Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Một số giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của công ty may Hưng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.49 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa Thương mại quốc tế trường Đại
học Thương Mại , dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô , em đã hoàn thành khóa
luận với đề tài : “Một số giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy xuất
khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của công ty may Hưng Long “
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo trong khoa Thương mại quốc tế - Trường Đại học Thương Mại , đặc biệt em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Nguyễn Nguyệt Nga thuộc bộ môn
Kinh tế quốc tế đã tận tình chỉ bảo , hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, em cũng xin cảm ơn các cô chú , các anh chị phòng xuất nhập khẩu
cũng như các phòng ban khác trong Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.
Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên bài khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót . Em kính mong nhận đuọc sự hướng dẫn , chỉ bảo
của thầy cô để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình .
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Châu Thúy
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
i
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2
1.3. Mục đích nghiên cứu 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ÁP
DỤNG VỚI HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 5


2.1. Một số khái niệm cơ bản 5
2.2. Rào cản môi trường áp dụng với hàng dệt may nhập khẩu vào thị
trường Mỹ 8
2.2.1. Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSIA 8
2.2.2. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000 11
2.2.3. Tiêu chuẩn trách nhiệm dệt may toàn cầu WRAP 13
2.2.4. Tiêu chuẩn ISO 14000 14
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu 15
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN MÔI
TRƯỜNG CỦA HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ
DICH VỤ HƯNG LONG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 16
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long 16
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành 16
3.1.2. Quá trình phát triển 17
3.1.3 Lĩnh vực sản xuất 17
3.1.4 Cơ cấu tổ chức 18
3.1.5 Nhân lực 19
3.1.6 Cơ sở vật chất 20
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Hưng Long
20
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty may Hưng Long 20
3.2.2. Tình hình hoạt động XNK của công ty sang thị trường Mỹ 21
3.3. Thực trạng của vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty may Hưng Long 22
3.3.1. Thực trạng của việc đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000 của công ty
may Hưng Long nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ 22
3.4. Đánh giá hiệu quả vượt rào cản môi trường của công ty may Hưng
Long nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ 29
3.4.1. Thành công 29
3.4.2. Tồn tại 31

3.4.3. Nguyên nhân 32
CHƯƠNG 4 : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM
GIÚP HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY MAY HƯNG LONG VƯỢT
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
ii
QUA CÁC RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 34
4.1. Định hướng phát triển để đáp ứng rào cản môi trường của công ty
Hưng Long xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ 34
4.2. Các đề xuất giúp công ty may Hưng Long vượt các rào cản môi
trường khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ 35
Từ những tồn tại và nguyên nhân trên , em xin đề ra một số giải pháp
giúp công ty may Hưng Long đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 14001 và
CPSIA- Quy định về tính dễ cháy của vải may quần áo như sau : 36
4.2.1. Giải pháp chung 36
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14001 37
4.2.3. Giải pháp đáp ứng quy định về tính dễ cháy của vải may quần áo39
4.3. Một số kiến nghị 40
4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lí Nhà nước 40
4.3.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam 40
4.3.3 Kiến nghị đối với công ty 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
PHỤ LỤC 44
BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ. HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2
1.3. Mục đích nghiên cứu 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ÁP
DỤNG VỚI HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 5
2.1. Một số khái niệm cơ bản 5
2.2. Rào cản môi trường áp dụng với hàng dệt may nhập khẩu vào thị
trường Mỹ 8
2.2.1. Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSIA 8
2.2.2. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000 11
2.2.3. Tiêu chuẩn trách nhiệm dệt may toàn cầu WRAP 13
2.2.4. Tiêu chuẩn ISO 14000 14
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu 15
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN MÔI
TRƯỜNG CỦA HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ
DICH VỤ HƯNG LONG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 16
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long 16
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành 16
3.1.2. Quá trình phát triển 17
3.1.3 Lĩnh vực sản xuất 17
3.1.4 Cơ cấu tổ chức 18
3.1.5 Nhân lực 19
3.1.6 Cơ sở vật chất 20
3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Hưng Long
20
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty may Hưng Long 20
3.2.2. Tình hình hoạt động XNK của công ty sang thị trường Mỹ 21
3.3. Thực trạng của vượt rào cản môi trường nhằm thúc đẩy hoạt động

xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty may Hưng Long 22
3.3.1. Thực trạng của việc đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000 của công ty
may Hưng Long nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ 22
3.4. Đánh giá hiệu quả vượt rào cản môi trường của công ty may Hưng
Long nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Mỹ 29
3.4.1. Thành công 29
3.4.2. Tồn tại 31
3.4.3. Nguyên nhân 32
CHƯƠNG 4 : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM
GIÚP HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY MAY HƯNG LONG VƯỢT
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
iv
QUA CÁC RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 34
4.1. Định hướng phát triển để đáp ứng rào cản môi trường của công ty
Hưng Long xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ 34
4.2. Các đề xuất giúp công ty may Hưng Long vượt các rào cản môi
trường khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ 35
Từ những tồn tại và nguyên nhân trên , em xin đề ra một số giải pháp
giúp công ty may Hưng Long đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 14001 và
CPSIA- Quy định về tính dễ cháy của vải may quần áo như sau : 36
4.2.1. Giải pháp chung 36
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14001 37
4.2.3. Giải pháp đáp ứng quy định về tính dễ cháy của vải may quần áo39
4.3. Một số kiến nghị 40
4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lí Nhà nước 40
4.3.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội dệt may Việt Nam 40
4.3.3 Kiến nghị đối với công ty 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 44
BẢNG KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
EU European Union Liên minh châu Âu
CPSC Consumer Product Safety
Commission
Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu
dùng Hoa Kỳ
CPSIA Consumer Product Safety
Improvement Act
Luật cải thiện an toàn sản
phẩm tiêu dùng
APEC Asia- Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
USD United States Dollar Đô la Mỹ
ISO International Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
SA 8000 Social and Accountability 8000 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
SAI Social and Accountability
International
Tổ chức trách nhiệm xã hội
quốc tế

