Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ấn đề môi trường trong phát triển kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 92 trang )



1
MỤC LỤC


TRA
NG

Phần mở đầu
3
CHƢƠNG 1
Môi trƣờng với phát triển kinh tế: Cở sở lý luận và kinh
nghiệm ở một số quốc gia

7

1.1. MÔI TRƢỜNG
7

1.2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
12

1.3. Quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế
14

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRONG VIỆC
XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƢỜNG VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ.

17


CHƢƠNG 2
Thực trạng vấn đề môi trƣờng trong phát triển kinh tế ở
Việt Nam thời gian qua

30

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MÔI
TRƢỜNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM

30

2.2. Tác động của ô nhiễm môi trƣờng đối với phát triển
kinh tế và những vấn đề đặt ra.

50

2.3. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM

58

2.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG CỦA CÁC
CHÍNH SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ NHỮNG KHUYẾT TẬT
CỦA MÔI TRƢỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

65
CHƢƠNG 3
Quan điểm và giải pháp về vấn đề môi trƣờng trong phát
triển kinh tế ở Việt Nam thời gian tới


77

3.1. QUAN ĐIỂM
77

3.2. CÁC GIẢI PHÁP
78

Kết luận
91

TÀI LIỆU THAM KHẢO
93


2
CÁC TỪ VIẾT TẮT

- AFTA
Khu vực thƣơng mại mậu dịch tự do Đông Nam á
- BOD
Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
- CFC
Clorofluorocacbon
- CO
Cácbon monoxit
- COD
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
- CO2
Cácbon đioxit

- dBA
Đề - xi - ben
- FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
- GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
- GNP
Tổng sản phẩm quốc dân
- HNO3
Axit nitơric
- H2SO4
Axit sunfuric
- ISO 14000
Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trƣờng
- NH3
Amoniac
- NH4
Mêtan
- N2O
Nitơ oxit
- NO2
Nitơ đioxit (Nitrit)
- NO3
Nitrat
- ODA
Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức
- OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
- SiO2
Oxit silic

- SO2
Sunfua đioxit
- TSS
Tổng lƣợng chất rắn lơ lửng
- UNESCO
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
- WB
Ngân hàng thế giới
- WTO
Tổ chức thƣơng mại thế giới





3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng là
yêu cầu tất yếu của các nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, quan điểm đó đã đƣợc
khẳng định trong Chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng
cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc. Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (tháng 4/ 2001) đã
đƣa ra mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc 10 năm (2001 - 1010) của Việt Nam là:
“Đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất,
văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở
thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại”. Trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế xã hội 2001 – 2010, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng
sản Việt Nam đã khẳng định “Phát triển nhanh, bền vững, tăng trƣởng kinh tế đi
đôi với tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng”. Ngày 15/11/2004, Bộ

Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết 41-NQ/TW
về bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nƣớc. Đây là Nghị quyết đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng đối với công tác bảo vệ
môi trƣờng và phát triển bền vững.
Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội 2001 – 2010 theo tinh
thần của Đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam nền kinh tế nƣớc ta
trong những năm tới sẽ phải tăng trƣởng với nhịp độ nhanh. Cùng với sự phát triển
kinh tế, xã hội, việc bảo vệ môi trƣờng theo tinh thần của Nghị quyết 41-NQ/TW
của Bộ Chính trị nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đang
đặt ra cho nƣớc ta những thách thức rất to lớn. GS. Joseph E.Stiglitz, ngƣời từng
đoạt giải thƣởng Nobel về kinh tế, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2004 đã
trình bày bài phát biểu của mình về các thách thức đối với Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó nhấn mạnh: “Trong vòng 15 năm qua, Việt
Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hàng loạt
thách thức đã và đang đƣợc đặt ra đối với Việt Nam nhằm duy trì sự tăng trƣởng
nhƣ đảm bảo bền vững về môi trƣờng, kinh tế, xã hội. Việt Nam sẽ bƣớc vào một
giai đoạn phát triển khó khăn cần sử dụng nhiều yếu tố môi trƣờng. Nếu các tác


4
động về môi trƣờng không đƣợc tính toán đầy đủ trong các chính sách thì ảnh
hƣởng có thể sẽ rất thảm khốc và tăng trƣởng sẽ không bền vững”[33]. Thực tế ở
Việt Nam từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đất nƣớc đã thay da đổi thịt
hàng ngày, hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu đô thị mới lần
lƣợt mọc lên cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội là vấn đề ô nhiễm và suy
thoái môi trƣờng ngày càng ra tăng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt đã
gây ra những trở ngại to lớn trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế.
Hậu quả ô nhiễm nặng nề do bất chấp về môi trƣờng trong quá trình phát triển kinh
tế – xã hội đang diễn ra ở hầu khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc, nhƣng đáng tiếc
là hình nhƣ điều đó chƣa “thấm” vào ý thức của nhiều ngƣời. Kinh nghiệm cho

thấy việc xử lý hậu quả ô nhiễm khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với việc đầu tƣ,
xử lý, ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu. Việc nghiên cứu “Vấn đề môi trường trong
phát triển kinh tế ở Việt Nam” nhằm tìm ra mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và
môi trƣờng đồng thời đề xuất các giải pháp để cải thiện chất lƣợng môi trƣờng,
đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, bền vững là hết sức cần thiết và em chọn đó làm
đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Khái niệm “Phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1987 trong
báo cáo “Tƣơng lai của chúng ta” của Uỷ ban Môi trƣờng và phát triển của Ngân
hàng thế giới (WB). Nhiều nƣớc trên thế giới đã xây dựng Chƣơng trình Nghị sự
21 về phát triển bền vững trong đó bao gồm các nhân tố kinh tế, xã hội và môi
trƣờng. Vấn đề môi trƣờng trong phát triển kinh tế đã đƣợc đề cập trong nhiều
cuộc hội thảo, đề tài nghiên cứu quốc tế và trong nƣớc nhƣ:
- “Xanh hoá công nghiệp, vai trò mới của cộng đồng, thị trƣờng và chính
phủ” của Ngân hàng thế giới (1999).
- “Nâng cao vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trƣờng
thông qua tăng cƣờng công tác phổ biến thông tin môi trƣờng cho cộng đồng” của
các tác giả Dƣơng Thị Tơ và Tô Kim Oanh (Cục Bảo vệ môi trƣờng – 2003).
- “Sinh thái học và bảo vệ môi trƣờng” của các tác giả Nguyễn Thị Kim Thái,
Lê Thị Hiền Thảo (Đại học Xây dựng Hà Nội - 2003)


5
- Hội thảo “Bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững ở Việt Nam” từ ngày
10 đến 11/6/2003 do Ban Khoa giáo Trung ƣơng, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ
thuật Việt Nam, Bộ Tài nguyên – Môi trƣờng tổ chức.
- Hội thảo đề tài “Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển bền vững và bảo vệ
môi trƣờng ngành công nghiệp đến năm 2010” do Bộ Công nghiệp tổ chức ngày
12/5/2004.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các cuộc hội thảo trên đã đề cập đến

nhiều vấn đề lý luận và thực trạng môi trƣờng ở Việt Nam và một số giải pháp để
nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Do mục đích, đối tƣợng, phạm vi và thời điểm
nghiên cứu khác nhau nên vấn đề môi trƣờng và các mối quan hệ giữa môi trƣờng
và phát triển kinh tế chƣa đƣợc đề cập rõ nét, chƣa đánh giá đúng mức tác động
của phát triển kinh tế đối với môi trƣờng. Vấn đề môi trƣờng trong phát triển kinh
tế cần đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống, tổng thể nhất là những nƣớc đang phát
triển nhƣ Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề môi trƣờng
trong phát triển kinh tế. Để thực hiện đƣợc mục đích này, tác giả đã đề ra nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ cơ sở lý luận của môi trƣờng với phát triển kinh tế.
- Đánh giá tác động của môi trƣờng đến phát triển kinh tế và vai trò của Nhà
nƣớc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế.
- Trên cở sở các phân tích trên, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải
quyết vấn đề môi trƣờng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Môi trƣờng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tác động của môi trƣờng đến
phát triển kinh tế từ năm 1995 đến nay.
+ Về không gian: Nghiên cứu tác động của môi trƣờng đến phát triển kinh tế
ở Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm ở một số nƣớc.


