Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



KIỀU MAI HƯƠNG




PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
Ở HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ








HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ





KIỀU MAI HƯƠNG




PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
Ở HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ



Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH QUANG TY




HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 8
1.1. Các khái niệm cơ bản, tiêu chí và cách phân loại làng nghề 8

1.1.1. Các khái niệm và đặc điểm sản xuất - kinh doanh của làng nghề 8
1.1.2. Những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của làng nghề 18
1.2. Vai trò của hệ thống làng nghề Việt Nam nói chung đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội 24
1.2.1. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế 24
1.2.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển văn hóa - xã hội 28
1.2.3. Góp phần hình thành phát triển những giá trị kinh tế mới 29
1.3. Kinh nghiệm của một số địa phương trong phát triển làng nghề và một
số bài học rút ra cho huyện Thạch Thất 31
1.3.1. Về kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 31
1.3.2. Những vấn đề rút ra có thể tham khảo cho huyện Thạch Thất
trong phát triển làng nghề 43
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ HUYỆN THẠCH
THẤT TRONG NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI VỪA QUA 46
2.1. Khái niệm về làng nghề huyện Thạch Thất 46
2.1.1. Khái lược về lịch sử huyện Thạch Thất 46
2.1.2. Thế mạnh của các làng nghề huyện Thạch Thất 47
2.2. Thực trạng phát triển các làng nghề của huyện Thạch Thất nhìn trên
một số “lát cắt” chính 53
2.2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh 53
2.2.2. Thực trạng các yếu tố đầu vào của làng nghề 59
2.2.3. Thực trạng về đầu ra của sản phẩm 71
2.3. Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển làng nghề của huyện Thạch
Thất 74
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu và nguyên nhân 74
2.3.2. Những mặt hạn chế, yếu kém chính và nguyên nhân 82
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
KINH TẾ LÀNG NGHỀ HUYỆN THẠCH THẤT GIAI ĐOẠN 2011-
2020 89
3.1. Cơ sở để đề xuất quan điểm và phương hướng phát triển các làng nghề 89

3.1.1. Về cơ sở để đề xuất phương hướng 89
3.1.2. Kiến nghị về quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế
làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất 90
3.2. Các giải pháp chủ yếu 93
3.2.1. Mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm 93
3.2.2. Đảm bảo về nguyên liệu cho các làng nghề 95
3.2.3. Đẩy mạnh đào tạo lực lượng lao động cho các làng nghề 95
3.2.4. Huy động nguồn vốn và chính sách đầu tư 98
3.2.5. Đảm bảo về môi trường để phát triển bền vững 99
3.2.6. Tăng cường áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới 100
3.2.7. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, quy hoạch
chi tiết 101
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

QUY ƢỚC VIẾT TẮT

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐCN: Điểm công nghiệp
IMF: Quỹ Tiền tệ Thế giới
HTX: Hợp tác xã
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
UBND: Ủy ban nhân dân
VCCI: Phòng Thường mại và Công nghiệp Việt Nam
XDCB: Xây dựng cơ bản
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới







1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những nước ở châu Á có bề dày lịch sử về các
làng nghề. Từ hàng trăm năm trước đây, trong xã hội phong kiến, các làng
nghề Việt Nam đã có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất, cung ứng các
sản phẩm đa dạng, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của nền sản xuất nông
nghiệp, cho bản thân các nghề thủ công nghiệp và cho nhu cầu tiêu dùng thiết
yếu của đông đảo cư dân nông thôn và các đô thị trong nước; thậm chí nhiều
sản phẩm độc đáo về tơ lụa, đồ gốm, hàng thủ công chạm khắc tinh xảo,…
của các làng nghề Việt Nam đã được các nhà buôn lớn Trung Quốc, Nhật Bản
và một số nước phương Tây thu gom với số lượng khá lớn nhằm mục đích
sinh lợi. Tuy nhiên, trong thời kỳ Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, các hoạt động sản xuất và lưu thông theo phương thức thị
trường tự do bị ngăn trở, cấm đoán, và mặt khác do tác động bất lợi của chiến
tranh, nhiều làng nghề đã mai một, thậm chí mất hẳn. Sự thụt lùi của các làng
nghề Việt Nam ở thời kỳ này đã kéo theo nhiều hậu quả bất lợi về cả kinh tế,
văn hóa và xã hội.
Trong 25 năm đổi mới vừa qua (1986-2010), với chủ trương nhất quán
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng khuyến
khích các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh phát triển.
Trong bối cảnh đó, các làng nghề có cơ hội phục hồi và đã có những bước
phát triển mang tính đột phá. Những sản phẩm mới của các làng nghề Việt
Nam không chỉ xuất hiện ngày càng nhiều ở thị trường trong nước, mà còn
xâm nhập vào thị trường của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều thách

thức cũng đang đặt ra đối với các làng nghề Việt Nam, đặc biệt là về chiến
lược phát triển dài hạn, về nguồn vốn đầu tư, về lực lượng lao động chuyên
sâu, về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, về khả
năng cạnh tranh với các sản phẩm tương ứng của các nước,…


