Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.19 KB, 83 trang )

GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trường Đại học
Điện Lực những người đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức bổ ích cho
em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt là cô Lê Quỳnh Anh - cảm ơn
cô đã tận tình quan tâm giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua, nhờ đó em đã
hoàn thành bài báo cáo này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn tới ban lãnh đạo cũng như các anh chị
trong Công ty cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long, đã tạo cơ hội giúp em tìm hiểu
rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của doanh nghiệp mà ngồi trên ghế nhà trường
em chưa được biết
Trong quá trình thực tập, viết bài báo cáo vì chưa có kinh nghiệm thực tế chỉ dựa
vào kiến thức đã học cùng với khoảng thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo của em sẽ
không tránh khỏi sai sót. Em kính mong nhận được sự góp ý nhận xét từ phía quý thầy
cô để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm
bổ ích có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong công việc, trong tương lai.
Em xin kính chúc các Thầy, Cô giáo luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
thành công. Đồng kính chúc các ban lãnh đạo, các anh, chị trong công ty cổ phần
kiến trúc văn hóa Thăng Long luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC 8
VĂN HÓA THĂNG LONG 8
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 8
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 9
1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 11
1.4.Đặcđiểm tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần kiến trúc văn hóa
Thăng Long 11
CHƯƠNG 2 16


THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT 16
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 16
KIẾN TRÚC VĂN HÓA THĂNG LONG 16
2.3.Tổng hợp chi phí sản xuất 50
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN KIẾN TRÚC VĂN HÓA THĂNG LONG 58
3.1. Đánh giá chung về công tác quản lý và công tác kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP kiến trúc văn hóa Thăng Long. 58
KẾT LUẬN 74
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng1.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty CP kiến trúc văn hóa Thăng Long
qua các năm
Sơ đồ 1.1: Sơ đổ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.1: Quy trình ghi sổ
Sơ đồ 2.2: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 2.3: Trình tự hạch toán chi phí sử dụng MTC
Sơ đồ 2.4: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 2.5: Trình tự hạch toán kế toán chi phí sản xuất
Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho
Biểu số 2.2: Sổ chi tiết TK 621
Biểu số 2.3: Sổ nhật ký chung
Biểu số 2.4: Sổ cái TK 621
Biểu số 2.5: Bảng chấm công
Biểu số 2.6: Bảng thanh toán tiền lương
Biểu số 2.7: Hợp đồng giao khoán
Biểu số 2.8: BB nghiệm thu khối lượng

Biểu số 2.9: Bảng thanh toán khối lượng
Biểu số 2.10: Bảng thanh toán lương khoán
Biểu số 2.11: Bảng tính và phân bổ lương
Biểu số 2.12: Sổ chi tiết TK 6222
Biểu số 2.13 : Sổ nhật ký chung
Biểu số 2.14: Sổ cái TK 622
Biểu số 2.15: Bảng tính và trích khấu hao MTC
Biểu số 2.16: Hợp đồng thuê máy
Biểu số 2.17: Sổ chi tiết TK 623
Biểu số 2.18: Sổ nhật ký chung
Biểu số 2.19: Sổ cái TK 623
Biểu số 2.20: Biểu số tính và trích khấu hao TSCĐ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Biểu số 2.21: Sổ chi tiết TK 627
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Biểu số 2.22: Sổ nhật ký chung
Biểu số 2.23: Sổ Cái TK 627
Biểu số 2.24: Sổ cái TK154
Biểu số 2.25: Sổ nhật ký chung
Biểu số 2.26: Sổ Cái TK 154
Biểu số 2.27: Thẻ tính giá thành
Biểu số 3.1: Biên bản giao nhận vật tư
Biểu số 3.1 : Thanh toán tiền nhân công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TK: Tài khoản

CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
NVL: Nguyên vật liệu
HĐ: Hoá đơn
PC: Phiếu chi
PNK: Phiếu nhập kho
PXK: Phiếu xuất kho
SCT: Sổ chi tiết
SC: Sổ cái
NKC: Nhật ký chung
CT: Công trình
CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
Bảng TTTL T4: Bảng thanh toán tiền lương tháng 4
CPSDMTC: Chi phí sử dụng máy thi công
MTC: Máy thi công
CCDC: Công cụ dụng cụ
TSCĐ: Tài sản cố định
CPSXC: Chi phí sản xuất chung
KKTX: Kê khai thường xuyên
CPSXKD: Chi phí sản xuất kinh doanh
CPSXKDD: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng và Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu hướng đó. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tínhđến
nửa đầu năm 2013 là 4.9%. Có được thành tựu như vậy là cả một sự phấn đấu nỗ
lực của toàn xã hội, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành xây dựng.Việc

