Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

MÔ HÌNH SCOR TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.23 KB, 11 trang )

BÀI THẢO LUẬN
MÔN:LOGISTIC
GVHD:NGUYỄN VỊNH
ĐỀ TÀI: “ MÔ HÌNH SCOR TRONG CHUỖI CUNG ỨNG”
NHÓM 9
1. Trần Thị Ngọc Loan
2. Lê Thị Dương
3. Đào Thị Bích Hà
A- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chuỗi cung ứng (logistic) có vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh của các
doanh nghiệp.Một chuỗi cung ứng bao gồm nhiều quá trình, nhiều công đoạn. Do đó dể có
thể vận dụng một cách triệt để chuỗi cung ứng vào doanh nghiệp thì đòi hỏi nhà quản trị
phải có tư duy tốt trong việc phân tích, áp dụng các mô hình của chuỗi logistic.
Một doanh nghiệp hoạt động được thì đòi hỏi phải có các yếu tố bên ngoài và yếu tố
bên trong. Các yếu tố bên trong như hệ thống thông tin quản lý. Để vận chuyển hàng hoá
hay cách lưu chuyển hàng hoá như thế nào để dể dàng, ít tốn kém và đem lại lợi nhuận cao
thì doanh nghiệp phải áp dụng mô hình 3A, 80-20, bullwhip… Nhưng làm sao để có được
quy trình, hay có thể xây dựng được cơ sở vật chất tốt thì cần phải áp dụng mô hình Scor
trong chuỗi cung ứng. Mô hình Scor cung cấp một bộ các công cụ để giúp công ty xây
dựng bảng vẽ thiết kế chuỗi cung ứng, mô hình này còn định ra các thực hành tốt nhất, các
thước đo hiệu quả hoạt động và các yêu cầu chức năng . Mô hình SCOR cung cấp cấu trúc
nền tảng, thuật ngữ chuẩn để giúp các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý, như tái
thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh, và phân tích thực hành tốt nhất. Các công cụ
của SCOR tạo khả năng cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu
quả.
Với mô hình này việc thiết kế chuỗi cung ứng tưởng chừng cực kì khó khăn phức tạp, trở
thành bình thường, đơn giản. Chính vì tầm quan trọng đó mà nhóm 9 đã lựa chọn mô hình
Scor làm đề tài.
B- NỘI DUNG :
I. Tìm hiểu về chuỗi cung ứng :
1. Khái niệm chuỗi cung ứng :


Logistic được hiểu là dòng vận động của nguyên vật liệu,thông tin và tài chính giữa
các công ty(các xưởng sản xuất,các cơ sở trong công ty) trong một chuỗi thống nhất.Đó là
một mạng lưới cơ sở hạ tầng ( nhà máy,kho hàng,cầu cảng,cửa hàng…),các phương
tịên( xe tải,tàu hoả,máy bay…) cùng với hệ thống thông tinđược kết nối với nhau giữa các
nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, quản trị logistic được hiểu là một bộ phận của
quá trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực,
hiệu quả các dòng vận động và dự trữ hàng hoá, dịch vụ cùng các thông tin có liên quan từ
điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ theo đơn đặt hàng nhằm thoả mãn yêu cầu của khách
hàng.
Logistic không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục,
có quan hệ mật thiết và tác đông qua lại lẫn nhau, bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm từ
các nhập lượng đầu vào cho đến giai doạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
2. Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong thực tiễn hiện nay :
Logistic là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu
trong viêc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường.
Logistic tối ưu hoá quá trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào
đến tay người tiêu dùng cuối cùng.Nó hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt
động quản lý hiệu quả, tạo lợi nhuận trong việc bán hầu hết các loại hàng hoá và dịch vụ.
Logistic giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong lưu thông phân phối.
Logistic góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi
phí, hopàn thiện và tiêu chuẩn hoá chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và
vận tải quốc tế.Trong thời đại toàn cầu hoá, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho
mọi quốc gia trong tién trình phát triển đất nước.Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được
và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistic rẻ tiền và chất lượng
cao.
Logistic nâng cao hiệu quả quản lý, giảm tải chi phí trong quá trình sản xuất, tăng
cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Logistic tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm.
Logistic cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách

