1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
NGUYỄN MẠNH CƢỜNG
CẢI CÁCH KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC SAU KHI GIA
NHẬP TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ
NHỮNG GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 5.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC THANH
Hà Nội - 2005
2
Môc lôc
Trang
PhÇn Më ®Çu 5
Ch-¬ng i: Nh÷ng vÊn ®Ò chung vÒ WTO VÀ KINH TẾ TRUNG
QUỐC 8
1.1.WTO - MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 8
1.1.1.Sự hình thành WTO 8
1.1.2.Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của WTO 12
1.1.2.1.Mục tiêu của WTO 13
1.1.2.2.Các nguyên tắc hoạt động của WTO 13
1.2. BỐI CẢNH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC 17
1.2.1.Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Trung Quốc 17
1.2.2. Cơ hội và thách thức đối với Trung Quốc khi gia nhập WTO 22
1.2.2.1.Cơ hội 22
1.2.2.2.Thách thức 23
1.3. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH VÀ CAM KẾT TRƢỚC KHI GIA NHẬP WTO
CỦA TRUNG QUỐC 27
1.3.1. Điều chỉnh chính sách trƣớc khi gia nhập WTO của Trung Quốc 27
1.3.2. Cam kết trƣớc khi gia nhập WTO của Trung Quốc 29
CHƢƠNG 2: CẢI CÁCH KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO 31
2.1.TIẾP TỤC CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ THỰC HIỆN CAM KẾT
CỦA TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO 31
2.1.1. Ngoại thƣơng 31
2.1.2. Đầu tƣ nƣớc ngoài 34
2.1.3.Công nghiệp 36
2.1.4. Nông nghiệp 38
2.1.5.Hệ thống ngân hàng 41
2.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ TRUNG QUỐC SAU KHI GIA NHẬP WTO 43
3
2.2.1. Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 43
2.2.2.Công nghiệp 47
2.2.3. Nông nghiệp 55
2.2.4.Dịch vụ 57
2.2.5. Ngoại thƣơng 66
2.2.6. Đầu tƣ nƣớc ngoài 73
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 78
CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG GỢI Ý
VỀ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 84
3.1.BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 84
3.1.1.Chính sách thuế và áp dụng điều khoản bảo hộ phi thuế quan
thông dụng quốc tế 85
3.1.2. Đẩy mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài 87
3.1.3. Sáp nhập xí nghiệp, đẩy mạnh cải cách hệ thống doanh nghiệp
Nhà nƣớc 88
3.1.4. Giải quyết vấn đề dƣ thừa lao động nông thôn 89
3.1.5. Chính sách tiền tệ 91
3.2. QUÁ TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM 93
3.2.1. Tính tất yếu và triển vọng gia nhập WTO của Việt Nam 93
3.2.2.Thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO 95
3.3.2.1.Thuận lợi 95
3.2.2.2. Khó khăn 97
3.3. GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 99
3.3.1. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các Bộ, ngành 99
3.3.2. Chủ động mở cửa thị trƣờng trong nƣớc để mở cửa thị trƣờng
nƣớc ngoài 100
3.3.3. Xây dựng nền kinh tế thị trƣờng phát triển 102
3.3.4.Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, thƣơng mại 106
4
3.3.5. Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên về các vấn đề hội
nhập kinh tế 108
3.3.6. Thực hiện các chƣơng trình đảm bảo xã hội 109
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
Với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới,
WTO thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong lời nói đầu của hiệp định
GATT-1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo
việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực của thế giới.
Đối với Trung Quốc, sau khi gia khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã tiến
hành mậu dịch quốc tế theo nguyên tắc qui chế tối huệ quốc ổn định đa phương.
Với tư cách là một quốc gia đang phát triển, Trung Quốc được hưởng những chế
độ ưu đãi thông thường do WTO qui định, tức là những đãi ngộ đối với những
nước đang phát triển; đồng thời thuế quan và mức bảo hộ những ngành nghề còn
yếu của Trung Quốc được WTO cho phép cao hơn những nước phát triển.
Trung Quốc có trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán vv
có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO Trung Quốc
gặp một số khó khăn trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế như: hệ thống tài
chính – ngân hàng yếu kém, nền nông nghiệp lạc hậu, chưa phát triển đồng đều,
doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn
trong nền kinh tế vv Đây là những vấn đề mà Việt Nam cũng sẽ khó tránh khỏi
sau khi gia nhập WTO.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới như gia nhập ASEAN, là thành viên của APEC, ASEM và đang trong
quá trình hoàn tất việc đàm phán gia nhập WTO. Vì vậy, việc nghiên cứu cải
cách chính sách kinh tế của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO là rất cần thiết
và là những gợi ý về chính sách cho Việt Nam.
6
2.Tình hình nghiên cứu :
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về việc Trung Quốc gia nhập WTO
nhưng chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào cải cách chính sách kinh tế của Trung
Quốc sau khi gia nhập WTO để từ đó đưa ra những gợi ý về chính sách cho Việt
Nam. Nghiên cứu của TS Trần Văn: Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập
WTO và quan hệ kinh tế thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN.
Nghiên cứu của ông đã đề cập đến những thuận lợi và khó khăn mà thương mại
thế giới nói chung và thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN nói
riêng, trong đó có Việt Nam gặp phải sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Nghiên cứu chưa đi sâu vào việc nghiên cứu các chính sách kinh tế cụ thể của
Trung Quốc mà chỉ đưa ra những kết quả về thương mại của Trung Quốc là
chính. Từ đó đưa ra những so sánh về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với
thương mại thế giới trước và sau khi nước này ra nhập WTO. Nghiên cứu này
chưa đưa ra được những cải cách chính sách của Trung Quốc trong các lĩnh vực
sau khi gia nhập WTO để phát triển kinh tế của mình.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác nhưng cũng chưa tập trung sâu vào
cải cách chính sách kinh tế của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO để từ đó đưa
ra những gợi ý về chính sách cho Việt Nam.