6
+ Về nội dung: Vấn đề đƣợc đặt ra trong phạm vi nghiên cứu những biến
đổi môi trƣờng trong phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới,
phát triển các làng nghề, sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, các hoạt động thƣơng
mại, du lịch và các hoạt động khai thác khoáng sản.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để làm rõ những nội dung cơ bản của luận văn, trong quá trình nghiên cứu đề
tài, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng. Ngoài ra còn sử dụng một
số phƣơng pháp nhƣ thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp.
6. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài:
- Hệ thống hoá dƣới góc độ lý thuyết các thành phần môi trƣờng bị tác động,
từ đó xác định nguyên nhân gây ra những biến đổi môi trƣờng.
- Phân tích, đánh giá những tác động của phát triển kinh tế đến môi trƣờng.
- Đánh giá hậu quả của những biến đổi môi trƣờng đối với phát triển kinh tế
nhƣ thế nào, qua đó đề ra những giải pháp giải quyết vấn đề môi trƣờng trong phát
triển kinh tế.
7. Bố cục của luận văn:
Đề tài đƣợc trình bày với kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Môi trƣờng với phát triển kinh tế: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm
của một số quốc gia.
Chƣơng 2: Thực trạng vấn đề môi trƣờng trong phát triển kinh tế ở Việt nam
thời gian qua.
Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp về vấn đề môi trƣờng trong phát triển kinh
tế ở Việt Nam thời gian tới.
Đề tài đƣợc hoàn thành với sự tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn của PGS.TS. Phan
Huy Đƣờng, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự chỉ bảo và những ý
kiến đóng góp của các Thầy, Cô đã giúp đỡ em hoàn tất đề tài trong thời gian vừa
qua.
CHƢƠNG 1
MÔI TRƢỜNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH
NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA.


7
Để phân tích và đánh giá một cách rõ ràng và đầy đủ về vấn đề môi trƣờng

nhằm đƣa ra những giải pháp để phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay,
trƣớc hết chúng ta cần nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận về môi trƣờng, về
phát triển kinh tế, vai trò của môi trƣờng trong phát triển kinh tế và các nhân tố
của môi trƣờng ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế.
1.1. Môi trƣờng:
1.1.1. Khái niệm:
- Khái niệm chung về môi trƣờng: Môi trƣờng là một khái niệm rất rộng,
đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Trong báo cáo toàn cầu năm 2000 đã nêu ra định nghĩa môi trƣờng nhƣ sau:
“Theo tự nghĩa môi trƣờng là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh loài
ngƣời …. Mối quan hệ giữa loài ngƣời và môi trƣờng của nó chặt chẽ đến mức mà
sự phân biệt giữa các cá thể con ngƣời với môi trƣờng bị xóa nhòa đi” [13].
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trƣờng đƣợc hiểu là “Toàn
bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con ngƣời tạo ra xung quanh mình,
trong đó con ngƣời sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài
nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con ngƣời”[13].
Theo cuốn “Tài nguyên môi trƣờng và phát triển bền vững” do Lê Huy Bá
chủ biên định nghĩa: “Môi trƣờng là tập hợp các thành phần vật chất vô cơ, sinh
vật và con ngƣời cùng tồn tại và phát triển trong một không gian và thời gian nhất
định. Giữa chúng có sự tƣơng tác với nhau theo nhiều chiều mà tổng hòa các mối
tƣơng tác đó sẽ quyết định lên chiều hƣớng phát triển của toàn bộ hệ môi trƣờng”
[2].
Tuy nhiên, để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong
“Luật bảo vệ môi trường” đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa IX, kỳ họp thứ tƣ thông qua ngày 27/12/1993 nhƣ sau: “Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và thiên nhiên”[12].



8
- Môi trƣờng sống: Môi trƣờng sống có ảnh hƣởng tới đời sống, sự tồn
tại và phát triển của các cơ thể sống, nhƣ vậy môi trƣờng sống là tổng hợp những
điều kiện bên ngoài nhƣ vật lý, hóa học, sinh học có liên quan đến sự sống.
- Môi trƣờng sống của con ngƣời: Đối với con ngƣời, môi trƣờng sống của
con ngƣời là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh con
ngƣời và có ảnh hƣởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân, từng cộng đồng
và toàn bộ loài ngƣời trên hành tinh.
- Hệ sinh thái: Là hệ thống các quần thể sinh vật cùng sống và cùng phát triển
trong một môi trƣờng nhất định, có quan hệ tƣơng tác với nhau và với môi trƣờng
đó.
1.1.2. Phân loại môi trƣờng: Môi trƣờng sống của con ngƣời thƣờng đƣợc
chia thành các loại sau:
+ Môi trƣờng tự nhiên: Bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan
ngoài ý muốn của con ngƣời nhƣ không khí, đất đai, nguồn nƣớc, ánh sáng mặt
trời, động thực vật…Môi trƣờng tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên
cho con ngƣời.
+ Môi trƣờng xã hội: Môi trƣờng xã hội là tổng hợp các quan hệ giữa ngƣời
với ngƣời (thể chế, luật lệ, quy định …ở các cấp khác nhau nhƣ quốc gia, tỉnh,
làng xã, các tổ chức … )
+ Môi trƣờng nhân tạo: Bao gồm các nhân tố do con ngƣời tạo nên, làm thành
những tiện nghi cho cuộc sống con ngƣời nhƣ nhà ở, khu vực đô thị, khu vui chơi

+ Môi trƣờng kinh tế: Là tổng hợp những quan hệ trong các hoạt động kinh tế
giữa các quốc gia, tổ chức nhƣ WTO, AFTA, các khu thƣơng mại….
1.1.3. Vai trò của môi trƣờng đối với phát triển kinh tế:
- Môi trƣờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên: Môi trƣờng chứa đựng cả tài
nguyên có khả năng tái sinh và không tái sinh. Con ngƣời khai thác tài nguyên
ngày càng nhiều hơn do nhu cầu vật chất ngày càng tăng thêm.
- Môi trƣờng với chức năng là nơi chứa chất thải: Chất thải bao gồm nhiều

dạng nhƣng chủ yếu tồn tại ở ba dạng chính là dạng khí, dạng rắn, dạng lỏng.
Ngoài ra còn có các dạng khác nhƣ nhiệt, tiếng ồn, phân tử, nguyên tử …. Trong


9
mọi hoạt động của con ngƣời từ khai thác tài nguyên đến sản xuất, lƣu thông,
tiêu dùng đều có phế thải. Kinh tế càng phát triển, sản xuất hàng hóa càng nhiều,
các khu đô thị đƣợc xây dựng càng nhiều lƣợng chất thải càng lớn, quá trình tự
phân hủy của môi trƣờng không kịp với lƣợng thải tạo ra có nguy cơ gây ra những
biến đổi về môi trƣờng.
- Môi trƣờng với chức năng là nơi không gian sống và cung cấp các dịch vụ
cảnh quan: Con nguời chỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gian môi trƣờng,
không gian môi trƣờng tạo cho con ngƣời thƣ thái về tinh thần. Tuy vậy không
gian môi trƣờng là hữu hạn, trong khi dân số trên trái đất không ngừng tăng lên
dẫn đến lợi ích mà mỗi ngƣời đƣợc hƣởng từ không gian môi trƣờng ngày càng
giảm.
- Môi trƣờng là nơi lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời: Môi trƣờng
là nơi cung cấp và ghi chép lịch sử địa chất, lịch sử phát triển loài ngƣời qua các
hóa thạch, cung cấp thông tin về những cảnh quan thiên nhiên.
1.1.4. Tiêu chuẩn môi trƣờng:
Theo Luật bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam:”Tiêu chuẩn môi trường là
những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý
môi trường”[12].
1.1.5. Ô nhiễm môi trƣờng:
* Khái niệm: Ô nhiễm môi trƣờng là sự thay đổi tính chất của môi trƣờng. Vi
phạm tiêu chuẩn môi trƣờng. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi
trƣờng trở thành độc hại [21].
Theo quan điểm kinh tế học, ô nhiễm môi trƣờng là một dạng ngoại ứng mà ở
đó tác động đƣợc tạo ra bên trong một hoạt động hoặc quá trình sản xuất hay tiêu
dùng nào đó nhƣng lại gây ra những chi phí không đƣợc tính đến cho những hoạt

động hoặc quá trình khác bên ngoài. Để đạt đƣợc mức ô nhiễm tối ƣu thì hoặc là
hoạt động sản xuất phải đạt đƣợc mức tối ƣu hoặc là phải thải ở mức thải tối ƣu đối
với xã hội.
* Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc: Là sự thay đổi thành phần và tính chất của nƣớc
chủ yếu do con ngƣời gây ra gây ảnh hƣởng đến đời sống con ngƣời và sinh vật,
ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội.


