sách thương mại và các biến thu nhập được xác định có liên
quan đến các sự báo về phát triển con người.
Nên chú ý rằng, mặc dù mô hình này rất đơn giản, nhưng thể hiện được bản chất của

mối quan hệ, và chia sẻ tinh thần của thực nghiệm sơ bộ của Rodriguez và Rodrik (2001,
trang 263) và của Kee và các cộng sự (2009 trang 197). Ngoài chính sách thương mại, thu
nhập bình quân đầu người là một nhân tố quan trọng hiển nhiên của sự phát triển con người.
Biến giả DC được sử dụng để mô tả sự không đồng nhất về mặt cấu trúc có thể có ở mức độ
thấp giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Mặc dù phương trình (1) là phương trình tuyến tính, phiên bản logarit của nó cũng
được ước tính. Hơn nữa, ngoài việc ước lượng được mô hình đầy đủ của phương trình (1),
một phiên bản rút gọn không có tính thu nhập cũng được đưa ra. Các biến này cũng trở nên
hữu ích đối với việc dự đoán các mô hình thô.
Một vài nhận xét về việc giải thích hệ số thu nhập và TRI trong phương trình (1)
dường như hữu dụng. Trong phương pháp hồi quy không bao gồm thu nhập, hệ số TRI có
thể được hiểu như sự kết hợp "toàn bộ" hay "toàn diện" hệ số TRI với mỗi chỉ số phát triển
con người. Nó phản ánh cả tác động trực tiếp và vai trò gián tiếp phát sinh từ ảnh hưởng của
TRI đến các biến số khác, bao gồm cả thu nhập, điều đó có thể tác động đến phát triển con
người. Hệ số thu nhập nhập và TRI có thể thay thế cho nhau, hệ số TRI phản ánh những tác
động trực tiếp của chính sách thương mại mà không cần đề cập đến thu nhập. Nhiều cơ chế
như vậy đã được đề xuất trong các tài liệu. Ví dụ, Owen và Wu (2007) đã chỉ ra rằng sự
cộng khai thông tin có mối liên hệ với sự lan tỏa kiến thức về sức khỏe, trong mô hình tăng
lưu lượng thông tin về các phương pháp điều trị thích hợp cho những căn bệnh khác nhau,
các thói quen có lợi cho sức khỏe hay việc thiết kế và quản lí các chương trình y tế cộng
đồng. Việc công khai lợi ích y tế có thể được thực hiện thông qua việc tăng khả năng tiếp
cận với thuốc và vật tư y tế ở các nước đang phát triển.
Neumayer và de Soysa (2007 , pp.1531 -2 ) phát biểu rằng việc tăng cường mở cửa
(toàn cầu hóa) có mối liên hệ với các quyền lợi về kinh tế tốt hơn dành cho phụ nữ, giảm tỷ
lệ lao động trẻ em và bóc lột sức lao động ,và giảm thiểu việc vi phạm luật lao động.
Bussmann (2009) lưu ý rằng sự mở cửa nên kinh tế có thể làm tăng chi tiêu công và tăng chi
tiêu của chính phủ cho an ninh xã hội, giáo dục và y tế. Bà đưa ra giả thuyết rằng sự mở
cửa buộc các chính phủ phải chi tiêu nhiều hơn cho y tế và giáo dục cho lực lượng lao động
để duy trì năng lực cạnh tranh trong một thị trường toàn cầu. Bà cũng cho rằng sự mở cửa
nền kinh tế có thể làm tăng sự tham gia của lực lượng lao động nữ và thu nhập của họ, giúp

họ cải thiện sức khỏe, giáo dục và cũng trả giá bằng việc chậm trễ trong hôn nhân và sinh
đẻ. Bergh và Nilsson (2010) phát biểu quan điểm sự mở cửa có thể thay đổi phân phối thu
nhập trong nước điều này có thể tác động phát triển con người. Việc tăng cường việc mở
cửa có thể liên quan đến việc giảm chất lượng môi trường sống, căng thẳng hơn trong cuộc
sống, và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Do đó, dựa vào các chỉ số về hạn mức thu
nhập, hệ số TRI cho biết ảnh hưởng của việc kết hợp tất cả các cơ chế này hầu như đều
được công nhận có sự liên kết tích cực với việc phát triển con người.
Trong khi hệ số đại diện chính cho chính sách thương mại chúng tôi sử dụng là TRI ,
chúng tôi cũng sử dụng một chỉ số khác được viết trong Kee et al. (2009), với cùng phương
pháp tương nhưng chỉ dựa trên mức thuế . Chúng tôi gọi chỉ số chưa đầy đủ, hợp lý này là
TRITAR ,và thực hiện so sánh các mối tương quan, ước lượng hồi quy cho TRI và cho cả
TRITAR [4] . Những so sánh này về bản chất cũng khá lý thú và cũng có thể cung cấp thêm
dấu hiệu chỉ ra sự vững chắc của mô hình.
Bảng I trình bày các mô tả biến chính, các nguồn dữ liệu và số liệu thống kê cơ bản.
Số lượng quan sát bị hạn chế vì chỉ có 77 quốc gia có hệ số TRI. Kee et al. (2009 ) đã xem
Liên minh châu Âu (EU) như “một quốc gia”, điều này dẫn đến một sự cắt giảm số lượng
các quan sát . Phụ lục 1 liệt kê các nước và những nước được coi là phát triển đều được
đánh dấu.
Biến (Đơn Vị) Mô tả Nguồn
Mức ý
nghĩa
Độ lệch
chuẩn
n
TRI (0-1)
TRI dùngcho cả thuế quan và các biện pháp phi thuế,
bất nguồn từ những năm 2000 (Giá trị càng lớn chỉ ra
nhiều hạn chế trong chính sách thương mại)
Coughlin
(2010)

