Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp hoá và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 141 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ



NGUYỄN CHÍ LONG


CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA HÀN QUỐC TRONG THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HÓA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ



Người hướng dẫn: TS. Vũ Phương Thảo






Hà nội - 2004







137

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA HÀN QUỐC TRONG
THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ 5
1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CỦA MỖI QUỐC GIA. 5
1.1.1. Khái niệm tín dụng và chính sách tín dụng. 5
1.1.2. Vai trò của chính sách tín dụng 7
1.2. QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC VÀ VAI
TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ 9
1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hàn Quốc thời điểm sau chiến tranh.
1.2.2. Quan điểm về công nghiệp hoá của chính phủ Hàn Quốc và các
công cụ phát triển công nghiệp hoá 10
1.2.1.1. Quan điểm về công nghiệp hoá của chính phủ Hàn Quốc 10
1.2.3. Quan điểm của chính phủ về vai trò của nhà nước đối với quá
trình công nghiệp hoá và về việc sử dụng công cụ tín dụng 21
CHƯƠNG 2 27
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA 27
HÀN QUỐC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ. 27
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CỦA HÀN QUỐC. 27
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Hàn Quốc. . 27
2.1.2. Vai trò của hệ thống ngân hàng 30

2.2. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA HÀN QUỐC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP
HOÁ. 32
2.2.1. Chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong thời kỳ tái thiết
nền kinh tế ( từ sau chiến tranh Triều Tiên đến trước 1960) 33
2.2.2. Thời kỳ 1962 - 1971. 35
2.1.3. Thời kỳ 1972-1979. 46

138
2.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ CỦA HÀN QUỐC. 59
2.3.1. Những tác động tích cực của chính sách tín dụng đối với quá trình
công nghiệp hoá 59
2.3.2. Những hậu quả xấu của chính sách tín dụng đối với nền kinh tế 72
2.4. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN QUY ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH
SÁCH TÍN DỤNG CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP
HOÁ. 79
CHƯƠNG 3 CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP
HOÁ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC 87
3.1. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP
HOÁ. 87
3.1.1. Khái quát chung về quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. 87
3.1.2. Nội dung chính sách tín dụng của Việt nam trong thời kỳ công
nghiệp hoá. 93
3.1.3. Đánh giá tác dụng của chính sách tín dụng đối với công nghiệp hoá.
104
3.2. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC.
3.2.1. Những nét tương đồng. 118
3.2.2. Những điểm khác biệt 121
3.3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 125
3.3.1. Nâng cao năng lực tín dụng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam . 125

3.3.2. Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng thực sự đối với các ngành
công nghiệp trọng điểm trong từng giai đoạn của quá trình công nghiệp
hoá 129
3.3.3. Vận dụng linh hoạt và hiệu quả công cụ lãi suất. 132
3.3.4. Nâng cao vai trò và năng lực quản lý của Nhà nước 133
3.3.5. Đảm bảo sự phối hợp của chính sách tín dụng với các chính sách
khác . 135
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ một nước có cơ sở kinh tế yếu kém, tích luỹ tư bản và trình độ kỹ
thuật rất thấp, trải qua vài thập niên bằng con đường công nghiệp hoá, Hàn
Quốc đã trở thành một trong những quốc gia mạnh, có trình độ phát triển cao
ở vùng Đông Á. Hàn Quốc có thể đạt được những thành tựu to lớn trong sự
phát triển kinh tế chính một phần lớn là nhờ những thành công của chính sách
công nghiệp hoá
Để thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa vào công nghiệp và hướng
ngoại, chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng các công cụ chính sách như chính
sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách tỷ giá hối đoái, v.v Các chính
sách này, đặc biệt là chính sách tín dụng, đã có những tác dụng tích cực đến
sự tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng gây những ảnh hưởng xấu đến
nền kinh tế đưa Hàn Quốc đến cuộc khủng hoảng tài chính và sau đó là khủng
hoảng kinh tế cuối năm 1997.
Vì vậy, nghiên cứu chính sách tín dụng của Hàn Quốc và tác dụng
của nó đến việc xúc tiến công nghiệp hoá và sự tăng trưởng kinh tế trong giai
đoạn đầu của sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc là vấn đề có ý nghĩa trên cả
hai phương diện lý luận và thực tiễn không chỉ đối với Hàn Quốc mà còn đối

với tất cả các nước kém phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá để phát
triển kinh tế trong đó có Việt Nam.Việt Nam bắt đầu tiến hành công nghiệp
hoá trong những điều kiện có nhiều điểm tương đồng với Hàn Quốc như
cùng một điểm xuất phát, sự thiếu hụt về nguồn vốn. Việt nam đang rất cần
học hỏi các kinh nghiệm từ bên ngoài đặc biệt là từ những nước có hoàn cảnh
giống mình như Hàn Quốc để phục vụ cho việc thực hiện công nghiệp hoá
thành công ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc sử

2
dụng chính sách tín dụng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá nhằm rút ra
những bài học có ý nghĩa đối với Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hoá
là cần thiết. Do vậy, chúng tôi chọn đề tài này để làm luận án thạc sỹ kinh tế .
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Ở Việt Nam, trong vài năm trở lại đây, cùng với việc thành lập Ban
nghiên cứu Hàn Quốc thuộc Trung tâm Khoa học và Nhân văn Quốc gia, một
số vấn đề về kinh tế Hàn Quốc như chính sách xuất khẩu, chính sách công
nghiệp hoá, chương trình cải tổ nền kinh tế Hàn Quốc sau khủng hoảng kinh
tế 1997 đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu.
Vấn đề chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ công nghiệp
hoá cũng đã được một số học giả của Viện Kinh tế thế giới nghiên cứu và
công bố trên một số tạp chí kinh tế. Nhưng cho đến nay, ở Việt Nam, chưa
có một công trình nào đề cập một cách có hệ thống về chính sách tín dụng của
chính phủ Hàn Quốc trong những giai đoạn cụ thể của tiến trình công nghiệp
hoá và những tác dụng tích cực cũng như những hạn chế của nó đối với sự
nghiệp công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc để từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo tốt cho Việt Nam.
Tại Hàn Quốc, chính sách tín dụng và sự nghiệp công nghiệp hoá của Hàn
Quốc đã được một số học giả thuộc Viện phát triển Hàn Quốc như Yoon Je
Cho và Joon Kyung Kim nghiên cứu. Đặc biệt, từ sau khủng hoảng kinh tế
năm 1997, khi sự can thiệp sâu của chính phủ vào lĩnh vực tài chính và công

