Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hóa chất của Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.61 KB, 70 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế
giới nên tác động rất lớn tới nên kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua, nó tạo
ra rất nhiều thay đổi trong hoạt động kinh doanh truyền thống của các doanh
nghiệp Việt Nam mà trước tiên đó là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước trong thời gian
trước mắt tình hình sản xuất trong nước không kịp đáp ứng cho nhu cầu về tư
liệu sản xuất cũng như máy móc cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, công nghiệp hoá chất là một ngành có tính liên ngành cao, sự
phát triển công nghiệp hoá chất có vai trò quan trọng trong việc phát triển các
ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước như: luyện kim, cơ khí, chế biến
lương thực,… Nắm bắt được xu thế này Công ty TNHH Tân An đã không
ngừng phát triển hoạt động nhập khẩu của mình, trong đó nhập khẩu hoá chất
là một trong những hoạt động nhập khẩu quan trọng của Công ty. Nhưng để
có thể đáp ứng được những thay đổi trong của điều kiện kinh tế thị trường
hiện nay các doanh nghiệp cần có những biện phát cụ thể để nhằm thích nghi
với môi trường mới và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Từ nhận thức trên, em đã chọn “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập
khẩu và tiêu thụ sản phẩm hoá chất của Công ty TNHH Tân An trên thị
trường nội địa” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Kết cấu của chuyên đề, ngoài lời nói đầu và kết luận, gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp kinh doanh hóa chất trên thị trường nội địa.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm hóa
chất của Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhập khẩu và tiêu thụ sản
phẩm hóa chất ở Công ty TNHH Tân An trên thị trường nội địa.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
1


Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ
TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
KINH DOANH HÓA CHẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
1. Khái niệm, vai trò của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm ở
doanh nghiệp kinh doanh hóa chất trên thị trường nội địa
1.1. Các khái niệm
Trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay các nước luôn hướng tới một
thị trường chung, xóa bỏ dần các rào cản thương mại thì với bất kỳ quốc gia
nào dù lớn hay nhỏ muốn phát triển đều phải có hoạt động ngoại thương.
Trong đó, nhập khẩu là một trong hai nhiệm vụ của hoạt động ngoại thương
xuất nhập khẩu. Ta có thể hiểu nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hóa,
dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hay tái sản xuất
nhằm mục đích thu lợi. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh hóa chất,
nghiệp vụ nhập khẩu ở doanh nghiệp có thể được hiểu đó là hoạt động chủ
yếu của công ty nhằm tạo ra nguồn hàng bằng cách mua hóa chất từ nước
ngoài về phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh hóa chất, nhập khẩu có vai trò hết
sức quan trọng nhưng để thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình các
doanh nghiệp còn phải thực hiện tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, đó là giai đoạn
cuối của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại va phát
triển của doanh nghiệp. Ta có thể hiểu tiêu thụ chính là khâu lưu thông hàng
hóa, cũng là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một
bên là tiêu dùng. Và thực tiễn cho thấy với mỗi cơ chế quản lý thì công tác
tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau, nhưng xét về
mặt bản chất thì không có gì thay đổi. Hiện nay có nhiều quan điểm về tiêu
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
2
Chuyên đề tốt nghiệp

thụ nhưng trong nền kinh tế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm thường được
hiểu theo hai nghĩa và việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả hai nghĩa
này. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm
nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt
hàng và tổ chức sản xuất đến việc thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến
bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Theo cách hiểu này thì tiêu
thụ chính là một quá trình nó bao gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn, đối với
doanh nghiệp kinh doanh hóa chất thì tiêu sản phẩm chính là quá trình doanh
nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường về
hóa chất, tìm hiểu tạo đầu vào cho doanh nghiệp và sau cùng là thực hiện các
nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm,… từ đó thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Còn theo nghĩa hẹp, tiêu thụ ( bán hàng) hàng hóa, lao vụ, dịch vụ là
việc dịch chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã thực
hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu
tiền bán hàng. Vậy với những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm hóa chất thì
tiêu thụ được hiểu là việc doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu một lượng hóa
chất nào đó cho khách hàng và thay vào đó doanh nghiệp sẽ thu được một
khoản tiền tương đương với giá trị của lượng hàng hóa đó.
Để hiểu rõ hơn tại sao phải nghiên cứu hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ
sản phẩm ở các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất ta cần hiểu rõ vai trò của
hoạt động này đối với doanh nghiệp.
1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu ở doanh nghiệp kinh doanh hóa chất
Ngành công nghiệp hóa chất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của nhiều ngành công nghiệp như công nghiệp luyện kim, công nghiệp
chế biến thực phẩm,… và ngành nông nghiệp. Mà hiện nay việc sản xuất hóa
chất ở nước ta chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng của các
ngành công nghiệp. Vì vậy, nhập khẩu hóa chất có vai trò hết sức quan trọng
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
3
Chuyên đề tốt nghiệp

