Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 101 trang )


1



Luận văn
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
chè tại Tổng Công ty chè Việt
Nam giai đoạn 2001-2005

Lời Mở đầu
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào thị trường khu vực và thế
giới, trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang nỗ lực hoà
nhập vào nhịp độ phát triển của kinh tế thế giới bằng các chính sách mở cửa, đẩy
mạnh xuất khẩu. Cùng với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, kinh tế Việt
Nam cũng đang từng bước đi lên nhờ các thế mạnh căn bản của mình, trong đó
sản lượng chè xuất khẩu tăng với tốc độ khá mạnh đã đóng góp thực hiện các
chương trình lớn của đất nước. Nhu cầu tiêu dùng chè đang trở thành một xu
hướng chủ yếu trên thế giới và ngày càng có nhiều ưu điểm của sản phẩm đồ
uống. Do vậy, việc hoà nhập và mở rộng thị trường chè Việt Nam vào thị trường
chè thế giới là một đòi hỏi cấp thiết, góp phần tạo cơ sở để phát huy năng lực xuất
khẩu chè, thiết lập uy tín và tạo chỗ đứng cho các sản phẩm Việt Nam trên thị
trường quốc tế, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, tạo công ăn việc làm cho lao động
ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, hiện nay ngành chè của Việt Nam còn có nhiều hạn chế nhất là
trong xuất khẩu chè như: chất lượng mặt hàng xuất khẩu; chè xuất khẩu chủ yếu
dưới dạng nguyên liệu thô nên lợi nhuận thu lại nhỏ hơn nhiều so với tiềm năng
và lợi thế của ngành chè. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tín nhiệm của
khách hàng nước ngoài và làm giảm sút thị phần tiêu thụ so với các nước xuất
khẩu chè khác. Ngoài ra tình trạng phân tán, thiếu sự quản lý ở tầm vĩ mô trong
bối cảnh các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, cổ phần hoá doanh


nghiệp nên các nhà kinh doanh xuất khẩu chè nước ta vấp phải không ít khó khăn
về vốn, sự biến động giá cả và sự cạnh tranh không cân sức với các công ty nước
ngoài.
Tổng Công ty chè Việt Nam là một Tổng Công ty đầu ngành của cả nước về
sản xuất và xuất khẩu chè cũng không tránh khỏi những vướng mắc đó. Vấn đề

đặt ra là làm thế nào để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các
hạn chế và phát huy những lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu chè.
Bằng những kiến thức cơ bản về kinh tế cùng với thời gian thực tập tại Tổng
Công ty chè Việt Nam và thông qua tài liêụ nghiên cứu, tôi đã chọn đề tài “Giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè tại Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn
2001-2005” với mong muốn nhằm củng cố thêm kiến thức đã học và góp phần
nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty chè Việt Nam
Luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu chè.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam
trong thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam giai đoạn 2001- 2005.

















Chương I
lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu chè
I. Sự cần thiết của việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè
1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế - Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua
buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là một hình thức của
các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những
người sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Thương mại
quốc tế là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào
phân công lao động quốc tế phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Các nước
tham gia thương mại quốc tế đều chịu sự chi phối chung của các quy luật kinh tế.
Hiểu rõ các quy luật này là một điều rất cần thiết để xác định chính xác hướng đi
cho xuất khẩu của Việt Nam.
1.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Cuối thế kỷ 17 các nhà trọng thương coi thương mại là hành vi tước đoạt lẫn
nhau vì theo họ thương mại không tạo ra của cải, khi người này được lợi thì
người kia phải chịu thiệt.
Giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 18 các nhà kinh tế học tư sản cổ
điển đã nêu ra các lý thuyết về lợi ích của thương mại quốc tế dựa vào sự chuyên
môn hoá của mỗi quốc gia.
Năm 1776 trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc”, Smith đã bác bỏ quan
niệm sai lầm coi thương mại là quan hệ “được – mất”. Ông lập luận “Điều gì là
thận trọng trong các quản lý một gia đình thì ít khi trở thành thiếu khôn ngoan
trong các điều hành một vương quốc lớn. Nếu nước ngoài có thể cung cấp cho
chúng ta một hàng hoá rẻ hơn chúng ta làm, thì tốt nhất chúng ta nên mua chúng


bằng một phần sản lượng của những kỹ nghệ mà chúng ta có”. Cơ sở của lập luận
này là các quốc gia có hiệu quả khác nhau trong việc sản xuất các sản phẩm khác
nhau. Vào khoảng thời gian đó, Anh trở thành nước sản xuất hàng dệt hiệu quả
nhất thế giới nhờ vào sự kết hợp những điều kiện thuận lợi về khí hậu, đất đai và
kinh nghiệm tích luỹ được trong quá khứ. Trong khi đó Pháp lại sản xuất rượu
vang hiệu quả nhất thế giới. Vì vậy, Anh có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất hàng
dệt và Pháp có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất rượu vang. Mỗi quốc gia có một
lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một sản phẩm khi mà nó hiệu quả hơn một
quốc gia khác trong sản xuất sản phẩm đó. Theo Smith, các quốc gia nên chuyên
môn hoá sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những
hàng hoá này sang quốc gia khác để đổi lấy các sản phẩm mà nước ngoài sản
xuất hiệu quả hơn. Lý thuyết này cho rằng, Anh nên chuyên môn hoá sản xuất
xuất khẩu hàng dệt và Pháp nên chuyên môn hoá sản xuất xuất khẩu rượu vang,
Anh có thể có tất cả rượu vang mà họ cần bằng việc bán hàng dệt sang Pháp và
mua rượu vang từ Pháp. Các quốc gia không nên sản xuất những hàng hoá mà họ
có thể mua được với giá rẻ hơn từ nước ngoài. Bằng việc chuyên môn hoá sản
xuất những sản phẩm có lợi thế tuyệt đối, cả hai quốc gia đều có lợi khi quan hệ
thương mại với nhau.
ở đây, Smith đã thể hiện một cách nhìn mới về thương mại, đó là kiểu quan
hệ hai bên cùng có lợi. Để làm sáng tỏ luận điểm này, chúng ta xem ví dụ sau:
Giả sử có 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam cùng bỏ ra 100 giờ lao động cho
mỗi sản phẩm gạo và than thu được kết quả như sau:
Việt Nam sản xuất được 100 tấn gạo và 200 tấn than.
Nhật Bản sản xuất được 80 tấn gạo và 400 tấn than.
Nếu không có thương mại quốc tế, sức sản xuất chung của 2 quốc gia là 180
tấn gạo và 600 tấn than với tổng chi phí lao động xã hội là 400 giờ. Khi đó ở Việt
Nam một đơn vị gạo có thể đổi được 2 đơn vị than, ở Nhật Bản một đơn vị gạo

