Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ THÙY LINH




MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HẢI DƯƠNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ








HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





NGUYỄN THỊ THÙY LINH




MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HẢI DƯƠNG


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ HỒNG TIẾN




HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. MÔI TRƢỜNG SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 6
1.1. Môi trường sinh thái 6

1.1.1. Khái niệm môi trường sinh thái 6
1.1.2. Phát triển bền vững và vai trò của môi trường sinh thái đối với
phát triển bền vững 10
1.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với môi trường sinh thái 14
1.2.1. Tác động của môi trường sinh thái đối với phát triển kinh tế 14
1.2.2. Những tác động của phát triển kinh tế đến môi trường sinh thái 27
1.2.3. Sự cần thiết khách quan phải bảo vệ môi trường sinh thái trong
phát triển kinh tế bền vững 31
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc giải quyết mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế với môi trường sinh thái 35
1.3.1. Phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề môi trường sinh thái ở một
số địa phương 35
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm đối với Hải Dương 41
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG SINH THÁI TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HẢI DƢƠNG 44
2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tác động đến môi trường
sinh thái ở Hải Dương 44
2.1.1. Một số tiềm năng thế mạnh của Hải Dương 44
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương 46
2.2. Khái quát về hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái ở Hải Dương 53
2.2.1. Những kết quả đạt được 53
2.2.2. Một số hạn chế 56
2.3. Hiện trạng môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải Dương 58
2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở Hải Dương 58
2.3.2. Tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tới môi trường sinh thái ở
Hải Dương 67
2.3.3. Những nguyên nhân chính tác động xấu tới môi trường sinh thái
do phát triển kinh tế ở Hải Dương 79
2.3.4. Những vấn đề môi trường bức xúc đặt ra ở Hải Dương 82
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA

MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG
Ở HẢI DƢƠNG 84
3.1. Vấn đề kinh tế môi trường trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 84
3.1.1. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 về Bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước của Bộ Chính trị 84
3.1.2. Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 89
3.1.3. Phương hướng bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015 được nêu
ra tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3 90
3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh
thái ở Hải Dương 96
3.2.1. Mục tiêu tổng quát 96
3.2.2. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái giai đoạn 2006 - 2020 99
3.2.3. Định hướng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương từ năm
2010 và tầm nhìn đến 2020 100
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa môi
trường sinh thái với phát triển kinh tế bền vững ở Hải Dương 101
3.3.1. Nâng cao nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển
kinh tế và môi trường sinh thái, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền,
vận động về bảo vệ môi trường 101
3.3.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường 104
3.3.3. Giải pháp về quy hoạch 105
3.3.4. Bố trí, sử dụng kinh phí và nguồn nhân lực hợp lý cho hoạt động
bảo vệ môi trường 108
3.3.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ, thông tin liên lạc 109
3.3.6. Thực hiện xã hội hoá và đầu tư bảo vệ môi trường 111
3.3.7. Giải pháp về chính sách phát triển 112

KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
PHỤ LỤC 126

QUY ƢỚC VIẾT TẮT

BVMTST Bảo vệ môi trường sinh thái
BVMT Bảo vệ môi trường
CCKT Cơ cấu kinh tế
CCN Cụm công nghiệp
CCVC Của cải vật chất
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTR Chất thải rắn
ĐDSH Đa dạng sinh học
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
KCN Khu công nghiệp
KT - XH Kinh tế - xã hội
MTST Môi trường sinh thái
ONMT Ô nhiễm môi trường
PTBV Phát triển bền vững
PTKT - XH Phát triển kinh tế - xã hội
PTKT Phát triển kinh tế
PTKTBV Phát triển kinh tế bền vững
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TN&MT Tài nguyên và môi trường
TTKT Tăng trưởng kinh tế
UBND Uỷ ban nhân dân






1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài chục năm trở lại đây, do sức ép về dân số và PTKT làm cho các
nguồn TNTN ngày càng cạn kiệt, MTST mất cân bằng, suy thoái nghiêm trọng,
thậm chí ở một số vùng bị phá hủy hoàn toàn. Những vấn đề MTST toàn cầu
như: biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ôzôn, ĐDSH giảm sút, ô nhiễm không khí,
nguồn nước đang là thách thức đối với sự tồn tại của loài người. Việc duy trì
chất lượng MTST nhằm hướng tới PTBV đang là yêu cầu đặt ra đối với toàn thế
giới cũng như mỗi một quốc gia.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, đất nước đã thay
da đổi thịt, hàng loạt các KCN, khu chế xuất, các khu đô thị mới lần lượt mọc
lên cùng với sự PTKT - XH là ô nhiễm và suy thoái môi trường ngày càng gia
tăng. TNTN bị khai thác cạn kiệt đã gây ra những trở ngại to lớn cho giai đoạn
phát triển tiếp theo của nền kinh tế. Hậu quả ô nhiễm nặng nề do bất chấp về môi
trường trong quá trình PTKT - XH đang diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong
cả nước nhưng đáng tiếc là điều đó hình như chưa "thấm" vào ý thức của nhiều
người. Kinh nghiệm cho thấy việc xử lý hậu quả ô nhiễm khó khăn và tốn kém
hơn nhiều so với việc đầu tư, xử lý, ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu.
Trong những năm qua, Hải Dương đã có bước tiến mới trong PTKT ở tất
cả các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp; sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các
làng nghề; các hoạt động du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, khai thác khoáng
sản, y tế, giáo dục, đô thị hóa. Song, vấn đề MTST trong PTKT hiện chưa được
quan tâm đúng mức. Do vậy, MTST ở Hải Dương đã có sự ô nhiễm, tuy chưa
đến mức độ nghiêm trọng, song từng thành phần môi trường như đất, nước,

không khí, bụi ở một số khu vực có xu hướng ô nhiễm gia tăng và biểu hiện sự
suy thoái đặc biệt là tại các khu công nghiệp, CCN tập trung, môi trường làng
nghề… PTKTBV không chỉ coi trọng TTKT mà phải đi đôi với bảo vệ MTST,
điều đó đồng nghĩa với việc cần phải có những giải pháp tích cực và hữu hiệu để
ưu tiên giải quyết vấn đề MTST trong PTKT ở Hải Dương.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu "Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế
ở Hải Dương" nhằm giải quyết các đòi hỏi bức xúc cả về lý luận và thực tiễn
đang đặt ra.

