Root Cause Analysis Nhóm 6-QT1.2
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Đề tài : MÔ HÌNH RCA (ROOT CAUSE ANALYSIS )
TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
GVHD : Nguyễn Vịnh
Nhóm TH: 6-QT1.2
Lê Thị Hiệp Tiên
Đậu Anh Kiều
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Hồ Văn Hương
Trần Thị Lịch
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 11 năm 2009
GVHD: Nguyễn Vịnh Trang: 1
Root Cause Analysis Nhóm 6-QT1.2
MÔ HÌNH RCA
(ROOT CAUSE ANALYSIS)
A.Sơ lược về mô hình RCA:
I.Mô hình RCA
1.Khái niệm:
Root Cause Analysis – RCA (phân tích nguyên nhân cốt lõi) là một
cách hữu hiệu để nhận diện ra các căn nguyên gốc rễ của vấn đề đang tồn tại
và đưa ra phương pháp thích hợp cho nó. Phương pháp này được sử dụng
khá phổ biến trong quả trị nói chung , lãnh đạo và quản trị sản xuất nói riêng.
Phân tích nguyên nhân cốt lõi là một cách tiếp cận để xác định
nguyên nhân tiềm ẩn của các lý do tại sao một sự cố xẩy ra, do đó các giải
pháp hiệu quả nhất có thể được xác định và triển khai thực hiện. Nó thường
được sử dụng khi có điều gì xấu, nhưng cũng có thể được sử dụng khi có
điều gì tốt. Trong một tổ chức, giải quyết vấn đề, điều tra vụ việc và phân
tích nguyên nhân gốc rễ là tất cả về cơ bản được kết nối bởi ba câu hỏi cơ
bản:
♥ Vấn đề gì?
♥ Tại sao nó xảy ra?
♥ Điều gì sẽ được thực hiện để ngăn chặn nó?
2.Chức năng:
GVHD: Nguyễn Vịnh Trang: 2
Root Cause Analysis Nhóm 6-QT1.2
Trong tất cả các vấn đề của cuộc sống, từ những hoạt đông bình
thường đến quá trình kinh danh, khi một vấn đề phát sinh tất nhiên sẽ có
nguyên nhân của nó.Mô hình RCA sẽ giúp chúng ta tháo gỡ vấn đề một
cách hiệu quả với các chức năng sau:
-Trợ giúp xác định được nguyên nhân gốc rễ của một vấn đề.
-Xác định mối quan hệ giữa các nguyên nhân gốc rễ của một vấn nào
đó.
-Một trong những công cụ đơn giản, dễ dàng hoàn tất mà không cần
phân tích thống kê.
-Giúp chúng ta khám phá tất cả các tiềm năng dẫn đến một kết quả
khiếm khuyết, thất bại.
II. Sự cần thiết của việc phân tích nguyên nhân cốt lõi:
RCA sẽ giúp tìm hiểu vấn đề của một sự việc một cách toàn diện. Nó
nhắc nhở chúng ta lưu ý tất cả các nguyên nhân tiềm năng của một vấn đề,
thay vì dễ bị che mắt bởi một số nguyên nhân chính.
Đây là một phương pháp tư duy hệ thống , giúp bạn phát hiện tát cả
các nguyên nhân có thể có của một vấn đề , và sắp xếp chúng theo mọt cách
dễ nhớ.Nhờ đó sự phân tích sẽ toàn diện, đầy đủ hơn và dễ tim ra nguyên
nhân của sự viêc.
III. Quy tắc của quá trình phân tích nguyên nhân cốt lõi:
Thông thường để thực hiện mô hình RCA, chúng ta sử dụng một trông
các quy tắc sau:
Cách 1: Sử dụng mô hình xương cá (Fishbone Diagram)
GVHD: Nguyễn Vịnh Trang: 3
Root Cause Analysis Nhóm 6-QT1.2
- Xác định vấn đề: ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết ( áp dụng 5w:
what, who, when, where, how). Viết vấn đề vào ô bên trái ở giữa tờ giấy. Sau
đó kẻ một đường ngang, chia giấy của bạn ra làm 2. Lúc này bạn đã có “đầu
và xương sống” của con cá trong sơ đồ xương cá
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng: ứng với mỗi nhân tố, vẽ một nhánh
“xương sườn”. Cố gắng liệt kê càng nhiều nhân tố càng tốt,ví dụ hệ thống,
cơ sở vật chất, máy móc, nguyên liệu, yếu tố bên ngoài ..v..v… lúc này có
thể áp dụng các kỹ thuật brainstorming ( động não).