tạo ra một nền cơ sỏ hạ tầng vững chắc cả về số lượng và chất lượng là cơ sở để
phát triển mọi mặt của xã hội.Cùng với đó, việc phấn đấu giảm chi phí, hạ giá
thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là mục tiêu của các doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải
thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành, cố gắng sử dụng tiết
kiệm và hợp lý nhất các chi phí. Làm tốt công tác này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất, cung cấp thông tin tài chính kịp thời
chính xác cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp có
những chiến lược, biện pháp nhằm tiết kiệm, hạ giá thành, từ đó sử dụng vốn có
hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn nghiên cứu tình hình thực tế
công tác tập hợp chi phí và tính giá thành hiện nay trong doanh nghiệp xây lắp, trong
quá trình thực tập tại công ty cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long, em đã bố sung
được phần kiến thức về mảng đề tài này, thể hiện qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp:
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long”. Kết cấu của chuyên đề, ngoài lời mở đầu
và kết luận, gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long
Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long
Phần 3: :Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC
VĂN HÓA THĂNG LONG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi: Công ty Cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long

Ngày thành lập: 31/08/2009
Trụ sở giao dịch: Phòng 1106, khách sạn Thể Thao, Ngụy Như Con Tum, Nhân
chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Mã số thuế: 0104139976
Điện thoại: 04.35578660; FAX:04.35577331
Email:
Công ty Cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long là một doanh nghiệp tư nhận
được thành lập ngày 31/08/2009, là một trong những Công ty đứng hàng đầu trong
lĩnh vực ngành nghề xây dựng công trình, dự án thi công và thiết kế công trình
Ngày nay, với mục tiêu chiến lược phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng cao,
thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, Công ty ngày càng khẳng định được uy tín và vị
thế của mình trong thị trường xây dựng. Cùng với đội ngũ cán bộ, kỹ sư, chuyên gia,
công nhân có trình độ chuyên môn, kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm, đến nay,
công ty đã làm chủ được nhiều công nghệ xây lắp hiện đại, sẵn sàng đáp ứng các yêu
cầu khắt khe trong xây dựng. Cụ thể, tình hình sản xuất của công ty được thể hiện
thông qua các chỉ tiêu sau:
Bảng1.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm
STT Chỉ tiêu (triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng tài sản 126,806 119,407 136,596
2 Nguồn vốn chủ sở hữu 8,106 13,249 13,315
3 Tổng doanh thu 128,873 110,017 111,886
4 Lợi nhuận trước thuế 920 973 1,117
5 Lợi nhuận sau thuế 662 701 804
6 Các khoản nộp NSNN 4.2 4.5 5.1
7 Thu nhập bình quân đầu
người 1 tháng (10
3
đ)
1,550 1,650 1,852
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Bảng trên đã phản ánh phần nào tình hình tài chính của công ty qua các năm
2010, năm 2011, năm 2012.
Về tài sản, nguồn vốn:Tổng tài sản nhìn chung là tăng (trừ năm 2011 có giảm so
với năm trước đó), thể hiện sự tăng trưởng, lớn mạnh của công ty. Bên cạnh đó, vốn
chủ sở hữu cũng tăng liên tục, chứng tỏ công ty đang ngày càng chủ động về tài chính.
Về tình hình thu nhập: tổng doanh thu năm 2011 có giảm so với năm trước đó,
song sang năm 2012, doanh thu không những được duy trì mà còn được cải thiện đáng
kể. Doanh thu tăng kéo theo lãi tăng, đó là điều kiện để công ty làm tốt nghĩa vụ với
Nhà nước và góp phần nâng cao đời sống người lao động. Các khoản nộp ngân sách
nhà nước tăng lên qua các năm.
Tóm lại, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhìn chung là tốt.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây dựng nên việc tổ chức
bộ máy quản lý cũng có những đặc điểm riêng. Công ty đã khảo sát, thăm dò, tìm hiểu
và bố trí tương đối hợp lý mô hình tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng;…
Cụ thể:
Sơ đồ 1.1: Sơ đổ tổ chức bộ máy quản lý
*Ban g
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
THI CÔNG
PHÓ GIÁM ĐỐC
KĨ THUẬT
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÒNG
KT-KH-ĐT