2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề MTST và PTKT đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-
Lênin đề cập đến nhiều trong các tác phẩm của mình. Đồng thời cũng được
nghiên cứu trong nhiều tác phẩm của các nhà kinh tế học như: Kinh tế học của
Paul Samuelson và Wiliam D. Nordhous, Kinh tế học của David Begg, Stanley
Fischer và Rudiger Dornbusch
Vấn đề này cũng được đặt ra tại Hội nghị môi trường và PTBV có sự
tham gia của các nguyên thủ quốc gia tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) 1992,
và Hội nghị về PTBV có tại Johannesburg (Nam Phi) 2002.
Ở nước ta, vấn đề BVMT được Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan
tâm, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH.
Luật Bảo vệ môi trường ra đời năm 1993, sau đó là hàng loạt các văn bản dưới
luật liên quan đến vấn đề này được ban hành và được tổ chức thực hiện trong
phạm vi cả nước. Đặc biệt vào năm 1998, lần đầu tiên Hội nghị môi trường toàn
quốc được tổ chức. Tiếp đó, ngày 22 tháng 4 năm 2005, dưới sự chủ trì của Thủ
tướng Chính phủ Phan Văn Khải, Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ hai đã
được tổ chức tại Hà Nội.
Qua hai kỳ Hội nghị môi trường toàn quốc, đã có gần 1000 báo cáo tham
luận và hơn 2000 đại biểu tham dự. Những báo cáo tham luận này tập trung vào
10 vấn đề chính: Môi trường đô thị và công nghiệp; môi trường nông thôn, miền

núi, biển và ven bờ; hiện trạng môi trường Việt Nam; công nghệ môi trường;
quản lý môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; phương pháp luận nghiên cứu môi
trường; kinh tế môi trường; giáo dục đào tạo và nâng cao nhận thức về môi
trường.
Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ 3 (diễn ra trong hai ngày 17 và
18/11/2010) có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với thông điệp: Bảo vệ môi
trƣờng - tƣơng lai cho phát triển bền vững. Hội nghị đưa ra mục tiêu tổng kết,
đánh giá kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm sau gần sáu năm triển
khai Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 11/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; năm năm thực hiện chiến
lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; tiếp tục quán
triệt Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh
việc thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW.

3
Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ III có ý nghĩa rất quan trọng đối
với công tác BVMT và PTBV của đất nước, thể hiện tiếng nói chung của tất cả
các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng cùng cam kết và thống nhất
hành động triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về BVMT trong thời gian
tới, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về môi trường mà Quốc hội đã đặt ra trong 5
năm tới và trong năm 2011 nhằm bảo đảm các mục tiêu PTKT - XH đã đề ra,
ngăn chặn có hiệu quả tình trạng gia tăng ONMT, suy thoái tài nguyên, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa đất nước phát triển nhanh và
bền vững.
Ngoài ra, vấn đề MTST trong PTKT cũng đã được quan tâm nghiên cứu
cả về lý luận cũng như thực tiễn trong các văn kiện của Đảng, tạp chí nghiên cứu
lý luận, nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu chuyên ngành và những công trình khoa
học được đăng tải dưới hình thức bài tạp chí, sách chuyên khảo, luận văn, luận
án. Có thể kể đến một số công trình của một số tác giả sau có liên quan ít nhiều
đến đề tài nghiên cứu:

- GS.TS Trần Văn Chử, Tài nguyên môi trường và PTBV ở Việt Nam,
Nxb CTQG, HN, 2004.
- Phạm Thị Ngọc Trầm, Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp, Nxb
CTQG, HN, 1997.
- Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường (2005) "Xung đột giữa PTKT
và ONMT", HN, 2005.
- Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long, Tài nguyên môi trường và
PTBV, Nxb Khoa học kỹ thuật, HN, 2002.
- Hồ Văn Vĩnh, Bảo vệ tài nguyên môi trường vì mục tiêu phát triển bền
vững, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2009.
Các công trình trên đã đề cập đến thực trạng suy thoái MTST, làm rõ cơ
sở lý luận cũng như các vấn đề thực tiễn đặt ra và đưa ra nhiều giải pháp để
PTKT và BVMT. Phần lớn các công trình nói trên, vấn đề MTST và PTKT được
nghiên cứu trong mối quan hệ độc lập tương đối, mối quan hệ giữa chúng chủ
yếu ở tầm quốc gia. Vấn đề MTST trong PTKT gắn với bảo vệ MTST ở một địa
phương (tỉnh) chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ cả về lý luận và thực
tiễn, đặc biệt là đối với Hải Dương.
Vì vậy, đề tài "Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế ở Hải

4
Dương" được nghiên cứu nhằm góp phần luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn
về mối liên hệ giữa PTKT và MTST, hướng tới đề xuất các giải pháp để cải thiện
chất lượng môi trường, bảo vệ MTST đảm bảo PTKT nhanh, bền vững trên địa
bàn tỉnh Hải Dương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giải quyết mối
quan hệ biện chứng giữa MTST với PTKT bền vững ở tỉnh Hải Dương.
* Nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa MTST với PTKT.
- Đánh giá tác động của PTKT đến MTST và vai trò của MTST đối với

PTKT ở Hải Dương.
- Luận giải những phương hướng, giải pháp bảo vệ MTST phục vụ PTKT
bền vững ở Hải Dương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa MTST với PTKT bền vững ở Hải Dương, trong đó nhấn
mạnh sự tác động của PTKT đến MTST và sự cần thiết phải bảo vệ MTST để
PTKT bền vững ở Hải Dương.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: từ năm 1997 - 2020
- Phạm vi lãnh thổ: trên địa bàn tỉnh Hải Dương
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp tiếp cận nghiên cứu:
Quán triệt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan
hệ giữa MTST và PTKT, đồng thời vận dụng phép duy vật biện chứng, phương
pháp lôgic - lịch sử để nghiên cứu các nội dung của đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: hệ thống hóa và xử lý tài liệu, phân
tích và tổng hợp, thống kê, so sánh…
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, điều
tra, khảo sát, thu thập số liệu…
6. Đóng góp của luận văn

5
- Khái quát những vấn đề lý luận về MTST và vai trò của nó đến PTKT.
- Phân tích, đánh giá những tác động của PTKT đến MTST ở Hải Dương.
- Đánh giá hậu quả của ô nhiễm MTST đối với PTKT, qua đó đề ra những
giải pháp giải quyết vấn đề MTST nhằm PTKT bền vững ở Hải Dương.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính
sách, quản lý kinh tế, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong việc giải

quyết mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận
văn có 3 chương, 9 tiết.
Chƣơng 1: Môi trường sinh thái trong phát triển kinh tế - cơ sở lý luận và
kinh nghiệm ở một số địa phương.
Chƣơng 2: Thực trạng môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh
tế ở Hải Dương.
Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu giải quyết mối quan hệ giữa
môi trường sinh thái với phát triển kinh tế bền vững ở Hải Dương.