ty được xem là những nguyên nhân của khủng hoảng thì vấn đề này cũng
được nhiều học giả bàn đến trên những góc độ khác nhau trong những công
trình nghiên cứu về nguyên nhân của khủng hoảng và các chính sách cải tổ
kinh tế của chính phủ Hàn Quốc. Tuy nhiên, nghiên cứu chính sách tín dụng
của Hàn Quốc trong sự nghiệp công nghiệp hoá để từ đó rút ra những bài học
cụ thể vai trò của nhà nước trong việc huy động và sử dụng nguồn lực cho

3
tiến trình công nghiệp hoá ở Việt nam thì cũng chưa cũng được các tác giả
Hàn Quốc quan tâm nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Luận giải trên phương diện lý luận và thực tiễn về sự cần thiết khách quan
của những can thiệp của chính phủ thông qua chính sách tín dụng đối với
quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá ở Hàn Quốc
- Nghiên cứu thực chất của chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc
trong thời kỳ công nghiệp hoá và phân tích các tác động của nó đối với
việc xúc tiến công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc.
- Trên cơ sở đánh giá chung về chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc
trong thời kỳ công nghiệp hoá rút ra những bài học cho Việt Nam trong
tiến trình công nghiệp hoá .

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc đối với
các tổ chức kinh doanh thuộc khu vực tư nhân của Hàn Quốc đặc biệt là đối
với các tập đoàn kinh doanh có quy mô lớn được lựa chọn là các công ty
trọng điểm thực hiện chương trình phát triển các ngành công nghiệp mục tiêu
trong tiến trình công nghiệp hoá

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, xem xét
chính sách tín dụng của chính phủ Hàn Quốc trong trạng thái phát triển qua
các thời kỳ và đặt nó trong mối quan hệ với các giải pháp kinh tế vĩ mô khác.


4
Các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp thống kê
cũng được sử dụng phục vụ cho mục đích của đề tài.

6.Những đóng góp chính của luận án
- Khẳng định sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của chính phủ
đối với việc tạo nguồn lực và thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá trong
giai đoạn đầu của sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
- Luận giải vai trò của chính sách tín dụng như là một công cụ có hiệu quả
mà chính phủ có thể sử dụng phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu công
nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế.
- Làm rõ thực chất của chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong thời kỳ
công nghiệp hoá và những tác động tích cực cũng như những hậu quả xấu
của nó đôí với quá trình phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
- Tổng kết những bài học mà Việt Nam có thể học hỏi được từ kinh nghiệm
của Hàn Quốc nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá-
hiện đại hoá.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách tín dụng của Hàn Quốc
trong thời kỳ công nghiệp hoá
- Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách tín dụng của Hàn Quốc trong
thời kỳ công nghiệp hoá
- Chương 3: Chính sách tín dụng của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp

hoá và khả năng áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc

5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH
TÍN DỤNG CỦA HÀN QUỐC TRONG THỜI KỲ
CÔNG NGHIỆP HOÁ

1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA MỖI QUỐC
GIA.
1.1.1. Khái niệm tín dụng và chính sách tín dụng.
Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới
hình thức tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một
thời gian nhất định người sở hữu thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng
giá trị ban đầu. Thực chất, tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa
trên sự tin tưởng rằng lượng vốn cho vay sẽ được hoàn trả lại trong tương lai
cùng với chi phí của khoản tín dụng đó. Tín dụng theo nghĩa rộng bao gồm
hai mặt là huy động vốn và cho vay vốn.
Nguyên nhân khách quan của sự tồn tại và phát triển quan hệ tín dụng
là mâu thuẫn vốn có của quá trình tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất
xã hội. Đó là, tại cùng một thời điểm, có chủ thể kinh tế tạm thời dư thừa một
khoản vốn tiền tệ trong khi các chủ thể kinh tế khác lại có nhu cầu cần bổ
sung vốn. Nếu tình trạng này không được giải quyết thì quá trình sản xuất có
thể bị ngưng trệ ở chủ thể này trong khi vốn lại đang nằm im không được sử
dụng ở một chủ thể khác. Kết quả là nguồn lực của xã hội không được sử
dụng một cách có hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất diễn ra

6
liên tục. Tín dụng thực chất là chiếc cầu nối liền nhu cầu tiết kiệm với nhu

cầu đầu tư của xã hội.
Tín dụng tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của
những quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Mục đích và tính chất của tín dụng do mục
đích và tính chất của nền sản xuất hàng hoá quyết định. Sự vận động của tín
dụng luôn luôn chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế của phương thức sản
xuất trong xã hội đó.
Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tín dụng đã trải qua một
quá trình phát triển từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng, từ đơn giản đến phức
tạp về kĩ thuật và nghiệp vụ. Các hình thức tín dụng cũng ngày càng phong
phú hơn. Căn cứ vào thời hạn tín dụng, người ta chia tín dụng ra thành ba
loại, đó là: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn. Căn cứ
vào tính chất luân chuyển vốn, tín dụng gồm hai loại là tín dụng trực tiếp và
tín dụng gián tiếp. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng, ta có tín dụng
sản xuất và lưu thông hàng hóa, tín dụng tiêu dùng, v.v…
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nguồn cung cấp tín dụng chính
là các tổ chức kinh doanh và các cá nhân trong đó tín dụng do các ngân hàng
cung cấp là phổ biến.
Khái niệm chính sách tín dụng
Thực chất chính sách tín dụng là cung ứng vốn và phương tiện thanh
toán cho các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ
tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền
gửi của xã hội và một hệ thống lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với sự
vận động của cơ chế thị trường.
Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm các vấn đề có liên
quan đến việc cấp tín dụng như: quy mô của các khoản cho vay, mức lãi

