Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện ô tô của Công ty Cổ phần ô tô An Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.01 KB, 46 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths. Lê Thị Thuần - là người trực tiếp hướng
dẫn em cùng toàn bộ các cán bộ, công nhân viên trong Công ty Cổ phần ô tô An Hưng
đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành đề tài luận văn này. Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực
hết sức, song do những hạn chế về thời gian cũng như những kiến thức và kinh nghiệm
thực tế nên đề tài luận văn của em vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp, nhận xét của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn đề
tài luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
MỤC LỤC



 !"
#$%&
'$!()
$!()*+,-
$!()./-0+,-1
2345-*
67 4)1&(89#
:*4;#
<"=!(&% #
>?@#
:A(??@#
67 -0A(89??@?@)?B*4;'
CA?BD1"=*4;'


EAF*4;'
!(G1*9'
89@H&2
I&92
#:**4;J
'3H&?K
2I&@)K
J3%9A4%L
>?@?@)?BD1"=*4;L
M)A -&N??@?@)?BD1"=*4;L
OH&??@?@)?BD1"=*4;
$P-@%??@?@)?BD1"=*4;
C1!(),??@19D1"=*4;
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
<19D1"=*4;
 1!(),??@19D1"=*4;
$PQ6+
CA?BD1"=*4;
M)P 9!R)?BD1"=*4;
>?@?@)?BD1"=*4;#
3))SB@%64+@MTAUTTV<!
'
3)))?BB)?H'
IWD4+@TA'
M(86&)ATA2
3))SB4+@TA2
#BB4+@.*4;TAK
#X4&%*4;K

#M(Q?!Y*4;K
D?%??@?@D1"=*4;MTAUTTV
<!L
:A(??@Z&T?!YDL
:A(??@Z&T?!Y?Q 
:A(??@Z7)9-0(E:3![
:A(??@ZA4F&?@N-D9-0?B6A&T
CA?BD1"=*&67 ??@HB?@D1"
=4;-41TTTAUTTV<!
EAF*4;
R!\+]I^M_
T 88)@
89@H&5
#I&@)#
'I&92
2:*J
J3H&?5J
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
K3%9A4%K
)))6??@ [MTAUTTV<!L
#))APPA???@?@)?BD1"=*
4;MTAUTTV<!
CH&!(![(89%??@`&P@19
)?BD"=.*4;
aDU-")81)%??@
CH&b!(![MTAPTTV<!%??@
?@4+@.*4;
CH&MTAUTTV<!%??@?@4+@

.*4;
$!(![MTAUTTV<!%??@?@4
+@.*4;
D?%81)%??@?@D1"=*4;!"*
+%MTAUTTV<!
M)81)!")+8
c9@H&5
M)81)4W*"=
@%@b8=+!dA&Tb1#
)))81)%??@%MTAUTTV<!#
67 4Q`&%??@?@)?BD1"T*4;
#
M)9)ZMTAUTTV<!#
<@1)1'
@%@P@4e*1@%!(@))86TP
J
M)9)Z:![K
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.
STT TÊN BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRANG
1 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của CTCP ô tô An Hưng. 17
2 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quản kinh doanh của CTCP ô ôtô
An Hưng giai đoạn 2010-2012.
18
3 Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô của CTCP ô tô
An Hưng giai đoạn 2010-2012.
19
4 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần

ô tô An Hưng giai đoạn 2010-2012.
20
5 Biểu đồ 3.2: Tỷ giá danh nghĩa USD/VNĐ theo quý giai đoạn
2008-2012
27
6 Bảng 3.3: Số hợp đồng có sai sót năm 2011 30
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Từ viết tắt Nội dung viết tắt bằng tiếng
Anh
Nội dung viết tắt bằng tiếng
Việt
1. TMQT Thương mại quốc tế
2. XNK Xuất nhập khẩu
3. CTCP Công ty cổ phần
4. LNTTT Lợi nhuận thuẩn trước thuế
5. LNTST Lợi nhuận thuần sau thuế
6. DTT Doanh thu thuần
7. CFR Cost and Freight Tiền hàng và cước
8. CIF Cost, Insurance and Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cước
9. CPT Carriage Paid to Cước phí trả tới
10.CIP Carriage and Insurance Paid to Cước phí và bảo hiểm trả tới
11.DES Delivered Ex Ship Giao tại tàu
12.DEQ Delivered Ex Quay Giao tại cầu cảng
13.DDU Delivered Duty Unpaid Giao chưa nôp thuế
14.DDP Delivered Duty Paid Giao đã nộp thuế
15.EXW Ex Works Giao tại xưởng
16.FCA Free Carrier Giao cho người chuyên chở