6
Chƣơng 1
MÔI TRƢỜNG SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG

1.1. Môi trƣờng sinh thái
1.1.1. Khái niệm môi trường sinh thái
Trên thế giới hiện nay, dù là nước đang phát triển hay phát triển, nước
giàu hay nước nghèo thì một vấn đề chung đặt ra là làm thế nào để có mối quan
hệ hài hòa giữa TTKT và BVMT. Bởi vì, muốn tăng trưởng phải khai thác, sử
dụng nhiều tài nguyên, và phát thải cũng nhiều hơn, tất nhiên là không tránh
được những tác động tiêu cực đến môi trường. Tại các nước đang phát triển, mối
quan hệ giữa nghèo khổ và suy thoái môi trường đã tạo nên một vòng luẩn quẩn
là: sống dựa nhiều vào nguồn lợi thiên nhiên, thiếu tri thức, thiếu vốn, thiếu công
nghệ nên năng suất lao động thấp, sử dụng năng lượng và nguyên liệu với hiệu
suất và hiệu quả thấp lại tốn nhiều tài nguyên và môi trường không xử lý được…
Đã có nhiều báo cáo khoa học của các nước khác nhau nêu lên những vấn
đề mới trên phạm vi toàn cầu liên quan đến các cơ chế điều tiết của sinh quyển
như: lỗ hỏng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, tính ĐDSH bị suy giảm. Nhiều tổ

chức quốc tế, nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà khoa học trên thế giới đã lên
tiếng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng, những chiều hướng xấu của vấn đề
MTST đặc biệt là những vấn đề về sự biến đổi của môi trường, nguồn sống của
loài người đang bị cạn kiệt, MTST bị hủy hoại.
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm “Môi trường
sinh thái”. Để hiểu rõ hơn khái niệm “Môi trường sinh thái” chúng ta cần tìm hiểu
một số khái niệm liên quan như: “môi trường”, “sinh thái”, “hệ sinh thái”.
* Khái niệm môi trường
Theo định nghĩa của UNESCO (năm 1981), “Môi trường của con người
bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra,
những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin…), trong đó con người sống
và lao động, họ khai thác TNTN và nhân tạo nhằm thỏa mãn nhau cầu của
mình” [32, tr.11].
Luật Môi trường sửa đổi năm 2005 quan niệm: “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời

7
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [34, tr.11].
Theo Từ điển Tiếng Việt, môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên,
xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với
con người, với sinh vật ấy [44, tr.790].
Còn theo quan niệm của tác giả Lê Huy Bá trong cuốn “Tài nguyên môi
trường và phát triển bền vững” được nhiều người đồng tình thì: “Môi trường là
các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn tại
trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết,
tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng
tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố
này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của
xã hội con người” [4, tr.7].
* Khái niệm sinh thái, hệ sinh thái

Theo Từ điển Tiếng Việt, “sinh thái” là quan hệ giữa sinh vật, kể cả con
người và môi trường; “sinh thái” là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống.
Sinh vật và môi trường xung quanh thường xuyên có tác động qua lại với
nhau tạo thành một đơn vị hoạt động thống nhất. Các sinh vật trong một đơn vị
bất kỳ như thế sẽ gồm rất nhiều các loài sinh vật sinh sống và đó chính là quần
xã sinh vật, chúng tương tác với môi trường vật lý bằng các dòng năng lượng và
vật chất tạo nên cấu trúc dinh dưỡng và chu trình tuần hoàn vật chất giữa thành
phần hữu sinh và vô sinh thì được gọi là “hệ sinh thái” [44, tr.791].
* Khái niệm môi trường sinh thái
Theo Từ điển Tiếng Việt, MTST là toàn bộ các điều kiện vô cơ và hữu cơ
của các hệ sinh thái ảnh hưởng đến đời sống của xã hội loài người [44, tr.790].
Còn theo Phạm Thị Ngọc Trầm, MTST bao gồm tất cả những điều kiện
xung quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể - bảo vệ con người. MTST là
tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô cơ và hữu cơ có liên quan đến sự
sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội [43, tr.16].
Từ các ý kiến trên, chúng tôi cho rằng: MTST là toàn bộ môi trường tự
nhiên liên quan đến sự sống của con người và xã hội loài người. Nó là sản phẩm
và cũng là điều kiện của quá trình sinh tồn của con người và các loài sinh vật
khác trong mối quan hệ cộng sinh và quy định, chế ước lẫn nhau.
Như vậy, có thể hiểu MTST là một chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ và

8
tương tác với nhau giữa điều kiện tự nhiên và các cơ thể sống trong phạm vi toàn
cầu. Sự rối loạn, bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả
nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của
thiên nhiên. Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu
tố trong hệ thống, thông qua quá trình lao động, con người khai thác, bảo vệ, bồi
đắp cho thiên nhiên.
Do sự PTKT, môi trường tự nhiên bị đe dọa nghiêm trọng, phá hủy sự cân
bằng sinh thái và để lại những hậu quả không lường được. Sự thay đổi của các