10
Sự ô nhiễm này cũng có thể do tự nhiên nhƣ mƣa, lũ lụt cuốn theo những
chất gây ô nhiễm ra sông, biển và ngấm vào lòng đất xuống mạch nƣớc ngầm và
cũng có thể do nhân tạo nhƣ xả thải từ vùng dân cƣ, khu công nghiệp, trong sản
xuất nông nghiệp nhƣ các kim loại nặng, phân bón, thuốc trừ sâu ….
* Ô nhiễm không khí: Là sự biến đổi trong thành phần không khí làm cho nó
không sạch, bụi, có mùi khó chịu.
Ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên nhƣ mƣa gió cuốn theo
bụi, cháy rừng gây ra khói và bụi và cũng có thể do nhân tạo nhƣ quá trình đốt
cháy các nhiên liệu hóa thạch nhƣ than đá, dầu mỏ, khí đốt trong các hoạt động
công nghiệp, hoạt động của các phƣơng tiện giao thông vận tải. Các hoạt động này
hàng năm thải ra ngoài không khí một lƣợng lớn NO
X
, CO, CO
2
, SO
2
, CFC, H
2
S,
các loại hạt bụi đất đá, bụi kim loại. Phần lớn các chất ô nhiễm đều gây tác hại tới
sức khỏe của con ngƣời, cây trồng, công trình xây dựng và tầng ô - zôn.

* Ô nhiễm đất: Ô nhiễm đất xảy ra khi có mặt một số chất lạ và hàm lƣợng
của chúng vƣợt quá khả năng chịu tải của đất.
Ô nhiễm đất có thể do tự nhiên nhƣ núi lửa, ngập úng, mặn do xâm nhập của
thủy triều hoặc do ảnh hƣởng từ nhân sinh nhƣ chất thải sinh hoạt, công nghiệp,
giao thông và nông nghiệp làm ô nhiễm kim loại nặng (As, Pb, Cu, Hg …), ô
nhiễm phóng xạ, ký sinh trùng gây bệnh cho ngƣời.
* Ô nhiễm tiếng ồn: Âm thanh gây nên do những rung động trong không khí
gây kích thích cảm giác nghe. Ô nhiễm tiếng ồn thƣờng do các phƣơng tiện giao
thông, các máy móc hoạt động trong sản xuất công nghiệp, sinh hoạt.
1.1.6. Chất thải rắn và chất thải nguy hại:
* Chất thải rắn: Là vật liệu ở dạng rắn bị loại bỏ thƣờng có nguồn gốc từ các
khu thƣơng mại, dân cƣ, nhà máy, trong hoạt động nông nghiệp.
Chất thải rắn có nhiều dạng khác nhau đó là các loại chất thải rắn từ thực
phẩm không còn sử dụng đƣợc, các loại thải rắn bỏ đi từ gia đình, công sở nhƣ bao
bì, chai lọ, các loại vôi, gạch vụn từ các công trình xây dựng….:
* Chất thải nguy hại: Là loại chất thải có nồng độ độc tố cao, có ảnh hƣởng
trực tiếp đến môi trƣờng.
1.1.7. Tai biến môi trƣờng:


11
Là quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi trƣờng. Quá trình tai
biến phản ánh tính nhiễu loạn, tính bất ổn định của hệ thống. Tai biến môi trƣờng
thƣờng có hai loại:
- Loại cấp diễn: Xảy ra nhanh, mạnh, đột ngột và cũng nhanh chóng kết thúc,
đƣợc xen kẽ một khoảng thời gian dài bình yên nhƣ: Động đất, sóng thần, bão, lũ
lụt…
- Loại trƣờng diễn: Xảy ra chậm, trƣờng kỳ nhƣ sa mạc hóa, nhiễm mặn đất
ven biển…
Tai biến môi trƣờng có thể do tự nhiên (hạn hán, lũ lụt, động đất … ) thƣờng

đƣợc gọi là thiên tai hay do hoạt động nhân sinh (khai thác tài nguyên quá mức, xả
thải chất ô nhiễm, can thiệp thô bạo vào hệ sinh thái …) hoặc thiệt hại xảy ra do cả
tự nhiên và nhân sinh thƣờng đƣợc gọi là sự cố. Tuy nhiên, phân biệt thiên tai hay
sự cố chỉ là tƣơng đối vì nhiều khi thiệt hại do cả hai nguyên nhân tự nhiên và nhân
sinh. Ví dụ: Một trận bão làm đổ những cây cột điện thì có thể coi thiệt hại đó là do
thiên tai nhƣng cũng có thể là do con ngƣời. Trong quá trình xây dựng hệ thống
truyền tải điện, nếu nhƣ ngƣời ta đã tính đến khả năng chịu bão để gia cố chắc
móng cột thì những cây cột đó sẽ không bị đổ. Trong trƣờng hợp này, những cây
cột điện bị đổ là do tai biến hỗn hợp.
1.1.8. Xung đột môi trƣờng:
Xung đột về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong khai thác và sử dụng tài
nguyên và môi trƣờng. Sự xung đột về lợi ích có thể là giữa các cộng đồng trong
xã hội, giữa các quốc gia …và giữa bảo tồn và phát triển mà đại diện là các nhóm
khác nhau trong xã hội [21].
Xung đột môi trƣờng có thể tồn tại những dạng sau:
- Xung đột chức năng của môi trƣờng: Là những xung đột xuất hiện giữa các
chức năng môi trƣờng. Ví dụ nhƣ việc thực hiện chức năng là nơi sinh sống và
chức năng chứa rác thải của môi trƣờng.
- Xung đột do nhận thức: Có nguồn gốc từ nhận thức và hiểu biết khác nhau
trong hành động của các nhóm dẫn đến phá hoại môi trƣờng. Ví dụ nếu nhận thức
rừng chỉ là nguồn cung cấp gỗ thì rất có thể dẫn đến tình trạng khai thác quá mức,


12
nhƣng nếu nếu nhận thức rừng là nguồn tài nguyên tái tạo với đầy đủ chức năng
kinh tế, sinh thái thì sẽ dẫn tới hành động hoàn toàn khác đối với tài nguyên rừng.
- Xung đột mục tiêu: Mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn đến xung đột. Ví
dụ, ngƣời trồng rau phun thuốc trừ sâu xung đột với mục tiêu bảo vệ sức khỏe
ngƣời tiêu dùng.
- Xung đột lợi ích, xung đột quyền lực: Xuất hiện khi các nhóm tranh giành