2
Thạch Thất vốn là một huyện thuộc xứ Đoài - Sơn Tây, sau đó thuộc
tỉnh Hà Tây và nay thuộc thành phố Hà Nội. Đây là một vùng đất có những
làng nghề nổi tiếng, với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Động thái phát triển
của các làng nghề của địa phương này qua thời kỳ trước và trong đổi mới đã
và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài
“Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất Thành phố Hà Nội” để thực hiện
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Phát triển kinh tế làng nghề là một trong những vấn đề quan trọng đối
với đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế
thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, vì thế chủ đề này đã thu hút được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay đã có nhiều công trình khoa học được
công bố. Dưới đây, chúng tôi xin điểm qua một số công trình ít nhiều có liên
quan đến định hướng nghiên cứu của đề tài luận văn:
- “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, TS. Mai Thế Hởn, Hà Nội, 2002.
Trong công trình này, tác giả đã làm rõ vai trò của làng đối với sự phát
triển của đất nước; đi sâu phân tích thực trạng làng nghề về lao động, tổ chức
sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và kỹ thuật công nghệ, và đề xuất bốn
phương hướng, bảy giải pháp thúc đẩy làng nghề phát triển theo hướng CNH,
HĐH. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập tới mối quan hệ phát triển làng nghề với
việc xây dựng và củng cố mối quan hệ công - nông - trí thức, và quan hệ giữa

“bốn nhà”; sự ảnh hưởng của phát triển làng nghề tới việc giữ gìn, phát triển
một số giá trị văn hóa truyền thống; sự tác động của trực tiếp của làng nghề tới
việc làm thu nhập, mức sống, trình độ học vấn, ổn định chính trị, quyền làm
chủ của nhân dân. Trong các chính sách và giải pháp đưa ra, tác giả chưa đề
cập đến phát triển làng nghề như một giải pháp quan trọng góp phần giải quyết
tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện có hiệu quả một số vấn
đề xã hội, qua đó thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.


3
- Luận án Tiến sĩ: “Làng nghề truyền thống trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Trần Minh Yến, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2004.
Trong luận án, tác giả đã phân tích rõ vai trò của làng nghề truyền thống
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam, đồng thời tác giả
còn đưa ra những kinh nghiệm phát triển làng nghề của các nước trong khu vực
châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, và một số nước trong khu vực
ASEAN,… Đề tài còn nêu rõ thực trạng hiện nay của các làng nghề truyền
thống ở Việt Nam từ đó chỉ ra xu hướng vận động và 8 nhóm giải pháp của
làng nghề truyền thống dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu tác giả còn chưa nêu ra được nguyên
nhân dẫn đến những yếu kém, khó khăn của làng nghề truyền thống hiện nay
đó là công tác truyền nghề và năng lực quản lý của doanh nghiệp làng nghề
trong quá trình tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, là một trong những khâu
quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong làng nghề truyền thống.
- “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước”, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hà
Nội, năm 2009.
Công trình nghiên cứu khoa học này trước hết đã chỉ ra được vai trò có
ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Làng nghề góp phần
tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu,

làm tăng kim ngạch xuất khẩu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu còn chỉ ra vai trò của làng nghề trong
việc bảo tồn, chấn hưng và phát triển làng nghề không chỉ phát triển kinh tế
theo ý nghĩa thông thường, mà còn là phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc
trong tăng trưởng kinh tế. Với mục tiêu đưa ra giải pháp bảo tồn và phát triển
làng nghề, đề tài đã chỉ ra thực trạng phát triển của các làng nghề Việt Nam
hiện nay; cơ hội lớn với các làng nghề hiện nay là việc trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ đó tạo ra nhiều thị
trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, doanh nghiệp làng nghề cũng không bị
phân biệt đối xử trong các vụ tranh chấp thương mại nhờ có cơ chế giải quyết
tranh chấp chung; tuy nghiên đề tài cũng chỉ ra những khó khăn và yếu kém
đang gặp phải: Về nguồn nhân lực, vốn sản xuất, mặt bằng sản xuất, nguồn


4
nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị sản xuất còn chậm cải tiến, năng lực
quản lý của các doanh nghiệp làng nghề cũng như cơ chế chính sách và lãnh
đạo địa phương, đặc biệt là tình hình ô nhiễm hiện nay ở các làng nghề, Qua
phân tích những cơ hội và thách thức đối với làng nghề Việt Nam công trình
nghiên cứu chỉ ra những hướng bảo tồn và những giải pháp nhằm thực hiện.
- Hội thảo quốc tế: “Bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền
thống”, 8/1996 tại Hà Nội.
- “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”, tác giả Bùi Văn
Vượng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998.
- “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp
hóa”, TS. Dương Bá Phượng, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2001.
- Hội thảo: “Phát triển bền vững làng nghề Hà Tây: Thực trạng và giải
pháp”, Hà Đông, 11/2006.
- “Diễn đàn làng nghề năm 2007”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, tổ chức 17/11/2007, tại số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

- Hội thảo “Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội”, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 17/9/2010, tại Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ: “Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống ở
Việt Nam”, Vũ Thị Thu, Hà Nội, 1998.
- Luận văn thạc sĩ: “Phát triển làng nghề ở huyện Từ Liêm trong tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, Nguyễn Thị
Thọ, Hà Nội, 2005.
- Luận văn thạc sĩ: “Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh
tế quốc tế”, Nguyễn Thị Nghĩa, Hà Nội, năm 2008.
- Đề tài nghiên cứu: “Phát triển bền vững các làng nghề huyện Thạch
Thất - Thành phố Hà Nội”, Đỗ Thị Lan, Hà Nội, năm 2009.