nhân tố MTST có thể chia thành các nhân tố điều khiển được và các nhân tố
không điều khiển được. Các nhân tố điều khiển được là sự gây ô nhiễm bầu khí
quyển, nguồn nước, sự xói mòn đất và sự hủy diệt giới động thực vật… Những
nhân tố không điều khiển được là loại đất, địa hình vùng, chế độ gió, chế độ
nhiệt, tình hình động đất trên lãnh thổ…Việc tính đến các nhân tố không điều
khiển được của môi trường cho phép xây dựng sát thực tế hơn các phương án
PTKT chấp nhận được trên vùng lãnh thổ đã cho. Đối với các nhân tố điều khiển
được của môi trường tự nhiên cần có các thông số kỹ thuật, kinh tế và xã hội cần
thiết mới có thể xác định được mục tiêu tối ưu của các phương án.
Bảo vệ MTST đã, đang và sẽ là vấn đề mang tính toàn cầu. Nội dung cơ
bản của BVMT là: bảo vệ rừng và đảm bảo độ che phủ trên lãnh thổ, chống ô
nhiễm không khí, nước và đất, giải quyết và tận dụng các phế thải, chống xói
mòn, hoang mạc hóa đất đai, quản lý nơi cư trú cho các loài sinh vật, bảo vệ và
chống sự tiêu diệt các loài sinh vật quý hiếm, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết
kiệm TNTN.
Muốn giải quyết tốt vấn đề MTST cần nắm được các khái niệm liên quan:
* Bảo vệ môi trường: Là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho con môi trường,
khai thác và sử dụng hợp lý và tiết kiệm TNTN.
BVMT còn là tập hợp các biện pháp giữ gìn, bảo vệ, phục hồi, sử dụng
một cách hợp lý môi trường sinh học, MTST; nghiên cứu, thử nghiệm các thiết
bị, áp dụng các khoa học công nghệ, ít hoặc không có phế thải nhằm tạo ra cuộc
sống tối ưu cho con người.
* Tiêu chuẩn môi trường: Theo Luật BVMT của Việt Nam "Tiêu chuẩn
môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn

9
cứ để quản lý môi trường" [15].
* Ô nhiễm môi trường: là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm

tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường
trở thành độc hại [31].
- Ô nhiễm môi trường nước: là sự thay đổi thành phần và tính chất của
nước chủ yếu do con người gây ra, ảnh hưởng đến đời sống con người và sinh
vật, ảnh hưởng đến sự PTKT - XH.
- Ô nhiễm không khí: là sự biến đổi trong thành phần không khí làm cho
nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu.
- Ô nhiễm đất: ô nhiễm đất xảy ra khi có mặt một số chất lạ và hàm lượng
của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất.
- Ô nhiễm tiếng ồn: âm thanh gây nên do những rung động trong không
khí gây kích thích cảm giác nghe. Ô nhiễm tiếng ồn thường do các phương tiện
giao thông, các máy móc hoạt động trong sản xuất, sinh hoạt.
* Chất gây ô nhiễm: là những chất làm cho môi trường trở thành độc hại.
Khi đó môi trường không những mất hết những giá trị của mình mà còn trở
thành độc hại đối với con người và sinh vật.
* Chất thải rắn: là vật liệu ở dạng rắn (từ thực phẩm không còn sử dụng
được, các loại thải rắn như bao bì, chai lọ, các loại vôi, gạch vụn từ công trình
xây dựng…) bị loại bỏ thường có nguồn gốc từ các khu thương mại, dân cư, nhà
máy, trong sản xuất nông nghiệp.
* Chất thải nguy hại: là loại chất thải có nồng độ độc tố cao, có ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường.
* Tai biến môi trường: Là quá trình gây hại vận hành trong hệ thống môi
trường. Quá trình tai biến phản ánh tính nhiễu loạn, tính bất ổn của hệ thống. Tai
biến môi trường thường có 2 loại:
- Loại cấp diễn: xảy ra nhanh, mạnh, đột ngột và cũng nhanh chóng kết
thúc, được xen kẽ một khoảng thời gian dài bình yên như: động đất, sóng thần,
bão, lũ lụt…
- Loại trường diễn: xảy ra chậm, trường kỳ như sa mạc hóa, nhiễm mặn
đất ven biển… [31].
* Suy thoái môi trường: sự thay đổi chất lượng và số lượng của thành

phần môi trường; gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và thiên nhiên.
* Sự cố môi trường: là những tai biến, rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt

10
động của con người hoặc những biến đổi bất thường của thiên nhiên gây ra suy
thoái môi trường.
* Công nghệ sạch: là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không
gây ONMT, thải hoặc phát thải ra ở mức thấp nhất chất gây ra ONMT.
* Kiểm soát ô nhiễm: là việc thực hiện tất cả các hoạt động nhằm làm cho
môi trường nói chung, các thành phần môi trường nói riêng không bị ô nhiễm
hoặc nếu có bị ô nhiễm thì có thể chủ động khắc phục được [34].
Qua các khái niệm trên có thể thấy quá trình PTKT gắn với BVMT là việc
sử dụng hợp lý các nguồn lực (đặc biệt là TNTN) bằng các biện pháp, công cụ,
phương tiện… làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài
với CCKT hợp lý, phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm để bảo vệ MTST, hướng tới
PTBV.
1.1.2. Phát triển bền vững và vai trò của môi trường sinh thái đối với
phát triển bền vững
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
Thuật ngữ "phát triển" đã được sử dụng quen thuộc trên các phương tiện
thông tin, trong các công trình nghiên cứu khoa học và trong cuộc sống hàng
ngày. Phát triển là một xu hướng tự nhiên đồng thời cũng là quyền của mỗi cá
nhân hay mỗi quốc gia. Con người vừa là đối tượng, vừa là động lực của phát
triển. Mục tiêu của phát triển là không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống vật
chất, văn hóa, tinh thần của con người.
* Phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần
của con người bằng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa.
Phát triển là xu hướng tự nhiên của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng của con người
[11, tr.208].
* TTKT là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản

lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định [12, tr.38].
Theo lý thuyết TTKT hiện đại, các yếu tố tác động đến tăng trưởng bao
gồm nguồn lao động, vốn sản xuất, TNTN và khoa học công nghệ. TTKT trước
hết thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ và các
yếu tố sản xuất ra nó, do đó TTKT là tiền đề vật chất để giải quyết tình trạng đói
nghèo và hàng loạt các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Vì thế, TTKT nhanh là mục
tiêu theo đuổi của các quốc gia.

11
* Phát triển kinh tế: là sự TTKT gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu, thể chế
kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo công bằng xã hội [12, tr.44].
Như vậy, TTKT chưa phải là PTKT. Tăng trưởng mới chỉ là điều kiện cần
để PTKT. Điều kiện đủ của PTKT là trong quá trình TTKT phải đảm bảo được
tính cân đối, tính hiệu quả, tính mục tiêu và đảm bảo TTKT trong tương lai.
1.1.2.2. Phát triển bền vững và vai trò của môi trường sinh thái đối với
phát triển bền vững
Có thể nói rằng, mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển.
Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác đều không thể đình chỉ tiến
hóa và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa
môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát
triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. PTBV là một khái niệm
mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng môi trường, do đó, cho đến nay chưa có
một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất. Dưới đây là một số định nghĩa về
PTBV:
- Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết
PTBV, nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, BVMT một
cách khoa học đồng thời với sự PTKT.
- PTBV là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã
hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương
tự trong tương lai [6, tr.23].