nó góp phần là tiền đề, là cơ sở và quyết định đến sự phát triển của các ngành
công nghiệp khác.
Bên cạnh đó, nhập khẩu hóa chất tạo đầu vào ổn định cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động nhập khẩu hóa chất diễn ra
thuận lợi và đạt hiệu quả cao sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tiêu thụ hóa chất
của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhập khẩu hóa chất giúp các doanh nghiệp kinh
doanh hóa chất có thể đa dạng mặt hàng, đảm bảo về số lượng hóa chất kinh
doanh. Nhập khẩu hóa chất giúp doanh nghiệp có thể bổ sung mặt hàng hóa
chất mà thị trường trong nước chưa sản xuất được.
Nhập khẩu hóa chất giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh số do đa dạng
hóa mặt hàng đáp ứng tốt hơn, đầy đủ hơn nhu cầu của khách hàng từ đó có
thể mở rộng thị trường và thị phần tiêu thụ sản phẩm hóa chất trên thị trường
nội địa. Nhập khẩu hóa chất giúp doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh
tranh, tận dụng được những cơ hội kinh doanh trên thị trường nhằm phục vụ
cho mục tiêu phát triển doanh nghiệp.
Tóm lại, với các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất thì nhập khẩu hóa
chất góp phần làm đa dạng hơn, phong phú hơn hàng hóa của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ có khả năng đáp ứng tốt hơn, đầy đủ nhu cầu của khách
hàng, có thể mở rộng thị trường, thị phần của doanh nghiệp.
1.3. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp kinh
doanh hóa chất
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh, vì vậy
có vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho hàng hóa được lưu thông nhanh
chóng, đối với doanh các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tiêu thụ là
khâu quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sản phẩm một
khi đã được tiêu thụ tức là nó đã được khách hàng, được thị trường chấp nhận.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Thông qua tiêu thụ ta có thể đánh giá được điểm mạnh cũng như điểm yếu

của doanh nghiệp. Bới qua tiêu thụ ta thấy được mức độ hài lòng của khách
hàng khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, mức bán ra, chất lượng sản
phẩm, uy tín của doanh nghiệp đối với các khách hàng và sự hoàn thiện của
các hoạt động dịch vụ.
Riêng đối với các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất thì tiêu thụ là khâu
quyết định tới quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thực tế
hoạt động tiêu thụ của mình mà các doanh nghiệp có thể có mức dự trữ hợp
lý, đặc biệt hóa chất là một mặt hàng cần điều kiện bảo quản tốt trong quá
trình dự trữ. Việc xác định hợp lý lượng hóa chất dự trữ theo từng mặt hàng
giúp cho doanh nghiệp có thể giảm được những chi phí bảo quản từ đó có kế
hoạch sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Mặt khác, làm tốt công tác tiêu thụ cũng giúp doanh nghiệp xây dựng
được kế hoạch sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất, mở rộng quy
mô kinh doanh của doanh nghiệp, thu hút được những người có trình độ đến
làm việc cho doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp phát triển tạo ra
nhiểu công ăn việc làm cho xã hội, có thể tăng thêm thu nhập cho nhân viên.
Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng đối với họat
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó giúp cho hoạt động của
doanh nghiệp được diễn ra liên tục và thu được kết quả cao.
2. Nội dung của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm ở các doanh
nghiệp kinh doanh hóa chất trên thị trường nội địa
2.1. Nội dung của hoạt động nhập khẩu ở các doanh nghiệp kinh doanh hóa
chất
Nhập khẩu là việc giao dịch, mua hàng hóa từ nước ngoài nhằm phục
vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước. Vì đó là hoạt
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
5
Chuyên đề tốt nghiệp
động mua bán, giao dịch với người nước ngoài nên sẽ có những nét riêng biệt
so với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước. Nó phải tuân theo các tập

quán, thông lệ kinh doanh quốc tế cũng như của địa phương đó, ngoài ra tỷ
giá đồng nội tệ, hệ thống tài chính, hệ thống luật pháp, những quy định, chính
sách của nhà nước cũng tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu. Vì vậy,
các doanh nghiệp cần nắm rõ những nội dung của hoạt động nhập khẩu để có
những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với quy mô, mặt hàng kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.1.1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
Nghiên cứu thị trường là một trong những nội dung của hoạt động nhập
khẩu nó bao gồm các thủ tục, kỹ thuật được đưa ra để giúp doanh nghiệp có
đầy đủ thông tin cần thiết từ đó doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính
xác về marketing. Nghiên cứu thị trường là một quá trình tìm kiếm và phân
tích tổng hợp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp giải quyết những vấn đề về
marketing. Trong nền kinh tế thị trường giữa các doanh nghiệp luôn có sự
cạnh tranh với nhau nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh của
mình, vì vậy nghiên cứu thị trường ngày càng đóng vai trò quan trọng. Đối
với hoạt động nhập khẩu cũng vậy nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp
nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu rõ quy luật vận động của thị trường
để đưa ra những quyết định kịp thời.
Nói đến nghiên cứu thị trường nhập khẩu thì nội dung đầu tiên phải kể
đến đó là nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu. Đối với những doanh nghiệp nhập
khẩu và kinh doanh hóa chất thì nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu trước tiên
phải đảm bảo xác định đúng những loại hóa chất mà thị trường trong nước
đang cần, nó phải đảm bảo kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và thu
được lợi nhuận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải xác định danh mục
hóa chất nhập khẩu đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường và an ninh quốc
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
6
Chuyên đề tốt nghiệp
gia, đúng với quy định của Nhà nước về hóa chất nhập khẩu ( Danh mục và
tiêu chuẩn hóa chất nhập khẩu được thể hiện qua bảng 1.1). Từ đó tiến hành