17.FAS Free Alongside Ship Giao dọc mạn tàu
18.FOB Free on Board Giao lên tàu
19.D/O Delivery Order Phí cung cấp lệnh giao hàng
20.L/C Letter of Credit Thư tín dụng
21.VND Viet Nam Dong Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng
22.USD The United States Dollar Đơn vị tiền tệ: Đô la Mỹ
23.IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta hiện nay, thì thương mại
quốc tế (TMQT) ngày càng trở nên quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nước
ta nói riêng và đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung. TMQT nó tạo cho
mỗi quốc gia phát huy mạnh những mặt hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh tăng
cường xuất khẩu những mặt hàng đó và nhập khẩu những mặt hàng không phải lợi thế
của mình.
TMQT thông qua hoạt động xuất nhập khẩu đã đem lại lợi ích cho nền kinh tế,
nó tạo điều kiện cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, góp phần vào việc đẩy
mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần cải thiện đời
sống nhân dân, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân. TMQT trở thành một tất yếu
đối với mỗi quốc gia nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
( XNK) nói riêng
Tại Công ty cổ phần ô tô An Hưng, hoạt động nhập khẩu chủ yếu diễn ra là nhập
khẩu linh kiện ô tô, nó mang lại nguồn doanh thu tương đối lớn cho công ty. Thị
trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,
Hàn Quốc. Các thị trường nhập khẩu là không giống nhau nên trong quá trình nhập
khẩu đã xảy khá nhiều rủi ro và bất cập, đặc biệt là trong quá trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu.

Tất cả những rủi ro tiềm ẩn này đều có thể làm tăng chi phí đối với doanh
nghiệp, nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, làm giảm
hiệu quả hoạt động chung của công ty. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thì nguyên nhân
sâu sa của những rủi ro đã xảy ra xuất phát từ công tác thực hiện hợp đồng của công
ty chưa thực sự hiệu quả và chưa thực hiện sát xao. Tất cả các cấp quản lý cũng như
nhân viên của công ty chưa thấy hết được tầm quan trọng của công tác thực hiện, tuân
thủ quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, do đó, công tác này chưa được quan tâm
đúng mức và thực tế, chỉ khi xảy ra những rủi ro đó rồi công ty mới tìm cách khắc
phục mà không có những biện pháp phòng ngừa mang tính chủ động trước đó. Vì vậy,
tìm ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
1
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
là vấn đề cần được giải quyết tại Công ty cổ phần An Hưng hiện nay. Do đó, em lựa
chọn nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu linh kiện ô tô của Công ty Cổ phần ô tô An Hưng” để đề xuất ra
các giải pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp.
2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quy trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu trong đó có nghiên cứu về rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Các đề tài về quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu nhìn chung đứng về khía cạnh quản trị chứ không phải hoàn thiện
quy trình. Bên cạnh nghiên cứu về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu cũng có
nhiều những công trình nghiên cứu về các vấn đề xung quanh quy trình nhập khẩu.
Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu không phải là một đề tài
mới mẻ, song, đứng trên mỗi góc độ khác nhau lại có những cái nhìn khác nhau về vấn
đề này.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về rủi ro trong quá trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp như:

1. Luận văn “Rủi ro trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” do sinh viên Nguyễn Đăng
Quang, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Kinh tế quốc tế thực hiện năm 2009.
2. Luận văn “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt
hàng thép không gỉ sang thị trường Mỹ của Công ty TNHH Tajima Việt Nam, do sinh
viên Trần Dung, Trường Đại học Thương mại, Khoa Thương mại quốc tế thực hiện
năm 2012.
3. Luận văn “Giám sát và điều hành quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
linh kiện máy móc từ thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH Ô Tô Đông Phong”, do
Sinh viên Nguyễn Thị Bộ, Trường Đại học Thương Mại, Khoa Thương Mại quốc tế,
thực hiện năm 2010.
Khác với các luận văn trên, đề tài khóa luận của em sẽ tập trung nghiên cứu các
rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm các nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, tác động của các nhân tố này, các biện
pháp được áp dụng chủ yếu để hạn chế rủi ro từ đó, đưa ra các đánh giá và đề xuất,
kiến nghị hướng nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
3 Mục đích nghiên cứu
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
2
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Trên cơ sở nguồn dữ liệu thu thập được và vận dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên
trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản thân, mục đích nghiên cứu đề tài gồm 3 mục
đích cơ bản:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu.
- Nhận xét, đánh giá thực trạng quy trình nhập khẩu linh kiệ ô tô của Công ty
cổ phần ô tô An Hưng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng
nhập khẩu của Công ty Cổ phần ô tô An Hưng.

4 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
5 Phạm vi nghiên cứu.
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh
kiện ô tô của Công ty cổ phần ô tô An Hưng.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Bao gồm các thị trường nhập khẩu của Công
ty cổ phần ô tô An Hưng.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ năm
2010 đến năm 2012.
6 Phương pháp nghiên cứu.
1 Phương pháp thu thập dữ liêu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn chuyên
gia và dùng phương pháp quan sát.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Chủ yếu sử dụng nguồn dữ liệu nội bộ của
Công ty.
2 Phương pháp xử lý dữ liệu.
Quá trình phân tích dữ liệu có sử dụng phương pháp lập bảng biểu thống kê,
phân tích và so sánh để đánh giá khái quát vấn đề và rút ra kết luận.
7 Kết cấu khóa luận.
Đề tài gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro trong quá trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
3
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Chương 3: Thực trạng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh
kiện ô tô của Công ty cổ phần ô tô An Hưng.
Chương 4: Định hướng phát triển và một số giải pháp hạn chế rủi ro trong quá

trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện ô tô của Công ty cổ phần ô tô An Hưng.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
4
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG QUÁ
TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU.
2.1 Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1 Nhập khẩu
Nhập khẩu là hình thức kinh doanh quốc tế giữa các thương nhân có trụ sở kinh
doanh tại các quốc gia khác nhau. Trong đó người mua (Người nhập khẩu) yêu cầu
người bán (Người xuất khẩu) cung ứng cho mình một lượng hàng hoá nhất định như
đã thoả thuận và hợp pháp. Người nhập khẩu sẽ phải trả cho người xuất khẩu một
lượng giá trị tương ứng với lượng hàng hoá đó.
2.1.2. Hợp đồng thương mại quốc tế.
Hợp đồng thương mại quốc tế hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương hay hợp
đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các
quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán (bên xuất khẩu) có nghĩa vụ
chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua (bên nhập khẩu) một tài sản
nhất định gọi là hàng hoá, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
2.1.3. Rủi ro.
Rủi ro là sự kiện không may mắn. Rủi ro hết sức đa dạng, phức tạp, tồn tại dưới
nhiều hình thái khác nhau và gắn liền với hoạt động sống, sản xuất, kinh doanh của
con người. Do đó, nhiều năm qua, rủi ro đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
học giả trong lĩnh vực kinh tế và bảo hiểm thế giới. Xoay quanh khái niệm rủi ro, hiện
đang có rất nhiều quan điểm khác nhau, sau đây là một số khái niệm phổ biến nhất.
Một học giả người Mỹ, ông Allan Willett trong cuốn “ Risk and Insurance”, 1995
quan niệm rằng: “ rủi ro là bất trắc cụ thể đến một biến cố không mong đợi”. Như vậy,
theo ông, rủi ro liên quan tới thái độ con người. Những biến cố ngoài mong đợi thì
được xem là rủi ro còn những biến cố mong đợi thì không phải là rủi ro.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Thân, tác giả cuốn “ Phương pháp mạo hiểm và
phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh”, NXB Thông tin, 1991, thì rủi ro là sự bất trắc,
gây ra mất mát, thiệt hại. Théo cách tiếp cận này thì rủi ro phải là bất trắc gây ra hậu
quả cho con người, còn những bất trắc không gây tổn thất thì không phải là rủi ro.
Nhìn từ góc độ bảo hiểm, rủi ro là những đe dọa nguy hiểm mà con người không
lường trước được và là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.
2.1.4. Nguy cơ rủi ro
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
5
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Những sự kiện bất lợi chưa xảy ra nhưng có khả năng xảy ra được gọi là nguy cơ
rủi ro. Nguy cơ rủi ro phản ánh trạng thái tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro. Nguy cơ
càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn. Nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn song hành
cùng với hoạt động kinh doanh và làm cho rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào gây thiệt
hại, mất mát cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro ít nhiều mang tính quy luật,
nó luôn vận động, biến đổi theo môi trường tự nhiên, chính trị, kinh tế Do vậy, khả
năng làm chủ tự nhiên và khả năng làm chủ của con người càng cao thì việc nhận
dạng, dự đoán nguy cơ rủi ro càng chính xác.
2.2 Một số lý thuyết cơ bản về rủi ro trong quá trình nhập khẩu.
2.2.1 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Sau khi hợp đồng nhập khẩu được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu với
tư cách là một bên ký hợp đồng, phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một chuỗi
các công việc phức tạp và mang tính chất tự nguyện cao, đòi hỏi người làm công tác
này phải đầy đủ kỹ năng, nghiệp vụ thương mại quốc tế. Việc thực hiện hợp đồng phải
tiến hành các công việc sau.
2.2.1.1 Xin giấy phép nhập khẩu.
Xin giấy phép nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến
hành các bước tiếp theo. Vì thế sau khi ký hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin
giấy phép nhập khẩu. Có hai loại giấy phép nhập khẩu đó là giấy phép nhập khẩu năm

và giấy phép nhập khẩu chuyến.
Khi đối tượng thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp phải
xuất trình bộ hồ sơ xin giấy phép gồm:
 Đơn xin phép.
 Phiếu hạn ngạch (nếu có).
 Bản sao hợp đồng hoặc bản sao L/C.
 Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là nhập khẩu uỷ thác).
 Các giấy tờ có liên quan (nếu có).
2.2.1.2 Thuê phương tiện vận tải.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế việc thuê phương tiện
vận tải phải dựa vào các căn cứ sau
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
6
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
 Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng: Nếu điều kiện là CFR, CIF, CPT, CIP,
DES, DEQ, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải.
Còn nếu điều kiện cơ sở giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB thì người nhập khẩu phải
có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải.
 Căn cứ vào khối lượng hàng và đặc điểm của hàng hoá: Căn cứ vào khối
lượng hàng để tối ưu hoá trọng tải của phương tiện từ đó tối ưu hoá chi phí. Đồng thời
căn cứ vào đặc điểm của hàng hoá là để lựa chọn phương tiện đảm bảo an toàn cho
hàng hoá trong quá trình vận chuyển.
 Căn cứ vào điều kiện vận tải: Đó là hàng hoá rời hay hàng hoá đóng trong
Container, hàng hoá thông dụng hay hàng hoá đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đường
bình thường hay đặc biệt, vận tải một chiều hay khứ hồi
2.2.1.3 Mua bảo hiểm.
Trong thương mại quốc tế thường phải vận chuyển đi xa, trong những điều kiện
vận tải khá phức tạp, do đó hàng hoá dễ bị hư hỏng, mất mát tổn thất lớn trong quá
trình vận chuyển. Chuyên chở hàng hoá bằng đường biển cũng thường gặp rủi ro và

