Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Trái phiếu chính phủ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.52 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn lớn để
đầu tư, tạo chuyển biến về chất trong quản lý, kỹ thuật - công nghệ, đổi mới
cơ cấu và chất lượng sản phẩm. Chính phủ đã và đang giúp các Doanh
Nghiệp khắc phục sự eo hẹp về vốn.
Không chỉ ở những nước đang phát triển, mà cả các cường quốc
kinh tế, Chính phủ đều quan tâm dành một phần đáng kể từ ngân sách Nhà
nước và nguồn vốn huy động (như trái phiếu) để hỗ trợ các Doanh Nghiệp
phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng
thị trường.
Nước ta hội nhập kinh tế quốc tế với điểm xuất phát thấp, thiếu
vốn đầu tư, các Doanh Nghiệp nói chung đều gặp khó khăn, trước các đối
thủ cạnh tranh, có bề dày kinh nghiệm và nhiều thuận lợi về tài chính - tín
dụng.
Thực trạng này phải có thời gian mới dần dần khắc phục được,
bởi vì nguồn vốn của nước ta còn nhỏ, hệ thống ngân hàng đang trong quá
trình đổi mới, công nghệ chưa tiên tiến, chi phí cao... Cho nên, yêu cầu
khách quan phải có nguồn tài chính trợ giúp Doanh Nghiệp giảm bớt khó
khăn, thiệt thòi trong cuộc cạnh tranh không cân sức với Doanh Nghiệp
nước ngoài. Trên cơ sở đó Chính phủ đã phát hành trái phiếu chính phủ
Để hiểu thêm về công cụ công cụ tài chính quan trọng này em chọn đề
tài của mình là “Trái phiếu chính phủ Việt Nam”. Em xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Huệ, người đã giúp em hoàn thành đề án
môn học này. Trong phạm vi môn học chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2007
Phần I: Những vấn đề cơ bản về trái
phiếu chính phủ
2
Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản
trị kinh doanh


1. Trái phiếu
1.1. Khái niệm:
- Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát
hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho
vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ
thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
1.2. Đặc điểm:
a. Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính:
+ Mệnh giá.
+ Lãi suất định kỳ (coupon)
+ Thời hạn.
b. Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và
người đầu tư .
- Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành
vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ,
người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo
cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào
những vấn đề của bên phát hành.
c. Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố:
- Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ
thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương,
mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt
đó.
- Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi
ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
22
3
Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản

trị kinh doanh
suất càng cao.
- Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như
nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
1.3. Phân loại trái phiếu.
* Căn cứ vào việc có ghi danh hay không
- Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng
chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính
theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra
và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó
mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.
- Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ,
trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể
chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn
lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ.
Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác
nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.
*Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu đó:
- Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành
- Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn
cho những mục đích cụ thể
- Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn
dài hạn.
2. Trái phiếu chỉnh phủ:
2.1.Các loại Trái phiếu chính phủ
- Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
33
4

Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản
trị kinh doanh
nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công
ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
- Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán
và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất
của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định
lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.
- Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động
vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình
cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do
chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành.
2.2. Lợi ích của đầu tư qua trái phiếu chính phủ:
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương được miễn
thuế thu nhập. Đối với những người có thu nhập cao, mua trái phiếu trên
vẫn có lợi.
- Trái phiếu trên thị trường thứ cấp có giá lên xuống đối nghịch với lãi
suất thị trường. Nếu biết tính toán phân tích để thực hiện mua bán thì vẫn
có lợi.
- Khi mua bán trái phiếu, nhà đầu tư thường không phải trả hoa hồng
cho người môi giới như với cổ phiếu. Thay vào đó, người môi giới trái
phiếu được hưởng phần chênh lệch giá bán/mua.
- Giá cả trái phiếu biến động rất ít, thu nhập từ trái phiếu khá ổn định,
do đó, trái phiếu được coi là một tài sản tài chính có mức độ an toàn cao
4. Khi đầu tư trái phiếu cần chú ý gì?
* Trước khi mua trái phiếu cần tìm hiểu hai điều: chiều hướng lên xuống
của lãi suất và uy tín của nhà phát hành.
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
44

5
Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản
trị kinh doanh
- Rủi ro chủ yếu mà người nắm giữ trái phiếu phải chịu là về mặt lãi
suất. Khi lãi suất bình quân trên thị trường tăng lên thì đương nhiên những
người cầm giữ các trái phiếu với lãi suất cố định là những người chịu thiệt
thòi.
- Vì trái phiếu là một khoản nợ, nên giá cả của nó phụ thuộc khá nhiều
vào độ tin cậy tín dụng của nhà phát hành
- Nên mua trái phiếu lúc lãi suất đang ở thời điểm cao nhất và đang
trên đà giảm dần. Và nên mua trái phiếu dài hạn để có thể được hưởng lãi
suất cao trong một thời gian dài.
- Ngược lại, lúc lãi suất đang ở mức thấp nhất và bắt đầu tăng, nên bán
trái phiếu dài hạn đi để mua vào trái phiếu trung hạn.
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
55
6
Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản
trị kinh doanh
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
66
7
Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản
trị kinh doanh
Phần II: Trái phiếu chính phủ của Việt
Nam.
1.Thực trạng trái phiếu chính phủ Việt Nam:
1.1. Các quy định của chính phủ Việt Nam về việc phát hành trái