CEPAA Concil on Economic Priorities
Accreditation Agency
Ủy ban tư vấn của hội nghị
WRAP Worldwide Responsible
Accredited Product
Trách nhiệm toàn cầu trong
ngành sản xuất may mặc
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
Công ty may Hưng Long Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
vi
DN Doanh nghiệp
XK Xuất khẩu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NVL Nguyên vật liệu
HĐQT Hội đồng quản trị
PTGĐ Phó Tổng Giám đốc
XNK- KH Xuất nhập khẩu – Khách hàng
DT Doanh thu
GT Giá trị
TT Tỉ trọng
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, dệt may là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn và có
tiềm lực phát triển khá mạnh , có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, với
hệ thống các DN thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu . Do
đó , đẩy mạnh XK mặt hàng may mặc là một trong những chiến lược quan trọng

phát triển ngành may mặc Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
Với tốc độ phát triển ngày càng cao của đời sống và sự gia tăng không ngừng
của mức thu nhập , con người không những hướng đến những sản phẩm có chât
lượng cao mà còn hướng đến việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường sinh
thái, con người và bầu khí quyển trái đất . Vấn đề môi trường trở thành một yếu tố
không thể thiếu trong các cuộc đàm phán , thương lượng các hợp đồng thương mại
của các DN cũng như các cuộc đàm phán song phương , đa phương giữa các quốc
gia. Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới , và cũng là một quốc gia được
đánh giá là khó tính trong việc nhập khẩu các sản phẩm , trong đó môi trường cũng
là một vấn đề được Mỹ đặc biệt quan tâm.
Hàng năm công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long sản xuất , gia công ,
XK sản phẩm may mặc của mình ra thị trường rất nhiều nước trên thế giới nhưng
XK sang thị trường Mỹ luôn là chủ lực , chiếm tỉ trọng khoảng 50-60% . Tuy
nhiên , như đã nói , thị trường Mỹ là thị trường được đánh giá là khó tính và chứa
nhiều rào cản kĩ thuật phức tạp vì vậy muốn tiếp tục chinh phục thị trường này các
DN Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn mới của Mỹ về môi trường trong sản xuất
hàng dệt may XK , nếu không đáp ứng được thì những sản phẩm của Việt Nam sẽ
không được tiêu thụ, có thể nói đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường là điều kiện đủ
để các DN sản xuất hàng dệt may có thể phát triển tại thị trường này .
Vì vậy em chọn đề tài “Một số giải pháp vượt rào cản môi trường nhằm thức
đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần may và dịch
vụ Hưng Long “. Đề tài nhằm đưa ra những nhận định và những đóng góp thực tế
của em về tình hình cũng như giải pháp để giúp công ty may Hưng Long nói riêng
và các DN dệt may nói chung có các biện pháp giải quyết để đáp ứng các rào cản
môi trường trong sản xuất hàng dệt may XK của công ty ra thị trường thế giới , mà
cụ thể là thị trường Mỹ , hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc sản xuất
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
1
đến môi trường xung quanh, giúp công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường
để có thể thúc đẩy hoạt động XK sản phẩm may mặc của công ty sang thị trường

Mỹ .
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vấn đề môi trường đang được cả thế giới quan tâm và dùng nhiều biện pháp
để bảo vệ môi trường . Bất kì một DN nào muốn đưa sản phẩm của mình vào thị
trường Mỹ thì đều phải tuân thủ chặt chẽ những rào cản môi trường mà Mỹ đặt ra .
Tuy nhiên, hầu hết các đề tài năm trước mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các giải pháp
vượt rào cản kĩ thuật nói chung cho ngành may mặc nhằm thúc đẩy XK sang thị
trường nước ngoài . Một số đề tài tiêu biểu nghiên cứu về các rào cản xuất khẩu
hàng may mặc năm trước là :
- Sinh viên Nguyễn Thu Trang – Đại học Thương Mại năm 2011 với đề tài :
“Rào cản và giải pháp vượt rào cản trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ “
Bài luận văn đã khái quát được hệ thống rào cản của thị trường Hoa Kỳ nhưng
chưa nêu rõ cụ thể rào cản nào đang gây ra nhiều khó khăn cho DN Việt Nam . Bài
luận chỉ chung các tác động của rào cản nói chung chứ không cụ thể về rào cản môi
trường có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của DN
-Sinh viên Trương Thu Thảo – Đại học Thương Mại năm 2012 với đề tài: “
Nâng cao khả năng thực hiện Luật về tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng
(CPSIA 2008 ) của công ty TNHH Korea – Việt Nam Kyung Seung nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hoa Kỳ “
Nhìn chung bài luận cũng khái quát được hệ thống rào cản kĩ thuật đối với
hàng dệt may và Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng ( CPSIA 2008 ) và
cũng đã phân định rõ nội dung nghiên cứu của mình và cũng đã đưa ra được những
giải pháp cho DN . Tuy nhiên nội dung nghiên cứu chỉ là một phần trong các rào
cản về môi trường , chưa làm rõ được tác đông của những rào cản môi trường đối
với DN
-Sinh viên Phạm Văn Giang – Đại học Ngoại Thương năm 2010 với đề tài : “
Giải pháp để hàng dệt may Việt Nam vượt qua rào cản kĩ thuật của EU”
Bài viết đã nêu ra được hệ thống rào cản kĩ thuật của thị trường EU ( cũng là
1 thị trường XK lớn của hàng dệt may ), đưa ra các giải pháp giúp hàng dệt may

GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
2
Việt Nam vượt qua các rào cản đó nhưng chưa phân định cụ thể , chưa nói rõ các
rào cản môi trường có tác động như thế nào đến việc XK sang thị trường này
Nhìn chung các đề tài trên đều nghiên cứu về XK hàng dệt may sang các thị
trường lớn , tuy nhiên thì mục đích nghiên cứu của mỗi đề tài là khác nhau chưa có
đề tài nào cụ thể về rào cản môi trường như “Một số giải pháp vượt rào cản môi
trường nhằm thức đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của công ty cổ
phần may và dịch vụ Hưng Long “
Những thành công đạt được của các đề tài :
Nói lên tầm quan trọng của việc vượt rào cản để có thể thúc đẩy XK hàng dệt
may sang thị trường Hoa Kỳ
Thực trạng XK hàng dệt may sang thị trường nước ngoài
Chỉ ra những hạn chế , thực trạng của việc vượt rào cản môi trường từ đó có
những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng đó
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như trang thiết bị , môi trường
làm việc để có thể đáp ứng tốt nhất những rào cản mà thị trường Hoa Kỳ đặt ra
Hạn chế
Các đề tài chưa phân định nội dung nghiên cứu cụ thể , còn khá chung chung
khi nói về các rào cản
Còn mang tính lí thuyết cao, chưa đi sâu vào thực tiễn
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu những quy định , hệ thống rào cản môi trường của Mỹ với hàng dệt
may Việt Nam
- Đánh giá tình hình XK hàng dệt may của công ty may Hưng Long sang thị
trường Mỹ và thực trạng vượt rào cản của công ty khi XK vào thị trường này
- Tìm hiểu , phân tích các nguyên nhân gây ra sự hạn chế trong việc vượt rào
cản môi trường của hàng dệt may tại công ty
- Đưa ra các đề xuất , giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm để cải thiện khả
năng vượt rào cản môi trường của sản phẩm dệt may tại công ty , đẩy mạnh XK

sang thị trường Mỹ . Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc thực hiện và
đáp ứng các rào cản môi trường của công ty
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống rào cản môi trường của Mỹ đối với sản phẩm dệt may và các biện
pháp vượt rào cản của công ty may Hưng Long
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
3
- Hoạt động XK hàng dệt may của công ty may Hưng Long sang thị trường Mỹ
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Sản phẩm nghiên cứu : Hàng dệt may XK của công ty may Hưng Long
- Các rào cản môi trường liên quan đến sản phẩm dệt may
- Không gian nghiên cứu : Thị trường Mỹ
- Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2009- 2012
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp : Dữ liệu thu thập bằng phương pháp
phỏng vấn chuyên gia. Triển khai phỏng vấn các cán bộ phòng XNK, phòng nhân
sự, phòng kế toán.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp : Thu thập thông tin, báo cáo dữ liệu
có liên quan đến kim ngạch XK, tình hình vượt rào cản môi trường tại công ty may
Hưng Long. Thu thập các số liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu các số
liệu từ các kết quả báo cáo, chuyên đề , các ý kiến của chuyên gia về quá trình vượt
rào cản môi trường.
- Phương pháp phân tích dữ liệu : Dựa vào những thông tin thu thập được tiến
hành sử dụng phương pháp so sánh , định tính , định lượng mức độ vượt rào cản các
yêu cầu môi trường mà thị trường Mỹ đưa ra
1.7. Bố cục
Khóa luận gồm 4 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận về rào cản môi trường áp dụng với hàng dệt may vào
thị trường Mỹ

Chương 3: Phân tích thực trạng vượt rào cản môi trường của hàng dệt may tại
công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất nhằm giúp hàng dệt may tại công
ty may Hưng Long vượt qua các rào cản môi trường để đẩy mạnh xuất khẩu sang
thị trường Mỹ
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG ÁP DỤNG VỚI
HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.2.1.Môi trường
Theo luật bảo vệ môi trường sửa đổi của Việt Nam (có hiệu lực từ 01/07/2005)
“ Môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật “
Phân loại môi trường theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam , môi trường
bao gồm hai hệ thống:
- Môi trường tự nhiên : bao gồm các yếu tố được hình thành , tồn tại và phát
triển theo các quy luật tự nhiên, khách quan ngoài ý muốn con người, không hoặc ít
chịu sự chi phối của con người đó là : đất , nước, không khí, động thực vật, khí hậu,
ánh sáng , địa hình , sông , biển
- Môi trường vật chất nhân tạo bao gồm các yếu tố do con người tạo ra và chịu
sự chi phối của con người đó là : nhà cửa, đường xá, cầu cống, hệ thống thoát nước,
các cảnh quan kiến trúc, các di tích lịch sử , văn hóa
2.2.2.Rảo cản môi trường
Hiện nay, rào cản môi trường là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực
Thương mại quốc tế, song định nghĩa chính thống về nó lại chưa có nhiều. Có thể
xem xét một số định nghĩa về rào cản môi trường như sau :
“ Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi
trường trong hoạt động sản xuất , từ việc sử dụng NVL đến trình độ công nghệ sản
xuất; từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng tái chế chất thải ; từ việc áp dụng các

