Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 132 trang )



1
MỤC LỤC

Mục lục
1
Danh mục các chữ viết tắt
4
Danh mục các hình
5
Danh mục các bảng
6
Mở đầu
7
Chương 1: XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN
NHÂN LỰC XUẤT KHẨU
12
1.1 Xuất khẩu lao động và vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước
12
1.1.1 Xuất khẩu lao động
12
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với các quốc gia
18
1.1.3. Hoạt động XKLĐ của Việt Nam từ năm 1980 đến nay
21
1.2. Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
22
1.2.1. Các khái niệm
22


1.2.2. Các tiêu thức đánh giá chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
26
1.2.3. Các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
của Việt Nam
30
1.3. Kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á về nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu.
36
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước
36
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
40
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NLXK VÀ HOẠT
ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NLXK TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP XKLĐ Ở HÀ NỘI
43
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội
43


2
2.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của các doanh nghiệp XKLĐ trên địa
bàn Hà Nội
43
2.1.2. Nguồn lực của doanh nghiệp XKLĐ
45
2.1.3. Thị trường xuất khẩu lao động
53
2.2. Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu của các doanh nghiệp
XKLĐ trên địa bàn Thành phố Hà Nội

59
2.3. Thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn NLXK tại
các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội
63
2.3.1. Công tác tuyển chọn nguồn nhân lực xuất khẩu
63
2.3.2. Công tác đào tạo
65
2.3.3. Công tác giáo dục định hướng cho người lao động
67
2.3.4. Công tác quản lý chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
67
2.4. Đánh giá chung về chất lượng nguồn NLXK và hoạt động
nâng cao chất lượng nguồn NLXK tại các doanh nghiệp XKLĐ
ở Hà Nội
69
2.4.1. Những kết quả và tác động
69
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
72
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT KHẨU TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP XKLĐ Ở HÀ NỘI
82
3.1. Bối cảnh mới và định hướng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực xuất khẩu
82
3.1.1. Bối cảnh mới và tác động của nó đối với hoạt động XKLĐ
của các doanh nghiệp Việt Nam
82

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
88
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn NLXK
tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội.
90
3.2.1. Nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường XKLĐ
90


3
3.2.2. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả, chất lượng tuyển chọn nguồn
NLXK
92
3.2.3. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, ngoại
ngữ cho người lao động
95
3.2.4. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục định hướng
cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài
99
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác XKLĐ tại
các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội
101
3.2.6. Cải tiến công tác quản lý chất lượng nguồn NLXK tại các
doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội
102
3.2.7. Giải pháp về chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với
hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
104
Kết luận
109

Tài liệu tham khảo
111
Phụ lục 1. Danh sách các doanh nghiệp XKLĐ đang hoạt động trên
địa bàn Thành phố Hà Nội
116
Phụ lục 2. Nội dung bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao
động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
123





4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CAO ĐẲNG
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ĐH
ĐẠI HỌC
LĐTB&XH
Lao động Thương binh và Xã hội
LĐXK
LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
NLXK
Nhân lực xuất khẩu
NXB
NHÀ XUẤT BẢN

THCS
Trung học cơ sở
THPT
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
USD
ĐÔ LA MỸ
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
XKLĐ
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
XNK
Xuất nhập khẩu


5
Danh môc c¸c h×nh

Hình 1
Số lượng người Việt Nam đi XKLĐ từ năm 1991 đến 2007
22
Hình 2
Tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp XKLĐ
45
Hình 3
Một số thị trường XKLĐ chính của các doanh nghiệp XKLĐ ở
Hà Nội năm 2007
54
Hình 4

Quy trình tuyển chọn nguồn nhân lực xuất khẩu tại một số
doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội
64
Hình 5
Quy trình đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động tại
Công ty Interserco
66
Hình 6
Nguồn thông tin tuyển chọn lao động xuất khẩu
75
Hình 7
Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000
103



6
Danh môc c¸c b¶ng

Bảng 1
Cơ cấu cán bộ, nhân viên làm công tác XKLĐ tại một số
doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội
46
Bảng 2
Phân loại cán bộ làm công tác XKLĐ theo trình độ và kinh
nghiệm tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội
48
Bảng 3
Cơ cấu cán bộ làm công tác XKLĐ theo chuyên ngành được
đào tạo tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội

49
Bảng 4
Số lượng cơ sở đào tạo nghề và giáo dục định hướng của một
số doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội
51
Bảng 5
Số LĐXK của các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội từ năm
2002-2007 (chia theo từng thị trường)
53
Bảng 6
Thu nhập bình quân của người lao động Việt Nam tại một số
thị trường lao động trên thế giới
58
Bảng 7
Một số chỉ tiêu về chất lượng nguồn lao động Việt Nam
60
Bảng 8
Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại một số doanh nghiệp
XKLĐ ở Hà Nội năm 2006
61
Bảng 9
Tỷ lệ lao động có tay nghề đi XKLĐ
71
Bảng 10
Doanh thu XKLĐ của Công ty SONA năm 2002 – 2004
72
Bảng 11
Cán bộ đào tạo LĐXK tự đánh giá về kỹ năng, kiến thức của
mình
77

Bảng 12
Đánh giá kiến thức, kỹ năng của người lao động sau khi được
đào tạo tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội
79
Bảng 13
Kế hoạch XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn
TP. Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010
89


7
Më ®Çu

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế có ý nghĩa chiến lược
và là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. XKLĐ không chỉ tạo việc làm, nâng cao trình độ
tay nghề, tác phong công nghiệp, mang lại thu nhập cao cho người lao
động mà XKLĐ còn góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước để
phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đại hội X của Đảng đã nhấn
mạnh “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tăng cường quản lý Nhà nước
đối với hoạt động này” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – trang 244).
Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu bao gồm trình độ học vấn, kỹ
năng, kinh nghiệm, tay nghề, phong cách làm việc, sức khoẻ, phẩm chất
đạo đức… của người lao động. Sức lao động xuất khẩu chính là sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp XKLĐ vì sức lao động được chuyển

cho người sử dụng lao động và doanh nghiệp xuất khẩu thu được phí môi
giới từ việc cung ứng nguồn nhân lực đó. Để sức lao động có thể thoả
mãn nhu cầu của người sử dụng và cạnh tranh được trên thị trường
LĐXK, các doanh nghiệp XKLĐ cần quan tâm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực xuất khẩu thông qua quá trình tuyển chọn, đào tạo, nâng
cao trình độ, tay nghề, sức khoẻ, tác phong làm việc và ý thức kỷ luật
cho người lao động.
Có thể nói các doanh nghiệp XKLĐ đóng vai trò trung gian trong
việc chuyển sức lao động thành một dạng hàng hoá đặc biệt để xuất khẩu


8
sang thị trường nước ngoài. Như vậy doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận
từ hoạt động XKLĐ. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp XKLĐ ở
Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng còn chưa chủ động đầu tư
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu. Chất lượng nhân lực
xuất khẩu thấp đang là rào cản lớn trong hoạt động XKLĐ và mở rộng
thị trường mới của các doanh nghiệp. Nguồn nhân lực xuất khẩu của
chúng ta hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, phục vụ các thị trường
truyền thống, có thu nhập thấp như: Đài Loan, Malaysia… Chất lượng
nguồn nhân lực nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường
lao động quốc tế có tiềm năng lớn và thu nhập cao như: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Anh, Mỹ, Canada, các nước Trung Âu và Tây Âu…
Xuất phát từ thực tiễn đó, cần đánh giá một cách khách quan thực
trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các
doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội, tìm ra những vẫn đề còn tồn tại để từ đó
đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất
khẩu, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đảng và Nhà nước, tăng
cường sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp
và giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động. Vì vậy

việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hà Nội” vừa có ý nghĩa cấp
bách, vừa có ý nghĩa lâu dài cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Trong những năm gần đây, vấn đề XKLĐ nói chung, nguồn nhân
lực xuất khẩu nói riêng đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
và hoạch định chính sách, điển hình như:
- PGS. TS. Mạc Tiến Anh (2006), Phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam phục vụ XKLĐ trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, Tạp chí
Việc làm ngoài nước số 5/2006.