tổn thất, bởi vậy trong thương mại quốc tế bảo hiểm đường biển là loại bảo hiểm phổ
biến nhất. Theo điều kiện CIF, CIP thì nghĩa vụ của người bán phải mua bảo hiểm vì
lợi ích của người mua nhưng chỉ phải mua bảo hiểm ở một mức tối thiểu. Còn trong
các điều kiện khác, các bên tự quyết định việc mua bảo hiểm nếu họ cảm thấy cần thiết
tức là không bắt buộc phải mua bảo hiểm.Các đơn vị kinh doanh khi mua bảo hiểm
phải xác lập nên một hợp đồng bảo hiểm.
2.2.1.4 Làm thủ tục hải quan.
Thủ tục hải quan là một công cụ để quản lý các hoạt động buôn bán theo pháp
luật của Nhà nước để ngăn chặn buôn lậu. Theo quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ
(Có hiệu lực ngày 1/10/2001, ban hành ngày 26/01/2001) thì thủ tục hải quan đối với
hàng nhập khẩu gồm 3 bước:
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tên khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra
thực tế hàng hoá.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bước 3: Kiểm tra tính thuế
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
7
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
2.2.1.5 Nhận hàng nhập khẩu.
a) Nhận hàng từ tàu biển bao gồm các bước sau:
♦ Chuẩn bị chứng từ nhận hàng.
 Ký hợp đồng uỷ thác cho cơ quan ga, cảng về việc giao hàng từ nước ngoài
về
 Xác nhận với cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng,
điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ hàng hoá và bảo quản hàng hoá.
 Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá như vận chuyển
đơn, lệnh giao hàng.
 Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp với tên hàng,
chủng loại thông số kỹ thuật, chất lượng bao bì, ký mã hiệu của hàng hoá so với yêu

cầu đã thoả thuận trong hợp đồng.
Người nhập khẩu phải kiểm tra, giám sát việc giao nhận hàng, phát hiện các sai
phạm và giải quyết các tình huống phát sinh.
Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp bảo quản hàng hoá cho cảng.
b, Nếu công ty nhận hàng chuyên chở bằng Container bao gồm các bước:
 Nhận vận đơn và các chứng từ khác.
 Trình vận đơn và các chứng từ khác như : Hoá đơn thương mại, phiếu đóng
gói cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O).
 Nhà nhập khẩu đến trạm hoặc bãi Container để nhận hàng. Nếu hàng nguyên
Container và công ty muốn nhận Container về để kiểm tra tại kho riêng thì trước đó
phải đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị hãng tàu để mượn Container. Khi
được chấp nhận chủ hàng kiểm tra, niêm phong, kẹp chì của Container, vận chuyển
Container về kho riêng sau đó công ty trả Container rỗng cho hãng tàu.
c, Nếu nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt:
Nếu hàng đầy toa xe, người nhập khẩu nhận cả toa xe, kiểm tra, niêm phong kẹp
chì, làm thủ tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hoá, tổ chức vận chuyển hàng hoá về
kho riêng.
Nếu hàng hoá không đủ toa xe, người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao hàng và
ngành đường sắt, rồi tổ chức vận chuyển hàng hoá về kho riêng.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
8
(7)
(2)
(6)
(5) (7)(9)(8)(1) (3)
(4)
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
2.2.1.6 Kiểm tra hàng.
Sau khi nhận hàng bên nhập khẩu làm thủ tục kiểm tra quy cách, phẩm chất và

tình hình thực tại của hàng hoá. Thông thường bên mua sẽ mời một cơ quan giám định
để giám định hàng hoá. Cơ quan này lấy mẫu, phân tích số lượng, chất lượng hàng
xem có phù hợp với hợp đồng không.
2.2.1.7 Làm thủ tục thanh toán.
Trong thương mại quốc tế hiện nay có nhiều phương thức thanh toán khác nhau
nhưng chủ yếu dùng một trong các phương thức sau:
♦ Phương thức chuyển tiền.
♦ Phương thức nhờ thu.
♦ Phương thức giao chứng từ trả tiền.
♦ Phương thức tín dụng chứng từ (L/C).
Tuy nhiên, trong các phương thức đó thì thanh toán bằng L/C là có độ an toàn
cao hơn cả, nó đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán. Ta có thể biểu diễn
qua sơ đồ sau:
Trong đó:
(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi tới ngân hàng.
(2) Ngân hàng chấp nhận mở L/C. Trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu nếu họ trình một bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp với những quy định
trong L/C bao gồm: Hoá đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy
chứng nhận số lượng, chất lượng, giấy chứng nhận bảo hiểm.
(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc cho người xuất khẩu.
(4) Người xuất khẩu chấp nhận L/C và giao hàng. Nếu không chấp nhận thì phải
có thông báo đề nghị sửa L/C cho phù hợp với hợp đồng mua bán.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
9
Ngêi mua
Ng©n hµng th«ng b¸oNg©n hµng më L/C
Ngêi b¸n Ngêi mua
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
(5) Người xuất khẩu chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo.