biện pháp giảm thiểu chất thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi trường.Các nước
áp dụng nhiều loại rào cản này là khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nước phát
triển ở châu Á “ – theo Công ty tư vấn và truyền thông văn hóa giáo dục môi trường
Pi, 2007.
Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu APEC ( Australia) khi nghiên cứu đề tài “
Chủ nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe dọa
đến sự thịnh vượng của thương mại ngày càng gia tăng “ đã mô tả : “ Rào cản môi
trường được định nghĩa như là các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
5
động đến thương mại ; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những
mục đích môi trường ; các hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các biện
pháp thâm nhập thị trường với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các
hạn chế thương mại đặt ra“
2.2.3.Xuất khẩu
Xuất khẩu là hình thức thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa sản xuất trên thị
trường ngoài biên giới quốc gia
Hay XK là một phương thức kinh doanh của DN trên thị trường quốc tế nhằm
tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho DN góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất
nước. ( Theo giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội , 2009 )
Phân loại : XK gồm 2 hình thức
- XK trực tiếp : là việc XK hàng hóa và dịch vụ do hãng sản xuất ra tới thị
trường XK
- XK gián tiếp : là việc XK hàng hóa và dịch vụ thông qua các trung gian có cơ sở
tại thị trường XK. Trong hình thức này DN không tiếp cận tực tiếp với thị trường XK
Ưu và nhược điểm của XK
Ưu điểm của XK
Đòi hỏi đầu tư ít và hầu như không có rủi ro, trong hình thức này DN không
mất chi phí ban đầu để thiết lập cơ sở sản xuất tại thị trường mà DN hướng tới và
DN vẫn đạt được mục tiêu của mình là đưa sản phẩm đến thị trường này.

XK có thể giúp một DN đạt được tính kinh tế về vị trí đường kinh nghiệm
Nhược điểm của XK
Chi phí vận chuyển cao vì trong hình thức này DN sẽ phải sản xuất ở một địa
điểm nhất định sau đó mới vận chuyển hàng hóa đến địa điểm cần tiêu thụ
Các trở ngại về thuế quan, phi thuế quan như thuế NK, hạn ngạch, sự phù hợp
về thuần phong mỹ tục , các quy định của pháp luật và các tổ chức bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng cũng như các quy định của các tổ chức bảo vệ môi trường thế giới.
XK từ DN chủ nhà có thể không phù hợp nếu có những vị trí có lợi thế chi phí
khác cho sản xuất sản phẩm tại nước ngoài.
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
6
Bất lợi do các đại lý nước ngoài thường không bán một mình sản phẩm của
DN mà bán các các sản phảm của các DN khác. Kết quả kinh doanh sẽ không được
phân định rõ ràng và công bằng.
2.2.4.Các quy định liên quan đến môi trường
Theo giáo trình Kinh tế Ngoại thương, Đại học Ngoại thương , 2010 :
Một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay trên quy mô toàn cầu chính là vấn
đề môi trường. Sau một thời gian bỏ qua vấn đề bảo vệ môi trường để phát triển
kinh tế, môi trường trên toàn thế giới đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây tác động tiêu
cực đến đời sống của con người và các sinh vật khác trên Trái đất. Trước thực trạng
đó, hiện nay, việc bảo vệ môi trường đã được tiến hành song song với quá trình sản
xuất nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Các quốc gia trên thế giới đều
xác định đây là yêu cầu cấp thiết nhất trong phát triển kinh tế. Chính vì vậy, sự ra
đời của hàng rào kĩ thuật liên quan đến việc bảo vệ môi trường là điều tất yếu. Về
cơ bản, những yêu cầu này gồm:
- Một là các quy định về phương pháp chế biến và sản xuất
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm phải được sản xuất như thế nào để
đảm bảo không gây hại cho môi trường và lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Các quy
định này chủ yếu tập trung vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Cụ thể hơn, DN
phải tuân thủ các quy định về nguyên phụ liệu phục vụ trong quá trình sản xuất, dây

chuyền công nghệ sản xuất, quá trình loại thải các sản phẩm hỏng, lỗi cũng như
nguyên phụ liệu còn thừa lại. Tất cả các yếu tố này đều phải đảm bảo không gây hại
cho môi trường, tối thiểu hóa, tránh lãng phí các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
tài nguyên không thể tái tạo như than, dầu,…. Đồng thời, các tiêu chuẩn này đòi hỏi
doanh nghiệp phải liên tục cải tiến, đổi mới công nghệ để gia tăng hiệu quả sử dụng
nguyên phụ liệu cũng như đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe nhằm bảo vệ
môi trường. ( Giáo trình Kinh tế Ngoại Thương, Đại học Ngoại thương, 2010 )
- Hai là các yêu cầu về đóng gói bao bì
Các quy định về đóng gói bao bì gồm nguyên vật liệu dùng để đóng gói, thu
gom và xử lý bao bì sau khi sử dụng, quy trình tái chế bao bì … Vỏ bao bì đóng
gói liên quan trực tiếp đến việc xử lý chất thải của quá trình tiêu dùng nên đây là
biện pháp rất hợp lý để giảm thiểu các chi phí xử lý chất thải của quá trình tiêu
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
7
dùng, đồng thời tiết kiệm nguồn lực sản xuất cho xã hội và bảo vệ môi trường.(Giáo
trình Kinh tế Ngoại thương, Đại học Ngoại thương, 2010)
- Ba là các yêu cầu về nhãn môi trường
Nhãn môi trường là một hình thức được áp dụng muộn nhất trong hàng rào kĩ
thuật liên quan đến vấn đề môi trường. Nhãn môi trường có hai loại là nhãn sinh
thái vào nhãn cơ sở.( Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, Đại học Ngoại thương,
2010)
Nhãn sinh thái là loại nhãn môi trường phổ biến và được các tổ chức có uy tín
trên thế giới và khu vực công nhận, còn nhãn cơ sở ít phổ biến hơn và do những doanh
nghiệp sản xuất tự gắn lên sản phẩm của mình, thông thường loại nhãn này chỉ áp dụng
đối với những doanh nghiệp sản xuất lớn và có uy tín lâu năm trên thị trường.
Về nhãn sinh thái, theo WTO, là loại nhãn cấp cho sản phẩm đáp ứng được hệ
thống tiêu chí đánh giá tương đối toàn diện tác động của quá trình sản xuất sản
phẩm đó đến môi trường trong suốt chu kì sản phẩm: từ giai đoạn chuẩn bị nguyên
phụ liệu, đến giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân ph ối, sử dụng
cho đến lúc bị vứt bỏ . Nhãn sinh thái thường do cơ quan, tổ chức của chính phủ

