Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.7 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

—————————————





LƯU VĂN NĂNG





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG Đ
ẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG

Ở ĐẮK NÔNG







LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI










HÀ NỘI, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
—————————————




LƯU VĂN NĂNG





NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG
Ở ĐẮK NÔNG



CHUYÊN NGÀNH:


QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ:

62 85 01 03






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. GS.TS. TRẦN ĐỨC VIÊN
2. TS. NGUYỄN THANH LÂM



HÀ NỘI, 2015


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận án


Lưu Văn Năng



ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của
mình đến hai Thầy giáo hướng dẫn trực tiếp là GS.TS. Trần Đức Viên và

TS. Nguyễn Thanh Lâm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Ban
Giám đốc, các thầy cô giáo trong Ban Quản lý đào tạo tại Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và góp ý nhiều cho tôi trong quá trình hoàn
thiện Luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Bộ môn
Quản lý môi trường thuộc Khoa Môi trường, các thầy cô giáo trong Bộ môn Quy
hoạch sử dụng đất thuộc Khoa Quản lý đất đai đã đóng góp cho tôi những ý kiến
quý báu trong quá trình hoàn thiện Luận án.
Tôi cũng xin cám ơn các nhà khoa học, nhà quản lý tại Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông; Sở Tài nguyên và Môi
trường Đắk Nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông đã tạo
điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin cám ơn đến các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác tại Tổng cục
Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên

tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng tôi muốn được cám ơn những người thân trong gia đình tôi đã
luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện công trình nghiên
cứu này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận án



Lưu Văn Năng


iii

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

MỞ ĐẦU 1


1.

Tính cấp thiết của đề tài 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1.

Đối tượng nghiên cứu 2

3.2.

Phạm vi nghiên cứu 3

3.3.

Một số câu hỏi nghiên cứu 3

4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4.1.


Ý nghĩa khoa học 3

4.2.

Ý nghĩa thực tiễn 4

5.

Những đóng góp mới của đề tài 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1.

Khái quát về đất nông nghiệp và tài nguyên rừng 5

1.1.1.

Đất đai và đất nông nghiệp 5

1.1.2.

Tài nguyên rừng 8

1.2.

Đặc tính và yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp 14

1.2.1.


Đặc tính của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp 14

1.2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp 17

1.3.

Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp và quản lý rừng bền vững 21

1.3.1.

Sử dụng đất nông nghiệp bền vững 21

1.3.2.

Quản lý, phát triển rừng bền vững 24

1.3.3.

Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng trên thế giới 26



iv
1.4.

Khái quát sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Việt Nam
và Tây Nguyên 31


1.4.1.

Thực trạng sử dụng đất 31

1.4.2.

Một số nguyên nhân cơ bản làm giảm tài nguyên rừng Việt Nam 34

1.4.3.

Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất tại Đắk Nông 41

1.5.

Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu 42

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.1.

Nội dung nghiên cứu 44

2.2.

Phương pháp nghiên cứu 45

2.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 45


2.2.2.

Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 46

2.2.3.

Phương pháp tổng hợp thông tin 48

2.2.4.

Phương pháp ứng dụng GIS để chồng ghép, xử lý bản đồ 48

2.2.5.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 48

2.2.6.

Phương pháp phân tích SWOT 49

2.2.7.

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử
dụng đất nông nghiệp 50

2.2.8.

Phương pháp chuyên gia 54


Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 55

3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất tỉnh
Đắk Nông 55

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên 55

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội 60

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 62

3.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh
Đắk Nông 64
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh
Đắk Nông 64

3.2.2.

Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh
Đắk Nông 71

3.2.3.


Đánh giá chung về thực trạng sử dụng đất 81



v
3.3.

Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng ở
Đắk Nông 86

3.3.1.

Khái quát chung ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, xã hội 86

3.3.2.

Ảnh hưởng qua mở rộng đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch 93

3.3.3.

Ảnh hưởng qua mở rộng đất sản xuất nông nghiệp không theo quy hoạch 98

3.3.4.

Một số tác động khác đến tài nguyên rừng 108

3.4.

Đánh giá hiệu quả một số loại hình, kiểu sử dụng đất 111


3.4.1.

Tiềm năng và tiêu chí quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả 111

3.4.2.

Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của một số kiểu sử dụng
đất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Nông 114

3.5.

Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý và hiệu quả đất sản xuất nông
nghiệp và đất lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông 123

3.5.1. Cơ sở đề xuất chung 123

3.5.2.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp 126

3.5.3.

Đối với đất lâm nghiệp 134

3.5.4.

