Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Kinh tế hợp tác xã ở Hà Nội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.32 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
HOÀNG THUÝ PHƯƠNG
KINH TÊ HỢP TÁC XÃ Ở HÀ NỘI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TỂ CHÍNH TRị
MÃ Sô' : 50201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH T Ế
NGƯÒI HƯÓNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYẳN b íc h
Hà nội - 2003
V-10 ìm

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam á
AFT A
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
BCHTW
Ban chấp hành Trung ương
BHXH
Bảo hiểm xã hội
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CNTB
Chủ nghĩa tư bản
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HTX
Hợp tác xã


TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ưỷ ban nhân dân
XHCN
X ã hội chủ nghĩa
2.2.2 Tình hình hoạt động của các HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX 54
2.2.2.ỉ Hoạt động của các HTXNông nghiệp 54
2 2 2 .2 Hoạt động của các HTXCônạ nẹhiệp - Tiểu thủ công nẹhiệp 57
2 2.2 .3 Hoạt động của các HTXThương mại 61
2.2.2.4 Hoạt động của các HTXXây dựng 62
2 .2 2 .5 Hoạt động của các HTXVận tải 63
2 .2 2.6 Hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân 64
2.2.2.7 Các hình thức liên doanh, liên kết giữa các HTX 66
2.2.3 Tình hình các HTX mới thành lập 67
2.2.4 Tinh hình các HTX chưa chuyển đổi 69
2.2.4.1 Tình hình các HTXcó khả năng chuyển đổi 69
2.2.4.2 Các HTXkhông có khả năng chuyển đổi 71
2.3 Đánh giá chung việc phát triển kinh tê HTX ở Hà nội 72
2.3.1 Những kết quả đạt được 72
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 75
CHUÔNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẢM GÓP PHẦN THÚC ĐAY sự 79
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HTX ỏ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỎI
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế HTX ở Hà Nội 79
3.1.1 Quan điểm phát triển 79
3.1.2 Phương hướng phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế HTX 81
3.1.2.ỉ Phân theo quá trình chuyển đổi Luật HTX 82
3 .1 2.2 Phân theo ngành nghề, lĩnh vực của các HTX 83
3.1.2.3 Phát triển HTXtheo vùng kinh tế 86
3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tê 87

Hợp tác xả ở Hà nội
3.2.1 Đẩy mạnh tuyên truyển, phổ biến chủ trương, chính sách phát triển 87
kinh tế tập thể ( Hợp tác xã là nòng cốt )
3.2.2 Xác lập môi trường thể chế thuận lợi, thực hiện các chính sách hỗ trợ, 88
khuyến khích phát triển Hợp tác xã
3.2.3 Giải quyết dứt điểm nợ và các vấn để tồn đọng của Hợp tác xã 94
sau khi chuyển đổi
3.2.4 Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo của các 95
cấp uỷ Đảng, nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh Hợp tác xã
Thành phố đối với phát triển kinh tế HTX
3.2.5 Tranh thủ sự hợp tác, kinh nghiệm và sự giúp đỡ của các tổ chức %
trong nước và quốc tế
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
MỎ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 1986 ), với nội clung chính là
xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dã
đạt được những thành tựu to lớn. Đóng góp vào những thành tựu đó, ià sự tổn tại
và phát triển của loại hình Kinh tế Hợp tác xã. Phát triển kinh tế Hợp tác xã là
con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ, manh mún với sản xuất
hàng hoá lớn, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá. Chính vì vậy,
trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX một lần nữa khẳng định: " Kinh tế Nhà nước cùng với Kinh tế
tập thể ( Kinh tế Hợp tác xã là nòng cốt ) ngày càng trở thành nền tảng vững chắc
của nền kinh tế quốc dân " ị Văn kiện Đại hội Đảng ỊX/ NXB Chính trị quốc ỳa /
2001 IT r 96 ).
Hà nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước, tập

trung nhiều nguồn lực phát triển kinh tế, trong đó Kinh tế Hợp tác xã đóng vai trò
quan trọng trong việc: giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động Thủ đô;
huy động được nguồn lực vật chất cũng như tinh thần năng động, sáng tạo và sức
lao động của một bộ phận dân cư; ỉàm tăng thêm thu nhập và đa dạng hoá thu
nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo; thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tạo sự ổn định xã hội.
Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế Hợp tác xã ở Hà nội còn nhiều bất
cập như: trình độ cán bộ quản lý HTX còn quá thấp, cơ sở vật chất của nhiều
HTX còn nghèo nàn, thiếu thốn, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm làm ra
có chất lượng thấp, khả năng cạnh tranh yếu, nhiều HTX hoạt động sản xuất
kinh doanh kém hiệu quả, do đó chưa đem lại lợi ích thiết thực cho các
thành viên, chưa đủ sức đảm nhiệm tốt vai trò cùng với kinh tế Nhà nước trở
2
thành nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc nghiên cứu,
phân tích và đánh giá đúng thực trạng phát triển của Kinh tế Hợp tác xã ở Hà
nội để từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy
sự phát triển của loại hình kinh tế này để cùng với kinh tế Nhà nưóc ở Thành
phố Hà nội tạo tiền đề vật chất to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá Thủ đô là vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
X u ất phát từ yêu cầu đó, tác giả đã chọn đề tài: ” K i n h t ế H ợ p tá c x ã ở
Hà nội - Thực trạng và giải pháp " làm Luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu:
Phát triển kinh tế Hợp tác xã ( HTX ) là vấn đề lớn, luôn được Đảng và
Nhà nước coi trọng. Kinh tế HTX cũng được các nhà kinh điển, Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nhiều nhà hoạch định chiến lược, nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình được công bố, các
kết quả nghiên cứu có tác dụng nhất đinh đối với thực tiễn đổi mới và phát triển
kinh tế HTX như:
- Chế độ Kinh tế Hợp tác xã: Những vấn đề lý luận và giải pháp thực tiễn
( GS Lê Xuân Tùng / NXB Chính trị quốc gia / ỉ 999 ).

- Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
( PGS.TS Nguyễn Văn Bích, TS Chu Tiến Quang, GS.TS Lưu Vãn Sùng / NXB
Nông nghiệp / HN - 200ỉ ).
- Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay
( PGS.TS P hạm Thị Cẩn, TS Vũ Văn Phúc, PGS.TS Nguyễn Vân Kỷ / NXB Chính
trị quốc gia / 2002 ).
- Kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Luận án tiến sĩ kinh tế
của Nguyễn Thanh Hà / Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Ị 2000
Ngoài ra, trên một số tạp chí Trung ương và chuyên ngành như: Tạp chí
Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Nông nghiệp,

cũng có một
số bài viết đề cập đến chủ đề này.
3
Tuy nhiên, cho đến nay những công trình đi sâu nghiên cứu, phân tích
đầy đủ, có hệ thống về thực trạng phát triển kinh tế HTX ở Hà Nội còn rất ít.
Vì vậy, để kế thừa và phát triển đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu những vấn đề vé
kinh tế HTX ở Hà Nội trong những năm gần đây.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Khẳng định vai trò và tính tất yếu khách quan của kinh tế HTX trong tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề cần giải quyết để nâng cao
hiệu quả hoạt động của kinh tế HTX ở Hà Nội.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp để góp phần tiếp tục đổi mới và phát triển
kinh tế HTX ở Hà Nội trong những năm tới
4. Đối tượng và phạm vì nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là: Nghiên cứu thực trạng tình hình phát
triển Kinh tế HTX ở Thành phố Hà Nội và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao hiệu quả của loại hình kinh tế này.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn ở việc phân tích một số lĩnh vực:

Nông nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại dịch vụ, Giao thông vận tải,
Xây đựng, Tín dụng. Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn từ 1997 - 2002.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn vận dụng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp cơ bản, kết hợp với phương
pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp,

để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
6. Một số đóng góp của Luận văn:
- Hộ thống hoá những vấn đề lý luận và những quan điểm cơ bản vể kinh tế HTX
4
- Trôn cơ sở phân tích thực trạng tình hình phát triển của kinh tê HTX ở Hà
Nội để từ dó tìm ra nguyên nhân vì sao loại hình kinh tế này hoạt động kém
hiệu quả ?.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phán nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế HTX ở Hà Nội trong những năm tới.
1.1 Kết cấu Luận văn:
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của Luận
vãn gồm có 3 chương:
- CHƯƠNG 1 : KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NỂN kin h tế th ị TRƯÒNG.
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN - THỰC TIEN.
- CHƯONG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN kinh tế họ p tác XĂ ỏ h à n ộ i
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯÓNG VÀ GIẢI PHÁP NHAM g ó p phần thúc đ a y sự
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ỏ HÀ NỘI TRONG NHỮNG NẰM TÓI.
5
CHƯƠNG I
KINH TẾ HỢP TÁC XÃ TRONG NỂN k in h t ế t h ị t r ư ờ n g
NHỮNG VẤN ĐỂ L Ý LUẬN - THỰC TIÊN
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN CHUNG VỂ KINH TẾ HỢP TÁC XÀ ( HTX )
1.1.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc chung của Kỉnh tế HTX

* Khái niệm:
Vào những năm giữa thập kỷ 40 của thế kỷ 19 đã diễn ra cuộc cách
mạng công nghiệp toàn diện và sâu sắc, thúc đẩy nền kinh tế tư bản phát triển
đổng thời tăng nhanh sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.
Phần đông người lao động bị bóc lột thậm tộ và bị đẩy vào con đường
bần cùng hoá. Họ phải làm việc 17-18 giờ mỗi ngày và thường phải chịu sự
trừng phạt nặng nề. Trẻ em cũng trở thành lao động trong các nhà máy và trên
đổng ruộng.
Trong hoàn cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, những người sản xuất
nhỏ trong công nghiệp, nông nghiệp cũng như những người buôn bán nhỏ chịu
sự đe đọa nghiêm trọng do vốn ít, khả năng đổi mói kỹ thuật có hạn, thị
trường hàng hoá eo hẹp , Họ nhận thấy không thể giải quyết các khó khăn
đó bằng khả năng của riêng từng người mà phải tập hợp nhau lại để tự cứu lấy
mình.
HTX đầu tiên trên thế giới đã ra đời trong hoàn cảnh thực tế đó. Vào
năm 1761 tại Anh, 28 người thợ dệt tự họp nhau lại thành lập HTX với mục
đích: "Làm vải cho tốt và bán giá trung bình trong làng xóm”, và hợp tác với
nhau "cốt làm cho những người nghèo trở thành anh em; anh em thì làm giúp
nhau, nhờ lẫn nhau, bỏ hết thói cạnh tranh, làm sao cho ai trồng cây thì được
ăn quả, ai muốn ăn quả thì phải tham gia vào trổng cây", mà tới nay người ta
còn gọi đó là "HTX của những người tiên phong bình đẳng Rochdale", với số
6
vốn ban đáu ít ỏi là 28 bảng Anh. Mục tiêu chủ yếu của họ là thoả mãn những
gì mà các xã viên cần thông qua một tổ chức kinh doanh do họ lập ra. HTX
tập trung vào các hoạt động:
- Trước hết là các xã viên để ra những gì mà họ đòi hỏi HTX phải đáp ứng.
- Hai là các xã viên có quyển tham gia quản lý bộ máy hoạt động của HTX
cho nên lợi nhuận thu được đem chia cho các xã viên và chỉ cho họ mà thôi.
- Ba là các yêu cầu của xã viên được đưa ra để H T X biết trước ch o nên không
có sự rủi ro về hàng tồn đọng không bán được. Điều hành HTX là một hội

