TS. Nguyễn Thế Hòa
E-mail:
Tel.: 0913530859
Chương 1: Tổng quan về quản trị doanh nghiệp hiện đại
Chương 2: Hoạt động quản trị doanh nghiệp trong môi trường
toàn cầu
Chương 3: Hoạch định chương trình quản trị doanh nghiệp
Chương 4: Quản lý cơ cấu tổ chức và văn hóa
Chương 5: Lãnh đạo
Chương 6: Kiểm soát tổ chức và thay đổi
Chương 7: Những thách thức về quản trị doanh nghiệp trong
môi trường toàn cầu hiện nay
Chương 8: Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
1. 1 Quản trị doanh nghiệp là gì?
- Khái niệm quản trị và quản trị doanh nghiệp
- Mục đích của doanh nghiệp
- Vai trò của quản trị doanh nghiệp
- Các nhiệm vụ quản trị DN cơ bản: Hoạch định, Tổ chức,
Lãnh đạo, và Kiểm soát
- Những thay đổi gần đây trong hoạt động quản trị DN
1.2 Lịch sử phát triển tư duy quản trị doanh nghiệp
- Các học thuyết quản trị học cổ điển
- Các quan điểm quản trị học hiện đại
• Quản lý một DN là một hoạt động phức tạp, nhà quản trị hiệu quả phải sở
hữu nhiều loại kỹ năng, kiến thức, và khả năng.
• Quản lý là một quá trình không thể đoán trước. Việc đưa ra một quyết định
đúng là rất khó.
• Nhà quản trị làm gì và họ phải phát triển những kỹ năng và khả năng gì nếu
họ đang quản lý tổ chức của mình liên tục thành công; nhận diện ra những
kiểu nhà quản trị khác nhau mà tổ chức cần và các kỹ năng và khả năng họ
phải phát triển nếu họ muốn thành công; một số thách thức mà nhà quản trị
phải giải quyết (c7) nếu tổ chức của họ muốn tăng trưởng và phát đạt.
• Hình dung giám đốc là loại người nào? Tất cả những giám đốc thành công
có điểm gì chung?
Anne Mulcahy sáng tạo ra máy phô tô copy mới Xerox như thế nào
Năm 2001, Công ty máy phô tô copy nổi tiếng Xerox gần bị phá sản do cạnh tranh giá rẻ
và sự đổi hướng vào kỹ thuật số thay thấu kính ánh sáng; doanh số giảm mạnh; Lỗ hàng tỉ
đô la; tìm CEO mới là Anne Mulcahy.
Thách thức quản lý lớn nhất Mulcahy đối mặt là thay đổi cấu trúc và hệ thống kiểm soát của
công ty nhằm giảm chi phí vận hành. Bà hoạch định các chiến lược tốt nhất cho Xerox: đầu tư
cho R&D đổi mới máy phô tô copy kỹ thuật số nhằm thu hút khách hàng trở lại và tạo ra doanh
thu và lợi nhuận mới. Việc đạt được đồng thời cả hai mục tiêu này là một trong những thách
thức lớn nhất mà một nhà quản trị có thể đối mặt vì sự tồn tại của Công ty.
Bà nói chuyện với khách hàng xem họ muốn gì nhất từ máy phô tô copy mới kỹ thuật số - và từ
Xerox. “Tiêu điểm 500” yêu cầu 200 nhà quản trị cấp cao của Xerox đi thực tế và thăm 500
khách hàng hàng đầu của Xerox và phát triển mối quan hệ cá nhân liên tục với họ, thỏa mãn
những nhu cầu của khách hàng đã ký.
Chiến lược đầu tiên phát triển hai kiểu máy phô tô copy mới kỹ thuật số; Chiến lược thứ hai
nâng cấp dịch vụ khách hàng. thay đổi lớn về cấu trúc tổ chức bằng cách giảm số các cấp quản
lý.
Kết quả lợi nhuận tăng vọt: năm 2007 doanh thu tăng 11% so với 2006 và lợi nhuận tăng gần
gấp đôi khi hơn một nửa doanh thu từ khách hàng nằm bên ngoài nước Mỹ. Xerox thành công
với máy in copy kép hai động cơ kỹ thuật số hoàn hảo do “cải tiến mới được dẫn dắt bởi khách
hàng”, mang lại hai phần ba tổng lợi nhuận phần cứng máy copy
• Một tổ chức là tập hợp những người làm việc cùng nhau và điều phối hoạt
động của họ để đạt được những mục tiêu đa dạng khác nhau.
• Các nhà quản trị đều làm trong tổ chức và là những người chịu trách nhiệm
giám sát và làm cho hầu hết nguồn nhân lực và những nguồn lực khác của tổ
chức nhằm đạt được các mục tiêu của nó. DN là một tổ chức chặt chẽ
• Quản trị DN là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát nguồn
nhân lực và các nguồn lực khác để đạt được các mục tiêu của DN một cách có
hiệu quả và hợp lý.