nhau lợi thế sử dụng tài nguyên, nhóm có quyền lực mạnh hơn lấn át nhóm khác để
chiếm lợi thế dẫn đến không công bằng trong phân phối tài nguyên.
1.2. Phát triển kinh tế:
1.2.1. Khái niệm về phát triển:
Thuật ngữ “phát triển” đã đƣợc sử dụng quen thuộc trên các phƣơng tiện
thông tin, trong các công trình nghiên cứu khoa học và trong cuộc sống hàng ngày,
phát triển là một xu hƣớng tự nhiên đồng thời cũng là quyền của mỗi cá nhân hay
mỗi quốc gia. Con ngƣời vừa là đối tƣợng, vừa là động lực của phát triển. Mục tiêu
của phát triển là không ngừng cải thiện chất lƣợng cuộc sống vật chất, văn hóa,
tinh thần của con ngƣời.
Phát triển là tạo điều kiện cho con ngƣời sinh sống trƣờng thọ, đƣợc thỏa mãn
các nhu cầu của cuộc sống, đƣợc cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt, đƣợc hƣởng
những thành tựu về văn hóa và tinh thần, đƣợc sống trong một môi trƣờng trong
lành, đƣợc hƣởng các quyền cơ bản của con ngƣời.
1.2.2. Tăng trƣởng kinh tế và Phát triển kinh tế:
* Tăng trƣởng kinh tế: Theo cách hiểu hiện đại, là việc mở rộng sản lƣợng
tiềm năng của một quốc gia, sự tăng lên không ngừng GNP tiềm năng thực (GNP
thực là GNP đã đƣợc điều chỉnh theo sự thay đổi của giá: GNP thực = GNP danh
nghĩa – Giảm phát của GNP) [13].
Theo lý thuyết tăng trƣởng kinh tế hiện đại, các yếu tố tác động đến tăng
trƣởng kinh tế bao gồm nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và
khoa học – công nghệ. Tăng trƣởng kinh tế đƣợc đo bằng tốc độ và quy mô. Đó là
sự gia tăng về quy mô sản lƣợng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, là kết
quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy, để
biểu thị sự tăng trƣởng kinh tế, ngƣời ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lƣợng


13
nền kinh tế (toàn bộ hay bình quân theo đầu ngƣời) của thời kỳ sau so với thời
kỳ trƣớc. Sự tăng trƣởng đƣợc so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai

đoạn nhất định và sự tăng thêm sản lƣợng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc,
đó chính là tốc độ tăng trƣởng. Tốc độ tăng trƣởng càng nhanh khi quy mô của thời
kỳ sau càng lớn so với quy mô của thời kỳ trƣớc. Trong nền kinh tế đôi khi tăng
trƣởng nhanh cũng chƣa phải là tốt. Sự tăng trƣởng chung thể hiện ở tốc độ tăng
GNP và tốc độ tăng GDP, mà chúng lại phụ thuộc vào tốc độ tăng giá trị sản
lƣợng, sản lƣợng thuần túy của các ngành kinh tế. Nhƣng tốc độ tăng của các
ngành lại khác nhau theo những quy luật nhất định. Vì thế trong từng thời kỳ, nếu
không bảo đảm các mối quan hệ có tính quy luật giữa các ngành thì sẽ gây rối loạn
nền kinh tế, hạn chế sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nhƣ vậy, tăng trƣởng kinh tế chƣa phải là phát triển kinh tế. Tăng trƣởng kinh
tế mới chỉ là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Điều kiện đủ của phát triển kinh tế
là trong quá trình tăng trƣởng kinh tế phải đảm bảo đƣợc tính cân đối, tính hiệu
quả, tính mục tiêu và đảm bảo tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng lai.
* Phát triển kinh tế: Là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của phát triển nói
chung nhƣng phát triển kinh tế cũng không phải là vô hạn. Phát triển kinh tế phải
phục vụ, thúc đẩy để đạt đƣợc các mục tiêu chung của sự phát triển. Bất cứ nền
kinh tế nào cũng phải đảm bảo tăng trƣởng và phát triển để đảm bảo thực hiện tái
sản xuất mở rộng. Tuy nhiên trong thực tế đôi khi có sự lầm lẫn giữa hai khái niệm
tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế, ngƣời ta dễ đồng nhất hai khái niệm này.
“Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên
về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội” [28].
Những vấn đề cơ bản nhất của phát triển kinh tế bao gồm sự tăng thêm về
khối lƣợng của cải vật chất dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời
sống xã hội. Trong đó, ngƣời dân là những ngƣời tham gia vào quá trình hoạt động
kinh tế và đƣợc hƣởng những lợi ích của phát triển kinh tế mang lại. Trong chiến
lƣợc phát triển kinh tế hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau nhƣng tập trung
chủ yếu vào một số quan điểm nhƣ sau:



14
- Quan điểm nhấn mạnh vào tăng trƣởng cho rằng tăng thu nhập là quan
trọng nhất, chỉ cần giải quyết đƣợc vấn đề này sẽ kéo theo việc giải quyết các vấn
đề cơ cấu kinh tế và xã hội. Quan điểm này có thể đƣa đến tốc độ tăng trƣởng cao
nhƣng cũng có những hạn chế nhƣ nguồn tài nguyên bị kiệt quệ, môi trƣờng sinh
thái bị hủy hoại do khai thác bừa bãi; sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị xuất
hiện tạo ra những mâu thuẫn và xung đột gay gắt trong xã hội; giá trị đạo đức,
thuần phong mỹ tục, chuẩn mực sống của gia đình và dân tộc bị suy giảm.
- Quan điểm nhấn mạnh vào công bằng và bình đẳng trong xã hội hƣớng vào
sự phát triển dàn đều các ngành, các vùng và phân phối theo nguyên tắc bình quân.
Quan điểm này làm giảm sự bất bình đẳng trong xã hội nhƣng cũng có hạn chế là
không tạo đƣợc động lực thúc đẩy ngƣời lao động và không thể tạo ra đƣợc tốc độ
tăng trƣởng cao.
- Quan điểm phát triển toàn diện, vừa nhấn mạnh về số lƣợng, vừa coi trọng
chất lƣợng về sự phát triển. Quan điểm này có thể làm cho tốc độ tăng trƣởng bị
hạn chế nhƣng các vấn đề xã hội đƣợc quan tâm giải quyết.
1.3. Mối quan hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế:
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 của Việt Nam đƣợc
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua đã nêu mục tiêu tăng trƣởng GDP
năm 2010 phải tăng gấp đôi năm 2000. Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc này, theo
tính toán của các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế nƣớc ta trong những năm tới sẽ
phải tăng với nhịp độ nhanh khoảng 7,4%-7,5%/ năm và nếu GDP tăng gấp đôi so
với năm 2000 thì nguy cơ ô nhiễm tăng gấp 3 – 5 lần. Quá trình phát triển kinh tế
đòi hỏi một lƣợng lớn các nhu cầu về năng lƣợng, nhiên liệu, nguyên liệu dẫn đến
phải tăng cƣờng khai thác các nguồn tài nguyên. Từ trƣớc đến nay, chúng ta
thƣờng khai thác bừa bãi, không có kế hoạch, sử dụng phƣơng tiện khai thác lạc
hậu làm lãng phí rất nhiều tài nguyên, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các nguồn tài
nguyên không tái tạo và làm chất lƣợng môi trƣờng xấu đi. Trong giai đoạn tới,
nếu không đƣợc quan tâm đúng mức giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng,
nếu chỉ chú trọng nhiều đến phát triển kinh tế thì nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô

nhiễm môi trƣờng sẽ lại trở thành một rào cản lớn đối với phát triển kinh tế trong
tƣơng lai.