0.33 0.15 77
RY
GDP thực tế bình quân đầu người tính theo nghìn đôla
(RGDPCH),năm 2001
Heston et al.
(2009)
10.03 10.89 77
IMR Tỉ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi tính trên 1000 ca sống WHO (2010a) 30.07 27.94 76
UND5
Xác xuất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tính trên 1.000 ca
sống
WHO (2010a) 43.43 48.38 76
MMR
Tỉ lệ tử vong ở bà mẹ trên 10.000 ca sinh sống vì lý do
liên quan đến sinh đẻ trong quá trình mang thai và sinh
con
WHO (2010b) 174.51 225.94 76
WAT (%) Phần trăm dân số tiếp cận với nước sạch WHO (2010a) 86.39 16.16 71
SAN (%)
Phần trăm dân số được tiếp cận với điều kiện vệ sinh
cơ bản
WHO (2010a) 71.12 28.18 69
SEC (%) Phần trăm dân số học PTTH đúng độ tuổi
The World
Bank (2011)
75.76 27.48 68
TRITAR (0-1) TRI sử dụng riêng cho hệ thống thuế , bắt đầu từ Kee et al. 0.16 0.09 77
những năm 2000(Giá trị càng lớn chỉ ra nhiều hạn chế
trong chính sách thương mại)
(2009)

WBTARIFF(%)
Thuế quan trung bình có trọng số trên tất cả các sản
phẩm, từ năm 2002-2003
The World
Bank (2006)
7.77 5.68 75
BảngI. Mô tả biến và thống kê mẫu
Lưu ý:Các mức ý nghĩa và độ lệch chuẩn trong bảng báo cáo là số giản đơn (không
có trọng số) được tính bởi SAS
Bảng II cho thấy mối tương quan của hệ số TRI với mỗi chỉ số trong sáu chỉ số phát
triển con người và với thu nhập bình quân đầu người. TRITAR cũng có mối tương quan
tương tự. Năm điểm chính cũng được đưa ra trong bảng. Thứ nhất, tương quan của TRI với
mỗi chỉ số là gần bằng không, và không có dấu hiệu cho thấy một chính sách thương mại
thắt chặt hơn (giá trị TRI lớn hơn) làm giảm phúc lợi kinh tế, xã hội. Thứ hai, mặc dù chưa
đầy đủ và chưa hợp lý , thậm chí TRITAR hầu như không có mối tương quan với mỗi chỉ số
[5] . Thứ ba, xem xét các dấu hiệu của các mối tương quan, TRI có sự liên kết với tỷ lệ tử
vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Chính sách thương mại càng thắt chặt ( giá trị TRI càng lớn )
làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em. Thứ tư, TRITAR cũng cho thấy mối liên hệ với
tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Thứ năm, TRI hầu như không có một mối tương quan
với biến thu nhập bình quân, trong khi TRITAR có mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Các
mối tương quan này, đặc biệt là đối với TRITAR, đi ngược lại với quan điểm phổ biến cho
rằng một chính sách thương mại thắt chặt làm giảm thu nhập và tăng trưởng.
TRI TRITAR
IMR -0.005 -0.009
UND5 -0.011 -0.007
MMR 0.076 0.009
WAT -0.006 -0.031
SAN -0.026 -0.060
SEC -0.048 -0.006
RY -0.003 0.231

*
BảngII. Mối liên hệ của hệ số TRI với các chỉ số phát triển con người
Lưu ý:*Ý nghĩa thống kê của giá trị p ở mức 5% được tính bởi SAS, hãy xem bảng I
để biết định nghĩa các biến
Bảng III bao gồm các kết quả hồi quy chính. Nó cho thấy ước tính của phương trình
(1) khi các biến được nhập vào và phiên bản logarit (trừ DC). Trong mỗi trường hợp, ước
tính toàn bộ mô hình được hiển thị cùng với các phiên bản rút gọn, bỏ qua số liệu thu nhập.
Số liệu thống kê hiển thị trong bảng được dựa vào phương sai thay đổi và sai số chuẩn.
Bảng này chỉ ra một số điểm.
Thứ nhất, khía cạnh nổi bật nhất của ước tính là có rất ít dấu hiệu cho thấy một chính
sách thương mại càng thắt chặt (giá tri TRI lớn hơn) có mối liên hệ bất lợi đến các chỉ số
phát triển con người . Không một hệ số nào có trong 24 hệ số của TRI (hoặc logarit của nó)
có nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, và chỉ có một hệ số có nghĩa ở mức 10%. Xem xét các dấu hiệu
của các hệ số TRI, mười ước tính cho thấy một sự liên kết tích cực giữa hệ số TRI với các
chỉ số phát triển con người.
Thứ hai, sự nhất quán đáng kể giữa các ước tính từ các phiên bản tuyến tính và
logarit , và do đó cũng là sự gắn kết giữa mô hình đầy đủ với mô hình rút gọn. Chúng đưa ra
dấu hiệu chắc chắn rằng một mô hình chính với một hệ số TRI lớn không phải là sự liên kết
bất lợi đối với phát triển con người.
Thứ ba, các biến thu nhập thể hiện ý nghĩa thống kê cao và có dấu hiệu kì vọng
trong mọi trường hợp. Xét sự phù hợp của hàm hồi quy, thu nhập được coi như là tác động
chính và quan trọng nhất đến việc phát triển con người.
Phần A-hồi quy tuyến tính [H= a + b(TRI) + c (RY) + d (DC) + u]
Chỉ số phát triển C
Hệ số
R
2
n
TRI RY DC
Tỉ lệ tử vong dưới 1 tuổi (IMR)

