Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Minh Tiến giai đoạn 2005 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.6 KB, 56 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
MỤC LỤC
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
BẢNG
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQ Bình quân LH Liên hoàn
CP Chi phí LN Lợi nhuận
DT Doanh thu TNHH Trách nhiệm hữu hạn
ĐG Định gốc TSCĐ Tài sản cố định
HQ Hiệu quả TV Tổng vốn
KQ Kết quả VCSH Vốn chủ sở hữu
0 Năm gốc 1 Năm báo cáo
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, kinh tế nước ta ngày càng phát triển ổn
định và bền vững. Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đặc biệt
là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương
mại thế giới (WTO), doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và củng cố uy tín, địa vị


của mình thì cần phải không ngừng vận động tìm cho mình hướng đi thích hợp, đáp
ứng nhu cầu của xã hội. Công ty TNHH thương mại Minh Tiến là một doanh
nghiệp trẻ trong linh vực buôn bán thiết bị ngành nước. Mới thành lập từ năm 2003,
ban đầu gặp nhiều khó khăn tìm kiếm thị trường, đối thủ cạnh tranh, cho đến nay
bước đầu công ty đã đạt được những kết quả khả quan. Mặc dù đều chịu tác động từ
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối năm 2008 làm cho hoạt hoạt động kinh
doanh của công ty thụt giảm. Bằng sự quyết tâm với nỗ lực công ty đã vượt qua thời
kỳ khủng hoảng để tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Việc phân tích
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giúp cho các nhà quản trị có cái nhìn
chính xác về thực trạng của công ty ở thời điểm hiện tại, qua đó năm bắt được
những điểm mạnh điểm yếu giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược định hướng
cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Với tầm quan trọng như vậy, sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH
thương mại Minh Tiến, tôi quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập : Phân tích
thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại
Minh Tiến giai đoạn 2005 – 2010. Nhằm giúp công ty đánh giá chính xác thực
trạng hoạt động của mình, qua đó tìm kiếm những giải pháp để phát triển trong
những năm tiếp theo.
Nội dung chuyên đề gồm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH
thương mại Minh Tiến giai đoạn 2005 – 2010.
Chương 2: Phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty
TNHH thương mại Minh Tiến giai đoạn 2005 – 2010.
Là một sinh viên đang trong thời gian thực tập, kiến thức và thời gian hạn chế,
phụ thuộc vào nguồn số liệu thứ cấp từ công ty nên quá trình phân tích ko tránh
khỏi ý kiến chủ quan, thiếu sót, mong có được sự đóng góp của thầy cô và các bạn
để chuyên đề thực tập được hoàn thiên hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, THS. TRần Quang đã hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình, và sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, các anh chị của công ty
TNHH thương mại Minh tiến trong quá trình thực tập để tôi hoàn thành bài

chuyên đề của mình.
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI MINH TIẾN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
1.1 Tổng quan về công ty TNHH thương mại Minh tiến.
1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
• Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến
• Tên tiếng Anh: Minh Tien trading co. ltd.
• Địa chỉ: P104 B21 –TT Kim liên –P.Kim liên – Đ.Đa – Hà Nội.
• Điện thoại: 0436422911. Fax: 0436422913
• Website: www.ibuild.vn
• Email:
Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến được thành lâp vào ngày
5/9/2003,được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh với
hoạt động chính là nhập khẩu và phân phối cho các đại lý và công trình các mặt
hàng phục vụ cho các công nghiệp: cấp thoát nước, hệ thống cứu hỏa, xăng dầu,
khí, ga, đóng tầu. Sau một thời gian đi vào hoạt động Công ty đã không ngừng phát
triển về mọi mặt, sản phẩm ngày càng nhiều và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.
Sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ trên thị trường toàn quốc và đã đạt được sự
tín nhiệm rất cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ.4
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, ngày 4/3/2004 công ty
đã mở thêm chi nhánh tại 674 Trường Chinh - F15 - Q Tân Bình – TPHCM.
Tiếp đó công ty mở thêm chi nhánh tại các thành phố lớn khác trong cả nước
như Hải Phòng, Quảng Ninh để phục vụ cho các ngành công nghiệp đang phát triển
như : đóng tầu, xây dựng, xăng dầu, khí công nghiệp.

Tính đến nay, sản phẩm của Công ty Minh Tiến được phân phối cho hơn 500
đại lý trên toàn quốc và có mặt trong các công trình trọng điểm quốc gia như: Khu
liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, đóng các tàu xuất khẩu lên đến 22.500 DWT,
các công trình cấp nước khác,…
1.1.2 Chức năng, vị trí và nhiệm vụ của công ty trong nền kinh tế
1.1.2.1 Chức năng
Chức năng về mặt quản lý: với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và ý
thức tự giác trong công việc nên công tác quản lý của công ty Minh Tiến tương đối
chặt chẽ. Chức năng quản lý của công ty là tập hợp các hoạt động có vai trò điều
hành công ty cũng như việc xác định những mục tiêu mà công ty sẽ đạt tới và
những phương hướng, biện pháp, hành động cụ thể nhằm đưa hoạt động sản xuất
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
kinh doanh của công ty đi vào nề nếp. Điều này tác động rất lớn đến kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty nhằm đưa lợi nhuận của công ty ngày càng tăng lên
Chức năng của kế toán lưu chuyển hàng nhập khẩu: hoạt động lưu chuyển
hàng hóa nhập khẩu thường gồm 2 giai đoạn: mua hàng nhập khẩu từ nước ngoài và
bán hàng nhập khẩu ở trong nước. Do đó công tác kế toán lưu chuyển hàng nhập
khẩu có chức năng: ghi chép, phản ánh, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các
hợp đồng mua bán hàng hóa, sự biến động của các loại vấn đề: thúc đẩy tốc độ lưu
chuyển hàng hóa, giảm chi phí lưu thông, phát hiện ngăn ngừa những sai phạm
trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước.
Chức năng của bộ máy Công ty: Với chức năng lưu trữ, xử lý và cung cấp
thông tin kịp thời cho Ban giám đốc về tình hình công tác kế toán nói chung và tình
hình lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu nói riêng đã thực hiện được khá tốt nhiệm vụ
của mình, công tác kế toán được thực hiện (tiến hành) đúng tiến độ và chính xác.
Đây là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đóng góp đáng