hàng.
Logistic có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp.
II. Mô hình SCOR :
1. Giới thiệu sơ lược về mô hình scor:
Mô hình SCOR là mô hình tổng quan, đưa ra hướng dẫn khung để phát triển cấu trúc
chuỗi cung ứng. Bên cạnh SCOR, còn có các mô hình bổ sung khác được phát triển tương
thích với từng tình hình cụ thể của các ngành công nghiệp và chi tiết đến mức ứng dụng –
chẳng hạn như yêu cầu chuẩn về dữ liệu.
Mô hình chuỗi cung ứng bao gồm bốn quy trình: hoạch định, mua hàng, sản xuất và
phân phối. Để đặt chỉ tiêu và quản lý hiệu quả hoạt động, cần định ra bảng các chỉ tiêu
đánh giá cho từng quy trình và cho hiệu quả của tổng thể chuỗi cung ứng.
Phạm vi của chuỗi cung ứng bao gồm các mối tương tác “từ nhà cung cấp của nhà
cung cấp đến khách hàng của khách hàng” – một mạng lưới các tổ chức, công ty kết nối
với nhau bởi các dòng chảy hàng hóa, thông tin và tài chính, được tạo ra để đáp ứng nhu
cầu của người sử dụng cuối.
Muốn đảm bảo các chuỗi cung ứng có thể được mô tả một cách trung thực, thống
nhất, tái cấu trúc để đạt được lợi thế cạnh tranh, có thể đo lường, quản lý, kiểm tra và tinh
chỉnh cho phù hợp với mục đích cụ thể.

SCOR –CÔNG CỤ HỔ TRỢ XÂY DỰNG CẤU TRÚC QUY TRÌNH
2.Vai trò của mô hình SCOR trong thực tiễn:
Nhận thấy nhu cầu về một chuẩn thống nhất giữa các ngành, vào năm 1995 PRTM đã
phối hợp làm việc với AMR, một hãng nghiên cứu độc lập chuyên cung cấp các phân tích
trung thực trong lĩnh vực công nghệ phần mềm công ty. PRTM và AMR đã cùng nhau lập
ra Hội Đồng Chuỗi Cung Ứng (the Supply-Chain Council – SCC), ban đầu với 69 công ty
thành viên. Trong vòng hơn một năm, ba tổ chức này (PRTM, AMR và SCC), đã phát triển
một tiêu chuẩn gọi là Mô Hình Tham Chiếu Hoạt Động Chuỗi Cung Ứng
1
(SCOR). Mô