Có tính RY
45.492
*
6.184 - 1.964 20.590 0.36 76
(4.96) (0.32) (- 3.34) (1.32)
Không tính RY
34.298
*
23.517 -29.062 0.10 76
(3.77) (- 0.15) (- 8.32)
Xác xuất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi (UND5)
Có tính RY
68.746
*
8.277 - 3.201
*
37.691 0.31 76
(4.18) (0.23) (- 3.10) (1.40)
Không tính RY
50.500
*
- 7.536 -43.245
*
0.08 76
(3.16) (- 0.17) (- 7.14)
Tỉ lệ tử vong ở mẹ (MMR)
Có tính RY 245.021
*
176.247 -15.002
*

198.328 0.30 76
(3.30) (0.89) (- 3.17) (1.60)
Không tính RY
159.504
*
102.135 -181.003
*
0.07 76
(15.17) (0.45) (-6.50)
Phần trăm dân số tiếp cận nước sạch (WAT)
Có tính RY
72.611
*
4.294 1.650
*
-27.783
*
0.39 71
(13.24) (0.38) (4.39) (- 2.74)
Không tính RY
84.502
*
0.542 15.202
*
0.09 71
(15.17) (0.04) (7.26)
Phần trăm dân số tiếp cận với điều kiện vệ sinh cơ bản(SAN)
Có tính RY
42.140
*

7.666 3.788
*
-73.554
*
0.53 69
(5.44) (0.45) (8.44) (- 6.16)
Không tính RY
68.918
*
-3.214 32.102
*
0.12 69
(8.01) (- 0.14) (9.03)
Phần trăm đi học PTTH đúng tuổi (SEC)
Có tính RY
63.187
*
-12.653 1.621
*
- 0.429 0.42 68
(7.52) (- 0.64) (3.45) ( - 0.03)
Không tính RY
74.852
*
- 9.667 39.887
*
0.20 68
(8.61) (- 0.40) (5.51)
Part B – hồi quy logarit [LH = a + b (LTRI) + c (LRY) + d (DC) + u]
Chỉ số phát triển C

Hệ số
R
2
n
LTRI LRY DC
Tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi (LIMR)
Có tính RY
10.200
*
0.208 - 0.806
*
- 0.228 0.76 76
(16.73) (1.65) (-12.01) (-1.04)
Không tính RY
3.198
*
0.073 -1.755
*
0.27 76
(10.60) (0.28 (-10.11)
Xác xuất tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi (LUND5)
Tính với RY
11.254
*
0.173 -0.906
*
-0.119 0.77 76
(17.32) (1.28) (-12.60) (-0.53)
Không tính RY
3.383

*
0.020 -1.836
*
0.25 76
(10.00) (0.07) (-10.22)
Tỉ lệ tử vong ở bà mẹ (LMMR)
Có tính RY
14.544
*
0.302
**
-1.143
*
-0.060 0.75 76
(20.28) (1.73) (-14.64) (-0.21)
Không tính RY
4.614
*
0.110 -2.226
*
0.23 76
(11.13) 0.32 (-9.42)
Phần trăm dân số tiếp cận nước sạch (LWAT)
Có tính RY
2.837
*
0.022 0.191
*
-0.189
*

0.61 71
(13.38) (0.67) 7.55 (-4.41)
Không tính RY
4.457
*
0.034 0.189
*
0.07 71
(57.42) (0.53) (6.38)
Phần trăm dân số tiếp cận với điều kiện vệ sinh cơ bản(LSAN)
Có tính RY
0.053 0.032 0.487
*
-0.482
*
0.59 69
(0.10) (0.34) (7.49) (-4.44)
Không tính RY
4.134
*
0.048 0.521
*
0.07 69
(22.40) (0.31) (6.90)
Phần trăm đi học PTTH đúng độ
tuổi (LSEC)
Có tính RY 0.948
*
-0.002 0.380
*

-0.191
*
0.72 68
(2.73) (-0.03) (9.64) (-1.90)
Không tính RY 4.216
*
0.026 0.517* 0.12 68
(24.40) (0.19) (6.36)
Bảng III. Thắt chặt chính sách thương mại (hệ số TRI) và phát triển con người: hồi
quy ở các mức độ và tính logarit các biến
Ghi chú:* Ý nghĩa thống kê ở mức 5% và ** ý nghĩa ở mức 10%;các biến đã được
mô tả trong Bảng I; chữ cái "L" trước một biến thể hiện logarit tự nhiên của nó; các giá trị
trong dấu ngoặc đơn là thống kê theo phân phối t dựa trên phương sai thay đổi và độ lệch
chuẩn của nó
Thứ tư, biến giả DC được nhận giá trị cao trong hầu hết các trường hợp, điều này kết
hợp với kết luận thứ 3 giúp hoàn thiện các thông số cho hệ số TRI và thu nhập.
Thứ năm, một so sánh giữa các ước lượng các của hệ số TRI có giới hạn thu nhập và
ước lượng TRI không có giới hạn thu nhập đáng để chú ý. Quan điểm phổ biến cho rằng
một chính sách thương mại càng thắt chặt sẽ làm giảm thu nhập , việc này có liên hệ chặt
chẽ đến việc phát triển con người. Theo lập luận đó, việc thiếu sót biến thu nhập được dự
đoán có thể sẽ dẫn đến sự phủ nhận mối liên hệ giữa hệ số TRI với việc phát triển con người
[6]. Tuy nhiên, các ước lượng cho thấy điều ngược lại. Trong hầu hết các trường hợp, khi bỏ
qua thu nhập, hệ số TRI vẫn thể hiện một mối liên hệ có lợi hơn (hoặc ít bất lợi hơn) đối với
việc phát triển con người [7].
Dường như khả thi trong việc bổ sung thêm vào bảng III sự so sánh giữa ước tính
phương trình 1 bằng việc luân phiên thay đổi hệ số TRI và TRITAR như những hệ số thể
hiện việc thắt chặt chính sách thương mại. Phụ lục 2 thể hiện sự so sánh chỉ ra được hệ số
tương quan giữa hệ số TRI (có tính RY) và hệ số TRITAR (cũng tính RY) từ việc luân
phiên thay đổi các điều kiện. Các ước tính này dựa trên dữ liệu thu thập được từ 60 quốc gia
mà thông tin về tất cả các biến đều có sẵn, dữ liệu này được thể hiện bằng phương trình (1)