15
Trong các hoạt động kinh tế, việc đầu tƣ và phát triển phải đem lại lợi
nhuận cho quốc gia nhƣng việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là
tài nguyên không tái tạo phải đƣợc sử dụng trong phạm vi khôi phục về số lƣợng
và chất lƣợng. Nguồn tài nguyên không tái tạo cần đƣợc sử dụng một cách tiết
kiệm, hạn chế và thƣờng xuyên đƣợc thay thế, bổ sung bằng các tài nguyên thiên
nhiên tái tạo hoặc nhân tạo. Bên cạnh đó, cần phải đầu tƣ cho nghiên cứu, ứng
dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài
nguyên, giảm thiểu tối đa sự lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng. Phát triển
kinh tế phải coi trọng đến môi trƣờng sống của con ngƣời, đó là cảnh quan thiên
nhiên, chất lƣợng không khí, nguồn nƣớc, xử lý và tái chế phế thải. Cùng với phát
triển kinh tế là vấn đề công bằng xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội, các
giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc cần đƣợc giữ gìn và phát huy.
Trong lịch sử phát triển của các quốc gia đã có một thời phát triển kinh tế
đƣợc đặt lên hàng đầu, đƣợc ƣu tiên số một trong các chính sách của chính phủ,
thậm chí lấn át các yếu tố khác nhƣ xã hội, môi trƣờng. Ngƣời ta cho rằng khi kinh
tế đã phát triển thì có thể dùng nguồn lực kinh tế để khắc phục những vấn đề về tài
nguyên, môi trƣờng và xã hội. Đã có những giai đoạn khuynh hƣớng phát triển với
bất cứ giá nào đã gây ra những hậu quả nặng nề cho văn hóa, xã hội, môi trƣờng
mà nhiều quốc gia phát triển đến nay vẫn còn phải khắc phục. Trong thời điểm
hiện nay cuộc chạy đua phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế
trên thế giới đang diễn ra gay gắt thì khuynh hƣớng phát triển với bất cứ giá nào
vẫn đƣợc tôn sùng đặc biệt trong các quốc gia đang phát triển. Ngƣời ta có thể hy
sinh các yếu tố khác nhƣ chênh lệch giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong xã hội, suy
thoái về đạo đức, lối sống hay thậm chí hy sinh cả môi trƣờng để phát triển kinh tế.
Sự khát khao phát triển kinh tế nhanh với bất cứ giá nào đã mang lại hậu quả là

môi trƣờng bị suy thoái, tài nguyên tái tạo và không tái tạo bị khai thác quá mức
dẫn đến những nền tảng cho phát triển kinh tế bị yếu kém, thu hẹp. Bên cạnh đó,
dân số ngày càng tăng lên gây nên sự nghèo khó cùng cực của con ngƣời. Với
những nƣớc nghèo nhƣ Việt Nam mà cuộc sống của ngƣời dân còn phụ thuộc
chính vào khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên thì tính bền vững về sinh thái
và kinh tế cũng quan trọng nhƣ tính bền vững về xã hội trong quá trình phát triển.


16
Cũng vì vậy, nếu sự phá hủy môi trƣờng, làm tổn hại đến các hệ sinh thái,
cơ sở cho sự sinh trƣởng của các sản lƣợng sinh học nhƣ đất, nƣớc, các quần thể
động, thực vật, rừng, biển và bờ biển với nhịp điệu nhƣ hiện nay thì sự phát triển
bền vững không thể thực hiện đƣợc. Ngƣợc lại với khuynh hƣớng trên là khuynh
hƣớng “Tăng trƣởng bằng không hoặc âm” để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu
hạn hoặc chủ trƣơng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo để bảo vệ
chúng nhƣng quan điểm này là không tƣởng nhất là với các nƣớc đang phát triển vì
tài nguyên thiên nhiên mãi mãi vẫn là nguồn vốn cơ bản để phát triển kinh tế. Các
nƣớc phát triển ngày nay thƣờng hạn chế khai thác tài nguyên trong nƣớc và thay
vào đó là tăng cƣờng khai thác tài nguyên ở các quốc gia đang phát triển thông qua
các dự án đầu tƣ hoặc nhập khẩu nguyên liệu thô để sản xuất hàng hóa.
Nhƣ vậy, phát triển kinh tế và môi trƣờng không phải là hai vế đối kháng
nhau đối với một quốc gia phát triển. Tại Hội nghị Môi trƣờng toàn quốc ngày
22/4/2005 tại Hà Nội, Thủ tƣớng Phan Văn Khải đã nhận định: “Đây là thời điểm
mà bảo vệ môi trƣờng đang trở thành vấn đề thời sự của toàn cầu. Kinh nghiệm
cho thấy những quốc gia đi theo con đƣờng hy sinh môi trƣờng để phát triển kinh
tế đều phải trả giá đắt. Vì sự trƣờng tồn của Trái đất – Ngôi nhà chung của chúng
ta, vì lợi ích của mỗi quốc gia và lợi ích của mỗi ngƣời dân chúng ta, chúng ta phải
không ngừng nâng cao tính bền vững của quá trình phát triển” [23]. Ở Việt Nam,
trải qua gần 20 năm đổi mới đã thể hiện đƣợc tính đúng đắn của đƣờng lối phát
triển. Kinh tế tăng trƣởng liên tục, xã hội ổn định, chúng ta là một trong những

quốc gia tích cực tham gia vào công tác bảo vệ môi trƣờng, duy trì và bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, tham gia nhiều công ƣớc quốc tế trong lĩnh vực bảo
vệ môi trƣờng, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Chúng ta đã xây dựng
“Chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam” với những mục tiêu chính đó là đáp ứng
những yêu cầu của hiện tại nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tƣơng lai, đảm bảo sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: Kinh tế, xã hội,
môi trƣờng. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta đã
đƣợc khẳng định tổng quát trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ
Chính trị về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trƣờng là một nội dung


17
cơ bản không thể tách rời trong đƣờng lối, chủ trƣơng và các kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát
triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc”. Để phát triển bền vững, chúng ta vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của nhân dân, đồng thời lại phải bảo toàn đƣợc hệ sinh thái và sự đa
dạng sinh học. Con ngƣời chính là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của thế giới
chúng ta và sự bảo toàn các hệ sinh thái là một phần trong những cố gắng lớn lao
để bảo toàn cuộc sống cả loài ngƣời. Bất cứ một kế hoạch bảo vệ môi trƣờng thực
sự nào cũng đều phải bao gồm những biện pháp kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo
vì nạn nghèo đói là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến phá hoại môi
trƣờng. Có thể nói, phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trƣờng và bảo vệ môi
trƣờng để tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế là mục tiêu của mỗi quốc gia.
1.4. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc xử lý mối quan hệ giữa môi
trƣờng và phát triển kinh tế:
1.4.1. Phát triển kinh tế và các vấn đề về môi trƣờng ở một số quốc gia hiện
nay:
Mối liên hệ giữa môi trƣờng và phát triển kinh tế đã đƣợc Ngân hàng tái thiết

và phát triển quốc tế đƣa ra sau khi đã nghiên cứu trong 15 nƣớc thuộc 4 nhóm
kinh tế chính: Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đại diện là Mỹ, Nhật
Bản, Pháp và Đức, Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs) đại diện là
Mêhicô, Braxin, Đài Loan, Hàn Quốc, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, các nƣớc châu Á
kém phát triển hơn (LDCs) đại diện là Trung Quốc, Ấn Độ, Indônêxia và các nƣớc
thuộc Hội đồng tƣơng trợ kinh tế trƣớc đây (COMECON) đại diện là Liên Xô, Ba
Lan. Số liệu cho thấy nhƣ sau:
Bảng 1.1. Lƣợng phát thải của các nhóm kinh tế chính:
Phát thải (‘000 Kg/Ngày)
Năm
Vùng
1977-1980
1980-1983
1983-1986
1986-1989
1989
Tỷ lệ %
1977-1989
OECD
5.776
5.847
5.501
5.403
5.523
-4
COMECON
4.127
4.218
4.302
4.228

4.039
-2
NIEs
1.565
1.917
1.848
2.197
2.188
40


18
LDCs
4.617
5.030
5.566
6.183
6.883
49
Tng cng
16.085
17.012
17.217
18.011
18.633
16

Bng 1.2. T l % lng phỏt thi ca cỏc nhúm kinh t chớnh:
% trong tng ụ nhim


1977
1980
1983
1986
1989
OECD
36
34
32
30
30
COMECON
26
25
25
23
22
NIEs
10
11
11
12
12
LDCs
29
30
32
34
37
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Xanh hóa công nghiệp: Vai trò mới của các