hoặc do chính phủ ủy nhiệm đề ra. Chính vì vậy nhãn sinh thái rất có uy tín đối với
người dùng, đây chính là lợi thế rất lớn của những sản phẩm được dán nhãn sinh
thái trên thị trường hàng hóa.
2.2. Rào cản môi trường áp dụng với hàng dệt may nhập khẩu vào thị
trường Mỹ
2.2.1. Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSIA
 Khái quát về CPSIA
CPSC-Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ là một cơ quan liên bang độc
lập được thành lập vào tháng 5/1973 ở Mỹ, chịu trách nhiệm về các chức năng An
toàn sản phẩm tiêu dùng của Chính phủ liên bang, có mục đích hoạt động là bảo vệ
công chúng khi các nguy cơ thương tật không đáng có liên quan đến sản phẩm tiêu
dùng. CPSC được trao thẩm quyền kiểm tra an toàn sản phẩm tiêu dùng đ ối với cả
sản phẩm tiêu dùng sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu.
Một trong những đạo luật CPSC ban hành nhằm thực hiện chức năng của
mình là đạo luật an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSIA- Consumer Product Safety
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
8
Improvement Act). CPSIA được ban hành vào tháng 8/2008, sau khi xảy ra một số
vụ thu hồi hàng loạt các sản phẩm của Trung Quốc bị vi phạm. CPSIA có ảnh
hưởng rộng khắp đế n rất nhiều mặt hàng như đồ chơi, điện tử… chứ không chỉ
riêng đối với ngành may mặc. Tuy nhiên, đối với ngành may mặc thì CPSIA đã
có hiệu lực ngay từ năm 2010 và một số ngành hàng khác sẽ có hiệu lực trong năm
tới. Đây là một đạo luật rất nghiêm khắc, khi xảy ra vi phạm, CPSC sẽ không ngần
ngại xử phạt triệt để, nghiêm khắc và không khoan nhượng. Sản phẩm vi phạm có
thể bị tịch thu, bị tiêu hủy, mức phạt có thể lên đến 15 triệu USD và có thể bị truy
tố hình sự đối với một số trường hợp nhất định. ( Nguồn : Ủy ban An toàn sản
phẩm tiêu dùng Mỹ )
 Nội dung CPSIA
1- Quy định về hàm lượng chì trong sản phẩm dệt may
CPSIA quy định về giới hạn hàm lượng chì trong bất kỳ bộ phận nào của

một các sản phẩm dệt may dành cho trẻ em (các sản phẩm trẻ em) như sau:
300 phần triệu (ppm) có hiệu lực từ ngày 14/8/2009; 100 (ppm) có hiệu lực từ
ngày 14/8/2011. Một số sản phẩm dệt may dành cho trẻ em có thể được miễn trừ
nếu Ủy Ban, sau khi ghi nhận và nghe giải trình, nhận thấy chì sẽ không dẫn đến
việc hấp thụ, có xem xét cách sử dụng bình thường và có thể lường trước và cách
sử dụng quá mức của trẻ, cũng như không có tác động xấu nào khác đối với sức
khỏe hay an
toàn.
2- Quy định về hàm lượng phthalate
CPSIA quy định cấm vĩnh viễn việc sản xuất để bán, chào bán, phân phối
trong thương mại, hay nhập khẩu bất kỳ các sản phẩm dệt may dành cho trẻ em
(mặt hàng chăm sóc cho trẻ em nào) có chứa hàm lượng cao hơn 0,1% những chất
phthalate sau đây: DEHP: di-(2-ethylhexl) phthalate, DBP: dibutyl phthalate, BBP:
benzyl butyl phthalate. Đồng thời, CPSIA cũng quy định cấm tạm thời đối với
việc sản xuất để bán, chào bán, phân phối trong thương mại, hay nhập khẩu bất
kỳ mặt hàng chăm sóc cho trẻ em nào có chứa hàm lượng cao hơn 0,1%
những chất phthalate riêng biệt sau đây: DINP: diiso nonyl phthalate,
DIDP: diisodecyl phthalate, DnOP: di-n-octyl phthalate.
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
9
3- Quy định về tính dễ cháy của vải may quần áo
Tiêu chuẩn mới nhất về tính cháy của sản phẩm may mặc được CPSC quy
định tại luật 16 CFR phần 1610. Mục đích của tiêu chuẩn là giảm thiểu rủi ro về
thương tích và tử vong bằng cách dùng những nguyên tắc thử nghiệm tiêu chuẩn và
đánh giá hàng dệt, tính dễ cháy của hàng dệt đồng thời đảm bảo không cho các sản
phẩm dễ cháy lưu thông trên thị trường.
Luật này áp dụng cho quần áo và vải dùng để may mặc, cả cho người lớn và
cho trẻ em, cho quần áo mặc ban ngày và mặc vào buổi tối.
- Tiêu chuẩn này sẽ có hiệu lực vào ngày 22/9/2008
- Tiêu chuẩn cũng đưa ra 1 số ngoại lệ của 16 CFR 1610 nếu các cá nhân hoặc