Nhóm giải pháp chung 139

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 143


1. Kết luận 143

2. Kiến nghị 144

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

PHỤ LỤC 154







vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Diễn giải
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
BĐKH: Biến đổi khí hậu
CCN Cây công nghiệp
ĐVHC: Đơn vị hành chính
DVMTR: Dịch vụ môi trường rừng
DTTN: Diện tích tự nhiên
FAO: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
GĐGR: Giao đất giao rừng

ITTO: Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (The International Tropical Timber
Organization)

IUCN: Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)






LUT: Loại hình sử dụng đất (Land use type)
MTQG: Mục tiêu quốc gia
NNPTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QH và TKNN: Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
SDĐ: Sử dụng đất
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT: Tài nguyên và Môi trường
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TTg: Thủ tướng
TX: Thị xã
UBND: Ủy ban nhân dân
WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
WCED: Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission
on Environment and Development).


vii

DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang

1.1. Những khu vực rất nguy cấp cần bảo vệ rừng trên thế giới 28

1.2. Biến động diện tích đất rừng ở Việt Nam 35

1.3. Kịch bản biến đổi khí hậu các vùng của Việt Nam 40

2.1. Lựa chọn mẫu điều tra 47

2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế một số kiểu sử dụng
đất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 51

2.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội một số kiểu sử dụng
đất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 52

2.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường một số kiểu sử dụng
đất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 53

3.1. Tổng hợp diện tích tỉnh Đắk Nông theo cấp độ dốc 57

3.2. Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000-2012 60

3.3. Biến động dân số tỉnh Đắk Nông từ năm 2000 đến 2012 62

3.4. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Đắk Nông 67

3.5. Diện tích một số cây công nghiệp chính 68


3.6. Hiện trạng sử dụng các loại rừng tỉnh Đắk Nông năm 2012 70

3.7. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 72

3.8. Biến động đất sản xuất nông nghiệp theo loại hình sử dụng đất 74

3.9. Diễn biến diện tích có rừng tỉnh Đắk Nông từ năm 2000-2012 75

3.10. Diễn biến rừng phòng hộ các huyện từ năm 2000-2012 76

3.11. Diễn biến rừng đặc dụng các huyện từ năm 2000-2012 77

3.12. Diễn biến rừng sản xuất các huyện từ năm 2000-2012 79

3.13. Mở rộng đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo loại rừng 94

3.14. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp quy hoạch chia theo huyện 97

3.15. Chu chuyển sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp từ
năm 2000-2012 98

3.16. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp không quy hoạch theo loại rừng 99



viii
3.17. Dân số theo huyện tỉnh Đắk Nông từ năm 2000 đến 2012 100

3.18. Tình hình dân di cư tự do đến tỉnh Đắk Nông 101


3.19. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng, giảm từ năm 2000-2012 105

3.20. Mở rộng đất sản xuất nông nghiệp có liên quan đến đất lâm nghiệp 106

3.21. Tài nguyên rừng cho các mục đích phát triển của tỉnh 109

3.22. Tài nguyên rừng ảnh hưởng do thiên tai, khai thác rừng 110

3.23. Mức độ thích hợp đất đai của một số loại hình sử dụng đất chính 111

3.24. Hiệu quả kinh tế của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 115

3.25. Hiệu quả xã hội của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 117

3.26. Hiệu quả môi trường của một số kiểu sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp và lâm nghiệp tỉnh Đắk Nông 119

3.27. Tổng hợp hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các kiểu sử dụng
đất của tỉnh Đắk Nông 120

3.28. Tổng hợp quá trình canh tác ảnh hưởng đến đất đai 122

3.29. Phân tích SWOT loại hình trồng chuyên lúa, lúa màu 127

3.30. Phân tích SWOT loại hình trồng chuyên màu và cây công nghiệp
ngắn ngày 129

3.31. Phân tích SWOT đối với loại hình canh tác trên đất nương rẫy 130


3.32. Phân tích SWOT đối với loại hình cây ăn quả lâu năm 132

3.33. Phân tích SWOT đối với loại hình cây công nghiệp lâu năm 133

3.34. Phân tích SWOT đối với loại hình rừng trồng 136




ix
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang

1.1. Vòng tuần hoàn vật chất giữa đất và cây trồng 11

1.2. Mối quan hệ giữa rừng và phát triển kinh tế của một quốc gia 29

1.3. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp trong quỹ đất cả nước
năm 2012 31

1.4. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp cả nước từ
2000-2012 32