đồng do các xã viên bầu cử ra.
Với thắng lợi của HTX Rochdale, phong trào đã mở rộng tới nhiều
nước. Năm 1868 ở Scotlend HTX bán buôn Scottish cũng đã được thành lập.
Các HTX bán buôn cư sở họp ĩihau lại thành Liên hiệp các HTX. Năm 1849
hiệp hội nguyên liệu của những người thợ mộc và thợ giầy ở Delitzach ( Đức )
được thành lập và phong trào dần dần lan rộng sang các nước Pháp, Thụy
Điển, Ý với nhiều loại hình, thuộc các lĩnh vực kinh tế khác nhau như:
HTX chế biến nông sản thực phẩm của nông dân Thụy Điển, Pháp; HTX kinh
doanh điện, điện thoại, HTX tín dụng ở Đức.
Với vai trò quan trọng của HTX trong nển kinh tế thị trường và với kinh
nghiêm HTX ở các nước Tây Âu, HTX đã dần mở rộng sang các Châu lục
khác như: ở Ấn Độ, phong trào HTX đã khởi đầu với những nhiệm vụ cơ bản
là đảm bảo cung cấp tín dụng nông thôn và đưa đến những biến đổi cơ bản cơ
cấu kinh tế nông thôn. Ở Thái Lan từ năm 1915 Chính phủ đã triển khai lập
các HTX với mục đích sử dụng nó như một công cụ để cải thiện đời sống của
những người nông dân. HTX đầu tiên được thành lập vào nãm 1916, tại
Bhitsanulok là HTX tín dụng qui mô làng có trách nhiệm vô hạn và có sô'
lượng xã viên không nhiểu để giúp đỡ những người nông dân nghèo thường
hay phải vay nặng lãi. HTX này đã giúp đỡ, bảo vệ được ruộng đất của những
7
người nông dân khỏi bị tịch thu bởi các chủ nợ và nó đã nhanh chóng dược mớ
rộng trong nhiéu vùng của Thái Lan.
Ở Việt Nam, công cuộc hợp tác hoá ở miền Bắc được thực hiện ngay
sau ngày giải phóng, bắt đầu từ năm 1954 ( trong nông nghiệp ) đến năm 1960
căn bản hoàn thành hợp tác hoá. Khi đó Đảng ta cho rằng làm ăn tập thể ưu
việt hơn làm ăn cá thể, kinh tế cá thể tự phát sẽ đẻ ra chủ nghĩa tư bản và phân
chia thành giai cấp bóc lột ở nông thôn. Làm ăn tập thể sẽ tạo ra sức mạnh, sẽ
giải quyết được những vấn đề kinh tế - xã hội của cộng đồng nông thôn. Do
vậy hợp tác hoá được thực hiện đổng nhất với tập thể hoá, xoá bỏ hình thức
sản xuất cá thể của hộ gia đình nông dân, kinh tế hộ chỉ còn tồn tại dưới hình

thức kinh tế phụ gia đình. Điều đó có nghĩa toàn bộ hoạt động sản xuất của
người nông dân gắn chặt vào tổ chức kinh tế tập thể dưới sự chỉ huy điều hành
của ban quản trị HTX.
HTX ra đời đã đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động. Vậy HTX
là gì ?. Để có thể rút ra khái niệm vể kinh tế HTX chung nhất, ta có thể tiếp
cận với những cách hiểu, cách quan niêm từ các nguồn tư liệu sau đây:
• Theo Liên minh HTX quốc tế ( International Coooperative A lliance -
ICA ) đã định nghĩa về HTX như sau: "HTX là một tổ chức tự trị của
những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện
vọng chung của họ vể kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí
nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ". Định nghĩa này được hoàn
thiện vào năm 1995 thông qua tuyên bố như sau: "HTX dựa trên ý
nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và
đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã
viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, vể tính trung thực, cởi mở,
trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác".
• Tổ chức lao động quốc tế ( ILO ) định nghĩa: HTX là sự liên kết của
những người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự
8
nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ,
sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với nhu cầu
chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ
chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung.
• Luật HTX Indonesia định nghĩa: HTX là tổ chức kinh tế của nhân dân
mang tính xã hội, gồm những người hoặc những HTX ở địa phương là
thành viên lập nên một hệ thống kinh tế như là nỗ lực chung đặt trên
nguyên tắc cơ sở của tình anh em.
• Luật HTX Philipin định nghĩa: HTX là sự hiểu biết của những người có
cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt được mục

đích xã hội hoặc kinh tế chung, có sự đóng góp công bằng về vốn và
chấp nhận phần đóng góp hợp lý vào công việc và phần lợi ích của việc
kinh doanh theo nguyên tắc HTX đã được chấp nhận chung.
Tóm lại, mặc dù diễn đạt có khác nhau vể chi tiết, nhưng quan niệm về
HTX ở hầu hết các nước trên thế giới đều thể hiên rõ những đạc tính chung
của HTX, đó là:
+ HTX là liên kết của những người tham gia, cùng góp tiền dưới dạng vốn
góp. Trong HTX nhấn mạnh yếu tố con người chứ không phải số vốn mà họ
góp.
+ HTX là một tổ chức kinh tế đặc thù chứ không phải là một công ty cổ phần
hoặc một tổ chức từ thiện. HTX là tổ chức kinh doanh gắn chặt với hiệu quả
và sự rủi ro. Những thành viên hay những người góp vốn vào HTX có lợi ích
chung và nhu cầu chung mà họ muốn được thoả mãn.
+ HTX là doanh nghiệp được quản lý theo nguyên tắc dân chủ. Mỗi xã viên
chỉ có một và chỉ một phiếu biểu quyết không phân biệt suất vốn góp nhiều
hay ít của họ.
9
+ Khẩu hiộu của HTX là phục vụ hơn là kiếm lời. Tuy lợi nhuận luôn gắn với
HTX, nhưng mục đích của HTX vẫn là phục vụ ( phục vụ các xã viên ) và
phục vụ tối đa là nhiộm vụ hàng đầu của HTX.
+ Phương châm chủ đạo của HTX là giúp đỡ lẫn nhau và tự mình giúp mình.
+ Một trong những nguyên tắc cơ bản của HTX là tự nguyên, bình đẳng và
cùng có lợi. Lợi nhuận được phân phối không chỉ căn cứ vào vốn góp mà còn
căn cứ mức độ sử dụng dịch vụ của các xã viên.
+ Mục tiêu nhằm vào sự thay đổi địa vị kinh tế - xã hội của các xã viên.
+ Một đặc tính quan trọng nữa của HTX là không chỉ nâng cao kinh tế cho
các xã viên mà còn phục vụ cộng đồng.
Căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế và văn hóa của mình, Luật HTX
Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về HTX tại Điều 1 như sau: "Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế tự chủ của những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự

nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy
sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu
quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiộn đời sống,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".
* M ục tiêu:
Mục tiêu khái quát nhất của HTX là sự phối hợp với nhau nhằm đạt một
hiệu quả nào đó cao hơn là không hợp tác.
Mục tiêu của kinh tế HTX bao gồm mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội
Theo qui luật của sản xuất hàng hoá thì sản phẩm bán ra phải đảm bảo
bù đắp chi phí sản xuất và có lãi, mặt khác sản phẩm làm ra sẽ phải cạnh tranh
được trên thị trường để tìm lợi nhuận. Đó là yêu cầu khách quan đối với hoạt
động sản xuất ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong đó có HTX. Ở đây lợi
ích cá nhân là động lực phát huy sáng tạo của con người để kinh doanh có
hiệu quả và đạt lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Ngoài mục tiêu kinh tế, kinh
tế HTX còn có mục tiêu xã hội. Kinh tế HTX kết hợp được sức mạnh tập thể
10
và cá nhân, góp phẩn giải quyết những vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo,
ihu ngắn khoảng cách về sự phân hoá giàu nghèo, thực hiện bình đẳng, công
bằng và tiến bộ xã hội, nhất là ở nông thôn. Thông qua HTX Chính phủ có thể
giải quyết các mục tiêu xã hội cho cộng đồng như: giải quyết nhà ở, chữa
bệnh, mua bán hàng hoá thuận lợi, hỗ trợ vể vốn kỹ thuật HTX thực hiện
các mục tiêu xã hội của mình mà trước hết là trong nội bộ HTX. Mục tiêu xã
hội của HTX không xa với lý tưởng mà gắn chặt với cuộc sống, nâng cao mức
sống, tính cộng đổng cùng có lợi của xã viên HTX, của tầng lớp dân cư kém
thế lực về kinh tế trong xã hội.
Hai yếu tố kinh tế và xã hội là đặc trưng để phân biệt kinh tế HTX với
các thành phần kinh tế khác chỉ hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Nếu
chỉ có mục tiêu xã hội thì kinh tế HTX không còn là tổ chức kinh tế nữa và
mặt khác nó cũng không thể thực hiện được mục tiêu xã hội. Nếu chỉ có mục
tiêu kinh tế - lợi nhuận thì bản chất tương trợ giữa các thành viên để hướng tới

lợi ích chung cũng sẽ dần bị biến dạng và sẽ dẫn đến sự cạnh tranh, chèn ép
ngay trong nội bộ giữa các thành viên dẫn tới phá vỡ tổ chức kinh tế hợp tác
do chính mình tự nguyên liên kết tạo ra.
Ngay các HTX ở các nước tư bản trong quá trình hình thành, tổn tại và
phát triển cũng luôn đảm bảo hai mục tiêu kinh tế và xã hội để giúp các thành
viên phát triển sản xuất kinh doanh, cạnh tranh được với các xí nghiệp tư bản
tư nhân luôn có xu hướng độc quyển.
Đ ố i vớ i V iệ t Nam , để thực hiện được sự nghiệp đổi m ới bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế HTX ngoài việc hướng tới hiệu quả - lợi ích
phát triển kinh tế thì yếu tố xã hội phải luôn luôn được coi trọng. Một lý do
nữa là ngày nay có những vấn đề về kinh tế không thể giải quyết trực tiếp từ
kinh tế mà phải giải quyết bắt đầu từ vấn đề xã hội. Vì vậy, phát triển kinh tế
HTX bắt buộc phải chú ý cả hai mục tiêu: kinh tế và xã hội.
* Nguyên tắc tổ chức của kinh tếH TX:
Kinh tế HTX được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
11
• Nẹuvên tắc Tự nguyện gia nhập và ra tỉTX\ HTX là tổ chức tự nguyện do
vậy người lao động, người sản xuất trên cơ sở lợi ích của mình mà hoàn
toàn tự nguyện, tự quyết định việc gia nhập và ra khỏi tổ chức kinh tế
HTX. Nguyên tắc tự nguyện có vị trí hết sức quan trọng vì nó chỉ có dựa
trên sự tự nguyện của những người tham gia thì sự liên kết giữa họ với
nhau mới là thực chất và do đó kinh tế HTX mới có cơ sở vững chắc để
hình thành và tồn tại. Các thành viên của một HTX hơn ai hết là người biết
rõ thực trạng của mình, các khó khăn mình đang gặp phải và nhu cầu phát
triển. Do vậy, quyết định gia nhập HTX của một xã viên phải trên cơ sở
nhận thức rõ mục tiêu của tổ chức và hoàn toàn tự nguyện, không có sự
phân biệt nào về xã hội, chính trị, tôn giáo đối với tất cả các thành viên.
• Nẹuỵên tắc Quản lý dân chủ và hình đẳng: Đây là một nguyên tắc quan
trọng trong hoạt động của kinh tế HTX. Muốn HTX đi đúng hướng, đáp
ứng nguyện vọng của xã viên thì phải tôn trọng quyển làm chủ của xã viên.

Khác với công ty cổ phần, trong HTX mọi xã viên đểu có quyền ngang
nhau trong quyết định các công việc của HTX, bất kể xã viên đó góp bao
nhiêu vốn hay giữ chức vụ gì trong HTX. Vì vậy, trong việc tổ chức và
điều hành hoạt động HTX hiện nay, mọi sự gò ép, áp đặt một mô hình duy
ý chí, bất chấp ý kiến của xã viên là điều tối kỵ vì nó sẽ làm xói mòn vai
trò và làm suy yếu sức mạnh của kinh tế HTX.
• Nguyên tắc T ự chịu trách nhiệm và cùng c ó lợ i: Theo nguyên tắc này, lợi
ích các thành viên tham gia Kinh tế HTX đều được đảm bảo. Lợi ích kinh
tế thiết thân là động lực, là căn cứ thúc đẩy các hộ nông dân tham gia tổ
chức Kinh tế HTX. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định
nhất đối với Kinh tế HTX vì suy cho cùng sự tham gia một cách tự nguyện
vào Kinh tế HTX của những người lao động sản xuất đều nhằm lợi ích nào
đó. Khi các lợi ích này không được đáp ứng họ sẽ rời khỏi tổ chức kinh tế
này để lựa chọn một tổ chức kinh tế khác có thể đáp ứng được lợi ích của
12
họ. Cái lợi ở đây được hiểu theo nghĩa rộng. Ví như, một HTX cung ứng
tốt các yếu tô' "đầu vào" cho xã viên với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo,
không bị các tổ chức trung gian ép giá; hoặc HTX ký được hợp đồng bao
tiêu sản phẩm cho xã viên, tổ chức chế biến các sản phẩm phân tán của các
hộ làm tăng thêm thu nhập cho họ cho dù hoạt động ấy cũng chỉ hoà
vốn hoặc lãi rất ít, đều là biểu hiện của cái lợi hay hiệu quả của Kinh tế
HTX. Cái lợi ở đâỳ là lợi của cả nhóm góp vốn, lợi chung của những người
cùng hợp tác kinh doanh vì những mục tiêu thống nhất: hỗ trợ hoạt động
cho các hộ riêng lẻ mà một mình tự làm thì kém hiệu quả hơn. Nguyên tắc
cùng có lợi phải được thấm sâu trong điểu lệ của từng HTX, từ quy định vé
góp vốn đến tổ chức hoạt động kinh doanh, phân phối lợi ích và cách tổ
chức làm việc của HTX. Chỉ có thể kết hựp sức mạnh của tập thể với sức
mạnh của hộ xã viên trên cơ sở xử lý hài hoà các lợi ích và trên nguyên tắc
cùng có lợi.
• Chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của HTX:

Thông thường, xã viên HTX được nhận một phần lãi hạn chế ( nếu có ) trên
số cổ phần đã đóng góp để trở thành xã viên HTX. Xã viên HTX quyết
định sử dụng lãi của HTX cho những mục đích sau: Lãi được trích một
phần vào các quỹ của HTX trước hết là quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự
phòng. Phần lợi nhuận còn lại chia cho các thành viên trên cơ sở công sức
đóng góp và sử dụng dịch vụ của HTX.
• Hợp tác và phát triển cộng đồng: Mỏi thành viên của HTX phải phát huy
tinh thần tập thể, đoàn kết, nâng cao ý thức hợp tác trong HTX và trong
cộng đồng xã hội nhằm mục tiêu xây dựng HTX lớn mạnh. Nguyên tắc này
cũng đòi hỏi hợp tác giữa các HTX với nhau ờ trong nước và nước ngoài
theo quy định của pháp luật với mục đích có lợi nhất cho các thành viên và
cộng đồng.
Tóm lại, các nguyên tắc cơ bản trên đây cũng chính là cơ chế vân hành của
Kinh tế HTX.
13
1.1.2 Các loại hình Kinh tế Hợp tác xã:
Từ các tiêu thức phân loại khác nhau đã hình thành nhiều loại hình
HTX với những đặc điểm về nội dung hoạt động, cơ cấu tổ chức, vai trò tác
dụng và tên gọi khác nhau tương ứng với những điều kiện cụ thể của từng loại
hình HTX.
Ở nhiểu nước, người ta thường phân loại HTX theo mục đích, chức
năng hoạt động, theo đặc điểm vể qui mô, tính chất và hình thức pháp lý. Có
một số nước, việc xác định các loại hình HTX được nêu trong Luật HTX như
Luật HTX của Philippin, Inđônêxia, Thái Lan,
Ở Việt Nam, Luật HTX không có điếu khoản nào nói rõ về việc phân
loại các HTX, song theo tinh thẩn nội dung quy định trong Luật có thể thấy rõ
các loại hình HTX sau:
• Hợp tác xã Nông nghiệp: Đây là loại hình HTX sản xuất kinh doanh trực
tiếp của các hộ nông dân trong nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng nông
thôn. Ở các nước cũng như ở nước ta thời kỳ kế hoạch hoá chỉ huy, trong

các HTX tư liệu sản xuất được tập thể hoá, lao động được tổ chức tạp trunc
dưới sự điêu hành của Ban quản trị và Tổ đội sản xuất, từ khi chuyển sang
kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh, tư liệu sản xuất và lao
động do người nông dân hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự hạch
toán.
• Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp: Đây là loại hình HTX chuyên hoạt dộng
trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh Tiểu thủ công nghiệp như: sản xuất
cơ khí, điộn, hoá chất, may mặc, dệt vải và tơ lụa, sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ, chế biến nông, lâm, thuỷ sản,
• Hợp tác xã Thương mại dịch vụ: Chuyên kinh doanh, dịch vụ trong các
lĩnh vực mua, bán hàng hoá các loại để phục vụ các nhu cầu về kinh tế - xã
hội của xã viên và các tầng lớp dân cư.
14
• Hợp tác xãThuỷ sản: Là các HTX chuyên khai thác đánh bắt và chế biến
hải sản ở các vùng ven biển
• Hợp tác xã Xây dựng: Là những HTX chuyên môn hoá nghẻ xây dựng các
công trình kiến trúc, nhà cửa và sản xuất vật liệu xây dựng,
• Hợp tác xã Giao thông vận tải: Đây là các HTX chuyên hoạt động trong
ngành vận tải gồm đường bộ và đường thuỷ ( cả hàng hoá và hành khách )
bằng các loại phương tiên từ thô sơ đến cơ giới như ; ô tô, tàu thuyền,
• Hợp tác xã Tín dụng: Đây là loại hình HTX chuyên kinh doanh dịch vụ
trong lĩnh vực tiền tệ bằng viộc thực hiện chức năng huy động vốn và cho
vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất và kinh doanh của toàn
xã hội.
1.2 NHŨNG QUAN ĐIỂM c ơ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG
HỔ CHÍ MINH VÀ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VÍỆT NAM VỀ KINH TẾ HTX.
1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về Kinh tế HTX.
Với lịch sử tồn tại và phát triển hơn 150 năm qua, HTX đã không những
là một vấn đé kinh tế mà nó còn là một vấn đề chính trị - xã hội. Không đơn
thuần là một tổ chức kinh tế, HTX còn là tổ chức tập hợp đông đảo người lao