công ty đưa ra được các đảm bảo về các dạng vải và sản phẩm được sản phẩm được
sản xuất từ 1 hoặc hỗn hợp các loại vải sau:
+ Vải có bề mặt trơn, không quan tâm tới thành phần sơ có trọng lượng từ 2,6
Ounces/yard trở lên.
+ Các loại vải bề mặt trơn hoặc bề mặt sơ xù nên không liên quan tới trọng
lượng được làm hoàn toàn từ các loại sơ sau (100% hoặc pha) : Acrylic, modacrylic,
nylon, olephin, polyester, len.
+ Mũ không bao gồm các phần che cổ, mặt hoặc vai khi dùng riêng rẽ.
+ Găng tay, không dài hơn 14 inches
+ Giầy không tính hàng tất quần.
+ Vải lót
- Tiêu chuẩn quy định thiết bị thử nghiệm và phương pháp thử tính cháy.
- CPSC đưa ra như sau :
Bảng 2.1. Thời gian biểu yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn 16 CFR
Qui tắc an toàn của CPSC Yêu cầu thử của bên thứ ba Thời hạn
16 CFR 1610- tính cháy của
vải may quần áo
9 – 2009 12 – 11- 2008
16 CFR 1500- tính cháy của
chất rắn
9 – 2009 12-11-2008
16 CFR 1611- tính cháy của
màng nhựa Vinyl ( phụ
kiện)
9- 2009 12- 11- 2008
( Nguồn: Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ)
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
10
- Tính cháy của sản phẩm may được phân theo 3 nhóm:
Bảng2.2. Tính cháy của sản phẩm may

Nhóm Vải có bề mặt trơn Vải có bề mặt nổi tuyết, cào lông
Nhóm 1 Thời gian cháy từ 3,5s trở lên:
chấp nhận
(1) Thời gian cháy từ 7s trở lên
(2) Thời gian cháy từ 0 – 7s, không
cháy vải nền. Chỉ có cháy loáng trên
bề mặt: chấp nhận
Nhóm 2 Không áp dụng với vải có bề
mặt trơn
Thời gian cháy là 4 – 7s, kể cả cháy
vải nền: chấp nhận
Nhóm 3 Thời gian cháy chưa đến 3,5s :
không chấp nhận
Thời gian cháy chưa đến 4s, có cháy
vải nền: chấp nhận
(Nguồn: Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ )
4- Quy định về dây rút của quần áo trẻ em
CPSIA cho rằng áo khoác ngoài của trẻ em cỡ 2T đến 12, có dây buộc ở cổ
hay ở nón chụp, và áo khoác ngoài phần của trẻ em cỡ 2T đến 16, có dây buộc ở
thắt lưng hoặc mông, là những sản phẩm có nguy hiểm đáng kể. CPSC đã ban hành
khoản 208 của CPSIA, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất về dây buộc ở các sản
phẩm trẻ em. Theo đó, CPSC khuyến cáo nhà sản xuất không nên sử dụng dây
buộc

ở cổ áo mà nên dùng khóa, nút, khóa dán hay
cổ áo co giãn. Đối với dây buộc ở thắt lưng và mông của sản phẩm cỡ 2T đến 16,
chiều dài của dây buộc không nên quá 3 inch (khoảng 7,6 cm). CPSC được quyền
dùng luật để xác định sản phẩm trẻ em có dây buộc ở cổ, thắt lưng, mông có
được xem là một mối nguy hiểm đáng kể hay không; từ đó, CPSC sẽ quyết định
có cần phải cấm nhập hay thu hồi sản phẩm.

5- Quy định về theo dõi nhãn đối với các sản phẩm trẻ em
Nhà sản xuất sản phẩm cho trẻ em sẽ được yêu cầu, trong chừng mực khả thi,
phải đặt dấu hiệu giúp phân biệt trên sản phẩm và bao bì sao cho có thể giúp người
mua xác định: Nguồn gốc – tên và địa điểm của nhà cấp nhãn/nhà sản xuất,
ngày tháng năm, nhóm hàng
-số lô.
2.2.2. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000
 Khái quát về SA-8000
SA-8000 là một bộ tiêu chuẩn định ra các tiêu chí có thể kiểm định được và
một quy trình đánh giá độc lập để bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo
hàng hoá đươc sản xuất từ bất cứ công ty nhỏ hay lớn ở trên thế giới mà
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
11
những công ty này được đánh giá là có đạo đức trong đối xử với người lao động
(PGS.TS Đinh Văn Thành , 2005 )
Năm 1997, tiêu chuẩn SA -8000 được trình bày bởi một chuyên gia trong Ủy
ban tư vấn của hội nghị CEPAA (Concil on Economic Priorities Accreditation
Agency) tổ chức. SA-8000 đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu về quyền lợi người
lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động . SA-8000 được
phát triển và phát hành bởi một tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế tên là SAI
(Social Accountability International). Phiên bản SA-8000 ra đời năm 1997 được
liên tục xem xét để đảm bảo hiệu quả và không mâu thuẩn với mục tiêu của tất cả
các tổ chức. Tiêu chuẩn SA -8000 đang được soát xét lại kể từ tháng 1-3/2001 và
đến tháng 3/2001 bảng báo cáo lần chót về việc soát xét đã được trình đến uỷ ban
tư vấn của CEPAA. Hiện nay phiên bản mới nhất của SA
-
8000 là phiên bản 2008
(SA
-8000:2008).
Hiện tại, trên thế giới có khoảng 124 cơ sở được cung cấp chứng nhận SA-