9
- Phạm Công Bảy (2003), Tìm hiểu pháp luật kinh tế về xuất khẩu
lao động, NXB Chính trị Quốc gia.
- Nguyễn Thị Hồng Bích, Hoàng Minh Hà, Phú Văn Hẳn (2007),
XKLĐ ở một số nước Đông Nam Á - kinh nghiệm và bài học, NXB Khoa
học xã hội.
- Nguyễn Tiến Dũng (2006), Một số biện pháp đẩy mạnh xuất
khẩu lao động đi Malaysia, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 2/2006.
- Quỳnh Hoa (2006), Xuất khẩu lao động trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế, Tạp chí Việc làm ngoài nước số 4/2006.
- Nguyễn Phúc Khanh (2004), Xuất khẩu sức lao động với chương
trình quốc gia về việc làm, thực trạng và giải pháp (đề tài nghiên cứu
khoa học).
- Nguyễn Thị Phương Linh (2004), Một số giải pháp đổi mới quản
lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận
án Tiến sỹ kinh tế.
- PGS. TS. Cao Văn Sâm (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp XKLĐ khi Việt Nam là thành viên WTO, Tạp chí việc

làm ngoài nước số 6/2006.
- TS. Trần Thị Thu (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu
lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay, NXB Lao động
– xã hội.
Các công trình trên đã phân tích thực trạng XKLĐ ở Việt Nam và
đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ ở một số khía cạnh
như công tác tổ chức, quản lý, tài chính… Tuy nhiên chất lượng nguồn
nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp XKLĐ về cơ bản mới chỉ được
đề cập đến như một vấn đề cần quan tâm trong các nghiên cứu chung về
XKLĐ hoặc mới chỉ được xem xét ở từng khía cạnh. Chưa có các công
trình nghiên cứu chuyên biệt mang tính hệ thống về vấn đề chất lượng


10
nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp XKLĐ của cả nước nói chung và
các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về
chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực xuất
khẩu và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các
doanh nghiệp XKLĐ đóng trên địa bàn Hà Nội.
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, đối tượng nghiên

cứu của luận văn là chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu và hoạt động
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu.
- Phạm vi đề tài nghiên cứu là chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
của các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ XKLĐ và đang hoạt động trên
địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2002 đến 2007. Đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu XKLĐ phổ thông và lao động kỹ thuật, không nghiên cứu
XKLĐ chuyên gia, nghiên cứu sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử làm phương pháp luận chung. Đồng thời sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, phương pháp thực chứng dựa trên


11
những kết quả điều tra của ngành Lao động Thương binh Xã hội, của
một số chuyên gia và báo cáo của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn:
- Hệ thống hoá và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về
chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu.
- Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu và rút ra những bài học hữu ích
cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá rõ thực trạng chất lượng nguồn nhân lực xuất
khẩu và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các
doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp XKLĐ ở Hà Nội.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận

văn gồm 3 chương:
Chương 1: Xuất khẩu lao động và chất lượng nguồn nhân lực xuất
khẩu.
Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu và
hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu tại các doanh
nghiệp XKLĐ ở Hà Nội.
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hà Nội.


12
Chương 1
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT KHẨU

1.1 Xuất khẩu lao động và vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước.
1.1.1 Xuất khẩu lao động
1.1.1.1. Khái niệm
Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về XKLĐ:
Hợp tác quốc tế về lao động là thuật ngữ được sử dụng trong một
số nước XHCN trước đây, được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các
quốc gia thông qua các hiệp định đã được thoả thuận.
Đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật Việt Nam
từ năm 1991. Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và
tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; góp phần tăng cường quan hệ hợp
tác kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước
sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn

trọng pháp luật và truyền thống dân tộc của nhau. (Điều 1, Nghị định số
370/HĐBT ngày 9/11/1991).
Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là thuật
ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam
từ năm 2006 đến nay theo Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, khoá
XI (tháng 11/2006). Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người


13
lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này (Điều 3,
Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).
Tuy nhiên XKLĐ vẫn là thuật ngữ được sử dụng phổ biến và có
tính chất thông dụng nhất. XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia
thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở
những hiệp định hoặc hợp đồng có tính pháp quy được thống nhất giữa
các quốc gia đưa và nhận lao động.
Xét theo khía cạnh dân số: XKLĐ là quá trình di cư quốc tế. Tuy
nhiên đây chỉ là sự di cư tạm thời vì người lao động đi làm việc ở nước
ngoài có thời hạn nhất định.
Xét theo khía cạnh kinh tế: XKLĐ là một hình thức của hoạt động
kinh tế đối ngoại góp phần tăng nguồn thu cho đất nước.
Xét về phạm vi XKLĐ:
- XKLĐ có sự chuyển dịch qua biên giới là hoạt động chuyển dịch
lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tham gia vào quá trình này
gồm: Bên nhập khẩu lao động, bên xuất khẩu lao động và người lao
động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
- XKLĐ tại chỗ là hình thức lao động của một nước làm việc cho

các doanh nghiệp nước ngoài đặt tại nước đó hoặc lao động làm việc
trong các doanh nghiệp của nước sở tại có chức năng làm hàng gia công
cho nước ngoài.
Đề tài này nghiên cứu XKLĐ có sự chuyển dịch qua biên giới.
Xét về đối tượng XKLĐ:
- XKLĐ phổ thông: là XKLĐ đã tốt nghiệp THCS hoặc THPT,
chưa được đào tạo nghề.
- XKLĐ kỹ thuật là xuất khẩu những lao động đã được đào tạo ở
các trường trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật … Họ là những
lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn nhất định, có thể làm việc tại