PHÒNG
TCLĐ
PHÒNG
KT-TTr
PHÒNG
QL-Thi Công
PHÒNG
KT-TV
ĐỘI
XD
5
ĐỘI
XD
4
ĐỘI
XD
3
ĐỘI
XD
2
ĐỘI
XD
1
ĐỘI
XD
8
ĐỘI
ĐN
1
ĐỘI

TC
CG
ĐỘI
BT&
XD
ĐỘI
GC
LD
KCT
ĐỘI
GC
KCT
&XD
ĐỘI
BỐC
XẾP
9
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động kinh doanh của công ty, có quyền điều hành chung công ty và chịu trách
nhiệm trước Tổng công ty và trước Nhà nước về bảo toàn tài sản của công ty.
Các phó giám đốc: Phó giám đốc do Giám đốc bổ nhiệm và được Giám đốc
phân công quyết định những công việc của công ty. Công ty có 3 phó giám đốc, mỗi
phó chịu trách nhiệm về một lĩnh vực: kĩ thuật, kinh doanh, thi công.
*Các phòng ban nghiệp vụ:
Phòng Kinh tế thị trường có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc
Công ty quản lý và tổ chức thực hiện tìm kiếm việc làm khai thác thị trường cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty trong lĩnh vực xây lắp công trình, giới thiệu tiêu
thụ sản phẩm, thực hiện công việc đấu thầu các dự án xây lắp và tham gia quản lý các
dự án do Công ty ký hợp đồng kinh tế

Phòng Tổ chức lao động là phòng chuyên môn tham mưu, giúp việc cho Giám
đốc Công ty quản lý và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức– cán bộ, lao động tiền
lương, hành chính, Y tế, tự vệ, bảo vệ, an ninh trật tự của cơ quan Công ty
Phòng kinh tế-kế hoạch-đầu tư: là phòng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc
Công ty về công tác kế hoạch đầu tư, thống kê hoạt động sản xuất kịnh doanh, quản lý
hợp đồng kinh tế, lĩnh vực đầu tư, quản lý thiết bị xe máy của Công ty.
Phòng quản lý thi công là phòng giúp việc cho Giám đốc công ty tổ chức thực
hiện các công tác quản lý kỹ thuật thi công và quản lý chất lượng sản phẩm, bảo hộ lao
động, nghiên cứu, phổ biến công nghệ và khoa học.
Phòng kế toán tài vụ có chức năng tổ chức thực hiện các công tác quản lý vốn
và tài sản, hạch toán sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ là tổ
chức thực hiện công tác kế toán, tổng hợp xử lý và cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính
xác thông tin tài chính kinh tế cho lãnh đạo công ty; …
*Các đơn vị thành viên:
12 đội xây dựng gồm các đội xây dựng số 1,2,3,4,5,8; đội điện nước 1, đội thi
công cơ giới; đội bê tông và xây dựng, đội gia công và lắp dựng kết cấu thép; đội bốc
xếp. Mỗi đội đảm nhiệm các phần việc tương ứng với chức năng của từng đội như: xây
dựng, bốc xếp, tổ chức thi công…
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
10
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
*Ngoài ra còn có các tổ chức đoàn thể như: Đảng ủy, Công đoàn và đoàn thanh
niên. Mỗi cấp hay mỗi bộ phận đều có chức năng nhiệm vụ riêng, song giữa chúng
luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
*Trước hết, về ngành nghề kinh doanh của công ty, chủ yếu bao gồm:
-Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, công cộng, giao thông,
thủy lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp và dân cư
-Gia công sửa chữa cơ khí, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
-Thi công xây lắp công trình giao thông:xây dựng mới, sửa chữa, duy tu, bảo

