Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.81 KB, 50 trang )

Tuần 1- Tháng 1
ÔN TẬP VĂN BẢN NHỚ RỪNG
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức:
• Hiểu sâu sắc hơn về Thơ mới và phong trào Thơ mới: Hoàn cảnh lịch sử
làm xuất hiện Thơ mới, cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và Thơ mới.
• Cảm nhận được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của những bài
thơ tiêu biểu.
• Ôn tập lại các kiến thức về văn bản Nhớ rừng và văn thuyết minh
2. Kĩ năng:
• Rèn kĩ năng cảm thụ qua bài Nhớ rừng
• Học sinh rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
B. Củng cố kiến thức
1. Ý nghĩa văn bản: Mượn lời con hổ trong vườn bách th , tác giả kín đáo bộc lộ
tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hoá,
đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
- Có âm điệu thơ biến hoá qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ
dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
C. Bài tập
Bài tập 1. Chép chính xác 8 câu thơ đầu bài Nhớ rừng của Thế Lữ và nêu ý
nghĩa của văn bản.
Gợi ý:
- Học sinh chép đủ chính xác đoạn thơ
" Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
1
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ,


Gương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.”
- Ý nghĩa của văn bản: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín
đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Đó
cũng là tâm sựu chung của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước lúc đó.
Bài tập 2. Lập dàn ý cho đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng” của
Thế Lữ?
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ
bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao
cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
- Cách làm: Phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích
bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài:
• Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.
• Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông
góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
b. Thân bài
Khổ 1. Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua
những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm
trò lạ mắt, đồ chơi

Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi
sắt


bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường,
thấp kém, nỗi bất bình……
2
Khổ 2. Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là
cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét
khúc trường ca dữ dội Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động
gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường,
hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị…
Khổ 3. Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng,
ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh
láng máu sau rừng

thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
Khổ 4. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa
chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối mô gò thấp kém,
học đòi bắt chước

cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét.
Khổ 5. Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh,
hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn
được thấy bao giờ) - không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó
cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch.
Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình,
trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
c. Kết bài- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn
cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng
chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể
hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của
thế hệ con người lúc bấy giờ.

Bài tập 3: Đọc đoạn văn sau:
Cha ông ta ngày xưa- những người đã thiết kế nên chiếc áo dài- mặc dù
thời tiết của nước ta rất nóng, vẫn tạo ra dáng vẻ áo dài sao cho thanh tao, trang
nhã, hợp với người thiếu nữ. Chính vì điều đó mà các cụ đã thiết kế ra kiểu áo
có cổ cao một phân, hợp với kiểu tóc búi tó của phụ nữ thời xưa, biểu lộ sự kín
đáo cảu người con gái… Từ thời xưa, các vua chúa đã để ý đến cách ăn mặc của
nhân dân và có lẽ chính vì điều ấy mà chiếc áo dài đã ra đời… Đầu thế kỉ XVII,
ở Bắc Ninh, chiếc áo dài mớ ba mớ bảy đã được ra đời để phù hợp với cách vấn
3
khăn, bộc lộ rõ những nét đẹp của người Việt Nam. Mãi đến tận thế kỉ XX,
chiếc áo dài mớ ba mớ bảy được cải tiến thành chiếc áo năm thân
1. Đây có phải là đoạn văn thuyết minh không ? Vì sao?
2. Muốn viết được đoạn văn trên, người viết đã phải lấy kiến thức từ đâu?
3. Nếu đúng là văn thuyết minh thì đoạn văn đã sử dụng các phương pháp
thuyết minh nào?
Gợi ý:
a. Đoạn văn trên đúng là đoạn văn thuyết minh
b. Tìm kiến thức mà các nhà khoa học, nghiên cứu đã khẳng định ở trong
sách, báo chí, các tài liệu tin cậy…
c. Các phương pháp thuyết minh mà đoạn văn sử dụng: hs tự làm.
D. Dặn dò: Hoàn thành các bài tập còn lại
4
Tuần 2- Tháng 1
ÔN TẬP
VĂN BẢN QUÊ HƯƠNG, KHI CON TU HÚ
VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Học sinh nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của
hai văn bản