phiếu
- Ở Việt Nam hiện nay, tương tự như trên thế giới, luật pháp qui định
về phát hành trái phiếu lại khá nghiêm ngặt. Trái phiếu Chính phủ được
phát hành trên thị trường sơ cấp và phát hành theo phương pháp đấu thầu.
1.1.1 Quyết định của chính phủ về việc phát hành và sử dụng trái
phiếu chính phủ giai đoạn 2003-2010:
“Phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 - 2010 -
Theo Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 24/7/2006, Thủ
tướng Chính phủ quyết định: tổng mức trái phiếu Chính phủ phát hành là
110.000 tỷ đồng. Mức phát hành và thời điểm phát hành hàng năm được
xác định trên cơ sở nhu cầu vốn và tiến độ thực hiện của các dự án...
Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn: Bảo đảm bố trí vốn không vượt quá tổng
mức đã được thông báo giao chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực, Tập trung vốn
đầu tư cho các dự án theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo bố trí đủ vốn để hoàn
thành dứt điểm dự án, đáp ứng yêu cầu bức thiết của dự án.
Riêng đối với đường giao thông ô tô đến trung tâm các xã chưa có đường ô
tô, ngoài nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các địa phương cần bố từ ngân
sách địa phương và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác, kể cả
việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư...
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/7/2006.”
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
77
8
Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản
trị kinh doanh
1.1.2 Quy trình đấu thầu trái phiếu:
Bước 1: Thông báo đấu thầu:
Trước ngày tổ chức đấu thầu 04 ngày làm việc, Ban đấu thầu trái
phiếu thực hiện việc thông báo đấu thầu trái phiếu tại Trung tâm (mẫu

02/ĐTTP) cho các thành viên qua mạng máy tính và Fax, đồng thời công
bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các phương tiện thông
tin hiện có của Trung tâm. Nội dung thông báo theo quy định tại Điểm 8.2
Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính.
Bước 2: Lập phiếu dự thầu:
Thành viên tham gia đấu thầu cho chính mình sử dụng mẫu
03A/ĐTTP. Các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên sử dụng mẫu
03B/ĐTTP. Mỗi thành viên/ tổ chức, cá nhân chỉ được bỏ một phiếu dự
thầu cho một đợt đấu thầu.
- Đối với một phiếu dự thầu thì phần đặt thầu cạnh tranh được ghi
tối đa 05 mức lãi suất khác nhau; phần đặt thầu không cạnh tranh chỉ được
ghi khối lượng.
- Khối lượng đặt thầu:
+ Khối lượng đặt thầu tính theo mệnh giá trái phiếu; khối lượng tối
thiểu đối với các thành viên tham gia đấu thầu là 100.000.000 đồng (trong
trường hợp tham gia dự thầu với nhiều mức lãi suất thì khối lượng tối thiểu
của mỗi mức lãi suất là 100.000.000đ); khối lượng đặt thầu tối đa là khối
lượng trái phiếu thông báo đấu thầu (trong trường hợp tham gia dự thầu với
nhiều mức lãi suất thì tổng khối lượng đặt thầu của các mức lãi suất không
được vượt quá khối lượng trái phiếu đấu thầu)
+ Phần chữ và phần số của khối lượng đặt thầu phải khớp nhau
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
88
9
Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản
trị kinh doanh
- Lãi suất đăng ký đấu thầu ghi theo tỷ lệ % /năm, phần thập phân tối
đa là 02 con số sau dấu phảy.
- Phiếu dự thầu phải được điền đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xoá,

không viết bằng mực đỏ hoặc bút chì và có chữ ký của giám đốc / tổng
giám đốc hoặc người được giám đốc uỷ quyền đã đăng ký tại Đơn xin tham
gia thành viên đấu thầu.
- Đối với phiếu dự thầu của tổ chức, cá nhân không phải là thành
viên: các nội dung về khối lượng, lãi suất đặt thầu (cả phần số và phần chữ)
do tổ chức, cá nhân ghi và phải có chữ ký và đóng dấu (nếu là tổ chức)
hoặc chữ ký (nếu là cá nhân).
- Mỗi phiếu dự thầu được bỏ trong một phong bì niêm phong kín có
đóng dấu của thành viên tại một góc phong bì. Đối với phiếu dự thầu của
khách hàng thì ngoài phong bì phải được đóng thêm dấu của khách hàng
(nếu là tổ chức) hoặc có chữ ký của khách hàng (nếu là cá nhân).
Các phiếu dự thầu không đúng và đầy đủ các nội dung theo mẫu
03A/ĐTTP và 03B/ĐTTP và các quy định trên đây là không hợp lệ
Bước 3: Gửi và tiếp nhận phiếu dự thầu:
Các thành viên/tổ chức, cá nhân tham gia đấu thầu bỏ phiếu dự thầu
vào hòm phiếu tại Trung tâm và phải ký xác nhận vào danh sách tham gia
đấu thầu. Thời gian bỏ phiếu trong vòng 60 phút trước giờ mở thầu. Trường
hợp gửi qua bưu điện thì Trung tâm phải nhận được trước giờ mở thầu 15
phút (căn cứ vào thời điểm ký nhận giữa Trung tâm và bưu điện)
Bước 4: Tổ chức xét thầu:
4.1 Mở thầu
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
99
10
Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản
trị kinh doanh
Vào thời điểm bắt đầu đấu thầu, Thư ký Ban đấu thầu kiểm tra dấu
niêm phong và mở hòm phiếu dưới sự chứng kiến của đại diện các thành
viên (nếu có).