đổi được 5 đơn vị than. Nhìn tổng quát Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo, Nhật

Bản có lợi thế về sản xuất than. Đó là lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia.
Nếu có giao thương quốc tế, Việt Nam có thể chuyên môn hoá sản xuất gạo,
Nhật Bản sẽ sản xuất than khi đó với 200 giờ lao động ở Việt Nam sẽ tạo ra được
200 tấn gạo, còn ở Nhật Bản sẽ được 800 tấn than. Sức sản xuất của cả xã hội đã
tăng được 20 tấn gạo và 200 tấn than so với không có sự chuyên môn hoá và
thương mại quốc tế.
Như vậy, trao đổi quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối đã
làm tăng sức sản xuất chung của xã hội. Đó là cơ sở kinh tế để có thể tăng thêm
lợi ích của các tác nhân tham gia vào quá trình thương mại quốc tế mà không cần
có sự tước đoạt lẫn nhau như các nhà trong thương chủ nghĩa đã khẳng định.
Ưu điểm của lý thuyết:
Đề cao vai trò của cá nhân và các doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại
tự do, không có sự can thiệp của Chính Phủ. Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới
sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn.
Thấy được tính ưu của chuyên môn hoá. Tuy nhiên lại đồng nhất hoá sự
phân công lao động trong nước mà không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia
là rất lớn về thể chế chính trị, về phong tục tập quán.
Hạn chế của lý thuyết:
Dùng lý thuyết tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong
mậu dịch thế giới ngày nay ví như giữa các nước phát triển với các nước đang
phát triển. Lý thuyết này không thể giải thích được trong trường hợp một nước
được coi là “tốt nhất” tức là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất tất cả các
sản phẩm hoặc một nước được coi là “kém nhất “ tức là quốc gia đó không có
một sản phẩm nào có lợi thế tuyệt đối để sản xuất trong nước. Liệu trong những
trường hợp đó, các quốc gia có còn giao thương với nhau nữa không và lợi ích

mậu dịch sẽ nằm ở chỗ nào? Hay lại áp dụng chính sách “Bế quan toả cảng”?
Ngày nay, đặc biệt mậu dịch giữa các nước phát triển với nhau nếu dùng lý
thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì không thể giải thích nổi. Để làm
được điều này phải nhờ tới quy luật lợi thế so sánh của Ricardo

1.2. Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo
Ricardo đã đi xa hơn một bước trong việc khám phá ra cơ chế hình thành lợi
ích của thương mại. Lý thuyết lợi thế so sánh của ông được trình bày trong tác
phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học”, cho rằng bất kỳ quốc gia nào
cũng có thể thu được lợi khi tham gia vào quan hệ thương mại với nước ngoài.
Học thuyết lợi thế so sánh được xây dựng trên cơ sở khái niệm năng suất lao
động, chi phí cơ hội và lợi thế so sánh.
Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh của mình Ricardo đã đưa ra một số giả
thiết:
- Chỉ có hai quốc gia và chỉ có hai loại hàng hoá.
- Chi phí vận chuyển bằng không.
- Mậu dịch tự do.
- Lao động có thể chuyển dịch hoàn toàn chỉ trọng một quốc gia nhưng
không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia.
- Chi phí sản xuất là cố định.
- Lý thuyết tính giá trị bằng lao động.
Theo quy luật này, ngay cả một quốc gia là “kém nhất” (tức là không có lợi
thế tuyệt đối để sản xuất cả hai sản phẩm) vẫn có lợi khi giao thương với một
quốc gia khác được coi là “tốt nhất” (tức là có lợi thế tuyệt đối để sản xuất cả hai
sản phẩm). Và quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao
thương. Trong trường hợp này, quốc gia thứ nhất có thế chuyên môn hoá và xuất
khẩu sản phẩm họ không có lợi thế tuyệt đối so với nước kia, nhưng có lợi thế

tuyệt đối lớn hơn giữa hai sản phẩm trong nước (tức là họ có lợi thế so sánh hay
lợi thế tương đối) và nhập khẩu sản phẩm mà lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai
sản phẩm trong nước (tức là họ không có lợi thế so sánh).
Có thể tóm tắt nguyên lý lợi thế tương đối của David Ricardo thông qua ví
dụ sau: Giả sử 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam cùng chi ra 100 giờ lao động
cho mỗi sản phẩm gạo và than thu được kết quả như sau:


Nước
Gạo Than
Kết quả SX
(Tấn)
Chi phí sản
xuất (giờ/tấn)
Kết quả SX
(Tấn)
Chi phí SX
(giờ/tấn)
Việt Nam 100 1 400 0.25
Nhật Bản 80 1.25 200 0.5
Nội dung nguyên lý lợi thế tương đối được Ricardo phát biểu như sau: các
nước cần lựa chọn mặt hàng để chuyên môn hoá sản xuất theo công thức: Khi chi
phí để sản xuất sản phẩm A của nước X so với đối tác nhỏ hơn chi phí sản xuất
sản phẩm B cũng của nước đó so với đối tác thì nước đó thì nước X cần chọn sản
phẩm A để chuyên môn hoá.
Theo công thức trên, với số liệu ở ví dụ trên Việt Nam cần chọn sản phẩm
than để chuyên môn hoá (vì 0.25/0.5 < 1/1.25) và Nhật Bản nên chọn sản phẩm
gạo để chuyên môn hoá (vì 1.25/1 < 0.5/0.25). Nếu Việt Nam dành toàn bộ sức
lao động để chuyên sản xuất than, còn Nhật Bản sản xuất gạo, thì sức sản xuất
chung của xã hội sẽ là 160 tấn gạo và 800 tấn than. So với không chuyên môn
hoá thì gạo bị hụt đi 20 tấn và than tăng lên 200 tấn. Quy 200 tấn than ra thành gạo
theo tỷ lệ trao đổi hiện hành là 160/180 thì lượng 200 tấn than đó tương đương với
40 tấn gạo. Tức là sản xuất của xã hội tăng thêm hơn trước 20 tấn gạo.
Như vậy quy luật lợi thế tương đối của Ricardo đã đi xa hơn Adam Smith ở
chỗ chứng minh rằng tất cả các quốc gia đều có lợi khi giao thương với nhau bất
kể là quốc gia đó có lợi thế tương đối hay không. Tuy nhiên vào thời kỳ đó

Ricardo đã chưa đưa ra được những bằng chứng xác đáng để biện minh cho lý

thuyết của mình, cụ thể là:
- Trong chi phí sản xuất chỉ mới tính đến 1 yếu tố duy nhất đó là lao động.
Còn các yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai và cả trình độ của người lao động
thì không được đề cập đến. Do đó không thể tìm ra nguyên nhân tại sao năng suất
lao động của nước này lại cao (thấp) hơn so với năng suất lao động của nước
khác.
- Mặc dù học thuyết này có chứng minh được lợi ích của thương mại quốc
tế, nhưng vẫn không xác định được tỷ lệ giao hoán quốc tế, tức là giá cả quốc tế,
căn bản vẫn là hàng đổi hàng.
- Mỗi sản phẩm đem trao đổi không chỉ phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra nó
mà còn phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó ở trong nước. Ricardo đã
không thấy điều này, ông chỉ chú ý đến cung mà không chú ý đến cầu đặc biệt là
cầu trong nước. Do đó không xác định được giá cả tương đối của sản phẩm dùng
để trao đổi giữa các nước với nhau
1.3. Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố Heckscher- Ohlin
Theo Ricardo thì nguồn gốc của lợi thế so sánh xuất phát từ sự khác biệt về
năng suất lao động. Hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển, Eli Heckscher (1919)
và Perti Olin (1933) đã đưa ra một cách giải thích mới về nguồn gốc của lợi thế
so sánh. Theo hai ông, lợi thế so sánh của một quốc gia xuất phát từ sự khác biệt
về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất mà hai ông đề cập
đến là đất đai, lao động và tư bản. Sự khác biệt về mức độ sẵn có của các yếu tố
sản xuất sẽ dẫn đến sự khác biệt về giá cả của các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản
xuất càng dồi dào thì giá cả của nó càng rẻ. Vì vậy, giá cả của những hàng hoá sử
dụng nhiều yếu tố sản xuất dồi dào sẽ rẻ hơn. Tương tự như Ricardo, Heckscher
và Ohlin cho rằng thương mại là có lợi. Khác với Ricardo, cả hai giải thích các

động thái thương mại xuất phát từ sự khác nhau về mức độ sẵn có của các yếu tố
sản xuất.
Lý thuyết xây dựng với các giả thiết:
- Tất cả các nguồn lực đều được sử dụng.

- Chỉ có hai quốc gia, hai hàng hoá, hai đầu vào lao động và Tư bản.
- Tất cả các quốc gia có năng suất lao động như nhau (công nghệ như nhau)
- Các hàng hoá khác nhau về tỷ lệ kết hợp các yếu tố sản xuất.
- Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển từ ngành này sang ngành khác
nhưng không di chuyển được từ nước này sang nước khác. Mức độ sẵn có của
các yếu tố sản xuất là cố định.
- Nhu cầu không bị hạn chế.
Lý thuyết này được tóm tắt với những nội dung chính:
Để hiểu được vai trò của các nguồn lực trong thương mại, chúng ta bắt đầu
bằng việc xem xét tác động của nguồn lực đến khả năng sản xuất của một nước.
Sự gia tăng cung ứng về một yếu tố sản xuất, chẳng hạn như đất đai, ở một nước
sẽ chuyển dịch đường giới hạn khả năng sản xuất một cách thiên lệch: một sự
tăng cung ứng về đất đai sẽ chuyển dịch đường giới hạn ra ngoài theo hướng sản
xuất hàng hoá cần tập trung nhiều đất đai hơn là theo hướng sản xuất hàng hoá
cần tập trung nhiều lao động. Do đó, các nước sẽ sản xuất tương đối có hiệu quả
hơn những hàng hoá cần tập trung nhiều yếu tố mà nước đó có sự cung cấp tương
đối dồi dào.
Sự thay đổi về mức giá tương đối của hàng hoá có tác động mạnh đến thu
nhập tương đối mà các nguồn lực khác nhau thu được. Một sự gia tăng ở mức giá
của hàng hoá sử dụng nhiều đất đai sẽ nâng mức tiền thuê đất theo một tỷ lệ lớn
hơn, trong khi trên thực tế hạ thấp mức lương xuống.
Một nước mà có nguồn cung ứng một loại nguồn lực lớn hơn tương đối so
với sự cung cấp các nguồn lực khác được coi là giàu có về nguồn lực. Mỗi nước

sẽ có xu hướng sản xuất nhiều hơn một cách tương đối những hàng hoá sử dụng
nhiều nguồn lực mà nước đó dồi dào. Kết quả này là cơ sở của lý thuyết thương
mại Heckscher- Ohlin: các nước có xu hướng xuất khẩu hàng hoá cần tập trung
nhiều yếu tố sản xuất mà họ có thể cung ứng tương đối dồi dào.
Do những thay đổi về giá tương đối của hàng hoá có tác động mạnh đến thu
nhập tương đối các yếu tố sản xuất, và do thương mại làm thay đổi mức giá