3.Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu cải cách chính sách kinh tế của Trung Quốc sau khi gia nhập
WTO trong các lĩnh vực ngoại thương, đầu tư nước ngoài, ngân hàng, nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ vv Trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý về chính
sách cho Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu :
Nghiên cứu cải cách chính sách kinh tế của Trung Quốc sau khi gia nhập
WTO, tập trung vào các vấn đề: Ngoại thương, Đầu tư nước ngoài, Hệ thống
ngân hàng, Nông nghiệp, thực hiện cam kết vv
7
5.Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề trên từ khi Trung Quốc gia
nhập WTO đến nay.
6.Phƣơng pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng các phương pháp: DVBC và DVLS, phương pháp thống
kê, tổng hợp, phân tích, so sánh.
7.Dự kiến những đóng góp của luận văn :
Những vấn đề chung về WTO và kinh tế Trung Quốc.
Làm rõ những nỗ lực tiếp tục cải cách chính sách kinh tế của Trung Quốc
sau khi gia nhập WTO, nghiên cứu vấn đề thực hiện các cam kết của Trung
Quốc sau khi ra nhập WTO như thế nào.
Rút ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho Việt Nam là nước đang
trong quá trình gia nhập WTO. Trên cơ sở đó, đưa ra những gợi ý về chính sách
khi Việt Nam gia nhập WTO.
8. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề chung về WTO và kinh tế Trung Quốc.
Chương 2: Cải cách kinh tế ở Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và những gợi ý về
chính sách cho Việt Nam khi gia nhập WTO.
Do đây là một chủ đề mới mẻ, bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức,
kinh nghiệm, nguồn tài liệu và thời gian nghiên cứu nên mặc dù đã hết sức cố
gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến
đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Ngọc Thanh - người đã tận
tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
8
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ WTO
VÀ KINH TẾ TRUNG QUỐC
1.1.WTO - MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
1.1.1.Sự hình thành WTO
Năm 1944, khi chiến tranh thế giới thứ hai đang đi vào giai đoạn kết thúc
thì tại Bretton Woods, 44 quốc gia tư bản đã tổ chức một hội nghị quốc tế gọi là
hội nghị Bretton Woods. Tại hội nghị này, các quốc gia đã thành lập hai tổ chức
kinh tế là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế
(IBRD - Tiền thân của Ngân hàng thế giới sau này). Đồng thời đã đi đến một
quyết định là thành lập ra một Tổ chức Thương mại quốc tế, gọi tắt là ITO.
Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, đã có 03 Hội nghị quốc tế được tổ chức
(London, tháng 10/1946; Geneva, tháng 08/1947; La Havana, từ tháng 11/1947
đến tháng 03/1948) nhằm soạn thảo ra văn kiện thành lập ITO có tên gọi là
“Hiến chương La Havana”. Mục tiêu của ITO được qui định trong Hiến chương
La Havana là tạo việc làm đầy đủ và tăng trưởng thương mại. Vì vậy, để đạt
được hai mục tiêu nói trên, Hiến chương đã đề ra bốn biện pháp hành động chủ
yếu: tái thiết và phát triển kinh tế; tất cả các nước đều được tiếp cận với các
nguồn cung cấp nguyên liệu và các yếu tố sản xuất khác trên cơ sở bình đẳng;
cắt giảm các trở ngại đối với thương mại quốc tế; hợp tác và tư vấn với ITO.
Tuy nhiên, quá trình đàm phàn để đi đến Hiến chương ITO đã cho thấy những
bất đồng sâu sắc giữa Mỹ, Tây Âu với các nước đang phát triển về mục tiêu và
9
những ưu tiên của ITO. Trong khi mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ là mở cửa
thị trường các nước Tây Âu và Nhật Bản, nhất là hạn chế đến mức tối đa các
háng rào thuế quan, tự do hoá thương mại trên cơ sở bình đẳng và tối huệ quốc
thì các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Libăng lại cương quyết
chống lại các điều khoản tối huệ quốc vì cho rằng các điều khoản này sẽ đặt
những nước trên rơi vào thế bình đẳng trên danh nghĩa nhưng lại bất bình dẳng
trên thực tế.
Chính những mâu thuẫn trên đã khiến cho Hiến chương La Havana
không bao giờ có hiệu lực và ITO cũng không bao giờ ra đời. Tuy nhiên, song
song với các vòng đàm phán cho việc ra đời ITO, thì tại Genever, ngày
30/10/1947, đại diện của 23 nước đã đi đến một thoả thuận cắt giảm thuế
quan đối với một nửa số hàng hoá trong thương mại quốc tế, đồng thời đã ký
kết Nghị định thư áp dụng tạm thời “Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại”, gọi tắt là GATT 1947.
Chính việc Hiến chương La Havana không được phê chuẩn, nên Hiệp
định GATT với 38 điều đã được các nước áp dụng “tạm thời” trong hơn 40 năm
như là một Hiệp định đa phương duy nhất điều chỉnh các quan hệ thương mại
quốc tế. Sau gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, GATT đã trở thành một thể chế
và pháp lý của nền thương mại quốc tế cũng như đã trở thành thể chế mậu dịch
đa phương quản lý và điều hành hoạt động mậu dịch của các nước sau khi tiến
trình thành lập Tổ chức Mậu dịch quốc tế bị đứt quãng. Tuy chỉ là một bản hiệp
định mang tính tạm thời song nó lại có tác dụng rất lớn trong việc đảm bảo và
thúc đẩy sự phát triển của nền mậu dịch quốc tế sau chiến tranh.