(6) Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
(7) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ. Nếu thấy phù hợp thì trả tiền cho
người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.
(8) Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ thanh toán cho người nhập khẩu với
điều kiện phải trả tiền ngay hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới chuyển vận đơn
cho người nhập khẩu.
(9) Người nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng sau khi kiểm tra bộ chứng từ thấy
phù hợp.
2.2.1.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu nh chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy
hàng nhập khẩu bị thiếu, tổn thất, đổ nát, mất mát thì cần khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ
thời hạn khiếu nại.
Đối tượng khiếu nại là người bán nếu hàng có chất lượng hoặc số lượng không
phù hợp, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không
đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn
Đối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá (đối tượng của bảo hiểm)
bị tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây ra khi những
rủi ro này được mua bảo hiểm.
Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất nh biên bản
giám định, vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại tại công ty bảo hiểm).
Việc giải quyết khiếu nại phải thận trọng kịp thời, tỉ mỉ, giải quyết khẩn trương. Nếu
việc khiếu nại không giải quyết thoả đáng thì hai bên có thể kiện nhau ra Hội đồng
trọng tài hoặc tại toà án (nếu có thoả thuận trong hợp đồng).
2.2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.2.2.1. Các yếu tố làm gia tăng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu chịu sự chi phối của nhiều nhân tốt ảnh
hưởng và nguyên nhân gây rủi ro riêng có trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trước hết phải kể đến những rủi ro phát sinh từ môi trường pháp lý. Nguồn luật
áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại thương rất nhiều, bao gồm: điều ước quốc tế về
ngoại thương, luật quốc gia, tập quán quốc tế về thương mại, án lệ và hợp đồng mẫu.

Việc lựa chọn nguồn luật nào được áp dụng cho quan hệ hợp đồng là do các bên hoàn
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
10
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
toàn tự do thỏa thuận. Do đó, trong trường hợp không có điều ước quốc tế, các bên
thường tranh chấp trong thỏa thuận luật áp dụng. Nếu không bên nào chịu nhượng bộ,
họ có thể lựa chọn luật của nước thứ 3. Đây chính là nguồn gốc có thể đem lại rủi ro
do không phải bao giờ các bên cũng hiểu cặn kẽ luật pháp của nước thứ 3 đó. Nhân tố
ảnh hưởng và nguyên nhân thứ hai làm gia tăng rủi ro, tổn thất trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu chính là chủ thể của hợp đồng.
Thông thường, trong hợp đồng mua bán quốc tế, các bên có quốc tịch khác nhau
hoặc trụ sở giao dịch ở các nước khác nhau. Điều này dẫn tới địa vị pháp lý của các cá
nhân và tổ chức tham gia quan hệ hợp đồng cũng khác nhau.
Chủ thể hợp đồng thường bất đồng về ngôn ngữ và có tập quán văn hóa khác
nhau. Điều này gây ra không ít khó khăn cản trở cho quá trình đàm phán, ký kết hợp
đồng và kết quả là khi thực hiện hợp đồng, có thể sự hiểu lầm sẽ xảy ra, đem lại rủi ro
cho người kinh doanh nhập khẩu.
Một nhân tố nữa phải đề cập ở đây là khoảng cách địa lý. Trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu, hàng hóa thường được di chuyển qua biên giới quốc gia.
Khoảng cách địa lý càng lớn, nguy cơ rủi ro càng cao và ngược lại.
Chuyển tiền và thanh toán quốc tế cũng là nhân tố và nguyên nhân làm gia tăng
rủi ro, tổn thất. Đặc trưng của hợp đồng mua bán ngoại thương là đồng tiền tính giá
hoặc đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên hợp đồng. Việc
thanh toán giữa người mua và người bán thường qua trung gian là ngân hàng. Thời
điểm thanh toán và thời điểm giao hàng là khác nhau. Do đó, rủi ro thường xuyên xuất
hiện trong các khâu thanh toán.
Một biểu hiện nữa của rủi ro trong thanh toán quốc tế là sự biến động của tỷ giá
hối đoái. Xuất phát từ đặc trưng đồng tiền thanh toán ngoại tệ đối với một hoặc cả hai
bên trong hợp đồng, sự biến động của tỷ giá hối đoái làm tăng giảm hiệu quả của