7
xuất và, kỳ hạn cho vay, các yêu cầu đảm bảo cho các khoản vay, phạm vi
cho vay, và một số nội dung khác.
Chính sách tín dụng được xây dựng trên những cơ sở sau:

- Nhu cầu tín dụng của khách hàng, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm
năng của hoạt động kinh doanh của họ.
- Kết quả phân tích những xu hướng trong quá khứ và dự đoán
tương lai của các rủi ro tín dụng.
- Các chính sách khác của chính phủ như chính sách tỷ giá, chính
sách phát triển hệ thống tài chính v.v cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến
chính sách tín dụng.
1.1.2. Vai trò của chính sách tín dụng
* Chính sách tín dụng đóng vai trò to lớn trong tiến trình
thực hiện công nghiệp hoá thông qua tạo nguồn vốn đầu tƣ cho công
nghiệp hoá.
Công cuộc công nghiệp hoá đòi hỏi phải đầu tư một khối lượng vốn
lớn cho việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển các ngành công nghiệp mới
. Nếu chỉ dựa trên nguồn vốn tự có mà không sử dụng tín dụng, các tổ chức
kinh doanh sẽ không có khả năng đáp ứng yêu cầu về quy mô vốn để tham gia
vào các ngành công nghiệp mới, mở rộng quy mô của hoạt động kinh doanh,
đáp ứng những yêu cầu của công nghiệp hoá. Nhờ sử dụng các nguồn cung
cấp tín dụng các tổ chức kinh doanh có đủ vốn để đầu tư vào các ngành đòi
hỏi quy mô vốn lớn theo yêu cầu của công nghiệp hoá, tạo ra khả năng cạnh
tranh cao.
* Chính sách tín dụng là công cụ đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự
tăng trƣởng kinh tế.
Một quốc gia không thể tăng trưởng kinh tế nếu hệ số mức đầu tư (hệ
số ICOR) cần có không đạt mức hợp lý. Nguồn vốn đầu tư gắn liền với hệ số

8
ICOR bao gồm nguồn tích luỹ trong nước, nguốn vốn từ nước ngoài với các
hình thức viện trợ, tín dụng và đầu tư trực tiếp. Việc huy động các nguồn vốn
này gắn liền với chính sách tín dụng của chính phủ.
* Chính sách tín dụng góp phần giảm hệ số tiền nhàn rỗi và nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn trong tất cả các thành phần kinh tế thông qua “đi
vay để cho vay”.
* Chính sách tín dụng còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy
quá trình mở rộng giao lƣu kinh tế quốc tế.
Hoạt động tín dụng sẽ cung cấp vốn cho các nhà đầu tư kinh doanh
xuất nhập khẩu, từ đó, tạo điều kiện để các tổ chức kinh doanh tham gia vào
thị trường quốc tế.
* Chính sách tín dụng đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ điều
chỉnh nền kinh tế thị trƣờng ở tầm vĩ mô của nhà nƣớc.
Thông qua hoạt động tín dụng làm biến đổi nhiều hoạt động sản xuất
kinh doanh phục vụ của các chủ thể kinh tế theo hướng tối ưu, góp phần làm
cho chu kì hoạt động của tiền tệ rút ngắn về thời gian, nâng cao vòng quay
của tiền tệ. Bằng cách đó tín dụng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát triển
sôi động và cạnh tranh của kinh tế thị trường.
* Chính sách tín dụng có tác dụng chống lạm phát.
Thông qua tín dụng chính phủ có thể điều chỉnh sự chuyển động của
nền kinh tế thị trường khi quá nóng hoặc quá lạnh, tức là khi tăng trưởng quá
mức hoặc khi suy thoái. Thông qua hoạt động nhận gửi và cho vay; huy động
tiết kiệm dài hạn, huy động tiết kiệm đảm bảo giá trị bằng vàng, phát hành
công trái, kì phiếu , chính sách tín dụng có tác dụng điều chỉnh trong cả hai
trường hợp trên.

9
1.2. QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ CỦA CHÍNH
PHỦ HÀN QUỐC VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÍN
DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ
1.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hàn Quốc thời điểm
sau chiến tranh.
Triều Tiên đã bị Nhật Bản xâm chiếm từ năm 1910 đến 1945 và đã bị
chia cắt thành miền Nam và miền Bắc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Phía Bắc Triều Tiên cũ trở thành Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và
phiá Nam trở thành Hàn Quốc.
Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (năm 1950-1953), nền kinh tế Hàn
Quốc ở mức độ phát triển thấp và Hàn Quốc là một trong những quốc gia
nghèo nhất trên thế giới. Các cơ sở công nghiệp của đất nước được xây dựng
trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng đã bị phá hủy gần hết. Là nước nông
nghiệp với 2/3 dân số trong độ tuổi lao động sống bằng nghề nông nên trình
độ kỹ thuật của Hàn Quốc là rất thấp. Mặc dù vậy, so với một số quốc gia
khác như Malaixia và Indônêxia thì Hàn Quốc đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm hơn trong một số ngành công nghiệp như công nghiệp chế tạo do đã
trải qua thời kỳ phát triển công nghiệp khi còn là thuộc địa của Nhật Bản.
Nền kinh tế nằm trong tình trạng lạm phát kinh niên và không có khả
năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng. Quy mô của thị
trường nội địa là nhỏ bé. Dân số tăng nhanh chóng, tốc độ đô thị hoá ồ ạt và
nạn thất nghiệp càng làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế - xã hội sau
chiến tranh.
Ra khỏi cuộc chiến tranh, Hàn Quốc hoàn toàn không có tích luỹ nên
đã rơi vào tình trạng khan hiếm vốn nghiêm trọng. Nền kinh tế ở giai đoạn
này phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ kinh tế của Mỹ và các khoản vay tín