GATT đã trở thành “nôi đàm phán” của mậu dịch quốc tế, phát động và
thúc đẩy tiến trình tự do hoá mậu dịch giữa các nước, là nơi giải quyết các tranh
10
chấp quốc tế, điều hoà những mâu thuẫn và va chạm về mậu dịch quốc tế giữa
các nước.
GATT đã thông qua những chế độ và cơ chế về mậu dịch của các nước
đang phát triển, có một tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển về
kinh tế và mậu dịch của các nước đang phát triển.
Hàng năm các thành viên nhóm họp để vạch ra chính sách cơ bản của
GATT, mỗi quốc gia thành viên có một phiếu. Chế độ đa phiếu được tôn trọng
nhằm tránh việc rời xa các nghĩa vụ cụ thể mà GATT qui định. Các tiểu ban hoà
giải được xác lập nhằm giải quyết các tranh chấp trong thương mại.
Từ năm 1947 đến năm 1994, đã có 8 vòng đàm phán thương mại đa
phương được tiến hành trong khuôn khổ GATT 1947. Nội dung của các vòng
đàm phán đã được mở rộng từ cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế
quan đến cải cách hệ thống pháp lý, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT.
Nhưng do trào lưu toàn cầu hoá kinh tế diễn ra ngày càng nhanh, mạnh và
sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên GATT đã bộc lộ nhiều bất
cập và hạn chế. Điều này chủ yếu biểu hiện ở những điểm sau:
Về vị trí, GATT chỉ là một bản hiệp định mang tính tạm thời chứ không
phải là một tổ chức quốc tế chính thức, không có tư cách chủ thể luật quốc tế. Vị
trí không chính thức này của GATT đã gây trở ngại cho nó trong việc tiến hành
các hoạt động thông thường, hạn chế nó trong việc phát huy chức năng của
mình, làm giảm bớt quyền lực của nó với tư cách là một tổ chức quản lý và điều
hoà các hoạt động mậu dịch quốc tế.
11
Phạm vi quản lý của GATT quá nhỏ hẹp vì chỉ hạn chế ở lĩnh vực mậu
dịch và kinh tế, mậu dịch dịch vụ phát triển hết sức nhanh chóng, ngày càng
đóng vai trò quan trọng. Hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế thế giới ngày
càng mang đặc trưng của nền kinh tế tri thức, làm thế nào để bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại quốc tế đã trở thành một chủ đề quan
trọng. Rõ ràng là thể chế GATT như vậy rất khó có thể đáp ứng nhu cầu phát
triển mậu dịch và kinh tế quốc tế.
Quy tắc của GATT rất không chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở. Điều này chủ yều
thể hiện ở những điểm: thứ nhất, nội dung của rất nhiều qui tắc trong GATT còn
mơ hồ, thiếu những tiêu chuẩn rõ ràng; thứ hai, còn nhiều khoản ngoại lệ; thứ
ba, còn tràn lan nhiều biện pháp “Khu vực xám” như hạn chế xuất khẩu tự
nguyện, sắp xếp có trật tự Chẳng hạn, ở nguyên tắc “không phân biệt đối xử”
được thể hiện trong điều khoản “tối huệ quốc”, theo đó không ưu đãi mậu dịch
đối với bất kỳ quốc gia nào hơn so với những thành viên khác ký kết GATT.
Nhưng trong các khu vực mậu dịch tự do (còn gọi là liên minh thuế quan –
Customs Unions) thì các thành viên trong khu vực hoặc trong liên minh điều
được ưu đãi hơn. Hay ở nguyên tắc “cấm trợ cấp cho xuất khẩu” có nghĩa là các
nhà sản xuất nội địa không được hưởng những lợi ích hoặc ưu đãi nào khiến họ
chiếm ưu thế trên thị trường nước ngoài. Ngoại lệ của nguyên tắc này dành cho
mặt hàng nông sản. Ngoài mặt hàng nông sản ra, nếu có trợ cấp ưu đãi khác thì
các nước được quyền áp dụng chính sách thuế quan phân biệt đối xử nhằm làm
đối trọng với những trợ cấp này, gọi là thuế quan bù trừ.
Những hạn chế trên đây trong các qui tắc của GATT đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính quyền uy và tính hiệu quả của thể chế mậu dịch đa
phương, nếu kéo dài sẽ gây biến động trong toàn bộ thể chế của GATT.
12
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT còn tồn tại nhiều hạn chế
nghiêm trọng. Biểu hiện chủ yếu: quyền lực tổ chức, nhóm chuyên gia rất nhỏ,
quá trình giải quyết tranh chấp quá dài, sau khi kiểm tra, giám sát không có hiệu
lực. Đặc biệt là nguyên tắc “toàn thể nhất trí đồng ý” mà GATT sử dụng để giải
quyết tranh chấp, nguyên tắc khắt khe này đã dẫn đến hiện tượng kết quả giải
quyết tranh chấp của GATT không thể thực thi có hiệu quả. Như vậy, khi nước
thành viên, nhất là những nước thành viên có qui mô mậu dịch và thực lực kinh
tế hùng hậu vi phạm các nguyên tắc mậu dịch đa phương đã không bị trừng phạt
một cách đích đáng, do vậy thường xuyên đặt toàn bộ thể chế mậu dịch đa
phương trước nguy cơ tan rã.
