Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp nhập khẩu thiết bị tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.23 KB, 45 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn PGS.TS Doãn Kế
Bôn người trực tiếp hướng dẫn kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm và phương pháp
để giúp em hoàn thành khóa luận này. Bên cạnh đó em xin cảm ơn các thầy cô trong
bộ môn Quản trị Tác nghiệp, khoa Thương mại Quốc tế đã giúp đỡ để tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong thời gian em thực hiện khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng xuất nhập khẩu và tất cả
các anh chị và nhân viên của quý công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát đã truyền đạt
kinh nghiệm, cho em có cơ hội thực hành những kiến thức thực tế thuộc nghiệp vụ
xuất nhập khẩu và cung cấp những số liệu, bảng thống kê để em có thể thực hiện
khóa luận nhanh chóng và đạt kết quả tốt nhất.
Cuối cùng, em xin cảm ơn đến gia đình, người thân,bạn bè và tất cả những
đã luôn bên cạnh ủng hộ, khuyến khích và nâng đỡ em trong thời gian vừa qua.
1
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát Trang 17
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị
Tân Phát năm 2010, 2011, 2012.
Trang 18
Bảng 2 Kim ngạch NK của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát năm
2010, 2011, 2012
Trang 19
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viêt tắt Nghĩa đầy đủ
HĐTMQT Hợp đồng Thương mại quốc tế
TMQT Thương mại quốc tế
NK Nhập khẩu


KH Khách hàng
VN Việt Nam
VNĐ Việt Nam Đồng
EPC
Thi tế k ,ế cung c p,ấ xây l p (Engineering, Procurement, Construction)ắ
L/C
Th tín d ng (Letter of Credit)ư ụ
2
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
3
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Để
hoạt động thương mại quốc tế diễn ra một cách thuận lợi và an toàn,điều quan trọng
đối với các bên tham gia là xây dựng một hợp đồng thương mại có hiệu quả trên
tinh thần hợp tác cùng phát triển. Như vậy, hợp đồng là cầu nối giữa người xuất
khẩu và người nhập khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế, mang lại lợi ích kinh
tế cho hai bên và tạo mối quan hệ bền vững không chỉ giữa các bên mà còn trong cả
quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ với nhau. Một hợp đồng
giao dịch được đánh giá là thành công khi các bên đều thực hiện đúng theo những
điều khoản hai bên đã cam kết thực hiện trong hợp đồng. Chính vì vậy, việc hoàn
thiện hơn nữa quy trình thực hiện hợp đồng thương mại là một vấn đề cấp bách và
cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát là công ty chuyên nhập khẩu phụ tùng ô
tô, máy móc cơ khí, công nghiệ, thiết bị y tế, giáo dục từ các đối tác nước ngoài như

Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức, Mỹ v v Trong quá trình thực tập em đã có cơ hội
tìm hiểu và nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật
tại Công ty và nhận thấy còn một số tồn tại Công ty cần khắc phục trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời dựa trên cơ sở kết quả
nghiên cứu ở Công ty, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp
nhập khẩu thiết bị tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát” cho khóa luận tốt
nghiệp nhằm góp phần giúp Công ty thực hiện tốt hơn và có hiệu quả trong việc
thực hiện hợp đồng, giúp công ty tăng doanh số, tiết kiêm thời gian cũng như phòng
tránh được rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
“Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu” từ trước đến nay là
một trong số những đề tài được sinh viên, học viên và các chuyên gia ở trong và
ngoài nước lựa chọn để thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, luận văn và
những văn bản đề xuất. Trong số đó các công trình đã chỉ ra được những vấn đề
4
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
mang tính cấp thiết hiện nay, thực trạng và những tồn tại của doanh nghiệp từ đó
phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp và đưa ra định hướng trước mắt cùng giải
pháp giúp doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh đúng đắn và quy trình thực hiện
hợp đồng được tiến hành nhanh gọn, đảm bảo chất lượng cũng như thời gian thực
hiện. Tuy nhiên, với đặc thù hàng hóa nhập khẩu của các công ty khác nhau nên mỗi
công trình nghiên cứu có những giải pháp riêng để phù hợp với hoạt động kinh
doanh mà Công ty đang tiến hành. Trong phạm vi khóa luận này, em xin tập trung
nghiên cứu, đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy trinh nhập khẩu thiết bị kỹ thuật
của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của bài khóa luận tốt nghiệp này chính là nghiên cứu,
phân tích thực trạng thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại Công ty cổ phần thiết
bị Tân Phát trong vòng ba năm trở lại đây, từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy

trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, dựa vào những kết quả phân tích để đề xuất
một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả quy
trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị kỹ thuật của Công ty cổ phần thiết bị
Tân Phát.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà em tập trung nghiên cứu trong phạm vi thực hiện khóa luận
này là “Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị”, quy trình bao gồm nhiều
bước như xin giấy phép nhập khẩu; thuê tàu, lưu cước; mua bảo hiểm; làm thủ tục
hải quan; nhận hàng; kiểm tra hàng hóa; làm thủ tục thanh toán; khiếu nại và giải
quyết khiếu nại.
1.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Về không gian: tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực hiện
hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần thiết
bị Tân Phát
- Về thời gian: Các số liệu được thống kê trong 3 năm gần đây: 2010, 2011,
2012 tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát.
- Về nội dung: hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị kỹ thuật
với các đối tác từ châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc của công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát
5
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
• Thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Phương pháp quan sát, học hỏi và tổng kết thực tiễn từ các giai đoạn thực hiện hợp
đồng của phòng xuất nhập khẩu và các phòng ban khác ở Công ty.
- Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia
Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách tự thiết kế các câu hỏi phỏng
vấn nhân viên hay lãnh đạo trong Công ty về các vấn đề cần nghiên cứu để có cái
nhìn khái quát hơn về hoạt động nhập khẩu thiết bị tại Công ty.

• Thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Từ nguồn dữ liệu nội bộdoanh nghiệp: kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài
chính, kim ngạch nhập khẩu, thống kê số lượng hợp đồng đã ký kết để phân tích
tình hình hoạt động nhập khẩu và định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu.
- Từ nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: các hợp đồng nhập khẩu từ giáo trình,
tạp chí chuyên ngành, văn bản pháp quy, luận văn của sinh viên khóa trước và các
tài liệu trên internet.
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
• Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả báo cáo hoạt động kinh doanh, các bảng
tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp tại
các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
• Phương pháp so sánh: Căn cứ vào số liệu qua các năm 2010, 2011, 2012 về tình hình
hoạt động nhập khẩu để đánh giá các bước trong quy trình thực hiện hợp đồng.
1.7. Kết cấu khóa luận: gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của
doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
các thiết bị kỹ thuật tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật của công ty
cổ phần thiết bị Tân Phát
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
6
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
2.1. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
• Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế (HĐTMQT) là sự thỏa thuận về thương mại
giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.Theo đó, một bên
gọi là bên bán hay bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
một bên gọi là bên mua hay bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng
hóa.Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền cho bên bán.
• Đặc điểm và tính pháp lý của HĐTMQT
 Đặc điểm:
- Chủ thể của hợp đồng có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.
- Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được di chuyển khỏi biên giới quốc
gia (đối với hàng hóa được sản xuất trong khu chế xuất khi bán cho doanh nghiệp
bên ngoài cũng được coi là di chuyển ra khỏi biên giới).
- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng sẽ được hai bên thống nhất sử dụng,
nhưng thường là các đồng ngoại tệ mạnh như là USD, EUR, GBP,
 Tính pháp lý:
Luật áp dụng trong hợp đồng có thể là luật của nước người mua, người bán,
hoặc của bên thứ ba. Về nguyên tắc các bên tham gia được tự do thỏa thuận, việc
lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng giữ một vai trò hết sức quan trọng vì nó điều
chỉnh hành vi trong quá trình thực hiện hợp đồng và khi xảy ra tranh chấp đó là cơ
sở pháp lý để các bên giải quyết tranh chấp. Hiện nay có ba nguồn luật làm cơ sở
điều chỉnh hợp đồng đó là:
- Nguồn luật quốc gia: Luật quốc gia gồm luật của nước người bán và luật
của nước người mua. Luật quốc gia mỗi nước được lựa chọn trong hợp đồng nhập
khẩu khi:
+ Các bên đã thỏa thuận luật quốc gia trong hợp đồng. Trong trường hợp này,
dù tranh chấp xảy ra nhưng các bên có thể đàm phán nhằm chọn luật áp dụng để
giải quyết.
7
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
+ Luật đó được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan mà các nước

đã tham gia ký kết hoặc thừa nhận có quy định về điều khoản luật áp dụng cho các
hợp đồng nhập khẩu, có thể lựa chọn áp dụng của nước mua, nước bán hoặc luật
của nước thứ ba.
- Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý do các quốc gia ký kết hoặc thừa nhận
nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ của mình với các chủ thể khác trong giao dịch
thương mại. Thường tồn tại dưới hình thức các hiệp định song phương, đa phương.
- Tập quán thương mại quốc tế:
Tập quán quốc tế về thương mại là những thói quen, phong tục phổ biến về
thương mại, được hình thành từ lâu đời và thường xuyên được áp dụng trên phạm vi
toàn cầu hoặc từng khu vực bởi các chủ thể của Luật thương mại quốc tế. Một số
tập quán thương mại quốc tế được sử dụng hiện nay: INCOTERM 2010, UCP500,
UCP600
• Khái niệm hợp đồng nhập khẩu:
Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng với thương nhân nước ngoài,
thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán tiền hàng.
2.1.2. Phân loại hợp đồng nhập khẩu
Hợp đồng nhập khẩu có thể được phân loại theo một số tiêu chí sau:
- Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại hợp đồng nhập khẩu:
+ Hợp đồng nhập khẩu ngắn hạn: thường được kí kết trong một khoảng thời
gian tương đối ngắn, sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ
pháp lý giữa hai bên về hợp đồng nhập khẩu cũng kết thúc.
+ Hợp đồng nhập khẩu dài hạn: có thời gian thực hiện tương đối dài mà
trong thời gian đó việc giao hàng được thực hiện làm nhiều lần.
- Xét theo nội dung mua bán có hai loại hợp đồng:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa
+ Hợp đồng mua bán các dịch vụ như: hợp đồng thuê tư vấn, hợp đồng đại
lý, hợp đồng môi giới, hợp đồng ủy thác
- Xét theo cách thức thành lập có hai loại:
+ Hợp đồng nhập khẩu một văn bản: là hợp đồng trong đó ghi rõ nội dung