kể vào những thành công của công ty trong hiện tại và tương lai.
Chức năng bảo quản sản phẩm hàng hóa nhập khẩu: Khi công ty nhập khẩu
sản phẩm hàng hóa, sản phẩm hàng hóa của công ty được bảo quản hợp lý không có
trường hợp nào bị hỏng hay bị biến dạng khi đem ra tiêu thụ. Đây cũng là một yếu
tố quan trọng làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên.
Chức năng quản lý nhân sự: việc quản lý về mặt nhân sự rất được ban lãnh
đạo của công ty quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để cán bộ công nhân viên yên
tâm công tác và luôn có chế độ chính sách hợp lý cho cán bộ và công nhân viên
trong công ty.
Chức năng về tài chính: Công ty cần có kế hoạch huy động vốn hợp lý để tạo
điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.
Chức năng của việc tiêu thụ hàng hóa: tiêu thụ hàng hóa là quá trình các
doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hóa vốn sản xuất kinh doanh của mình từ hình
thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ và hình thành kết quả tiêu thụ. Đây là kết quả
cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, tiêu thụ có chức năng thực
hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu
dùng. Tiêu thụ là khâu lưu thông hàng hóa , là cầu nối trung gian giữa một bên sản
xuất phân phối và một bên là tiêu dung. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường thì
tiêu thụ còn có chức năng rộng hơn là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc
nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, tổ chức việc mua hàng hóa và
xuất bán theo yêu cầu của khách hàng nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
1.1.2.2 Vị trí
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
Dù mới hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu trong 7 năm
qua , là một khoảng thời gian không dài nhưng công ty đã dần khẳng định vị trí của
mình trên thị trường

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực phải đối mặt với sự cạnh tranh
quyết liệt không ngừng từ cơ chế thị trường, công ty hiểu rõ được rằng “Thương
trường là chiến trường” và phải nỗ lực bằng chính sức lực của mình với một quyết
tâm cao độ mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này khiến công ty đã
phải đặt ra chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dài cho phù hợp với tình hình
mới, đồng thời xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực nhiệt tình
với công việc
Vì vậy, cho đến thời điểm hiện tại công ty đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản
phẩm tại Hà Nội, và một số tỉnh khác. Mặt hàng của công ty ngày càng đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng cả về chủng loại và chất lượng. Bên cạnh đó, công ty
cũng đã thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nhà cung cấp nước ngoài và tạo
được uy tín với bạn hàng.
Là một công ty cung cấp những vật tư, thiết bị cần thiết cho các ngành
công nghiệp tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình xây dựng vật chất kỹ thuật, tác
động mạnh mẽ tới công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Vì vậy,
công ty có một ví trí rất quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay.
1.1.2.3 Nhiệm vụ
Công ty Minh Tiến là công ty thương mại có tư cách pháp nhân, tự chủ về
nguồn vốn kinh doanh.
Công ty ra đời có nhiệm vụ cung cấp các loại vật tư, thiết bị ngành cấp
nước, xăng dầu, gas, khí, công nghiệp đóng tàu, điện lạnh… với số lượng lớn,
chất lượng cao.
Để nâng cao chất lượng hoạt động, công ty Minh Tiến còn mở thêm các
chi nhánh tại các thành phố khác trong cả nước để thực hiện lưu chuyển hàng
hóa nội địa
Công ty Minh Tiến có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các kế hoạch nhiệm
vụ của công ty theo cơ chế hiện hành, khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
đồng thời tuân thủ đúng các chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước có liên
quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty đã ký kết.