- Tìm ra nguyên nhân có thể có, thuộc về từng nhân tố (đã tìm ra trong bước
2) , ứng với mỗi nguyên nhân, lại vẽ một “nhánh xương con”. Nếu nguyên
nhân của bạn quá phức tạp, có thể chia nhỏ nó thành nhiều cấp.
- Phân tích sơ đồ: sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên
nhân có thể xảy ra, bạn có thể, khảo sát, đo lường .v..v.. để xác định đâu là
các nguyên nhân chính rồi từ có có những kế hoạch cụ thể để sửa chữa.
Các thành tố của mô hình Xương Cá:
-Ở đầu bộ xương cá thể hiện lỗi xảy ra hoặc tác động của lỗi , thể hiện bằng
câu hỏi
-Ở các khúc xương sống của cá thể hiện nhóm nguyên nhân chính
-Ở các xương dăm thế hiện chi tiết các nguyên nhân cho từng nhóm nguyên
nhân chính
-Có những khúc xương sống phổ biến như sau:
+Con người
GVHD: Nguyễn Vịnh Trang: 4
Root Cause Analysis Nhóm 6-QT1.2
+Thiết Bị
+Nguyên liệu
+Thông tin
+Quy trình
+Thước đo
+Môi trường
Cách2:
1 Hãy viết ra những vấn đề cụ thể.Viết vấn đề giúp chúng ta chính thức hóa
vấn đềvà mô tả nos hoàn toàn. Nó giúp chúng ta tập trung vào vấn đề tương
tự
2 Hãy hỏi tại sao ván đề này xẩy ra và viết câu trả lời xuống dưới.
3 Nếu câu trả lời mới không xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
mà chúng ta viết trong bước 1, hãy hỏi tại sao một lần nữa.
4. Vòng quay trở lại bước 3 cho đến khi chúng ta tìm nguyên nhân gốc của
vấn đề là xác định và viết câu trả lời xưống dưới.
Lưu ý:
Khi phân tích lỗi cần có sự tham gia của nhiều bên tham gia đảm bảo
chúng ta sẽ tìm ra nguyên nhân cốt lõi hiệu quả hơn.
Luôn luôn hỏi “tại sao” cho đến khi nào tìm thấy nguyên nhân cốt lõi
nhất và có thể xử lý được.
GVHD: Nguyễn Vịnh Trang: 5
Root Cause Analysis Nhóm 6-QT1.2
Mục đích của xương cá là trả lời cho một câu hỏi, do đó cần tư duy và
suy nghĩ xem cách để xử lý nguyên nhân cốt lõi.
Hãy luôn đảm bảo những người tham gia phân tích có được quyền
chủ động và trách nhiệm cần thiết- đảm bảo họ luôn là một phần quan trọng
của quy trình này.
B.Mô hình RCA trong chuỗi cung ứng:
I. RCA kết nỗi chuỗi cung ứng
1. Khái niệm chuỗi cung ứng(logistics):
Là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp –logistikos- phản ánh môn
khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo
các yếu tố tổ chức, vật chất kỹ thuật để cho quá trình chính yếu được tiến
hành đúng mục tiêu.
Về bản chất, logistics là một chuỗi kết hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm
tối ưu hoá vị trí và quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hoá từ điểm đầu cho
dến điểm cuối- người sử dụng, nên nếu giảm chi phí tuỳ tiện ở từng hoạt
động riêng lẻ, chưa chắc đã đạt đựoc kết quả mong muốn.
Giữa các hoạt động logistics có liên quan mật thiết với nhau, dẫn đến
giảm chi phí ở khâu này có thể tăng chi phí ở khâu khác và cuối cùng tổng
chi phí không giảm mà còn có thể tăng, đi ngược lại với mục đích của quản
trị logistics. Do vậy, chìa khóa để đạt được yêu cầu giảm chi phí trong quản
trị logistics là sử dụng mô hình RCA. Để làm được điều này cần nắm vững
các kỹ năng phân tích.
2.RCA và các nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng:
GVHD: Nguyễn Vịnh Trang: 6