1.5. Biến động đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên
từ 2000-2012 33

1.6. Diện tích, độ che phủ rừng các vùng năm 2012 34

2.1. Ma trận SWOT 49


3.1. Sơ đồ vị trí tỉnh Đắk Nông trong vùng Tây Nguyên 56

3.2. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tỉnh Đắk Nông từ 2000-2012 58

3.3. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Nông năm 2012 64

3.4. Sơ đồ hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp năm 2012 66

3.5. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Nông từ 2000 đến 2012 71

3.6. Biến động đất sản xuất nông nghiệp các huyện tỉnh Đắk Nông 73

3.7. Biến động các loại đất rừng từ 2000 đến 2012 tỉnh Đắk Nông 76

3.8. Sơ đồ biến động đất rừng tỉnh Đắk Nông năm 2000 - 2012 78

3.9. Tổng hợp biến động đất lâm nghiệp các huyện tỉnh Đắk Nông 80

3.10. Diễn biến đất lâm nghiệp và đất sản xuất nông nghiệp theo huyện 80

3.11. Thay đổi loại rừng và đất sản xuất nông nghiệp từ năm 2000-2012 85

3.12. Diễn biến đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng và gia tăng dân số 100

3.13. So sánh đất sản xuất nông nghiệp theo và không theo quy hoạch 104

3.14. Sơ đồ đề xuất định hướng sử dụng đất các loại hình đất sản xuất nông
nghiệp và đất lâm nghiệp 139






1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nền tảng để sản xuất, định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã
hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, đặc biệt là đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Xã hội phát
triển, dân số tăng nhanh kéo theo những nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng, để
đáp ứng những nhu cầu trước mắt, con người đã và đang sử dụng tài nguyên rừng cho
nhiều mục đích khác nhau, trong đó đặc biệt là chuyển sang canh tác sản xuất nông
nghiệp. Điều này đang phá vỡ hệ sinh thái bền vững giữa thiên nhiên và con người,
do đó việc sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp
thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho
tương lai. Ở Việt Nam, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cộng với tình hình kinh tế
gặp nhiều khó khăn trong thời gian dài sau giải phóng thống nhất đất nước nên tài
nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh, ước tính trong giai đoạn từ năm 1976 - 1990,
mỗi năm Việt Nam giảm trung bình 185.000 ha và trở thành nước có nạn phá rừng
nhanh nhất Đông Nam Á với mục đích chính là mở rộng đất sản xuất nông nghiệp
(Asian Development Bank - ADB, 2000) và chính sự mất rừng nhanh chóng ở thời
kỳ này đã là tiền đề cho những ảnh hưởng xấu về môi trường ở giai đoạn sau này.
Tỉnh Đắk Nông mới được thành lập từ tháng 1 năm 2004, trên cơ sở chia
tách từ tỉnh Đắk Lắk và nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên (Quốc hội,
2003b). Diện tích tự nhiên (DTTN) toàn tỉnh có 651.562 ha, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp có 319.466 ha (chiếm 49,0% DTTN) và đất lâm nghiệp có
265.425 ha (chiếm 40,7% DTTN), trong quỹ đất lâm nghiệp thì rừng tự nhiên
chiếm 248.627 ha (UBND tỉnh Đắk Nông, 2013e). Quá trình thành lập và hoàn
thiện tổ chức hành chính tỉnh mới đã kéo theo trong một thời gian dài công tác

quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng rất lỏng
lẻo, điều này đã dẫn đến tài nguyên rừng đã bị giảm mạnh về diện tích (có tới
131.725 ha rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên, bị mất trong giai đoạn từ năm 2000
đến 2012) mà mục đích chính là chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ lâm nghiệp
sang canh tác sản xuất nông nghiệp. So với vùng Tây nguyên, từ năm 2000 đến