thương vụ. Do đó, các bên khi kí kết hợp đồng thường lựa chọn một đồng tiền ổn định
làm đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán để tránh rủi ro ro biến động tỷ giá hối
đoái khi thực hiện hợp đồng.
Qua nghiên cứu về rủi ro và các nhân tố làm gia tăng rủi ro trong quá trình thực
hiện hợp đồng nhập khẩu, ta có thể thấy sự phức tạp đặc biệt của rủi ro trong môi
trường kinh doanh quốc tế, từ đó có thể rút ra một số đặc điểm của rủi ro trong qua
trình thực hiện hợp đồng.
2.2.2.2. Đặc điểm của rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
11
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Quá trình thực hiện hợp đồng bao gồm một chuỗi các bước nghiệp vụ kế tiếp
nhau và trong từng khâu của quá trình này, các nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân
gây rủi ro ngày càng nhiều. Tất cả những điều này làm cho rủi ro trong kinh doanh
nhập khẩu mà chủ yếu trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xảy ra thường
xuyên hơn, mức độ nghiêm trọng hơn và biểu hiện dưới các hình thức đa dạng, phức
tạp hơn so với kinh doanh trong nước.
Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu xảy ra với tần suất lớn hơn
thực hiện hợp đồng trong nước: Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhà
kinh doanh luôn phải đối mặt với môi trường kinh doanh đầy biến động, kèm theo đó
là muôn vàn nguy cơ rủi ro ở tất cả cá lĩnh vực hoạt động diễn ra trong và ngoài nước.
Các nhân tố ảnh hưởng, các nguyên nhân của quan và khách quan ở cả trong và ngoài
nước làm cho rủi ro xảy ra thường xuyên hơn với tần suất lớn hơn kinh doanh trong
nước. Sự xuất hiện dồn dập của các sự cố bất lợi có thể lý giải bằng sự khác biệt trong
hệ thống luật pháp, văn hóa kinh doanh, chủ thể trong quan hệ hợp đồng, khoảng cách
địa lý
Rủi ro xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn: Khi xảy ra rủi ro thường gây hậu
quả nghiêm trọng hơn cho người kinh doanh nhập khẩu vì hai lý do. Một là, giá trị của
thường vụ nhập khẩu thường lớn hơn các thương vụ kinh doanh trong nước. Hai là,

quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thường liên quan tới nhiều bên hơn nên khi
xảy ra rủi ro có thể tất cả các bên cùng phải gánh chịu. Nói một cách khác, mức độ
nghiêm trọng hơn được thể hiện ở phạm vi ảnh hưởng của rủi ro rộng lớn hơn
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
12
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
2.2.2.3. Phân loại rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Phân loại rủi ro là một công việc cần thiết và có ý nghĩa to lớn cho quá trình nhận
thức và đề ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro một cách hợp lý. Tuy nhiên, việc
phân loại rủi ro mang tính tương đối vì dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
∗ Căn cứ vào khả năng đo lường.
• Rủi ro có thể tính toán được: là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó có thể tiên
đoán được ở mức độ tin cậy nào đó.
• Rủi ro không thể tính toán được: là rủi ro mà tần số xuất hiện của nó bất
thường, khó tiên đoán.
∗ Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro.
• Rủi ro có nguyên nhân khách quan: là rủi ro do tác động của môi trường vĩ
mô và nguyên nhân bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được.
• Rủi ro có nguyên nhân chủ quan: là rủi ro bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ
quan như những yếu kém của doanh nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu thông
tin, sai lầm trong chính sách kinh doanh.
∗ Căn cứ vào nghiệp vụ của bảo hiểm.
• Rủi ro thông thường được bảo hiểm: là rủi ro có tính bất ngờ, ngẫu nhiên,
xảy ra ngoài ý muốn của con người và được bảo hiểm theo điều kiện A, B, C.
• Rủi ro phải bảo hiểm riêng, không được bồi thường theo các điều kiện bảo
hiểm gốc A, B, C.
• Rủi ro loại trừ: là rủi ro không được bảo hiểm trong mọi trường hợp.
2.2.3 Quan hệ tương tác giữa rủi ro và hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.2.3.1 Hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu để tạo ra kết quả cao nhất
trong quá trình thực hiện hợp đồng với chi phí thấp nhất.
2.2.3.2 Mối quan hệ tương tác giữa rủi ro và hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện hợp đồng luôn là mục tiêu của bất kì
doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nguy cơ rủi ro luôn
tồn tại và có thể xảy ra, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, thậm chí gây thua lỗ cho
thương vụ và do đó, hạn chế hiệu quả hợp đồng nhập khẩu. Vì vậy, có thể nói, rủi ro
luôn tỷ lệ nghịch với hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
13
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Trước hết, gia tăng rủi ro làm giảm hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Rủi
ro xảy ra, đem theo thiệt hại to lớn về lợi ích vật chất và phi vật chất. Do vậy, khi rủi
ro đã xảy ra, doanh nghiệp sẽ tốn thêm các chi phí để xử lý, khoanh vùng rủi ro, giảm
thiểu tổn thất, chi phí phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chi phí tăng trong khi doanh thu
thu về không đổi làm các chỉ tiêu hiệu quả biến đổi theo chiều hướng xấu.
Hiệu quả thực hiện hợp đồng chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có biện pháp
phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu rủi ro. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, doanh nghiệp
phải phân tích môi trường kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nhằm loại trừ hoàn cảnh phát sinh rủi ro, tiết kiệm để bù đắp mất mát rủi ro
bằng lập quỹ dự trữ, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Mặc dù để tiến hành các hoạt động
này doanh nghiệp phải bỏ ra khoản chi phí nhất định song nếu đem so sánh nó với chi
phí khắc phục rủi ro thì chi phí phòng ngừa có thể chấp nhận được. Đến lượt nó, các
biện pháp phòng ngừa rủi ro giúp doanh nghiệp kiểm soát được rủi ro, làm cho công
việc kinh doanh ổn định và tạo tâm lý yên tâm cho nhà kinh doanh khi thực hiện hợp
đồng.
Như vậy, rủi ro xảy ra luôn đem theo thiệt hại cho doanh nghiệp và tác động
nghịch với hiệu quả thực hiện hợp đồng. Do đó, điều cần thiết để tăng hiệu quả là