Định nghĩa này bao gồm 2 nội dung then chốt: các nhu cầu của con người
và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại
và tương lai của con người.
- PTBV là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và phát triển
các nguồn TNTN để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà
không làm hại cho thế hệ mai sau [30, tr.17].
Tuy nhiên, định nghĩa được sử dụng nhiều hơn cả trong các nghiên cứu về
PTBV là định nghĩa của Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED)
đưa ra năm 1987: "PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Định nghĩa này được mở rộng ra với 3 cấu thành về sự PTBV:
+ Về kinh tế: một hệ thống bền vững về kinh tế phải thể hiện ở sự tăng

12
trưởng và phát triển lành mạnh của các ngành kinh tế đặc biệt là các ngành kinh
tế liên quan đến sử dụng TNTN, có thể tạo ra hàng hóa và dịch vụ một cách liên
tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ về nợ bên ngoài, tránh sự mất
cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến mỗi ngành sản xuất.
+ Về xã hội: hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng
trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm: y tế, giáo dục…,
công bằng giới tính, sự tham gia và trách nhiệm chính trị cho mọi người, đảm
bảo sức khỏe, giảm đói nghèo, hạn chế các tệ nạn xã hội.
+ Về môi trường: hệ thống PTBV thể hiện ở sử dụng hợp lý TNTN, duy
trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn
lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường. Việc khai thác các
nguồn lực không thể tái tạo không được vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế
một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì ĐDSH, sự ổn định khí quyển và
các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh
tế, hạn chế ONMT, có chính sách và kế hoạch hành động cải thiện môi trường.
Như vậy, "PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không

làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thể hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa TTKT, đảm bảo tiến bộ xã hội và BVMT" [32, tr.7].
BVMT là một trong 3 thành tố hay trụ cột của PTBV ở bất kỳ quốc gia
nào trong thế giới đương đại và tương lai. Trong thời đại ngày nay, BVMT và
PTBV không còn là vấn đề riêng của một quốc gia, một khu vực mà đã thực sự
trở thành mối quan tâm toàn cầu. Thực tế cho thấy tính nguy cấp, phức tạp và
nan giải của các vấn đề môi trường đang đòi hỏi chúng ta cần phải nhìn nhận và
đánh giá đúng đắn vai trò của môi trường trong quá trình thực hiện PTBV.
Có thể nói môi trường và PTBV là một vấn đề có tính cấp thiết liên quan
đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và xuyên suốt nhiều thời đại. Quản lý môi
trường, bảo vệ, cải thiện môi trường, sử dụng hợp lý các yếu tố môi trường và
các điều kiện thuận lợi của môi trường nhằm phục vụ sự tồn tại và PTKT - XH
loài người là những nội dung quan trọng trong hoạt động hiện nay và mai sau
của toàn nhân loại.
Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã đặt PTBV trên cơ sở nâng cao, cải
thiện chất lượng sống của con người theo phạm vi, khả năng chịu được của các
hệ sinh thái. Đó là mục tiêu về PTBV, chỉ tiêu đánh giá cho quá trình PTKT -

13
XH của mỗi quốc gia trên thế giới.
PTKTBV là bộ phận cấu thành quan trọng của PTBV ở mỗi quốc gia hiện
nay. Đó là sự biến đổi về quy mô, cơ cấu, chất lượng của nền kinh tế gắn với
việc đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội và sử dụng hợp lý tài nguyên, BVMT.
Như vậy, nội dung cơ bản của PTKTBV bao gồm: đạt mức tăng trưởng
tương đối cao và ổn định, với cơ cấu kinh tế hợp lý và tiến bộ, sử dụng nguồn
lực tiết kiệm và hiệu quả.
Để đảm bảo PTKTBV cần chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, TTKT hợp lý, có chất lượng cao và duy trì trong khoảng thời
gian dài.
Thứ hai, TTKT gắn với việc hình thành CCKT và chuyển dịch CCKT

theo xu hướng phát triển một cách hợp lý được thể hiện bằng tỷ lệ % đóng góp
vào GDP của các ngành kinh tế đất nước.
Thứ ba, PTKT với việc duy trì sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế đất nước.
Đó là những cân đối cần quan tâm của đất nước như: đầu tư và tiêu dùng, đầu tư
trong nước và ngoài nước.
Thứ tư, sự lan tỏa của TTKT đến các vấn đề xã hội, dẫn đến xóa đói, giảm
nghèo và công bằng xã hội.
Việt Nam đang thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành CNH , HĐH trên
quan điể m PTBV với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, quan điể m PTBV của Việt Nam đã
được thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đảng IX, về chiến lược PTKT - XH giai
đoạn 2001 - 2010, theo đó PTBV của Việt Nam là: "Phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
và bảo vệ môi trường ", "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải
thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường
thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học" [26, tr.162-163]. Đến Đại hội Đảng XI,
trong chiến lược PTKT - XH giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định: “phát triển
nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên
suốt trong Chiến lược… Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và
cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” [28, tr.98-99].
1.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với môi trƣờng sinh thái
1.2.1. Tác động của môi trường sinh thái đối với phát triển kinh tế

14
Trong lịch sử phát triển của các quốc gia, đã có một thời PTKT được đặt
lên hàng đầu, được ưu tiên số một trong các chính sách của chính phủ, thậm chí
lấn át các yếu tố khác như xã hội, môi trường. Người ta cho rằng, khi kinh tế đã
phát triển thì có thể dùng nguồn lực kinh tế để khắc phục những vấn đề tài
nguyên, môi trường và xã hội. Đã có những giai đoạn, khuynh hướng “phát triển
với bất cứ giá nào” đã gây ra những hậu quả nặng nề cho văn hóa, xã hội, môi