mua bán, các điều kiện giao dịch đã thỏa thuận và đã được hai bên kí kết.
8
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
+ Hợp đồng nhập khẩu gồm nhiều văn bản như: Đơn chào hàng cố định của
người bán và chấp nhận của người mua; Đơn đặt hàng của người mua và chấp nhận
của người bán; Hỏi giá của người mua, chào hàng cố định của người bán và chấp
nhận của người mua.
2.1.3. Nội dung hợp đồng nhập khẩu
Cấu trúc của một hợp đồng TMQT bao gồm hai phần chính: những điều trình
bày chung và những điều khoản của hợp đồng
- Phần trình bày chung bao gồm:
+ Số hiệu của hợp đồng ( Contract No.): Đây không phải là nội dung pháp lý
bắt buộc của hợp đồng nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra,
giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên.
+ Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng: Nội dung này có thể để ở đầu
của hợp đồng nhưng cũng có thể để ở cuối của hợp đồng. Nếu như trong hợp đồng
không có những thỏa thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày
ký kết.
+ Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Đây là phần chỉ rõ
các chủ thể của hợp đồng, cho nên phải nêu rõ ràng, đầy đủ, chính xác: tên (theo
giấy phép thành lập), địa chỉ, số tài khoản, người đại diện, chức vụ các bên tham gia
ký kết hợp đồng…
+ Các định nghĩa dùng trong hợp đồng( General definition): Trong hợp đồng
có thể sử dụng các thuật ngữ, để tránh những sự hiểu lầm, những thuật ngữ hay
những vấn đề quan trọng cần phải được định nghĩa.
+ Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định Chính phủ
để ký kết, hoặc các Nghị định thư ký kết giữa các Bộ ở các quốc gia, hoặc nêu ra sự
tự nguyện thực sự của hai bên ký kết hợp đồng.
- Phần các điều khoản cơ bản của một hợp đồng

+ Điều khoản về tên hàng (Commodity): Điều khoản này chỉ rõ đối tượng
cần giao dịch, cần phải quy định chính xác tên hàng. Nếu nhiều mặt hàng chia thành
nhiều loại với các đặc điểm khác nhau thì phải lập bảng liệt kê và phải ghi rõ trong
hợp đồng
9
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
+ Điều khoản về chất lượng (Quality): Quy định chất lượng của hàng
hóa giao nhận, và là cơ sở để giao nhận chất lượng hàng hóa, đánh giá, so sánh và
giải quyết tranh chấp chất lượng. Nếu dùng tiêu chuẩn hàng, tài liệu, kỹ thuật,
mẫu hàng để quy định chất lượng thì phải được xác nhận và trở thành một bộ
phận không thể tách rời hợp đồng.
+ Điều khoản về số lượng hàng hóa (Quantity): Quy định số lượng hàng hóa
giao nhận, đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng. Nếu số lượng hàng hóa
giao nhận quy định phỏng chừng thì phải quy định người được phép lựa chọn dung
sai về số lượng và giá tính cho số lượng hàng cho khoản dung sai đó.
+ Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking): Quy định loại
bao bì, hình dáng, kích thước, số lớp bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá bao
bì. Quy định về nội dung và số lượng của ký mã hiệu.
+ Điều khoản về giá cả (Price): Quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính
giá, phương pháp quy định giá và quy tắc giảm giá (nếu có)
+ Điều khoản về thanh toán (Payment): Quy định đồng tiền thanh toán, thời
hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, phương thức thanh toán, bộ chứng từ cho
thanh toán.
+ Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery): Quy định số lần giao hàng,
thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng (ga, cảng) đi, (ga, cảng) đến, (ga, cảng)
thông quan, phương thức giao nhận cuối cùng, thông báo giao hàng, số lần thông
báo, thời điểm thông báo, nội dung thông báo và một số các quy định khác về việc
giao hàng.
+ Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure): Quy định những

trường hợp được miễn hoặc hoãn thưc hiện các nghĩa vụ của hợp đồng cho nên
thường quy định nguyên tắc xác định các trường hợp miễn trách, quy định trách
nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi xảy ra trường hợp miễn trách.
+ Điều khoản khiếu nại (Claim): Quy định thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu
nại, và nghĩa vụ của các bên khi khiếu nại.
+ Điều khoản bảo hành (Warranty): Quy định thời hạn bảo hành, địa điểm
bảo hành, nội dung bảo hành và trách nhiệm của mỗi bên trong nội dung bảo hành.
10
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
+ Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty): Quy định các trường hợp phạt và
bồi thường, trị giá phạt và bồi thường tùy theo từng hợp đồng có thể có riêng từng
điều khoản phạt và bồi thường hoặc được kết hợp với các điều khoản giao hàng,
thanh toán.
+ Điều khoản trọng tài (Arbitration): Quy định các nội dung: Ai là người
đứng ra phân xử, luật áp dụng vào việc xét xử địa điểm tiến hành trọng tài cam kết
chấp hành tài quyết và phân định chi phí trọng tài.
2.1.4. Điều kiện hiệu lực của một hợp đồng nhập khẩu
Một hợp đồng không có hiệu lực cũng có nghĩa là giữa các bên không tồn tại
quan hệ hợp đồng vì vậy hai bên cần thương thảo và thống nhất đưa ra điều kiện
hiệu lực của hợp đồng bao gồm các điều mục sau:
 Chủ thể hợp đồng: là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu phải có đủ tư cách pháp lý
được xác định theo pháp luật của nước mà chủ thể đó mang quốc tịch.
 Đối tượng của hợp đồng: là hàng hóa không phụ thuộc danh mục hàng hóa cấm
xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Nếu là hàng quản lý bằng hạn ngạch thì phải có phiếu
hạn ngạch, hàng phải qua biên giới hoặc không phải qua biên giới nhưng được các
tổ chức quốc tế dùng ở lãnh thổ nước Việt Nam.
 Nội dung hợp đồng nhập khẩu phải có đủ các nội dung: tên hàng; số lượng; quy
cách và phẩm chất; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao nhận
hàng.