xem xét các khía cạnh khác của hóa chất cần nhập khẩu như công dụng, đặc
tính, giá cả, điều kiện mua bán, khả năng sản xuất và các dịch vụ kèm theo,…
Tiếp đó, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu dung lượng thị trường.
Nghiên cứu dung lượng thị trường là doanh nghiệp cần phải xác định được
nhu cầu thật của khách hàng về mặt hàng hóa chất mà doanh nghiệp nhập
khẩu và khả năng cung ứng của nhà xuất khẩu về mặt hàng đó. Dung lượng
thị trường về hóa chất cũng có thể có sự khác nhau giữa các thời kỳ, giai đoạn
kinh doanh và nó cũng chịu ảnh hưởng của ngành công nghiệp sử dụng hóa
chất đó làm nguyên liệu hay đầu vào cho quá trình sản xuất. Ngày nay cùng
với sự phát triển của khoa học công nghệ các ngành công nghiệp cũng phát
triển và tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp tham gia cũng như quy
mô sản xuất kinh doanh, mà hóa chất là một trong những yếu tố đầu vào
không thể thiếu của một số ngành công nghiệp nhờ vậy mà nhu cầu về hóa
chất cũng tăng lên theo xu hướng đó. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu dung
lượng thị trường cũng cần phải biết được khả năng sản xuất trong nước để xác
định lượng hóa chất, và có kế hoạch nhập khẩu cho hợp lý.
Ngoài ra, dung lượng thị trường cũng có thể bị ảnh hưởng do những
thay đổi bất ngờ của điều kiện tự nhiên, hay những yếu tố về kinh tế xã hội.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.1: Danh mục và tiêu chuẩn hóa chất nhập khẩu
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 01/2006/TT-BCN
ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp)
STT Tên chất
Tiêu chuẩn chất lượng,
Hàm lượng (%)
Tiêu chuẩn
kỹ thuật
1 Natri hydroxyt (dạng lỏng)

(NaOH)
TCVN 3793-83
NaOH
NaCl
> 31%
0.004% Max
2 Acid clohydric
(HCl)
TCVN 1556-86 & 52-99
HCl
Fe
Cl
2
tự do
SO
4
As
> 32%
< 0,01%
< 0,015%
< 0,03%
0,0001%
Max
3 Acid sulfuric kỹ thuật
(H
2
SO
4
)
TCVN 5719-92

H
2
SO
4
Fe
Hàm lượng cặn sau nung
> 97%
0,010 Max
0,020 Max
4 2807.00.00
Acid sulfuric tinh khiết
(H
2
SO
4
)
TCVN 138-64
H
2
SO
4
Cl
+
NH
4
> 97,2%
0,00002%
Max
0,0002%
Max

5 Acid phosphoric kỹ thuật
(H
3
PO
4
)
TCN 101-1997
H
3
PO
4
Fe
As
> 85%
0,002% Max
0,008% Max
6 Phèn đơn từ hydroxyt nhôm 64 TCN 45-88
Fe
2
O
3
Acid tự do
0,015% Max
0,1% Max
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Sau khi xác định dung lượng thị trường thì bước tiếp theo đó là doanh
nghiệp phải tiến hành tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác để nhập khẩu hóa
chất sao cho đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ bạn
hàng xem khả năng cung ứng, uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của đối
tác. Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu hóa chất thì việc nghiên cứu thị
trường nhập khẩu hóa chất của doanh nghiệp mình cần nắm vững những quy
định của luật pháp, những chính sách của nước nhập khẩu đối hoạt động và
mặt hàng hóa chất nhập khẩu.Khi nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng doanh
nghiệp cũng cần chú ý đến những yếu tố văn hóa, chính sách của nước xuất
khẩu đối với mặt hàng hóa chất mà doanh nghiệp định nhập khẩu. Trong
những năm gần đây thị trường nhập khẩu hóa chất của các doang nghiệp Việt
Nam vẫn chủ yếu tập trung ở một số thị trường truyền thống như: Đài Loan,
Trung Quốc, Singapor,… Thị trường và kim ngạch nhập khẩu hóa chất năm
2007 của Việt Nam được thể hiện qua Bảng 1.2.
Và một nội dung không thể thiếu khi nghiên cứu thị trường đó là xem
xét giá cả của hóa chất nhập khẩu, đây là một trong những vấn đề quan trọng
trong hoạt động nhập khẩu. Nghiên cứu giá cả hóa chất trên thị trường giúp
các doanh nghiệp có sự lựa chọn bạn hàng và thị trường nhập khẩu phù hợp
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, giá của hóa chất nhập
khẩu phải đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi, vì vậy khi nghiên cứu
cần lưu ý đến tỷ giá của đồng nội tệ, cũng như đồng tiền sử dụng để thanh
toán trong hợp động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu hóa chất của Việt Nam năm tháng
12/2007 và năm 2007 trên một số thị trường trọng điểm
Nước Kim ngạch nhập khẩu
tháng 12/2007 (USD)
Kim ngạch nhập khẩu
năm 2007 (USD)
Ấn Độ 4.798.729 27.841.754

Anh 428.017 2.790.006
Bỉ 1.308.796 8.810.760
Đài Loan 43.885.308 402.386.474
CH LB Đức 1.933.557 21.265.074
Hà Lan 434.802 5.781.187
Hàn Quốc 9.276.764 92.329.784
Hồng Kông 1.584.160 19.739.709
Indonesia 7.591.165 56.855.185
Italia 404.369 3.679.500
Malaysia 10.698.936 109.812.927
Mỹ 2.217.111 26.080.367
Na Uy 123.090 1.209.503
Liên bang Nga 281.869 1.488.992
Nhật Bản 8.911.474 121.735.950
Ôxtrâylia 878.307 7.941.821
Pháp 1.083.556 8.309.787
Philippine 59.994 903.968
Singapore 21.386.565 178.449.106
Thái Lan 5.323.319 47.447.899
Thổ Nhĩ Kỳ 186.228 2.525.743
Thuỵ Điển 233.868 1.134.086
Trung Quốc 37.560.117 303.468.196
Tổng 158.448.787 1.451.987.778
( Theo thông tin Thương mại Việt Nam)
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
10
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.2. Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng
Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp sẽ tiến hành
thiết lập mối quan hệ với bạn hàng. Giao dịch là quá trình mà doanh nghiệp