Đứng trước những hạn chế nội tại không thể giải quyết của GATT và để
đáp ứng nhu cầu phát triển toàn cầu hoá mậu dịch và kinh tế quốc tế ngày càng
phức tạp, các bên tham gia vòng đàm phán Urugoay (1986 – 1993, 123 nước) đã
đi đến thống nhất quyết định thành lập một thể chế mậu dịch đa phương mới -
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO) vào ngày
01/01/1995.
WTO có trụ sở tại Geneva và Tổng cán sự đầu tiên là ông R.Ruggiero,
người Italia. Ngày 31/12/1994, các nước và khu vực tham gia GATT trước đây
sau khi đồng loạt tiếp nhận bản Hiệp định đàm phán Urugoay đã trở thành các
bên đầu tiên tham gia ký kết điều ước của WTO. WTO là tổ chức quốc tế lớn
nhất và đầu tiên trong việc thiết lập các thoả thuận và cam kết chung trên qui mô
toàn cầu trong lĩnh vực thương mại và phát triển kinh tế nói chung. WTO ra đời
đã đánh dấu sự ra đời của một thể chế mậu dịch đa phương mới, từ đó, mậu dịch
quốc tế đã bước vào một thời đại mới - thời đại của WTO.
1.1.2.Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của WTO
13
1.1.2.1.Mục tiêu của WTO
WTO có 3 mục tiêu sau:
Thúc đẩy tăng trưởng hàng hoá và dịch vụ trên thế giới, phục vụ cho sự
phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và
tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống
thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc
tế; đảm bảo cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển
nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại
quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến
khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành
viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
1.1.2.2.Các nguyên tắc hoạt động của WTO
Về phương diện pháp lý, định ước cuối cùng của vòng đàm phán Urugoay
ký ngày 15/04/1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều
chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử
ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các Hiệp định được ký tại
Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500
trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các nước thành
viên như sau: Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới; 20 Hiệp định đa
phương về thương mại hàng hoá; 04 Hiệp định đa phương về thương mại dịch
vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thươnng mại; 04
Hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của Chính phủ, sản
phẩm sữa và sản phẩm thịt bò; 23 tuyên bố và quyết định liên quan đến một số
vấn đề chưa đạt được thoả thuận trong vòng đàm phán Urugoay;
14
Tổ chức thương mại quốc tế được xây dựng trên nền tảng 4 nguyên tắc
pháp lý cơ bản là: tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và cạnh
tranh công bằng.
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN ( Most Favoured Nation), là
nguyên tắc pháp lý quan trọng của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN
được thể hiện ngay tại điều I của Hiệp định GATT. Nguyên tắc MFN được hiểu
là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì
nước này cũng phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác.
Thông thường, nguyên tắc MFN được quy định trong các Hiệp định thương mại
song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các
nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không
phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự “đối xử ưu đãi nhất”.
Mặc dù được coi là “hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương,
Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ và miễn trừ quan
trọng đối với nguyên tắc MFN. Ví dụ như điều XXIV của GATT quy định các
nước thành viên trong các Hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau
sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái
với nguyên tắc MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu
đãi hơn với các nước đang phát triển. Miễn trừ thứ nhất là quyết định ngày
25/06/1971 của Đại hội đồng GATT về việc thiết lập “Hệ thống ưu đãi phổ cập”
(GSP – Global System of Trade Prefrences among Developing Countries) chỉ áp
dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thế thiết lập một số mức thuế ưu
đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước
đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những
mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển khác theo nguyên tắc MFN.
15
Miễn trừ thứ hai là quyết định ngày 26/11/1971 của Đại hội đồng GATT về
“Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này
có quyền đàm phán, ký kết những Hiệp định thương mại dành cho nhau những
ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ
các nước phát triển. Trên cơ sở quyết định này, Hiệp định về “Hệ thống ưu đãi
thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển” đã được ký kết năm 1989.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT), quy định tại
Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS. Nguyên tắc NT
được hiểu là hàng hoá nhập khẩu, dịch vụ về quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài
phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong
nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá,
dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân.
Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ,
việc áp dụng NT là một nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu
trí tuệ.
Nguyên tắc mở cửa thị trƣờng
Nguyên tắc mở cửa thị trường thực chất là mở cửa thị trường cho hàng
hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương,
khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều
đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.
Về mặt chính trị, “tiếp cận thị trường” thể hiện nguyên tắc tự do hoá
thương mại của WTO. Về mặt pháp lý, “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ
có tính chất ràng buộc thực hiện các cam kết về mở cửa thị trường mà nước này
chấp nhận khi đàm phán gia nhập WTO.
Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
16
Cạnh tranh công bằng (Fair Competition) thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh
tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau” và được công nhận trong án lệ
của Urugoay kiện 15 nước phát triển (1962) về việc áp dụng các mức thuế nhập
khẩu khác nhau đối với cùng một lượng hàng nhập khẩu. Do tính chất nghiêm
trọng của vụ kiện, Đại hội đồng GATT đã phải thành lập một Nhóm Công tác
(Working Group) để xem xét vụ này. Nhóm Công tác đã cho kết luận rằng, việc
áp đặt các mức thuế khác nhau này đã làm đảo lộn những “điều kiện cạnh tranh
công bằng” mà Urugoay có quyền “mong đợi” từ phía những nước phát triển và
đã gây thiệt hại về lợi ích thương mại của Urugoay. Từ nay các nước phát triển
có thể bị kiện khi ngay cả về mặt pháp lý họ không vi phạm các điều khoản nào
trong Hiệp định GATT nếu các nước này có những hành vi trái với “nguyên tắc
cạnh tranh công bằng”.