• Các nguồn lực của DN gồm các tài sản như con người và kỹ năng, bí quyết sản
xuất và kinh nghiệm của họ; máy móc; vật liệu thô; máy tính và công nghệ
thông tin; bản quyền, vốn tài chính, khách hàng và nhân viên.
• Một mục tiêu quan trọng nhất DN và các thành viên của nó cố gắng đạt được là
tạo ra loại hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng mong muốn.
• Hoạt động là thước đo nhà quản trị sử dụng nguồn lực sẵn có hiệu quả và hợp lý
thế nào để thỏa mãn khách hàng và đạt được mục tiêu của DN. Hoạt động DN
tăng lên tỉ lệ thuận với sự gia tăng hiệu quả và tính hợp lý.
• Hiệu quả là thước đo nguồn lực được sử dụng tốt (có năng suất) thế nào để đạt
một mục tiêu. DN là hiệu quả khi nhà quản trị cực tiểu hóa lượng các nguồn lực
hay số thời gian cần thiết để SX một lượng hàng hóa và dịch vụ cho trước.
• Tính hợp lý là thước đo về sự phù hợp của các mục tiêu mà nhà quản trị đã chọn
cho DN để theo đuổi và mức độ DN đạt các mục tiêu đó.
DN có tính hợp lý khi
nhà quản trị lựa chọn các mục tiêu phù hợp và đạt được chúng.
1. Trong bất kỳ xã hội nào nguồn lực luôn có giá trị và khan hiếm, sử dụng
càng hiệu quả và hợp lý nguồn lực làm cho phúc lợi và sự thịnh vượng của
con người trong xã hội đó càng lớn. Hiểu được nhà quản trị làm gì và như
thế nào để hiểu được xã hội tạo ra sự giàu có và thịnh vượng cho công dân
của nó như thế nào.
2. Ai cũng đều chạm chán với nhà quản trị vì mọi người đều có việc làm và
thủ trưởng. Quản trị còn dạy cho mọi người những vị trí ủy thác để lãnh
đạo nhóm người LĐ, giải quyết mẫu thuẫn, đạt mục tiêu nhóm, và làm gia
tăng hoạt động.
3. Trong bất kỳ xã hội nào mọi người đều cạnh tranh vì một nguồn lực quan
trọng nào đó – việc làm được trả lương tốt, mang lại thú vui và sự thỏa mãn
nghề nghiệp – và hiểu được quản trị là con đường hướng tới việc đạt được
mục tiêu này.
Loại
vai trò
Vai trò cụ thể Ví dụ các hoạt động theo vai trò
Mang
tính ra
quyết
định
Chủ DN
Người sử lý
nhiễu
Người phân bổ
nguồn lực
Người thương
thuyết
Cam kết nguồn lực của DN để phát triển hàng hóa và dịch vụ đổi mới; quyết định mở rộng ra
quốc tế để có khách hàng mới cho sản phẩm của DN.
Nhanh chóng điều chỉnh xử lý vấn đề phát sinh đối mặt DN từ môi trường bên ngoài, (khủng
hoảng tràn dầu), từ môi trường bên trong (sản xuất hàng hoá hay dịch vụ hỏng).
Phân bổ nguồn lực DN cho những nhiệm vụ và các bộ phận khác nhau. Lập ngân sách và quĩ
lương cho các nhà quản trị cấp trung gian và cấp cơ sở
Làm việc với nhà cung ứng, nhà phân phối, nghiệp đoàn LĐ để thỏa thuận số lượng và giá các
đầu vào, kỹ thuật và nhân lực; với tổ chức khác để thỏa thuận tập kết nguồn lực cho dự án chung.
Mang
tính
giữa
các cá
nhân
Đại diện lãnh
đạo
Lãnh đạo
Người liên lạc
Phác họa mục tiêu DN cho nhân viên; khai trương; tuyên bố nội qui về đạo đức, qui tắc hành xử
của DN cho nhân viên tuân theo khi giải quyết với khách hàng và nhà cung ứng.
Nêu gương cho nhân viên noi theo; yêu cầu và ra lệnh trực tiếp cho cấp dưới; ra quyết định sử
dụng nguồn lực con người và kỹ thuật; động viên nhân viên hỗ trợ mục tiêu cụ thể của DN.
Điều phối công việc của nhà quản trị trong các bộ phận khác nhau; thiết lập các liên minh giữa
những tổ chức khác nhau để chia xẻ nguồn lực nhằm sản xuất hàng hóa và dịch vụ mới.