2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ các chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
B. Củng cố kiến thức
Giáo viên cho học sinh củng cố lại kiên thức của hai văn bản Khi con tu hú
( Tố Hữu), Quê hương ( Tế Hanh) và kiến thức về văn thuyết minh.
C. Bài tập
Bài tập 1. Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió… ”
( Quê Hương – Tế Hanh)
a. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, biết
cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn.
b. Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả - tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.
- Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo.
- So sánh con thuyền với tuấn mã cùng với các từ : “ hăng”, “ phẳng”,
“vượt” đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi.
- Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi
đánh cá phấn khởi tự tin.
5
- Hình ảnh “ Cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh
với mảnh hồn làng” sáng lên với vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị.
- Đó là tình quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh.
Bài tập 2.
Viết một đoạn văn ngắn (10 -12 dòng) trình bày cảm nhận của em về tình
yêu quê hương trong bài“ Quê hương ” của nhà thơ Tế Hanh?
Yêu cầu:
* Hình thức của một đoạn văn rõ ràng, lời văn trong sáng, diễn đạt mạch

lạc, trình bày sạch sẽ.
* Nội dung: Viết đoạn văn cần đảm bảo được các ý sau đây:
- Bài thơ là lời bày tỏ tình yêu quê hương đằm thắm, trong sáng, tha thiết
của nhà thơ đối với quê hương làng biển :
- Thể hiện qua nỗi nhớ quê hương từ:
+ Khung cảnh thiên nhiên tươi sáng của làng chài
+ Bức tranh lao động đầy phấn khởi và dạt dào sức sống
+ Những hình ảnh rất gần gũi, đời thường: Biển xanh, cá bạc, mùi vị mặn
nồng của nước biển bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao
Bài tập 3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng trình bày cảm nghĩ của em về
hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
* Yêu cầu:
- Hình thức của một đoạn văn rõ ràng, lời văn trong sáng, ràng mạch, trình bày
sạch sẽ.
- Nội dung: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ được các ý sau:
+ Hình ảnh nhà thơ – người tù cộng sản trong cảnh giam cầm hiện lên rất đẹp
qua bài thơ
+ Yêu thiên nhiên, yêu đời tha thiết
+ Tâm hồn nhạy cảm
+ Khao khát tự do, khao khát được trở về với cuộc sống hoạt động cách mạng
Bài tập 4. Cho văn bản sau:
Cách làm món thịt lợn kho tàu
6
• Nguyên liệu:
Thịt vai sấn : 1000g Nước mắm, húng lìu, xì dầu.
Đường kính : 20g
• Cách làm:
o Thịt lợn cạo, rửa sạch cho vào nước đang sôi luộc qua, vớt ra để nguội,
thái miếng bằng bao diêm.
o Cho nước mắm, xì dầu (hoặc nước hàng) vào xông cùng với nước lạnh

đun sôi.
o Cho thịt vào đun sôi trở lại, hớt bọt, tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi thịt
chín nhừ có màu cánh gián, cho thêm đường, húng lìu vào.
o Mở vung đun thêm, bao giờ nước còn sền sệt là được.
o Múc thịt ra đĩa ăn kèm với các loại da.
• Yêu cầu cảm quan:
Màu sắc: có màu cánh gián, bóng. Thơm mùi húng lìu, ngọt, mặn. Thịt nhừ,
nguyên miếng, không nát còn một ít sốt sánh.
a. Tìm những đặc điểm về bố cục của vă bản.
b. Nhận xét về lời văn và cách diễn đạt trong văn bản.
* Học sinh làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập vào vở
D. Dặn dò: Hoàn thành các bài tập còn lại
7
Tuần 3- Tháng 1
ÔN TẬP
VĂN BẢN TỨC CẢNH PÁC BÓ
VĂN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Ôn tập lại các kiến thức về văn bản Tức cảnh Pác Bó và văn thuyết minh
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Tức cảnh Pác Bó và viết văn thuyết
minh
B. Củng cố kiến thức
Giáo viên cho học sinh củng cố lại kiến thức về văn thuyết minh và về
văn bản Tức cảnh Pác Bó.
C. Bài tập
Bài tập 1: Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của HCM?
- HS dựa vào kiến thức được học, thực hiện các bước Tìm hiểu đề, lập
dàn bài, viết bài, đọc và sửa lại

- GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
- Gợi ý:
* Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Tức cảnh Pác Bó cho thấy tinh thần lạc quan,
phong thái ung dung của BH trong cuộc sống CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người
làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn.
- Cách làm: Phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích
bài thơ theo từng câu thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài: HCM (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ
An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà CM của dân tộc VN. Bài thơ Tức
cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao
8
Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong
những ngày HĐCM gian khổ ở Pác Bó.
b. Thân bài
- Câu thơ 1 sử dụng phép đối về không gian và đối về thời gian, ngắt
nhịp 4/3 sóng đôi tạo cảm giác nhịp nhàng giúp ta hiểu về cuộc sống của Bác.
Đó là cuộc sống hài hoà thư thái, ung dung hoà điệu với nhịp sống của núi rừng.
- Câu thơ 2 nói về chuyện ăn của Bác ở Pác Bó. Thức ăn chủ yếu là cháo
bẹ, rau măng. Đây là những thức ăn có sẵn hàng ngày trong bữa ăn của Bác.
Giọng điệu đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ và dư thừa. Bữa ăn của
Bác thật đạm bạc giản dị mà chan chứa tình cảm đó là toàn là sản vật của thiên
nhiên ban tặng cho con người. Đó cũng là niềm vui của người chiến sĩ CM luôn
gắn bó với cuộc sống của thiên nhiên
- Câu thơ 3 nói về điều kiện làm việc của Bác. Bác làm việc bên bàn đá
chông chênh rất giản dị, đơn sơ.
- Hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ thật nổi bật vừa chân thực vừa
sinh động lại vừa như có một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng,

giống như một bức tượng đài về vị lãnh tụ CM. HCM đang dịch sử ĐảngCộng
sản Liên Xô làm tài liệu huấn luyện cán bộ đồng thời chính là xoay chuyển lịch
sử VN.
- Câu thơ thứ 3 là suy nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng. Đó là cuộc
sống gian khổ nhưng là niềm vui giữa chốn núi rừng – cuộc đời “ sang” - sang
trọng giàu có. Đó là TT, cuộc đời làm CM lấy lý tưởng cứu nước làm lẽ sống
không hề bị gian khổ khuất phục.
- Cuộc đời CM của Bác thật gian khổ nhưng Bác thấy đó là niềm vui của
người chiến sĩ CM giữa chốn lâm tuyền. Bác là người CM sống lạc quan tự tin
yêu đời.
c. Kết bài: Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa vui Tức cảnh Pác
Bó cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống
CM gian khổ ở Pác Bó.Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là
niềm vui lớn.
9
3. Viết bài
a. Mở bài: HCM (1890- 1969) quê ở làng Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ
An, là nhà lãnh tụ vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà CM của dân tộc VN. Bài thơ Tức
cảnh Pác Bó ra đời trong thời gian Bác sống và làm việc tại hang Pác Bó – Cao
Bằng (2/1941). Bài thơ tả cảnh sinh hoạt, làm việc và cảm nghĩ của Bác trong
những ngày HĐCM gian khổ ở Pác Bó.
b. Thân bài
c. Kết bài: Tức cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha lẫn giọng đùa
vui, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của BH trong cuộc sống
CM gian khổ ở Pác Bó. Với Người làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là
niềm vui lớn.
4. Đọc và chữa bài
D. Dặn dò: Hoàn thành các bài tập còn lại
10
Tuần 4- Tháng 1

ÔN TẬP VĂN BẢN NGẮM TRĂNG- ĐI ĐƯỜNG
ÔN TẬP TIẾNG VIÊT CAU CẢM THÁN, CÂU CẦU KHIẾN
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
• Ôn tập lại các kiến thức về câu cầu khiến, câu cảm thán, văn bản
Ngắm trăng và Đi đường
• Củng cố lại kiến thức về văn thuyết minh
2. Kĩ năng:
• Rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Ngắm trăng, Đi đường
• Rèn kĩ năng viết bài tập làm văn.
B. Củng cố kiến thức
Giáo viên cho học sinh củng cố lại kiến thức liên quan
C. Bài tập
Bài tập 1. Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
(Ngắm trăng- Hồ Chí Minh)
1. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Phép tu từ nhân hóa: « Trăng
nhòm”, điệp từ “ ngắm”, phÐp ®èi
2. Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có t©m tr¹ng và ánh mắt
như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều
đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ
lâu
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối
xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp,
hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
11
Bài tập 2. Viết đoạn văn ngắn ( 10-12 dòng ) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh

Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh, đoạn văn có sử dụng
câu cảm thán, gạch chân.
*Yêu cầu:
- Hình thức của một đoạn văn rõ ràng, lời văn trong sáng, ràng mạch, trình bày
sạch sẽ.
- Nội dung: HS viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ cần đảm bảo
các ý sau:
+ Hình ảnh Bác Hồ được hiện lên qua bài thơ “ Ngắm Trăng ” thật là đẹp
+ Bác là người chiến sĩ cộng sản yêu thiên nhiên sâu sắc, có tâm hồn nghệ sĩ

+ Là người có ý chí cách mạng mạnh mẽ, phong thái ung dung, vượt lên sự hà
khắc, tàn bạo của chốn ngục tù đế quốc
+ Người tù Hồ Chí Minh với tâm hồn của cmột nhà thơ luôn hướng về cái đẹp
Bài tập 3. Lập dàn ý cho đề văn: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của
thủ đô Hà Nội.
Học sinh tự làm vào vở
D. Dặn dò: Hoàn thành các bài tập còn lại
12
Tuần 1 – Tháng 2
ÔN TẬP VĂN BẢN CHIẾU DỜI ĐÔ- Lí Công Uẩn
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT CÂU TRẦN THUẬT, CÂU PHỦ ĐINH
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Ôn tập lại các kiến thức về câu trần thuật, câu phủ định , văn bản Chiếu
dời đô
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Chiếu dời đô, viêt đoạn văn có sử dụng
câu trần thuật hoặc câu phủ định.
B. Củng cố kiến thức
Giáo viên cho học sinh ôn lại kiến thức có liên quan

C. Bài tập
Bài tập 1. Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây :
a) (1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. (2) Mỏ Cốc như cái
dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
(Tô Hoài)
b) (1) Càng đổ dần về hướng Cà Mau thì sông ngòi, kênh rách càng bủa giăng
chi chít như mạng nhện. (2) Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh
mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
(Đoàn Giỏi)
c) Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì mặt nó luôn
bị chính nó bôi bẩn.
(Tạ Duy Anh)
d) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
(Võ Quảng)
e) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.
(Buổi học cuối cùng)
13
g) Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào
năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ep-
phen thiết kế.
(Thúy Lan)
Bài tập 2. Cho biết các câu chứa từ hứa sau đây thực hiện những mục đích
gì. Dựa vào đâu mà em biết ?
-Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – (1) Anh phải hứa với em không
bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa ? (2) Anh hứa đi.
-(3) Anh xin hứa.
(Khánh Hoài)
Bài tập 3. Tìm câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận trong những
câu dưới đây
a) Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này.

(Thanh Tịnh)
b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ú khóc không ra tiếng.
(Nguyên Hồng)
c) Thằng cháu nhà tôi, đến năm nay,chắng có giấy má gì đấy,ông giáo ạ !
(Nam Cao)
d) Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ
không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm
được của giặc tiếp tế họ.
(Sự tích Hồ Gươm)
e) Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy
của người đàn bà lực điền […].
(Ngô Tất Tố)
g) Con nhà người ta bảy, tám tuổi đã đi ở chăn bò. Còn mày thì chẳng được tích
sự gì.
(Sọ Dừa)
h) Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hóa vẫn chưa về.
(Nguyên Hồng)
14
Bài tập 4. Viết một đoạn văn ngắn chứng minh Chiếu dời dô có sức thuyết
phục lớn bởi có sự kết hợp giũa lí lẽ và tình cảm .
Gợi ý:
Viết đoạn văn ( học sinh tự do trình bày) nhưng phải đầy đủ các ý sau :
- Đoạn mở đầu tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời độ của hai nhà Thương –
Chu làm tiền đề , làm chỗ dựa ở những phần sau
- Dời đô là tuân theo mệnh trời thuận theo ý dân nên đem lại kết quả tốt
đẹp. Hai nhà Đinh – Lê không dời đô nên mang lại hậu quả .
- Lý công Uẩn viện dẫn sử sách làm cơ sở để khẳng định việc dời đô
của mình không có gì khác thường trái qui luật
- Lý công Uẩn đã nêu lên các lợi thế của thành Đại La để khẳng định
Đại la là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô .

- Việc dời đô về thành Đại La là việc cần thiết nên làm.
- Ngoài” lý “ bài chiếu còn thể hiện cái tình bởi những bài văn bày tỏ
nổi lòng“ Trẩm rất đau xót về việc đó , không thể không dời đổi “ Lời văn cất
lên từ trái tim, từ tấm lòng của người lãnh đạo tha thiết yêu dân đã có tác động
lớn tới người đọc .
- Ý nguyện dời dô của Lý Công Uẩn chính là khát vọng của nhân dân
về một đất nước độc lập thống nhất mãi mãi bền vững .Kết thúc bài chiếu bằng
những lời có tính chất đối thoại tâm tình “ Trẩm muốn dựa vào sự thuận lợi của
đất ấy để định chỗ ở . Các khanh nghĩ thế nào ? “. Những lời đối thoại tâm tình
ấy tạo sự đồng cảm giữa bậc quân vương và muôn dân trăm họ tạo sự đồng
thuận của thần dân với mệnh lệnh của vua .
- Chiếu dời đô có sức thuyết phục người đọc vừa bằng lí lẽ hợp lí chặt
chẽ , vừa bằng tình cảm thiết tha chân thành.
D. Dặn dò : Hoàn thàn các bài tập còn lại
15
Tuần 2- Tháng 2
ÔN TẬP VĂN BẢN HỊCH TƯỚNG SĨ
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HÀNH ĐỘNG NÓI
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức :
Ôn tập kiến thức về văn bản Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn và về Hành động
nói.
2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ văn bản và kĩ năng về việc sử dụng hành động
nói
B. Củng cố kiến thức
Giáo viên cho hcoj sinh ôn tập lịa những kiến thức có liên quan
C. Bài tập
Bài tập 1. Xác định hành động nói cho những câu in đậm sau. Cho biết
chúng thuộc nhóm hành động nói nào.

a) Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm :
-Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
(Ngô Tất Tố)
b) Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi :
-Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không ?
(Nguyên Hồng)
c) Chị Dậu nghiến hai hàm răng :
-(1) Mày trói ngay chồng bà đi, (2) bà cho mày xem !
(Ngô Tất Tố)
d) Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt lên mà than rằng :
-Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này !
(Tô Hoài)
e) Tôi nghe thấy thầy Ha-men bảo tôi :
-Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu […]
(Buổi học cuối cùng)
16
g) Có người khẽ nói :
-Bẩm, dễ có khi đê vỡ !
(Phạm Duy Tốn)
Bài tập 2. Trong hai vế câu sau :
(1) Mày trói ngay chồng bà đi, (2) bà cho mày xem !
vế (1) thực hiện hành động nói thuộc nhóm đều khiển, vế (2) thực hiện hành
động nói thuộc nhóm hứa hẹn.
a) Hãy cho biết :
-Các hành động do vị ngữ trong mỗi vế câu biểu thị đã xảy ra chưa ?
-Người nói hay người nghe có trách nhiệm phải thực hiện hành động do vị
ngữ của vế câu biểu thị ?
b) Dựa vào kết quả trả lời câu hỏi (a), hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa
các hành động nói thuộc nhóm điều khiền và nhóm hứa hẹn.
Bài tập 3. Cho đoạn văn: “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột

đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống
máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói
trong da ngựa , ta cũng vui lòng”.
a. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả?
b. Đoạn trích trên có nội dung ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý
a. Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”.
Tác giả Trần Quốc Tuấn.
b. Đau xót đến quặn lòng trước cảnh nước nhà bị xâm lăng.
Tình yêu đất nước sâu sắc, căm thù giặc đến tột đỉnh.
Cổ vũ khích lệ tinh thần chiến đấu cho quân sĩ.
D. Dặn dò: Hoàn thành các bài tập còn lại
17
Tuần 1 – Tháng 3
ÔN TẬP VĂN BẢN THUẾ MÁU
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỘI THOẠI
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức :
• Học sinh củng cố lại kiến thức về văn bản Thuế máu- Nguyễn Ái Quốc
• Củng cố kiến thức về Hội thoại
2. Kĩ năng :
Rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ văn bản và kĩ năng sử dụng vai thích hợp trong
hội thoại.
B. Củng cố kiến thức
Giáo viên cho học sinh củng cố lại ngững kiến thức liên quan đến bài học.
C. Bài tập
Bài tập 1. Nhớ lại nội dung văn bản Dế Mèn phiêu lưu kí (Bài học đường đời
đầu tiên)(Ngữ văn 6, tập 2) và đọc đoạn trích sau :
[…] – Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế ! Nhà cửa đâu mà
tuềnh toàng. Ngô có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi ! Này thử xem :