10
dụng nước ngoài chủ yếu là của Mỹ và Nhật Bản. Trong thời kỳ chiến tranh
lạnh, Hàn Quốc có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược đối với Mỹ trong
cuộc đối đầu với các lực lượng cộng sản nên Hàn Quốc đã nhận được những
khoản hỗ trợ không lồ của Mỹ. Sau cuộc cải cách ruộng đất đầu những năm
50 và việc quy tụ tầng lớp nông dân có đất, đã xuất hiện thêm các doanh gia
mới. Do thiếu nguồn vốn , các tổ chức kinh doanh ở Hàn Quốc trong thời kỳ
này tài trợ cho các hoạt động của mình chủ yếu bằng các khoản vay từ nước
ngoài và từ các ngân hàng của nhà nước.
Mức thu nhập đầu người rất thấp, sự thay đổi giá cả bất thường, mức

độ lạm phát cao của Hàn Quốc khiến cho hầu hết các nhà nghiên cứu về kinh
tế Hàn Quốc đều cho rằng giai đoạn này là thời kỳ ảm đạm nhất của nền kinh
tế Hàn Quốc. Trong thời kỳ những năm 50, chính phủ Hàn Quốc - dưới sự
lãnh đạo của tổng thống đầu tiên Rhee Syng Man - đã không có một chiến
lược phát triển kinh tế toàn diện và chính sách kinh tế trong thời gian này
được đặc trưng bởi hàng loạt các giải pháp điều tiết thiếu mục đích rõ ràng
của chính phủ. Thời kỳ này, chính phủ Hàn Quốc không có một ý tưởng rõ
ràng về phát triển kinh tế và mục tiêu phát triển bị ảnh hưởng bởi ý thức chính
trị về việc xây dựng một quốc gia được bảo đảm bởi lực lượng quân sự Mỹ
với những lời hứa bảo vệ an toàn cho Hàn Quốc, ổn định lạm phát sau chiến
tranh và tìm kiếm những hỗ trợ của Mỹ cho nền kinh tế bị phá huỷ sau chiến
tranh .
1.2.2. Quan điểm về công nghiệp hoá của chính phủ Hàn
Quốc và các công cụ phát triển công nghiệp hoá
1.2.1.1. Quan điểm về công nghiệp hoá của chính phủ Hàn Quốc
* Công nghiệp hoá là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát
triển kinh tế.

11
Sau khi Park Chung Hee trở thành tổng thống đầu tiên do dân bầu,
Hàn Quốc đã có những thay đổi lớn trong việc lựa chọn chiến lược phát triển
kinh tế của quốc gia. Được đào tạo tại Học viện quân sự của Nhật Bản, ông
Park Chung Hee đã chịu ảnh hưởng rất lớn của Nhật Bản, coi Nhật Bản như
một khuôn mẫu về sự phát triển kinh tế và mơ tưởng đến việc xây dựng các
ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng ở Hàn Quốc.
Chính phủ Park Chung Hee cho rằng sự giàu có của một quốc gia là
một nền công nghiệp vững mạnh và an ninh quốc gia. Hàn Quốc là quốc gia
nghèo về tài nguyên, nền kinh tế dựa trên nông nghiệp là chủ yếu nên nếu
muốn trở thành quốc gia giàu có thì cần thiết phải phát triển công nghiệp,
đặt công nghiệp hoá là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Sự phát triển kinh

tế, là phải gắn với công nghiệp hoá, thực hiện công nghiệp hoá để thoát khỏi
sự nghèo đói.
Theo quan điểm của Park Chung Hee, an ninh quốc gia và phúc lợi
của xã hội tuỳ thuộc vào sự giàu có của quốc gia và sức mạnh của quân đội.
Nếu sự phát triển của công nghiệp tạo ra sự giàu có của quốc gia thì đến lượt
mình, sự giàu có của quốc gia sẽ là yếu tố đảm bảo cho an ninh của quốc gia.
* Nguồn vốn để phát triển công nghiệp được huy động chủ yếu từ
các khoản vay nước ngoài.
Trong suy nghĩ của ông Park, hình ảnh biên giới quốc gia và quan
niệm “chúng ta đối lập ”với họ đã ăn sâu vào tâm khảm và điều này làm nảy
sinh thái độ baì ngoại và tư tưởng độc lập, không phụ thuộc của người Hàn
Quốc. Tổng thống Park Chung Hee cũng cho rằng đầu tư trực tiếp nước
ngoài không có tác dụng gì đối với sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Ông ta
cũng lo ngại rằng một khi đầu tư nước ngoài được khuyến khích thì sự kiểm
soát của nước ngoài sẽ sâu hơn và tài sản của quốc gia sẽ bị di chuyển ra nước
ngoài. Do đó, để tạo nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế, chính quyền