14
các doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại. Thu nhập của lao
động kỹ thuật thường cao hơn lao động phổ thông.
- Xuất khẩu lao động chuyên gia là xuất khẩu những lao động có
trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học như: kỹ sư, bác sỹ, chuyên gia
về một lĩnh vực nào đó. Họ được đưa sang nước ngoài làm việc để làm
chuyên gia tư vấn, điều hành, quản lý… Lao động chuyên gia thường có
mức thu nhập cao.
- Tu nghiệp sinh đi làm việc ở nước ngoài là những người lao động
đang làm việc tại một doanh nghiệp và được doanh nghiệp đó cử đi đào
tạo, nâng cao tay nghề ở nước ngoài. Hình thức này thường được áp dụng
ở các công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.
Xét về chủ thể cung cấp LĐXK:
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ XKLĐ cung ứng nguồn nhân lực
đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu lao
động. Các doanh nghiệp XKLĐ phải được Nhà nước cấp giấy phép
XKLĐ. Hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp này bao gồm những
khâu chủ yếu sau: tìm kiếm thị trường; thẩm định và ký kết hợp đồng;

tuyển chọn lao động; đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao
động; quản lý lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; thanh lý
hợp đồng.
- Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước
ngoài đưa người lao động sang nước ngoài làm việc là hình thức người
lao động thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được đưa
sang làm việc tại các công trình do các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài
giao thầu khoán, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài và đưa người lao động
sang nước ngoài để thực hiện dự án đó.


15
- Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
1.1.1.2. Tính tất yếu khách quan của xuất khẩu lao động.
Các quốc gia trên thế giới có sự phát triển không đồng đều về kinh
tế, xã hội cũng như sự phân bố không đều về tài nguyên, nguồn lực sản
xuất… Vì thế không một quốc gia nào có đầy đủ và đồng bộ các yếu tố
sản xuất. Thị trường lao động quốc tế hình thành đã giải quyết được sự
mất cân bằng về nguồn nhân lực giữa các quốc gia. XKLĐ được chính
thức xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX và đã được nhiều quốc gia coi là một
hoạt động mang tính chiến lược, là quốc sách lâu dài để phát triển kinh
tế, xã hội của đất nước.
XKLĐ chính là quá trình trao đổi, mua bán sức lao động giữa hai
đối tác của hai quốc gia khác nhau. Khi sức lao động trở thành hàng hoá
thì sự chênh lệch về giá nhân công cùng với sự thiếu hụt nguồn nhân lực
ở một số quốc gia sẽ là động lực thúc đẩy sự di chuyển sức lao động từ
nước này sang nước khác. XKLĐ là phương thức để thực hiện phân công
lao đông quốc tế, đưa các nước đang phát triển hoà nhập vào nền kinh tế

khu vực và thế giới. XKLĐ là một tất yếu khách quan trong điều kiện
toàn cầu hoá diễn ra sôi động hiện nay. Chính sự phân bố không đồng
đều về dân cư, điều kiện tự nhiên đã góp phần hình thành luồng di cư
quốc tế. Lao động ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển sẽ hướng
tới những quốc gia có đời sống kinh tế khá hơn; lao động ở những nước
có mật độ dân cư cao sẽ di chuyển đến những nước có mật độ dân cư
thấp…
Xuất nhập khẩu lao động diễn ra ở các nước phát triển cũng như
đang phát triển. Đối với những nước có nền kinh tế phát triển: tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, gắn liền với việc áp dụng công nghệ cao, kỹ
thuật hiện đại, năng suất, chất lượng sản phẩm cao, tuy nhiên tốc độ tăng