trường mà nhiều quốc gia phát triển đến nay vẫn còn phải khắc phục. Trong thời
điểm hiện nay, cuộc chạy đua PTKT giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế trên
thế giới đang diễn ra gay gắt thì khuynh hướng phát triển với bất cứ giá nào vẫn
được tôn sùng đặc biệt trong các quốc gia đang phát triển. Người ta có thể hy
sinh các yếu tố khác như chênh lệch giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong xã hội,
suy thoái về đạo đức, lối sống hay thậm chí hy sinh cả môi trường để PTKT. Sự
khát khao PTKT với bất cứ giá nào đã mang lại hậu quả là môi trường bị suy
thoái, tài nguyên tái tạo và không tái tạo bị khai thác quá mức dẫn đến những
nền tảng cho PTKT bị yếu kém, thu hẹp. Bên cạnh đó, dân số ngày càng tăng lên
gây nên sự nghèo khổ cùng cực của con người. Với những nước nghèo như Việt
Nam mà cuộc sống của người dân còn bị phụ thuộc chính vào khai thác các loại
TNTN thì tính bền vững về sinh thái và kinh tế cũng quan trọng như tính bền
vững về xã hội trong quá trình phát triển. Cũng vì vậy, nếu sự phá hủy môi
trường, làm tổn hại đến các hệ sinh thái, cơ sở cho sự sinh trưởng của các sản
lượng sinh học như đất, nước, các quần thể động thực vật, rừng, biển và bờ biển
với nhịp điệu như hiện nay thì sự PTBV không thực hiện được.
Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng "tăng trưởng bằng
không hoặc âm” để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hạn hoặc chủ trương không
sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo để bảo vệ chúng, nhưng quan điể m
này là không tưởng nhất là đối với các nước đang phát triển, vì nguồn TNTN
mãi mãi vẫn là nguồn vốn cơ bản để PTKT. Các nước phát triển ngày nay
thường hạn chế khai thác tài nguyên trong nước, thay vào đó là tăng cường khai
thác tài nguyên ở các nước đang phát triển thông qua các dự án đầu tư hoặc nhập
khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa.
Như vậy, PTKT và môi trường không phải là 2 vấn đề đối kháng nhau đối
với một quốc gia phát triển. Tại Hội nghị Môi trường toàn quốc ngày 22/4/2005
tại Hà Nội, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nhận định: "Đây là thời điểm mà
BVMT đang trở thành vấn đề thời sự của toàn cầu. Kinh nghiệm cho thấy, những

15

quốc gia đi theo con đường hy sinh môi trường để PTKT đều phải trả giá đắt. Vì
sự trường tồn của Trái đất - Ngôi nhà chung của chúng ta, vì lợi ích của mỗi
quốc gia và lợi ích của mỗi người dân chúng ta, chúng ta phải không ngừng
nâng cao tính bền vững của quá trình phát triển” [37]. Ở Việt Nam, trải qua hơn
20 năm đổi mới đã thể hiện được tính đúng đắn của đường lối phát triển. Kinh tế
tăng trưởng liên tục, xã hội ổn định, chúng ta là một trong những quốc gia tích
cực tham gia vào công tác BVMT, duy trì và bảo vệ các nguồn TNTN, tham gia
nhiều công ước quốc tế trong lĩnh vực BVMT, ĐDSH và PTBV. Chúng ta đã xây
dựng "Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam" với những mục tiêu chính là đáp
ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo sự phát triển hài hòa cả 3 mặt: kinh tế, xã
hội, môi trường. Mối quan hệ giữa PTKT và BVMT ở nước ta đã được khẳng
định tổng quát trong Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó nhấn
mạnh: "BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ
trương và các kế hoạch PTKT - XH của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan
trọng đảm bảo PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước" [9].
Để PTBV chúng ta vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân đồng thời lại phải bảo toàn được hệ sinh thái và ĐDSH. Con người
chính là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của thế giới chúng ta và sự bảo toàn
các hệ sinh thái là một phần trong những cố gắng lớn lao để đảm bảo cuộc sống
cả loài người. Bất cứ một kế hoạch BVMT thực sự nào cũng đều phải bao gồm
những biện pháp kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo vì nạn đói nghèo là một
trong những nguyên nhân chính phá hoại môi trường. Có thể nói PTKT phải gắn
với BVMT và BVMT để tạo nguồn lực cho PTKT là mục tiêu của mỗi quốc gia.
1.2.1.1. Tác động tích cực của môi trường sinh thái đối với phát triển kinh tế
- Môi trường là sinh thái, sinh quyển cần thiết cho sự sống tự nhiên của
con người.
Trong hoạt động sống của mình, con người cần phải có một không gian
sống nhất định như: nhà để ở, nơi nghỉ ngơi, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm

sản, thủy sản Trung bình mỗi ngày, mỗi người đều cần khoảng 4m
3
không khí
sạch để hít thở, 2,5 lít nước để uống và với một lượng lương thực, thực phẩm
tương ứng với 2000 - 2400 kcal. Như vậy, chức năng này đòi hỏi môi trường
phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi người. Tuy nhiên, lịch sử loài

16
người đã cho thấy rõ là trong khi trái đất không thay đổi về độ lớn nhưng dân số
thế giới lại không ngừng gia tăng, vì vậy, diện tích đất bình quân đầu người
(không gian sống) ngày càng chật hẹp và giảm sút nhanh chóng. Ở Việt Nam,
diện tích không gian sống của con người ngày càng bị thu hẹp, bình quân đất
canh tác nông nghiệp hiện nay khoảng 0,1 ha/người, trong khi bình quân của thế
giới là 0,27 ha/người. Trước tình hình đó đã xuất hiện quan điể m coi việc dân số
gia tăng không kiềm chế được là cuộc khủng hoảng chủ yếu mà nhân loại ngày
nay đang phải đương đầu, là nguyên nhân chính của nạn đói nghèo, lạc hậu, mức
sống thấp, suy dinh dưỡng và bệnh tật, sự xuống cấp của môi trường và một loạt
các vấn đề xã hội khác. Bên cạnh đó, sự phân bố dân số không đồng đều càng
làm găy gắt hơn về không gian sống ở nơi mật độ dân số tập trung cao, đặc biệt
là tại thành phố lớn và các KCN tập trung của nhiều quốc gia.
- MTST là nơi cung cấp điều kiện sống, nguồn TNTN làm thành đối tượng
lao động và các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất ra của cải vật chất của
loài người.
Từ thời nguyên thủy đến nay, để tồn tại và phát triển thì con người đã liên
tục khai thác và sử dụng ngày càng nhiều các nguồn tài nguyên vào các hoạt
động sống của mình. Nguồn tài nguyên chứa trong môi trường rất đa dạng và
phong phú nhưng không phải là vô tận. Sự khai thác quá mức đã làm cho nhiều
nguồn tài nguyên ở nhiều nơi bị cạn kiệt. Sự tăng cường thăm dò, khảo sát
TNTN cùng với sự mở mang các vùng đất mới hoặc việc sử dụng những công
nghệ mới thay thế nguyên, nhiên, vật liệu… chính là những biện pháp tình thế

của con người hiện nay để bù đắp sự suy giảm chức năng của môi trường mà
nguyên nhân chính là do con người gây ra.
- MTST là nơi chứa đựng chất thải của quá trình sinh hoạt và quá trình
sản xuất của con người.
Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá
trình phân hủy tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại
trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Vì đồng thời với quá trình con người
thải các loại chất khác nhau vào môi trường là quá trình môi trường không
ngừng phân hủy, hấp thụ và trung hòa các chất thải để chúng trở thành vô hại, ít
gây độc nhờ các lực lượng tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học…). Khả năng tiếp
nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất định được gọi là khả năng