2
nay, rừng Tây Nguyên bị giảm mất 185.780 ha (trong đó rừng tự nhiên Tây Nguyên
đã bị mất 336.523 ha và rừng trồng bổ sung là 150.744 ha) (Lưu Văn Năng và cs.,
2013), qua đó cho thấy tỉnh Đắk Nông có tài nguyên rừng giảm mạnh nhất trong
toàn vùng Tây Nguyên. Quá trình chuyển đổi từ rừng sang mục đích khác đã tạo
được hiệu quả kinh tế trước mắt nhất định nhưng cũng do sự chuyển đổi quá
nhanh chóng này đã phá vỡ nhiều quy hoạch chuyên ngành về phát triển các loại
cây trồng trong sản xuất nông nghiệp gây nên sự thiếu cân bằng giữa các nhóm
cây trồng và ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt tới môi trường sinh thái.
Về vị trí địa lý, Đắk Nông nằm ở vùng Tây Nguyên, đây là khu vực thuộc
vùng cao, đầu nguồn của nhiều hệ thống sông quan trọng, không những điều tiết
nguồn nước mà còn cả môi trường, sinh thái ở khu vực hạ lưu như duyên hải miền
Trung, miền Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng hạ lưu sông Mê
Kông. Sự suy giảm tài nguyên rừng ở Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói
chung là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến mất cân bằng sinh thái và
tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng như thiếu nước mùa
khô, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng (UBND tỉnh Đắk Nông, 2013d).
Việc nghiên cứu, phân tích, ảnh hưởng quá trình mở rộng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp có tác động tới tài nguyên rừng như thế nào để đề xuất một số
giải pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giúp các nhà
quản lý, nhà khoa học, người sử dụng đất tham khảo và ứng dụng trong quản lý
tài nguyên thiên nhiên, cải thiện đời sống người dân bản địa, giảm bớt đói nghèo
của người dân ở tỉnh Đắk Nông là việc rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao

trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên
rừng Đắk Nông và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
ở tỉnh Đắk Nông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.


3
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
- Thực trạng các loại hình kiểu sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tài nguyên rừng: Khái niệm tài nguyên rừng rất rộng, trong nghiên cứu
này tác giả chỉ tập trung vào một số yếu tố gồm đất lâm nghiệp có rừng, các
loại rừng, độ che phủ rừng.
- Đất sản xuất nông nghiệp: Gồm nhóm đất trồng cây hàng năm (đất
trồng lúa, màu; đất nương rẫy) và nhóm đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây
công nghiệp lâu năm; đất trồng cây ăn quả lâu năm).
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Đắk Nông.
- Về thời gian: Số liệu sử dụng đánh giá biến động được thu thập từ năm
2000-2012, các giải pháp sử dụng đất đến năm 2020.
3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu
- Đất sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông có những
đặc điểm gì?
- Hiện trạng và biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm
nghiệp trong giai đoạn từ 2000 đến 2012 như thế nào?
- Ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tác động đến đất rừng
theo quy hoạch và không theo quy hoạch như thế nào? Đâu là nguyên nhân

chính dẫn đến giảm diện tích rừng?
- Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong một số kiểu sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp chính tại tỉnh Đắk Nông hiện nay ra sao?
- Giải pháp nào cần được triển khai để tăng cường sử dụng đất hiệu quả
và hợp lý tại Đắk Nông trong thời gian tới?
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học của việc
đề xuất các giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp trong bối
cảnh tương tác giữa sản xuất nông nghiệp, bảo vệ tài nguyên rừng, phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ môi trường.


4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất
nông nghiệp và bảo vệ, phát triển rừng nhằm khai thác hợp lý và hiệu quả đối với
tài nguyên đất cũng như cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý đất đai nói
chung, đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông và mở ra hướng
nghiên cứu tiếp theo cho các tỉnh khác có điều kiện tương tự.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Làm rõ được việc giảm diện tích rừng không theo quy hoạch chuyển sang
diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu do tác động của di dân tự do và cũng là
quá trình tất yếu trong điều kiện hội nhập phát triển kinh tế hiện nay của tỉnh Đắk
Nông nói riêng và của các tỉnh vùng Tây Nguyên nói riêng.
Xác định hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của một số kiểu sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp có ảnh hưởng tới đất rừng tại Đắc Nông và đề xuất được các
nhóm giải pháp tổng hợp quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sử dụng
hợp lý và hiệu quả.




5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về đất nông nghiệp và tài nguyên rừng
1.1.1. Đất đai và đất nông nghiệp
Theo quan điểm thuật ngữ khoa học, giữa “đất” và “đất đai” thực tế cũng có
sự phân biệt nhất định, “đất” tương đương với từ “soil” trong tiếng Anh, nó có
nghĩa trùng với thổ hay thổ nhưỡng bao hàm ý nghĩa về tính chất của nó. Còn “đất
đai” tương đương với từ “land” trong tiếng Anh, nó có nghĩa về phạm vi không gian
của đất hay có thể hiểu là một vùng lãnh thổ (Nguyễn Hữu Ngữ, 2010).
Như vậy, "đất đai" là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện
tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm
ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn,thảm thực vật
cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. Nói cách khác "đất đai là
một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi
trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng,
dáng địa hình, mặt nước (Smyth and Dumanski, 1993).
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo
vệ, phát triển rừng. Căn cứ theo mục đích sử dụng, đất nông nghiệp được phân chia
thành đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối và đất nông nghiệp khác (Quốc hội, 2003a).
Do giới hạn nghiên cứu của đề tài cũng như để thuận tiện trong quá trình
trình bày các nội dung, thuật ngữ “đất nông nghiệp” trong đề tài được hiểu chỉ bao
gồm nhóm đất sản xuất nông nghiệp và nhóm đất lâm nghiệp.