dưới cả hai dạng phương trình tuyến tính và phương trình logarit. Các ước lượng này có thể
có ích trong một số trường hợp. Ví dụ, hệ số TRI trong Phụ lục 2 đưa ra thêm nhiều dấu
hiệu để củng cố mô hình được đưa ra ở bảng III , xuất phát từ sự khác nhau giữa các nhóm
quốc gia. Ngoài ra, hệ số của TRITAR có thể chỉ ra việc sử dụng một chỉ số đại diện cho
chính sách thương mại không hợp lí có thể gây ảnh hưởng đến kết quả như thế nào.
Từ phụ lục 2 đề xuất 3 điểm sau. Thứ nhất, không một hế số nào trong 24 hệ số của
TRI được tính cho mẫu từ 60 quốc gia cho thấy mức ý nghĩa tại bất kì độ nhạy nào, và tổng
thể các ước lượng này chỉ ra rằng chính sách thương mại càng thắt chặt thì lại cũng không
gây ra bất lợi đáng kể nào đến phúc lợi kinh tế - xã hội. Ngoài ra, xem xét dấu hiệu trên các
hệ số TRI, quan sát chỉ ra rằng 11 trong số 24 trường hợp có hệ số TRI cao (tức là chính
sách thương mại được thắt chặt hơn) có mối liên hệ thuận chiều với sự phát triển con người.
Thứ hai, ngay cả hệ số TRITAR cũng không có phủ nhận mối liên hệ với việc phát triển con
người trong mỗi 24 trường hợp. Thứ ba, tuy nhiên nhìn vào những biểu hiện của các hệ số
thì 23 hệ số TRITAR trong tổng 24 hệ số có mối liên hệ nghịch chiều với phát triển của con
người, trong khi chỉ có 13 hệ số TRI có mối liên hệ nghịch chiều đến việc phát triển con
người. Do đó, trong so sánh đơn giản và bị giới hạn này, điều duy nhất có thể nhận thấy là
một hệ số TRITAR không phù hợp có xu hướng biểu lộ mối liên hệ nghịch chiều với phát
triển con người và phúc lợi kinh tế- xã hội thường xuyên hơn (mặc dù không đáng kể) hơn
là khi nó được thể hiện bởi hệ số TRI cao cấp. Do đó có thể gia định rằng ,ngoài những giải
thích hợp lý đó, một lí do khác cho quan điểm phổ biến này và những bằng chứng ám chỉ
mối liên hệ nghịch biến giữa việc thắt chặt chính sách thương mại với thu nhập và sự phát
triển (và phát triển con người) có thể là việc sử dụng những biến đại diện không hoàn thiện
cho từng cấp độ hạn chế của chính sách thương mại.
3. Một thảo luận nhỏ
Phần lớn kết quả tính toán được trình bày trong Bảng III (và phụ lục II) là bằng
chứng cho việc không ủng hộ quan điểm phổ biến cho rằng một chính sách thương mại càng
thắt chặt có mối liên hệ nghịch biến với thu nhập hoặc phúc lợi xã hội của đất nước đó.
Bằng chứng này dựa trên các phương pháp được xem là có thể đo lường tốt nhất sự hạn chế
về thương mại. Nhiều độc giả có thể sẽ ngạc nhiên khi biết điều này. Tuy nhiên, bất chấp
quan điểm đang được chấp nhận và phổ biến rộng rãi này, một số nhà nghiên cứu bày tỏ

thái độ hoài nghi về tính logic trong kinh tế và các bằng chứng theo quan điểm đó. Ví dụ,
theo một chú giải gần đây, Rodriguez and Rodrik (2001) trình bày rõ khuyết điểm chủ yếu
của một vài nghiên cứu có sức ảnh hưởng lớn, các nghiên cứu này cung cấp những bằng
chứng ủng hộ luận điểm nổi trội. Pritchett (1996) nghiên cứu một vấn đề quan trọng trong
việc sử dụng 6 thước đo phổ biến của xu hướng hướng ngoại. Coughlin (2010) quan sát
thấy rằng những thước đo thông thường của chính sách thương mại dường như chưa chuẩn
xác/hoàn thiện, và cần cẩn trọng khi xem xét các nghiên cứu sử dụng các thước đo này. Cụ
thể hơn, Yanikkaya (2003) cho rằng trái với quan điểm thông thường cho rằng các ảnh
hưởng của rào cản thương mại ngày càng nhiều, các tính toán của ông chỉ ra rằng việc hạn
chế thương mại có mối liên hệ thuận chiều với sự phát triển, đặc biệt ở các nước đang phát
triển. Winters (2004, pp.F4,F7-F8) chỉ ra những khó khăn nghiêm trọng về phương pháp
luận trong việc đánh giá liên hệ giữa vấn đề mở cửa và tăng trưởng. Ông phát biểu rằng “
các vấn đề về phương pháp luận ngăn cản chúng tôi thực hiện một nghiên cứu hoàn chỉnh”
về mối liên hệ tích cực giữa mở cửa và tăng trưởng. Ông cũng chỉ ra rằng các nghiên cứu
thực nghiệm về mối liên hệ giữa thương mại và tăng trưởng hiếm khi sử dụng các hệ số đại
diện cho chính sách thương mại (tự do). Theo hướng gián tiếp, kết luận của Schularick và
Somomou (2011, trang 34) về việc thiếu liên kết tích cực hoặc tiêu cực giữa mức thuế cao
và tăng trưởng kinh kế trong thời đại toàn cầu hóa giống với kết quả phân tích đơn giản của
chúng tôi về mối liên hệ giữa việc thắt chặt thương mại và phúc lợi kinh tế trong thời gian
gần đây. Ram và Peneva (2011) cũng đã đưa ra những bằng chứng về việc thiếu mối liên
kết ý nghĩa giữa chính sách thương mại thắt chặt với nghèo đói, tương ứng với những gì mà
Bảng III (và phụ lục 2) đã thể hiện. Do đó, dù xuất phát từ những quan điểm phổ biến đó,
những tính toán của chúng tôi đưa ra cái nhìn phù hợp với mỗi mức độ hiểu biết về đề tài,
và đưa ra sự minh họa ấn tượng về thái độ hoài nghi các mô hình nghiên cứu thực nghiệm
tại các lĩnh vực mà Rodriguez, Rodirk (2001) và Coughlin (2010) đã thực hiện.
Trong bối cảnh việc sử dụng các thước đo chính xác đối với sự hạn chế về chính sách
thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong các nghiên cứu về mối liên hệ giữa chính sách
thương mại và phúc lợi kinh tế bị hạn chế như các nhà nghiên cứu Pritchett (1996),
Rodriguez và Rodrik (2001), Coughlin (2010) và các học giả khác đã nhấn mạnh. Ram và
Peneva (2011) đã chỉ ra rằng mối liên hệ giữa hệ số TRI và một vài chỉ số thông dụng thể