cộng đồng, thị trờng và chính phủ, 1999)
Bảng số liệu trên cho thấy ở các n-ớc OECD, mặc dù tăng tr-ởng kinh tế liên
tục nh-ng tổng ô nhiễm hữu cơ các nguồn n-ớc giảm 4% từ năm 1977 đến năm
1989, phản ánh sự tăng thu nhập đầu ng-ời và quản lý chặt hơn. Ô nhiễm hữu cơ
các nguồn n-ớc ở các n-ớc NIEs tăng khoảng 40% trong khi đó ở các n-ớc châu
nghốo hn ch tng mc cao hn mt chỳt l 49%. Cỏc nc OECD v
COMECON gim ỏng k ụ nhim trong khi cỏc nc NIEs tng khụng ỏng k.
iu ỏng mng l tng ụ nhim ca 15 nc thuc 4 nhúm li ch tng 16%. Mc
dự tng trng kinh t l nguyờn nhõn gõy ụ nhim mụi trng trong thp niờn 70,
80 nhng s phỏt trin ó t nn múng cho vic ci thin ỏng k cụng tỏc bo v
mụi trng.
i sõu nghiờn cu c th vn mụi trng trong phỏt trin kinh t ca mt
s nc ang phỏt trin hay mi thc hin cụng nghip húa cú hon cnh tng
ng vi Vit Nam ta thy ni lờn mt s vn nh sau:
* Trung Quc: S bựng n ca cỏc khu cụng nghip, khu ụ th trong thi
k tng trng kinh t ó lm mt i bu khụng khớ trong sch. ễ nhim khụng khớ
bt ngun t cỏc phng tin vn ti, cỏc ng khúi ca nh mỏy v lũ si gia ỡnh
dy c cũn ụ nhim ngun nc ch yu do sinh hot v hot ng cụng nghip,
nụng nghip. Cc Bo v mụi trng quc gia Trung Quc ó c tớnh khong
70% tng ụ nhim ton quc l bt ngun t cỏc nh mỏy, trong ú 70% ụ nhim
hu c cỏc ngun nc, 72% phỏt thi SO, 75% mui khúi v phn ln cỏc loi


19
bụi lắng đọng. Nhiều ngành công nghiệp gây ô nhiễm chƣa đƣợc di dời ra
khỏi khu đô thị có mật độ dân cƣ cao tạo ra nhiều loại phế thải độc hại hủy hoại
nghiêm trọng sức khỏe con ngƣời và hoạt động kinh tế. Ở các thành phố lớn nhƣ
Bắc Kinh, Thƣợng Hải, Thẩm Dƣơng, Trùng khánh ô nhiễm do bụi đã làm chết
khoảng 10.000 ngƣời trƣớc khi đến tuổi trƣởng thành.
Trong thập niên 90 sản lƣợng của 10 triệu doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

mỗi năm tăng hơn 15% và trở thành khối sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 47%
tổng sản phảm quốc nội, thu hút khoảng 17% lao động. Mặc dù đã có tiến bộ trong
kiểm soát ô nhiễm nhƣng tình trạng hủy hoại môi trƣờng vẫn diễn ra nghiêm trọng
cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Cục Bảo vệ môi trƣờng Trung
Quốc ƣớc tính công nghiệp gây nên 70% tổng ô nhiễm hữu cơ các nguồn nƣớc,
nồng độ phát thải SO (nguyên nhân thƣờng gặp của các căn bệnh đƣờng hô hấp)
cao hơn rất nhiều tiêu chuẩn an toàn của Tổ chức Y tế thế giới. Do các nhà máy
lớn là nguồn ô nhiễm chính nên để giảm 1 tấn SO thì các nhà máy này phải chi
3USD. Các nhà nghiên cứu của Ngân hàng thế giới đã tìm hiểu về các phản ứng
của cộng đồng với điều kiện môi trƣờng bị ô nhiễm do các doanh nghiệp lân cận
gây ra. Từ năm 1987 đến năm 1993 có khoảng 130.000 ý kiến khiếu nại liên quan
đến ô nhiễm không khí, nƣớc và tiếng ồn. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy ở
các trung tâm đô thị nhƣ Thƣợng Hải, Thiên Tân, ý kiến khiếu nại là cao nhất (30
khiếu nại trên 100.000 dân) còn ở các tỉnh kinh tế kém phát triển nhƣ Tân Cƣơng,
Nội Mông thì ý kiến khiếu nại về môi trƣờng thấp nhất (5 khiếu nại trên 100.000
dân). Các nghiên cứu đã phân tích các tác động của ô nhiễm, thu nhập, giáo dục
đến tỷ lệ khiếu nại về môi trƣờng. Nếu thu nhập và giáo dục là cố định thì các tỉnh
có mức phát thải cao có khiếu nại nhiều hơn 75% so với các tỉnh bị ô nhiễm nhẹ,
kết quả này chỉ đúng với các chất gây ô nhiễm dễ nhìn thấy. Nếu cố định mức ô
nhiễm và giáo dục thì kết quả cho thấy các tỉnh có thu nhập cao thì khiếu nại cao
hơn 110% so với các tỉnh có mức thu nhập thấp [26]. Các khiếu nại kiểu này đã
khiến các nhà quản lý phải tăng lệ phí ô nhiễm không khí và cách làm này đã làm
giảm cƣờng độ ô nhiễm không khí do công nghiệp do đó các vùng giàu có hơn và
có tỷ lệ khiếu nại nhiều hơn thì có không khí sạch hơn rất nhiều. Nếu coi ô nhiễm
và thu nhập không đổi thì các tỉnh nghèo có trình độ văn hóa cao hơn thì tỷ lệ


20
khiếu nại cao hơn 90% so với các tỉnh nghèo có trình độ văn hóa thấp. Nói
chung trình độ văn hóa cũng có tác động rất nhiều đến nhận thức về môi trƣờng

của ngƣời dân. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao không có nhiều khiếu nại ở các khu
vực có trình độ văn hóa thấp ? Câu trả lời là có thể do thiếu thông tin về tình hình ô
nhiễm ở địa phƣơng và thiệt hại về sức khỏe, không muốn đối đầu với các nhà
chức trách. Các khiếu nại rất có tác động đến các nhà quản lý nên nếu im lặng sẽ
dẫn đến các điều tồi tệ về môi trƣờng.
Thông thƣờng thì các thành phố công nghiệp có mức độ ô nhiễm cao hơn các
tỉnh nghèo nhƣng qua một nghiên cứu về mối liên quan giữa tiền lƣơng trung bình
và độ phát thải ô nhiễm không khí ở 50 thành phố Trung Quốc thì đối với các bụi
lơ lửng mật độ ô nhiễm tăng rõ rệt khi tiền lƣơng giảm. Các thành phố nghèo nhất
có mật độ phát thải oxyt lƣu huỳnh cao hơn so với các thành phố giàu nhất . Thực
tế cho thấy các khu vực giàu có có mức độ sản xuất công nghiệp cao hơn, song sản
xuất tại các khu vực này sạch hơn do có sự quan tâm về mức độ ô nhiễm môi
trƣờng của ngƣời dân nhiều hơn và có quy chế quản lý chặt chẽ hơn. Các cơ sở tại
các khu vực có công nhân có trình độ thấp thƣờng hoạt động có hiệu quả thấp hơn
và tạo ra nhiều chất thải hơn. Ở Trung Quốc, trong một khu vực nhất định thì quy
mô sản xuất công nghiệp đóng một vai trò phụ đối với mật độ ô nhiễm. Vấn đề rào
cản thƣơng mại cũng có tác động đến ô nhiễm môi trƣờng. Bằng chững gần đây
cho thấy rằng càng mở cửa thƣơng mại thì tỷ lệ các ngành gây ô nhiễm càng giảm
do đƣợc áp dụng công nghệ sạch hơn, thân thiện hơn với môi trƣờng. Để làm rõ tác
động của cải cách kinh tế ở Trung Quốc đến ô nhiễm môi trƣờng, một nghiên cứu
đã so sánh một số tỉnh nhƣ Bắc Kinh, Liêu Ninh, Thƣợng Hải, Quảng Đông và Tứ
Xuyên là những tỉnh có những trung tâm công nghiệp và tại đây mức độ ô nhiễm
cũng đƣợc coi là nặng. Những cải cách kinh tế của Trung Quốc đã làm thay đổi
quy mô trung bình của các doanh nghiệp và các quyền sở hữu. Từ năm 1987 đến
1993, các doanh nghiệp khi chuyển đổi quyền sở hữu có quy mô lớn liên tục tăng
phần đóng góp cho nền kinh tế mà nổi bật nhất là ở Thƣợng Hải, trong khi đó phần
đóng góp của các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc lại giảm đặc biệt là ở Tứ
Xuyên và Quảng Đông. Những kết quả quan trắc và thống kê chỉ ra rằng các doanh
nghiệp lớn và nhỏ thuộc sở hữu nhà nƣớc đều có vai trò trong việc làm giảm ô