tương đối, thương mại quốc tế có những tác động mạnh đến sự phân phối thu
nhập. Những người sở hữu những yếu tố mà một nước có dồi dào sẽ được lợi từ
thương mại, nhưng những người sở hữu các yếu tố khan hiếm sẽ chịu thiệt.
Trong một mô hình được lý tưởng hoá, thương mại quốc tế sẽ dẫn đến việc
san bằng mức giá các yếu tố sản xuất như lao động hoặc vốn giữa các nước.
Trong thực tế, chúng ta không thấy có sự san bằng hoàn toàn mức các giá các yếu
tố sản xuất, do có sự khác biệt rất lớn về các nguồn lực, những cản trở đối với
thương mại và khác biệt quốc tế về công nghệ.
Bằng chứng thực tế nhìn chung không ủng hộ ý kiến cho rằng sự khác biệt
về nguồn lực là yếu tố quyết định mô thức thương mại. Thay vào đó, những khác
biệt về công nghệ có lẽ đóng vai trò quan trọng, như chúng ta thấy trong mô hình
Ricardo. Tuy nhiên, mô hình Heckscher- Ohlin vẫn có ích như là một phương
pháp để phán đoán tác động của thương mại đến sự phân phối thu nhập.
1.4. Lợi thế cạnh tranh.
Xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại vừa tạo tiền đề cho sự phát triển
kinh tế, song cũng là những thách thức về sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Về
nguyên lý lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối được xem xét và đánh giá bởi các
yếu tố tự nhiên và kinh tế, vì vậy nó thuần tuý ở dạng tiềm năng. Đối với một
nước tiềm năng về tự nhiên được ví như “rừng vàng biển bạc” nhưng vẫn bị
nghèo đói nếu không có giải pháp hữu hiệu để khai thác các tiềm năng đó. Vì vậy
các tiềm năng cần được đặt trong mối quan hệ với các vấn đề chính trị, xã hội,

đặc biệt là môi trường và chính sách kinh tế. Chỉ trên cơ sở khai thác một cách
tổng hợp các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính trị bằng hệ thống các
giải pháp hữu hiệu mới tạo ra lợi thế ở sức mạnh tổng hợp cao trong sản xuất và
xuất khẩu. Đó là lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông
sản – chè nói riêng. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi vì với sự phát
triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, lợi thế so sánh không thể tồn tại
lâu dài, mà có sự thay đổi chuyển hoá nhanh qua các giai đoạn. Việc xác định lợi
thế cạnh tranh đã xem xét tới khía cạnh trí tuệ trong khai thác các tiềm năng tự

nhiên, kinh tế, đó là các yếu tố động, có như vậy mới có các giải pháp chủ động
khai thác lợi thế và tiềm lực của nền kinh tế trong sản xuất và xuất khẩu các mặt
hàng nông sản trong đó đặc biệt là mặt hàng chè.
Như vậy, có thể hiểu: “Lợi thế cạnh tranh là sự biểu hiện tính trội của mặt
hàng đó về chất lượng và cơ chế vận hành của nó trên thị trường, tạo nên sự hấp
dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng”. Nét đặc trưng của lợi
thế cạnh tranh được biểu hiện trên các mặt: chất lượng sản phẩm, giá cả sản
phẩm, khối lượng và thời gian giao hàng, tính chất và sự khác biệt của sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ của nước này so với các nước khác trong việc thoả mãn nhu
cầu của khách hàng. Ngoài ra còn bao gồm hệ thống chính sách vĩ mô (thuế, tỷ
giá, bảo hộ…), cơ chế vận hành và môi trường thương mại. Lợi thế cạnh tranh
còn biểu hiện tính kinh tế của yếu tố đầu vào cũng như yếu tố đầu ra của sản
phẩm, nó bao gồm chi phí cơ hội và năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm
tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế và thị hiếu tiêu dùng…với các đặc trưng trên có thể nói
lợi thế cạnh tranh là những nội dung mang tính giải pháp về chiến lược và sách
lược của đất nước trong quá trình sản xuất, trao đổi và thương mại.
Vấn đề khai thác lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh trong sản xuất và xuất
khẩu nông sản được biểu hiện rõ cả về logic và lịch sử. Nhưng làm thế nào để
một nước, một vùng có thể vận dụng được các lợi thế so sánh của mình?

2. Xuất khẩu cây chè ở Việt Nam là phù hợp với lợi thế so sánh của Việt Nam
Từ nghiên cứu các lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh có thể rút
ra một số kết luận sau về việc vận dụng các lý thuyết trên vào sản xuất và xuất
khẩu nông sản ở Việt Nam
Thứ nhất: Trong điều kiện nông nghiệp Việt Nam từ nền nông nghiệp chủ
yếu là sản xuất nhỏ chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá cần phải nhanh chóng vận dụng các lý thuyết về lợi thế so sánh để
xác định hướng kinh doanh của mỗi vùng, mỗi địa phương cũng như trong từng
doanh nghiệp, thậm chí trong từng đơn vị sản xuất kinh doanh. Bởi vì, chỉ trên cơ
sở khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh thực hiện chuyên môn hoá kết hợp với

phát triển tổng hợp, nông nghiệp Việt Nam mới chuyển sang sản xuất hàng hoá
một cách vững chắc, từng bước thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới.
Thứ hai: Việt Nam có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất
đai, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên…Các nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng tới
thương mại quốc tế cũng rất rõ.
Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam á có khí hậu nhiệt đới gió
mùa do chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa Châu á. Khí hậu Việt
Nam có tính đa dạng, phân biệt rõ từ Bắc vào Nam, với một mùa đông lạnh ở
Miền Bắc, khí hậu kiểu Nam á ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng
Sông Cửu Long, với khí hậu có tính chất trung gian chuyển tiếp ở vùng ven biển
Trung Bộ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể đa dạng hoá các
loại cây nông sản khác trong đó có cây chè. Thêm vào đó tiềm năng độ ẩm trong
năm cao hơn 80%, lượng mưa lớn (trung bình 1800-2000mm/năm) kết hợp
nguồn nhiệt giàu có đây là điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển
của nhiều loại cây trồng.
Như vậy với khí hậu nắng ẩm mưa nhiều, hệ số dao động nhiệt độ giữa ngày
và đêm lớn từ 8-12 độ C không những phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển

cây chè mà còn tạo điều kiện cho cây chè tổng hợp được nhiều chất thơm tự
nhiên và đặc trưng.
Về đất đai, tiềm năng đất nông nghiệp của nước ta là 10-11.5 triệu ha, trong
đó gần 8 triệu ha cây trồng hàng năm và 2.3 triệu ha cây trồng lâu năm. Hiện nay
Việt Nam chỉ mới sử dụng hết 65% quỹ đất nông nghiệp trong đó đất trồng hàng
năm là 5.6 triệu ha, trồng cây lâu năm là 86 vạn ha, ngoài ra là 33 vạn ha đồng cỏ
tự nhiên. Số đất có thể mở rộng thêm phần lớn là đất dốc đã bị xói mòn, thoái
hoá. Diện tích đất này ở miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng 45% tổng diện tích, ở
vùng khu 4 cũ khoảng 35% tổng diện tích, vùng Tây Nguyên khoảng 76%và
vùng đồng bằng Nam Bộ khoảng 34%. Diện tích đất này nếu được đầu tư cải tạo
thì sẽ rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt cây công nghiệp dài ngày, trong đó có
cây chè. Với chất lượng đất và chủng loại đa dạng phong phú kết hợp nguồn

nhiệt, ẩm dồi dào sẽ là cơ sở tốt để phát triển cây chè.
Không chỉ có lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên mà Việt Nam còn có lợi
thế về nguồn nhân lực. Với dân số 80% dân số sống bằng nghề nông có thể nói
nguồn nhân lực cho nông nghiệp là rất dồi dào. Với mức độ tăng dân số như hiện
nay thì bình quân mỗi năm sẽ có gần 1 triệu người bước vào tuổi lao động trong
đó ở nông thôn và các tỉnh miền núi là 35 vạn người, số lao động dôi dư sẽ tạo ra
nguồn lao động to lớn để tiến hành khai hoang mở đất, tận dụng những vùng đất
có tiềm năng. Mặt khác, lao động nước ta rẻ, cần cù lao động, thông minh sáng
tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vậy lực lượng này
thực sự đáp ứng nhu cầu và là yếu tố thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất và xuất
khẩu chè.
Qua đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam thì cây chè hoàn toàn
phù hợp với lợi thế đó, vì vậy Việt Nam là một vùng đất hứa với các nhà đầu tư
quan tâm việc phát triển chè

Thứ ba: Cần nhận thức rằng trong bối cảnh giao lưu kinh tế ngày càng mở
rộng cộng với sự tiến bộ về khoa học công nghệ diễn ra một cách nhanh chóng,
những lợi thế tuyệt đối về điều kiện tự nhiên và nhân công rẻ sẽ giảm dần. Vì vậy
chúng ta không được ỷ lại vào những điều kiện đó. Cùng với việc xác định các
tiềm năng và lợi thế so sánh về mặt tự nhiên, cần phải nâng cao chất lượng nguồn
lao động để tăng sức mạnh của lợi thế này, có như vậy các sản phẩm của Việt
Nam mới thâm nhập và trụ lại ở thị trường nông sản thế giới với chất lượng cao,
giá thành hạ
3. Vị trí của cây chè trong nền kinh tế quốc dân
 Về mặt nông nghiệp:
Chè là cây trồng rất lâu đời ở Việt Nam, đến nay đã xác định được 16 tỉnh có
khả năng thích hợp nhất để trồng chè, tập trung chủ yếu ở trung du miền Bắc và
Tây Nguyên.
Bên cạnh ưu thế về khí hậu, đất đai của thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam có lợi
cho sinh trưởng cây chè (mùa hái chè dài, thời gian kiến thiết ngắn) và các nguồn

gen phong phú (chè rừng miền núi) cây chè còn có ý nghĩa hơn đối với người
nông dân:
Thứ nhất: Những năm gần đây với việc triển khai giao đất và khoán vườn
chè cho người lao động theo Nghị định 01-CP của Chính phủ cùng với những
giải pháp của ngành chè Việt Nam để giải quyết đủ việc làm cho cán bộ công
nhân viên. Cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao
động đã tạo động lực khuyến khích người lao động phấn khởi chủ động đầu tư
thâm canh vườn chè để đạt năng suất và chất lượng cao, ở trung du và miền núi
người dân có tập quán trồng lúa nương với thu nhập lúa nương trung bình 2-3
triệu/ha trong khi đó 1 ha chè trên vùng đồi núi khô cằn thu được 10-12 triệu/ha.
Sau khi đã trừ đi các chi phí đầu tư ban đầu 1ha chè thu hoạch được bằng 3- 4 lần

lúa nương. Điều này dẫn đến quyết định chuyển sang trồng chè thay vì trồng lúa
nương trong nông dân
Thứ hai: Nếu như người nông dân trồng chè sau khi sao thủ công có thể
mang ngay ra chợ bán hoặc có người đến mua tận nhà và họ nhanh chóng có đủ
tiền để chi tiêu thì tơ tằm, cao su, càphê lại không thể mang ra chợ để bán mà
phải chờ khi sản xuất được một lượng lớn, như vậy là đã gây ứ đọng vốn và
không thiết thực với người nông dân
Thứ ba: Nếu so sánh với các mặt hàng nông sản có khối lượng lớn khác thì
chè là mặt hàng có thị trường và giá cả ổn định nhất với mức dao động về giá ở
thời điểm biến động cao nhất không quá 8% đối với loại chè trung bình
So với các ngành kinh tế công – nông nghiệp khác, chè cũng đã khẳng định
được vị trí của mình. Trồng chè đúng kỹ thuật sẽ tạo ra 1 thảm thực vật có tác
dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái
 Về mặt kinh tế:
Chè có giá trị sử dụng và là hàng hoá có giá trị kinh tế cao, chè là một sản
phẩm xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới. Chè Việt Nam đã có chỗ đứng
trên thị trường của hơn 30 nước trên thế giới gồm: Liên Xô cũ và Đông Âu,
Trung Cận Đông, Bắc Phi và gần đây bước đầu đưa vào các thị trường khó tính