hiện “mở cửa” thương mại thì khá mờ nhạt. Chúng tôi có một đóng góp bổ sung nho nhỏ
theo hướng xem xét mối liên hệ giữa hệ số TRI, hệ số TRITAR, và một thước đo về rào cản
thương mại được tham khảo từ Ngân hàng thế giới (2006, trang 336-8). Hệ số đó là “ thuế
bình quân gia quyền” (%) cho tất cả các mặt hàng và được thu thập từ những năm 2002-
2004, gần những năm ( đầu những năm 2000) xuất hiện hệ số TRI và TRITAR. Bảng 4 chỉ
ra sự tương quan đó. Từ bảng 4, có thể thấy một trong những điểm đáng chú ý là giữa hệ số
TRI (áp dụng cho cả hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan) với hệ số TRITAR,
(cũng với cùng phương pháp, nhưng chỉ phản ánh biện pháp thuế quan), có mối tương
quan vừa phải (có giá trị 0.58). Điều này làm rõ mối nguy hiểm khi sử dụng những thước
đo chính sách thương mại được xây dựng tốt chỉ dựa vào thuế quan, và giống với
Coughlin’s (2010, trang 392) cảnh báo rằng chỉ tập trung chủ yếu vào thuế quan sẽ nảy sinh
cái nhìn sai lệch về hạn chế thương mại ở nhiều quốc gia. Bảng này cũng thể hiện chỉ số
WBRARIFF có mối tương quan yếu với hệ số TRI, chỉ đạt giá trị 0.41, phản ánh sự chưa
hoàn thiện của hạn chế chính sách thương mại, bên cạnh những khiếm khuyết có thể xảy ra.
Có lẽ quan trọng hơn, hệ số WBTARIFF chỉ đạt giá trị 0.38 khi kết hợp với TRITAR mặc
dù cả hai chỉ áp dụng cho biện pháp thuế quan. Một mối liên hệ ở mức độ thấp như vậy có
thể dẫn đến những thiếu sót nghiêm trọng trong thang đo của Ngân hàng thế giới như là một
chỉ số dự báo hợp lý cho rào cản thuế quan trong những nghiên cứu về mối liên kết giữa
chính sách thương mại và phúc lợi kinh tế [8].
Mặc dù chúng tôi mô tả mối quan hệ giữa hệ số TRI (và TRITAR) với các chỉ số
phát triển con người có mối liên kết, nó lại gần như thể hiện mối quan hệ nhân quả. Có thể
được nhắc lại rằng dữ liệu về thu nhập được lấy ở năm 2001 và hệ số TRI được thu thập ở
những năm trước năm 2000, trong khi đó những dữ liệu để đo lường về việc phát triển con
người hầu như lấy ở năm 2008. Chính vì vậy, cả thu nhập và chỉ số chính sách thương mại
được thu thập trước có mối quan hệ có thời hạn và ước tính tới phát triển con người. Ngoài
ra, bất kì “phản hồi” từ phát triển con người đến chính sách thương mại xuất hiện không
giống nhau, và các ước tính cho thấy mối liên hệ này rất gần với mối quan hệ nhân quả.
Tuy nhiên, phương pháp mặt cắt ngang của chúng tôi chỉ cho phép thăm dò hạn chế các tác
động nhân quả của TRI đến phát triển con người. Khi dữ liệu bảng trở nên có sẵn, chúng ta
có thể thực hiện một nghiên cứu các mô hình nhân quả đầy đủ hơn[9].