12
Park chủ trương huy động vốn chủ yếu là từ các khoản viện trợ của Mỹ và
Nhật Bản và các khoản vay nợ nước ngoài chứ không cho phép đầu tư nước
ngoài trực tiếp.
* Lựa chọn các doanh nghiệp có quy mô lớn thuộc khu vực kinh tế
tư nhân là người thực hiện chính sách phát triển công nghiệp.
Theo quan điểm của Park, sự cạnh tranh quá mức sẽ xâm hại đến phúc
lợi quốc gia, vì vậy, chính quyền Park đã lựa chọn trước người chiến thắng
trong những ngành công nghiệp đặc biệt. Đó chính là những tổ chức kinh
doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân có quy mô lớn.
Để thực hiện công nghiệp hoá thành công, chính quyền Park cho
rằng cần có các chính sách để khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia
tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá. Nếu không có sự tham gia của khu

vực này thì mục tiêu của công nghiệp hoá và mục tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ
khó thành công. Các nhà chính trị và các nhà hoạch định chính sách kinh tế
của Hàn Quốc đã lựa chọn công cụ tài chính như là một công cụ chủ yếu để
quản lý các nhà công nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế tư nhân. Thông qua kiểm
soát tài chính mà bắt buộc họ phải phục vụ cho lợi ích của quốc gia.
* Hy sinh tiêu dùng và phúc lợi xã hội để dành nguồn vốn cho công
ngiệp hoá
Có thể nói rằng chính sách kinh tế của chính quyền Park Chung Hee
nhằm bảo vệ người sản xuất chứ không bảo vệ cho lợi ích của người tiêu
dùng. Trong điều kiện Hàn Quốc phải tập trung vốn để đầu tư cho phát cho
phát triển triển công nghiệp và trả nợ các khoản vay nước ngoài, tiết kiệm
tiêu dùng được xem là quốc sách. Các phúc lợi xã hội cũng bị thu hẹp lại để
tập trung nguồn vốn vào phát triển công nghiệp.

13
Các tư tưởng này về chính sách công nghiệp của tổng thống Park
Chung Hee được các tổng thống như Chun Doo Whan, Roh Woo Tae, tiếp
tục thực hiện trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
1.2.2.2. Quá trình tiến hoá của chính sách công nghiệp hoá của Hàn
Quốc.
+ Công nghiệp hoá trên cơ sở định hướng xuất khẩu
(thời kỳ những năm 60)
Giai đoạn đầu của chính sách công nghiệp hoá của Hàn Quốc
được đặc trưng bởi định hướng khuyến khích xuất khẩu từ năm 1962 đến
1971 khi chính quyền Park thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và kế hoạh
5 năm lần thứ 2.
Thời kỳ đầu những năm 60, sau khi Tổng thống Park Chung Hee lên
nắm quyền điều hành đất nước, chính quyền Park đã nhấn mạnh rằng phát
triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu để hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu của giai
đoạn này là tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh về số lượng trên cơ sở xây

dựng và phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, xây dựng cơ sở cho các
ngành công nghiệp tự lực cánh sinh, thay thế nhập khẩu thiết bị và xuất khẩu
các sản phẩm công nghiệp nhẹ. Lý do khiến chính quyền của Tổng thống Park
lựa chọn định hướng đẩy mạnh xuất khẩu đó là quan điểm cho rằng một nước
đang phát triển trong điều kiện thiếu nguồn lực nội tại, không có tích luỹ vốn
ngoài lao động, sức mua trên thị trường trong nước rất nhỏ bé thì chỉ có thể
tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng bằng cách nhằm vào thị trường người tiêu
dùng ở các nước phát triển hay thực hiện định hướng hướng ngoại. Tổng
thống Park Chung Hee đã lập ra 2 kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm nhằm
thực hiện công nghiệp hoá, góp phần đưa Hàn Quốc trở thành một trong
những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

14
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, với chủ trương thay thế nhập
khẩu, chính phủ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường
giao thông, thuỷ điện. Đồng thời, các ngành công nghiệp nhẹ hướng về xuất
khẩu như dệt , may, da, giầy v v cũng được chú trọng phát triển mạnh nhằm
tận dụng tối đa ưu thế lao động rẻ, chuẩn bị các cơ sở cho quá trình đẩy mạnh
xuất khẩu. Bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất cũng là quá trình
công nghiệp hoá được thực hiện từ công nghiệp nhẹ. Các lĩnh vực phát triển
chủ yếu trong công nghiệp là điện phân bón, sợi hoá học, sợi ny lông, lọc dầu
và ximăng, trong đó sợi hoá học, lọc dầu phát triển thông qua liên doanh chủ
yếu là dựa vào vốn của Mỹ. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã được những
thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GNP bình quân năm 1962-1967 là
8,5% ( kế hoạch đề ra là 7,1%) trong đó tốc độ ngành khai khoáng và ngành
công nghiệp chế tạo tăng 14,2%. Vào năm 1965, cơ cấu nông, lâm, ngư
nghiệp trong GNP chiếm 38,4%, ngành khai khoáng và chế tạo chiếm 19,8%.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1967-1971), chính phủ đặt ra mục tiêu
chủ yếu là hiện đại hoá cơ cấu công nghiệp hướng ngoại. Chính sách thay thế
nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm đầu được thay bằng chủ trương đẩy mạnh

xuất khẩu trên cơ sở sử dụng nhiều lao động, có lợi thế cạnh tranh với nước
ngoài. Các ngành sợi nhân tạo, hoá dầu, thiết bị điện và các ngành công
nghiệp nhẹ như vải, cao su, gỗ dán được coi là những ngành xuất khẩu chủ
yếu.
Trong giai đoạn này, chính phủ lấy mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu
làm thước đo cho mọi hoạt động kinh doanh. Tốc độ tăng GNP bình quân
năm thời kỳ 1966-1971 là 9,7% trong đó tốc độ của của nghành chế tác
19,8%, tốc độ xuất khẩu đạt cao trên 40%. Kết thúc 2 kế hoạch 5 năm nền
kinh tế Hàn Quốc đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Do biết tận dụng
nguồn lao động dư thừa, có kỹ năng và chi phí rẻ cho quá trình sản xuất các