1.1.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm (Bộ
Tài nguyên và Môi trường - TNMT, 2007).


6
- Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh
trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả đất sử
dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ như đất cỏ tự nhiên có
cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi.
- Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên
một (01) năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả loại cây có thời gian sinh
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long,
chuối, dứa, nho, Đất trồng cây lâu năm bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu
năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
Ngoài ra, cây cao su là cây đa mục đích cho nông, lâm nghiệp (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT, 2008), theo đó việc phân loại cây cao su
thuộc nhóm đất sản xuất nông nghiệp hay nhóm đất lâm nghiệp sẽ phụ thuộc vào yếu
tố định hướng quy hoạch sử dụng đất của khu vực đất xác định trồng cây cao su.
1.1.1.2. Đất lâm nghiệp
Hiện nay tại Việt Nam đang có một số khái niệm về phân loại về đất lâm
nghiệp, cụ thể:
(i) Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), đất lâm nghiệp là đất đang có
rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng (đất đã
giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên
là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây
rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy

định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản
xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất và đất
trồng rừng sản xuất.
Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo
vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn
sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm


7
đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục
hồi rừng phòng hộ và đất trồng rừng phòng hộ.
Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm
khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di
tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy
định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc
dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất
trồng rừng đặc dụng.
(ii) Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), đất lâm nghiệp
được xác định là đất có rừng và đất không có rừng hoặc là đất trống, đồi núi trọc
được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp, cụ thể:
- Đất có rừng và đất được quy hoạch cho trồng và phát triển thành rừng.
Theo mục đích sử dụng, đất có rừng gồm 3 loại như sau.
Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ
môi trường;
Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp
phòng hộ bảo vệ môi trường;
Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các

lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.
- Đất lâm nghiệp chưa có rừng, gồm 4 loại như sau.
Đất có rừng trồng chưa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhưng cây trồng có
chiều cao trung bình chưa đạt 1,5m đối với các loài cây sinh trưởng chậm hay 3,0m
đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ < 1.000 cây/ha.
Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích
lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có
chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha.


8
Đất trống không có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục
đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối rừng,…
Núi đá không cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn thành rừng.
Việc phân loại và xếp loại nhóm đất lâm nghiệp tuy có những khái niệm
khác nhau tùy theo mục đích sử dụng cho từng ngành, tuy nhiên đề tài nghiên cứu
ảnh hưởng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến tài nguyên rừng sẽ theo khái niệm
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, do đó đất trống không có cây gỗ tái sinh và đất
núi đá không cây sẽ được đưa vào đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp là đất hiện tại
đang có rừng cây.
1.1.2. Tài nguyên rừng
1.1.2.1. Một số khái niệm
Rừng và tài nguyên rừng trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều những
định nghĩa khác nhau tùy theo mục đích sử dụng và cách hiểu về rừng cũng như tài
nguyên rừng như:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,

đất rừng đặc dụng (Quốc hội, 2004).
Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi
không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt
Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý (Morozov, 1930).
Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể
các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật (dẫn theo Trần Văn Con, 2008).
Rừng là nơi có cây mà mật độ che phủ lớn hơn 10% và có diện tích rộng tối
thiểu 0,5 ha với các loài cây có độ cao tối thiểu 5 mét khi trưởng thành. Rừng bao
gồm có rừng tự nhiên và rừng trồng (FAO, 2010).