Công ty đã nghiên cứu tìm hiểu thị trường và đưa ra kết quả kinh doanh phù
hợp. Hoạt động xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công
ty. Với phương châm duy trì, ổn định và phát triển nội địa, đẩy mạnh kim nghạch
xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài, phát triển mối quan hệ với nhiều
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
nước trên thế giới bằng nhiều cách, công ty đã vươn tầm hoạt động ra khắp nơi ở
Hà Nội và tất cả các tỉnh trong cả nước.
Sự ra đời của công ty đã góp phần đáp ứng những nhu cầu về sản phẩm để
phục vụ cho các nghành công nghiệp đóng vai trò là xương sống trong nền kinh tế,
mở rộng sự hiểu biết về sản phẩm nước ngoài. Đồng thời, khai thác mọi tiềm năng
sẵn có, mặt mạnh của quốc gia để vươn mình ra thị trường quốc tế góp phần cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các cửa hàng, chi nhánh của
công ty tuyển chọn những nhân viên mới có trình độ, năng lực, đào tạo trong hoạt
động kinh doanh. Công ty chủ động tạo vốn từ nguồn vốn bổ sung và vốn vay Ngân
hàng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Công ty đã cho phép các cửa
hàng chủ động tìm kiếm với thị trường và tự ký các hợp đồng với bạn hàng. Ngoài
ra, công ty cũng chủ động ký các hợp đồng xuất nhập khẩu với nước ngoài, thực
hiện ký kết các hợp đồng kinh tế do bạn hàng ủy thác, tích cực đầu tư với các bên
liên doanh khác.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty
- Giám đốc
Giám đốc công ty: Ông. Trương Văn Cự
Giám đốc: Là người có quyển hành cao nhất trong công ty có nghĩa vụ tổ chức
thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của công ty được quy định tại "Điều lệ Công ty
TNHH thương mại " Khi Giám đốc đi vắng uỷ quyền cho Phó giám đốc điều hành

Công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc:
 Tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm củng
cố và phát triển công ty.
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
5
Giám đốc
P.Giám đốc
Phòng TC - KT Phòng
kinh doanh
Phòng
kỹ thuật
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
 Chỉ đạo và điều hành các phòng ban trong việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm thực hiện nghĩa vụ thu nộp theo
quy định của pháp luật, lập kế hoạch phát triển dài hạn, mua sắm bảo quản, lưu kho
các loại vật tư, và các vật dụng khác phục vụ cho việc kinh doanh, các quy định quy
chế của công ty về công tác quản lý nghiệp vụ, chất lượng nội quy kỷ luật lao động,
khen thưởng, đào tạo và tuyển dụng nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và
phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, tổ
chức thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh
- Phó giám đốc
Phó giám đốc công ty : Ông. Phạm Văn Khang
Là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành công việc sản xuất, là
đại diện của lãnh đạo về chất lượng. Khi Giám đốc vắng mặt Phó giám đốc điều
hành mọi công việc của công ty.
Chức năng và nhiệm vụ chính của phó giám đốc
 Tham gia điều hành hoạt động của công ty

 Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định, tham mưu cho giám đốc về
phương án kinh doanh của công ty.
 Cung cấp các báo cáo cho giám đốc.
 Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao và báo cáo Giám đốc
xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của mình hoặc không
tự giải quyết được.
- Các bộ phận
+ Phòng tài chính kế toán
Chức năng:
 Tham mưu với giám đốc trong quá trình huy động (tạo lập) và sử
dụng vốn của công ty.
 Theo dõi và kịp thời báo cáo với giám đốc tình hình sử dụng vốn của
công ty.
 Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn, được giám đốc
ủy quyền giám định với Ngân hàng về mặt tài chính.
 Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán cũng như kế hoạch báo cáo định kỳ.
 Cung cấp kịp thời và chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
Nhiệm vụ:
 Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời,đầy đủ mọi phát sinh thu,chi
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 Lập chứng từ kế toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ sổ sách đúng quy định.
 Hướng dẫn kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty
theo đúng chế độ chính sách.
 Theo dõi, tổng hợp báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước.

 Phân chia lợi nhuận thực hiện theo điều lệ của công ty.
 Đề xuất với giám đốc công ty quy chế tính lương thưởng, phụ cấp của
cán bộ công nhân viên theo quy chế hiện hành của công ty.
 Kết hợp với bộ phận khác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc và phó giám đốc giao.
+ Phòng kinh doanh
Chức năng:
 Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.
 Khai thác và tìm kiếm các nguồn hàng.
 Quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường.
 Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh.
 Xây dựng chiến lược thúc đẩy tăng doanh số.
Nhiệm vụ:
 Kiểm tra hàng tồn kho, hàng chất lượng kém để xuất trả.
 Lên đơn đặt hàng.
 Quan hệ chặt chẽ với các bộ phận liên quan trong công ty để nắm
chắc và đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tư, thiết bị và vốn mua hàng.
 Liên hệ với nhà cung cấp để đặt hàng.
 Cải tiến quy trình mua hàng và quản lý nhà cung ứng.
 Ký kết các hợp đồng kinh tế
+ Phòng kỹ thuật
Chức năng:
 Thực hiện bảo trì, lắp đặt, sửa chữa các trang thiết bị của công ty
 Sửa chữa, bảo trì, bảo hành máy móc thiết bị, dịch vụ của khách hàng
do công ty cung cấp.
Nhiệm vụ:
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần

Quang
 Bảo trì, lắp đặt các trang thiết bị của công ty.
 Bảo hành các sản phẩm do công ty cung cấp.
 Chăm sóc khách hàng.
 Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do giám đốc giao.
1.1.4 Đặc điểm sản xuất- kinh doanh.
Công ty TNHH thương mại Minh tiến là một đơn vị kinh doanh thương mại
chuyên bán buôn và bán lẻ các loại loại thiết bị ngành nước: van 1 chiều, van 2
chiều, van hơi, van phao, trụ cứu hỏa, van điện tử, các loại phụ kiện ren và hàn:
cút, côn, tê, Chếch, các loại mặt bích tiêu chuẩn JIS, DIN, BS, ANSI, các loại ống
thép mạ kẽm, ống thép đen, ống tiêu chuẩn ASTM.
Công ty TNHH thương mại Minh tiến không tham gia góp vốn liên doanh, đầu
tư tài chính ngắn hạn và dài hạn nên thu nhập chủ yếu của công ty từ hoạt động
buôn bán hàng hóa. Do đặc điểm loại hình hàng hóa kinh doanh nên hoạt động tiêu
thụ hàng hóa diễn ra không theo mùa vụ, mà diễn ra liên tục.
1.2 Thực trạng sản xuất- kinh doanh tại công ty TNHH Minh tiến.
1.2.1 Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất- kinh doanh của công ty TNHH
thương mại Minh tiến giai đoạn 2005 – 2010.
1.2.1.1 Sản phẩm.
Các sản phẩm của công ty gồm có: van 2 chiều, van 1 chiều, van bi, van an
toàn, van y, van bướm, van hơi, rọ bơm, van phao, van cầu, trụ cứu hỏa, van cứu
hoả, van điện từ, các loại phụ kiện ren và hàn: cút, côn, tê, Chếch, các lọai mặt bích
tiêu chuẩn JIS, DIN, BS, ANSI, các loại ống thép mạ kẽm, ống thép đen, ống tiêu
chuẩn ASTM.
Kết cấu sản phẩm của công ty:
 Van bị đồng:
Van bi đồng tay gạt
Van bi đồng tay bướm
Van bi đồng mạ crom tay gạt
Van bi đồng mạ crom tay bướm

 Van bi hợp kim:
Van bi hợp kim tay gạt
Van bi hợp kim tay bướm
Van góc đồng mạ crom
 Van góc:
Van góc đồng mạ crom
Van góc 1 chiều đồng
 Van cửa đồng
 Van 1 chiều lò xo
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
 Vòi vườn Daling
 Phụ kiện:
Phụ kiện hàn
Phụ kiện ren mạ kẽm
Khớp nối
Mặt bích thép
 Đồng hồ đo nước
1.2.1.2 Thị trường.
Thị trường tiêu thụ là một yếu tố hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh
nghiệp nào vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Riêng đối với
công ty Minh Tiến, việc xác định, tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ được
đặt lên hàng đầu. Từ khi thành lập đến nay thị trường tiêu thụ luôn được công ty xác
định, mở rộng và được chia làm 2 khu vực sau:
• Khu vực thứ nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các nghành
công nghiệp như: xây dựng, xăng dầu, cấp thoát nước, cứu hỏa, đóng
tầu. Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn hiện đại hóa công

nghiệp hóa, rất nhiều các công trình lớn đang và sẽ được xây dựng. Vì
vậy, đây là một thị trường có tiềm năng rất lớn để công ty mở rộng và
phát triển.
• Khu vực thứ hai là các đại lý thuộc các tỉnh, thành phố như: Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… Đặc điểm của khu vực này là có số
lượng tiêu thụ tương đối ổn định, không bị dao động mạnh qua các
năm. Khu vực này tạo cho công ty nguồn tài chính khá vững chắc. Do
đó, công ty đã có nhiều chính sách để củng cố và hợp tác lâu dài.
1.2.1.3 Khách hàng.
Khách hàng là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc tiêu thụ sản phẩm, đó
là một trong 3 vấn đề kinh tế cơ bản: Bán cho ai?
Khách hàng của Công ty được chia làm ba loại:
• Loại thứ nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công
nghiệp có nhu cầu về các loại vật tư, thiết bị do công ty cung cấp
như : xây dựng, đóng tầu, cấp thoát nước, cứu hỏa. Đặc điểm nổi bật
của loại này là nhu cầu của họ về số lượng, chủng loại và chất lượng
có xu hướng ngày càng tăng khi nước ta đang phát triển để trở thành
một nước công nghiệp vào năm 2020.
• Loại thứ hai là các đại lý lớn và nhỏ trong khắp các tỉnh thành trong
cả nước. Đây là những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài với công
ty và công ty thường có các chính sách khuyến mại đối với họ.
• Loại thư ba là các khách hàng nhỏ lẻ như người dân, hộ gia đình có
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
nhu cầu về các vật tư và thiết bị do công ty cung cấp. Khối lượng đặt
hàng của họ là rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 3% tổng doanh thu của công
ty

1.2.1.4 Nguồn hàng
• Trong thực tế, nguồn hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiêu thụ
sản phẩm của công ty; nếu như nguồn hàng phong phú và đầy đủ tạo
điều kiện cho công ty cung cấp, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và
ngược lại nếu nguồn hàng thiếu sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp
khó khăn. Qua thực tế cho thấy hàng hóa công ty còn tồn đọng nhiều
dẫn đến hiệu quả của việc kinh doanh không cao.
• Nhà cung cấp các nhóm nghành hàng của công ty chủ yếu đến từ các
nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Asean. Nhưng Công ty chưa có chính sách phân biệt quan
tâm thích đáng đến các bạn hàng này. Ngoài ra, công ty đã cố gắng
mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng lượng hàng bán ra nhưng còn thiếu
hệ thống thông tin tiếp thu ý kiến của khách hàng.
1.2.1.5 Kênh phân phối
Công ty vận dụng và sử dụng kênh phân phối trực tiếp trong hoạt đông tiêu
thụ sản phẩm tức là bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng hoặc thông qua đại lý.
 Kênh 1: bán trực tiếp cho khách hàng
Kênh này thường mang lại khoảng 40% doanh thu trong 1 năm của công ty.
Ở kênh này công ty cử nhân viên thường xuyên bán hàng để hưởng lương và nếu
vượt kế hoạch thì được tăng tiền thưởng. Nhìn chung là công ty áp dụng chính sách
đãi ngộ đối với nhân viên bán hàng
Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng một mạng lưới các cửa hàng tại một số
tỉnh, thành trong cả nước, các cửa hàng này được đặt gần trục đường phố lớn, trung
tâm thương mại, dân cư, thuận tiện cho việc bán hàng, vận chuyển, nhập kho hàng
hóa, trên cơ sở đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Cửa hàng 609 Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội
- 674 Trường Chinh - F15 - Q Tân Bình – TPHCM
- 153 Lý Thường Kiệt – Q. Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh
- 15 Trần Phú, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
 Kênh 2: phân phối cho khách hàng thông qua các đại lý