Những công trình nói trên và còn nhiều công trình khác đã nghiên cứu,
đề cập đến nhiều vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn phát triển của các làng
nghề Việt Nam nói chung và ở một số địa phương nói riêng. Đây là nguồn tư
liệu tham khảo rất có ý nghĩa đối với chúng tôi trong việc thực hiện đề tài


5
luận văn. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có công trình nào tập trung nghiên
cứu sâu, hệ thống về phát triển kinh tế làng nghề ở huyện Thạch Thất, Thành
phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về làng nghề, làng
nghề truyền thống, làng có nghề, làng nghề mới, luận văn tập trung phân tích
một cách khách quan thực trạng của các làng nghề ở huyện Thạch Thất, thành
phố Hà Nội, làm rõ những thành tựu đã đạt được và những tồn tại đang mắc
phải; từ đó tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế làng nghề
của địa phương này một cách có hiệu quả và theo hướng phát triển bền vững.

* Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về làng nghề,
những tiêu chí xác định làng nghề, vị trí, vai trò, đặc điểm sản xuất kinh
doanh của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế làng nghề huyện Thạch
Thất, thành phố Hà Nội, chỉ ra nguyên nhân của các thành tựu và hạn chế.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đẩy các làng
nghề của huyện Thạch Thất phát triển có hiệu quả và bền vững hơn trong giai
đoạn 2011-2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn tập trung nghiên cứu sự phát
triển kinh tế làng nghề tại huyện Thạch Thất trong thời kỳ chuyển đổi sang
kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu nghiên cứu thực trạng phát triển của các làng nghề
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong những năm đổi mới vừa qua; từ


6
đó đề xuất những giải pháp góp phần thúc đẩy các làng nghề của địa phương
phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững trong giai đoạn 2011-2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn áp dụng một số phương pháp cụ thể thích
hợp với đối tượng, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, trong đó sẽ
chú trọng điều tra khảo sát thực tế; phân tích, tổng hợp các dữ liệu và số liệu
có liên quan; đối chiếu - so sánh; khái quát hóa…

Luận văn cũng sẽ khai thác, kế thừa một cách thích hợp kết quả nghiên
cứu của các công trình đi trước.
6. Một số đóng góp mới của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển làng nghề
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Phân tích, phản ánh một cách khách quan thực trạng phát triển làng
nghề của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội trong những năm đổi mới vừa
qua; chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thành tựu và hạn chế.
- Đề xuất, luận chứng những giải pháp mới, thiết thực góp phần thúc
đẩy phát triển làng nghề của huyện Thạch Thất theo hướng hiệu quả, bền
vững trong giai đoạn 2011-2020.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết:
Chƣơng1: Làng nghề và phát triển làng nghề trong điều kiện kinh tế
thị trường.
Chƣơng 2: Thực trạng phát trỉển làng nghề huyện Thạch Thất trong
những năm đổi mới vừa qua.
Chƣơng 3: Phương hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế
làng nghề huyện Thạch Thất giai đoạn 2011 - 2020.





7








8
Chƣơng 1
LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG

1.1. Các khái niệm cơ bản, tiêu chí và cách phân loại làng nghề
1.1.1.

Các khái niệm và đặc điểm sản xuất - kinh doanh của làng nghề

1.1.1.1. Khái niệm về làng nghề
* Làng nghề:
Có nhiều quan niệm khác nhau về làng nghề. Trong cuốn “Phát triển
làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, TS.
Mai Thế Hởn có đưa ra quan niệm về làng nghề như sau: Làng nghề là trung
tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên
môn làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất bán,
sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có
cùng tổ nghề [14, tr.111].
Tác giả Bùi Văn Vượng đã định nghĩa về làng nghề: Làng nghề là làng
ấy tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ cũng có một số
nghề phụ khác song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp
thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp có phường, có ông trùm, ông
phó cả,… cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ
nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ
yếu được bằng nghề đó và có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa
và có quan hệ tiếp thị với thị trường xung quanh và với thị trường đô thị, thủ

đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài.
Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu” [44, tr.110].
Cũng có quan niệm khác được trình bày trong cuốn “Làng nghề truyền
thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa”, TS Trần Minh Yến
đưa ra quan niệm như sau: Làng nghề là một thiết chế - xã hội ở nông thôn,
được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa
lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ


9
công là chính và giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa [46,
tr.110].
Những quan niệm nói trên là rất đáng được tham khảo; tuy nhiên, xét
trong điều kiện ngày nay thì hầu hết vẫn chưa làm nổi bật tính chất của làng
nghề, ở chỗ nó không chỉ tồn tại và phát triển như một thực thể sản xuất kinh
doanh một cách lâu đời trong lịch sử mà còn có tác dụng to lớn đối với đời
sống văn hóa tinh thần đối với người dân như vốn nó đã từng có. Khi khoa
học kỹ thuật và công nghệ cùng với sự phân công lao động đã phát triển ở
mức độ cao hơn thì khái niệm làng nghề cũng được mở rộng hơn. Tựu trung
lại, hiện nay đa phần mọi người nhất trí với khái niệm làng nghề do Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra như sau: “Làng nghề là
một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phun, sóc hoặc các
điểm dân cư tương tự trên một xã, thị trấn (được gọi là chung là làng), có
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau”.
* Làng nghề truyền thống:
Là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Làng
nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền
thống. Làng nghề truyền thống còn là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ
lành nghề. Trong làng nghề truyền thống còn có các hộ gia đình chuyên làm