Mang
tính
thông
tin
Người giám sát
Người tuyên
truyền
Người phát
ngôn
Đánh giá hoạt động của nhà quản trị về các nhiệm vụ khác nhau và điều chỉnh hoạt động của họ;
theo dõi sự thay đổi xuất hiện ở môi trường bên ngoài và bên trong có thể tác động tới DN.
Thông báo cho nhân viên về những thay đổi xuất hiện trong môi trường bên ngoài và bên trong sẽ
tác động tới họ và DN; thông tin tới nhân viên tầm nhìn và mục đích của DN.
Khai trương chiến dịch quảng cáo để bán hàng hóa và dịch vụ mới; diễn văn thông báo tới cộng
đồng địa phương về những dự định tương lai của DN.
Hoạch định là nhiệm vụ của nhà quản trị nhằm xác định và lựa chọn các mục tiêu
và tiến trình hành động của DN phù hợp; họ phát triển các chiến lược để đạt được
hoạt động cao như thế nào.
Ba bước liên quan đến viêc hoạch định là:
(1) quyết định những mục tiêu nào mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi
(2) quyết định tuân theo những chiến lược nào để đạt được mục tiêu đó,
(3) quyết định phân bổ các nguồn lực của DN như thế nào để theo đuổi những
chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu đó.
Ví dụ Dell: 1. Mục tiêu: máy tính các nhân giá rẻ; chiến lược chi phí thấp
2. Tiến trình hành động: bán trực tiếp cho khách hàng thông qua điện thoại và cửa
hàng.
3. Phân bổ nguồn lực hạn hẹp để thực hiện mục tiêu
Hoạch định và chiến lược
Bản chất của quá trình hoạch định
Xác định sứ mạng và các mục tiêu của doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược kinh doanh
Hình thành các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Hình thành các chiến lược cấp doanh nghiệp
Hoạch định và thực hiện chiến lược
• Hoạt động tổ chức là nhiệm vụ của nhà quản trị để tạo ra một cấu trúc
về mối quan hệ làm việc cho phép các thành viên DN tương tác lẫn nhau
và hợp tác để đạt được các mục tiêu DN.
• Hoạt động tổ chức liên quan tới chia nhóm mọi người thành các bộ phận
theo các loại nhiệm vụ công việc cụ thể. Khi tổ chức, các nhà quản trị
cũng bố trí các đường dây ủy quyền và chịu trách nhiệm giữa các cá nhân
và các nhóm khác nhau, và quyết định điều phối các nguồn lực DN như
thế nào là tốt nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực.
• Kết quả của hoạt động tổ chức là tạo ra một cấu trúc có tổ chức, một hệ
thống nhiệm vụ chính thức và việc công bố những mối quan hệ nhằm
điều phối và khuyến khích các thành viên làm việc cùng nhau để đạt
được mục tiêu DN. Cấu trúc có tổ chức xác định các nguồn lực DN được
sử dụng như thế nào là tốt nhất để tạo ra hàng hóa và dịch vụ.
Các yếu tố tác động tới cơ cấu tổ chức
Phân nhóm nhiệm vụ vào các công việc: Thiết kế công việc
Phân nhóm công việc vào các bộ phận và chức năng: Thiết kế cơ cấu
tổ chức
Điều phối các phòng chức năng và các bộ phận
Văn hóa tổ chức
Lãnh đạo là việc nhà quản trị tuyên bố rành mạch tầm nhìn rõ ràng của DN cho
các thành viên để thực hiện, tiếp sinh lực và tạo điều kiện cho nhân viên sao cho
mỗi người đều hiểu được phần đóng góp của mình vào việc đạt được các mục
tiêu DN; sử dụng quyền lực, nhân cách, sự ảnh hưởng, sức thuyết phục, và các
kỹ năng thông tin của họ để điều phối mọi người và các nhóm sao cho hoạt
động và nỗ lực của họ được hài hòa, tập trung vào việc khuyến khích tất cả nhân
viên hoạt động ở mức cao nhất giúp DN đạt được tầm nhìn và mục tiêu của nó.
Một kết quả nữa của lãnh đạo là có một LLLĐ được khích lệ và có cam kết cao.
Bản chất của lãnh đạo
Các mô hình lãnh đạo theo đặc điểm tính cách và hành vi
Các mô hình lãnh đạo theo tình huống
Lãnh đạo chuyển đổi
Giới tính và lãnh đạo
Khả năng hiểu biết cảm xúc và lãnh đạo
• Kiểm soát là nhiệm vụ của nhà quản trị nhằm đánh giá DN đã đạt được các
mục tiêu của nó tốt như thế nào và tiến hành hoạt động điều chỉnh cần thiết để
duy trì hoặc cải thiện hoạt động.
• Kết quả quá trình kiểm soát là khả năng đánh giá chính xác hoạt động điều
tiết tính hiệu quả và hợp lý của DN.