động trước sự bần cùng hoá của tư bản, nhằm bảo vệ và tăng thêm lợi ích cho
họ. Chính vì lẽ đó mà vấn đề HTX đã trở thành mối quan tâm của các nhà
kinh điển trên thế giới. Từ giữa thế kỷ X IX đến nay, phong trào hợp tác luôn
được các chính đảng của giai cấp công nhân coi trọng, nghiên cứu và chỉ đạo.
C.Mác, Ph.Ảngghen và V.I.Lênin đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề HTX, tiến
hành nghiên cứu, phân tích và thực sự đặt nền móng cho cơ sở lý luận vé vấn
đề này.
* Những cán cứ lý luận của M ác và Ăngghen về H TX:
- Chủ nghĩa Mác xuất phát từ sự liên minh giai cấp giữa công nhân và giai cấp
nông dân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản để giành chính quyền.
Khối liên minh ấy cần giữ vững và tăng cường sau khi giành được chính
15
quyển, thực hiện công cuộc xây dựng CNXH. Các Mác và Ảngghen cho rằng:
Sau khi giành được chính quyền, để xây dựng CNXH, giai cấp vô sản còn phải
vượt qua nhiều khó khăn trở ngại chủ quan như: trình độ tổ chức, quản lý các
quá trình kinh tế - xã hội. ở những nước nông nghiệp, nếu giai cấp công nhân
không nhận thức đúng vị trí của vấn đề nông nghiệp và nông dân trong công
cuộc xây dựng CNXH thì những cải biến XHCN sẽ không tránh khỏi thất bại
trcn con đường liên minh với nông dân cùng đi lên CNXH. Chính vì vậy, Các
Mác và Ảngghen luôn quan tâm đến người nông dân. Trong cuốn "Vấn đề
nông dân Pháp và Đức", Ảngghen đã đặc biệt nhấn mạnh tính chất quan trọng
của vấn đề nông dân: "Người nông dân là một nhân tố rất cơ bản của dân cư,
của nền sản xuất và của chính quyền" [']. Theo các ông, người nông dân vừa là
người lao động, vừa là người có tư hữu nhó; vừa có khuynh hướng tư bản, vừa
có thể đi theo giai cấp vô sản, vì vậy khi giai cấp vô sản giành được chính
quyền thì tuyệt đối không được ép buộc, tước đoạt những người tiểu nông mà
phải bằng biện pháp nêu gương, thuyết phục và tùng bước "hướng quyền sở hữu
cá thể và nền kinh doanh cá thể của họ vào con đường kinh doanh hợp tác" [2].
Hợp tác là con đường duy nhất hướng đẫn đông đảo nông dân và công
nhan đi lên CNXH. Trong tuyên ngôn thành lập Hội liên hiệp công nhân quốc

tế năm 1864 C.Mác đã khẳng định vài trò to lớn của Kinh tế hợp tác:"Chúng
ta nói đến phong trào hợp tác nhất là những công xưởng hợp tác do một số ít
”bàn tay” dũng cảm đã tự lực lập nên. Không thể nào đánh giá hết được ý
nghĩa của những thực nghiệm vĩ đại ấy.( ) Lao động làm thuê chỉ là một
hình thức nhất thời và thấp, cần phải nhường chỗ cho lao động liên hợp tiến
hành một cách tự nguyện, vui vẻ và phấn khởi" và "Muốn giải phóng được
quán chúng lao động thì lao động hợp tác cần phải được phát triển trẽn qui mô cả
nước" l3).
' C.Mác Ảngghen 1983 - Tuyên lập - Tập 6, NXB Sự thật HN Tr.563.
2 C.Mác Ảngghen 1983 - Tuyển tạp - Tập 6, NXB Sự thật HN Tr.583 - 585
1 C.Mác Ảngghen toàn tập - Tạp 16, NXB Sự thật, 1994 Tr.20 - 2\
16
Sau này, vào năm ĩ 886, Ảngghen còn khẳng định một cách rõ ràng rằng:
"Trong bước quá độ lên nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa đầy đủ, chúng ta phải
áp dụng nển sản xuất HTX coi như một giai đoạn trung gian trên qui mô rộng
lớn" [4].
Những luận điểm trên đã được C.Mác và Ảngghen nêu ra cách đây hơn
một thế kỷ, thế giới đã biết bao sự đổi thay. Song, thực tiễn cũng cho thấy
rằng, ở đâu mà chính Đảng của giai cấp công nhân không tập hợp, lôi cuốn
được đông đảó nông dân cùng tham gia vào hợp tác, cùng phát triển với giai
cấp công nhân tiến tới phồn vinh và thịnh vượng chung, thì ở đó sẽ có sự thất
bại,
- Xuất phát từ những tiền đề kinh tế nảy sinh từ trong lòng xã hội tư bản đó là
các HTX dưới CNTB. G Mác và Ảngghen cho rằng trong nền kinh tế tự do
cạnh tranh, để có thể đứng vững được, những người sản xuất nhổ cần phải hợp
sức, hợp vốn với nhau dưới hình thức tổ chức HTX. Mục tiêu của HTX không
phải vì lợi nhuận, mà là vì sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để có thể cạnh tranh với
tư bản lớn. Các HTX đã chứng tỏ sức sống của mình trong nền kinh tế tự do
cạnh tranh.
- Xuất phát từ mục tiêu của CNXH, C.Mác chính ỉà người theo chủ nghĩa nhãn

đạo và tiến tói chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa nhân đạo là một đòng tư
tưởng của nhân loại, chủ trương xoá bỏ áp bức, bóc lột, bất công, đưa lại ấm
no, hạnh phúc, tự do cho con người. Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo theo quan
điểm của C.Mác mang tính giai cấp, thực tiễn, cách mạng và khoa học và đó
chính là chủ nghĩa xã hội khoa học. Mục tiêu đi lên CNXH là tiến tới một xã
hội nhân ,đạo hoàn bị.
Hợp tác xã đã xuất hiện trong lòng xã hội tư bản, những người sáng lập
HTX và dẫn đầu phong trào HTX là những người giàu lòng nhân đạo, Kinh tế
HTX là đòng kinh tế mang tính chất nhân đạo nhân dân, đối lập với mặt phi
nhân, phi văn hbá của thị trường tư bản.
4 C.Mác Ảngghen Tuyển tập, Tập 6, NXB Sự thật, H. 1984,Tr.691.
17
Như vậy, tích chất và mục tiêu của HTX phù hợp với tính chất và mục tiêu
của CNXH. Sau khi chính quyền thuộc về nhân dồn lao động "Khi nhân dân đã
vào HTX tới một mức đông nhất thì CNXH tự nó sẽ được thực hiện" ị5], từ hợp
tác tự nguyện tiến tới HTX văn minh chính là CNXH.
Ngày nay, nước ta định hướng đi lên CNXH, chúng ta nhất quán với mục
tiêu CNXH, muốn vậy cần phải kiên trì con đường hợp tác, tạo điều kiện phát
triển HTX.
* Quan điểm của V.I.Lềnin về Kinh tếH TX :
Lênin bằng hoạt động thực tiễn của mình với nhãn quan khoa học và mẫn
cảm chính trị tuyệt vời đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển
những quan điểm của C.Mác và Ph.Ảngghen về kinh tế HTX, về con đường đưa
những người tiểu nông, những người sản xuãt nhó đi theo CNXH trong thời kỳ
quá độ.
Năm 1918, kinh tế nước Nga tương đối lạc hậu, tư bản độc quyền quyện
chặt với tàn tích phong kiến, giai cấp tư sản và địa chủ cấu kết với đế quốc bên
ngoài chống phá chính quyền Xô viết. Trước tình hình đó, với mong muốn đưa
nước Nga đi lên CNXH, Lênin đã áp dụng biện pháp đặc biệt: quốc hữu hoá các
nhà máy, công xưởng, kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, trưng thu lương thực thừa