tìm cách tiếp cận bạn hàng nhằm trao đổi thông tin để có thể thiết lập được
mối quan hệ. Tuy vậy, giao dịch trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung
và nhập khẩu hóa chât nói riêng do các bên khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa
trong kinh doanh nên quá trình giao dịch khó khăn hơn so với những giao
dịch mua bán trong nước. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn người đại diện
cho công ty đi giao dịch phải là những người thông thạo ngôn ngữ, có sự hiểu
biết về văn hóa giao tiếp của đối tác. Do đặc trưng riêng của sản phẩm hóa
chất nên cán bộ làm công tác giao dịch phải là người có sự hiểu biết về những
quy định luật pháp về mặt hàng hóa chất, nắm được danh mục hóa chất Nhà
nước hạn chế và cấm nhập khẩu. Sau khi đã thiết lập được mối quan hệ thì
các bên tiến hành đàm phán với nhau về những điều khoản trong hợp đồng
như các điều khoản về tên, chất lượng, số lượng hóa chất mua bán, cũng như
phương thức vận chuyển và phương thức thanh toán.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hóa chất thì tên
của hàng hóa cần phải được quy định rõ ràng trong hợp đồng, nhất thiết
trong hợp đồng cần phải ghi tên của hàng hóa theo cả tên khoa học. Hóa
chất mua bán cần phải được quy định rõ về nồng độ, độ đậm đặc. Tùy vào
từng loại hóa chất mua bán mà các điều khoản về bao bì cần được ghi vào
hợp đồng, bao bì phải đảm bảo được chức năng bảo quản được hàng hóa và
không ảnh hưởng tới môi trường, tùy vào phương tiên vận chuyển mà lựa
chọn bao bì cho phù hợp.
Ngoài ra, trong giao dịch đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng thì giá cả
của hàng hóa thường là một trong những nội dung quan trọng. Để giao dịch
mua bán phải đảm bảo các bên đều có lợi thì trong quá trình đàm phán về giá
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
11
Chuyên đề tốt nghiệp
hóa chất giao dịch cần chỉ rõ cách tính giá, cơ sở để tính giá, nếu hợp động
được thực hiện trong thời gian dài thì giá của hàng hóa cần phải tính đến
những biến động của thị trường.

Trong quá trình giao dịch và đàm phán các bên cũng đi đến thống nhất
về các nội dung như thời gian, địa điểm giao hàng. Trong kinh doanh việc quy
định về thời gian và địa điểm giao hàng khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp tới
những chi phí phải bỏ ra vì thế nó sẽ ảnh hưởng tới giá cả của hàng hóa vì vậy
cần được quy đinh rõ trong hợp đồng. Và một nội dung quan trọng không
kém đó là thời hạn cũng như phương thức thanh toán. Trách nhiệm và quyền
lợi các bên trong thanh toán phải rõ ràng, và các bên cùng thỏa thuận về đồng
tiền được sử dụng để thanh toán hợp đồng.
Kết quả của quá trình giao dịch và đàm phán thành công các bên sẽ đi
đến ký kết hợp đồng. Đối với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu ở nước ta
hiện nay thì hình thức hợp đồng bằng văn bản là bắt buộc. Các điều khoản
trong hợp đồng mua bán được các bên thỏa thuận chi tiết. Hợp đồng kinh tế
trong kinh doanh xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng vì đó sẽ là căn
cứ để xem xét xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Mỗi bên sẽ tuân theo hợp đồng
để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo hợp đồng sẽ được
thực hiện.
2.1.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu bao gồm nhiều bước và
phức tạp hơn so với những hợp đồng kinh tế trong nước. Trước tiên doanh
nghiệp phải đảm bảo xin đủ những giấy phép mà Nhà nước quy định đối với
những doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa và đảm bảo đúng quy
định của nhà nước về nhập khẩu mặt hàng hóa chất. Nếu các bên lựa chọn
phương thức thanh toán tín dụng thì doanh nghiệp cần đến ngân hàng làm thủ
tục mở L/C khi bên bán yêu cầu. Vì L/C có vai trò rất quan trọng nên khi mở
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
12
Chuyên đề tốt nghiệp
L/C người trực tiếp thực hiện phải kiểm tra kỹ lưỡng. Sau đó tùy theo hình
thức nhập khẩu đã quy định trong hợp đồng và căn cứ theo những tập quán
kinh doanh quốc tế mà doanh nghiệp phải làm những việc như thuê phương

tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu. Khi hàng hóa được đưa
qua biên giới quốc gia thì doanh nghiệp có thể phải làm những thủ tục hải
quan cho hàng hóa nhập khẩu. Sau khi hàng hóa làm xong các thủ tục hải
quan thì doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa trước ký
nhận. Đối với mặt hàng là hóa chất công việc kiểm tra có phần phức tạp hơn
các mặt hàng khác vì vậy các bên có thể lựa chọn một tổ chức trung gian có
chuyên môn đứng ra kiểm tra chất lượng, số lượng hóa chất.
Cuối cùng, doanh nghiệp làm thủ tục thanh toán tiền hàng cho đối tác.
Hiện nay trong kinh doanh thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức
thanh toán như: phương thức nhờ thu, chuyển tiền, hay phương thức tín dụng
chứng từ,… tùy theo thỏa thuận, uy tín, cũng như mối quan hệ kinh doanh
giữa các bên mà các bên lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý, nhưng trên
thực tế phương thức tín dụng chứng từ và phương thức chuyển tiền vẫn là
phương thức được sử dụng phổ biến nhất.
Tóm lại, tùy thuộc vào quy mô, giá trị của hợp động nhập khẩu mà nội
dung hoạt động nhập khẩu có thể có thêm những nội dung khác hay cũng có
thể được thực hiện đơn giản hơn có thể bỏ qua những bước không cần thiết
nhằm giảm thiểu những chi phí phụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.2. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp kinh doanh hóa
chất trên thị trường nội dịa
Tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng được
coi là một quá trình nó bao gồm nhiều khâu, từ việc nghiên cứu xác định nhu
cầu thị trường cho đến việc thực hiện các giao dịch sau bán hàng.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
13
Chuyên đề tốt nghiệp
2.2.1. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm là việc doanh nghiệp tiến hành
phân tích về lượng và chất của cung, cầu về một sản phẩm hay dịch vụ nào