Ở kênh này công ty áp dụng chính sách hoa hồng cho các đại lý. Kênh này
tuy phức tạp nhưng hàng hóa của công ty đến với khách hàng trong cả nước một
cách dễ dàng hơn, mặt khác nó chiếm tới 60% doanh thu hàng năm của công ty.
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
Sơ đồ 2: Hệ thống kênh phân phối
1.2.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty TNHH thương mại
Minh Tiến giai đoạn 2005- 2010.
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, quá trình tiêu thụ sản phẩm có vai
trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nổi bật lên là các vấn đề
chi phí, vốn, giá cả; chúng có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá
trình kinh doanh của công ty để đạt được hiệu quả cao nhất. Chỉ tiêu này ảnh hưởng
đến chỉ tiêu kia.
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
11
Công
ty
TNHH
TM
Minh
Tiến
Khách
hàng
Đại lý
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH
thương mại Minh Tiến giai đoạn 2005-2010.
(ĐVT: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu 18.386,6 26.335,3 35.267,2 32.125,8 36.571,3 44.363,5
Doanh thu thuần 18.386,6 26.335,3 35.267,2 32.125,8 36.571,3 44.363,5
LN gộp 17.350,2 24.976,9 33.422,9 30.340,7 34.008,2 40.334,2
LN thuần 1.381,9 1.811,2 2.459,1 2.380,1 3.417,5 5.372,4
LN trước thuế 1.381,9 1.811,2 2.459,1 2.380,1 3.417,5 5.372,4
LN sau thuế 1.036,4 1.358,4 1.844,3 1.785,1 2.563,1 4.029,3
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty TNHH thương mại Minh Tiến)
Trên đây là tổng quan về thực trạng sản xuất- kinh doanh của công ty
TNHH thương mại Minh Tiến giai đoạn 2005-2010. Trong phần 2 dưới đây ta sẽ
sử dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty giai đoạn 2005-2010. Nhằm tăng lợi nhuận doanh nghiệp việc phân
tích tìm ra các nhân tố tác động là rất cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào
khi tham gia vào kĩnh vực sản xuất- kinh doanh, nhất là trong nền kinh tế đang
có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI MINH TIẾN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
Nguồn số liệu thực hiện bài chuyên đề này được cung cấp từ báo cáo tài chính
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
của công ty TNHH thương mại Minh Tiến giai đoạn 2005- 2010.

Việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả trong mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết,
thông qua phân tích thống kê hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp, ta thấy
rõ được việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp đã tốt chưa, những điểm mạnh
nào cần được phát huy và những điểm yếu nào cần phải khắc phục.
Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty:
Dạng thuận : HQ =
Chỉ tiêu hiệu quả tương đối đánh giá hiệu quả tại công ty TNHH thương mại
Minh Tiến. Nó phản ánh một đồng chi phí thu lại bao nhiêu đồng kết quả.
Dạng nghịch: HQ =
Chỉ tiêu hiệu quả tương đối đánh giá hiệu quả tại công ty TNHH thương mại Minh
Tiến. Nó phản ánh để thu lại một đồng kết quả thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
- KQ có thể là doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuân gộp, lợi nhuận trước
thuế, lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận), KQ cũng có thể là GO, NVA hay
VA…của kỳ nghiên cứu.
- CP bao gồm CP về nguồn lực: có thể là CP về lao động sống, CP về vốn,
CP về đất đai số ngày ngày người làm việc trong kỳ, số giờ người làm
việc trong kỳ…
Để phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại
Minh Tiến giai đoạn 2005- 2010, ta đi phân tích thực trạng sử dụng nguồn lực của
công ty,lựa chọn được chỉ tiêu tối ưu để có cái nhìn tổng quan, chính xác và toàn
diện nhất: Qua chọn lọc tôi thực hiện phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty như sau:
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
 Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty
 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại công ty
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang

 Phân tích biến động NSLĐ bình quân
Hiệu quả sử dụng lao động (W) được xác định trong từng thời kỳ nghiên cứu
theo công thức sau:
W =
Trong đó:
- Chọn chỉ tiêu KQ: DT, LN sau thuế của kỳ nghiên cứu.
- Chỉ tiêu CP : số lao động bình quân trong kỳ (L)
Khi tính CP theo số lao động bình quân ta được chỉ tiêu năng suất lao động bình
quân, là một chỉ tiêu tổng hợp cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của
toàn doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó.
 Phân tích biến động mức sinh lời bình quân một lao động (M
L
).
Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân một lao động giúp ta xác định được một lao
động của công ty TNHH thương mại Minh Tiến tạo ra được bao nhiêu lợi
nhuận trong kỳ:
M
L
=
 Phân tích biến động của tiền lương bình quân tháng một lao động công
ty(f).
Chỉ tiêu tiền lương bình quân tháng một lao động cho ta biết chi phí lao
động sống của công ty TNHH thương mại Minh Tiến (hay mức thu nhập
lần đầu bình quân một tháng một lao động) trong kỳ:
 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty:Bao gồm NSLĐ ảnh
hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của công ty.
2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH thương mại Minh Tiến giai
đoạn 2005 – 2010.
Với đặc thù ngành hoạt động thương mại, vốn đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo sự luu thông hàng hóa diễn ra liên tục.