của nông dân, thực hiện phân phối theo định lượng. Để thực hiện hợp tác, Lênin
cũng đã áp dụng các giải pháp:
- Chuyển các HTX đã có trong xã hội cũ ( Tư bản ) sang HTX mang tính chất
công xã cộng sản, xây dựng những HTX công xã cộng sản kiểu mẫu.
- Sử dụng các HTX để trưng thu lương thực thừa và thực hiện phân phối thời
chiến.
- Dựa vào vô sản và nửa vô sản nông thôn để xây dựng HTX ( họ được xem
là nòng cốt trong ban quản lý HTX ); cử chính uỷ đại biểu công nhân đến lãnh
đạo HTX.
- Hợp nhất HTX với các tổ chức Xô viết.
* V .L.Lôn in,toàntạp,N XB T ịếnbô M .1978 ,T ậ p 45,T r.421 r


- ,
V ' U I Ị M 6
18
Có thể nói, H TX trong thời kỳ này mang tính chất quân sự: Thực tiễn
nước Nga cho thấy, sau ba năm thể nghiệm các biện pháp trên cộng với sự tàn
phá của chiến tranh nội chiến, kinh tế nước Nga rơi vào tình trạng kiệt quệ,
nông dân bất bình với biện pháp trưng thu lương thực. Từ thực tế đó, Lênin
quyết định đế ra chính sách kinh tế mới ( NEP ), bước đầu tiên của chính sách
kinh tế mới là chuyển từ trưng thu lương thực thừa sang thuế lương thực, tự do
trao đổi, tự do thương mại, hợp tác hoá dựa trên cơ sở mở rộng thương mại, trao
đổi hàng hoá giữa Nhà nước và nông dân. Lênin thừa nhận rằng những HTX với
tư cách là đơn vị kinh tế độc lập, hạch toán kinh tế gắn với tự do trao đổi. Chế độ
hợp tác về bản chất là chế độ kinh tế dân chủ. Khi bàn về HTX tiêu dùng và sản
xuất, Lênin đã nói rõ ý nghĩa, tác đụng của HTX đối với việc phân phối và phát
triển sản xuất hàng hoá nhỏ trong nền kinh tế quốc dân như sau: "HTX tiêu dùng
là sự tập hợp cồng nhân và nông dân, nhằm mục đích cung cấp và phân phối
những sản phẩm cần thiết cho họ. HTX sản xuất là sự tập hợp những người tiểu

nông hoặc thợ thủ công nhằm mục đích sản xuất tiêu thụ các sản phẩm vừa nông
nghiệp ( rau, sữa, ) vừa phi nông nghiệp ( sản xuất công nghiệp đủ mọi loại, đồ
bằng gỗ, bằng sắt, bằng da )" ; "Phải dùng tất cả mọi biện pháp để nâng đỡ và
phát triển các HTX sản xuất, phải bằng mọi cách giúp đỡ những HTX đó; đây là
nhiộm vụ của các cán bộ Đảng và các cơ quan Xô viết, vì làm như vậy sẽ làm cho
nông dân dễ chịu hơn và sẽ cải thiện tình cảm của họ ( ). Các HTX tiêu dùng
cũng phải được nâng đỡ và phát triển, vì các HTX này bảo đảm việc phân phối
sản phẩm một cách nhanh chóng, đúng đắn và rẻ tiền , bất luận thế nào cũng
không được hạn chế sự phát triển của các HTX mà trái lại phải bằng đủ mọi cách
giúp đỡ HTX" [6].
Trong tác phẩm nổi tiếng: "Bàn vể chế độ HTX" tháng giêng năm 1923
Lênin đã có những kết luận cực kỳ quan trọng:
6 V.L-Lẻnin Toàn tập, tập 43, NXB Tiến bộ M. 1978, Tr.301 - 302
19
- H TX là "con đường đơn gián nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất dối với
người nông dân"
- Chế độ HTX là "bước quá độ sang chế độ mới" phải được sự ủng hộ giúp
đỡ của Nhà nước vô sản: "Phải cho chế độ HTX hưởng một sô' đặc quyền
kinh tế, tài chính, ngân hàng".
- "Chế độ của những xã viên HTX văn minh là chế độ XHCN"
- Chế độ HTX muốn thành công " Cần phải có cả một thời kỳ lịch sử" vì
” Nếu không trải qua thời kỳ lịch sử ấy, không có một trình độ hiểu biết
đầy đủ vẻ công việc, không giáo dục cho dân cư biết cách dùng sách
báo, không có cơ sở vật chất cho việc đó, không có những sự đảm bảo
nào đó, thì chúng ta sẽ không thể đạt được mục đích" [7].
Như vậy là Lônin đã khẳng định: HTX là kiểu tổ chức kinh tế có hiệu quả
nhất để Nhà nước vồ sản giúp đỡ, kiểm soát, hướng dẫn nông dân xây dựng chế
độ kinh tế mới. Muốn xây dựng và phát triển chế độ HTX phải có tiền đề vật chất
và văn hoá xã hội; Nghĩa là phải có sự giúp đỡ thiết thực, hữu hiệu của Nhà nước,
phải nâng cao trình độ học vấn và giác ngộ của quần chúng nhân dân để họ tự