9
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài
nguyên tái tạo được tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị
suy thoái không thể tái tạo lại (Tổng cục Môi trường, 2009).
Tài nguyên rừng là tất cả các giá trị thực vật, động vật, môi trường, hệ
sinh thái và đa dạng sinh học từ rừng mà con người có thể sử dụng để phục vụ
cho đời sống và sự phát triển của xã hội (Trần Văn Con và cs., 2006).
Qua những khái niệm trên rừng và tài nguyên rừng được định nghĩa rất đa
dạng, phong phú tùy theo từng mục đích cụ thể, yếu tố tài nguyên rừng trong đề tài
cũng được hiểu ở khía cạnh là nguồn tài nguyên quan trọng và bao gồm rừng trồng,
rừng tự nhiên cũng như độ che phủ của rừng.
Độ che phủ rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng,
được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che
bóng và diện tích đất rừng (Quốc hội, 2004), có liên quan mật thiết tới tỷ lệ rừng
hiện có trên một diện tích đất nhất định do đó độ che phủ rừng là chỉ tiêu tổng
hợp nhất nói lên số lượng cả tuyệt đối và tương đối về diện tích rừng, đồng thời
nó thuyết minh một cách gián tiếp khả năng đáp ứng lâm sản, phúc lợi, công ăn,
việc làm, sinh thái, Về cách tính, độ che phủ rừng là tỷ lệ phần trăm (%) giữa
diện tích rừng so với diện tích lãnh thổ (Bộ NNPTNT, 2009).

1.1.2.2. Vai trò của tài nguyên rừng
Rừng là một tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong
quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn
cảnh trong tổng hợp đó, rừng luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa
và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số
lượng sinh vật. Những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu
dài và của chọn lọc tự nhiên ở tất cả các thành phần rừng.
Trong các bộ phận cấu thành của sinh quyển thì rừng là bộ phận quan trọng
nhất và có có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội, sinh thái và môi
trường (Trần Văn Con, 2008). Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ


10
đến sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu.
Mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần
cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng. Sự phân bố của các loại
rừng về cơ bản không chịu tác động của con người, sự phân chia các kiểu thảm thực
vật rừng chủ yếu dựa vào ưu thế sinh thái (Lê Văn Khoa, 2011).
Nhìn chung tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài
nguyên sinh vật, đất đai, khí hậu, cảnh quan. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên
rừng trên thế giới khác nhau tuỳ thuộc vào công nghệ truyền thống và tập quán xã
hội của từng vùng hoặc từng quốc gia và tài nguyên rừng có vai trò to lớn đối với
đời sống con người, đó là:
a. Đối với bảo vệ đất đai
Rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói
mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần lượng
mưa rơi xuống mặt đất và có vai trò quan trọng trong phân phối lại lượng nước mưa
này, qua nghiên cứu cho thấy ở vùng ôn đới thảm thực vật sẽ giữ được 25% lượng
nước mưa này. Lượng nước mưa được tán cây giữ lại sẽ chảy từ tán lá, qua cành
theo thân cây thấm vào đất hoặc đổ vào dòng chảy trên mặt và một phần khác sẽ

bay hơi vào khí quyển (Nguyễn Xuân Cự và Đỗ Đình Sâm, 2003). Tán rừng có khả
năng giảm sức công phá của nước mưa đối với tầng đất mặt trong khi rễ, thân cây
có khả năng giữ nước và hạn chế dòng chảy trong khi tầng thảm mục có khả năng
giữ nước tới 90-100% trọng lượng của lớp thảm mục do đó giảm đáng kể xói mòn ở
những nơi có rừng. Một nghiên cứu của Do (1994), ở vùng nhiệt đới ẩm như Việt
Nam những nơi có rừng đã khép tán lượng đất bị xói mòn hàng năm chỉ vào khoảng
1-1,5 tấn/ha, trong khi đó ở nơi nơi không có rừng có thể lên tới 100-150 tấn/ha và
dòng chảy mặt tăng 3-4 lần.
Các khoáng chất được cây rừng hút từ đất để phát triển nhưng mặt khác cây
rừng không ngừng trả lại vật chất cho đất dưới dạng các hợp chất hữu cơ bằng các
sản phẩm rơi rụng và trao đổi qua rễ. Trong hệ sinh sinh thái của rừng, các sản phẩm
rơi rụng thực vật trên mặt đất là cơ sở ban đầu hình thành nên thảm mục rừng và mùn


11
đất. Thảm mục rừng là kho chứa các chất dinh dưỡng khoáng, mùn và ảnh hưởng
trực tiếp đến độ phì nhiêu của đất trong khi rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp đất tơi
xốp, tăng khả năng giữ nước và chống lại quá trình xói mòn (Tzschuphe, 1998).