nghề và được truyền từ đời này sang đời khác, giữa các hộ có sự liên kết, hỗ
trợ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các
thành viên luôn ý thức tuân thủ những chế ước xã hội và gia tộc.
Từ khái niệm làng nghề truyền thống, chúng ta có thể hiểu nghề truyền
thống là gì. Nghề truyền thống là những nghề thủ công nghiệp được hình
thành, tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại
một vùng hay một làng nào đó. Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền
thống là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, có các nghệ nhân và đội
ngũ thợ lành nghề. Mỗi nghề bao giờ cũng phải có ông tổ của nghề được dân
làng ghi công ơn và thờ phụng từ đời này sang đời khác. Nghề truyền thống
của nước ta rất đa dạng và phong phú, có những nghề hình thành và tồn tại
hàng trăm năm, nhiều sản phẩm đã từng nổi tiếng trong nước và cả trên thế


10
giới: Làng nghề gốm sứ Bát Tràng, nghề dệt tơ lụa Vạn Phúc, làng nghề đúc
đồng ở Sài Gòn xưa,…
* Làng nghề mới:
Là làng nghề được hình thành cùng sự phát triển của nền kinh tế, chủ
yếu do sự lan tỏa của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để
hình thành và phát triển [41, tr.109].
* Làng có nghề:
Là làng được hình thành cùng với sự phát triển nền kinh tế chủ yếu là
do sự lan tỏa của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để
hình thành và phát triển. Trong đó làng có số hộ, số lao động sản xuất công
nghiệp tiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10% trở lên [41, tr.109].
* Phân loại làng nghề:
Nếu như xưa kia, các làng là nơi sản xuất nông nghiệp, song do yêu cầu
của cuộc sống đòi hỏi nhiều sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, hoặc các
hộ tách khỏi nông nghiệp chuyên môn làm nghề; và từ đó một số nghề phi

nông nghiệp dần dần chiếm ưu thế, phần lớn các nghề thuộc tiểu thủ công
nghiệp. Ngày nay, do sự phát triển của kinh tế hàng hóa, nghề nghiệp được
mở rộng, đã xuất hiện các làng nghề buôn bán. Nếu xét ở góc độ rộng, làng
nghề là những làng tạo thu nhập, tạo việc làm có thao tác riêng biệt nói chung.
Xem xét ở góc độ này thì ở Việt Nam có thể chia ra làm 4 loại như sau:
+ Làng nông nghiệp: Là làng thuần nông
+ Làng buôn: Là làng nông nghiệp có thêm nghề buôn
+ Làng chài: Là làng của vạn chài, kẻ chài ven sông, ven biển
+ Làng nghề: Là làng nông nghiệp và có thêm nghề thủ công.
Phân loại theo góc độ số lượng làng nghề thì làng nghề lại được chia
thành: Làng một nghề, làng nhiều nghề, làng có nghề [46, tr.110].
Phân loại theo thời gian hình thành, thì có làng nghề truyền thống, làng
nghề mới.
* Tiêu chí công nhận và cách phân loại làng nghề
Không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng được gọi là
làng nghề, cho dù làng nào, nghề nào cũng mang bản sắc, mang nét tinh túy


11
riêng. Về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế, chỉ có những nghề có khả năng
đem lại cuộc sống ấm no, thu hút được đông đảo người dân tham gia sản xuất,
lâu dần tụ thành các làng cùng sản xuất, cùng kinh doanh mới được coi là làng
nghề. Hiện nay, Chính phủ cũng như các địa phương đã quy định các tiêu
chuẩn công nhận làng nghề để tiện cho việc quản lý và phát triển. Các quy định
này đã cụ thể hóa các tiêu chuẩn xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề,
nghề cổ truyền và nghề mới trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương; mặt khác góp
phần khuyến khích, động viên thợ thủ công có công trình có trình độ cao về kỹ
thuật, tay nghề và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, sáng tác, tập trung trí tuệ
sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, mang bản sắc văn hóa dân

tộc, có tính nghệ thuật cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Theo Thông tư số 116/2006 THÔNG TIN-BNN, ngày 18 tháng 12 năm
2006 Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 7 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn,
tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, và làng nghề truyền thống
được quy định như sau:
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận;
Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Tiêu chí công nhận làng nghề:
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau đây:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước


12
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống [1, tr.112].
Năm 2009, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có Quyết định số
85/2009 QĐ - UBND ban hành ngày 2/7/2009 về Quy chế xét công nhận danh
hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”. Quy chế này được xây dựng dựa trên
những căn cứ: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ

về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày
18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNN hướng dẫn thực hiện một số nội
dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát
triển ngành nghề nông thôn. Về cơ bản, tiêu chuẩn công nhận làng nghề mà
UBND thành phố Hà nội đưa ra là nhất quán với Thông tư mà Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn đưa ra, nhưng thành phố có đưa thêm các quy định khác
trong tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:
(1) Về thời gian: Là làng có nghề đã được hình thành trên 50 năm tính
đến ngày làng được đề nghị xét danh hiệu làng nghề truyền thống.
(2) Về kinh tế: Có giá trị sản xuất từ ngành nghề nông thôn của làng
chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng.
(3) Về sử dụng lao động: Có tối thiểu 30% số hộ trên địa bàn tham gia
hoạt động ngành nghề nông thôn.
(4) Đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động theo các quy định
hiện hành.
(5) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, các quy định của Thành phố và địa phương.
(6) Sản phẩm làm ra phải mang bản sắc văn hóa dân tộc, phải gắn với
tên tuổi của làng.
(7) Đối với những làng nghề chưa đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường
theo quy định tại Điểm 4 vẫn được xem xét công nhận danh hiệu làng nghề
truyền thống khi đã có các đề án, dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi
trường và đề ra các biện pháp xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường [39, tr.111].
1.1.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của làng nghề


13
- Đặc điểm về sản phẩm:
Phần lớn sản phẩm đều mang tính đơn chiếc, riêng lẻ. Đặc điểm này
hình thành là do hầu như toàn bộ các thao tác của người thợ đều phải dựa vào

những công cụ thủ công và công nghệ truyền thống. Sản phẩm được sản xuất ra
do từng cá nhân thực hiện bằng công cụ thủ công nên không thể sản xuất hàng
loạt. Chính điều này tạo nên cho sản phẩm một sắc thái riêng và sự hấp dẫn
riêng. Tuy nhiên, cũng chính từ đặc điểm này mà sản phẩm truyền thống
thường có giá thành cao, mẫu mã hàng có tính tương đối ổn định (tính bảo thủ).
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong cạnh tranh, mở
rộng thị trường, đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ làng nghề.
Sản phẩm làng nghề rất đa dạng và phong phú về chủng loại do việc
đáp ứng nhu cầu của đời sống kinh tế và văn hóa của người dân. Sản phẩm
không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu, các mặt hàng được
xuất khẩu như hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, chạm trổ, thêu ren, dệt tơ
tằm, Những mặt hàng này đã và đang được ưa chuộng trên thế giới, đây
cũng là điều kiện tốt để các làng nghề phát triển sản xuất.
Đặc biệt, sản phẩm làng nghề thường mang tính nghệ thuật cao, sử
dụng nhiều sức lao động và thể hiện tinh hoa của người thợ làng nghề. Sản
phẩm của mỗi làng, mỗi vùng, mỗi dòng họ, đều mang trình độ kỹ thuật riêng
và đặc trưng riêng mà các nơi khác không thể có, hoặc nếu có nhưng không
phổ biến. Như vậy, có thể nói sản phẩm làng nghề là kết quả của hoạt động
vừa mang tính giản đơn vừa mang tính phức tạp của lao động thủ công, đồng
thời lại là sản phẩm của hoạt động kinh tế mang tính nghệ thuật cao. Sản
phẩm làng nghề luôn phản ánh sâu sắc tu tưởng tình cảm và quan niệm thẩm
mỹ của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh:
Ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
đại bộ phận các gia đình nông dân đều vào hợp tác xã thì nghề thủ công lại
được coi như là nghề phụ, bổ sung cho sản xuất nông nghiệp. Trong mỗi hợp
tác xã nông nghiệp thường có một ngành nghề tập hợp những người dân làm
các nghề khác nhau, kể cả kiêm nhiệm cũng như chuyên nghiệp. Lao động
trong các làng nghề thủ công được tính công điểm và hưởng theo chế độ công



14
điểm trong hợp tác xã nông nghiệp, trong các làng nghề lác đác cũng có xí
nghiệp quốc doanh. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đa số các
hợp tác xã đều bộc lộ rõ hơn những yếu kém trong việc tổ chức sản xuất và
quản lý, điều đó dẫn đến năng suất lao động thấp, năng lực kinh doanh không
linh hoạt, sức cạnh tranh của sản phẩm kém. Trước tình trạng ấy, các hợp tác
xã và các xí nghiệp quốc doanh cần phải đổi mới và cũng có những doanh
nghiệp không trụ vững trước những tác động và đòi hỏi của cơ chế thị trường.
Hiện nay, khi cơ chế thị trường mở rộng, chính sách phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần và tự do thương mại được Chính phủ khuyến
khích, thì các các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ngày càng được đa
dạng hóa, và được phát triển theo mức độ của lực lượng sản xuất. Tựu trung
lại, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề tồn tại theo các
dạng sau đây:
+ Hộ gia đình: Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, nó phù hợp với
quy mổ sản xuất nhỏ và vừa. Hộ gia đình vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là
một đơn vị kinh tế, vừa là một đơn vị sinh hoạt. Các thành viên trong gia đình
đều có chung một cơ sở kinh tế, cùng sở hữu đối với tài sản dung cho sinh
hoạt và đối với tư liệu sản xuất [19, tr.109]. Lao động làm việc trong phạm vi
gia đình với mục đích không phải là lấy tiền công mà là để đóng góp phần
mình vào sản lượng và thu nhập chung của gia đình. Người chủ hộ đồng thời
là người thợ giỏi, nắm quyền quản lý, quyết định và điều hành mọi công việc
từ đầu tư vốn, phân công lao động cho đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm và phân
phối thu nhập. Với những đặc điểm đó, hình thức sản xuất hộ gia đình không
giống với bất kỳ một hình thức tổ chức sản xuất nào. Tuy nó có một số ưu thế
nhất định như: huy động và sử dụng mọi thành viên trong gia đình tham gia
kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động và mặt bằng sản xuất kinh
doanh; nhưng ngược lại nó cũng bộc lộ những nhược điểm cơ bản. Do đặc
trưng của sản xuất gia đình là quy mô nhỏ, vốn ít, lao động ít, kiến thức tay