Tóm lại, theo quy định trong Hiệp định thành lập, WTO đã khắc phục
được những hạn chế của GATT trước đây:
Thứ nhất, WTO là một tổ chức pháp nhân có tư cách chủ thể luật quốc tế.
Tổ chức này có điều lệ rõ ràng chứ không phải chỉ mang tính chất cộng đồng
như GATT, các thành viên của nó có khả năng pháp định tất yếu khi WTO thực
hiện chức năng của mình.
Thứ hai, WTO có phạm vi hoạt động rộng hơn GATT. Sự ra đời của
WTO giúp tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới trong các lĩnh
vực mới là dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôn khổ
thương mại đa phương hai lĩnh vực là dệt may và hàng nông sản.
Thứ ba, WTO có chức năng giải quyết tranh chấp hiệu lực hơn GATT,
bởi vì thoả ước khó có thể thực thi nếu không đạt được sự nhất trí. WTO đã khắc
phục được những hạn chế nội tại của GATT đồng thời cũng mang lại cho các
nước đang phát triển những quyền lực lớn hơn, có thể xoá bỏ được hiện tượng
17
các nước phát triển lợi dụng cơ chế giải quyết tranh chấp lỏng lẻo của GATT để
chèn ép các nước đang phát triển ở một mức độ tương đối.
Nói chung, so với GATT, WTO lớn mạnh hơn cả về lượng và chất. Phạm
vi hoạt động của WTO bao trùm lên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cơ chế ra quyết định cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp đã được bổ sung
cho phù hợp với tình hình mới. Cho dù có sự khác biệt như thế, WTO vẫn theo
đường lối của GATT để nhằm hạn chế những thiệt hại trong thương mại, cũng
tương tự như IMF hạn chế những thiệt hại trong giao dịch về tài chính, làm giảm
sút tính cạnh tranh.
Sự ra đời của WTO vào ngày 10/01/1995 là bước dạo đầu cho triển vọng
nhất thể hoá về ngoại thương ở tầm toàn thế giới trong tương lai. Có lẽ sẽ còn xa
để tiến tới khả năng hợp nhất về đơn vị thanh toán, nhưng với những bước phát
triển như kiểu WTO, thế giới sẽ tiến dần đến tầm vóc quy mô về hợp tác – liên
kết – và thống nhất về kinh tế cho nhân loại trong thiên niên kỷ mới.
1.2. BỐI CẢNH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC
1.2.1.Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Trung Quốc
Ngày 01/01/1995 tại Urugoay, Tổ chức thương mại thế giới - WTO ra đời
đã đánh dấu một sự chuyển biến lớn lao trong nền kinh tế thế giới. WTO ra đời
đã thay thế tổ chức tiền nhiệm GATT, tiến hành thúc đẩy tự do hoá thương mại
quốc tế giữa các nước thành viên. Đến nay, WTO đã có 148 thành viên và còn
nhiều quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Việc ngày càng có
nhiều quốc gia muốn gia nhập WTO đã cho thấy tầm quan trọng của tổ chức
này. Thêm vào đó, hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng hiện nay và
không có một quốc gia nào muốn ở ngoài cuộc. Do đó, dù muốn hay không thì
mỗi một quốc gia đều phải hoà nhập vào quá trình này. Việc tham gia quá trình
hội nhập càng chủ động thì càng có hiệu quả và tránh được nhiều rủi ro.
18
Theo cách nhìn của Trung Quốc, WTO là một tổ chức quốc tế chính thức,
phản ánh và thể hiện nhu cầu lợi ích của các nước đang phát triển với những tôn
chỉ tiến bộ. Hiệp định WTO và 20 Hiệp định đi kèm đều đề cập đến vấn đề đãi
ngộ đặc biệt và chênh lệch cho các nước đang phát triển và kém phát triển, bảo
vệ lợi ích của các nước này với 145 quy định, trong đó 107 quy định đã được
chấp nhận khi kết thúc vòng đàm phán Urugoay, 22 quy định chỉ được áp dụng
cho các thành viên là các nước kém phát triển nhất. Tôn chỉ của WTO được xác
định là nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc làm, nâng cao mạnh mẽ và
chắc chắn thu nhập thực tế và nhu cầu hiệu quả, mở rộng sản xuất, thương mại
hàng hoá và dịch vụ, lấy phát triển bền vững làm mục tiêu, tăng cường sử dụng
đầy đủ các nguồn lực của thế giới, bảo vệ, giữ gìn môi trường và dùng mọi
phương thức cần thiết để phù hợp với những trình độ phát triển kinh tế khác
nhau, tăng cường áp dụng hàng loạt biện pháp tương ứng. Đồng thời phải nỗ lực
tích cực để đảm bảo cho các nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát
triển nhất giành được phần tương ứng với nền kinh tế của mình trong tăng
trưởng thương mại quốc tế. Tôn chỉ của WTO thực sự là tiến bộ, có sức hấp dẫn
tất cả các quốc gia.