Nguồn vốn của công ty bảo gồm: Nợ, và Vốn chủ sở hữu. Biến động nguồn vốn
công ty đc thể hiện dưới bảng sau:
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
Bảng 2.1: Tình hình vốn công ty TNHH thương mại Minh Tiến
giai đoạn 2005 – 2010
(ĐVT: Triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nợ 2.468,3 3.961,8 5.217,6 7.979,5 8.355,6 9.018,0
VCSH 6.762,4 10.335,9 12.699,6 13.442,9 16,325.3 20.438,4
TV 9.130,7 13.297,7 17.917,2 21.422,4 24.680,9 29.456,4
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính công ty TNHH thương mại Minh Tiến)
Trong giai đoạn 2005 – 2010 , quy mô tổng nguồn vốn kinh doanh của công
ty ko ngừng tăng. Trong giai đoạn này, dưới sự tác động xấu của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 tổng nguồn tăng nhưng có thay
đổi lớn trong cơ cấu. Năm 2005 tổng vốn thấp nhất, mới chỉ có 9.230,7 triệu đồng,
đến năm 2010 tổng vốn của công ty đã ổn định và đạt mức 29.456,4 triệu đồng, gấp
3 lần so với năm 2005. Điều này cũng chứng tỏ việc mở rộng sản xuất- kinh doanh
và sự phát triển khá nhanh của công ty.
Biểu đồ 2.1: Biến động tổng nguồn vốn công ty TNHH thương mại
Minh Tiến giai đoạn 2005 -2010
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
15
= 5389.2 + 3979.5 t

= 19.317,6 (triệu đồng)
= 4.065,1 (triệu đồng)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
Theo biểu đồ 2.1, tổng nguồn vốn của công ty TNHH thương mại Minh Tiến
giai đoạn 2005 – 2010 có xu hướng tăng cao theo hàm tuyến tính:
= 5389.2 + 3979.5 t
Với R
2
= 0,997
SE = 453.637
Tốc độ tăng bình quân hằng năm là 26.4%, tương ứng 4065,14 triệu đồng.
mưc vốn bình quân của công ty trong giai đoạn này là 19.317,6 triệu đồng. (Biến
động chi tiết và xây dựng hàm xu thế tổng vốn có trong phụ lục 1)
Cơ cấu nguồn vốn của công ty thông báo cho ta biết hiệu quả hoạt hoạt động
kinh doanh và quản lý của công ty. Trong giai đoạn 2005 – 2010, trong cơ cấu tổng
nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, cụ thể cơ cấu tổng
nguồn vốn của công ty trong giai đoạn trên đc biểu hiện dưới biểu đồ 2.2:
Biểu đồ 2.2: Biến động cơ cấu tổng nguồn vốn công ty TNHH thương mại
Minh Tiến giai đoạn 2005 - 2010
Theo biểu đồ cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2005 -2010, một điều dễ nhận
thấy là cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty luôn ổn định. Vốn chủ sở hữu hàng năm
chiếm tỷ luôn đạt trên 60%, năm 2005, VCSH chiếm 72,97% . Trong giai đoạn
này, năm 2008, có sự thay đổi lớn về cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng của VCSH giảm
xuống còn 62,75%. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới đã làm hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, lưu
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần

Quang
thông hàng hóa chậm. Công ty đã phải huy động vốn từ các nguồn vay ngắn hạn
của ngân hàng, trả chậm một số khoản nợ nhà cung ứng có vốn để đảm bảo duy trì
mức lưu thông,giải quyết khó khăn trước mắt. Tiếp đó 2 năm, nền kinh tế có dấu
hiệu phục hồi, các gói kích cầu của Chính phủ có tác động tíc cực đến hoạt động
đầu tư tài chính, thị trường chứng khoán khởi sắc, tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty hậu khủng hoảng dần ổn định và đạt được nhiều kết quả khả quan, đó
cũng là nỗ lực chung của ban giám đốc và các nhân viên trong công ty.
Từ số liệu bảng1.1 và bảng 2.1, chúng ta đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của
công ty giai đoạn 2005- 2010:
Bảng 2.2 : Hiệu quả sử dụng vốn công ty TNHH thương mại Minh Tiến
giai đoạn 2005 – 2010
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009 2010 BQ
HQ sử dụng tổng vốn
(triệu đồng/triệu đồng)
2,0137 1,9804 1,9683 1,4996 1,4818 1,5061 1,7417
Mức sinh lời trên
VCSH (%)
15,3 13,1 14,5 13,3 15,7 19,7 15,3
Qua số liệu bảng 2.2, chúng ta có thế thấy trong giai đoạn 2005 – 2010:
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua các năm là ko cao, bình quân 1 đồng
vốn bỏ ra thu được bình quân 1,74 đồng doanh thu. Cao nhất là năm 2005, với 1
đồng vốn bỏ ra công ty thu lại đc 2,01 đồng doanh thu., những nắm tiếp theo, hiệu
quả sử dụng vốn giảm dần. Điều đó cho thấy công ty ngày càng sử dụng vốn một
cách ko hiệu quả.
Mức sinh lời trên VCHS bình quân hằng năm đạt 15,3%, vậy là 1 đông VCSH
bỏ ra thu lại 0,15 đồng doanh thu cho công ty, mức sinh lời này ko cao. Cho thấy
giai đoạn này hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn còn khiêm tốn.