người kinh doanh phải nhận thức được rủi ro và chủ động áp dụng các biện pháp
phòng tránh rủi ro.
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu.
2.3.1 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một nội dung quan trọng trong phân
định nội dung nghiên cứu. Phân tích các bước trong quy trình nhập khẩu sẽ nhận ra
được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh
nghiệp. Bởi lẽ, mỗi bước khác nhau lại bị một yếu tố đặc trưng tác động đến, đồng
thời, từ những phân tích đó sẽ nhận định được những ảnh hưởng qua lại của các yếu tố
đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả trong công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm
nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá được
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
14
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của mình để hoàn thiện hơn nữa quá trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
2.3.3 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Rủi ro trong kinh doanh nói chung và trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng
là một vấn đề tất yếu. Nghiên cứu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
giúp doanh nghiệp nhận biết được các yếu tố làm gia tăng rủi ro trong thực hiện hợp
đồng nhập khẩu, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp nhận biết được các rủi ro điển hình
nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu để từ đó đề ra các biện pháp hạn chế rủi ro trong
quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
15

Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN Ô TÔ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Ô
TÔ AN HƯNG.
3.1 Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần ô tô
An Hưng.
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần ô tô An Hưng – tiền thân là Công ty ô tô An Hưng - được thành
lập ngày 26/8/1999 do UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép đăng kí kinh doanh số
4103010901, hoạt động trong các lĩnh vực: phân phối ô tô và dịch vụ, phát triển các
khu đô thị đồng bộ, chung cư cao cấp, kinh doanh và nhượng quyền thương mại, nhập
khẩu và phân phối linh kiện ô tô…. là một thành viên trực thuộc tập đoàn Gami( Gami
Group) – Tập đoàn tư nhân đầu tư đa ngành nghề.
Ngay sau khi được cổ phần hóa năm 2005, lãnh đạo công ty đã nhận thức rõ về
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng, điều này tạo ra nhiều thách
thức và sức ép cạnh tranh cũng như tạo ra rất nhiều cơ hội và triển vọng phát triển cho
các doanh nghiệp trong cả nước. Bên cạnh những thành công đáng tự hào trong lĩnh
vực kinh doanh phân phối ô tô, dịch vụ khách hàng của những năm về trước, nhưng
giờ đây, trước áp lực cạnh tranh gay gắt, xu hướng thị trường dần bão hòa, việc kinh
doanh ô tô và các linh kiện ô tô đang hoạt động có phần kém hiệu quả hơn. Không
dừng lại ở thành công ban đầu, Ban lãnh đạo công ty đã xác định lại phương hướng,
mô hình kinh doanh mới, đòi hỏi An Hưng phải có những giải pháp phát triển mang
tính chiến lược dài hạn để tiếp tục phát triển kinh doanh trong giai đoạn hội nhập, tạo
ra những bước đi đột phá, đưa công ty lên một tầm cao mới.
Công ty cổ phần ô tô An Hưng luôn là một trong 3 đại lý dẫn đầu về doanh số
bán hàng của GMV trên toàn quốc, chiếm 10% thị phần GMV.
Trong quá trình hoạt động, công ty đã tạo dựng được nhiều khách hàng truyền
thống, đó là: những người tiêu dung, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vân tải
hành khách, các doanh nghiệp nước ngoài chuyên cung cấp linh kiện ô tô….

Trải qua quá trình 13 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần ô tô An
Hưng luôn khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường ô tô Hà Nội và Miền
Bắc.
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
16
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Công ty cổ phần ô tô An Hưng là đại lý ủy quyền của công ty ô tô GM Chevrolet
Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực phân phối, kinh doanh ô tô của GM Chevreolet,
cung cấp các dịch vụ ô tô như cho thuê, taxi, kinh doanh nhượng quyền thương mại,
nhập khẩu và phân phối linh kiện ô tô,…
Trong đó, một trong những thế mạnh của công ty là kinh doanh ô tô của GM
Chevrolet. Đây là lĩnh vực đã gắn với công ty ngay từ những ngày đầu thành lập nên
công ty đã rút cho mình được rất nhiều bài học kinh nghiệm và ngày càng trưởng
thành trong lĩnh vực kinh doanh này.
Còn đối với lĩnh vực nhập khẩu linh kiện ô tô, An Hưng đã tiếp nối hoạt động
này của đơn vị chủ quản là tập đoàn Gami Group, 1 đơn vị hoạt động đa ngành nghề.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của CTCP ô tô An Hưng.
Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần ô tô An Hưng được tổ chức theo cơ cấu
phòng ban chuyên trách thống nhất quản lý từ Giám đốc đến từng nhân viên của công
ty. Quyền lực tập trung ở Giám đốc và ban lãnh đạo. Chịu trách nhiệm chính và quản
lý hoạt động của mỗi phòng ban là Trưởng phòng. Các phòng ban của An Hưng làm
việc theo nguyên tắc độc lập, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình.
Tuy nhiên, giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để giải quyết công
việc chung của công ty, tạo điều kiện cho bộ phận chức năng hoạt động thuận lợi.
3.1.4 Khái quát tình hình kinh doanh của công ty.
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7