Hình 1.1. Vòng tuần hoàn vật chất giữa đất và cây trồng
Nguồn: Do (1994)
Qua những nghiên cứu này, xét trong khía cạnh sử dụng đất nông nghiệp cho
thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa rừng và đất đai nói chung. Các kiểu sử dụng đất có
quan hệ chặt chẽ với lượng đất mất do xói mòn (Nguyễn Văn Dung và cs., 2008) và
giữa tán rừng và sản xuất nông nghiệp nói chung rất quan trọng. Khi diện tích rừng bị
suy giảm thì hầu như chất lượng đất, độ dinh dưỡng cũng bị suy giảm theo và sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp nói chung hay quá trình canh tác nói riêng
b. Đối với môi trường
Rừng có vai trò rất quan trọng với môi trường, là một bộ phận quan trọng
nhất cấu thành nên sinh quyển, ngoài ý nghĩa về nguồn tài nguyên sinh vật, rừng

còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên (Nguyễn Xuân Cự và
Đỗ Đình Sâm, 2003). Rừng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên cảnh
quan vì vậy rừng tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu và đất đai. Rừng cũng là
quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu và quần xã này phải có
diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã


12
sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và
các hoàn cảnh khác. Do đó rừng không chỉ ảnh hưởng về mặt phát triển kinh tế - xã
hội mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong phát triển môi trường sinh thái và dịch vụ
môi trường.
Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí
quyển và có chức năng điều hòa khí hậu. Ngoài ra, rừng là vật cản của gió, có ảnh
hưởng tới tốc độ cũng như hướng gió và qua đó nó làm thay đổi các nhân tố khác
của hoàn cảnh sinh thái. Không chỉ chắn gió bão, rừng còn làm sạch không khí và
có ảnh hưởng lớn đến chu trình tuần hoàn của các bon trong tự nhiên do đó có thể
coi rừng là một nhà máy hút bụi khổng lồ mà thiên nhiên ban tặng cho xã hội.
Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng lượng O
2
và CO
2
trong
khí quyển. FAO (2012b) ước tính nếu với tốc độ phá rừng như hiện nay trên thế
giới thì vào năm 2050, nồng độ CO
2
trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi và sẽ làm nhiệt
độ trên trái đất tăng khoảng 2
0
C, lúc đó các khối băng tan sẽ làm mực nước biển có

thể dâng cao từ 1-3 m vào cuối thế kỷ XXI.
Hiện tượng thoát hơi nước sinh học từ cây rừng có tác dụng điều tiết khí hậu,
tạo mây mưa, mặc dù chúng có phụ thuộc vào độ ẩm của đất. Ví dụ, dẫn theo Lê
Văn Khoa (2011), ở Thụy Điển một hécta rừng vân sam trên đất khô thoát ra
khoảng 2100 m
3
nước/năm (tương ứng với lượng nước mưa 210 mm), trong khi
một hécta rừng loại này trên đất ẩm thoát ra gần 4000 m
3
nước/năm (tương ứng với
lượng nước mưa 400 mm).
c. Trong công tác xóa đói giảm nghèo
Mối quan hệ giữa giảm nghèo và rừng có mối liên hệ rất mật thiết, đó là mối
liên hệ nhân quả giữa biến đổi sinh kế nông thôn. Đời sống của người nghèo ở các
vùng sâu vùng xa phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng hóa và dịch vụ môi trường từ
các khu rừng tự nhiên bởi rất nhiều người dân tộc thiểu số ở các các vùng cao đã và
đang sống phụ thuộc vào rừng nhiều thế kỷ, người dân ở các vùng này thường
nghèo do khó tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng yếu kém và đất đai không được màu
mỡ (William và Huỳnh Thu Ba, 2005). Nói cách khác, những người nghèo thường
sống ở những vùng cách xa khu vực thành thị và các tuyến đường giao thông chính,


13
tương tự các khu vực rừng tự nhiên còn tồn tại được cũng là do vị trí của chúng
cách xa các trung tâm đô thị và các đường giao thông lớn. Để trợ giúp quá trình
giảm nghèo đang diễn ra, FAO (2003) đã nhận định có 5 phương thức chính sử
dụng nguồn lực từ rừng, gồm:
(i) Chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp: Hiếm khi việc chuyển đổi
rừng sang sản xuất nông nghiệp được coi là một trong những đường lối chính trong
công tác giảm nghèo dựa vào rừng. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội nhưng các