16
dân số thấp, nguồn lao động trong nước thường không đáp ứng được nhu
cầu sản xuất kinh doanh, nên họ cần nhập khẩu lao động ở các trình độ
khác nhau từ thấp đến cao. Ngược lại các nước phát triển cũng có hoạt
động xuất khẩu chuyên gia sang làm việc tại các nước phát triển khác
với mục đích hợp tác nghiên cứu và xuất khẩu chuyên gia sang các nước
đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển để giúp chuyển giao
tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Những nước đang phát triển hoặc kém phát triển thường có nguồn
nhân lực dồi dào, nhưng giá nhân công rẻ, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc
làm cao, nhu cầu tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập của lao động ở
đây là rất lớn. Vì vậy XKLĐ đã trở thành hoạt động kinh tế quan trọng
của nhiều quốc gia. Ngược lại trong quá trình phát triển kinh tế, các nước
này cũng có nhu cầu nhập khẩu chuyên gia để được tư vấn, hướng dẫn
thực hiện những phần việc đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao, tiên tiến hiện
đại mà nhân lực trong nước chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó còn có sự
chuyển dịch nguồn nhân lực giữa các nước đang phát triển trên cơ sở

nhu cầu – khả năng cung ứng của các bên tham gia.
1.1.1.3. Đặc điểm cơ bản của thị trường XKLĐ:
Thị trường XKLĐ là thị trường quốc tế, là tổng thể các quan hệ
giữa bên cung lao động (bên XKLĐ) và bên cầu lao động (bên sử dụng
lao động) được thực hiện theo nguyên tắc thoả thuận về việc làm, tiền
công và các điều kiện làm việc khác bằng hình thức hợp đồng XKLĐ
theo quy định của pháp luật lao động.
Thị trường XKLĐ có những đặc điểm cơ bản sau:
- Đặc điểm về cung trên thị trường XKLĐ: Cung về lao động xuất
khẩu là lượng lao động có nhu cầu và sẵn sàng đi XKLĐ với mức giá
nhất định. Nguồn cung LĐXK chủ yếu là ở các nước kém phát triển hoặc
đang phát triển, nơi có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp. Khi


17
cung lao động thay đổi về mặt chất lượng sẽ tác động đến giá và cầu lao
động. Khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao, đáp ứng tốt nhu
cầu của chủ sử dụng lao động, có thể thay thế được nguồn nhân lực tại
chỗ, khi đó giá nhân công và cầu về lao động có chất lượng sẽ tăng.
- Đặc điểm về cầu trên thị trường XKLĐ: Cầu về lao động xuất
khẩu là lượng lao động mà bên có nhu cầu sử dụng lao động có thể chấp
nhận với mức giá nhất định. Cầu LĐXK tuỳ thuộc vào thị trường lao
động thế giới luôn biến động và có tính cạnh tranh cao. Ở một số nước
nền kinh tế phát triển có dân số già, thiếu lao động để điều khiển các dây
truyền, máy móc, thiết bị sản xuất và thiếu cả những lao động thực hiện
những công việc giản đơn, độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc, kém hấp dẫn
hoặc giá nhân công trong nước cao… Vì vậy các nước này có nhu cầu
nhập khẩu lao động. Các nước nhập khẩu lao động có những đặc trưng
khác nhau về trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chính
sách đối với người lao động nước ngoài, loại hình công việc, yêu cầu

trình độ, kỹ năng, phẩm chất của người lao động. Các đặc trưng này có
tác động lớn đến công tác khai thác, tuyển chọn, đào tạo, quản lý nguồn
NLXK của doanh nghiệp để đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu
của đối tác cũng như yêu cầu của thị trường lao động thế giới.
- Giá cả trên thị trường XKLĐ: Tiền công, tiền lương chính là giá
cả của hàng hoá sức lao động. Tiền công, tiền lương người lao động
nhận được ít nhất cũng phải tương đương với giá trị sức lao động, bù đắp
được hao phí về thần kinh, cơ bắp và duy trì cuộc sống gia đình của họ.
Trên thị trường lao động quốc tế, giá nhân công khác nhau ở các thị
trường khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu sử dụng lao động, khả
năng cung ứng và chất lượng nguồn lao động. Khi có sự khan hiếm
nguồn lao động ở một lĩnh vực hay một quốc gia nào đó, ngay lập tức giá
nhân công sẽ được trả cao hơn để thu hút lao động đến làm việc. Tuy


18
nhiên chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản làm tăng giá trị sức lao
động, nâng cao mức thu nhập của người lao động. Việt Nam được quốc
tế đánh giá là nơi có nguồn nhân lực rẻ, nhưng chất lượng còn hạn chế.