21
nhiễm công nghiệp nhƣ ô nhiễm nƣớc do chất hữu cơ, ô nhiễm không khí. Phát
thải đã giảm mạnh trong thời gian cải cách kinh tế ở cả năm tỉnh trong đó hai tỉnh
Tứ Xuyên và Quảng Đông giảm ô nhiễm nhiều nhất.
Ở Trung Quốc, ô nhiễm không khí giữ ổn định và có xu thế giảm trong thập
niên trƣớc mặc dù mức thu nhập tăng lên rất nhanh và chúng ta đã chứng kiến sự
phát triển kinh tế đã thúc đẩy kiểm soát ô nhiễm ở các nƣớc đang phát triển khác
nữa. Quản lý ô nhiễm đƣợc tăng cƣờng cùng với sự tăng thu nhập và tác động của
nó đã làm giảm nhanh chóng mức độ ô nhiễm gây ra bởi sản xuất công nghiệp.
Trung Quốc đã sử dụng các loại phí môi trƣờng để làm giảm ô nhiễm linh hoạt
theo từng địa phƣơng. Phí ô nhiễm cũng là một công cụ quản lý hữu hiệu nhờ các
cơ chế khuyến khích về kinh tế. Đối với các doanh nghiệp thì phí ô nhiễm đơn giản
là một loại thuế mà họ phải gánh chịu cho các loại hàng hóa.
* Ở Inđônêxia: Những nhà máy ở các khu vực có thu nhập thấp nhất và có
trình độ văn hóa thấp có cƣờng độ ô nhiễm nƣớc do chất hữu cơ gấp 15 lần mức
của các nhà máy tại các cộng đồng có mức thu nhập và giáo dục cao nhất. Một số
nghiên cứu cho thấy rằng cải cách kinh tế thƣờng làm thay đổi hình thức sở hữu và
điều này lại có tác động đến môi trƣờng. Các doanh nghiệp quốc doanh thƣờng sử
dụng tài nguyên lãng phí hơn và làm cạn kiệt về tài chính dẫn đến chi phí để giảm
ô nhiễm cao hơn, đầu tƣ cho kiểm soát ô nhiễm ít hơn dẫn đến mức độ ô nhiễm
môi trƣờng tăng lên. Thực tế ở Inđônêxia cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh
gây ô nhiễm nhiều hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Một nghiên cứu mới
đây đã phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Inđônêxia (vào những
năm 1997 – 1998) đến sản xuất công nghiệp và các loại phát thải ở một số nhà máy
lớn. Đi cùng với việc sản lƣợng công nghiệp giảm tới 18% là cƣờng độ ô nhiễm
các chất hữu cơ của các nhà máy tăng lên 15%. Nghiên cứu chỉ ra hai nguyên nhân
chính làm tăng ô nhiễm đó là việc phá giá đồng tiền trong nƣớc làm cho giá đầu
vào nhập khẩu để làm giảm ô nhiễm đắt hơn và việc cắt giảm ngân sách của các cơ
quan quản lý. Tuy nhiên tổng lƣợng phát thải không đổi do giảm khối lƣợng sản

xuất.
Một bài học thành công trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm trong phát triển
kinh tế ở Indônêxia đó là vai trò của cộng đồng, thị trƣờng. Vào những năm 1984,


22
cơ sở sản xuất giấy ở Sumatra nhập khẩu dây chuyền sản xuất cũ và lạc hậu
từ Đài Loan, thải phế thải ra sông Siak sau khi đã xử lý ở mức tối thiểu, do ngƣời
dân phản ứng gay gắt vì nguồn nƣớc bị ô nhiễm nặng, nhà máy đã tiến hành làm
sạch lần thứ nhất vào năm 1990. Sự bùng nổ các hoạt động xuất khẩu của
Inđônêxia đã khiến cơ sở này phải tiến hành làm sạch lần thứ hai vào năm 1992.
Để mở rộng sản xuất và có trách nhiệm lâu dài đối với môi trƣờng các nhà quản lý
đã đầu tƣ lãi suất cao vào việc sử dụng dây chuyền và công nghệ sản xuất sạch từ
các công ty nƣớc ngoài, kết quả là phế thải rất ít và lợi nhuận kinh tế mang lại rất
cao, giá cổ phiếu của cơ sở này đƣợc nâng cao. Sự thành công này mang lại một
mô hình mới về kiểm soát ô nhiễm tại các nƣớc đang phát triển đó là sức ép của
cộng đồng địa phƣơng đòi đền bù thiệt hại do ô nhiễm và sức ép của thị trƣờng tài
chính quốc tế đã đẩy doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến hệ thống quản lý
môi trƣờng.
Một chƣơng trình tiên phong ở Inđônêxia minh họa cho một mô hình hành
động mới đó là thông tin đại chúng. Bắt đầu vào những năm 1980, chính phủ đã
giao cho cơ quan kiểm soát ô nhiễm quốc gia cƣỡng chế thi hành các tiêu chuẩn về
phát thải của các nhà máy công nghiệp song việc này không mang lại hiệu quả do
kinh phí hạn hẹp trong khi đó sản lƣợng công nghiệp hàng năm tăng 10%. Chính
phủ rất lo lắng đến nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng do ô nhiễm. Trƣớc tình hình đó,
cơ quan Kiểm soát ô nhiễm quốc gia quyết định khởi xƣớng chƣơng trình xếp hạng
và công khai hóa kết quả hoạt động môi trƣờng của các nhà máy ở Inđônêxia,
chƣơng trình này có tên là PROPER – Chƣơng trình kiểm soát, đánh giá, xếp hạng
ô nhiễm và bắt đầu đƣợc thử nghiệm vào năm 1995.
Cơ quan kiểm soát ô nhiễm quốc gia đánh giá, xếp hạng hoạt động môi

trƣờng của các cơ sở đã từng gây ô nhiễm nƣớc trong 187 nhà máy cỡ vừa và lớn
nằm trên các lƣu vực sông. Kết quả cho thấy có 2/3 các nhà máy không tuân thủ
các quy chế quản lý môi trƣờng của Indônêxia song vẫn có 1/3 nhà máy đƣợc đánh
giá là có tuân thủ mà nguyên nhân chính là do cộng đồng địa phƣơng và thị trƣờng
đã vào cuộc tạo áp lực đáng kể. Chính phủ đã tiến hành phổ biến thông tin cho
cộng đồng bằng cách tổ chức một buổi lễ chúc mừng và trao thƣởng cho 5 nhà máy
đƣợc xếp hạng tốt nhất về tuân thủ quy chế quản lý môi trƣờng. Sau một năm, đến


23
tháng 12/1996, cơ quan kiểm soát ô nhiễm quốc gia đã công khái hóa mức
xếp hạng của các nhà máy. Số các nhà máy tuân thủ lúc đầu chiếm 1/3 nay đã nâng
lên 1/2. Đến tháng 6/1998 chƣơng trình này đã làm giảm hơn 40% ô nhiễm trong
nhóm nhà máy thử nghiệm [26]. Qua việc này cho thấy việc xếp hạng và phổ biến
thông tin cho cộng đồng có thể là những công cụ mạnh để cải thiện các điều kiện
môi trƣờng ở các nƣớc đang phát triển.
* Ở Braxin: Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho thấy các hoạt động
gây ô nhiễm nặng thƣờng tập trung ở các vùng nghèo khổ của Braxin. Thậm chí
ngay cả trong những trƣờng hợp các khu vực giàu có bị ô nhiễm thì những ngƣời
dân nghèo sống ở khu vực này cũng phải hứng chịu nạn ô nhiễm nhiều hơn. Tại
nhiều thành phố, tình trạng ô nhiễm nƣớc và không khí nghiêm trọng chủ yếu do
phát thải từ các loại phƣơng tiện vận tải chạy bằng động cơ và các hộ gia đình. Các
chính sách kinh tế quốc gia cũng ẩn giấu nguy cơ gây ô nhiễm. Vào những ngày
đầu xây dựng ngành công nghiệp Braxin, Thành phố công nghiệp Cubatao nằm
trong một thung lũng và là một địa điểm tuyệt vời cho một số ngành công nghiệp
nhƣ sắt, dầu mỏ, phân bón, hóa chất. đƣợc các tập đoàn lớn về thép (Cosipa) và
dầu mỏ (Petrobras) đầu tƣ nên nó trở thành một tổ hợp công nghiệp to lớn. Trong
năm 1985 khu vực này chiếm 3% tổng thu nhập quốc dân của Braxin. Nhƣng có
một sai lầm là chất thải của khu công nghiệp này lại đổ ra một con sông trong
thành phố, hàng tấn kim loại nặng đã lắng đọng dƣới đáy sông và trôi ra biển ở gần