dưỡng cầu. Thi công đường bộ đến cấp III.
*Về qui trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Công trình do công ty tự tìm kiếm thì qui trình hoạt động kinh doanh theo trình
tự sau: Căn cứ vào thông báo mời thầu của Chủ đầu tư, công ty sẽ mua hồ sơ tham gia
dự thầu và tiến hành dự thầu. Nếu công trình trúng thầu, quá trình ký kết hợp đồng sẽ
tiến hành. Hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về phương thức thanh toán, bảo hành công
trình, ngày bàn giao công trình… Trong quá trình thi công, công ty tiến hành sử dụng
các yếu tố vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố chi phí khác để tạo nên các
công trình, hạng mục công trình. Khi công trình hoàn thành, giá trúng thầu, giá dự toán
là cơ sở để nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng. Song công ty vẫn phải
chịu trách nhiệm bảo hành cho công trình. Sau thời gian bảo hành, hai bên tiến hành
thanh quyết toán công trình và lập biên bản thanh lý hợp đồng
1.4.Đặcđiểm tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần kiến trúc văn hóa
Thăng Long
1.4.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
*Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu; công
tác kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung: Toàn bộ công tác kế toán
được thực hiện tại phòng kế toán, từ thu nhận, phân loại, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ
thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Các đội xây dựng không có bộ phận
kế toán mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ xử lý ban đầu, định kỳ hàng
tháng các đội trưởng tập hợp chứng từ và gửi về phòng kế toán của công ty.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
11
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Phòng kế toán gồm 7 người: 1 kế toán trưởng, 1 thủ quĩ và 5 kế toán ứng với 5
phần hành. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán
Sau đây là chức năng, nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận trong
bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng: là người phụ trách chung toàn bộ bộ máy kế toán. Cụ thể, kế

toán trưởng là người phụ trách chính về công tác tài chính-kế toán của công ty, phối
hợp với các phòng ban khác trong việc đảm bảo tài chính cho việc hoạt động sản xuất
kinh doanh; phân công giải quyết các quan hệ về tài chính với cơ quan nhà nước, cấp
trên, khách nợ và chủ nợ.
Kế toán tổng hợp: là người làm nhiệm vụ thu thập toàn bộ các chỉ tiêu chi tiết
phát sinh của 5 phần hành (kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng, thủ quĩ, kế toán tài
sản cố định, kế toán tiền lương & BHXH) trong kì kế toán, ngoài ra còn trực tiếp làm
công tác theo dõi công nợ đối chiếu số liệu để có cơ sở thanh toán, sau đó tổng hợp lại
hạch toán cho ra sản phẩm làBiểu số cân đối kế toán để báo cáo kế toán trưởng.
Kế toán thanh toán: thanh toán các khoản thu chi và thanh toán nội bộ, mở sổ
kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu
chi xuất nhập quỹ tiền mặt. Tổng hợp các khoản phải thu, phải trả theo kỳ nhất định,
theo dõi chi tiết thời hạn các khoản nợ phải thu, tiến hành lập các biên bản đối chiếu
công nợ với khách hàng.
Kế toán ngân hàng: làm nhiệm vụ theo dõi nguồn tiền ra và nguòn tiền vào,
làm thủ tục chuyển tiền đi và rút tiền về ngân hàng, trực tiếp giao dịch giải quyết
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KT
NGÂN
HÀNG
KT
THANH
TOÁN
KT
TL &
BHXH
KT
TSCĐ
THỦ

QUỸ
KT
TỔNG
HỢP
PHÓ KT TRƯỞNG
12
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
những công việc có liên quan và cần có ngân hàng đứng lên bảo lãnh, như bảo lãnh dự
thầu, bảo thực thực hiện hợp đồng…
Kế toán tài sản cố định: Làm nhiệm vụ theo dõi tăng và giảm tài sản trong kỳ
và tính khấu hao tài sản, cuối tháng kế toán tài sản cố định làm nhiệm vụ chuyển các
số liệu phát sinh sang cho kế toán tổng hợp để hạch toán tổng hợp.
Kế toán tiền lương và BHXH: Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quả
lao động của cán bộ công nhân viên, tính toán và phân bổ hợp lý, đầy đủ chi phí tiền
lương và các khoản trích theo lương.
Thủ quỹ: là người trực tiếp chi tiền trên cơ sở các chứng từ hợp lệ của kế toán
thanh toán chuyển sang và cũng có nhiệm vụ theo dõi tiền ra tiền vào.
1.4.2. Hình thức kế toán công ty áp dụng
Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Hình thức ghi sổ này rất rõ ràng,
minh bạch, dễ thực hiện. Hiện nay, công ty vẫn sử dụng Excel để làm kế toán.
*Công ty có các sổ chi tiết (SCT) sau: SCT nguyên vật liệu; SCT thanh toán cho người
mua, người bán; SCT TSCĐ; SCT theo dõi tình hình thanh toán với công nhân viên;
SCT bán hàng;…
*Các sổ tổng hợp:
-Sổ Nhật ký chung:ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian
-Sổ Cái:Theo dõi từng tài khoản tổng hợp
-Biểu số cân đối số phát sinh:theo dõi số dư đầu kì và cuối kì của từng tài khoản.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
13
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa

S¬ ®å 1.3: H×nh thøc ghi sæ NhËt ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
1.4.3.Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Chế độ kế toán: áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ tài chính.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 30/06.
Kỳ kế toán: theo quý
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế
toán là đồng Việt Nam(VNĐ).
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật kí chung
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sổ (thẻ) kế toán
chi tiết TK
621,622,627, 154
Sổ Nhật ký
đặc biệt
Chứng từ kế toán: - Phiếu xuất kho
- Biên bản giao nhận vật tư.
- Biên bản nghiệp thu và thanh lý hợpđồng,
- Bảng chấm công, Biểu số TT tiền lương
- Bảng theo dõi hoạtđộng MTC,Biểu số trích KHTSCĐ.
- Một số chứng từ liên quan khác.
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI TK 621, 622,
627, 154
Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
chi tiết
14
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Tỷ giá giao dịch bình
quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam niêm
yết hàng ngày.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ
Phương pháp khấu hao tài sản cố định: áp dụng theo chế độ quản lý, sử dụng và
trích khấu hao tài sản cố định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài
chính, trong đó khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: theo phương pháp giá thực tế đích danh
* Tổ chức hệ thống Báo cáo tài chính
Công ty áp dụng hệ thống báo cáo tài chính theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của BTC gồm:
+Biểu số cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
- Báo cáo khác:
+ Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2012
+ Báo cáo quyết toán thuế TNCN năm 2012
+ Thuế TNDN năm 2012
+ Thuế TNCN năm 2012
Các loại sổ trên lập vào ngày cuối cùng của từng năm. Báo cáo nộp cho Giám
đốc ngày cuối cùng của năm. Mỗi năm nộp các báo cáo trên lần 1 năm cho cơ quan
thuế chậm nhất ngày cuối cùng của tháng 3.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
KIẾN TRÚC VĂN HÓA THĂNG LONG
2.1. Đặc điểm công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
2.1.1. Các loại chi phí phát sinh tại công ty và công tác phân loại chi phí
Trong doanh nghiệp chi phí sản xuất gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác
nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất, yêu cầu và phương
pháp quản lý các chi phí cũng khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý và hạch
toán chi phí cần phait tiến hành phân loại chi phí.
* Phân loại chi phí:
- Chi phí NVL TT: gồm tất cả các chi phí về NVLTT dung cho thi công xây lắp
như: vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá…), nhiên liệu (than, củi…),vật liệu khác……
- Chi phí NC TT: gồm tiền lương, phụ cấp công nhân trực tiếp tham gia công tác
thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị…, các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp
làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm…CPNC TT không bao gồm các khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả của công nhân
trực tiếp xây lắp…khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung.
- Chi phí sản xuất chung: gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi
phí dụng cụ sản xuất xây lắp, chi phí khấu hao tài sản cố định dung chung cho hoạt
động của đội xây dựng.
- Chi phí sử dụng máy thi công: gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử
dụng máy thi công như tiền lương, tiền ăn ca, chi phí sữa chữa, bảo trì…và không bao
gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của
công nhân điều khiển máy, khoản này được tính vào chi phí sản xuất chung.
2.1.2. Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành trong công ty
*Đối tượng tập hợp chi phí:
Do đặc điểm của ngành xây dựng và của các sản phẩm xây lắp là có quy trình

sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng lâu dài, sản phẩm sản xuất là đơn chiếc và có
qui mô lớn, vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của công tác quản lý, đối tượng hạch toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
16
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
CPSX được công ty xác định là các công trình, hạng mục công trình, là các loại chi phí
được thực hiện trong một phạm vi, một giới hạn nhất định nhằm phục vụ cho việc
kiểm tra, phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định phạm
vi, giớ hạn mà chi phí sản xuất phải tập hợp theo đó, giới hạn phạm vi đó là nơi phát
sinh chi phí hoặc là nơi gánh chịu chi phí
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định là khâu cơ bản đầu
tiên trong công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần kiến trúc văn
hóa Thăng long, góp phần tăng cường quản lý và phục vụ cho công tác tính giá thành
sản xuất được kịp thời và đúng đắn.
Để xác định được đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần phải căn cứ vào
một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Đặc điểm của sản phẩm
- Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán nội bộ của doanh
nghiệp
- Yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành
- Khả năng, trình độ quản lý và hạch toán
*Đối tượng tính giá thành:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại công trình, hạng mục công trình, doanh
nghiệp sản xuất ra cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong toàn bộ công
việc tính gía thành.