17
đệm của khu vực đó. Khi lượng chất thải vượt quá khả năng đệm, hoặc thành
phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình
phân hủy thì chức năng này bị vi phạm, chất lượng môi trường sẽ giảm và môi
trường sẽ bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người, trở thành lực cản
của tiến bộ xã hội.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ những tác động bất lợi từ thiên nhiên
Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên trái đất nhờ vào hoạt động của hệ
thống các thành phần môi trường như khí quyển (không khí), thủy quyển (nước),
và thạch quyển (đất, đá). Khí quyển giữ cho trái đất tránh được các bức xạ quá
cao, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người. Thủy quyển thực
hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí. Thạch quyển
liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của trái đất, giảm tác
động có hại của thiên nhiên đối với con người và sinh vật.
Có thể nói, bầu không khí trong đó có tầng ôzôn như một tấm lá chắn giúp
con người và các sinh vật trên trái đất chống lại các tác động có hại từ thiên
nhiên như: tia cực tím, bão từ, thiên thạch…, đồng thời là nơi che chở gió bão,
băng tuyết, điều hòa không khí…

Tóm lại, mọi sự sống trên trái đất và mọi quá trình hoạt động của con
người đều được tiến hành trong môi trường, dựa vào môi trường và sử dụng các
yếu tố sẵn có của môi trường. Xuất phát từ những nhận thức đó, chúng ta khẳng
định MTST có vai trò to lớn, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi
loại sinh vật sống trên trái đất.
1.1.2.2. Tác động tiêu cực của môi trường sinh thái đến phát triển kinh tế
và những vấn đề đặt ra
Ở nước ta, các báo cáo về PTKT những năm qua cho thấy GDP tăng
trưởng mạnh mẽ nhưng lại bỏ qua cái giá của sự tăng trưởng đó là tình trạng ô
nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, bệnh tật, mất rừng… Nếu tốc độ tăng trưởng GDP
trong vòng 10 năm tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp
tăng 8-9%/năm, mức độ đô thị hóa từ 23%/năm lên 33%/năm năm 2000 thì năm
2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp tăng gấp 2,4 lần, lượng ô nhiễm do nông
nghiệp và sinh hoạt cũng tăng gấp 2 lần [51].
Theo các chuyên gia về môi trường, phải tính cả giá này mới có được chỉ
số GDP thực sự. Theo Văn phòng Chiến lược quản lý môi trường Thành phố Hồ

18
Chí Minh khi nghiên cứu một số vùng trọng điểm phía Nam, để tạo ra 1 tỷ đồng,
các hoạt động kinh tế trong vùng đã thải ra 3,1 tấn BOD
5
, 5,9 tấn chất rắn lơ
lửng, thải vào không khí 2,9 tấn CO
2
và thải ra đất 4,4 tấn CTR. Còn nếu chỉ tính
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2002-2005, tốc độ tăng GDP cả kỳ là
1,35 lần thì tốc độ gia tăng lượng rác sinh hoạt lên đến 2,7 lần [1]. Như vậy, chỉ
số đo lường sự PTKT hiện nay không phản ánh trạng thái thực của một nền kinh
tế PTBV. Nghĩa là, chỉ hô hào sự tăng trưởng GDP hàng năm mà không biết rằng
cùng với sự tăng trưởng đó có bao nhiêu nguồn vốn tự nhiên bị hao mòn, chất

lượng môi trường và cuộc sống giảm đến đâu. Ở Mêhico, chi phí cho môi trường
làm giảm đến 12% GDP. Còn ở Trung Quốc, tính toán thử 1 năm thì thấy tổn thất
do suy thoái tài nguyên là GDP giảm đi xấp xỉ 10% [2]. Điều đó để cảnh báo
rằng, nếu PTKT mà không chú ý đến các vấn đề về môi trường thì sẽ có sự tăng
trưởng giả tạo, ảnh hưởng tới PTBV.
Ngày nay, những biến đổi về môi trường đã dẫn đến những tác động
không nhỏ đến PTKT của Việt Nam như:
- Tác động của suy thoái môi trường:
Suy thoái đất của nước ta chủ yếu là xói mòn, hoang mạc hóa. Hiện nay
có khoảng 17,7 triệu ha đất dốc bị xói mòn, khoảng 7.055.000 ha trong số 33
triệu ha đất tự nhiên đang chịu tác động mạnh bởi hoang mạc hóa. Tình hình suy
giảm đất canh tác, sự suy thoái chất lượng đất và sa mạc hóa đang diễn ra với tốc
độ nhanh. Xói mòn đất dẫn đến mất lớp đất trồng trọt, nghèo hóa đất, mất diện
tích canh tác và giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chất lượng sản phẩm
hàng hóa nông, thủy sản ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu.
Việc khai thác quá mức nguồn lợi hải sản đã khiến trữ lượng hải sản trong
những năm gần đây giảm sút nhanh chóng. Trữ lượng năm 2003 là 3.072.800
tấn, giảm 25% so với năm 1990 (4,1 triệu tấn), đến năm 2010 chỉ còn 2.270.000
tấn. Nhiều loài tôm, cá có giá trị kinh tế bị giảm sút, nhiều loài thủy hải sản có
nguy cơ tuyệt chủng. Báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc
nhân ngày ĐDSH quốc tế 22/5/2005 đã nên rõ, có đến 90% nguồn lợi thủy sản
của thế giới đã bị mất đi từ khi ngành đánh cá được cơ giới hóa, 1/3 các loài
lưỡng thể, 1/5 các loài có vú và các loài tùng bách đang bị tuyệt chủng [8]. Con
người đã làm cho ĐDSH bị biến đổi rất nhanh trong 50 năm qua so với bất cứ
thời đại nào trong lịch sử. Các tác giả đã tính toán rằng, trên 60% những dịch vụ