như Tây Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ do đó đã đem lại một nguồn kim ngạch xuất
khẩu đáng kể. Thị trường trong nước đòi hỏi về chè cũng ngày càng nhiều với
yêu cầu chất lượng ngày càng cao, chủng loại và bao bì ngày càng đa dạng.
 Về mặt xã hội:
Chè chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi gắn sự phát triển của nó với việc phát
triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa của đồng bào dân tộc khai hoang ở
trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. ở đây, cây chè gần gũi với từng gia
đình, nó góp phần định canh định cư, ổn định cuộc sống và xoá đói giảm nghèo

cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, cây chè đã tạo ra công ăn việc làm cho
20 vạn lao động, ổn định đời sống cho 10 vạn hộ gia đình. Việc quy hoạch các
vùng sản xuất chè tập trung bao gồm sản xuất nông- công nghiệp- dịch vụ, hình
thành các cụm dân cư đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần nhân
dân.
 Về mặt y học:
Nước chè từ xa xưa đến nay vẫn là thứ nước uống giải khát phổ biến nhất
của nhân dân nước ta và trên thế giới. Uống nước chè chống được lạnh, khắc
phục được sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại
não, làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái, hưng phấn trong những thời gian
lao động căng thẳng về trí óc và chân tay.
Chè còn có tác dụng bảo vệ sức khoẻ: chữa bệnh đường ruột như kiết lỵ, lợi
tiểu (do teofilin. teobromin), kích thích tiêu hoá mỡ, chống béo phì, chống được
sâu răng và bệnh hôi miệng. Trong chè còn có nhiều vitamin C, B2, PP, K, E, F
và các axitamin rất cần thiết cho cơ thể. Gần đây các hội nghị quốc tế về chè và
sức khoẻ con người tại Calcutta (1993), Thượng Hải (1995), Bắc Kinh (1996),
Shiznoka (1996) đã thông báo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hoà sinh
lý con người, ngoài giá trị đã biết về dinh dưỡng và hương vị của thực phẩm, chất
catesin của chè xanh còn có chức năng phòng ngừa ung thư bằng cách củng cố hệ
thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh huyết áp cao hay bệnh tiểu đường, ngăn ngừa
cholesterol tăng cao, chống lão hoá bằng cung cấp cho cơ thể con người chất

chống ôxy hóa
 Về mặt đời sống, văn hoá:
Trong dân gian Việt Nam ngày xưa có câu “ trà tam, tửu tứ ”, ấm trà chén
rượu rất quen thuộc với chúng ta. Nhấm nháp chút men rượu nồng, thưởng thức
hương vị thơm ngon của trà vừa là một hoạt động ăn uống có ý nghĩa thực dụng,

vừa biểu hiện của “văn hoá uống trà” đòi hỏi trình độ thưởng thức cao và nâng nó
lên thành một nghệ thuật uống trà.
Chè còn là thứ nước uống tạo ra cho con người một nguồn cảm hứng cho
văn thơ, nghệ thuật, hội hoạ, ca múa nhạc, điêu khắc…Trên thế giới đã hình
thành nền văn hoá trà từ lâu đời, đẹp đẽ, sinh động và phong phú, với nhiều nét
độc đáo của từng dân tộc
ở Việt Nam đối với mỗi gia đình từ nông thôn đến thành thị chè vẫn giữ một
vị trí quan trọng trong giao tiếp, cưới xin, ma chay, hội hề, lễ nghi, đình đám, bàn
thờ tổ tiên. Chè còn là đề tài đầy thú vị trong văn hoá nghệ thuật.
Tóm lại, có thể khẳng định được rằng: Chè loại cây công nghiệp dài ngày
được trồng và chế biến trong nhiều năm qua đã không những đáp ứng nhu cầu về
chè uống cho nhân dân mà xuất khẩu đạt kim ngạch hàng chục triệu USD mỗi
năm. Chè giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân góp phần tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân trung du miền núi,
vùng cao vùng xa và góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy việc phát triển sản xuất
và xuất khẩu chè ở Việt Nam cũng như thế giới trong những năm qua đã phần
nào khẳng định vị trí của chè trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dầu kim ngạch
xuất khẩu chè ở nước ta hiện nay còn chiếm một vị trí rất khiêm tốn chừng 2- 3%
tổng kim ngạch hàng năm nhưng vai trò của xuất khẩu chè không chỉ đơn thuần
chỉ dựa trên hiệu quả kinh tế mà nó mang lại. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ đem
lại nhiều ích lợi hơn so với xuất khẩu các mặt hàng thông thường đó là những lợi
ích về mặt xã hội
4. Sự cần thiết của việc xuất khẩu chè trong nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam là nước có tiềm năng đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển chè.

Ngay từ những năm 1957 theo phân công sản xuất trong khối SEV (hội đồng
tương trợ kinh tế) Việt Nam là nước sản xuất chè để cung cấp cho các nước
XHCN. Nhu cầu tiêu dùng chè ở Việt Nam là ở mức thấp (khoảng 0,2- 0,3 kg