Có thể nhận thấy tính tất yếu khách quan của xu hướng hội nhập kinh tế
quốc tế nói chung và gia nhập WTO ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, trên toàn thế giới và trong mỗi quốc gia đều đã có sẵn một mức
nào đó các điều kiện vật chất - kỹ thuật như tiềm lực kinh tế kỹ thuật, sức mạnh
quân sự chính trị, nền tảng văn hoá xã hội và khi các tiềm lực này phát triển
mạnh mẽ, đạt đến một điểm mà tại đó bản thân các tiềm lực này đòi hỏi một môi
trường rộng lớn hơn để phát triển. Khi đó, các nguồn lực sẽ di chuyển từ quốc
gia này sang quốc gia khác và ngược lại. Bất cứ một nền kinh tế nào không thể
19
không tham gia vào quá trình này. Đây chính là những điều kiện cơ bản để các
quốc gia tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, nhìn nhận một cách khách quan, toàn bộ quá trình Toàn cầu hoá
là một tất yếu vì lợi ích thu được từ quá trình trên đối với mỗi quốc gia là xu
hướng chủ đạo. Nếu quốc gia nào không theo xu hướng đó thì chắc chắn sẽ phải
chịu tổn thất phát triển to lớn hơn nhiều, là tự chặn con đường tiến lên của mình
trong thời đại ngày nay. Vấn đề đặt ra ở đây không còn là cân nhắc xem nên
tham gia vào quá trình hội nhập hay không mà là hội nhập như thế nào, theo lộ
trình nào để lợi ích thu được từ đó là lớn nhất và hậu quả rủi ro là nhỏ nhất.
Bên cạnh những tất yếu khách quan mà mỗi quốc gia phải hội nhập kinh
tế quốc tế, thì còn một lý do khác nữa cũng thúc đẩy các nước muốn gia nhập
WTO, đó chính là những lợi ích to lớn mà tổ chức này đem lại cho các nước
thành viên. Có thể nêu ra một số lợi ích chủ yếu mà các thành viên sẽ nhận được
khi tham gia WTO như sau:
Thứ nhất, khi gia nhập WTO các quốc gia thành viên sẽ không bị phân
biệt đối xử trong thương mại quốc tế. Theo nguyên tắc của WTO, một nước
thành viên của tổ chức này sẽ mặc nhiên được hưởng ưu đãi Tối huệ quốc và
những đãi ngộ quốc gia khác, nhờ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá
xuất khẩu, đồng thời góp phần xoá bỏ những lý do để các cường quốc thương
mại áp dụng những biện pháp phân biệt đối xử trong việc ấn định các biện pháp
chống bán phá giá và biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, trên thực tế khi đã vào WTO,
để không bị phân biệt đối xử các nước phải thường xuyên tiếp cận nguyên tắc
này trong quá trình đàm phán, tính đến sự đa dạng của các quan hệ kinh tế -
thương mại của mình với từng nước và phải tuân theo nguyên tắc có đi có lại.
20
Đối với Trung Quốc, sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc có thể tiến hành
mậu dịch quốc tế theo nguyên tắc quy chế tối huệ quốc ổn định đa phương. Với
tư cách là một quốc gia đang phát triển, Trung Quốc sẽ được hưởng những chế
độ ưu đãi thông thường do WTO quy định, tức là những đãi ngộ đối với các
nước đang phát triển; đồng thời thuế quan và mức bảo hộ những ngành nghề còn
yếu của Trung Quốc sẽ được WTO cho phép cao hơn các nước phát triển.
Thứ hai, gia nhập WTO, hệ thống luật pháp trong nước sẽ được củng cố
đồng thời các tranh chấp thương mại được giải quyết theo một khung pháp luật
quốc tế. WTO là một tổ chức với những quy định và “luật chơi” chặt chẽ kiểm
soát thương mại toàn cầu. Các Hiệp định của WTO không ngừng nâng cao tính
trong sáng minh bạch của chính sách thương mại và tập quán thương mại quốc
tế. Do đó, nếu trở thành thành viên, nhất là các nước đang phát triển và nước có
nền kinh tế chuyển đổi, sẽ có điều kiện xây dựng và tăng cường các chính sách
và thể chế điều hành, quản lý nền kinh tế của mình phù hợp với luật pháp và
thông lệ quốc tế nhằm tăng cường sự ổn định trong môi trường kinh doanh, nâng
cao hiệu quả và năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế. Nhưng việc các
nước phải sửa đổi hệ thống pháp luật trong nước để phù hợp với quy định của
WTO cũng đồng thời ảnh hưởng đến một số lĩnh vực, gây những khó khăn nhất
thời. Điều đáng lưu ý là phải làm sao tận dụng tối đa những lợi thế của việc
tham gia tổ chức này và giảm thiểu những khó khăn.
Đối với Trung Quốc, họ có thể lợi dụng cơ chế giải quyết tranh chấp mậu
dịch của WTO để củng cố hệ thống luật pháp trong nước cũng như giải quyết
các mâu thuẫn thương mại một cách công bằng và hợp lý hơn, từ đó có thể tránh
được một số vấn đề gặp phải khi tranh chấp mậu dịch đơn phương xảy ra để
đảm bảo quyền lợi chính đáng của Trung Quốc.
21
Thứ ba, quốc gia gia nhập WTO sẽ được nâng cao vị thế quốc tế và tạo
thế đứng vững chắc hơn trong quan hệ quốc tế. Các nhà kinh tế đã ví WTO như
một con tàu đang chạy, nếu như một nước không nhanh chóng nhảy lên tàu thì
khoảng cách giữa họ và con tàu ngày càng xa, hay nói cách khác, họ sẽ bị tụt
hậu lại sau. Thực tế cho thấy WTO là một diễn đàn thương lượng nhằm tạo
thuận lợi cho thương mại phát triển; ngoài những cam kết đã được thoả thuận,
các thành viên sẽ tiếp tục sẽ tiếp tục thảo luận và thương lượng các Hiệp định
mới về thương mại và đầu tư. Do đó, là thành viên sẽ có điều kiện tham gia vào
quá trình quản lý nền kinh tế thông qua việc tham dự các vòng đàm phán để thu
thập thông tin, chiều hướng thương mại quốc tế, bảo vệ quan điểm của nước
mình về những vấn đề mới.