• Để thực hiện kiểm soát, nhà quản trị phải quyết định mục tiêu nào cần đánh
giá (liên quan đến năng suất, chất lượng, đáp ứng khách hàng), thiết kế hệ
thống kiểm soát để cung cấp thông tin cần thiết cho đánh giá hoạt động, xác
định mức độ các mục tiêu đã đạt được; ước lượng chính xác họ đang thực
hiện tốt như thế nào ba nhiệm vụ quản trị khác - hoạch định, tổ chức, và lãnh
đạo – và tiến hành hoạt động điều chỉnh.
Kiểm soát tổ chức là gì?
Kiểm soát đầu ra
Kiểm soát hành vi
Kiểm soát theo nhóm
Thay đổi tổ chức
Các nhà quản trị cấp cơ sở
Các nhà quản trị cấp trung gian
Các nhà quản trị CC
CEO
• Nhà quản trị cấp cơ sở chịu trách nhiệm giám sát hàng ngày nhân viên không
làm quản lý, những người thực hiện nhiều hoạt động cụ thể cần thiết để sản xuất
hàng hóa và dịch vụ. Nhà quản trị cấp cơ sở làm việc trong tất cả các bộ phận hay
phòng chức năng của DN
• Nhà quản trị cấp trung gian, chịu trách nhiệm để tìm ra cách thức tốt nhất để tổ
chức con người và các nguồn lực khác nhằm đạt được các mục tiêu của DN.
Để tăng hiệu quả, nhà quản trị cấp trung gian giúp các nhà quản trị cấp cơ sở và
nhân viên không làm quản lý sử dụng nguồn lực tốt hơn để giảm chi phí SX, cải tiến
dịch vụ khách hàng.
Để tăng tính hợp lý, họ đánh giá liệu mục tiêu DN có phù hợp hay không và đề xuất
với nhà quản trị CC cách thức mục tiêu cần thay đổi; phát triển và điều chỉnh tinh vi
các kỹ năng và bí quyết (SX hay marketing) để DN trở nên hiệu quả và hợp lý; ra
quyết định: Cái gì các nhà quản trị cấp cơ sở cần cho dự án cụ thể này? Có thể tìm
kiếm nguồn lưc có chất lượng lớn nhất ở đâu? Nhân viên cần được tổ chức thế nào
cho phép họ sử dụng tốt nhất nguồn lực?
• Nhà quản trị CC chịu trách nhiệm về hoat động của tất cả các bộ phận. Họ
có trách nhiệm chéo qua các bộ phận. Họ thiết lập các mục tiêu của DN
(hàng hóa và dịch vụ nào DN nên SX); họ quyết định các bộ phận khác nhau
cần tương tác lẫn nhau như thế nào; giám sát các nhà quản trị cấp trung gian
trong mỗi bộ phận sử dụng nguồn lực như thế nào để đạt được các mục tiêu.
Nhà quản trị cao cấp chịu trách nhiệm cuối cùng về thành công hay thất bại
của DN và hoạt động của họ liên tục bị theo dõi cẩn thận bởi những người
bên trong và bên ngoài DN, chẳng hạn nhân viên và các nhà đầu tư khác.
Số thời gian tương đối nhà quản trị dành cho bốn nhiệm vụ quản trị
• Kỹ năng nhận thức (tư duy): khả năng phân tích, chuẩn đoán tình huống và phân
biệt giữa nguyên nhân và hiệu quả. Nhà quản trị CC cần có kỹ năng nhận thức tốt
nhất vì trách nhiệm hàng đầu của họ là hoạch định và tổ chức. Giáo dục và đạo tao
chính qui rất quan trọng trong việc giúp nhà quản trị phát triển kỹ năng nhận thức.
• Kỹ năng về con người (giao tiếp) gồm khả năng để hiểu, để biến đổi, để lãnh đạo,
và kiểm soát hành vi của các cá nhân khác và các nhóm. Khả năng thông tin, điều
phối, động viên mọi người, và đúc nặn các cá nhân thành một nhóm gắn bó, phân
biệt sự khác nhau giữa nhà quản trị hợp lý với nhà quản trị không hợp lý. Kỹ năng
về con người cũng có thể học được thông qua giáo dục và đào tạo, cũng như được
phát triển qua kinh nghiệm.
• Kỹ năng về kỹ thuật (chuyên môn) là kỹ năng chuyên môn về công việc được
yêu cầu để thực hiện một kiểu công việc cụ thể hay một nghề ở một mức độ cao
(SX, kế toán, công nghệ thông tin tiến tiến) của một nhà quản trị. Nhà quản trị cần
một phạm vi các kỹ năng kỹ thuật để trở nên hợp lý. Các kỹ năng kỹ thuật các nhà
quản trị cần phụ thuộc vào vị trí của họ trong DN.