2.2. Kế toán chi phí sản xuất
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
Tại Công ty cổ phần kiến trúc văn hóa Thăng Long, CPNVLTT thường chiếm
khoảng từ 60%-70% trong tổng sản phẩm. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm vật
liệu là một yêu cầu hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp
phần nâng cao hiệu quả quản trị ở Công ty. Xác định được tầm quan trọng đó, Công ty
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
17
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
luôn chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất
dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở hiện trường.
a) Nội dung CPNVLTT
NVL sử dụng trực tiếp cho thi công ở Công ty rất đa dạng, và phong phú nhưng
chủ yếu được chia thành các loại sau:
-NVL chính: Giá trị NVL trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, có giá trị lớn và có thể
xác định được một cách tách biệt rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm, gồm: xi măng, cát
vàng, đá dăm, thép tròn, gỗ ván dày, nhựa đường, gạch, sắt thép…
-NVL phụ trực tiếp dùng cho công trình (NVL gián tiếp): như que hàn đinh, dây
thép, dây thừng… và mỗi loại lại có chủng loại khác nhau.
- Các chi phí về công cụ, dụng cụ, vật liệu luân chuyển như: cốp pha, tôn định
hình, dàn giáo, đầm tay
Theo đó, CPNVLTT cũng được chia thành các loại: chi phí của vật liệu chính,
chi phí của vật liệu phụ, chi phí NVLTT khác.
b)Tài khoản sử dụng
TK 621-CPNVLTT
TK này được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí: từng công trình,
hạng mục công trình, hoặc đội xây dựng.
Kết cấu của TK:
Bên Nợ:+ Tập hợp các chi phí phát sinh
Bên Có:+ Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho.

+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVL tính giá thành sản phẩm vào TK 154.
TK này không có số dư.
a) Chứng từ sử dụng
- Giấy đề nghị cấp vật tư
- Hóa đơn GTGT (Mẫu số: 01 GTTT-3LL)
- Séc chuyển khoản
- Phiếu nhập kho (Nhập xuất thẳng cho công trình)
- Biên bản giao nhận vật tư…
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
18
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
d) Trình tự hạch toán
Sơ đồ 2.1 Quy trình ghi sổ (Kế toán NVL trực tiếp)
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
Hằng ngày khi đưa NVL chính vào sử dụng (NVL mua về xuất thẳng cho công
trình), kế toán căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT,Biểu số kê
hàng mua vào không có hóa đơn (sử dụng trực tiếp cho công trình),… để ghi các bút
toán cần thiết sau đó vào sổ chi tiết TK 621.2: Chi phí NVL trực tiếp công trình thi
công Hạng mục CT Trường PTTH Thăng Long
Đối với nguyên vật liệu đưa vào để xây dựng công trình trong tháng thì căn cứ vào
các chứng từ kế toán trên, kế toán vào sổ chi tiết TK621(2). Đến cuối tháng kế toán
thực hiện kết chuyển chi phí này sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
và chi tiết cho từng hạng mục công trình, sau đó vào sổ chi tiết TK 154(2)-Chi phí
SXKD- HMCT Trường PTTH Thăng Long
*Hạch toán chi tiết
Trong quá trình thi công, theo tiến độ thi công công trình, khi có nhu cầu về vật
tư gì, các đội lập yêu cầu cung ứng vật tư có xác nhận của đội trưởng lên phòng kinh
tế - kế hoạch đầu tư và phòng kế toán-tài vụ. Kế toán, một mặt, căn cứ vào yêu cầu

cung cấp vật tư vàBiểu số định mức chi phí vật tư từng công trình do phòng kế hoạch
gửi, khi đó, kế toán sẽ cho các đội trưởng đội thi công tạm ứng để mua vật tư (hoặc lập
phiếu xuất kho)
Vật tư mua về có thể được sử dụng ngay hoặc được nhập kho công ty
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sổ chi tiết TK 621
Sổ nhật ký chung
Hóa đơn GTGT (nguyên vật liệu mua về xuất thẳng
cho công trình); Phiếu xuất kho(Xuất kho NVL)
Sổ cái TK 621
19
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Biểu số2.1: Phiếu xuất kho
Đơn vị: Công ty CP kiến trúc Văn Hóa Thăng Long
Mẫu số 02-VT
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 10 tháng 06 năm 2013 Nợ :
Số: 065 Có :
Họ tên người nhận: Lê Văn Chung Địa chỉ:Đội trưởng đội 2
Lý do xuất: Phục vụ CTTrường PTTH Thăng Long
STT
Tên vật tư, dụng
cụ