Đối với Trung Quốc, gia nhập WTO sẽ tăng cường rất nhiều quyền phải
phát ngôn và quyền chủ động của Trung Quốc trên thế giới, nhất là trong những
công việc kinh tế quốc tế, đồng thời cũng tạo ảnh hưởng tích cực đối với việc
hoàn thành sự nghiệp thống nhất dân tộc Trung Hoa.
Trong xu thế toàn cầu hoá, Tổ chức thương mại thế giới đã ra đời và hoạt
động với 4 nguyên tắc: Tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trường và
cạnh tranh công bằng. WTO đã tạo lập một cơ chế thương mại mới cho các nước
thành viên của nó. Cơ chế mới này đã đáp ứng được yêu cấu của quá trình hội
nhập và mang lại lợi ích to lớn cho các nước thành viên. Ý thức được điều đó,
Trung Quốc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc gia nhập WTO. Khi
gia nhập WTO. Trung Quốc đã có được những lợi ích vô cùng quan trọng như
tạo môi trường kinh tế cho nước này mở cửa xây dựng kinh tế, tạo cơ hội thúc
đẩy việc thiết lập thể chế kinh tế thị trường XHCN
Tóm lại, việc gia nhập WTO của Trung Quốc là tất yếu – con đường phải
đi của các nước đang phát triển.
22
1.2.2. Cơ hội và thách thức đối với Trung Quốc khi gia nhập WTO
1.2.2.1.Cơ hội
Với tư cách là một quốc gia đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi
như Trung Quốc, gia nhập WTO đem lại cho nước này một số cơ hội. Đó là:
Gia nhập WTO sẽ tạo nên môi trường kinh tế quốc tế tốt cho việc Trung
Quốc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá đất nước, tạo cơ hội thúc đảy
nhanh việc thiết lập thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là
đối với các sản phẩm hàng dệt may. Cộng với thu nhập kinh tế của các ngành
khác, hàng năm Trung Quốc có thể thu được thêm 116 tỷ USD, tương đương
1% tăng trưởng GDP.
Người tiêu dùng Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những sản phẩm
và dịch vụ với giá rẻ, chất lượng tốt.
Gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ có điều kiện tạo thêm cơ hội về việc
làm và tăng lợi ích cho người lao động khi thu hút được nhiều nguồn đầu tư
nước ngoài.
Gia nhập WTO, Trung Quốc thuận lợi trong việc mở rộng hợp tác giao
lưu với quy mô lớn trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá và con người, từ đó sẽ
làm người dân Trung Quốc có tầm nhìn rộng hơn, có ý thức công dân cao hơn
Dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá về kinh tế, dù cho muốn hay
không thì mỗi quốc gia vẫn phải tham gia vào quá trình này. Việc chủ động
tham gia vào quá trình này sẽ giúp cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển
ổn định. Đặc biệt là các nước đang thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển
nền kinh tế của mình.
23
1.2.2.2.Thách thức
Bên cạnh những lợi ích có được khi gia nhập WTO, Trung Quốc cũng
phải đối diện với một số thách thức và vấn đề khi nước này gia nhập WTO.
Một là, sau khi gia nhập WTO, thuế quan giảm tác động đến thị trường
trong nước của Trung Quốc, mức bảo hộ đối với ngành nghề cũng giảm đi,
những ngành vốn thiếu sức cạnh tranh quốc tế trong thời gian ngắn sẽ rơi vào
tình trạng kinh doanh khó khăn. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, một nước đã
thực hiện quy chế mậu dịch mấy chục năm còn phải dần dần giảm bớt biện pháp
hàng rào phi thuế quan thực hiện trước đây như giấy phép, hạn ngạch, hạn chế
ngoại hối, tiêu chuẩn kiểm nghiệm kỹ thuật và quy chế MFN đối với việc thâm
nhập thị trường của các nước Gia nhập WTO sẽ mang lại những thách thức
cho một số ngành nghề lâu nay dựa vào bảo hộ của Nhà nước, giá thành sản
phẩm cao, sức cạnh tranh trên thị trường kém. Như nông nghiệp Trung Quốc
một thời gian dài dựa vào bù lỗ của Nhà nước, thuế nhập khẩu cao tới 21%.
Trung Quốc cam kết sau khi gia nhập WTO một thời gian ngắn sẽ giảm thuế còn
17%, có sản phẩm quan trọng còn giảm tới 14,5%. Sau khi mở cửa thị trường,
nông sản phẩm nước ngoài với giá rẻ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc
không chỉ tác động mạnh tới thị trường nông phẩm trong nước mà còn làm cho
vấn đề dư thừa lao động nông thôn vốn đã nghiêm trọng lại nghiêm trọng hơn.
Ngành chế tạo xe hơi Trung quốc hiện nay với mức thuế nhập khẩu cao
tới 80-100%, sau khi gia nhập WTO Trung Quốc cam kết trong vòng 6 năm sẽ
giảm thuế xuống còn 25%. Ngành xe hơi Trung Quốc trong thời kỳ có hạn nếu
không thể nâng cao chất lượng, giảm giá thành thì sẽ bị rơi vào vị trí vô cùng bất
lợi khi cạnh tranh với các công ty xuyên quốc gia của nước ngoài. Tương tự như
vậy với các ngành nghề khác như ngân hàng, điện, nước, y dược, cũng sẽ gặp
phải những sức ép rất lớn.