Có ý kiến về khả năng có thể bỏ qua các biến trong các mô hình hồi quy tiêu dùng
tiết kiệm. Tuy nhiên, sự phù hợp của hàm hồi quy trong mô hình tuyến tính là có mức độ,
Bảng III cho thấy hệ số hồi quy R
2
cho các phiên bản logarit có giá trị tương đối lớn, điều
này có liên quan với tính đa dạng của các dữ liệu xét trên phạm vi xuyên quốc gia. Mặc dù
mô hình này không bao gồm tất cả các yếu tố quyết định đến phát triển con người, nhưng
có các điều kiện ngặt nghèo áp dụng cho các biến cơ bản và nó có tính giải thích tốt.
Cuối cùng, mặc dù mô hình và các ước tính có thể đại diện cho tính hợp lý và đáng
tin cậy của một mô hình, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế phổ biến. Ví dụ, ngoài các
phương pháp đơn giản, nên thận trọng trong việc giải thích những ước tính xuyên quốc gia
liên quan đến một giai đoạn cụ thể và trong một nhóm các quốc gia và từ đó xây dựng vị thế
của một quốc gia "điển hình". Cần mở rộng phạm vi để nghiên cứu thêm về chủ đề quan
trọng này. Như đã lưu ý, tính sẵn có của dữ liệu bảng sẽ cho giúp ích cho một nghiên cứu
đầy đủ hơn về tác động nhân quả của TRI đến vấn đề phát con người. Ngoài ra, nó còn có
thể giúp ích để nghiên cứu biến thể giữa các nhóm quốc gia khác nhau và các khoảng thời
gian khác nhau. Hơn nữa, cũng có thể xem xét các cho thông số của mô hình khác và các
chỉ số kinh tế xã hội.
Bảng IV. Mối tương quan giữa TRI, TRITAR và mức trung bình trọng số của
thuế quan của Ngân Hàng thế giới ( WBTARIFF)
4. Nhận xét và kết luận
Nghiên cứu này là tiền đề của các đề xuất, mặc dù tính chất chấp nhận rộng rãi của
nó, trong mối quan hệ nghịch biến giữa chính sách hạn chế thương mại của một quốc gia
với phúc lợi kinh tế còn có một số điểm yếu nghiêm trọng. Một vấn đề lớn với gần như tất
cả các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này là việc sử dụng chỉ số hạn chế chính sách
thương mại của các quốc gia. Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi lưu ý là gần đây có một
số lượng khá lớn các quốc gia có một chỉ số hạn chế thương mại tốt, nó đã được để cập bởi
Kee và các cộng sự (2009) dựa trên cả trường hợp thuế quan và phi thuế quan. Chỉ số này
có lẽ là biện pháp tốt nhất hiện có, và dường như tốt hơn bất kỳ chỉ số nào khác được sử
dụng trong các tài liệu lớn về chủ đề này. Therelationship của Kee và các cộng sự (2009)

cho rằng chỉ số (TRI) với sáu chỉ số quan trọng nhất về phát triển nhân lực là nghiên cứu
thông qua mối tương quan và các mô hình hồi quy tiêu dùng tiết kiệm. Với sự chắc chắn
trong kiểm tra và kỹ lưỡng khi xem xét các kết quả, chúng ta có thể so sánh mô hình được
chỉ ra bởi TRI dựa trên nghiên cứu của Kee và các cộng sự (2009) về chỉ số (TRITAR ) suy
ra từ trường hợp chỉ có thuế. Như một phần phụ thêm, nó đã bàn về việc đo lường hàng rào
thuế quan trong mối tương quan giữa các thành phần TRI, TRITAR và Ngân hàng Thế giới
(2006). Có 5 điểm chính nổi lên từ nghiên cứu này. Đầu tiên, không có dấu hiệu đáng kể
nào về mối quan hệ nghịch biến giữa các hạn chế chính sách thương mại của một quốc gia
với bất kỳ chỉ số nào trong sáu chỉ số phát triển nhân lực. Không hề có chỉ số nào trong số
84 mối tương quan và hồi quy đưa ra có ý nghĩa trong mối quan hệ nghịch biến xét tại mức
ý nghĩa thông thường là 5%, và chỉ có một hệ số hồi quy (vừa đủ) có ý nghĩa xét ở mức 10
%. Điều đó cho thấy bằng chứng này không chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa chính sách hạn
chế thương mại và phúc lợi kinh tế. Thứ hai, so sánh các mô hình TRI và TRITAR, cần lưu
ý rằng TRITAR chỉ dựa trên tình trạng có thuế, do đó kém hơn so với TRI, chỉ ra rằng mối
quan hệ nghịch biến (không đáng kể) giữa chính sách hạn chế thương mại và phát triển nhân
lực trong nhiều trường hợp có TRI lớn hơn. Do đó, chúng tôi đưa ra phỏng đoán rằng lý do
cho sự khác nhau giữa ước tính của chúng tôi và ở đây chính là cơ sở để nghiên cứu hoàn
thiện việc sử dụng chỉ số hạn chế thương mại. Trên tinh thần đó, chúng tôi lưu ý về mộí
tương quan trong phép đo lường của Ngân hàng thế giới (2006) về hàng rào thuế quan
không chỉ với TRI, mà còn với TRITAR, việc này còn được đề cập trong những quan sát
của Rodriguez và Rodrik (2001) và Coughlin (2010) ,và việc sử dụng chỉ số hạn chế thương
mại là một sai lầm. Thứ ba, ước tính của chúng tôi cần có nhiều thận trọng hơn, khi cần phải
giải thích rất nhiều những tuyên bố các tài liệu đã bàn về mối quan hệ nghịch biến giữa
chính sách hạn chế và phúc lợi kinh tế. Thứ tư, ước tính cũng có ý nghĩa là các tổ chức quốc
tế có thể không ép buộc các nước đang phát triển áp dụng chính sách thương mại ngày càng
" hướng ngoại ", nhưng cho họ lựa chọn các chính sách thương mại thích hợp cho mỗi quốc
gia. Tương tự như vậy, chúng tôi kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và các học giả ở
các nước đang phát triển và các nước khác không chấp nhận việc phê phán quan điểm rằng
chính sách hạn chế thương mại có ảnh hưởng bất lợi đến phúc lợi kinh tế - xã hội, nhưng
phải có những quyết định thận trọng trọng chính sách thương mại để đạt được mức tối ưu