15
sản phẩm hướng về xuất khẩu, Hàn quốc trong những năm 1960 đã khắc phục
được sự thiếu thốn nghiêm trọng về mặt tài nguyên, vượt qua được những sức
ép về giới hạn thị trường nhỏ bé trong nước để hướng ra xuất khẩu, tạo động
lực cho tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn từ 1962 đến 1971 được coi là một giai
đoạn quan trọng nhất trong phát triển kinh tế hiện đại của Hàn Quốc bởi vì nó
đạt được những tiến bộ quan trọng trong xây dựng và phát triển cơ sở công
nghiệp, đạt được những thay đổi cơ bản trong các chiến lược phát triển của
quốc gia thông qua cải cách chính sách và thay đổi thể chế. Tỷ lệ xuất khẩu
trong GNP đã tăng từ 2,4% năm 1961 lên 6,8% vào năm 1966 và 11,2% vào
năm 1971. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn này đạt trên 40%. Sự phát
triển của các nhành công nghiệp phục vụ xuất khẩu kéo theo tỷ lệ việc làm
tăng nhanh. Quá trình đô thị hoá đất nước diễn ra nhanh chóng. GNP đầu
người đã tăng hơn gấp ba trong giai đoạn 1962-1971( từ 87 USD lên 289
USD).
* Công nghiệp hoá trên cơ sở ưu tiên phát triển các ngành
công nghiệp hoá chất và công nghiệp nặng (thời kỳ những năm
70)
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, khi những hỗ trợ

của chính phủ được thực hiện trên cơ sở quy mô sản lượng xuất khẩu của
các ngành công nghiệp thì hai ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá
chất cũng đã nhận được những hố trợ của chính phủ trong khuôn khổ đóng
góp của chúng vào sản lượng xuất khẩu. Điều này có nghĩa là ở giai đoạn đầu
của quá trình công nghiệp hoá, công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất
(HCI) chỉ có thể nhận được những hỗ trợ của chính phủ nếu chúng có đóng
góp vào xuất khẩu. Sự tập trung tạo động lực khuyến khích một số ít doanh

16
nghiệp có quy mô lớn của chính phủ tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của một số
ngành như sản xuất thép, hoá dầu, đóng tàu, công nghiệp ôtô.
Sự thay đổi căn bản trong chính sách công nghiệp của Hàn Quốc từ
khuyến khích xuất khẩu sang phát triển các ngành công nghiệp được xem là
những ngành công nghiệp chiến lược như công nghiệp nặng và công nghiệp
hoá chất được công bố vào tháng 1 năm 1972. Chính sách mới này được thực
hiện trong thời kỳ 1972-1979. Đây là sự thay đổi căn bản từ định hướng tăng
trưởng bằng xuất khẩu sang tập trung ưu tiên phát triển chỉ hai ngành công
nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất. Có thể nói đây bước thay đổi của cơ
cấu công nghiệp.
Sự thay đổi về chính sách này được giải thích bởi nhiều lý do khác
nhau. Đó là:
Thứ nhất nó liên quan đến những tác động từ phía bên ngoài như
cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973. Cú sốc dầu mỏ năm 1973-1974 đã tác
động mạnh và làm nền kinh tế Hàn Quốc bị khủng hoảng nghiêm trọng. Kinh
tế Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ nhập khẩu từ thị trường bên
ngoài. Do vậy chính phủ Hàn Quốc đã quyết định chuyển hướng chiến lược
cải thiện cơ cấu ngành công nghiệp tập trung vào phát triển công nghiệp nặng
và hoá chất nhằm cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị cho các ngành công
nghiệp mới, loại dần sự phụ thuộc vào nước ngoài đối với ngành công nghiệp
mới. Tại thời điểm này, tình hình cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu quốc tế

giữa các nước phát triển cũng trở nên ngày càng gay gắt.
Khi Mỹ rút ra khỏi Đông Nam Á, Hàn Quốc không còn được viện trợ
ưu đãi của Mỹ, công nghiệp Hàn Quốc lệ thuộc nhiều vào Nhật Bản. Hàn
Quốc đang mất dần lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp cần nhiều
lao động không kỹ năng như giầy da, dệt, gỗ dán, do đó, cần phát triển chuyên

17
sâu các ngành công nghiệp cần sự tinh xảo hơn, có giá trị gia tăng và lợi thế
cạnh tranh cao hơn.
Với những điều kiện ngày càng xấu đi của thị trường quốc tế, Hàn
Quốc cần phải giảm bớt sự phụ thuộc của nó vào nguyên liệu và máy móc
nhập khẩu để duy trì được sự ổn định của các lợi thế cạnh tranh. Nếu Hàn
Quốc tiếp tục phải nhập nhiều máy móc thiết bị và nguyên liệu trên thị
trường quốc tế như ở giai đoạn trước thì sản phẩm của Hàn Quốc sẽ khó có
khả năng đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Mặt khác những thành tích của Nhật Bản trong các ngành như sản xuất
thép, chế tạo ôtô, công nghiệp điện tử đã khuyến khích Hàn Quốc chú ý hơn
đến sự phát triển của các ngành công nghiệp chiến lược.
Thứ hai, sự rút bớt một phần lực lượng quân đội Mỹ đặt ra yêu cầu
là chính phủ cần phải thiết lập một cơ sở công nghiệp cho việc bảo vệ quyền
tự chủ và an ninh quốc gia của mình. Và vì thế, chính phủ xác định rằng cần
sử dụng các công cụ tài chính và thuế để hướng việc sử dụng nguồn lực tập
trung vào các ngành công nghiệp trọng tâm như hoá dầu, sắt, thép, điện tử.
Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, sự tăng trưởng mức
tiền lương trong nước, nhu cầu đối với các sản phẩm của HCI cùng với sự
tăng trưởng dần dần mức thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh mãnh
liệt trên thị trường quốc tế đã bắt buộc Hàn Quốc phải sắp xếp lại cơ cấu công
nghiệp của mình để có thể mở rộng phát triển kinh tế.
Đối mặt với những biến đổi kinh tế và chính trị này, chính phủ Hàn
Quốc đã đặt ra mục tiêu mới cho chính sách công nghiệp cho thời kỳ kế

hoạch 5 năm lần thứ ba và lần thứ tư ( 1972-1981). Đó là tiếp tục duy trì phát
triển công nghiệp tốc độ cao, thay đổi cơ cấu công nghiệp, xây dựng các
ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất có khả năng cạnh tranh cao,
nhằm cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị cho các ngành công nghiệp mới,