đó. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh hóa chất đó là quá trình doanh
nghiệp tìm hiểu và xác định cung, cầu thị trường về loại hóa chất mà doanh
nghiệp kinh doanh. Mục tiêu của khâu nghiên cứu thị trường là để có được
những thông tin về sản phẩm để giúp doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch
tiêu thụ sản phẩm. Bằng nhiều phương pháp, các nguồn khác nhau mà doanh
nghiệp thu thập đủ thông tin cần thiết cho họat động tiêu thụ của mình.
Nghiên cứu tiêu thụ hóa chất của các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh
doanh hóa chất cần xác định được mặt hàng hóa chất mà thị trường đang cần,
số lượng và yêu cầu về chất lượng hóa chất như thế nào? Ngoài ra, xác định
được nhu cầu hóa chất trong nước, khả năng cung ứng của các doanh nghiệp
sản xuất hóa chất trong nước, từ đó xác định nhu cầu hóa chất cần nhập khẩu
của thị trường trong nước. Bên cạnh đó, hóa chất là một mặt hàng có sự quản
lý chặt chẽ của Nhà nước nên khi nghiên cứu thị trường tiêu thụ hóa chất cán
bộ nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp cần xác định rõ những hóa chất
được phép kinh doanh và được phép nhập khẩu.
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường hóa chất doanh
nghiệp cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu và thị trường tiêu thụ trọng
điểm. Hiện nay, những hóa chất nhập khẩu của các doanh nghiệp chủ yếu là
những hóa chất cơ bản phục vụ cho các ngành công nghiệp vì vậy thị trường
hướng tới của các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất hiện nay là các tỉnh
thành có các ngành công nghiệp phát triển, khách hàng chủ yếu của các doanh
nghiệp nhập khẩu và kinh doanh hóa chất đó là các công ty, nhà máy sản xuất
kinh doanh như: nhà máy cơ khí, các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng,…
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Tóm lại, nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định đúng thị
trường, xác định được dung lượng thị trường về hóa chất, cũng như xu hướng
biến động của nhu cầu hóa chất trong tương lai. Đây cũng là những hóa chất
bán ra từ đó có kế hoạch sản xuất, nhập khẩu hợp lý.

Đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay chưa
chú trọng và cũng chưa có cán bộ chuyên làm việc nghiên cứu thị trường.
2.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Căn cứ vào kết quả của khâu nghiên cứu thị trường doanh nghiệp tiến
hành lập kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu thụ sản phẩm hóa chất.
Về mặt phạm vi kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cần được lập một cách chi tiết và
cụ thể về các vấn đề như: khu vực thị trường mà doanh nghiệp hướng tới, khả
năng tiêu thụ của doanh nghiệp trên thị trường này; hay nhóm đối tượng mà
doanh nghiệp hướng tới; giá cả của hóa chất, phương thức tiêu thụ, kênh tiêu
thụ chủ yếu, đặc biệt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải
chỉ rõ những nguồn lực mà doanh nghiệp định đầu tư cho hoạt động tiêu thụ
sản phẩm hóa chất.
Qua kế hoạch tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp lấy đó là cơ sở để phối
hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động tiêu thụ hóa chất trên thị trường. Nhờ
có kế hoạch tiêu thụ mà trong quá trình thực hiện mà họat động tiêu thụ sản
phẩm hóa chất của doanh nghiệp luôn đi đúng hướng. Tuy vậy, kế hoạch
được xây dựng cho một thời gian dài mà thị trường thì thường xuyên thay đổi
nên trong quá trình thực hiện doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh một cách kịp
thời, hợp lý và linh hoạt. Và đối với doanh nghiệp kinh doanh hóa chất thì
những thay đổi trong chế độ chính sách của nhà nước hay sự phát triển đột
biến của các ngành công nghiệp cũng có thể tác động lớn đến nhu cầu về mặt
hàng này trên thị trường. Vì vậy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được xây dựng
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
15
Chuyên đề tốt nghiệp
phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định như: tính chính xác, tính cụ thể, tính
linh hoạt của kế hoạch,…
2.2.3. Tổ chức bán hàng
Tổ chức bán hàng là một trong những bước của doanh nghiệp nhằm
thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức bán hàng có vai trò quyết định