giác tham gia và quản lý HTX do họ xây đựng nên. Mặt khác, chế độ HTX chỉ
có thể được hình thành và phát triển qua một quá trình theo đúng qui luật khách
quan, tránh tư tưởng áp đặt, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
Lênin cũng luôn nhấh mạnh bản chất tự nguyện, dân chủ và tôn trọng lợi
ích của HTX; không được xoá bỏ quyền sở hữu tư nhân về vật phẩm tiêu dùng và
tư liệu sản xuất của nông dân. Trong cương lĩnh ruộng đất lần thứ hai - Cương
lĩnh của CNXH, Lênin cũng đã khẳng định: "Chỉ những HTX do chính những
người nông dân điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích của HTX ấy được
kiểm nghiêm trên thực tế mới có giá trị" Ị8]
Theo tư tưởng của Lênin, HTX là một phong trào thực tiễn từ dưới đi
lên chứ không phải là sự áp đặt theo những khuôn mẫu có sẵn từ trên xuống.
7 V.L.Lẻnin Toàn tập, tạp 45, NXB Tiến bộ M. 1978, Tr.422, 424, 425.
* V.L.Lênin Toản tập, tập 48, NXB Tiến bộ M. 1978, Tr.20X
20
Nó hình thành và phát triển do nhu cầu, sáng kiến và khả năng điều hành của
chính những người tạo ra nó Vì thế hình thức hợp tác rất đa dạng, phong
phú và phải có bước đi thích hợp, phù hợp với trình độ của người lao động và
tính phức tạp của lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Tóm lại, được hình thành và phát triển cách đây hàng thế kỷ, những quan
điểm lý luận về HTX của CN Mác-Lênin nêu trên vẫn là kim chỉ nam cho nhận
thức và hành động của chúng ta trong thời đại ngày nay. Có được sự trường tồn
này là do tính khoa học, tính cách mạng của CN Mác-Lênin nói chung và lý luận
vể HTX nói riêng. Hệ thống lý luận này không ngừng được bổ sung và từng bước
hoàn thiện ưong những điểu kiện cụ thể của lịch sử. Do đó, nó không phải là lý
luận giáo điều, mang tính công thức bất biến mà là định hướng, đòi hỏi sự vận
dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, từng vùng của
một đất nước. Nghiên cứu ìý luận của CN Mác-Lênin về HTX ta thấy:
- Đó là một quá tình nhận thức từng bước được hoàn thiện, một số quan
điểm của Mác đã được Lênin phát triển và làm rõ .
- Hệ thống lý luận này được Mác và Lênin hình thành trong những điều

kiện lịch sử cụ thể ( Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và Chủ nghĩa tư bản độc
quyền ) và trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, Lênin cũng đã có những
bước phát triển trong quan điểm về HTX ( khi thực hiện chính sách cộng sản thời
chiến và khi tiến hành chính sách kinh tế mối ).
- Quan điểm của CN Mác - Lênin về HTX là một hệ thống mở. Trong điều
kiện hiện nay, khi thực hiện sứ mạng lịch sử của mình, giai cấp công nhân và
lãnh tụ vô sản các nước trên thế giới cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện lý luận về
HTX, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của các HTX, nhằm động viên lôi
cuốn đông đảo người lao động vào HTX, con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất
đẫn dắt ngưcd lao động đến vói CNXH. Đây chính là một nhiệm vụ quan trọng
của cách mạng Việt Nam trong quá trình xây dựng cơ chế thị trường định hướng
XHCN với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh" hiện nay.
21
1.2.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về kinh tê HTX:
Ngay sau ngày giải phóng, miền Bắc bắt đầu tiến hành cải tạo và xây dựng
XHCN. Hợp tác hoá là một bộ phận của công cuộc cải tạo XHCN đã bắt đầu từ
năm 1954 và đến năm 1960 được xác định "cơ bản hoàn thành" theo tinh thần
Nghị quyết Ban chấp hành TW 8 ( khoá II ) - 1958 và sau đó là Nghị quyết TW
16 ( khoá II ) năm 1959. Khi đó Đảng ta cho rằng làm ăn tập thể ưu việt hơn làm
ăn cá thể, kinh tế cá thể tự phát sẽ đẻ ra chủ nghĩa tư bản và phân chia thành giai
cấp bóc lột ở nông thôn. Làm ăn tập thể sẽ tạo ra sức mạnh giải quyết những vấn
đề kinh tế xã hội của cộng đồng ở nông thôn. Do vậy hợp tác hoá được thực hiện
đồng nhất với tập thể hoá, xoá bỏ hình thức sản xuất cá thể ở nông thôn, mọi hoạt
động của người nông dân gắn liển với tổ chức kinh tế tập thể. Nhờ có làm ăn tập
thể, miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu về cả kinh tế và xã hội trong một thời
gian ngắn. Song, mô hình tập thể hoá triệt để mọi tư liệu sản xuất cũng có những
khuyết tật cơ bản, đó là: chế độ tập thể hoá triệt để đã dẫn tới tình trạng không có
người làm chủ cụ thể, tư liệu sử dụng không có hiệu quả; cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp đã cho phép chính quyền can thiệp quá sâu vào công việc của HTX;

chế độ phân phối bình quân đã không khuyến khích người lao động làm việc.
Nhận thức các hạn chế đó, Đảng ta đã tiến hành cuộc vận động cải tiến
quản lý HTX. Qua cải cách những tiêu cực trong các HTX có giảm nhưng chưa
khắc phục về cơ bản.
Sau 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, chúng ta đã áp dụng máy móc
mô hình HTX ờ miển Bắc vào miển Nam và thực tế cho thấy nó đã không thành
công. Với các HTX ở miền Bắc, sau khi chiến tranh kết thúc, nguồn viện trợ từ
nước ngoài giảm sút, tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, trì trệ, bao
cấp của Nhà nước giảm, các bất cập lộ rõ làm các HTX càng lúng túng trong
hoạt động. Trong hoàn cảnh đó, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư ra đời (năm 1981 ) đã
đưa ra các giải pháp tình thế khắc phục tình trạng trì trệ của các HTX. Cơ chế
khoán đã đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động, khuyến khích họ hăng hái

×