khi chú chui vào tổ, lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai
trên vệ cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử
có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định
trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời ! Ôi thôi, chú mày ơi ! Chú mày có lớn
mà chẳng có khôn.
[…] – Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến
việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ
nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ
ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là bây giờ em
nghĩ thế này…Song anh có cho phép nói em mới dám nói…
[…] – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
a) Xác định vai XH giữa Dế Mèn và Dế Choắt qua đoạn hội thoại trên.
18
b) Em có nhận xét gì về cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt khi Dế Mèn
và Dế Choắt trạc tuổi nhau (“Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi”) ? Hằng
ngày, khi giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, em nói năng thế nào ?
c) Vai XH giữa Dế Mèn và Dế Choắt thay đổi thế nào ở đoạn cuối văn bản ?
[…] – Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà
chết là chỉ tại cái thói ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây
giờ ?
[…] – Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng khi nhắm mắt tôi
khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ
sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Bài tập 2. Nhận xét về cách nói năng của người vợ trong câu sau:
Đồ ngu ! Đòi một cái máng thật à ? Một cái máng thì thấm vào đâu ! Đi
tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Bài tập 3. Hãy chỉ ra vai XH của những người tham gia trong đoạn hội thoại
sau :
-Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi !

-Đê vỡ rồi ! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù
chúng mày ! Có biết không ? Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc
vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
-Dạ, bẩm…
-Đuổi cổ nó ra !
Ngày quay mặt vào, lại hỏi thầy đề :
-Thầy bốc quân gì thế ?
-Dạ, bẩm, con chưa bốc.
-Thì bốc đi chứ !
Bài tập 4. Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu trong văn bản thuế
máu của Nguyễn Ái Quốc. Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận và nghệ
thuật trào phúng được biểu hiện trong văn bản.
19
Gi ý:
* Gii thớch ý ngha nhan Thu mỏu:
- Thu mỏu- nhan búc trn lun iu khai húa, bo h ca thc dõn
Phỏp. Ngời dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có
lẽ một thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xơng máu, mạng sống.
Thuế máu là cách gọi của NAQ.Cái tên thuế máu gọi lên số phận thảm thơng
của ngời dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác
đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.
- Nhan c ỏo, cú giỏ tr t cỏo ti ỏc ca thc dõn Phỏp
* Nhn xột v ngh thut lp lun v ngh thut tro phỳng c biu hin
trong vn bn Thu mỏu:
- Tỏc gi s dng sc so cỏc th phỏp ngh thut tng phn vch trn
ging li, th on bp bm ca bn thc dõn trong vic bt nụ l bn x
lm bia n.
- S dng t ng tro phỳng sc so nh: Chin tranh vui ti, lp
tc h bin thnh , c phong cho cỏi danh hiu ti cao khin cho
ging vn chõm bim tr nờn sõu cay, ma mai.

- Ngh thut lp lun: miờu t kt hp vi bỡnh lun chõm bim
cỏiThu mỏu ca bn thc dõn. Nờu lờn nhng con s, nhng s thc, c
bit to nờn nhng li vn, ging vn chua cay vch trn, lờn ỏn nhng hỡnh
thc búc lt dó man nht ca thc dõn Phỏp
D. Dn dũ: Hon thnh bi tp cũn li
20
Tuần 2 – Tháng 3
ÔN TẬP VĂN BẢN DI BỘ NGAO DU
LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIẾU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức :
• Học sinh củng cố lại kiến thức về văn bản Đi bộ ngao du
• Ôn tập kiến thức về văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm
2. Kĩ năng :
• Rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ văn bản
• Rèn kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.
B. Củng cố kiến thức
Giáo viên cho học sinh ôn tập lại kiến thức có liên quan đến bài học
C. Bài tập.
Bài tập 1. Qua đoạn trích “ Đi bộ ngao du” em hãy chứng minh Ru Xô là
người có quan điểm giáo dục tiến bộ? Liên hệ thực tế?
Học sinh lập dàn ý vào viết, tập viết phầh mở bài, kết bài và một số đoạn
của phần thân bài.
Gợi ý
* Tìm hiểu đề
- Thể loại: NL
- Nội dung cần làm sáng tỏ: Ru Xô là người có quan điểm giáo dục tiến
bộ. Liên hệ thực tế việc học.
- Cách làm: phân tích các luận điểm trong đoạn trích. Chú ý cách lập luận
để nêu tác dụng của việc học qua cách đi bộ ngao du