hình này định ra các thực hành tốt nhất, các thước đo hiệu quả hoạt động và các yêu cầu
chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi của chuỗi cung ứng, quy trình con
(subprocess) và các hoạt động
2
. Mô hình SCOR cung cấp cấu trúc nền tảng, thuật ngữ
chuẩn để giúp các công ty thống nhất nhiều công cụ quản lý, như tái thiết quy trình kinh
doanh, lập chuẩn so sánh, và phân tích thực hành tốt nhất. Các công cụ của SCOR tạo khả
năng cho công ty phát triển và quản lý cấu trúc chuỗi cung ứng hiệu quả.
Sử dụng phương pháp thiết kế từ trên xuống dưới của mô hình SCOR, công ty có thể
nhanh chóng hiểu được cấu trúc và hiệu quả hoạt động hiện thời chuỗi cung ứng của mình.
Công ty cũng có thể so sánh cấu trúc của mình với các công ty khác, phát hiện những cải
tiến dựa trên các thực hành tốt nhất, và thiết kế cấu trúc chuỗi cung ứng tương lai cho
mình. Từ khi ra đời năm 1996, đến nay đã có 700 công ty áp dụng mô hình SCOR.
1
2
Năm 1996, Hội Đồng Chuỗi Cung Ứng (SCC) trở thành tổ chức phi lợi nhuận và mô hình
SCOR được chuyển giao cho họ. Từ lúc thành lập, SCC ngày càng phát triển rộng khắp
thành các hiệp hội ở Châu Âu, Nhật, Úc/New Zealand, Đông Nam Á, và Nam Phi, và tất
nhiên là ở cả khu vực Bắc Mỹ. Các thành viên đã ngày càng phát triển, mở rộng mô hình.
Quy trình thu hồi được thêm vào năm 2001. Các thực hành tốt và các bảng tiêu chí đánh
giá được cập nhật theo định kỳ.
3.Sự phát triển và hoạt động của SCOR:
Hệ thống SCOR được phát triển vào cuối những năm 1990 nhằm phát hiện ra các
ngân hàng có điều kiện về tài chính yếu kém cơ bản kể từ sau đợt kiểm tra tại chỗ lần cuối.
Như cái tên đã chỉ ra, mô hình là một hệ thống từ xa có ý nghĩa bổ sung thêm cho hệ thống
kiểm tra tại chỗ hiện tại.
Đối ngược với hệ thống chuyên gia theo phương cách CAEL, SCOR sử dụng mô
hình thống kê. Nó so sánh các kết quả đánh giá của cuộc kiểm tra với các tỷ lệ tài chính
của năm trước đó. SCOR xác định tỷ lệ tài chính nào gần với kết quả đánh giá kiểm tra và
sử dụng mối quan hệ đó để dự báo các tỷ lệ tương lai. Bằng cách xác định tỷ lệ nào là có

mối liên hệ đối với kết quả đánh giá kiểm tra, phương pháp SCOR cố gắng nhận diện tỷ lệ
nào mà người kiểm tra xem là có ý nghĩa nhất và vì thế có thể được giải thích như là một
nỗ lực để hiểu được ý định của kiểm tra viên.
SCOR sử dụng tiến trình phân tích theo mô hình bậc thang để loại trừ các tỷ lệ mà
mối quan hệ của nó với đánh giá xếp loại của kiểm tra không nhất quán (có nghĩa là, các tỷ
lệ này không có ý nghĩa quan trọng về thống kê). Tóm lại, các tiến trình bậc thang loại bỏ
từng bước các biến tương quan.
Mô hình được phát triển với độ dốc thấp nhằm tránh các vấn đề khai thác dữ liệu
quá mức. Vấn đề này xuất hiện do người ta có thể tìm thấy một sự trùng khớp ngẫu nhiên
nào đó có ý nghĩa thống kê nếu người đó được xem đầy đủ các dữ liệu.
Để lựa chọn những biến như vậy cần phải sử dụng các đánh giá am tường. Các đặc
tính nguyên thủy của SCOR được chọn sau khi xem xét tài liệu về các thất bại của ngân
hàng và thảo luận với các nhân viên kiểm tra ngân hàng.Các kỹ thuật tính lần lượt được
thử nghiệm, và nếu việc kiểm nghiệm cho ra kết quả là một kỹ thuật cải tiến khả năng của
mô hình trong việc tìm ra trường hợp xuống hạng của các định chế xếp hạng 1 hoặc 2
xuống loại 3 hoặc thấp hơn thì các đặc tính đó sẽ được cập nhật.
Bảng 2: Các biến của SCOR và các tỷ lệ của một ngân hàng giả thuyết
Các biến SCOR %/Tổng TSC
1. Vốn tự có 13.59
2. Dự phòng tổn thất trong cho vay và cho thuê 1.31
3. Nợ quá hạn 30-89 ngày 2.23
4. Nợ quá hạn trên 90 ngày 0.89

×