8000. Tất cả cơ sở được chứng nhận được đăng ở trên trang web của SAI.
 Nội dung của SA-8000
Theo bộ tiêu chuẩn SA- 8000: 2008 , SA-8000 gồm 9 nội dung cơ bản sau:
1- Lao động trẻ em
2- Lao động bắt buộc
3- Sức khoẻ và an toàn
Đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, có các biện pháp
ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến an toàn và sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm và nước
uống hợp vệ sinh.
4- Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể
5- Phân biệt đối xử
6- Kỷ luật
7- Giờ làm việc
8- Tiền lương
9- Hệ thống quản lý
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
12
2.2.3. Tiêu chuẩn trách nhiệm dệt may toàn cầu WRAP
 Khái quát về WRAP
Đây là chương trình chứng nhận trách nhiệm trong sản xuất hàng may mặc
trên quy mô toàn cầu ( Worldwide Responsible Apparel Production )- một chương
trình tuân thủ toàn diện nguyên tắc WRAP một cách tự nguyện, được một tổ chức
đánh giá độc lập giám sát và do ban chứng nhận WRAP cấp giấy chứng nhận.
Khác với tiêu chuẩn SA 8000, tiêu chuẩn được hình thành bởi AAMA
( American Apparel Manufacture Association ) Mỹ năm 1998 , sau đó tiếp tục được
thừa nhận bởi các nước Trung Mỹ , Caribean, Mexico và châu Á . Các hội viên này
là những tập đoàn kinh doanh lớn nên đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giày , dệt
may và thời trang khắp nơi trên thế giới và Việt Nam nói riêng xuất hàng vào Mỹ
phải thực hiện quy định này . (Nguồn : Tổng cục Thống kê, 2010)
 Nội dung về WRAP

Nội dung của chứng chỉ trách nhiệm xã hội toàn cầu gồm 12 nguyên tắc
chính như sau:
1- Tuân thủ luật và các quy định lao động
2- Cấm lao động cưỡng bức
3- Cấm sử dụng lao động trẻ em
4- Cấm quấy nhiễu và lạm dụng
5- Thu nhập và phúc lợi
6- Thời gian làm việc
7- Cấm phân biệt đối xử
8- An toàn và sức khỏe
Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ cung cấp cho người lao động
môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe. Ở những nơi có nhà nội trú
cho lao động thì nhà nội trú cũng phải đảm bảo sức khỏe và an toàn.
9- Tự do hội đoàn
10- Môi trường
Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sẽ tuân thủ những nguyên tắc, quy
định về môi trường trong các hoạt động của họ và tuân theo thói quen về ý thức môi
trường tại địa phương mà họ đang hoạt động.
11- Tuân thủ luật Hải quan
12- An ninh
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
13
So sánh WRAP với SA 8000 ta thấy đa số các yêu cầu trong 12 nguyên tắc
trên giống các yêu cầu trong SA 8000 . Tuy nhiên phạm vi áp dụng là các DN sản
xuất giày và dệt may xuất hàng đi Mỹ nên để thuận lợi khi hàng vào Mỹ , một số
điểm có khác và một số điểm được yêu cầu thêm.
Đối với các DN Việt Nam sản xuất hàng dệt may đi Hoa Kỳ , việc lựa chọn có
áp dụng các tiêu chuẩn trên hay không hoặc áp dụng tiêu chuẩn nào trong 2 tiêu
chuẩn hoàn toàn dựa trên tinh thần của các nhà nhập khẩu Mỹ và nhu cầu cải thiện
điều kiện làm việc của DN mình. Nhưng hầu hết các nhà nhập khẩu Mỹ đều yêu cầu

các DN dệt may phải thực hiện 2 tiêu chuẩn này.
2.2.4. Tiêu chuẩn ISO 14000
a. Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành
hướng tới các hoạt động về bảo vệ môi trường, bao gồm nhiều nội dung khác nhau
như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác
định và kiểm kê khí nhà kính.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và cung
cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận thức và quản
lý được tác động của mình đối với môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục có
hành động cải thiện môi trường. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống
quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức
và các tiêu chuẩn về sản phẩm.
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000
( Nguồn : Tổ chức iso thế giới)
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
14
b. Giới thiệu ISO 14001 : Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu hướng
dẫn sử dụng .
Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 , bao gồm 21tiêu
chuẩn và các tài liệu hướng dẫn khác liên quan đến một số chủ đề môi trường như:
-Hệ thống quản lý môi trường
-Đánh giá hiệu quả môi trường
-Ghi nhãn môi trường
-Đánh giá vòng đời của sản phẩm
-Trao đổi thông tin môi trường
-Quản lý khí nhà kính và hoạt động liên quan
-Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm
Năm 1996, tiêu chuẩn ISO 14001 được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)

soạn thảo và ban hành lần đầu tiên, nó đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
cho bất kỳ tổ chức nào có mong muốn xây dựng và áp dụng một HTQLMT cho đơn
vị mình . Ngày 15/11/2004, tiêu chuẩn ISO 14001 được ban kĩ thuật ISO/IEC 207
của tổ chức ISO sửa đổi , cập nhật và ban hành phiên bản ISO 14001: 2004 thay thế
tiêu chuẩn phiên bản 1996.
Những nội dung cơ bản của ISO 14001:
-Hoạch định chính sách môi trường
-Lập kế hoạch
-Thực hiện và điều hành
-Kiểm tra, khắc phục
-Xem xét của lãnh đạo
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này, em tập trung trình bày nghiên cứu và làm rõ thực trạng việc
thực hiện các tiêu chuẩn môi trường tại công ty may Hưng Long, đặc biệt là:
-Tiêu chuẩn ISO 14001
-CPSIA- quy định về tính dễ cháy của vải may quần áo .
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
15
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG
CỦA HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DICH VỤ
HƯNG LONG XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long
3.1.1 Khái quát quá trình hình thành
Tên công ty: Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long
Tên giao dịch và đối ngoại: Hưng Long garment stock and service company.
Giấy phép kinh doanh số: 0503000001 do Tỉnh Hưng Yên cấp ngày
16/02/2001.
Tiền thân là xí nghiệp may Mỹ Hào thuộc công ty may Hưng Yên được xây
dựng và đi vào hoạt động năm 1996. Ngày 18 tháng 12 năm 2000 Bộ công nghiệp
có quyết định số 70/2000QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ công nghiệp về việc chuyển xí