* Dàn ý
1. Mở bài
- Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng. “
Ê - min hay Về giáo dục” được viết năm 1762 gồm 5 cuốn. Tác phẩm bàn về
chuyện GD một em bé từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành. “Đi bộ ngao du”
21
được trích từ cuốn 5 kể về giai đoạn trưởng thành của EMin. Qua đó tác giả bộc
lộ tính chất giản dị, yêu tự do, yêu thiên nhiên
2. Thân bài
- Luận điểm 1 tác giả đề cập tới tác dụng của đi bộ ngao du: đem lại sự
thoải mái, chủ động và rất tự do. Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: ưa đi lúc nào
thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng; quan sát khắp nơi, quay phải, quay trái, xem
xét tuỳ thích; có thể đến với bao cảnh đẹp xem xét tất cả: một dòng sông, 1 khu
rừng rậm , 1 hang động đâu ưa thì dừng lại, lúc thấy chán thì đi, tự do chẳng
phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Có thể đi theo con đường tĩnh,
hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ
- Cách lập luận chặt chẽ và xác đáng kể, thuyết phục mọi nếu muốn ngao
du thì nên đi bộ. tác giả sử dụng chủ yếu là câu trần thuật nhằm kể lại những
điều thú vị của người ngao du bằng đi bộ
- Ở đoạn đầu này tác giả đã thay đổi cách xưng hô. Lúc đầu ông dùng đại
từ ''ta''

đi bộ là phù hợp với bất cứ ai có nhu cầu ngao du. Sau đó chuyển
sang đại từ ''tôi''

trình bày cuộc sống từng trải của bản thân tác giả. Cuối đoạn
tác giả nói đến Ê-min, đối thoại trực tiếp với nhân vật nên chuyển sang em. Tác
giả chuyển đại từ nhân xưng: dùng ''ta'' khi lí luận chung, xưng ''tôi'' khi nói về
những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông.
Tác giả nói đến Ê-min, đối thoại trực tiếp với nhân vật rồi lại chuyển sang

em, thể hiện quan điểm giáo dục tiến bộ của ông đối với thế hệ trẻ qua Ê-min: để
cho trẻ em được sống hoà đồng trong môi trường tự nhiên: ở chốn nào em cũng
có thứ để giải trí , em làm việc, em vận động 2 cánh tay để cho đôi bàn chân
nghỉ ngơi.

xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và những trải nghiệm của cá nhân
tác giả nên áng nghị luận không khô khan mà rất sinh động
- Theo tác giả thì đi bộ ngao du không chỉ thoải mái tự do mà nó còn góp con
người trau dồi vốn tri thức trong cuộc sống. Ta sẽ thu nhận được những kiến
thức thu nhận ở tự nhiên rất nhiều khi đi bộ ngao du để quan sát tìm tòi, phát
hiện như Talét, Platông và Pitago - những nhà triết học, toán học vĩ đại của
HiLạp thời cổ đại.
22
- Đi bộ ngao du để tìm hiểu các sản vật đặc trưng cho khí hậu và cách
thức trồng trọt những đặc sản ấy, các hoa lá, các hoá thạch

những kiến thức
của 1 nhà khoa học tự nhiên.Tác giả sử dụng câu hỏi tu từ đan xen những lời
khẳng định về phương pháp, so sánh phòng sưu tập của các triết gia với phòng
sưu tập của ÊMin: phòng sưu tập của những “triết gia phòng khách” thì có đủ
“các thứ linh tinh” vì họ “chỉ biết gọi tên” họ “chẳng có ý niệm gì về tự nhiên
cả” ; trái lại phòng sưu tập của ÊMin là phòng sưu tập của cả trái đất , “phong
phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa”. Đô-băng-tông cũng không thể làm tốt
hơn

so sánh, nghi vấn, tu từ kèm theo lời bình để khẳng định.

phê phán
những nhà triết học, khoa học hời hợt thời bấy giờ trong xã hội Pháp, đề cao
kiến thức thực tế khách quan, xem thường kiến thức sách vở giáo điều.