Hợp đồng mua bán của Việt nam với đối tác nước ngoài phải được lập
thành văn bản. Mọi thoả thuận bằng miệng kể cả sửa đổi bổ sung đều không có hiệu
lực.
2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu
2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Chỉ những hàng hóa khi nhập khẩu phải có điều kiện và bắt buộc xin giấy
phép thì mới phải xin giấy phép nhập khẩu. Doanh nghiệp phải làm đơn theo mẫu
gửi lên cơ quan thẩm quyền chức năng phụ trách hàng hóa đó. Hiện nay, việc cấp
giấy phép nhập khẩu được tiến hành bởi bộ Công Thương.
Hồ sơ xin giấy phép gồm: đơn xin giấy phép và bản sao hợp đồng đã ký với
đối tác hoặc bản sao L/ C. Mỗi giấy phép chỉ được cấp cho một chủ hàng kinh
11
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
doanh để nhập khẩu hoặc một số mặt hàng nhất định. Trước khi tiến hành nhập
khẩu thì doanh nghiệp phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải
quan tỉnh/ thành phố
2.2.2. Thuê tàu, lưu cước
• Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải:
 Căn cứ vào hợp đồng nhập khẩu: điều kiện cơ sở giao hàng, những quy định về đặc
điểm của phương tiện vận tải, quy định về mức bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ
 Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hóa: căn vào khối lượng hàng hóa để tối
ưu hóa tải trọng của phương tiện, từ đó tối ưu hóa được chi phí, đồng thời phải căn
cứ vào những đặc điểm của hàng hóa để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá
trình vận chuyển
 Căn cứ vào điều kiện vận tải: đó là hàng rơi hay hàng đóng trong container, hàng
hóa thông dụng hay đặc biệt, cách thức vận chuyển Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu
hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển.
• Tổ chức thuê phương tiện vận tải có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
 Phương thức thuê tầu chợ (Liner): là tầu chạy theo một hành trình và thời gian xác

định, quá trình thuê tầu chợ được tiến hành theo các bước cơ bản sau.
- Xác định số lượng hàng cần chuyên chở, đặc điểm hàng cần chuyên chở, tuyến
đường chuyên chở, thời điểm giao hàng.
- Nghiên cứu các hãng tàu: Đặc điểm của tầu phù hợp với đặc điểm hàng hóa cần vận
chuyển, lịch trình tàu chạy, dự kiến tàu đến, cước phí, uy tín của hãng
- Lựa chọn hãng tầu vận tải thích hợp.
- Lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ký đơn xin lưu khoang (Booking note), đồng
thời trả trước phí vận chuyển.
- Tập kết hàng để giao cho tầu và nhận vận đơn.
 Phương thức thuê tầu chuyến (Voyage charter): là người chủ tầu cho người thuê tầu
thuê toàn bộ chiếc tầu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và nhận tiền
cước thuê tầu do hai bên thỏa thuận, quá trình thuê tầu chuyến bao gồm các nội
dung sau:
- Xác định nhu cầu vận tải gồm: Lượng hàng hóa cần vận chuyển, đặc điểm của hàng
hóa, lịch trình của tàu, tải trọng cần thiết của tàu, chất lượng tàu, đặc điểm của tầu.
- Xác định hình thức thuê: Thuê một chuyến (Single Voyage); thuê khứ hồi (Round
Yoyage); thuê nhiều chuyến (Consecurive Voyage); thuê bao cả tầu (Lumpsum)
- Nghiên cứu các hãng tàu trên các nội dung: Chất lượng và điều kiện phục vụ, mức
độ đáp ứng nhu cầu vận tải, giá cước, uy tín để lựa chọn hãng tàu có tiềm năng nhất.
- Đàm phán và ký hợp đồng thuê tầu với hãng tầu.
12
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
2.2.3. Mua bảo hiểm
• Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa:
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng nhập khẩu: nếu rủi ro về hàng
hóa trong quá trình vận chuyển thuộc về người nhập khẩu thì người đó cần xem xét
để mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nguyên tắc này do điều kiện cơ sở giao hàng trong
hợp đồng nhập khẩu quy định.
- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: khối lượng hàng hóa, giá trị của hàng hóa, đặc

điểm hàng hóa vận chuyển là căn cứ quan trọng để lựa chọn quyết định mua bảo
hiểm.
- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Loại phương tiện vận chuyển, chất lượng
của phương tiện, loại bao bì bốc dỡ, đặc điểm của hành trình vận chuyển.
- Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng.
• Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa: bao gồm các bước sau
 Xác định nhu cầu bảo hiểm: bao gồm việc xác định giá trị thực tế của lô hàng, bao
gồm giá hàng hóa, cước phí chuyên chở, phí bảo hiểm, các chi phí liên quan khác
và hiện nay Việt Nam và các nước trên thế giới thường áp dụng ba điều kiện bảo
hiểm chính sau:
Điều kiện bảo hiểm C:
Những rủi ro, tổn thất được bảo hiểm:
- Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hóa được bảo hiểm có thể quy định hợp
lý cho các nguyên nhân sau:
 Cháy hoặc nổ;
 Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
 Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ
vật thể gì bên ngoài không kể nước hay bị mất tích;
 Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn;
 Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ, hoặc bị trật bánh.
- Những mất mát, hư hỏng xảy ra với hàng hóa được bảo hiểm do các nguyên nhân
sau:
 Hy sinh tổn thất chung
13
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
 Ném hàng khỏi tàu
- Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích.
Điều kiện bảo hiểm B:Giống điều kiện bảo hiểm C nhưng còn thêm một số
rủi ro sau:

 Động đất, núi lử phun, sóng đánh;
 Nước cuốn hàng khỏi tàu;
 Nước biển, nước sông, nước hồ chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phương tiện vận
chuyển, container hoặc nơi chứa hàng;
 Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp
hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hay xà lan.
Điều kiện bảo hiểm A: Theo điều kiện bảo hiểm này thì người bảo hiểm
phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa bảo hiểm
trừ những rủi ro ngoại trừ. Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao
gồm cả những rủi ro chính do tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận
chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa.
2.2.4. Làm thủ tục hải quan
Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy
quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau đây:
• Khai và nộp hồ sơ hải quan:
Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa
trong thời hạn quy định. Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai
hải quan do Tổng cục hải quan quy định. Có hai hình thức khai hải quan là khai thủ
công và khai điện tử.Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan, cùng
với các chứng từ tạo thành hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ
theo quy định của luật hải quan và được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ
sở hải quan. Hồ sơ hải quan sau khi tiếp nhận được qua hệ thống quản lý rủi ro tự
động phân luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.
• Xuất trình hàng hóa: Hệ thống quản lý rủi ro xác định các hình thức kiểm tra:
14
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
- Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng nhập khẩu là nguyên liệu
sản xuất, hàng cùng chủng loại, hàng đống gói đồng nhất

- Kiểm tra toàn bộ lô hàng nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm
pháp luật hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Khi xuất trình hàng hóa doanh nghiệp phải thống nhất với cơ quan hải quan
về địa điểm và thời điểm kiểm tra hàng hóa, đảm bảo đúng quy định
• Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan:
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và
kiểm tra thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:
- Cho hàng qua biên giới.
- Cho hàng hóa qua biên giới có điều kiện như phải sửa chữa khắc phục lại,
phải nộp bổ sung thuế nhập khẩu.
- Không được phép xuất nhập khẩu.
Nếu doanh nghiệp không nhất trí với các kết luận của cơ quan hải quan, thì
có thể yêu cầu xem xét lại, nếu hai bên không thống nhất được thì doanh nghiệp có
thể khiếu kiện theo trình tự của pháp luật.
2.2.5. Nhận hàng nhập khẩu
• Nhận hàng từ tàu biển bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng
- Ký hợp đồng ủy thác cơ quan ga cảng về việc giao nhận hàng nước ngoài về
- Xác nhận với cơ quan ga cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tầu, cơ cấu mặt
hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ giao nhận và bảo quản hàng hóa.
- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa
- Tiến hành nhận hàng
- Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng cho cơ quan ga cảng
• Nhận hàng chuyên chở bàng container, bao gồm các bước:
- Nhận vận đơn và các chứng từ khác
- Trình vận đơn và các chứng từ khác cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng
- Nhà xuất khẩu đến trạm hoặc bãi container để nhận hàng
15
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế

Nếu hàng đủ container (FCL), người nhập khẩu muốn nhận container về
kiểm tra tại kho riêng thì trước đó phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng
thời đề nghị hãng tầu để mượn container.Nếu hàng không đủ container (LCL) doanh
nghiệp đến bãi container làm thủ tục nhận hàng tại kho CFS và vận chuyển hàng về
kho doanh nghiệp.
• Nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt:
Nếu hàng đầy toa xe, nhận cả toa xe kiểm tra niêm phong, kẹp chì làm thủ
tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hóa tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho của
doanh nghiệp.
Nếu hàng không đủ toa xe, người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao hàng
của ngành đường sắt tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho riêng.
• Nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ:
Nếu nhận tại cơ sở của người nhập khẩu (thường là đầy một xe hàng)
người nhập khẩu làm thủ tục và chịu trách nhiệm bốc hàng xuống để nhận hàng.
Nếu nhận tại cơ sở của người vận tải người nhập khẩu phải kiểm tra hàng và
tổ chức vận chuyển hàng về kho riêng.
• Nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không:
Người nhập khẩu làm thủ tục nhận hàng tại trạm giao nhận hàng không và tổ
chức vận chuyển hàng về kho riêng.
2.2.6. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
Mục đích của quá trình kiểm tra hàng nhập khẩu là để bảo về quyền lợi hợp
pháp của người mua và là cơ sở để khiếu nại sau này nếu có, bao gồm các nội dung
kiểm tra:
- Kiểm tra về số lượng: số lượng hàng thiếu, số lượng hàng đổ vỡ và nguyên nhân.
- Kiểm tra về chất lượng: Số lượng hàng hóa sai về chủng loại, kích thước,
nhãn hiệu, quy cách, màu sắc; số lượng hàng hóa bị suy giảm về chất lượng, mức
độ suy giảm
- Kiểm tra bao bì: sự phù hợp của bao bì so với yêu cầu quy định trong hợp đồng.
- Kiểm dịch thực vật nếu hàng hóa là thực vật.
- Kiểm dịch động vật nếu hàng hóa là động vật.