24
Hai là, gia nhập WTO phải cam kết nghĩa vụ mở cửa thị trường dịch vụ,
lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc sẽ gặp phải những thách thức lớn. WTO chia
ngành dịch vụ thành hai loại lớn và hơn 100 chủng loại dịch vụ, trong đó có
nhiều loại Trung Quốc chưa tính vào phạm vi ngành dịch vụ, và số ngành dịch
vụ mở cửa đối ngoại, cho phép người nước ngoài độc lập kinh doanh cũng là số
ít. Ở Trong Quốc có nhiều ngành dịch vụ do Nhà nước độc quyền kinh doanh,
sau khi gia nhập cần có một thời kỳ quá độ mấy năm, ngược lại các nước phát
triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, là những nước lớn xuất khẩu dịch vụ quốc tế
sẽ tranh đoạt thị trường dịch vụ Trung Quốc vốn chưa được khai thác. Thách
thức mà ngành dịch vụ Trung Quốc tiếp nhận sẽ lớn hơn các ngành khác như
sức cạnh trang của ngân hàng thương mại Trung Quốc sẽ làm gia tăng rủi ro tiền
tệ sau khi gia nhập. Do gia nhập WTO sẽ phải mở rộng phạm vi nghiệp vụ kinh
doanh đồng Nhân dân tệ của ngân hàng nước ngoài, trong điều kiện hiện nay
ngân hàng thương mại Trung Quốc phải gánh chịu lượng thua lỗ lớn của các
doanh nghiệp Nhà nước; thêm vào đó năng lực, trình độ nhân viên thấp, chất
lượng dịch vụ kém, khi mở cửa cho ngân hàng nước ngoài tham gia cạnh tranh,
kinh doanh sẽ càng thêm khó khăn.
Ba là, thách thức trực tiếp đối với Chính phủ Trung Quốc.
Thách thức đối với chế độ thẩm duyệt của Chính phủ: Chế độ thẩm duyệt
hành chính hoạt động kém hiệu quả là một trở ngại to lớn đối với Trung Quốc
khi tham gia tiến trình toàn cầu hoá và nó chiếm một phần lớn trong những xung
đột giữa luật lệ của Trung Quốc với các quy tắc của WTO. Nội dung đầu tiên
không phù hợp với các quy tắc của WTO trong luật ngoại thương của Trung
Quốc là chế độ thẩm duyệt đối với các doanh nghiệp ngoại thương, với tiêu
chuẩn căn cứ là những điều kiện không phù hợp với quy tắc của WTO như việc
cân đối trong thu chi ngoại hối, khối lượng xuất khẩu ròng
25
Thách thức đối với thể chế, quyết sách của Chính phủ: Đây là một vấn đề
hết sức quan trọng vì sai lầm về quyết sách là sai lầm lớn nhất. Chỉ một quyết
sách sai về “đại nhảy vọt” đã làm cho Trung Quốc tổn thất hàng trăn tỷ Nhân
dân tệ. Duy trì thể chế đề ra quyết sách như vậy là không thể phù hợp với cơ chế
thị trường XHCN, càng không phù hợp với tiến trình nhất thể hoá kinh tế.
Thách thức về nguy cơ an ninh và chủ quyền quốc gia: Trong giai đoạ
n đầu khi thích nghi với nhất thể hoá với nền kinh tế thế giới sẽ lộ rõ sự
yếu kém trong khả năng thích nghi và tính linh hoạt của Chính phủ Trung Quốc
và nếu có sai sót sẽ gây ra nguy cơ với chủ quyền quốc gia. Do đó, Chính phủ
Trung Quốc phải tìm ra biện pháp vừa có thể thoả mãn được những cam kết
quốc tế khi gia nhập WTO, vừa kiên trì phương châm tự chủ kinh doanh, tự phát
triển, đảm bảo giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia và an ninh kinh tế.
Thách thức các nhân tố không thích ứng trước tình hình mới trong thể chế
quản lý hành chính, cơ chế vận hành và phương thức quản lý: Sau khi gia nhập
WTO, có những yêu cầu cao hơn đối với các cơ sở công cộng của Chính phủ.
Chính phủ vừa phải đảm bảo sự toàn vẹn lợi ích của chủ thể kinh tế nước mình,
vừa phải phù hợp với các quy tắc và thông lệ quốc tế. Chính phủ phải thay đổi
quan niệm từ quản lý các doanh nghiệp sang phục vụ các doanh nghiệp, xoá bỏ
thói quen cũ là quản lý Thương mại bằng các biện pháp hành chính, từng bước
thích ứng tạo thói quen làm việc theo pháp luật và theo thông lệ quốc tế.
Bốn là, thách thức về mặt pháp chế: Một đặc điểm của WTO là định ra một
trật tự mang tính chất pháp chế đối với các thành viên, đòi hỏi các thành viên phải
đảm bảo pháp luật; quy tắc, trình tự hành chính của Trung Quốc phải phù hợp với
các quy định của WTO mà Trung Quốc đã ký. Tuy Trung Quốc gia nhập WTO với
tư cách là một nước đang phát triển, cam kết mậu dịch về mặt mở cửa thị trường có
thể được hưởng 25 năm hoà nhập muộn, nhưng về mặt minh bạch hoá phát triển,
chấp pháp, tư pháp, cũng phải phù hợp với WTO. Vì thế thách thức về mặt pháp