19
cung cấp bởi các hệ sinh thái nền cho an sinh nhân loại đang bị thoái hóa nhanh.
Các dịch vụ đó là khả năng điều hòa khí hậu, thanh lọc khí trời và nước, khống
chế dịch bệnh và giảm thiểu thiên tai. Sự phá hủy ĐDSH do con người gây ra đã

đưa đến những hệ lụy mà ngày nay chúng ta đang gánh chịu. Khí trời quá nóng,
sông ngòi, ao hồ cạn kiệt, nguồn lợi lâm, thủy sản bị khai thác kiệt quệ khó có
khả năng hồi phục. Cháy rừng diễn ra nghiêm trọng do thời tiết cùng với nạn đốt
rừng làm rẫy, khai thác than trái phép hay do vô ý chỉ tính riêng năm 2010 đã
xảy ra 880 vụ cháy rừng làm thiệt hại 5.600 ha rừng; diện tích rừng bị phá là
1.674 ha với hơn 3.300 vụ phá rừng [63]. Ô nhiễm nước biển gây ảnh hưởng đến
các hoạt động kinh tế biển. Ô nhiễm ở các bãi tắm và các điểm du lịch đang và
sẽ ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ven biển, làm giảm lượng khách du lịch
đến các vùng biển. Các kim loại nặng đổ ra biển sẽ tích tụ trong cơ thể các sinh
vật biển, khi con người ăn phải những loại sinh vật này sẽ bị nhiễm độc.
Toàn bộ quá trình khai thác khoáng sản đều gây chấn động đến hệ sinh
thái như làm trôi đất và làm thay đổi môi trường sống của động thực vật hoang
dã do khi thi công các công trình, khai thác hầm lò đòi hỏi phải gạt bỏ một lượng
lớn đất mặt, gây sạt lở mặt đất và tạo ra các bãi thải đất bốc và bãi thải quặng,
các bãi thải này làm mức độ ô nhiễm nặng hơn do bùn chảy và quặng có chứa
kim loại có tính axit ngấm vào tầng nước mặt. Trong những năm qua, việc khai
thác tài nguyên khoáng sản chủ yếu là khai thác lộ thiên dẫn đến ONMT xung
quanh rất trầm trọng. Khoáng sản hầu hết là tài nguyên không tái tạo, sản lượng
khai thác tăng lên thì tuổi thọ của mỏ sẽ bị rút ngắn làm tổn hại đến tính bền
vững của PTKT. Nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu đối với việc khai thác,
sử dụng khoáng sản ngày càng tăng. Diện tính rừng cũng bị ảnh hưởng do việc
làm đường, đổ đất đá thải, khai thác gỗ chống lò, đất bị bóc mất màu, dễ bị xói
mòn. Các bãi khai thác cát trên sông gây thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến tính
bền vững của hệ thống đê điều, đe dọa đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt của các vùng dân cư.
- Thiệt hại kinh tế do tác động của tai biến môi trường
Do tác động của tự nhiên và các hoạt động của con người (khai phá đất
rừng để làm ruộng bậc thang, mở đường, khai thác khoáng sản, xây dựng các hồ
chứa nước lớn…), hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển và nứt đất, xói nở xảy ra ở
nhiều nơi nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh miền núi và miền Nam Trung bộ và

các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm thay đổi kết cấu đất gây nguy hiểm cho

20
các công trình xây dựng, cầu cống, nhà cửa, đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống
của con người. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành công nghiệp,
năng lượng ở Việt Nam và trên thế giới cũng góp phần không nhỏ làm thay đổi
khí hậu và các dòng đối lưu trong khí quyển, hậu quả là làm gia tăng những cơn
bão bất thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Chỉ tính trong năm
2009, tổng thiệt hại do các đợt thiên tai, lũ lụt trên cả nước gây ra là 23.745 tỷ
đồng với 426 người chết, 28 người mất tích, 1.390 người bị thương cùng nhiều
thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu và các công trình công cộng. Nước ta đứng
thứ tư toàn cầu về thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, mỗi năm thiệt hại 1,5% GDP [63].
- Tác động của lắng đọng axit đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các
công trình xây dựng:
Lắng đọng axit đang là vấn đề nhiễm bẩn môi trường quan trọng bao gồm
lắng đọng khô (khí, bụi có tính axit) và lắng đọng ướt (mưa, sương mù có tính
axit). Quan trắc mưa axit năm 2009 cho thấy ở tất cả 9/9 địa điểm quan trắc mưa
axit (Lào Cai, Hà Nội, Quảng Ngãi, Nha Trang, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Vũng Tàu và Mỹ Tho) đều xuất hiện các trận mưa với pH
5,5 (mưa axit). Mưa axit có nguyên nhân do con người đốt nhiều than đá, dầu
mỏ trong quá trình sản xuất. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa lưu huỳnh,
còn trong không khí lại rất nhiều nitơ. Trong quá trình đốt sinh ra các khí SO
2
,
NO
2
. Các khí này hòa tan với hơi nước tạo thành các hạt axit H
2
SO
4

, HNO
3
. Khi
trời mưa các axit này hòa tan khiến cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây
trồng, vật nuôi và con người. Mưa axit đổ vào ao hồ sẽ làm cho các sinh vật
trong ao hồ suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Ao hồ sẽ trở thành các thủy vực chết.
Mưa axit cũng làm tăng độ chua của đất, hòa tan một số nguyên tố cần thiết cho
cây trồng trong đất dẫn đến cây cối kém phát triển, lá cây gặp mưa axit sẽ bị
cháy lá, mầm bị chết khô làm cho khả năng quang hợp của cây cối giảm dẫn đến
năng suất thấp. Mưa axit còn phá hủy các vật liệu làm bằng kim loại như: sắt,
đồng, kẽm…, làm giảm tuổi thọ các các công trình xây dựng, cầu đường…
Hiện nay, trong cả nước, mưa axit chiếm tới 30-50% số lần mưa. Những
nơi có tần suất cao lên tới 50%, điển hình như Việt Trì, Tây Ninh và Huế. Trong
đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” của Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và Môi trường, ở các thành phố công nghiệp lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, TP .HCM, lượng mưa axít luôn cao hơn gấp 2 tới 3 lần so với
các khu vực có giá trị sinh thái cao như Cúc Phương, Nha Trang, Cà Mau

×