2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty TNHH thương mại
Minh Tiến giai đoạn 2005 – 2010.
Tài sản cố định là bộ phận quan trọng trong một doanh nghiệp, nó là điều kiện
cần thiết để thực hiện hoạt động kinh doanh, tài sản cố định tại công ty TNHH
thương mại Minh Tiến bao gồm: trụ sở, văn phòng, phòng bán hàng và giới thiệu
sản phẩm, nhà kho, phương tiện vận tải các trang thiết bị phục vụ cho công tác kỹ
thuật, quản lý và bán hàng như máy tính, máy in, dụng cụ đo lường… Tình hình
biến động tài sản cố định trong giai đoạn 2005 – 2010 như sau:
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
Xu hướng biến động của TSCĐ được thể hiện rõ hơn trên biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.3 : Biến động TSCĐ công ty TNHH thương mại Minh Tiến
giai đoạn 2005 - 2010
Xu hướng tăng đầu tư TSCĐ của công ty trong những năm qua theo hàm
tuyến tính:
= 693.123 + 457.639 t
Với R
2
= 0,982
SE = 130.992
Trong giai đoạn 2005 – 2010, tốc độ tăng đầu tư TSCĐ của công ty ở mức
cao , hằng năm luôn TSCĐ luôn tăng trên 20%, năm cao nhất tăng 33,74% (2006),
riêng năm 2008 tốc độ tăng chỉ có 15,23% thấp nhất, nhưng tốc độ bình quân hằng
năm vẫn đạt mức 24,30 %/năm, tương ứng tăng bình quân 478,98 triệu đồng. (Chi
tiết tính toán biến động và xây dựng hàm xu thế có trong phụ lục 2)
Trong giai đoạn này công ty tập trung đầu từ TSCĐ phục vụ cho kỹ thuật
chăm sóc khách hàng, hệ thống thông tin, phương tiện vân chuyển, nhằm phục vụ

cho việc mở rông quy mô thị trường, nâng cao năng suât, chất lượng, tăng khả năng
cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
Một vấn đề đặt ra là tình hình sử dụng TSCĐ của công ty TNHH thương mại
Minh Tiến giai đoạn 2005 – 2010 như thế nào? Điều đó được thể hiện qua hiệu quả
sử dụng TSCĐ.
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
18
= 693.123 + 457.639 t
= 2.294,86 triệu đồng
= 478,98 triệu đồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
Bảng 2.3 : Hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty TNHH thương mại Minh Tiến
giai đoạn 2005 - 2010
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008 2009 2010 BQ
HQ sử dụng TSCĐ
(triệu đồng/triệu đồng)
15,1 16,2 17,1 13,52 12,7 12,3 14,5
Mức trang bị TSCĐ
(triệu đồng/lao động)
45.1 45.2 49.1 50.6 54.2 60.2 50.7
Bảng 2.3 cho chúng ta thấy mức trang bị TSCĐ 1 lao động tại công ty Minh
Tiến giai đoạn 2005 – 2010 là khá cao, mức trang bị bình quân 1 lao động trong giai
đoạn trên là 50,7 triệu đồng, năm 2010cao nhất là 60,2 triệu đồng/lao động; và thấp
nhất năm 2005 với 45,1 triệu đồng/lao động. Nhưng hiệu quả sử dụng TSCĐ của
công ty lại ko cao, bình quân chỉ đạt 14,5 triệu đồng/triệu đồng. Cho thấy công ty
vẫn đang lãng phí nguồn lực của mình.

2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH thương mại Minh
Tiến giai đoạn 2005 – 2010.
2.3.1 Biến động lực lượng lao động công ty TNHH thương mại Minh tiến giai
đoạn 2005 – 2010.
Bên cạnh vốn và tài sản cố định thì nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định tới
NSLĐ, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại với số lượng cán bộ nhân
viên ko nhiều, nhưng chất lượng lại là tiêu chí hàng đầu khi công ty thực hiện công
tác tuyển dụng. Hiện tại công ty TNHH thương mại Minh Tiến có 60 cán bộ công
nhân viên phân bổ cho các bộ phận, chi nhánh trong toàn quốc, trong đó trụ sở
chính tại Hà Nội,
Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện như sau:
- Lao động nam chiếm 68,2%
- Lao động nữ chiếm 32,8%
- Lao động có trình độ đại học chiếm 54,6%
- Lao động có trình độ trên đại học chiếm 16,5%
- Lao động có trình độ khác chiếm 28,9%
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
Biểu đồ 2.4 : Biến động lao động công ty TNHH thương mại Minh Tiến
giai đoạn 2005 - 2010
Trong giai đoạn 2005 – 2010, biến động lực lượng lao động của công ty
TNHH thương mại Minh Tiến có xu hướng tăng đều. Tốc độ tăng bình quân hàng
năm quy mô lao động (17,32%). Năm 2005, mức tăng lao động cao (33,33%) trong
năm này công ty bắt đầu mở rộng khai thác thị trường ở Hải phòng, và Quảng
Ninh. Những năm sau đó do tính chất và quy mô của công ty vừa nên nhu cầu về
lao động là không lớn, tố độ tăng quy mô lao động giảm dần và ổn định trên 10%.