tới kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được
mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng
nói riêng, công tác tổ chức bán hàng cần phải đảm bảo những yêu cầu như:
khối lượng và chất lượng hàng hóa phải đáp ứng được mọi nhu cầu của khách
hàng, tổ chức, quản lý tốt đội ngũ nhân viên bán hàng nhằm đảm bảo cho hoạt
động bán hàng đạt hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu của tổ chức bán hàng ở các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất
đó là thỏa mãn một cách đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. Qua hoạt động
bán hàng là cơ sở để khách hàng nhận biết, đánh giá về doanh nghiệp và
thông qua bán hàng doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình trong lòng
khách hàng. Tổ chức hoạt động bán hàng của doanh nghiệp kinh doanh hóa
chất cũng bao gồm những nội dung chủ yếu như: nghiên cứu về khách hàng
hiện tại và lượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp; lên kế hoạch thực
hiện bán hàng; tiếp đó là tiếp xúc với khách hàng, thu hút sự chú ý của khách
hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Trong khâu này nhân viên bán hàng
đóng vai trò rất lớn, nhân viên bán hàng phải là những người được đào tạo và
có hiểu biết về nhóm khách hàng mà mình phục vụ, cũng như có sự hiểu biết
nhất định về mặt hàng hóa chất mà doanh nghiệp kinh doanh. Qua tiếp xúc
với khách hàng doanh nghiệp tìm hiểu và nhận được thông tin phản hồi từ
phía khách hàng, doanh nghiệp tiến hành xem xét và xử lý giúp hoàn thiện
hơn hoạt động bán hàng của mình.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Ngay cả khi doanh nghiệp đã bán được hàng quá trình tổ chức bán hàng
vẫn chưa kết thúc. Để có thể tạo được sự trung thành của khách hàng đối với
doanh nghiệp thì các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất phải tổ chức tốt các
dịch vụ sau khi bán như dịch vụ vận chuyển, có sự đảm bảo về chất lượng của
hóa chất buôn bán. Sau cùng doanh nghiệp phải đánh giá đúng hiệu quả của
quá trình tổ chức bán hàng. Đánh giá hoạt động bán hàng giúp doanh nghiệp

nhận biết được điểm mạnh và những hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện hơn
hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ sản
phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất trên thị trường nội địa
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến họat động nhập khẩu của doanh nghiệp kinh
doanh hóa chất
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập có vai trò
hết sức quan trọng. Vì qua đó biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả
của hoạt động nhập khẩu, từ đó có những biện pháp để phát huy những điểm
mạnh, khắc phục những thiếu sót hoàn thiện hơn nghiệp vụ nhập khẩu, nâng
cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu.
3.1.1. Các yếu tố vĩ mô
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh đặc biệt nó vận động
trong môi trường rộng lớn là thị trường thế giới, thị trường quốc tế. Là hoạt
động kinh tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia, nó là quan hệ mua bán giữa
những đối tác đến từ những quốc gia khác nhau vì thế quan hệ kinh tế chính
chị giữa các nước cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nhập khẩu. Việc mở
rộng quan hệ chính trị ngoại giao sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tạo tiền đề
pháp lý cho các tổ chức kinh doanh phát triển, thiết lập quan hệ kinh tế.
Ngoài ra, chế độ chính sách pháp luật của nước ta cũng ảnh hưởng tới
hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu hóa chất nói
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
17
Chuyên đề tốt nghiệp
riêng. Đó là những chính sách về thuế, kim ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng
hóa chất. Bên cạnh đó, để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước Nhà
nước sẽ đưa ra những chính sách như đánh thuế nhập khẩu cao, hoặc hạ thấp
kim ngạch nhập khẩu đối với một số mặt hàng. Hay vì mục đích an ninh quốc
gia, bảo vệ môi trường Nhà nước cũng sẽ đưa ra chính sách nhằm hạn chế
nhập khẩu đối với một, một nhóm mặt hàng hóa chất. Các doanh nghiệp nhập

khẩu hóa chất cần phải nắm bắt những thay đổi trong cơ chế chính sách của
Nhà nước để có những biện pháp kịp thời điều chỉnh hoạt động của doanh
nghiệp cho phù hợp.
Do tính chất của hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên thị trường rộng
nên những biến động của thị trường trong nước, thị trường thế giới cũng ảnh
hưởng tới hoạt động nhập khẩu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Cụ thể, khi thị trường trong nước có sự tồn đọng hàng hóa thì
theo phản ứng dây truyền các ngành khác cũng sẽ bị ảnh hưởng, hay do sản
xuất trong nước có thể sản xuất được những hàng hóa có khả năng thay thế
hàng nhập khẩu thì hoạt động nhập khẩu hàng hóa đó sẽ giảm sút. Đặc biệt
với mặt hàng hóa chất, có những hóa chất là nguyên liệu không thể thiếu cho
một số ngành công nghiệp, vì vậy khi có sự suy giảm trong ngành đó sẽ lập
tức ảnh hưởng tới nhu cầu trong nước về hóa chất đó, tiếp đó sẽ ảnh hưởng tới
họat động nhập khẩu.
Những thay đổi trong chính sách, tình hình kinh tế của nước xuất khẩu
cũng ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu. Cụ thể, sự phát triển của nền sản
xuất ở nước ngoài tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu
của khách hàng do vậy có thể thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Hay khi để đảm
bảo lợi ích kinh tế nào đó nước xuất khẩu đưa ra những chính sách nhằm hạn
chế xuất khẩu một số mặt hàng thì việc nhập khẩu hàng hóa đó cũng bị ảnh
hưởng và có thể bị giảm sút.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
18
Chuyên đề tốt nghiệp
Tỷ giá hối đoái cũng tác động tới hoạt động nhập khẩu, trong cơ chế
hiện nay tỷ giá hối đoái được thả nổi vì vậy tỷ giá hối đoái phụ thuộc chủ yếu
vào quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái. Nhân tố này ảnh hưởng trực
tiếp tới hoạt động nhập khẩu, ảnh hưởng tới tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu,
cũng như mặt hàng nhập khẩu. Tỷ giá thay đổi có thể làm chuyển hướng kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp đồng nhập khẩu thường được thực hiện trong