16
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
2.2.7. Làm thủ tục thanh toán
• Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
- Mở L/C: Để tiến hành mở L/ C người nhập khẩu phải đến ngân hàng làm
đơn xin mở L/ C trả tiền cho người xuất khẩu (đơn theo mẫu in sẵn của từng ngân
hàng) và nộp tiền ký quỹ. Đơn xin mở L/ C là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh
chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/ C và người xin mở L/C, đồng thời cũng là cơ
sở để ngân hàng mở cho bên xuất khẩu. Vì vậy nội dung của đơn xin mở L/ C cần
chính xác, đúng mẫu đơn và phải phù hợp với nội dung mình mong muốn.
- Kiểm tra chứng từ: Sau khi L/ C có hiệu lực, người xuất khẩu sẽ tiến hành
giao hàng, đồng thời gửi bộ chứng từ đến cho người nhập khẩu. Nếu bộ chứng từ
phù hợp thì người nhập khẩu nhận chứng từ để nhận hàng và thanh toán tiền hàng,
nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận chứng từ.
• Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
Khi nhận chứng từ ở ngân hàng doanh nghiệp nhập khẩu phải kiểm tra các
chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp theo hợp đồng hai bên đã ký kết thì chấp nhận trả
tiền (D/A) hoặc trả tiền (D/P) để nhận chứng từ nhận hàng. Nếu chứng từ không
phù hợp theo quy định của hợp đồng thì người nhập khẩu có thể từ chối thanh toán.
Việc vi phạm hợp đồng của nhà nhập khẩu sẽ được hai bên trực tiếp giải quyết.
• Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền:
Người nhập khẩu khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển đến,
tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu
cầu ngân hàng chuyển tiền (bằng điện T/T, hoặc bằng thư M/T) để trả tiền cho người
xuất khẩu, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận chứng từ.
Nếu trong hợp đồng quy định than toán bằng phương thức giao chứng từ trả
tiền, thì đến kỳ hạn thanh toán người nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình yêu
cầu thực hiện dịch vụ CAD hoặc COD ký một bản ghi nhớ, đồng thời thực hiện ký
quỹ 100% giá trị của thương vụ để lập tài khoản ký thác.

2.2.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Trong thực hiện hợp đồng thường có các trường hợp khiếu nại như sau:
• Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua.
17
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Người mua khiếu nại người bán khi người bán vi phạm bất kỳ điều khoản
quy định về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng. Cụ thể người mua thường
khiếu nại người bán trong các trường hợp sau:
- Giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, quy cách.
- Hàng giao không đúng phẩm chất, nguồn gốc như hợp đồng quy định
- Bao bì, ký mã hiệu sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển, bảo quản
làm hàng bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
- Giao hàng chậm, cách thức giao hàng sai so với thỏa thuận giữa hai bên như chuyển
tải hàng hóa, giao hàng từng phần.
- Không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả kháng gây ra
- Không giao, hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật không thông báo hoặc thông báo chậm
việc hàng đã giao lên tầu
Người khiếu nại phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại, bằng
chứng về sự vi phạm và các chứng từ khác có liên quan. Khi nhận được hồ sơ khiếu
nại, bên bị khiếu nại cần nghiêm túc, nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ tìm các giải
pháp để giải quyết một cách thỏa đáng nhất.
• Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm.
Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở khi người chuyên
chở vi phạm hợp đồng chuyên chở. Hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại, các
chứng từ kèm theo gửi trực tiếp đến cho người chuyên chở hoặc đại diện của người
chuyên chở trong thời gian ngắn nhất.
Người bán hoặc người mua có thể khiếu nại người bảo hiểm, khi hàng hóa bị
tổn thất do các rủi ro đã được mua bảo hiểm gây nên. Đơn khiếu nại phải kèm theo
những bằng chứng về việc thổn thất cùng các chứng từ khác gửi đến công ty bảo

hiểm trong thời gian ngắn nhất.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG NHẬP KHẨU CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ TÂN PHÁT
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần thiết bị Tân Phát
18
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ tháng 10 năm 1995 đội ngũ cán bộ của công ty đã hoạt động kinh doanh
dưới hình thức văn phòng đại diện cho một số hãng của Châu Âu tại Việt Nam.
Năm 1999 thành lập Công ty TNHH Tân Phát, đến năm 2006 chuyển sang hình
thức công ty cổ phần (Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát)
Đến nay Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát là một trong những công ty hàng
đầu Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ thương mại và kỹ thuật, thực hiện gói thầu
EPC hoặc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu từng công đoạn của khách hàng từ: tư
vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, chuyển giao công nghệ cho đến dịch vụ bảo hành,
bảo trì dài hạn theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000
và tiêu chuẩn Quốc tế môi trường ISO4000:2004
3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp nhiệt năng, áp lực như nồi hơi,
nồi dẫn dầu tải nhiệt, máy phát điện, nhà máy nhiệt điện, thiết bị chuyển đổi năng
lượng, thiết bị tiết kiệm năng lượng, thiết bị công nghiệp, thiết bị sản xuất khí than,
thiết bị kiểm tra kiểm định, dây chuyền sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, phương tiện
vận tải và xây dựng, các thiết bị y tế, dụng cụ y tế và chăm sóc sức khoẻ, máy móc
thiết bị xử lý môi trường và các thiết bị tiết kiệm năng lượng và các thiết bị đào tạo
nghề.
- Nhận thầu trọn gói các công trình EPC theo phương thức chìa khóa trao tay
(không bao gồm kinh doanh bất động sản và hoạt động thu – phát song vô tuyến
điện)

3.1.3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
19
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DOANH,CỔ PHẦN
Xưởng SX TB Dạy nghề Tân Phát
Cty CP TB Điện Tân Phát
Cty CP Tự động hóa Tân Phát
Cty CP Tân Phát Sài Gòn
Cty CP viễn thông Tân Phát
Cty CP Toyota Vinh
Cty cổ phần nhíp ô tô 19-8
Phòng Hành chính nhân sự
Bộ phận chăm sóc khách hàng
Ban Kiểm soát
Phòng QL Chất lượng
Phòng Xuất nhập khẩu
Phòng vật tư – Kho hàng
Phòng Kế toán Tài chính
Phòng Kỹ thuật – Công nghệ
Phòng Kinh Doanh
Ban QL dự án EPC
Ban Dự án
XD mục tiêu chất lượng
BP. Tài chính
P. Hành chính
BP. Đào tạo