4.2 Kiểm tra tính hợp lệ của phiếu dự thầu
- Hai thành viên của Ban đấu thầu kiểm tra tính hợp lệ của phiếu dự
thầu và ký xác nhận đã kiểm tra.
- Các phiếu dự thầu không hợp lệ bị loại bỏ, Ban đấu thầu có trách
nhiệm thông báo cho thành viên liên quan ngay trong ngày (mẫu
04/ĐTTP).
4.3 Nhập số liệu vào hệ thống
Ban đấu thầu nhập nội dung các phiếu dự thầu hợp lệ vào hệ thống.
Thông tin về nội dung phiếu dự thầu được hiển thị trực tuyến lên bảng điện
tử của Trung tâm.
4.4 Xét thầu
Hệ thống đấu thầu xác định lãi suất trúng thầu và khối lượng trúng
thầu theo quy định tại Điểm 8.4 Mục II Thông tư 21/TT-BTC ngày
24/3/2004 của Bộ Tài chính. Giá bán trái phiếu được xác định theo quy
định tại Điểm 8.5 Mục II Thông tư 21/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài
chính.
Bước 5: Thông báo kết quả đấu thầu:
Ngay sau khi kết thúc việc đấu thầu, Ban đấu thầu thực hiện việc
thông báo kết quả đấu thầu như sau:
- Lập Báo cáo kết quả đấu thầu trái phiếu (mẫu 05/ĐTTP) gửi cho tổ
chức phát hành, Bộ Tài chính (UBCKNN, Vụ Tài chính các ngân hàng và
tổ chức tài chính), UBND tỉnh, thành phố (nếu là trái phiếu Chính quyền
địa phương).
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
1010
11
Đề An Môn Học Khoa Kinh tế và quản
trị kinh doanh
- Lập và gửi Thông báo kết quả đấu thầu trái phiếu (mẫu 06/ĐTTP)

cho các thành viên tham gia đấu thầu và Ngân hàng nơi Trung tâm mở tài
khoản.
- Công bố kết quả đấu thầu trên phương tiện thông tin đại chúng và
trên phương tiện thông tin hiện có Trung tâm.
Bước 6: Thanh toán tiền mua và chuyển giao trái phiếu
- Ngày phát hành trái phiếu được ấn định vào ngày làm việc thứ hai
kể từ ngày đấu thầu. Trong phạm vi 02 ngày làm việc tiếp theo ngày đấu
thầu, các thành viên trúng thầu phải chuyển toàn bộ tiền mua trái phiếu
theo giá bán đã được xác định trong thông báo trúng thầu vào tài khoản
của tổ chức phát hành. Thành viên có trách nhiệm thu tiền đối với phần
trúng thầu trái phiếu của khách hàng đấu thầu qua mình để nộp cho tổ chức
phát hành.
- Ngân hàng nơi mở tài khoản của tổ chức phát hành sau khi nhận
được tiền sẽ báo Có cho tổ chức phát hành đồng thời thông báo cho Trung
tâm để làm thủ tục ghi sổ trái phiếu cho tổ chức, cá nhân trúng thầu.
- Trên cơ sở thông báo của ngân hàng nơi tổ chức phát hành mở tài
khoản về việc thanh toán của tiền mua trái phiếu và bảng tổng hợp kết quả
đấu thầu, Trung tâm (Phòng ĐK-LK-TTBT) hạch toán khối lượng trái
phiếu trúng thầu như sau:
+ Đối với những tổ chức có tài khoản lưu ký tại Trung tâm: Phòng
ĐK-LK-TTBT hạch toán trực tiếp vào tài khoản của tổ chức và thông báo
cho tổ chức đó.
+ Đối với tổ chức, cá nhân mở tài khoản lưu ký tại một thành viên
lưu ký: Phòng ĐK-LK-TTBT hạch toán vào tài khoản của thành viên lưu
ký liên quan và thông báo cho thành viên đó. Căn cứ thông báo của Trung
Phạm Thu Trang Quản trị 2
khoá 13
1111

×