số
Đơn
vị
Số lượng
Yêu
cầu

Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Ống lạnh 25x2.3 m 300 300 35.000 10.500.000
2 Ống nóng 20x3.5 m 354 354 29.500 10.443.000
3 MS ren trong cái 90 90 16.500 1.485.000
Tổng x x x x 22.428.000
Tổng số tiền(bằng chữ): Hai hai triệu bốn trăm hai mươi tám nghìn đồng chẵn.
Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày 15tháng 06 năm 2013
Người lập
phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ
tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ
tên)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
20
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Biểu số 2.2 : sổ chi tiết TK621
Đơn vị: Công ty CP kiến trúc Văn Hóa Thăng Long
Mẫu số S38 – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 621
Đối tượng:Chi phí NVLTT CT Trường PTTH Thăng Long
Từ ngày 01/06/2012 đến ngày 30/06/2013
Đơn vị tính: Đồng
Ngày,
tháng
CT
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
SH NT Nợ Có
A B C D E 1 2
Cộng trang trước chuyển sang 3.628.286.279
08/06
HĐGTGT
0088348
08/06 Mua xi măng xuất thẳng CT Trường PTTH Thăng Long 1121 59.500.000
10/06 PXK065 10/06 Xuất kho NVL CT Trường PTTH Thăng Long 152 22.428.000
10/06
HĐGTGT
00019
10/06 Mua NVL xuất thẳng cho CT Trường PTTH Thăng Long 1121 1.395.272.070
…. … … …… … … ….
30/06 30/06 Cộng Phát Sinh tháng 6 154(2) 400.217.760 400.217.760
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
15
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Biểu số 2.3: (Trích) Sổ nhật ký chung
Đơn vị: Công ty CP kiến trúc Văn Hóa Thăng Long
Mẫu số S03a-DN
(Ban hành Theo QĐ 15/2006/QD-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
(Trích)SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Từ ngày 01/06/2013 đến ngày 30/6/2013
Đơn vị tính: Đồng
NT
Ghi sổ
Chứng từ Diễn giải
Đã
ghi
SH
TKĐƯ
Số phát sinh
SH NT Nợ Có
Số trang trước chuyển sang xxx xxx
… … … … … … … …
08/06
HĐGTGT
0088348
08/06

Mua xi măng xuất thẳng CT Trường PTTH Thăng
Long
v 621 59.500.000
v 1331 5.950.000
1121 64.450.000
10/06 PXK 065 10/06 Xuất kho NVL CT Trường PTTH Thăng Long v 621 22.428.000
v 152 22.428.000
10/06
HĐGTGT
00019
10/06
Mua xi măng, cát vàng, cát đen xuất thẳng cho CT
Trường PTTH Thăng Long
v 621 228.023.500
v 1331 22.802.350
1121 250.825.850
… … … … … … … …
30/06 K/c 1 30/06
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CT
Trường PTTH Thăng Long quý 2/2013
v 154 1.395.272.070
v 621 1.395.272.070
Cộng phát sinh 21.897.358.972 21.897.358.972
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)

Biểu số 2.4: (Trích) Sổ cái TK621
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
16
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Đơn vị: Công ty CP kiến trúc Văn Hóa Thăng Long
(Trích) SỔ CÁI TK 621
Từ ngày 01/06/2013 đến ngày 30/6/2013
Tên TK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Mẫu số S02c2-DN
(Ban hành Theo QĐ 15/2006/QD-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
Đơn vị tính: Đồng
NT
ghi sổ
Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung SH
TKĐƯ
Số tiền
SH NT Trang Dòng Nợ Có
Số Dư đầu kỳ 3.628.286.279
08/06
HĐGTGT
0088348
08/06
Mua xi măng xuất thẳng CT Trường PTTH
Thăng Long
15 1121 59.500.000
10/06 PXK 065 10/06
Xuất kho NVL CT Trường PTTH Thăng
Long
17 152 22.428.000