nghề thông qua do cha truyền con nối, nên hạn chế khả năng cải tiến, và đổi
mới kỹ thuật công nghệ, hạn chế việc đào tạo và nâng cao trình độ quản lý,
trình độ và tay nghề, không có khả năng sản xuất lớn để đáp ứng nhu cầu thị
trường. Tuy nhiên, trong điều kiện ngày nay, gắn liền với những đặc tính kinh


15
tế - kỹ thuật của các sản phẩm thủ công truyền thống vẫn đang có mức cầu
lớn trên thị trường, hình thức hộ gia đình vẫn tỏ ra là hình thức phù hợp với
sự phát triển của sản xuất làng nghề nhất là các làng nghề với quy mô sản
xuất nhỏ, quá trình sản xuất không yêu cầu cao về phân công, hiệp tác lao
động, nhu cầu và khả năng đổi mới công nghệ không lớn.
+ Tổ sản xuất: Là hình thức hợp tác, liên kết tự nguyện một số hộ gia
đình để cùng sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó.
+ Hợp tác xã: Hợp tác xã kiểu mới ra đời dựa trên cơ sở tự nguyện hợp
tác của các chủ thể kinh tế tự chủ. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do
những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp
sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát hút sức mạnh của tập thể và
của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động của sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương và đất nước.
+ Hình thức tổ chức tiểu chủ: Đây là hình thức đang được phát triển ở
các làng nghề có trình độ tập trung sản xuất tương đối cao. Ngoài nguồn lao
động tập trung trong gia đình, họ còn thuê lao động làm thêm bên ngoài.
+ Hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây
là những loại hình tổ chức kinh doanh có thẻ phát triển ở những làng nghề có
trình độ tập trung hóa cao, có quan hệ rộng với các thị trường, có khả năng
đổi mới công nghệ để mở rộng quy mô sản xuất. Một số tư nhân có vốn, có
kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh, có kiến thức và chuyên môn
đứng lên thành lập doanh nghiệp do họ đảm nhiệm. Doanh nghiệp này có thể

trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc làm khâu cung ứng dịch vụ cho
làng nghề.
1.1.1.3. Nhận định tổng quát về làng nghề
- Về bản chất kinh tế - xã hội của làng nghề:
Xuất phát từ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người nông dân trong
một nền kinh tế tự cấp tự túc, nghề thủ công đã xuất hiện từ hàng tram năm
trước đây, với vai trò là các nghề phụ, việc phụ trong các gia đình nông dân
trong lúc thời gian nông nhàn giữa các mùa vụ. Chính tính thời vụ trong sản


16
xuất nông nghiệp đã tạo ra sự dư thừa lao động trong một thời gian nhất định
và do nhu cầu về sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho khu vực nông thôn ngày
càng cao, bởi vậy số sản phẩm làm ra không những đủ để đáp ứng nhu cầu
sản xuất và tiêu dùng mà còn có thể đem trao đổi trên thị trường, và chủ yếu
là thị trường nông thôn. Như vậy, trong các làng nghề người thợ thủ công
đồng thời là người nông dân. Người nông dân ngoài thời gian lao động dành
cho nông nghiệp họ còn phải kiếm thêm việc làm để tăng thu nhập. Sự gắn bó
với nông nghiệp, nông thôn của làng nghề truyền thống còn được hiểu là: các
cơ sở sản xuất của làng được phân bố tại chỗ trên địa bàn nông thôn, phục vụ
trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn như: tiêu thụ nguyên vật
liệu, cung cấp vật tư, sản phẩm hàng hóa làm ra, thu hút lao động nông thôn,
thúc đẩy nông nghiệp và hoạt động dịch vụ cùng phát triển, góp phần tăng thu
nhập cho người nông dân.
- Về vị thế và xu hướng phát triển của làng nghề trong nền kinh tế thị
trường hiện nay:
Xưa kia, những nghề chỉ mang tính chất là nghề phụ của người nông
dân, nhưng do được chuyên môn hóa theo sự phân công lao động nhất định
nên năng suất lao động, chất lượng sản phẩm làm ra ngày càng tăng lên, số
sản phẩm làm ra không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng mà còn có thể dư

thừa để đem trao đổi trên thị trường. Hoạt động nghề thủ công ngày càng gắn
liền với các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, gắn liền với thị trường. Sự trao đổi
ngày càng được mở rộng hơn bởi sự tăng lên của nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng. Trên cơ sở đó họat động thương nghiệp nhỏ ở nông thôn cũng phát triển
và trở thành cầu nối của sự giao lưu giữa hoạt động sản xuất công nghiệp với
hoạt động nông nghiệp.
Ngày nay, khi đời sống kinh tế ngày càng tăng lên, nhu cầu cũng như
thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng trở nên khắt khe hơn, điều đó lại đặt ra
cho những người sản xuất nêu muốn tồn tại cùng với nghề, muốn sản phẩm
của nghề đứng vững và phát triển trên thị trường thì bắt buộc họ phải đầu tư
công sức, tiền của để phát triển nghề. Thực tế cho thấy, trước sự phát triển của
kinh tế thị trường nhưng những sản phẩm của làng nghề vẫn đứng vững. Điều
này chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng làng nghề hay những sản phẩm làng