18
loại dần sự phụ thuộc vào nước ngoài đối với ngành công nghiệp mới, thực
hiện tự cung cấp về lương thực, cân đối thanh toán. Các ngành công nghiệp
mới chủ yếu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1972-1976) gồm: thép, hoá dầu,
đóng tầu , thiết bị vận tải, đồ dùng điện dân dụng.
Xét về mặt kinh tế, sự chuyển đổi cơ cấu công nghiệp ở Hàn Quốc làm
tăng năng xuất lao động, bù đắp tiền lương ngày càng tăng ở Hàn Quốc và
đáp ứng những thách thức cạnh tranh toàn cầu.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1976-1981) chính phủ tiếp tục theo
đuổi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tạo cơ cấu kinh tế tự lực, cải thiện công
nghệ và tăng cường hiệu quả. Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ các ngành chế tạo
máy móc, thiết bị điện tử, đóng tàu, luyện kim màu, coi đây là ngành công
nghiệp mới có công nghệ sử dụng nhiều lao động.
Để hỗ trợ cho công nghiệp nặng, chính phủ đã ban sắc lệnh phát triển
các ngành công nghiệp nặng và hoá chất vào tháng 1-1973, với mục tiêu đạt
50% xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng và hoá chất trong tổng kim ngạch
xuất khẩu công nghiệp năm 1980. Luật thúc đẩy phát triển công nghệ cũng
được đưa vào thực hiện năm 1972 và các biện pháp tự do hoá bước một về
nhập khẩu công nghệ nước ngoài được chính phủ thực hiện năm 1978 đã đem
lại sự phát triển công nghệ vượt bậc cho ngành công nghiệp.
Quá trình công nghiệp hoá của Hàn Quốc được xem là kết thúc
sau khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 4. Những kết qủa đạt được của 4
kế hoạch năm 5 là rất đáng kể, tuy nhiên chúng cũng để lại một số vấn đề như
lạm phát tăng ( tỷ lệ lạm phát vào cuối những năm 1970 là 28,7%), đặc biệt là
thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế, sự phát triển thiếu cân đối, giảm khả

năng cạnh tranh của sản phẩm Hàn Quốc trên thị trường quốc tế.
Do vậy, sau khi kết thúc giai đoạn công nghiệp hoá, từ 1980, chính phủ
đã có những thay đổi cơ bản trong chính sách công nghiệp của mình. Trong

19
phạm vi có giới hạn của luận văn, những thay đổi trong chính sách công
nghiệp của chính phủ từ sau 1980 như chính sách tự do hoá và mở cửa (giai
đoạn 80-89), chính sách toàn cầu hoá ( giai đoạn 90-96) không được đề cập.
1.2.2.3. Các công cụ công nghiệp hoá
* Kiểm soát tín dụng.
Kiểm soát hoạt động của các nhà công nghiệp bằng tín dụng được xem
là công cụ có hiệu lực nhất và là công cụ chủ yếu nhất của các công cụ nhằm
thực hiện chính sách công nghiệp hoá. Sự kiểm soát tín dụng được thực hiện
thông qua kiểm soát lãi xuất vay vốn ưu đãi, thực hiện các khoản cho vay hỗ
trợ theo chỉ định và kiểm soát các khoản vốn vay nước ngoài.
Do tiết kiệm trong nước có giới hạn, sự thiếu vắng thị trường vốn nên
các chủ doanh nghiệp ở Hàn Quốc đã buộc phải dựa vào các khoản vay ngân
hàng để đầu tư mở rộng các công ty của mình. Khi chính phủ nắm quyền sở
hữu hoặc quản lý các ngân hàng thì thực ra đã đặt các chủ doanh nghiệp dưới
sự quản lý chặt chẽ của chính phủ. Và như vậy, việc quản lý tín dụng ngân
hàng trở thành một công cụ chính sách rất quan trọng mà chính phủ có thể sử
dụng . David Cole và Yung Chul Park đã nói rằng: “sự quản lý của Chính phủ
đối với các tổ chức ngân hàng là biện pháp chủ yếu để hướng dẫn và chỉnh
đốn xí nghiệp tư nhân”. Tỷ lệ lãi suất thực quá thấp đối với các khoản vay
ngân hàng do nhà nước quản lý đảm bảo rằng luôn luôn có dư cầu về tín dụng
ngân hàng. Điều này đã tạo ra nhu cầu phân phối tín dụng và tạo điều kiện để
chính phủ thực thi các phương thức chỉ huy thông qua sự kiểm soát của mình
đối với các khoản vay, tỷ lệ lãi suất và thời hạn vay. Một tình trạng tương tự
cũng xuất hiện trong việc phân phối tín dụng nước ngoài, đặt chính phủ vào vị
trí thuận lợi để kiểm soát các công ty theo ý mình.

* Chính sách thuế.