(chi tiết biến động và xây dựng hàm xu thế có trong phụ lục 3)
Bảng 2.4 : Cơ cấu lao động công ty TNHH thương mại Minh Tiến
giai đoạn 2005 – 2010.
Chỉ tiêu
Cán bộ quản lý Nhân viên Tổng số
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
2005 8 29,63 19 70,37 27 100
2006 11 30,56 25 69,44 36 100
2007 16 38,10 26 61,90 42 100
2008 18 38,30 29 61,70 47 100
2009 21 39,62 32 60,38 53 100
2010 22 36,67 38 63,33 60 100
(nguồn số liệu: Công ty TNHH thương mại Minh Tiến)
Trong suốt giai đoạn 2005 – 2010, tỷ lệ số cán bộ quản lý chiếm gần 40%
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
20
= 22.067 + 6.314 t
= 44 lao động
= 6,6 lao động
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
tổng số nhân viên. Với nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm đã dần ổn định, đòi hỏi
công ty quan hệ khách hàng thường xuyên, chất lượng dịch vụ phải được nâng cao,
tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành, cần có sự quản lý chặt
chẽ mọi khâu hoạt động từ khâu đầu vào tới công tác bảo quản, marketing, bán
hàng… nên công tác tuyển dụng của công ty hướng vào nguồn nhân lực có chất
lượng trong những năm tới.
2.3.2 Phân tích biến động NSLĐ (theo doanh thu)công ty TNHH thương mại
Minh Tiến giai đoạn 2005 – 2010.

Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại công ty TNHH thương mại Minh Tiến. Chỉ tiêu này có tác động trực
tiếp tới doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.
2.3.2.1 Đặc điểm biến động NSLĐ bình quân (tính theo doanh thu).
Thấy năng suất lao động bình quân của công ty TNHH thương mại Minh
Tiến giai đoạn 2005-2010 luôn tăng chậm. Năng suất bình quân bình quân một năm
là 727,527 triệu đồng/lao động, tương ứng tốc độ phát triển liên hoàn bình quân một
năm là 101.66%. Năm thấp nhất là năm 2005 với 680,985 triệu đồng/lao động. Năm
cao nhất là năm 2007, đạt 839,695 triệu đồng/ lao động.
Biểu đồ 2.5: Biến động NSLĐ công ty TNHH thương mại Minh Tiến
giai đoạn 2005 - 2010
Trong 3 năm (từ năm 2005 đến năm 2007), NSLĐBQ của công ty có xu hướng
tăng và ổn định. Năm 2006, nền kinh tế thế giới khá ổn định, cùng với việc nước ta
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đã
tạo cho công ty nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh của mình, cộng thêm việc nhiều
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đến năm 2008 do tác động xấu từ cuộc khủng hoảng
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
21
= 727,527 triệu đồng/ lao động
= 11,681 triệu đồng/lao động
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TH.S Trần
Quang
kinh tế toàn cầu hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn biểu hiện
NSLĐ bình quân một lao động chỉ đạt 683.528 triệu đồng/lao động giảm 18.60% so
với năm 2007. Sang năm 2009, công ty hoạt động thuận hơn nhưng kết quả đạt
được là ko cao so với năm trước NSLĐ bình quân một lao động đạt 690.025 triệu
đồng/lao động tăng 0.95% so với năm 2008. Năm 2010, NSLĐ của công ty được
cải thiện, tăng 7.15%, đạt 739,392 triệu đồng/lao động so với năm trước. (Biến động
và xây dựng hàm xu thế chi tiết có trong phụ lục 4)

2.3.2.2 Phân tích biến động NSLĐ bình quân (theo doanh thu) giai đoạn 2005
-2010 do ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng TSCĐ (W),mức trang bị TSCĐ một lao
động (TR)
Ta có phương trình kinh tế:
W = = = W
G
TR
G
(triệu đồng/lao động)
Bảng 2.5: Biến động NSLĐ bình quân theo doanh thu công ty TNHH
thương mại Minh Tiến giai đoạn 2005 – 2010 do ảnh hưởng của 2 nhân tố
Mô hình
= =
=
Chỉ tiêu
Năm
Biến động NSLĐBQ
do cả 2 nhân tố
Biến động NSLĐBQ
do W
G
Biến động NSLĐBQ
do TR
G
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
(triệu
đồng/triệu
đồng)

Tương
đối (%)
Tuyệt đối
(triệu
đồng/triệu
đồng)
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
(triệu
đồng/triệu
đồng)
2010/2009 - 3,58 -27,460 11,13 48,721 7,15 49,367
2009/2008 - 5,77 -42,224 7,13 24,937 0,95 6,.497
2008/2007 - 20,95 -181,104 2,97 62,750 - 19,60 -156,168
2007/2006 5,72 45,410 8,58 2,086 14,80 108,159
2006/2005 7,10 48,465 0,31 228,229 7,42 50,551
2010/2005 - 18,68 -169,823 33,51 48,721 8,58 58,406
Lớp: Thống kê kinh doanh 49
SV: Nguyễn Đức Dũng
22

×