17
nghề vẫn còn chỗ đứng trong tâm trí của mỗi con người đất Việt. Cùng với
quá trình phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thị
trường Việt Nam, các làng nghề của nước ta một mặt, vẫn sẽ tiếp tục duy trì
những bản sắc những giá trị truyền thống; mặt khác sẽ phải thích ứng với môi
trường mới, cung ứng những sản phẩm thủ công ngày càng đa dạng hơn, đáp
ứng ngày càng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Trong bối cảnh đó các làng nghề của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh
theo những chuẩn mực mới có vai trò kinh tế, xã hội và văn hóa ngày càng
lớn hơn…
1.1.2. Những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của làng nghề
1.1.2.1. Cơ sở hạ tầng
Cở sở hạ tầng, đặc biệt là những cơ sở vật chất - kỹ thuật xã hội có sức
ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của làng nghề. Đây có thể
coi là nền tảng, là điều kiện chung cho mọi quá trình sản xuất như: Giao

thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc,… Quá trình sản xuất, lưu thông
hàng hóa có thuận lợi hay không là do yếu tố này quyết định. Cơ sở hạ tầng
ngày nay càng trở nên quan trọng khi Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa
kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tăng cường đầu tư vào phát triển cơ sở
hạ tầng cho các khu vực kinh tế cần phải được chú trọng, có như vậy năng lực
sản xuất của các ngành mới được tăng lên và là cơ sở để đảm bảo sự phát
triển kinh tế - xã hội hơn. Yêu cầu đặt ra là việc giao hàng đúng thời hạn,
thông tin về thị trường phải được cập nhật hàng ngày, vấn đề quảng bá sản
phẩm rất cần đến phương tiện thông tin hiện đại, có như vậy mới nâng cao
được sức cạnh tranh của sản phẩm. Vì thế muốn làng nghề phát triển mạnh,
chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, cần phải
xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với nền sản xuất hàng hóa theo những chuẩn
mực mới mang tính toàn cầu, cũng như phù hợp với phát triển của làng nghề.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng xã hội cũng cần được quan tâm, ngoài
những thành tích nói chung mà các ngành như y tế, giáo dục - đào tạo đã đạt
được thì vẫn cần xây dựng một hệ thống giáo dục với đầy đủ các cấp học, bậc
học. Mạng lưới trường lớp được phát triển nhiều hình thức đa dạng (như công
lập, dân lập, tư thục,…) cần mở thêm các trường đại học, cao đẳng, trường


18
trung học chuyên nghiệp, các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề gắn chặt với
yêu cầu đảm bảo chất lượng, có như vậy mới đáp ứng nhu cầu lao động tại
chỗ, mới tạo ra được một đội ngũ công nhân lành nghề, tạo ra được năng suất
và chất lượng sản phẩm tốt. Ngoài ra, hệ thống y tế cũng cần chú trọng hơn
nữa, có thêm nhiều bệnh viện, phòng khám đa khoa, sẽ góp phần chăm lo sức
khoa học của người dân được tốt hơn, từ đó mới đảm bảo cho làng nghề phát
triển bền vững.
1.1.2.2. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Quá trình đổi mới mô hình phát triển kinh tế cùng với hệ thống chính

sách kinh tế vĩ mô của Đảng và Nhà nước ta đã có những tác động to lớn, có ý
nghĩa quyết định đối với sự phát triển của làng nghề. Sự chuyển biến quan
trọng này đã được tác động bởi Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương (năm
1981), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI của Đảng. Trong các văn kiện này
Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, đề ra nhiều biện pháp , chính sách phát triển toàn diện kinh
tế-xã hội nông thôn. Đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần, với chính sách này các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể trước đây bị
hạn chế thì nay được khuyến khích phát triển, kinh tế hộ gia đình được công
nhận là chủ thế kinh tế độc lập, các loại hình doanh nghiệp được khuyến
khích phát triển ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, với một sự thay
đổi về chất trong quan hệ sản xuất, chính sách này đã có tác đụng thúc đẩy tất
cả các thành phần kinh tế trong các làng nghề phát triển, làm cho kinh tế làng
nghề được phục hồi và phát triển mạnh. Đồng thời chính sách mở cửa và hội
nhập kinh tế quốc tế đã kích thích sản xuất phát triển, mở rộng thêm nhiều thị
trường mới. Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận
thức rõ hơn và vận dụng đúng đắn hơn các quy luật kinh tế, mà trong đó khâu
đột phá là sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất và áp dụng các quy luật phân phối theo cơ chế
thị trường. Nhà nước đã từng bước trở lại đúng với chức năng của mình đối
với nền kinh tế - đó là: Định hướng cho sự phát triển, cung cấp các dịch vụ,
kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tái