17
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
Hiệu quả của Công ty cổ phần ô tô An Hưng phản ánh rõ nét nhất ở chỉ tiêu lợi
nhuận và điều này được thể hiện rõ qua bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của công ty:
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quản kinh doanh của CTCP ô tô An Hưng giai
đoạn 2010-2012.
Đơn vị: triệu VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
1 Tổng doanh thu 798510 382221 178307 -416289 -52% -203914 -53.35%
2 Các khoản giảm
trừ
4046 6433 394 2387 59% -6039 -93.87%
3 Doanh thu thuần 794464 375788 177913 -418676 -52.7% -197875 -52.66%
4 Tổng chi phí 788046 370600 174383 -417446 -53% -196217 -52.95%
5 LNTTT 6418 5188 3530 -1230 -19,2% -1658 -31,96%
6 Tỷ suất
LNTTT/DTT
0.81% 1,38% 1,98% 0.57% 0.6%
7 Thuế TNDN 1604,5 1297 882,5 -307,5 -19,2% -414,5 -31,96%
8 LNTST 4813,5 3891 2647,5 -922,5 -19,2% -1243,5 -31,96%
9 Tỷ suất
LNTST/DDT

0.61% 1,03% 1.5% 0.42% 0.47%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 – 2012)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu, doanh thu thuần giảm đi trong
2 năm 2011, 2012. Cụ thể tổng doanh thu năm 2011 giảm 52% so với 2010 và giảm
53.35% năm 2012 so với năm 2011; Doanh thu thuần giảm 52.7% năm 2011 so với
năm 2010 và giảm 52.66% năm 2012 so với năm 2011. Cùng với sự giảm đó đã kéo
theo 2 khoản lợi nhuận thuần trước thuế (LNTTT) và lợi nhuận thuần sau thuế
(LNTST) giảm cùng với một tỷ lệ là năm 2011 giảm 19,2% so với năm 2010 (Cả 2
khoản) và năm 2012 giảm 19,2% so với năm 2011 (Cả 2 khoản). Điều này là do doanh
thu nhập khẩu bộ linh kiện ô tô giảm mạnh ở 2 năm liên tiếp 2011 và 2012. Tuy nhiên,
chúng ta không phải chỉ nhìn những chỉ tiêu đó mà chúng ta đánh giá là công ty làm ăn
không có hiệu quả. Để xem xét thực chất hiệu quả kinh doanh của công ty ta cần phải
xét đến 2 chỉ tiêu đó là Tỷ suất LNTTT/Doanh thu thuần và Tỷ suất LNTST/Doanh
thu thuần. Qua bảng trên ta thấy hai chỉ tiêu này ở 2 năm liên tiếp đều tăng. Cụ thể: Tỷ
suất LNTTT/DTT năm 2011 tăng 0.57% so với năm 2010 và năm 2012 là 0.6% so với
năm 2011; Còn Tỷ suất LNTST/DTT năm 2011 tăng 0.42% so với năm 2010 và năm
2012 tăng 0.4% so với năm 2011. Chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty đã tăng
dần lên qua các năm. Để có được hiệu quả kinh doanh tăng như vậy là do có sự nỗ lực
không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với sự tích luỹ
kinh nghiệm qua nhiều năm dẫn đến hiệu qủa công việc tăng dần lên ở các năm. Cùng
với đó là sự đảm bảo ổn định mức thu nhập cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
18
Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Thương mại quốc tế
công ty để khuyến khích họ làm việc hăng say hơn với công việc và hoàn thành tốt các
kế hoạch đặt ra.
3.1.5 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
3.1.5.1 Về kim ngạch nhập khẩu.
Kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô của CTCP ô tô An Hưng giai đoạn

2010 – 2012 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.2: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô của CTCP ô tô An Hưng giai đoạn 2010-2012.
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Linh kiện ô tô 5 chỗ
trở xuống
Triệu
VNĐ
278846 70269
15615
% 98,64
65,38
93,74
2
Linh kiện ô tô
6-15 chỗ
Triệu
VNĐ
3846
7692
3846
% 1,36 5,13
32.2
3
Linh kiện ô tô
16-24 chỗ
Triệu
VNĐ
0 846
576

% 0 1,13
2,42
4 Tổng kim ngạch
Triệu
VNĐ
282692
74961
23883
% 100 100 100
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Việc nhập khẩu linh kiện ô tô từ 5 chỗ trở xuống vẫn chiếm ưu thế trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Công ty cổ phần ô tô An Hưng. Ngoài ra, xuất phát từ việc
nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong những năm kế tiếp và trong tương lại dài hạn,
công ty đã mở rộng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, nhập khẩu them linh kiện ô tô từ 16
đến 24 chỗ vào năm 2011 là 4,24% và đến năm 2012 là 1,13%. Tùy vào tình hình diễn
biến thị trường và nhu cầu của thị trường, An Hưng tiếp tục điều chỉnh kim ngạch
nhập khẩu linh kiện ô tô để đạt được lợi nhuận tối đa.
3.1.5.2 Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Nhật Bản luôn là thị trường nhập khẩu linh kiện ô tô số 1 của các doanh nghiệp
Việt nam nói chung và của Công ty cổ phần ô tô An Hưng nói riêng. Đây có thể nói là
GVHD: Th.S Lê Thị Thuần SVTH: Nguyễn Thị Thúy Nga_K45E7
19

×