một thời gian dài vì vậy doanh nghiệp khi tham gia họat động nhập khẩu cần
phải tính đến yếu tố này.
Ngoài những nhân tố kể trên thì hệ thống tài chính, hệ thống giao thông
vận tải, thông tin liên lạc, mức độ cạnh tranh của mặt hàng trên thị trường
nhập khẩu,… cũng quyết định đến sự phát triển của họat động nhập khẩu.
3.1.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
Việc lựa chọn hình thức nhập khẩu ở doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới hiệu quả cuâ hoạt động nhập khẩu. Vì thế doanh nghiệp cần căn cứ
vào mặt hàng nhập khẩu, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp để lựa chọn
hình thức nhập khẩu phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức hoạt động
của doanh nghiệp ngoài việc phản ánh quy mô, tính chất hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thì một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp liên kết các
hoạt động của doanh nghiệp với nhau và giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả
cao. Hay trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên trong công ty sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu, vì con người là nhân tố quyết định
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có những cán
bộ giỏi chuyên môn thì hoạt động nhập khẩu sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi
hơn.
Sự thành công trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt
động nhập khẩu nói riêng còn chịu tác động của rất nhiều các nhân tố như uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường thế giới, những ấn tượng tốt đẹp của bạn
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
19
Chuyên đề tốt nghiệp
hàng về doanh nghiệp, hay khả năng tài chính cũng như tiềm lực của doanh
nghiêp cũng là những nhân tố quyết định tới hoạt động nhập khẩu nhất là
trong giai đoạn hiện nay nhân tố uy tín ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động
nhập khẩu.
Để hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao thì
doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ những ảnh hưởng của các nhân tố

vĩ mô, vi mô. Từ đó, có kế hoạch kinh doanh cho hợp lý.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh
nghiệp kinh doanh hóa chất trên thị trường nội dịa
3.2.1. Đặc điểm của sảm phẩm hóa chất
Khác với những hàng hóa thông thường khác hóa chất là một loại hàng
hóa đặc biệt. Đối với nước ta hiện nay, công nghiệp hóa chất được coi là một
trong những ngành công nghiệp trọng điểm được ưu tiên phát triển. Tuy vậy,
hóa chất sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất của một
số ngành công nghiệp trong nước, vì vậy mà hóa chất nhập khẩu vẫn đóng vai
trò không nhỏ trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Các sản phẩm hóa chất có thể được chia thành các nhóm cơ bản sau:
a)- Các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp: nhóm sản phẩm này
bao gồm các sản phẩm như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… phần lớn
được sản xuất trong nước và về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất
nông nghiệp.
b)- Các sản phẩm hóa dầu
c)- Các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất công nghiệp: nhóm sản
phẩm này chiếm phẩn lớn trong tỷ trọng hóa chất nhập khẩu ở nước ta.
d)- Sản phẩm hóa chất phục vụ tiêu dùng.
Đa số những hóa chất đều có thể ảnh hưởng tới môi trường vì vậy việc
tiêu thụ và kinh doanh hóa chất ở các doanh nghiệp cũng mang những đặc
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
20
Chuyên đề tốt nghiệp
trưng riêng. Đối với một số loại hóa chất độc hại, hay những hóa chất có thể
ảnh hưởng tới an ninh quốc gia thì việc phân phối hóa chất đó phải có sự quản
lý của Nhà nước.
Bên cạnh đó, hóa chất là mặt hàng đặc biệt nên quá trình vận chuyển,
bảo quản cũng phức tạp hơn so với các hàng hóa khác. Chính vì vậy mà quá
trình tiêu thụ sản phẩm hóa chất ở các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất sẽ

chịu ảnh hưởng rất lớn của tiến bộ khoa học công nghệ nhằm giải quyết tốt
việc vận chuyển, bảo quản hóa chất một cách an toàn.
Với những đặc điểm như trên việc tiêu thụ hóa chất ở các doanh nghiệp
kinh doanh hóa chất chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố như điều kiện tự
nhiên, trình độ hiện đại của các phương tiện vận chuyển, cũng như kỹ thuật
bảo quản hóa chất,…
3.2.2. Phương thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nội địa
Tùy thuộc vào quy mô, mặt hàng kinh doanh mà doanh nghiệp có thể
lựa chọn phương thức tiêu thụ trực tiếp hay tiêu thụ qua trung gian, hoặc sử
dụng cả hai phương thức trên trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp.
Đối với phương thức tiêu thụ trực tiếp đòi hỏi doanh nghiệp phải có
vốn đầu tư lớn, trang thiết bị đầy đủ nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách
hàng. Nhưng bên cạnh đó nếu doanh nghiệp lựa chọn phương thức tiêu thụ
trực tiếp sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng từ đó có thể tiếp nhận được
thông tin, ý kiến của khách hàng kịp thời điều chỉnh hoạt động của doanh
nghiệp. Nó cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội kinh doanh
mới trên thị trường. Để có thể đạt được hiệu quả cao trong tiêu thụ sản phẩm
doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên làm công
tác tiêu thụ tốt, nhất là đối với nhân viên bán hàng là những người thường
xuyên tiếp xúc với khách hàng.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
21
Chuyên đề tốt nghiệp
Còn đối với những doanh nghiệp lựa chọn phương thức tiêu thụ qua
trung gian thì vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho công tác tiêu thụ sẽ ít hơn, vốn
quay vòng nhanh, có thể giảm được những chi phí bảo quản lưu kho trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, phương thức
này doanh nghiệp thông qua các trung gian để đưa sản phẩm của mình đến
với khách hàng vì vậy qua trung gian những thông tin, hình ảnh của doanh