19
phân phối bảo đảm gắn tăng trưởng với công bằng xã hội; gắn phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường sinh thái; kiểm tra, kiểm soát đảm bảo việc tuân thủ
pháp luật và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh. Điều này có ý nghĩa đối
với sự phát triển của làng nghề bằng một loạt các chính sách về vốn đầu tư,

khoa học công nghệ, lao động, thuế,… đồng thời các văn bản luật ra đời như:
Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đất đai,… đã tạo môi trường pháp
lý thuận lợi cho sự phát triển của làng nghề.
1.1.2.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của làng nghề bao gồm các nghệ nhân, những thợ thủ
công, những chủ cơ sở sản xuất kinh doanh…Trong đó những nghệ nhân có
vai trò đặc biết quan trọng trong việc truyền nghề dạy nghề, đồng thời là
người sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm chất nghệ thuật. Bên
cạnh đó, một lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ, có khả năng
thích ứng với những điều kiện kinh tế thị trường, là những nhân tố quyết định
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề. Tuy nhiên, hạn chế lớn
nhất của lao động làng nghề lại là chất lượng lao động về trình độ chuyên
môn và trình độ nhận thức áp dụng các phương tiện máy móc vào sản xuất.
1.1.2.4. Vốn đầu tư cho sản xuất
Vốn đầu tư cho sản xuất là nguồn lực quan trọng đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh. Trước đổi mới, với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung mang
nặng tính tự cấp tự túc thì yếu tố vốn sản xuất không đóng vai trò quan trọng,
mọi vấn đề đều do Nhà nước lập kế hoạch và giao cho các đơn vị thực hiện.
Người sản xuất chỉ phải chú tâm vào việc sản xuất và hoàn thành sản xuất,
giao nộp sản phẩm đúng thời hạn ngoài ra không quan tâm đến những yếu tố
nào khác. Ngày nay, trong cơ chế thị trường mọi việc đã thay đổi một cách
căn bản, trước sức ép cạnh tranh về giá cũng như sức ép về chất lượng sản
phẩm, yêu cầu đặt ra cho mỗi hộ sản xuất là muốn tồn tại tất yếu phải mở
rộng sản xuất, cải tiến thiết bị, tang cường ứng dụng các tiến bộ khoa học
công nghệ; có như vậy mới nâng cao được năng suất lao động, hạ giá thành
sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Để có được điều này họ phải
tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Chỉ khi có nguồn vốn mọi ý tưởng sản xuất kinh
doanh mới có thể thực hiện được. Ngày nay, với chính sách của Đảng và Nhà



20
nước ta khuyến khích mọi hình thức hoạt động của ngân hàng cũng như các tổ
chức tín dụng thì việc có nhu cầu đi vay vốn và vay vốn cũng trở nên đơn
giản hơn rất nhiều so với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung. Ngày nay, sự phát
triển thị trường luôn đòi hỏi một lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Song đây vẫn là khó khăn cần phải được tháo gỡ với sự hỗ trợ tích cực và cụ
thể từ phía Nhà nước, đặc biệt là việc đề ra những chính sách phù hợp với đặc
điểm sản xuất của các làng nghề.
1.1.2.5. Sự biến đổi của nhu cầu thị trường
Trước đây, trong nền kinh tế hiện nền kinh tế hàng hóa tập trung, khu
vực kinh tế tư nhân nói chung và các quan hệ tự do sản xuất lưu thông hàng
hóa bị cấm đoán. Sang thời kỳ đổi mới, kinh tế hàng hóa, thị trường trở thành
yếu tố quan trọng. Mọi hoạt động sản xuất, trao đổi, tiêu dùng, về cơ bản đều
do những quy luật của thị trường quyết định. Trong nền kinh tế hàng hóa thì
hàng hóa sản xuất ra là để trao đổi và mua bán dựa trên nguyên tắc là trao đổi
ngang giá. Bởi vậy, người sản xuất không thể sản xuất những gì mình thích
hay sản xuất ra những gì mình có thể mà phải sản xuất theo sự đòi hỏi, nhu
cầu thị hiếu của người tiêu dung. Nếu người sản xuất đáp ứng được những
nhu cầu ấy thì họ tồn tại trên thị trường, còn nếu không họ sẽ bị đánh bật ra
khỏi thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngày nay, khi Việt
Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) thì yếu tố thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới
lại càng trở nên quan trọng. Nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng và phong
phú hơn, đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế nói chung
cũng như các làng nghề Việt Nam nói riêng với các chủng loại sản phẩm
mang tính độc đáo riêng có của nó. Cũng chính bởi quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đã làm cho sản phẩm của làng nghề cũng phải dần đổi mới làm sao để
vừa đảm bảo tính nghệ thuật và lại đảm bảo giá trị sử dụng cao, cùng với nó
là cách thức quảng bá sản phẩm một cách chuyên nghiệp, có như vậy sản
phẩm làng nghề mới tồn tại và phát triển trước sức sức mạnh cạnh tranh của

thị trường. Điều này đã được thực tế chứng minh. Chẳng hạn làng nghề gốm
Bát Tràng (Hà Nội) do luôn biết cách đổi mới sản phẩm, biết cách quảng bá
thương hiệu mà dần dần gốm mang thương hiệu Bát Tràng ngày càng chiếm

×