1.1.2. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với các quốc gia
1.1.2.1. Đối với các quốc gia xuất khẩu lao động
Đưa lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với nước XKLĐ:
- Hoạt động XKLĐ giải quyết việc làm cho một số lượng lao động
đáng kể trong nước, đặc biệt là lao động nông thôn, người chưa có việc
làm. Việt Nam là một nước có quy mô dân số lớn (hơn 84 triệu người -
năm 2006), mật độ dân số cao với 254 người/km
2

, lực lượng lao động là
hơn 43 triệu người, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm
56,8% (năm 2005), năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ
tuổi thành thị là 4,82%, tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của người
lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn là 81,79%, hàng năm có hơn
1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. XKLĐ vì vậy có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với Việt Nam trong giải quyết việc làm, hạn chế thất
nghiệp.
- XKLĐ không chỉ góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu
nghị, giao lưu văn hoá, hội nhập kinh tế, học tập, tiếp thu tiến bộ khoa
học kỹ thuật hiện đại, thực hiện chuyển giao công nghệ giữa các nước
trên thế giới, mà XKLĐ còn là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc
gia. Việc thu thuế từ hoạt động XKLĐ và số tiền người lao động gửi về
cho gia đình đã góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp
phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia. Ở Việt Nam,
bình quân lượng ngoại tệ chuyển về nước hàng năm từ hoạt động XKLĐ


19
đạt từ 1,5 đến 2 tỷ USD. Cùng với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may,
thuỷ sản, dầu khí… XKLĐ đã trở thành một trong những hoạt động có
nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của Việt Nam.
- XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước.
Các quốc gia nhập khẩu lao động có công nghệ sản xuất hiện đại, đòi hỏi
trình độ tay nghề và ý thức kỷ luật cao. Người lao động muốn đi XKLĐ
phải tích cực học hỏi, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật,
rèn luyện ý thức kỷ luật và tác phong lao động. Trong quá trình làm việc
ở nước ngoài, trình độ tay nghề và tác phong lao động của người lao
động tiếp tục được nâng cao. Sau khi kết thúc hợp đồng trở về nước,
người lao động có thể dễ dàng thích nghi với dây chuyền máy móc hiện

đại trong nước, áp dụng những kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài để
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm sản xuất trong
nước. Hiện nay để gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc
tế, các quốc gia đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích
doanh nghiệp XKLĐ trong nước đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao
động để đáp ứng yêu cầu của phía đối tác, hoạt động đó đã góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia.
- Mức thu nhập của lao động làm việc ở nước ngoài cao hơn nhiều
so với thu nhập bình quân của người lao động trong nước. Số tiền họ gửi
về sẽ là nguồn đầu tư hiệu quả nhằm tạo việc làm cho gia đình họ và
những người thất nghiệp trong nước. Mặc khác XKLĐ còn giúp người
lao động tích luỹ được vốn, kiến thức, kinh nghiệm để khi trở về nước họ
có thể đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh tạo thu nhập cho bản thân
và những người khác.
- XKLĐ không chỉ tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp mà còn
giúp mở rộng thị trường kinh doanh ra thế giới. Thông qua XKLĐ,
doanh nghiệp có thể tìm kiếm thêm bạn hàng, phát triển thị trường cho


20
các lĩnh vực kinh doanh khác, tăng cường trao đổi thông tin, hàng hoá
với các đối tác…
- XKLĐ góp phần tiết kiệm kinh phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ
làm việc cho người lao động. Theo thống kê của Cục quản lý lao động
ngoài nước, ở Việt Nam, để tạo một chỗ làm việc mới cho một lao động
có tay nghề trung bình, Nhà nước cần đầu tư khoảng 30 đến 50 triệu
đồng/người; với mỗi lao động làm việc giản đơn thì số tiền đầu tư cũng
là 10 đến 15 triệu đồng/người. Với số người đi XKLĐ từ năm 2000 đến
2004 khoảng 260.000 lượt người đã tiết kiệm cho Nhà nước khoảng
5.000 tỷ đồng.