Santos và thung lũng tự nhiên trở thành một thung lũng chứa đầy khí thải công
nghiệp. Các doanh nghiệp đã thải hàng ngàn tấn chất thải gây ô nhiễm. Vào những
năm 1980 thành phố này có tỷ lệ trẻ em tử vong cao nhất nƣớc, hơn 1/3 dân số bị
các bệnh về hô hấp. Sự ô nhiễm nặng nề tới mức chính quyền phải tuyên bố tình
trạng khẩn cấp và ra lệnh cho cơ quan kiểm soát ô nhiễm phải có hành động cƣơng
quyết ngăn chặn tình trạng ô nhiễm. Nhƣng biện pháp này cũng gặp không ít trở
ngại do có sự chống đối của các doanh nghiệp nhà nƣớc nơi mà việc phòng chống
ô nhiễm kém hơn rất nhiều khu vực tƣ nhân. Các doanh nghiệp này kêu gọi sự ủng
hộ của các cấp chính quyền mặc dù cho đến năm 1994, ô nhiễm do bụi do các
doanh nghiệp này gây ra chiếm 42% tổng ô nhiễm trƣớc khi thực hiện kiểm soát,
thực tế chiếm tới 77% các loại phát thải sau khi thực hiện kiểm soát. Một sự thay


24
đổi lớn đã diễn ra khi chính phủ cho tƣ nhân hóa tập đoàn thép Cosipa. Sử dụng
nguyên liệu giảm xuống, chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao và ngày càng quan
tâm đến tiêu chuẩn chất lƣợng môi trƣờng [26]. Tác động của việc tƣ nhân hóa tập
đoàn thép Cosipa không phải là một trƣờng hợp riêng biệt, các chính sách kinh tế
cấp quốc gia ảnh hƣởng mạnh đến mức phát thải và có thể coi đó là sự ẩn giấu
nguy cơ gây ô nhiễm. Các nghiên cƣú cho thấy sản xuất sạch hơn, thân thiện hơn
đối với môi trƣờng là kết quả của những cải cách kinh tế nhƣ tƣ nhân hóa các
ngành sản xuất công nghiệp, cắt giảm hàng rào trong thƣơng mại, giảm trợ giá dối
với nguyên vật liệu và năng lƣợng. Một số nƣớc tiến hành cải cách kinh tế vì
những lý do làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nhƣng cũng có một số trƣờng hợp
cải cách kinh tế làm tăng cƣờng mức độ ô nhiễm công nghiệp trên thực tế, mức độ
tăng trƣởng kinh tế nhanh cũng sẽ làm gia tăng ô nhiễm. Các nhà máy nhỏ vẫn là
vấn đề gây tranh cãi trong nhiều tài liệu và môi trƣờng và phát triển. Một nghiên
cứu do Ngân hàng thế giới và Văn phòng điều tra dân số Braxin đã tiến hành
nghiên cứu tỷ lệ tử vong có liên quan đến ô nhiễm, nghiên cứu cho thấy các nhà
máy lơn phải chịu trách nhiệm về phần lớn các ca tử vong có liên quan đến ô

nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp ở Braxin. Hầu hết xảy ra ở các khu đô
thị lớn nhƣ Sao Paulo và Rio de Janeiro thuộc vào hai thành phố có thu nhập cao
nhất. Các nhà máy nhỏ có thể gây ô nhiễm nhiều hơn và có khả năng hủy hoại sức
khỏe nhiều hơn so với các nhà máy lớn. Tuy nhiên tổng đầu ra và tổng phát thải
của các nhà máy lớn sẽ lớn hơn rất nhiều gây ra tỷ lệ tử vong cao.
Bởi vậy khi tiến hành cải cách kinh tế các nhà hoạch định chính sách cũng
quan tâm đến một phần ẩn giấu của ô nhiễm, cùng với cải cách kinh tế, thu nhập
cũng đƣợc nâng lên. Tuy nhiên để hạn chế đƣợc ô nhiễm cần phải có sự phối hợp
giữa các nhà cải cách kinh tế và các nhà môi trƣờng cũng nhƣ sự ủng hộ của dân
chúng. Một sự thay đổi về hệ thống thông tin khi kinh tế phát triển cũng đóng góp
một phần không nhỏ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng ở Braxin. Vào
những năm 1996 hàng loạt máy tính thế hệ mới đựơc trang bị cho các cơ quan bảo
vệ môi trƣờng, từ đó hệ thống thông tin trên mạng đã giúp lƣu trữ, tổng hợp số liệu
và giải quyết chính xác, kịp thời các vấn đề liên quan đến môi trƣờng. Thông qua
mạng thông tin, các nhà quản lý môi trƣờng và doanh nghiệp cũng dễ dàng hợp tác


25
với nhau trong các kế hoạch hành động và tài trợ cho các dự án cụ thể để giảm
thiểu ô nhiễm.
Tuy nhiên, cải cách kinh tế không phải lúc nào cũng giảm đƣợc ô nhiễm. Gia
tăng mức tăng sản lƣợng có thể lấn át việc giảm cƣờng độ ô nhiễm. Trong một số
trƣờng hợp, việc cắt bỏ trợ giá năng lƣợng, phá giá đồng tiền, giảm tính độc quyền
về sản xuất nguyên liệu có thể làm tăng cƣờng độ ô nhiễm. Sự hợp nhất các doanh
nghiệp nhỏ có thể sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn ở các khu đô thị dẫn
đến tăng mức đô ô nhiễm ở khu vực này. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế
nên xác định rõ những nỗ lực của họ có thể gây tác động xấu đến môi trƣờng và để
đảm bảo cải cách kinh tế thành công các nhà hoạch định chính sách sẽ phải dành
một số kinh phí có đƣợc do cải cách kinh tế để cải tiến thông tin và các quy chế
quản lý môi trƣờng.

1.4.2. Những vấn đề rút ra đối với Việt Nam:
* Vai trò của Chính phủ:
Kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng trƣởng liên tục.
Song, một vấn đề đang đƣợc đặt ra là ô nhiễm môi trƣờng cũng đang gia tăng ở
mức báo động, đòi hỏi Chính phủ phải có những chính sách đồng bộ để giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và môi trƣờng. Việc Chính phủ mở rộng
quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh thu hút đầu tƣ của nƣớc ngoài, xúc tiến các hoạt động
thƣơng mại đối với các nƣớc là rất quan trọng để chúng ta có thể tiếp cận với trình
độ công nghệ mới, nhập khẩu thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại, hƣớng tới sản
xuất sạch, thân thiện với môi trƣờng nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với
bảo vệ môi trƣờng và tiến bộ xã hội. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Inđônêxia ở
trên cho thấy sau khi thay đổi máy móc, thiết bị và sản xuất theo công nghệ hiện
đại thì phế thải từ các nhà máy rất ít và lợi nhuận kinh tế mang lại rất cao. Bên
cạnh đó việc tranh thủ sự ủng hộ của Ngân hàng thế giới trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng cũng cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Việt Nam sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ
của Ngân hàng thế giới cho các dự án thử nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ, phổ biến rộng rãi kết quả thử nghiệm, phát triển các khoản vay môi trƣờng
và kết hợp chặt chẽ vấn đề môi trƣờng với các khoản vay nhằm hỗ trợ cải cách
kinh tế.

×