- Liên hệ: học đi đôi với hành: Phải đưa con người vào môi trường tự
nhiên để mở mang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li
tự nhiên nếu không sẽ trở thành viển vông vô nghĩa. Đó là tư tưởng rất tiến bộ
mà đến nay vẫn có nhiều ý nghĩa .
- Ở đoạn 3 tác giả đã trình bày cụ thể những lợi ích của việc đi bộ ngao
du: sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ, khoan khoái và hài lòng
với với tất cả, hân hoan khi về đến nhà, thích thú khi ngồi vào bàn ăn, ngủ ngon
giấc khác với những kẻ ngồi trong những cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ
màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ. Nghệ thuật so sánh 2 trạng thái tinh thần khác
nhau đã khẳng định lợi ích tinh thần của người đi bộ để thuyết phục người đọc:
đi bộ sẽ có cảm giác tinh thần phấn chấn, tăng thêm sức khỏe, niềm vui sống.
- Đại từ nhân xưng thay đổi thật linh hoạt , có lúc là “ta”, có lúc là “tôi”,
lại có lúc là Ê- Min. Khi muốn bộc lộ chân lí khái quát mang ý nghĩa chung cho
mọi người thì ông xưng là “ta”. Nhưng những nhận định khái quát ấy phải được
thuyết phục bằng sự từng trải của cá nhân nhà văn thì “tôi” xuất hiện. ÊMin thực
chất cũng là sự phân thân tưởng tượng bộc lộ những góc độ khác nhau của cái
tôi. Tạo ra sự đan xen giữa lí luận và những trải nghiệm của tác giả làm cho bài
văn nghị luận trở lên sinh động và có sức thuyết phục
23
Đến đây thì chúng ta đã có một cảm nhận khá rõ ràng rằng RuXô đang
thể hiện chính thế giới tinh thần của mình. Thật vậy, những tư tưởng tác phẩm
này chính là bóng dáng tinh thần của ông. Qua bài văn nghị luận này ta thấy
RuXô là người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. Đó là ba nét cơ
bản tạo nên bóng dáng tinh thần của RuXô.
- Liên hệ: Các em phải gần gũi tìm hiểu thiên nhiên, đó chính là mái nhà
chung của chúng ta, che chở và nuôi dưỡng chúng ta. Từ thiên nhiên chúng ta có
thể hiểu thêm rất nhiều về cuộc sống, về chính thế giới tâm hồn, những ước mơ
khát vọng của loài người. Cô hy vọng rằng sau bài học này các em sẽ trở thành
những người bạn thân thiết của thiên nhiên và sẽ được nghe các em kể về những
gì mà các em đã được học từ thiên nhiên rộng lớn của chúng ta thấy tâm đắc

nhất.
3. Kết bài
- Cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, sinh động kết hợp lí lẽ và
tình cảm giữa lập luận và thực tiễn cuộc sống từng trải của tác giả luôn đan xen
bổ sung cho nhau làm cho bài văn sinh động và có sức thuyết phục. Học trong tự
nhiên rộng lớn, học trong cuộc sống muôn màu là một trong những cách học tích
cực nhất, có giá trị nhất. Muốn vậy phải đi bộ ngao du.
- Qua đó ta thấy Ru Xô là một người giản dị, quý trọng tự do, yêu mến
thiên nhiên. Ông không những là một nhà văn tài ba mà còn là một nhà giáo dục
lỗi lạc. Quan điểm triết học của ông rất tiến bộ: đề cao con người tự nhiên,
chống lại con người xã hội đấu tranh cho một nền giáo dục dân chủ, tự do.
* Viết bài
1. Mở bài
Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội nổi
tiếng. “ Ê - min hay Về giáo dục” được viết năm 1762 gồm 5 cuốn. Tác phẩm
bàn về chuyện GD một em bé từ lúc sơ sinh đến tuổi trưởng thành. “Đi bộ ngao
du” được trích từ cuốn 5 kể về giai đoạn trưởng thành của EMin. Qua đó tác giả
bộc lộ tính chất giản dị, yêu tự do, yêu thiên
nhiên
24
2. Thân bài
3. Kết bài
- Cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, sinh động kết hợp lí lẽ và
tình cảm giữa lập luận và thực tiễn cuộc sống từng trải của tác giả luôn đan xen
bổ sung cho nhau làm cho bài văn sinh động và có sức thuyết phục.
- Học trong tự nhiên rộng lớn, học trong cuộc sống muôn màu là một
trong những cách học tích cực nhất, có giá trị nhất. Muốn vậy phải đi bộ ngao
du. Qua đó ta thấy Ru Xô là một người giản dị, quý trọng tự do, yêu mến thiên
nhiên. Ông không những là một nhà văn tài ba mà còn là một nhà giáo dục lỗi
lạc.

D. Dặn dò: Hoàn thành bài tập còn lại
25

×