1.1.2.2. Đối với các quốc gia nhập khẩu lao động
Các quốc gia nhập khẩu lao động cũng thu được những lợi ích đáng
kể từ hoạt động này như:
- Nhập khẩu lao động góp phần bù đắp lượng lao động thiếu hụt ở
một số ngành nghề, đặc biệt lao động làm việc ở khu vực 3D (dirty,
dangerous, dificul - bẩn thỉu, nguy hiểm, khó khăn), thu nhập thấp, điều
kiện làm việc không đảm bảo… mà người lao động nước đó không
muốn làm.
- Quốc gia nhập khẩu lao động tận dụng được giá nhân công nước
ngoài thấp, không mất chi phí đào tạo hoặc chỉ cần đào tạo thêm trong
một thời gian ngắn là có thể sử dụng được. Tận dụng và khai thác sức
khoẻ, kinh nghiệm làm việc của người lao động nước ngoài trong quá
trình sản xuất, kinh doanh để tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hoá có chất
lượng tốt, giá thành thấp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Quốc gia nhập khẩu lao động thu được nhiều lợi nhuận do việc trả
tiền công thấp hơn lao động của chính quốc. Hơn nữa người lao động
nước ngoài đến làm việc có thời hạn, nên những khoản chi phí dài hạn
cho quỹ xã hội đối với số lao động này không lớn.


21
- Tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc sẽ thúc đẩy tiêu dùng
trong nước, do người lao động nước ngoài cũng có nhu cầu chi tiêu, mua
sắm, tiêu dùng hàng hoá.
Thông qua những phân tích trên, chúng ta đã phần nào hiểu rõ được
vai trò của hoạt động XNK lao động đối với nền kinh tế của các quốc
gia. Vì vậy tất cả các nước trên thế giới, kể cả các nước đang phát triển
hay kém phát triển đều có thể tham gia vào thị trường lao động quốc tế
này.
1.1.3. Hoạt động XKLĐ của Việt Nam từ năm 1980 đến nay:

Hoạt động XKLĐ của Việt Nam đã được triển khai trên 25 năm (từ
năm 1980) và có thể chia làm hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn hợp tác lao động với nước ngoài (1980-1990).
Đây là giai đoạn hợp tác lao động quốc tế theo cơ chế quản lý hành
chính bao cấp, với thị trường chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa: Liên
Xô, Cộng hoà Séc (Tiệp Khắc cũ), Cộng hoà dân chủ Đức và Bungari và
đưa một số chuyên gia sang I Rắc, Libi, Châu Phi (Ănggola,
Môdămbích…). Thời kỳ này Nhà nước trực tiếp ký kết và thực hiện việc
đưa lao động, chuyên gia Việt Nam sang làm việc ở các nước nói trên
nhằm giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động. Trong
thời kỳ này Việt Nam đã đưa được 271.501 người đi hợp tác lao động,
thu về cho ngân sách Nhà nước gần 300 triệu đồng. Tuy nhiên trong tổng
số người đi hợp tác lao động thời kỳ này có 60% đến 70% lao động
chưa qua đào tạo nghề.
- Giai đoạn hoạt động XKLĐ theo cơ chế thị trường (từ năm 1991
đến nay):
Vào đầu những năm 90, các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu
gặp khủng hoảng và sụp đổ, các nước Châu Phi khủng hoảng kinh tế
trầm trọng, hoạt động hợp tác lao động bị đình đốn. Trước tình hình đó,


22
cùng với việc cải cách, thực hiện nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã
chuyển hướng sang XKLĐ và giao cho các doanh nghiệp thực hiện. Đặc
trưng của thời kỳ này là sự thay đổi về cơ chế XKLĐ và quy mô XKLĐ
hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường lao động.
Nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào thị trường XKLĐ dưới nhiều hình
thức như chuyên doanh XKLĐ hoặc kinh doanh tổng hợp.
Số lượng lao động được đưa đi lao động ở nước ngoài tăng lên qua
các năm, thể hiện trong hình sau:


Hình 1. Số lượng người Việt Nam đi XKLĐ từ năm 1991 đến 2007
1.022
810
3.960
9.230
10.050
12.660
18.470
12.240
21.810
31.500
37.000
46.122
78.000
67.447
70.594
78.885
85.000
-
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
70.000
80.000
90.000
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007


(Nguồn: Báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước).

Giai đoạn 2001-2007 Việt Nam đã đưa được 463.048 lao động đi
làm việc ở nước ngoài, cao hơn gấp 4,3 lần số lao động xuất khẩu giai
đoạn 1995-2000 (106.730 người). Hiện nay có khoảng 500.000 người
lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ,
làm việc ở hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Hàng năm số lao động
này đã chuyển về nước khoảng 1,6 tỷ USD.