cho mỗi quốc gia. Cuối cùng, nghiên cứu của chúng tôi củng cố thêm quan điểm bản lề của
Rodriguez và Rodrik(2001), Coughlin(2010) và các học giả khác trong việc thực sự quan
tâm và lựa chọn các chỉ số chính sách thương mai cho công tác nghiên cứu mối liên hệ giữa
chính sách hạn chế thương mại và phúc lợi kinh tế.
Ghi chú
1. Pritchett (1996) xem xét các thước đo bao gồm tần số NTB, mức thuế trung bình,
cường độ điều chỉnh cấu trúc thương mại, chỉ số biến dạng giá và chỉ số biến dạng thương
mại của Leamer. Một số nhà nghiên cứu đã coi “toàn cầu hóa” cũng giống như một chỉ số
của “tự do hóa” hay mở cửa thương mại, thậm chí còn không hợp lý bằng việc sử dụng các
thước đo do Pritchett đề ra.
2. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Ram và Peneva (2011) đưa ra 1ngoại lệ so với
các nghiên cứu phổ biến các quan hệ giữa chính sách thương mại với thu nhập hoặc tăng
trưởng và ngoại lệ này cũng có quan hệ với các chỉ số về nghèo đói trong nghiên cứu của
Kee et al.(2009) Nghiên cứu đang được thực hiện là sự mở rộng phạm vi thông qua 6 thước
đo quan trọng về phát triển con người.
3. Coughlin (2010) đã chỉ rõ những khuyết điểm của các thước đo về việc hạn chế
thương mại thường được sử dụng và giải thích các phương pháp nền móng dùng để xây
dựng các chỉ số Kee et al. (2009) . Cùng với Kee et al.(2009, pp.179-80,196-7), ông cũng
diễn giải bản chất tự nhiên của 2 chỉ số khác (OTRI và MA-OTRI). OTRI dựa trên sự tác
động của chính sách thương mại của mỗi quốc gia đến tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc
gia đó, và nói rõ nếu áp đặt biểu thuế thống nhất vào hàng nhập khẩu của quốc gia đó thay
vì duy trì các hệ thống bảo hộ thì tổng kim nghạch nhập khẩu cũng không thay đổi. Hệ số
MA-OTRI dựa trên tác động của chính sách thương mại của các quốc gia khác đến xuất
khẩu của một quốc gia và biến đổi các hệ thống bảo hộ hiện hành cho tất cả các đối tác
thương mại của quốc gia sang một mức thuế đồng nhất cũng không tổng kim ngạch xuất
khẩu thay đổi. Coughlin (2010) ghi nhận một lượng lớn nghiên cứu mà chỉ số Kee et al. là
căn cứ giải thích cho việc hệ số OTRI và MA-OTRI rất hữu ích cho việc nghiên cứu những
lưu chuyển thương mại và đàm phán thương mại, TRI cũng thích hợp cho việc nghiên cứu
mối liên hệ giữa chính sách thương mại và phúc lợi kinh tế-xã hội.
4. Kee et al.(2009, trang 197) và Coughlin (2010) chỉ ra các biện pháp phi thuế quan

chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số các biện pháp hạn chế thương mại và mô tả tỉ lệ sử dụng
các biện pháp thuế quan so với các biện pháp phi thuế quan trên diện rộng các quốc gia,
thay đổi từ 0 (ở Hồng Kông) đến 1 (ở Gaon). Coughlin (2010) thường cảnh báo rằng việc
chỉ chú trọng vào các hàng rào thuế quan sẽ dấn đễn việc nhìn nhận sai lệch chính sách
thương mại của nhiều nước ngay cả khi các chỉ số hạn chế thương mại có liên quan đến thuế
được xây dựng đúng.
5. Như đã được giải thích trong mục ghi chú số 3, việc sử dụng OTRI là thích hợp hơn
để việc xem xét các lưu chuyển thương mại trong khi hệ số TRI là thước đo thích hợp cho
mối liên hệ giữa chính sách thương mại và phúc lợi kinh tế. Tuy nhiên, TRI và TRITAR có
giá trị tương quan lớn đạt 0.91, và mô hình mở rộng là mối tương quan giữa OTRI và thước
đo cho phát triển con người cũng giống chỉ dẫn hệ số TRI ở bảng I.
6. Xem mô tả trước đó về các cơ chế trực tiếp dẫn đến mối liên hệ tích cực giữa chính
sách thương mại cởi mở với phát triển con người được trình bày trong văn bản.
7. Mối liên hệ gần như bằng không giữa hệ số TRI và thu nhập, và mối liên hệ tích cực
của TRITAR với thu nhập, thể hiện ở bảng II, (tất nhiên) thể hiện việc không ủng hộ quan
điểm đang thịnh hành. Các mô hình hồi quy phản ánh các mối tương quan.
8. Ngoài sự tương quan thấp, hai cân nhắc khác chỉ ra vấn đề với thước đo của Ngân
hàng thế giới. Đầu tiên, Bảng I cho thấy rằng ý nghĩa của chỉ số bình quân gia quyền của
Ngân hàng Thế giới về thuế là 7.77% và về TRITAR là 15.5% điều đó cũng phản ánh cơ
cấu thuế của một quốc giá theo một cơ chế thích hợp hơn. Độ lệch chuẩn cho hai thước đo
là 5.68% và 9.16% cũng khác biệt lớn. Sự khác biệt lớn dường như để phản ánh một số vấn
đề nghiêm trọng với các thước đó nhìn vẻ tốt của Ngân hàng Thế giới. Thứ hai, trong khi
Bảng II chỉ ra rằng (hệ số cao cấp) TRI hầu như không mối tương quan nào với 6 chỉ số
phát triển con người, các mối tương quan tương ứng (không được báo cáo) của WBTARIFF
chỉ ra mối liên hệ tiêu cực với phát triển con người, minh họa một lần nữa các mối nguy cơ
nghiêm trọng của việc sử dụng các thước đo đã hoàn thiện của chính sách thương mại trong
nghiên cứu về mối liên hệ giữa hạn chế thương mại và phúc lợi kinh tế.
9. Coughlin (2010, trang. 389) mô tả số lượng lớn các nghiên cứu cần thiết phải xây
dựng các hệ số TRI được Kee et al.(2009) tổng hợp. Vì vậy, có thể tốn nhiều thời gian để
xây dựng các bảng số liệu thể hiện các chỉ số này. Tuy nhiên, Manole và Spatareanu (2010)