trên một đầu người) do điều kiện kinh tế (khả năng thanh toán) và một số sản
phẩm khác thay thế. Khả năng sản xuất của Việt Nam từ năm 1958 đã vượt quá
nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong những năm qua ngành chè đã góp phần sử
dụng hiệu quả đất đai ở vùng Trung du, miền núi mà đặc biệt là Trung du miền
núi phía Bắc, đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần
xoá đói giảm nghèo, chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp của đồng bào dân tộc
miền núi thành một nền sản xuất hàng hoá, góp phần phân công lao động giữa
miền ngược và miền xuôi. Chè cũng đem lại nguồn thu tương đối lớn cho ngân
sách quốc gia. Năm 1995 khi thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam gặp khó
khăn thì tình hình kinh tế – xã hội ở các vùng Trung du miền núi thuộc các tỉnh
trọng điểm sản xuất chè như Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ,
Lâm Đồng, Nghệ An…đã có những biến động lớn. Chính Phủ đã phải tập trung
chỉ đạo giải quyết bằng cách cho xuất khẩu chè trả chậm cho một số nước, nhằm
ổn định tình hình sản xuất và đời sống của hàng vạn người lao động và hàng triệu
nhân khẩu có liên quan.
Như vậy, nếu không xuất khẩu được chè thì ngành chè ở Việt Nam sẽ bị đình
đốn, nó không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề xã
hội. Cho nên, xuất khẩu chè là một trong những giải pháp cực kỳ quan trọng có ý
nghĩa quyết định đến sự tồn taị và phát triển của ngành chè
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực xuất khẩu chè.
1. Nhân tố tác động đến chất lượng chè trong hoạt động xuất khẩu.
Chất lượng chè xuất khẩu chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau bắt đầu
từ khâu giống, thu hoạch, công nghệ chế biến bảo quản…
Giống chè: Là khâu đầu tiên tác động đến chất lượng chè xuất khẩu, trong
những năm gần đây do đòi hỏi của xuất khẩu nên Nhà nước ta đã chú trọng đến
việc nghiên cứu lai tạo giống, nhập khẩu giống mới có năng suất và chất lượng

cao để thay thế dần các giống cũ có năng suất và chất lượng thấp. Tuy nhiên việc

đổi mới cơ cấu giống là một việc làm lâu dài, thực tế vẫn chưa đáp ứng được thị
trường quốc tế, vì vậy chúng ta phải tiếp tục có những giống chè cho chất lượng
chè búp cao hơn, từ đó cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn để chè xuất khẩu của
Việt Nam có sự cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Công nghệ trồng, thu hoạch và chế biến chè: Đối với lĩnh vực sản xuất hàng
xuất khẩu việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng công nghệ có tác dụng tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao và mẫu mã đa dạng hơn. Để tăng tính cạnh
tranh của sản phẩm chè trên thị trường thế giới thì công nghệ là yếu tố không thể
thiếu được. Công nghệ trồng trọt, thu hái, chế biến hiện đại sẽ làm tăng giá trị và
giá trị sử dụng của chè. Đặc biệt là ngành công nghệ chế biến chè phát triển sẽ
làm gia tăng các sản phẩm xuất khẩu tinh thay thế hoàn toàn chiến lược xuất
khẩu chè thô. Tăng xuất khẩu chè tinh vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa giả
quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Hiện nay chế biến chè ở
Việt Nam còn thấp, chúng ta thiếu vốn đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đây
chính là nguyên nhân chính làm cho chất lượng chè của Việt Nam thấp.
2. Nhân tố tác động đến khối lượng chè xuất khẩu.
Phát triển thị trường chè xuất khẩu phải gắn liền với khả năng đảm bảo
nguồn chè xuất khẩu ổn định, đó là điều kiện cần và đủ để tồn tại và phát triển
nguồn cung cấp chè ở nước ta. Nguồn cung cấp chè phải đủ lớn và ổn định cho
nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng.
Khối lượng chè xuất khẩu phụ thuộc vào năng suất sau thu hoạch, tỷ lệ hao
hụt, vận chuyển, bảo quản…
Về tổn thất sau thu hoạch, toàn bộ hệ thống sau thu hoach của Việt Nam đặc
biệt miền núi và Trung du Bắc Bộ chưa được tổ chức và đầu tư hợp lý do vậy
chúng ta gặp nhiều tổn thất. Theo kết quả điều tra của tổng cục thống kê thì tỷ lệ
tổn thất bình quân hàng năm sau thu hoạch chè của Việt Nam như sau:

Khâu thu, hái búp chè: 1,2- 1,8% (do hái bỏ sót, để quá lứa).

Khâu vận chuyển: 1,3- 1,6% (do rơi vãi và ôi ngốt, chua, mất đi mùi vị tự
nhiên do nén chặt trong thùng xe để chuyên chở về nhà máy).
Khâu phơi (sấy): 1,9- 2,1% (do bay bụi và biến đổi chất khô).
Khâu sàng: 3,9- 5,0% (do bụi bay mất và biến đổi chất khô).
Khâu bảo quản: 3,2-4,1% (do biến đổi chất và bị hấp hơi, giảm mùi hương
Khâu khác: 1,4- 1,8% (bị ẩm mốc phải huỷ)
Với tổng tổn thất trong các khâu là 12,9-16,4% là con số tương đối lớn, nó
ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng chè.
Về phát triển chè đặc sản, nói chung tình hình chè đặc sản của Việt Nam vẫn
chiếm tỷ trọng thấp, vì những vùng có điều kiện tốt về thổ nhưỡng, khí hậu cho
trồng chè (vùng núi cao trên 100 m so với mặt biển) thì điều kiện hạ tầng (giao
thông, điện…), dân cư là quá khó khăn (như chè đặc sản: chè vàng Hà Giang, chè
Shan tuyết). Do đó sản lượng xuất khẩu không đáng kể.
3. Nhân tố thị trường.
Các doanh nghiệp Nhà nước xuất khẩu rất cần có chân hàng ổn định để chớp
được cơ hội khi giá chè ở thị trường thế giới tăng lên để đảm bảo xuất khẩu có
hiệu quả nhất. Trong khi đó nhân dân rất cần đầu ra tin cậy đảm bảo yêu cầu ổn
định sản phẩm của họ sau khi thu hái với giá cả hợp lý nhất. Tuy nhiên vì lợi
nhuận nên hoạt động của tư thương thường diễn ra tình trạng cạnh tranh mua
bán, dẫn đến thao túng thị trường giá cả gây bất ổn định trong lưu thông từ đó
ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Trong kinh doanh xuất khẩu, chúng ta chưa thực sự thiết lập được thị trường
ổn định với mạng lưới khách hàng thực sự tin cậy, phương thức xuất khẩu hàng