P. KD Bán lẻ
P. Dự án I
BP. QL kho
Giao dịch nước ngoài
BP. Thiết kế
P. Dự án II
Quản lý thực hiện
BP. Công nghệ
20
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
P. KD Thiết bị nhiệt năng
BP. Vật tư
Nhập hàng
BP. Kế toán
P. Nhân sự
P.Dự án III
BP. Lắp đặt
P. Dự án IV
BP. Bảo hành
P. Dự án V
3.1.4. Tình hình tài chính công ty
21
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Với tổng vốn điều lệ của công ty: 35.000.000.000 (Ba mươi lăm tỷ VNĐ)
Trong đó, vốn điều lệ bằng tiền là: 35.000.000.000 đồng (Ba mươi lăm tỷ VNĐ)
Vốn bằng tài sản là: 0 VNĐ
Số cổ phần: 350.000 cổ phần, với mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng/1 cổ phần.
Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông: 350.000 cổ phần. Cổ phần ưu đãi: 0 cổ phần

3.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát
3.2.1. Kết quả kinh doanh của những năm gần đây
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát năm
2010, 2011, 2012.
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng nguồn vốn 216 147 162 454 364 812 578 837 352 984 868 243
Tổng doanh thu 283 656 128 827 331 745 906 044 306 722 712609
Tổng chi phí 277 321 799 930 324 633 607 575 299 819 464 554
Tổng lợi nhuận sau thuế 6334328887 7112298469 6903248055
Tiền mặt cuối kỳ 23 553 937243 56 023 364368 61 348 239519
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Kết quả báo cáo tài chính của công ty năm 2010; 2011; 2012 cho thấy năm
2010 tổng doanh thu của công ty đạt hơn 283 tỷ VNĐ, điều này là một tín hiệu khả
quan khi nền kinh tế của nước ta chưa thực sự hồi phục sau thời kì kinh tế thế giới
gặp khó khăn, chứng tỏ Tân Phát là một công ty lớn mạnh và có thể duy trì hoạt
động trong tình hình kinh tế bất ổn. Đến năm 2011, công ty càng chứng tỏ được sự
nỗ lực của toàn bộ tập thể công ty , tổng doanh thu tăng hơn 48 tỷ VNĐ so với năm
2010. Mức tăng trưởng này mặc dù chưa cao nhưng vẫn đảm bảo công ty đang hoạt
động bình thường và ổn định, kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh của mình. Năm
2012 là một năm biến động của nền kinh tế trong nước cũng như toàn thế giới, tỷ lệ
lạm phát tăng cao, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh
doanh và Tân Phát đã không nằm ngoài sự biến động đó, vì vậy doanh thu của công
ty đã giảm 7,54% so với năm 2011, mặc dù có sự sụt giảm doanh thu nhưng đấy
22
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
chính là động lực giúp công ty ngày càng phát huy được thế mạnh của mình và tiếp
tục phát triển hoạt động nhập khẩu mạnh mẽ hơn nữa.
3.2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tại công ty cổ phần

thiết bị Tân Phát
Bảng 2: Kim ngạch NK của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát năm 2010, 2011,
2012
Hãng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Aer Service 29.233 EURO 16.828 EURO 21.672 EURO
AHS 117.013 EURO 40.375 EURO 682,94 EURO
Black Hank 117.543 EURO 53.721 EURO 123.378 EURO
Beta 139.066 EURO 53.435 EURO 141.116 EURO
OMCN 58.319 EURO 39.670 EURO 61.530 EURO
Bendpak 190.197 USD 240.409 USD 108.970 USD
Carleo 271.116 USD 109.540 USD 104.840 USD
TORIN 72.139 USD 103.285 USD 290.844 USD
Guangli 607.683 USD 448.918 USD 1.225.006 USD
Banzai 7.829.700 JPY 9.834.710 JPY 12.187.210 JPY
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật qua 3 năm 2010, 2011, 2012 của
Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát luôn giữ được sự đồng đều và có sự tăng trưởng
tích cực. Mặc dù năm 2011 có sự sụt giảm giá trị nhập khẩu ở hầu hết các hợp đồng
nhưng nhìn chung trong thời gian gần đây hoạt động nhập khẩu của Công ty luôn
được duy trì ở mức ổn định. Bảng số liệu kim ngạch nhập khẩu cho thấy đối tác của
Công ty đến từ khắp nơi trên thế giới Đức, Mỹ, Nhật Bản , Trung Quốc với những
thương hiệu nổi tiếng trong ngành kỹ thuật như là HS, Beta, Carleo. Guangli v v
Đây là các bạn hàng lâu năm, tạo được uy tín cũng như mối quan hệ hợp tác lâu dài
của Công ty. Để phát triển hơn nữa, toàn thể Công ty cũng như phòng xuất nhập
khẩu đã có những nỗ lực như tiếp cận khách hàng, nghiên cứu mở rộng thị trường,
tăng doanh thu mặt hàng thiết bị kỹ thuật, trong đó khâu hoàn thiện hợp đồng nhập
khẩu đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công của cả quá trình hoạt
động kinh doanh của công ty. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty và xu
23
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là động lực để Công ty cổ phần thiết bị Tân
Phát đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu, trở thành một trong những công ty cung
cấp nhiều thiết bị máy móc hiện đại, điển hình là:
 Nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp, thiết bị dây chuyền sản xuất dầu than, thiết
bị kiểm định, dây chuyền lắp ráp ô tô, phương tiện vận tải và xây dựng.
 Nhập khẩu: thiết bị đào tạo nghề, thiết bị dạy học, đồ dùng học tập, thiết bị giáo
dục, các thiết bị điện năng, các sản phẩm cơ khí, điện tử, tự động hóa
 Ngoài các mặt hàng trên thì công ty còn tập trung vào các hoạt động tư vấn, dịch vụ
và định hướng hoạt động sản xuất như là: tư vấn, thiết kế xưởng cơ khí và sửa chữa ô
tô; tư vấn, cung cấp thiết bị đào tạo nghề cho các trung tâm dạy nghể, các trường Đại
học, cao đẳng ; tư vấn, thiết kế và cung cấp mô hình học cụ, phần mềm cho đào tạo cơ
khí điện ô tô, dây chuyền kiểm định ô tô, dây chuyền lắp ráp ô tô
 Nhập khẩu thiết bị đơn lẻ hoặc đồng bộ cho các nhà cung ứng, dây chuyền sản xuất
công nghiệp ô tô, xe máy; nhập khẩu, cung cấp toàn bộ linh kiện, thiết bị cho dây
chuyền sản xuất gốm sứ, gạch men như: lò nung tuynel các loại, bếp đốt
Hoạt động nhập khẩu của Công ty đang được tiến hành đồng bộ và được
công ty chú trọng, quan tâm bởi hầu hết nguồn hàng của công ty được nhập từ nước
ngoài vì vậy nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công
ty.Hiện nay công ty đang thực hiện hai hình thức nhập khẩu đó là nhập khẩu trực
tiếp và nhập khẩu ủy thác.Cả hai hình thức này được phòng xuất nhập khẩu của
công ty chịu trách nhiệm thực hiện.
 Đối với nhập khẩu trực tiếp, phòng kinh doanh của công ty sẽ thực hiện việc nghiên
cứu thị trường, về hàng hóa nhập khẩu và chuyển tài liệu về các thị trường tiềm
năng cho giám đốc kinh doanh. Tiếp theo giám đốc kinh doanh ra quyết đinh và
trình bày lên ban giám đốc để được phê duyệt. Nếu không đồng ý, Ban giám đốc sẽ
đưa ra lý do cụ thể còn nếu đề án được thông qua, ban giám đốc cùng với phòng
xuất nhập khẩu tiến hành các thủ tục cần thiết từ hỏi báo giá, so sánh, lựa chọn
nguồn hàng, và thống nhất công việc và giao trách nhiệm cho mỗi bộ phận.
 Với phương thức nhập khẩu ủy thác, phòng xuất nhập khẩu của công ty tiến hanh