đã biên soạn một bảng số liệu chưa cân đối dành cho các thước đo cho bảo hộ thương mại
chỉ dựa trên thuế quan.
Phụ lục 1
Danh sách 77 quốc gia mà Kee và các đồng nghiệp (2009) đã cung cấp các Chỉ số
hạn chế thương mại:
(1) Albania
(2) Algeria
(3) Argentina
(4) Australia
a
(5) Bangladesh
(6) Belarus
(7) Bolivia
(8) Brazil
(9) Brunei
(10) Burkina Faso
(11) Cameroon
(12) Canada
(13) Chile
(14) China
(15) Colombia
(16) Costa Rica
(17) Cote d’Ivoire
(18) Czech Republic
(19) Egypt
(20) El Salvador
(21) Estonia
(22) Ethiopia
(23) Gabon
(24) Ghana

(25) Guatemala
(26) Honduras
(27) Hong Kong
(28) Hungary
(29) Iceland
a
(30) India
(31) Indonesia
(32) Japan
a
(33) Jordan
(34) Kazakhstan
(35) Kenya
(36) Latvia
(37) Lebanon
(38) Lithuania
(39) Madagascar
(40) Malawi
(41) Malaysia
(42) Mali
(43) Mauritius
(44) Mexico
(45) Moldova
(46) Morocco
(47) New Zealand
a
(48) Nicaragua
(49) Nigeria
(50) Norway
a

(51) Oman
(52) Papua New Guinea
(53) Paraguay
(54) Peru
(55) Philippines
(56) Poland
(57) Romania
(58) Russia
(59) Rwanda
(60) Saudi Arabia
(61) Senegal
(62) Slovenia
(63) South Africa
(64) Sri Lanka
(65) Sudan
(66) Switzerland
a
(67) Tanzania
(68) Thailand
(69) Trinidad and Tobago
(70) Tunisia
(71) Turkey
(72) Uganda
(73) Ukraine
(74) USA
a
(75) Uruguay
(76) Venezuela
(77) Zambia
Ghi chú: Tám quốc gia có đánh dấu chữ “a” ở trên đầu được coi là “những

nước phát triển” theo đó biến số DC trong phương trình hồi quy nhận giá trị 1; Liên
minh châu Âu (EU) được Kee và các đồng nghiệp (2009) coi như 1 “quốc gia”; điều đó
làm giảm số lượng các quốc gia trong bảng dữ liệu. Nghiên cứu này không coi EU như
là 1 đối tượng quan sát riêng lẻ.
Phụ lục 2
Sự hạn chế của chính sách thương mại và phát triển con người: những ước lượng tóm tắt
cho các mô hình hồi quy tuyến tính và hồi quy logirit với Chỉ số hạn chế thương mại
(TRI) và Chỉ số hạn chế thương mại khiếm khuyết (TRITAR), cho mẫu chung.
Chú thích: RY (Chỉ số thu nhập bình quân đầu người).
Phần A – Các mô hình hồi quy tuyến tính (mô hình A với TRI và mô hình B với
TRITAR)
Chỉ số các hệ
số phát triển
Mô hình A
các hệ số
Mô hình B
các hệ số
TRI RY TRI RY
Tử vong trẻ sơ
sinh (IMR)
Có tính RY -18.306
(-0.99)
-3.839*
(-7.45)
20.751
(0.58)
-3.764*
(-7.41)
Không tính RY -5.616
(-0.20)

38.422
(0.95)
Tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi
(UND5)
Có tính RY -30.070
(-0.82)
-6.479*
(-6.72)
30.977
(0.45)
-6.360*
(-6.66)
Không tính RY -8.651
(-0.17)
60.836
(0.78)
Tử vong mẹ
(MMR)
Có tính RY 35.821
(0.17)
-29.507*
(-6.79)
224.677
(0.70)
-29.351*
(-6.68)
Không tính RY 133.367 362.467
24
(0.48) (0.97)

Tiếp cận nguồn
nước sạch
(WAT)
Có tính RY 6.852
(0.56)
2.142*
(6.88)
-0.927
(-0.05)
-2.122*
(6.87)
Không tính RY -0.228
(-0.01)
-10.887
(-0.47)
Điều kiện vệ
sinh cơ bản
(SAN)
Có tính RY 8.034
(0.52)
3.931*
(8.80)
-24.970
(-0.78)
3.880*
(8.91)
Không tính RY -4.961
(-0.20)
-43.185
(-1.03)

Học sinh vào
cấp 2 (SEC)
Có tính RY -1.255
(-0.07)
3.380*
(7.20)
-25.545
(-0.81)
3.354*
(7.28)
Không tính RY -12.428
(-0.49)
-41.291
(-1.16)
Phần A – Các mô hình hồi quy logarit (mô hình A với LTRI và mô hình B với
LTRITAR)
Chỉ số phát
triển
Mô hình A
các hệ số
Mô hình B
các hệ số
LTRI LRY LTRI LRY
Tử vong trẻ sơ
sinh (LIMR)
Có tính LRY 0.129
(1.05)
-0.857*
(-11.09)
0.175

(1.25)
-0.848*
(-11.44)
Không tính
LRY
0.079
(0.27)
0.285
(1.22)
Tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi
(LUND5)
Có tính LRY 0.080
(0.62)
-0.981*
(-12.62)
0.143
(0.97)
-0.974*
(-12.92)
Không tính
LRY
0.023
(0.07)
0.270
(1.03)
Tử vong mẹ
(LMMR)
25

×