23
1.2. Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu.
1.2.1. Các khái niệm.
1.2.1.1. Nguồn nhân lực xuất khẩu.
Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là nguồn lực con người
của một quốc gia có thể huy động để tham gia vào quá trình phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả
năng lao động xã hội, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động và có
khả năng lao động.
Nguồn nhân lực xuất khẩu của quốc gia là những người trong độ
tuổi lao động, có khả năng năng lao động, đã có việc làm hoặc chưa có
việc làm, có nhu cầu và đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động
quốc tế.
Nguồn nhân lực xuất khẩu của doanh nghiệp là những lao động mà
doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển chọn được, đang trong quá trình đào tạo,
nâng cao trình độ, tay nghề, giáo dục định hướng và hoàn chỉnh thủ tục
để đi làm việc ở nước ngoài.
Nguồn nhân lực xuất khẩu mà các doanh nghiệp XKLĐ ở Việt
Nam có thể khai thác gồm:

- Nguồn nhân lực đang tham gia vào hoạt động kinh tế: Đây là
những người đã có việc làm, tuy nhiên họ vẫn có nhu cầu chuyển đổi
nghề nghiệp, thay đổi môi trường làm việc, tìm kiếm việc làm mới… để
tăng thu nhập.
- Những người có khả năng lao động nhưng vì những lý do khác
nhau chưa có việc làm, gồm:
+ Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường trung học phổ
thông, trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học… Đây là nguồn lao
động có chất lượng mà các doanh nghiệp XKLĐ cần tìm kiếm, khai thác.


24
+ Những người nội trợ trong gia đình: Thường là những người phụ
nữ ở các vùng nông thôn, công việc chủ yếu của họ là làm nội trợ, chăm
sóc con cái, nhưng do cuộc sống khó khăn, họ có nhu cầu được lao động,
làm việc để kiếm sống. Tuy nhiên đa số lao động này chưa biết nghề,
trình độ văn hoá thấp, thiếu kiến thức xã hội. Họ thường đăng ký đi giúp
việc gia đình ở nước ngoài.
+ Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Những lao động
này thường có tác phong kỷ luật cao, sức khoẻ tốt. Tuy nhiên cũng cần
được đào tạo ngoại ngữ và tay nghề để có thể tham gia vào thị trường lao
động quốc tế.
+ Người làm nông nghiệp theo mùa vụ và những người có việc
làm không ổn định. Những người này đa số xuất phát từ những vùng
nông thôn, trình độ văn hoá thấp, ít có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với
“xã hội bên ngoài”, ít khi đi khỏi nơi cư trú (làng, xã), vì vậy kiến thức
xã hội bị hạn chế.
+ Lao động nông nghiệp bị mất đất do quá trình đô thị hoá, công
nghiệp hoá. Nhiều khu công nghiệp và đô thị mới được xây dựng, đi liền
với đó là tình trạng mất việc làm của lao động nông thôn gia tăng. Ước

tính mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng mất việc làm
và mỗi hecta đất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động bị thất
nghiệp. Bên cạnh đó giá cả liên tục tăng, thu nhập của nông dân thấp,
không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày. Vì vậy họ có nhu cầu
chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới hoặc đi XKLĐ. Tuy
nhiên đây cũng là lực lượng lao động có trình độ thấp nên việc đào tạo,
đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ cho số đối tượng này rất khó khăn.
+ Lao động dôi dư trong quá trình cải cách, cổ phần hoá các doanh
nghiệp Nhà nước: Số lao động này thường có độ tuổi tương đối cao
(54% trên 45 tuổi), trình độ rất khác nhau (40% không có bằng cấp,


25
4,5% có trình độ đại học, 33,25% là công nhân kỹ thuật). Vì vậy việc
chuyển đổi nghề nghiệp hay đào tạo họ rất khó khăn.
Người đi XKLĐ theo quy định tại Điều 3 Luật người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng “là công dân Việt Nam, cư
trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước
ngoài theo quy định của Luật này”. Người lao động muốn tham gia hoạt
động XKLĐ phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật
hiện hành, cụ thể:
- Có năng lực hành vi dân sự;
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
- Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu
của nước tiếp nhận lao động;
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay
nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
- Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

- Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp
luật Việt Nam. [19, 24]
Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, nhưng giá nhân
công rẻ, thiếu lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Để có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, chúng ta buộc phải tăng cường đầu tư, đào tạo,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để cung cấp cho thị trường lao động
trong nước và quốc tế.
1.2.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
Có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm:

×