20
Đối với phần lớn các quốc gia, chính sách thuế có lẽ là một công cụ có
tính thực tiễn nhất của chính sách công nghiệp. Các điều khoản về thuế phân
biệt giữa các khu vực hay việc miễn giảm thuế tạo ra những công cụ có tác
dụng ngay lập tức cho việc khuyến khích các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên.
Đồng thời với việc miễn thuế, quyền thực hiện các vụ thanh tra thuế cần thiết
để thực thi các chỉ thị của chính phủ cũng được xem là công cụ quan trọng
bằng hoặc hơn công cụ miễn thuế. Trên quan điểm chính trị, hiệu lực của thuế
là ở chỗ nó không đòi hỏi sự rút bớt trực tiếp hoặc gián tiếp ngân sách quốc
gia. Điều này có nghĩa là nó có thể được che đậy khỏi sự giám sát của công
chúng và được tách biệt một cách có hiệu quả hơn khỏi những áp lực chính
trị.
* Chính sách tỷ giá hối đoái
Bên cạnh chính sách tín dụng được xem là công cụ chính sách vĩ mô
chủ yếu để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá thì chính sách tỷ giá hối đoái
cũng được sử dụng như là một công cụ phổ biển. Ảnh hưởng của chính sách
tỷ giá hối đoái được thực hiện thông qua việc tăng giá và phá gía đồng Won.
Nếu chính phủ phá giá đồng tiền dưới mức cân bằng hợp lý thì xuất khẩu của
quốc gia sẽ gia tăng và dẫn đến kết quả là sản xuất và việc làm trong các
ngành công nghiệp xuất khẩu sẽ gia tăng. Mặt khác, khi giá bán các mặt hàng
nhập khẩu gia tăng do kết quả của việc phá gía đồng tiền, hoạt động nhập
khẩu sẽ giảm sút và mức độ lạm phát trên thị trường nội địa sẽ gia tăng. Ngay
cả khi việc phá giá đồng tiền dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu thì nó cũng làm
cho các công ty nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên có mức doanh lợi thấp và
chịu thêm gánh nặng về chi phí tài chính. Hơn thế nữa, khi việc phá giá đồng
tiền bảo vệ được khả năng cạnh tranh về giá, thì chính sách này cũng làm trở
ngại nhưng cố gắng cải tổ cơ cấu công nghiệp, sự sáng tạo kỹ thuật và tăng
trưởng năng xuất.


21
Không giống như việc phá giá đồng tiền, sự tăng giá sẽ dẫn đến tăng
trưỏng nhập khẩu và suy giảm xuất khẩu. Hơn nữa, chính sách này sẽ ảnh
hưởng đến sự ổn định giá cả trên thị trường quốc gia và khó khăn trong việc
tạo nguồn trả các món nợ.
Do chính sách tỷ giá hối đoái có những tác dụng khác nhau đối với các
ngành công nghiệp nên nó được sử dụng như là một công cụ của chính sách
công nghiệp.
1.2.3. Quan điểm của chính phủ về vai trò của nhà nƣớc
đối với quá trình công nghiệp hoá và về việc sử dụng công cụ
tín dụng
1.2.3.1. Quan điểm của chính phủ Hàn Quốc về vai trò của nhà
nƣớc đối với quá trình công nghiệp hoá:
Khi xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( năm 1962) chính quyền
Park đã đưa ra một chương trình 5 điểm.
Một là: chính sách kinh tế tập trung hướng vào người sản xuất chứ
không phải hướng vào ngươì tiêu dùng.
Hai là: Chính phủ có quyền lực tuyệt đối trong việc xây dựng các
chính sách kinh tế.
Ba là: Chính sách phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu được xây
dựng trên cơ sở hy sinh nhu cầu và sự tiêu dùng trong nước.
Bốn là: Mọi yếu tố bất ngờ và không chắc chắn được loại bỏ khỏi thị
trường.
Năm là: Để cung cấp nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế và
tránh khỏi sự kiểm soát của nước ngoài đối với những ngành công nghiệp
then chốt của quốc gia, chính phủ chủ trương vay vốn nước ngoài chứ không
cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư trực tiếp.

22

Chương trình này của chính quyền Park cho thấy mọi quyết định
đều được tập trung trong tay chính phủ chứ không phải do thị trường điều
khiển. Có thể nói rằng không tin tưởng vào thị trường và thực hiện một chế
độ độc tài để đưa đất nước ra khỏi sự nghèo khó chính là nét đặc trưng nổi bật
của chính quyền Park. Park Chung Hee đã thừa kế văn hoá của đạo Khổng
và tập trung quyền lực được ông đánh giá là một hành vi của cuộc sống. Tập
trung quyền lực được duy trì và phát triển phục vụ cho việc đạt được mục tiêu
của quốc gia trong suốt thời kỳ Park cầm quyền và sau này vẫn được duy trì
dưới thời tổng thống Chun Doo Whan và tổng thống Roh Woo Tae. Chỉ khi
Kim Yuong Sam và sau này là Kim Dae Jung lên nắm chính quyền, chế độ
độc quyền mới được chấm dứt. Tin tưởng rằng dân chủ và sự phát triển kinh
tế có thể hoà hợp với nhau, chính quyền Kim đã chuyển nền kinh tế Hàn
Quốc sang một mô hình khác – mô hình Anh - Mỹ – hoàn toàn đối lập với
mô hình của chính quyền Park.
Chính phủ Hàn Quốc, trong thực tế, đã thể hiện thành công vai trò của
mình trong việc lựa chọn, hoạch định và chỉ đạo thực thi hiệu quả chiến lược
phát triển kinh tế chung của đất nước, trong đó chiến lược công nghiệp hoá
hướng về xuất khẩu - được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển đạt
tới kỳ tích hoá rồng của Hàn Quốc.
Chiến lược công nghiệp hoá của Hàn Quốc được cụ thể hóa trong các
kế hoạch 5 năm. Trên cơ sở mục tiêu chung của sự phát triển công nghiệp
trong mỗi giai đoạn của quá trình công nghiệp hoá, tuỳ theo tình huống cụ
thể, chính phủ đã cụ thể hoá mục tiêu , địng hướng và nhiệm vụ cụ thể của
các kế hoạch 5 năm. Trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá, Hàn Quốc đã thực
hiện 7 kế hoạch 5 năm và chính phủ luôn luôn có những điều chỉnh thích
hợp các ngành công nghiệp trọng điểm, cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm đảm
bảo cho công nghiệp hoá mang lại kết quả tăng trưởng kinh tế.

×