nghiệp có thể bị sai lệch, hay những thông tin phải hồi từ khách hàng mà
doanh nghiệp nhận được có độ chính xác không cao làm doanh nghiệp chậm
trong việc điều chỉnh hoạt động tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp không quản lý tốt
kênh tiêu thụ thì có thể làm giảm sút uy tín của doanh nghiệp đối với khách
hàng.
Hai phương thức tiêu thụ trên đều có những ưu điểm và nhược điểm
riêng, nhưng hai phương thức tiêu thụ này có thể bổ xung cho nhau. Vì vậy,
hiện nay các doanh nghiệp thường kết hợp cả 2 phương thức này vào hoạt
động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhóm những mặt hàng hóa
chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sản phẩm hóa chất phục vụ tiêu
dùng thì thường áp dụng phương thức tiêu thụ thông qua trung gian bởi vì nhu
cầu đối với những sản phẩm hóa chất này thường nhỏ lẻ, theo thời vụ vì vậy
tiêu thụ qua trung gian sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí bảo quản, dự
trữ hàng hóa trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó nâng
cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhưng riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm hóa
chất phục vụ cho sản xuất công nghiệp thì khách hàng của doanh nghiệp chủ
yếu là những công ty, nhà máy họ cần mua hóa chất phục vụ cho nhu cầu sản
xuất của mình vì thế họ thường mua với số lượng lớn và ổn định. Với những
đặc điểm đó thì phương thức tiêu thụ trực tiếp là phương thức mà các doanh
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
22
Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệp kinh doanh nhóm sản phẩm hóa chất phục vụ cho sản xuất công
nghiệp lựa chọn.
Tóm lại, việc lựa chọn phương thức tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt
động tiêu thụ của doanh nghiệp, nó cũng quyết đinh tới sự thành công hay
thất bại của quá trình tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B

23
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ SẢN
PHẨM HÓA CHẤT CỦA CÔNG TY TNHH TÂN AN TRÊN THỊ
TRƯỜNG NỘI ĐỊA
1. Tổng quan về Công ty TNHH Tân An
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân An
Công ty TNHH Tân An được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép
thành lập ngày 10/03/1995 theo số 1714/ GP- UP có chức năng chính là buôn
bán hàng tư liệu sản xuất với mức vốn điều lệ là 150.000.000 đồng. Và thời
hạn hoạt động là 30 năm. Có trụ sở chính đặt tại 129B/11- Tổ 12A- Phường
Thượng Đình- Quận Đống Đa- Hà Nội.
Hiện nay Công ty đã chuyển trụ sở chính về địa chỉ: Tầng 3 – Nguyên
Đơn, nhà B12, Nam Thành Công, đường Nguyên Hồng, Quận Đống Đa, Hà
Nội.
Trải qua 13 năm hoạt động Công ty Tân An đã không ngừng nỗ lực
phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty sang nhiều lĩnh vực
mới như: kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh hoá chất, kinh
doanh bất động sản, xây dựng, v.v…
Để Công ty có thể đầu tư và hoạt động tốt trên các lĩnh vực kinh doanh
Công ty Tân An cũng không ngừng bổ sung vốn và tăng vốn điều lệ của Công
ty. Để phù hợp với quy mô và phạm vi sản xuất kinh doanh của Công ty ngày
càng mở rộng ngày 2/1/2008 công ty Tân An đã có thông báo thay đổi nội
dung đăng ký kinh doanh do phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và
Đầu tư Hà Nội cấp với nội dung là bổ sung vốn điều lệ Công ty, tức nâng vốn
điều lệ của Công ty từ 32.253.000.000 đồng lên là 60.000.000.000 đồng.
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
24
Chuyên đề tốt nghiệp

Cho đến nay, hoạt động của Công ty đã được mở rộng ở cả 2 miền của
đất nước: miền Nam và miền Bắc. Bên cạnh đó, thị trường của Công ty đã
được mở rộng ra thị trường quốc tế. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã
không ngừng mở thêm những nhà máy, chi nhánh của mình trên các tỉnh
thành của đất nước.
Có thể nói, từ khi thành lập đến nay Công ty Tân An đã không ngừng
vươn lên bằng chính sức mạnh của mình và minh chứng là hoạt động của
Công ty ngày càng phát triển, quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH Tân An
1.2.1. Chức năng
Công ty TNHH Tân An là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên chức
năng chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng tư liệu sản
xuất phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động và phát triển của mình Công ty đã mở rộng kinh doanh sang
một số lĩnh vực khác. Vì vậy, chức năng của Công ty Tân An cụ thể như sau:
+ Buôn bán tư liệu sản xuất: thiết bị, lò luyện kim, thiết bị thăm dò địa
chất, máy công cụ, nguyên vật liệu phục vụ ngành luyện kim;
+ Luyện, cán kim loại đen;
+ Kinh doanh khoáng sản( trừ khoáng sản Nhà nước cấm);
+ Sản xuất và buôn bán vật tư thiết bị điện và trang thiết bị xây lắp
điện;
+ Xây dựng các Công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình dân
dụng;
+ Chế tạo, sửa chữa đại tu các loại máy biến thế và xây dựng các trạm
điện đến 35kv;
+ Buôn bán các loại dầu biến thế và các loại dầu nhớt phục vụ các
ngành công nghiệp;
Lê Thị Tuyến Lớp: TM46B
25

×