10/06
HĐGTGT
00019
10/06
Mua NVL xuất thẳng cho CT Trường PTTH
Thăng Long
19 1121 228.023.500
…. …. …. …. …. … … ……
30/06 NVK3112 30/06
K/C CP NVL TT cho CT Trường PTTH Thăng
Long quý 2/2013
30 154 1.395.272.070
…… …. … ….
Cộng phát sinh CT 5.023.558.349 5.023.558.349
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
17
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
Trong giá thành sản phẩm xây lắp của công ty, CPNCTT là một khoản chi phí
có quy mô rất lớn. Vì vậy, hạch toán đầy đủ và chính xác CPNC nhằm mục đích tính
lương chính xác, kịp thời cho người lao động; thực hiện phân bổ lương cho các đối
tượng sử dụng, quản lý tốt thời gian xây dựng và quỹ tiền lương của công ty. Ngoài ra,
việc hạch toán này còn cung cấp thông tin hữu hiệu cho lãnh đạo ra quyết định đúng

đắn để dùng đòn bẩy tiền lương khuyến khích người lao động có ý thức nâng cao năng
suất lao động.
a) Nội dung của chi phí nhân công trực tiếp
Sau khi hoàn thành mỗi công trình, căn cứ vào tiến độ thi công công trình so với
kế hoạch, mức lương khoán theo kế hoạch và các chứng từ gốc liên quan đến việc thi
công công trình mà các tổ đội gửi lên kế toán sẽ tính lương của từng công nhân trong
tổ đội tham gia thi công ứng với năng suất lao động thực tế của họ, mức đóng góp của
mỗi người đối với công trình đã hoàn thành.
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất phụ thuộc vào khối lượng công việc
hoàn thành của từng tổ, nhóm. Hàng tháng đơn vị tiến hành nghiệm thu, tính toán giá
trị thực hiện và mức lương tương ứng (trường hợp công việc làm trong nhiều tháng thì
hàng tháng công ty sẽ tạm ứng lương theo khối luợng công việc đã làm trong tháng).
Các đội sản xuất giao khoán cho các tổ thông qua hợp đồng giao khoán, hợp
đồng giao khoán do đội trưởng, kế toán đội và tổ trưởng các đội nhận khoán tiến hành
lập khi giao khoán công việc. Trong hợp đồng giao khoán có ghi rõ chi tiết về khối
lượng công việc được giao, yêu cầu kỹ thuật và đơn giá khoán. Đơn giá khoán là đơn
giá từng phần việc trong dự toán. Các tổ tiến hành thi công trong hợp đồng làm khoán.
Tiền lương trả cho công nhân được ghi trong hợp đồng giao nhận khoán theo yêu cầu
hoàn thành công việc (về thời gian, số lượng, chất lượng,…). Hầu hết các hạng mục
công trình tại công ty đều phải thuê ngoài một lượng lao động khá nhiều và đối với
lượng lao động này thì hiện tại công ty đang áp dụng phương pháp khoán lương theo
sản phẩm hoàn thành còn bộ phận quản lý của công ty như ban điều hành công trình,
công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
18
GVHD: Lê Quỳnh Anh SVTH: Trần Thị Hoa
Đối với lao động thuê ngoài theo hợp đồng thời vụ công ty không tiến hành trích
các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN cho họ mà tính toán hợp lý trong đơn giá
nhân công trực tiếp trả cho người lao động.
Việc tính lương khoán cho công nhân thuê ngoài do kế toán tiền lương đảm

nhiệm. Cách xác định lương khoán như sau:
Tiền lương của một công
nhân trực tiếp xây lắp
= Tổng số công x Đơn giá công
Trong đó:
- Tổng số công được tính bằng số công trênBiểu số chấm công
- Đơn giá công được xác định căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng công
việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán và Biểu số chấm công.
Đơn giá công = Tổng giá trị hợp đồng giao khoán
Tổng số công thực hiện trong hợp đồng khoán
b) Chứng từ sử dụng
Tên chứng từ Số hiệu/Dạng
Bảng chấm công Mẫu số 01a – LDTL / HD
Hợp đồng giao khoán Mẫu số 08 – LDTL/HD
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương Mẫu số 10- LDTL/HD
Biên bản nghiệm thu hợp đồng giao khoán Mẫu số 09- LDTL/HD
Bảng thanh toán tiền thuê ngoài Mẫu số 07 – LDTL/HD
- Tài khoản kế toán
• Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng công trình, hạng mục công trình:
TK 622.2: Chi phí nhân công trực tiếp CT Trường PTTH Thăng Long
• Nội dung phản ánh trên tài khoản 622
Bên Nợ: Chi phí về nhân công trực tiếp tham gia vào qua trình thi công công trình xây
dựng bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, thưởng của công nhân trực tiếp xây
lắp.
Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT để tính vào chi phí sản xuất
c) Trình tự hoạch toán kế toán
• Trình tự hạch toán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
19

×