hoá qua trung gian vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn mặc dù chúng ta đã có những cố
gắng để tăng cường xuất khẩu trực tiếp.
Việc xuất khẩu chè phụ thuộc rất lớn vào thị trường thế giới, nên có được
các mối quan hệ mở rộng bền vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho
việc đẩy mạnh xuất khẩu của một quốc gia. Hiện nay việc nghiên cứu thị trường
chè thế giới còn bị hạn chế, chúng ta chưa có thông tin mang tính cập nhật, nhanh

chóng và chính xác, những thông tin mang tính sâu rộng về thị trường để theo dõi
kịp thời hệ thống các diễn biến cung cầu và giá cả. Vì vậy chúng ta chưa kịp xử lý
những diễn biến phức tạp của thị trường điều này ảnh hưởng đến xuất khẩu chè
của Việt Nam.
4. Những nhân tố về tổ chức quản lý và con người.
Trong hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý con người là rất quan trọng,
một hệ thống tổ chức quản lý hợp lý sẽ giúp các nhà lãnh đạo sử dụng tốt hơn
nguồn lực của công ty. Nếu một bộ máy quản lý cồng kềnh, bất hợp lý sẽ dẫn đến
hiệu quả hoạt động kém, chi phí cho quản lý lớn làm giảm lợi nhuận.
Căn cứ trên tình hình thực tế, tổ chức còn cồng kềnh, lãng phí, nhiều thủ tục,
nhiều cửa đã gây không ít khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1995
Nhà nước đã cố gắng tổ chức và sắp xếp lại hệ thống lưu thông phân phối, mở
rộng quyền tự chủ cho tư nhân mua bán chè ở thị trường nội địa để từ đó phục vụ
cho xuất khẩu. Tuy nhiên hoạt đông xuất khẩu chè vẫn được tập trung vào các
doanh nghiệp Nhà nước, có đủ sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường quốc tế.
Các tư thương và các DNNN vẫn chưa có sự phối hợp hài hoà. Đặc biệt có sự
cạnh tranh không lành mạnh giữa các tư thương làm ảnh hưởng đến mua bán và
xuất khẩu chè. Thêm nữa đó là sự xuất khẩu chè lậu đã làm ảnh hưởng không nhỏ
đến nguồn thu của Nhà nước, đến xuất khẩu chè và đăc biệt là giá chè Việt Nam
trên thị trường quốc tế.

Tóm lại, việc tổ chức bộ máy hành chính là yếu tố không kém quan trọng
góp phần thúc đẩy hay hạn chế việc kinh doanh nói chung cũng như hoạt động

xuất khẩu chè nói riêng.
5. Nhân tố về mặt chính sách của Nhà nước.
Hiên nay việc sản xuất và xuất khẩu chè Việt Nam đang đòi hỏi Nhà nước
cần có những chính sách tăng cường đầu tư một cách hợp lý nhất. Để không
những chúng ta xuất khẩu được một lượng chè lớn mà còn làm cho sức cạnh
tranh của chè xuất khẩu Việt Nam ngày càng lớn và có đủ sức cạnh tranh trên thị

trường quốc tế và mang lại lợi nhuận một cách tối ưu nhất. Về chính sách giá cả
của Nhà nước có những chính sách bình ổn giá nhưng khả năng điều hành chính
sách này còn hạn chế, do khả năng tài chính của Nhà nước còn khó khăn. Thực
lực của các doanh nghiệp chưa đủ sức chủ động điều tiết quan hệ cung cầu và giá
cả. Các đơn vị xuất khẩu chè vốn ít, không đủ tài sản thế chấp nên ngân hàng
không cho vay vì sợ không thu hồi được vốn. Hiện nay, Nhà nước đã có chính
sách thưởng xuất khẩu ở mức 300đ/USD giá trị xuất khẩu (khoảng 2%) nhưng
trong thực tế chưa giải quyết. Mặt khác hỗ trợ đầu vào mới là giải pháp cơ bản thì
Nhà nước chưa có chính sách cụ thể. Các doanh nghiệp chè cần hỗ trợ đầu vào đó
là: miễn thuế đối với sử dụng đất trồng chè, vốn cân đối đầu tư trồng chè, xây
dựng nhà máy, xây dựng hạ tầng sản xuất và đời sống. Thực tế hiện nay Nhà
nước chưa có chính sách cụ thể cho ngành chè.
Nói tóm lại có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau làm
cho toàn bộ hệ thống điều tiết quan hệ cung cầu và giá cả chè chưa đáp ứng được
yêu cầu bình ổn giá cả. Với thực tế như vậy đã ảnh hưởng đến quyền lợi của
người nông dân trồng chè, ảnh hưởng không nhỏ đến yêu cầu ổn định và phát
triển sản xuất của các doanh nghiệp làm giảm hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chè
ở nước ta








Chương II
Thực trạng xuất khẩu chè của Tổng Công ty chè Việt Nam
I. Giới thiệu khái quát về Tổng Công ty chè Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng: “Sắp
xếp lại các Liên hiệp xí nghiệp, Tổng Công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh
doanh trong cơ chế thị trường”, ngày 7 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính Phủ
đã ban hành Quyết định số 90/TTg phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp doanh
nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và uỷ quyền ký quyết định thành lập các
Tổng Công ty.
Tổng Công ty chè Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
394-NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức của Liên hiệp các xí nghiệp công
nông nghiệp chè Việt Nam.
Tổng Công ty chè Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là:
Việt Nam National Tea Corporation
Tên viết tắt: VINATEA CORP
Trụ sở chính đặt tại: 46 Tăng Bạt Hổ - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Tháng 6 năm 1996 Tổng Công ty chè Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt
động. Hiện nay Tổng Công ty có 15 đơn vị thành viên, 6 công ty cổ phần và 2
công ty liên doanh (Phụ lục).

Quy mô vốn của Tổng Công ty chè Việt Nam:
 Vốn pháp định : 101.867,5 triệu đồng
 Vốn cố định : 68.163,6 triệu đồng
 Vốn lưu động : 27.256,2 triệu đồng
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chè Việt Nam (Biểu 1).


















×