nghiệp may Mỹ Hào trực thuộc công ty may Hưng Yên thành công ty cổ phần may
và dịch vụ Hưng Long. Đến tháng 01/2001 công ty chính thức đi vào hoạt động với
tên gọi CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ DỊCH VỤ HƯNG LONG.
Tên giao dịch của công ty: HƯNG LONG GARMENT AND SERVICE
STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: HƯNG LONG ST.Co
Trụ sở chính: Đặt tại km 24 - quốc lộ 5A – xã Dị Sử - Huyện Mỹ Hào - Tỉnh
Hưng Yên.
Hoạt động kinh doanh của công ty là: Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, xuất
nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc, dịch vụ, xây dựng và kinh doanh xưởng sản xuất,
văn phòng làm việc, xuất nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu ngành may, kinh
doanh và cho thuê các loại thiết bị, phụ tùng máy may công nghiệp.
Vốn điều lệ: 7 tỷ đồng. Trong đó:
+ Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 1.190 triệu đồng chiếm 17% vốn điều lệ.
+ Vốn do cổ đông là công nhân đóng góp 3.500 triệu đồng chiếm 50% vốn
điều lệ.
+ Vốn do cổ đông khác: 2.310 triệu đồng chiếm 33% vốn điều lệ.
Tổng số lao động: 540 cán bộ công nhân viên.
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
16
3.1.2. Quá trình phát triển
Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng có
những biến chuyển sâu sắc, ngành dệt may đang có những bước chuyển mình to lớn
cùng với những khó khăn thách thức và những thuận lợi do công cuộc đổi mới của
Đảng và nhà nước đem lại, sau gần 20 năm tiến hành cải cách nền kinh tế kể từ năm
1986. Đặc biệt hơn cả là hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết năm 2001,
đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong chiến lược xâm nhập vào một thị trường cho
hàng may mặc nói riêng và một thị trường tiêu thụ hàng hoá nói chung của nhà
nước, của ngành dệt may cũng như của công ty.Sản phẩm của công ty đã có mặt ở
nhiều thị trường từ các thị trường khó tính đến các thị trường khác, từ châu âu, á,

phi cho đến châu úc. Như Hàn Quốc Nhật Bản, Singapo, Đài Loan, Anh, Đức,
Italia, Czech, Mỹ, Úc, Pakistan, Newzilan…Vào tháng 6/2002 công ty đã ký hợp
đồng đầu tiên với khách hàng Mỹ, đánh dấu bước ngoặt lớn khi thâm nhập thị
trường Mỹ rộng lớn và đầy tiềm năng này.
Qua hơn 6 năm hoạt động dưới hình thức cổ phần hoá với nhiều khó khăn
trong mô hình quản lý mới. Nhưng đến nay công ty đã không ngừng đổi mới công
nghệ và mở rộng quy mô sản xuất. Công ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO
9000 và ISO 14000.
Năm 2002 công ty chỉ có 1800m2 mặt bằng nhà xưởng để sản xuất.
Xét thấy qui mô sản xuất còn nhỏ nên đầu năm 2002 công ty đã quyết định
đầu tư 4.929 triệu đồng để xây dựng khu sản xuất 4 tầng với tổng diện tích mặt
bằng 5400m2. Và đầu tư 3000 triệu đồng để mua sắm thêm máy móc thiết bị phục
vụ cho sản xuất. Công ty đã tuyển và đào tạo thêm lực lượng lao động cho sản xuất.
Hiện nay công ty đã có 22 chuyền sản xuất may, tổng giá trị tài sản nên tới 41.760
triệu đồng ,năm 2012 có phân xưởng công nhân có thu nhập tới 7 triệu
đồng/người/tháng.
3.1.3 Lĩnh vực sản xuất
Công ty hoạt động trong ngành may mặc và chủ yếu là gia công xuất khẩu
.Ngoài ra thì công ty cũng cung cấp các dịch vụ giặt là công nghiệp và cho thuê địa
điểm sản xuất.
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
17
Sản phẩm gia công xuất khẩu chủ yếu của công ty qua các năm chủ yếu là áo
Jacket, sơ mi, quần, T.Shirt, Dệt kim và quần áo tắm Các sản phẩm mà công ty
nhận gia công chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo thiết kế cho đến
các nguyên phụ liệu chính cũng là do khách hàng yêu cầu
3.1.4 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Công ty cổ phần may và dịch vụ Hưng Long là một doanh nghiệp cổ phần
hoá, bộ máy quản lý của công ty được áp dụng theo cơ cấu trực tuyến tham mưu.


Sơ đồ 3.1:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
(Nguồn :Phòng tổ chức hành chính )
GVHD: Th.S Nguyễn Nguyệt Nga SV: Vũ Thị Châu Thúy
Tổng Giám
đốc
HĐQT
Ban kiểm soát
PTGĐ kinh doanh
PTGĐ Kỹ thuật
Phòng
ISO
Phòng tài
vụ kế toán
Phòng
XNK-KH
Phòng tổ
chức,
hành
chính
Phân xưởng
may
Phân xưởng
thêu
Phần xưởng
giặt
Phân xưởng
hoàn thành
18

×