nhập khẩu thiết bị theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng của các tổ chức, công ty khác
đang có nhu cầu mua thiết bị nhưng không được quyền nhập khẩu trực tiếp, hoặc họ
thấy không thuận lợi khi nhập khẩu trực tiếp trong khi đang có vốn đầu tư của công
ty nên tiến hành ủy thác cho Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát nhập khẩu thiết bị
24
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
cho họ. Trong nghiệp vụ này, phòng xuất nhập khẩu của Công ty được bên ủy thác
cung cấp vốn để tiến hành nhập khẩu nhưng lại phải chịu các chi phí phát sinh trong
quá trình tiến hành nhập khẩu thiết bị như: chi phí liên lạc với các bên, chi phí cho
nghiên cứu thị trường, chi phí cho các cuộc đàm phán vì thế phòng xuất nhập
khẩu của công ty phải thống nhất và linh hoạt trong mọi trường hợp với bên ủy thác
về các khoản chi phí phát sinh đểxem xét các yêu cầu, điều kiện bảo hành, hỗ trợ kỹ
thuậtvà so sánh giá cả. Sau khi mọi hoạt động giao dịch hoàn tất, công ty sẽ được
hưởng một khoản phí được gọi là phí ủy thác chiếm từ 0,5% đến 1,5% giá trị hợp
đồng.
3.3. Thực trạng về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị kỹ
thuật tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát
3.3.1. Thuê tàu, lưu cước
Các thiết bị kỹ thuật là chủng loại mặt hàng đa dạng, từ các máy móc cồng
kềnh, giá trị lớn cho đến các thiết bị, chi tiết rất nhỏ, giá trị không cao nên việc lựa
chọn các phương thức vận chuyển được phòng xuất nhập khẩu cân nhắc và sử
dụngloại hình vận chuyển chủ yếu bằng đường tầu biển. Công ty thường có hợp
đồng thuê tàu chuyên chở với các hãng tàu nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam như
các hãng MAERSK SEALAND (trụ sở chính tại VTower 649 Kim Mã, Hà Nội) nếu
như hàng chuyên chở từ Châu Âu về Việt Nam, GEMARTRANS LTD (108 Lò Đúc
- Hai Bà Trưng – Hà Nội), WAN HAI (Vạn Hải của Nhật Bản) chuyên chở hàng
nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản hoặc từ các nước thuộc vùng châu Á Thái Bình
Dương bởi đây là các hãng vận chuyển lớn và uy tín. Đặc biệt Công ty có mối quan
hệ hợp tác lâu năm với hãng MAERSK SEALAND bởi không những hợp đồng giao

dịch hai bên kí kết được thực hiện đúng thời gian, Công ty vận chuyển này luôn bảo
đảm hàng về đúng thời hạn một cách an toàn, mà còn thái độ phục vụ tận tình,
chuyên nghiệp.
Đầu tiên, Công ty sẽ gửi thông báo tới Công ty vận chuyển MAERSK
SEALAND (trụ sở chính tại VTower 649 Kim Mã, Hà Nội) về tên hàng hoá cần
chuyên chở, số lượng, chủng loại, nơi nhận hàng, cách thức xếp hàng vào container,
loại container sao cho phù hợp với kích cỡ và số lượng hàng hóa. Công ty cổ phần
25
GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền

×