ảnh hưởng do thay đổi chế độ sử dụng đất hầu như có xu hướng giảm diện tích rừng
hay giảm độ che phủ rừng thông qua chuyển đổi đất rừng tạm thời hoặc lâu dài để
mở rộng các hoạt động nông nghiệp hay chăn nuôi (Trần Đức Viên, 2001). Tuy
nhiên, chính việc chuyển đổi đất rừng này đồng thời cũng tạo điều kiện dễ dàng tiếp
cận các sản phẩm gỗ do có nhiều diện tích rừng bị chặt phá.
(ii) Sản phẩm gỗ: Giá trị gỗ thương mại hàng năm ở các nước đang phát triển
có rừng là hàng tỷ đô la và nhìn vào con số này, người ta sẽ tự hỏi tại sao giảm
nghèo lại không được đầu tư nhiều hơn từ nguồn lợi to lớn này. Những lý do ít dẫn
đến thành công bao gồm việc người nghèo không đủ quyền để chống lại những thế
lực chiếm tài nguyên rừng (ngoài ra còn có những chính sách bất lợi cho người
nghèo) và các đặc tính của gỗ mà không có lợi cho người nghèo. Ví dụ, để thành
công trong kinh doanh gỗ đòi hỏi phải có cơ cấu kinh tế quy mô, tiếp cận các thị
trường dành riêng cho gỗ, thời gian chờ đợi lâu dài và khả năng chống chịu rủi ro.
Tuy có một số mô hình quy mô nhỏ nhiều triển vọng như là mô hình sản xuất gỗ do
địa phương quản lý, những mô hình này thường bị hạn chế bởi hệ thống hỗ trợ cho
công tác tổ chức còn yếu kém và các trở ngại khác (FAO, 2007).
(iii) Các lâm sản ngoài gỗ: Các sản phẩm này như than củi, củi đốt, động vật
trong rừng, hoa quả, hạt, dược thảo,… Những người nghèo ở gần rừng thường là
những người sống dựa vào các lâm sản ngoài gỗ và điều này đặt ra một câu hỏi là
việc phụ thuộc vào các lâm sản ngoài gỗ là “tốt” hay “xấu”. Quan điểm tích cực về
vấn đề này cho rằng các lâm sản ngoài gỗ là một “lưới an toàn”, có nghĩa là các lâm
sản ngoài gỗ sẽ là một nguồn tài nguyên để giúp người nghèo đối phó với những
giai đoạn thiếu thốn. Trong một số trường hợp, các lâm sản ngoài gỗ có thể giúp


14
làm giàu nếu chúng được quản lý chặt chẽ, được sản xuất trong những điều kiện
đảm bảo quyền sở hữu và tiếp thị tốt. Quan điểm tiêu cực lại cho rằng các lâm sản
ngoài gỗ là một “bẫy nghèo” theo nghĩa là phụ thuộc vào chúng sẽ làm suy yếu khả
năng tiết kiệm và đầu tư theo nhiều hướng khác nhau và do vậy sẽ làm hạn chế tiềm

năng tăng thu nhập (William và Huỳnh Thu Ba, 2005).
(iv) Dịch vụ môi trường: Rừng cung cấp nhiều hình thái dịch vụ trực tiếp về
môi trường cho những người dân sống gần rừng. Các dịch vụ này như là việc khôi
phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh, duy trì lượng nước
và bảo vệ chất lượng nước, cung cấp cỏ cho chăn nuôi gia súc, kiềm chế sâu cỏ và
duy trì đa dạng sinh học bao gồm cả duy trì giống cây cho nông nghiệp. Rừng cũng
mang lại các dịch vụ môi trường gián tiếp cho người dân sống xa rừng. Người
nghèo sống gần rừng có thể được hưởng lợi từ nguồn thu nhập có được do những
người sống xa rừng chi trả cho việc duy trì các dịch vụ rừng này. Ví dụ các khoản
chi trả này có thể dưới dạng các dự án thu hồi và lưu giữ khí CO
2
, các dự án bảo vệ
nước và du lịch sinh thái từ rừng (Phạm Thu Thủy và cs., 2013).
(v) Việc làm: Một số lượng lớn việc làm của nhân công trên toàn thế giới
đã và đang phụ thuộc vào những sản phẩm liên quan đến rừng, theo thống kê của
FAO (2010), vào năm 2006, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 13,709 triệu
người làm chính thức trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó khu vực châu Á chiếm
tới 42,3% tổng số nhân công chính thức làm trong ngành lâm nghiệp trên toàn
thế giới.
Tóm lại rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng, cung cấp
nguyên, vật liệu thô cho con người, là nguồn kinh tế cơ bản của nhiều dân tộc và
việc khai thác tài nguyên rừng đã đóng góp một phần quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2. Đặc tính và yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và
lâm nghiệp
1.2.1. Đặc tính của đất đai trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
Trong bất cứ lĩnh vực sản xuất nào, đất đai giữ vị trí đặc biệt quan trọng
và là điều kiện vật chất mà mọi sản xuất, sinh hoạt đều cần tới. Trong quá trình

×