Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 95 trang )

Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt nam
0
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



Lê thị vân liêm



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ
TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
(CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ)
MÃ SỐ: 60.31.01


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS: TRỊNH THỊ HOA MAI




Hà nội - 2007
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam


91
6. Phương Hữu Việt (2002). “Phát triển các thành phần kinh tế ngoài kinh
tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay”. Luận án tiến sỹ Kinh tế
7. Viện thông tin khoa học- xã hội (2003) “Kinh tế tư nhân trong giai đoạn
toàn cầu hoá hiện nay”. Nhà xuất bản khoa học- xã hội.
8. “Việt Nam hướng tới 2010” (2001). (tập 1- 2). Tuyển tập báo cáo phối
hợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của các chuyên gia quốc tế
và Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
9. Kinh tế xã hội Việt Nam 3 năm 2001- 2003 (2003). Nhà xuất bản thống kê
10. Niên giám thống kê năm 2004, 2005, 2006. Nhà xuất bản thống kê
11.Văn kiện Đại hội Đảng VI đến Đại hội Đảng X. Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia
11. Tạp chí Kinh tế và phát triển các số năm 2004 đến năm 2007
12. Tạp chí Cộng sản các số năm 2004 đến năm 2007
13. Con số và sự kiện các số năm 2004 đến năm 2007
14. Tạp chí Lý luận Chính trị các số năm 2004 đến năm 2007
DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1: Số lượng các loại hình doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh
(từ 1991-1999).
Bảng1.2: Lao động và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
Bảng1.3: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh
nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp.
Bảng 1.4: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12
hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp

9


10

12

14
Bảng 2.1.Tổng quan về tình hình doanh nghiệp phân theo năm thành lập
28
Bảng 2.2. Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh
30
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
92
Bảng 2.3. Số doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại
thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp.
32
Bảng 2.4. Số doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân phân theo ngành
34
Bảng 2.5. Nguồn vốn bình quân của một doanh nghiệp trong khu vực kinh
tế tư nhân.
37
Bảng 2.6. Quy mô về vốn của doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân.
Bảng 2.7: Thực trạng lãi, lỗ của các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế
tư nhân (2003 - 2005)
38

40
Bảng 2.8. Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2005 phân theo quy mô lao

động và phân theo loại hình doanh nghiệp.
42
Bảng 2.9. Phát triển của doanh nghiệp tư nhân tại Hà Nội qua các con số.
Bảng 2.10: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong
khu vực kinh tế tư nhân.
Bảng 2.11: Trình độ của đội ngũ chủ doanh nghiệp tư nhân

44
63

66

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
1
Chương 1: Một số vấn đề chung về các loại hình doanh nghiệp tƣ
nhân ở Việt Nam.
6

1.1Vị trí của các loại hình doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị trường.
6
1.1.1. Khái niệm các loại hình doanh nghiệp tư nhân
6
1.1.2 Vai trò của các loại hình doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị
trường.
1.2. Thực trạng phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở một số quốc
gia và bài học cho Việt Nam
7


17
1.2.1 Phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở một số quốc gia
17
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
93
1.2.2 Một số bài học cho Việt Nam
25
Chương 2: Thực trạng phát triển các loại hình doanh nghiệp tƣ
nhân ở Việt Nam
28
2.1. Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam
28
2.1.1.Sự gia tăng về số lượng các loại hình doanh nghiệp tư nhân
28
2.1.2. Cơ cấu, quy mô các loại hình doanh nghiệp tư nhân
34
2.1.3. Sự phân bố các loại hình doanh nghiệp tư nhân theo lãnh thổ
43
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam
48
2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
48
2.2.2. Môi trường pháp lý
53
2.2.3. Môi trường kinh tế
56

2.3. Đánh giá chung
59
2.3.1. Những mặt mạnh trong phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân.
59
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
61
2.3.3. Xu hướng phát triển của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh
tế tư nhân.
68
Chương 3: Định hƣớng và một số giải pháp phát triển các loại hình doanh
nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập.
73
3.1. Bối cảnh phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam hiện nay.
73
3.1.1. Thuận lợi.
73
3.1.2. Khó khăn.
76
3.2. Định hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư
nhân.
77
3.2.1. Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
77
3.2.2. Phát triển loại hình Công ty cổ phần
78
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam

94
3.2.3. Gia tăng số lượng gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
79
3.2.4. Tăng cường mối liên kết hợp tác giữa các loại hình doanh nghiệp.
79
3.3. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân
ở Việt Nam.
79
3.3.1. Phát triển loại hình Công ty cổ phần.
80
3.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong khu vực.
80
3.3.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp.
81
3.3.4. Giải pháp để nâng cao trình độ của người lao động.
83
3.3.5. Tạo điều kiện, đưa ra giải pháp phù hợp để các loại hình doanh nghiệp
trong khu vực kinh tế tư nhân phân bổ đồng đều.
84
KẾT LUẬN
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
87

Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
1
LỜI MỞ ĐẦU


1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được tiến hành từ Đại hội Đảng VI
(Tháng 12/1986) bằng việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà nước. Đây là sự chuyển biến có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển của đất nước, phù hợp với quy luật phát triển khách quan, đáp ứng yêu cầu
của xã hội và thời đại. Từ đó vấn đề phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với Việt Nam. Kinh tế tư nhân với các
loại hình doanh nghiệp khác nhau ngày càng trở thành bộ phận quan trọng
quyết định sự lớn mạnh của nền kinh tế
Hiện nay, hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu của thời đại. Việt
Nam đã và đang tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc và toàn
diện, cho đến nay Việt Nam đã gia nhập Tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông
Nam á (ASEAN); Khu vực mậu dịch tự do AFTA của ASEAN; Diễn đàn hợp
tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC); Đã ký hiệp định với EU; Hiệp
định thương mại với Hoa Kỳ, Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Hội nhập mang lại cả những cơ hội và thách thức cho mọi nền kinh tế. Để
vận dụng các cơ hội do hội nhập mang lại thì bản thân quốc gia tham gia phải có
được một nền kinh tế phát triển năng động và bền vững. Các doanh nghiệp
chính là lực lượng chủ đạo làm ra của cải vật chất, quyết định sự tăng trưởng
nhanh và bền vững của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, ngoài các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thì các loại hình doanh nghiệp tư nhân góp phần không nhỏ
vào sự tăng trưởng của đất nước.
Đại hội Đảng lần thứ VI là một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam

2
triển kinh tế ở nước ta. Đại hội Đảng VI đã xác định nền kinh tế nhiều thành
phần, giải phóng mọi lực lượng sản xuất, cải thiện cơ chế quản lý kinh tế và
những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài. Việc phát triển khu vực kinh tế tư
nhân là tất yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giải phóng mọi lực lượng
sản xuất nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo dân giàu, nước mạnh.
Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư
nhân ở Việt Nam thời gian qua đã góp phần không nhỏ tới sự tăng trưởng kinh
tế của đất nước, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã xác định "trên cơ sở ba chế độ sở hữu
(toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và thành phần
kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư
bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các
thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước
pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định
hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành
phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày
càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có
vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế".
Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam còn gặp nhiều
khó khăn và hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Các loại
hình doanh nghiệp tư nhân thường là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về
vốn, trình độ công nghệ quản lý còn hạn chế, khả năng cạnh tranh của các loại
hình doanh nghiệp tư nhân còn ở mức thấp, nhiều doanh nghiệp tư nhân còn
kém hiểu biết về pháp luật, chính sách.
Nhận thấy tầm quan trọng của các loại hình doanh nghiệp tư nhân đối với
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ


Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
3
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu đề tài:
"Phát triển các loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân ở Việt
Nam”. Mục tiêu của luận văn là khẳng định tầm quan trọng của các loại hình
doanh nghiệp tư nhân đối với nền kinh tế quốc dân, phân tích những điểm thành
công và chưa thành công của Việt Nam trong việc phát triển loại hình doanh
nghiệp này qua đó nêu ra một vài giải pháp cho thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu khu vực kinh tế tư nhân là một vấn đề hấp dẫn, đã có nhiều
tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Trong đó có một số tác giả như:
- GS.TS Hồ Văn Vĩnh - Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà nước đối với
kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội
năm 2003. Nội dung đề cập đến vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh
tế nhiều thành phần; vấn đề quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân; thực
trạng kinh tế tư nhân ở nước ta; phương hướng, giải pháp và chiến lược phát
triển kinh tế tư nhân trong tình hình hiện nay.
- PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai - Kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập,
Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội năm 2005. Tác giả đưa ra một cách nhìn khách
quan về kinh tế tư nhân với cả những ưu thế và hạn chế vốn có của nó; phân tích
đánh giá vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
- Lê Khắc Triết - Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam. Thực
trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Lao động - Hà Nội 2005. Nội dung đưa ra thực
trạng của kinh tế tư nhân Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu sự phát triển của các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam, để từ đó có đánh giá so sánh và chỉ ra xu hướng
phát triển của mọi loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
ngày nay thì chưa có nghiên cứu cụ thể nào.

Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: góp phần làm rõ cơ sở lý luận chung và thực tiễn đối với sự
phát triển của khu vực kinh tế tư nhân nói chung và phát triển các loại hình
doanh nghiệp tư nhân nói riêng.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hoá lý luận về sự phát triển các loại hình doanh nghiệp
tư nhân.
+ Phân tích thực trạng phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư
nhân ở Việt Nam.
+ Đưa ra giải pháp, chiến lược phát triển các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân
Việt Nam: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và
Doanh nghiệp tư nhân.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng phát triển của các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, việc nghiên cứu áp dụng theo phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thông qua
thống kê, phân tích, đối chiếu và so sánh để tổng hợp và dự báo từ đó rút ra
những giải pháp tối ưu.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ thực trạng hoạt động của các loại hình doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Đề xuất những khuyến nghị nhằm phát triển các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam đã gia nhập WTO.
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
5
7. Bố cục luận văn
Bố cục luận văn ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
gồm có 3 chương:
Chương1: Một số vấn đề chung về các loại hình doanh nghiệp tư
nhân ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng phát triển các loại hình doanh nghiệp tư nhân
ở Việt Nam.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển các loại hình
doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập.




Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
6
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM

1.1. Vị trí của các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân trong nền kinh tế thị

trƣờng
1.1.1. Khái niệm các loại hính doanh nghiệp tư nhân.
Hiện nay, ở nước ta đối với thuật ngữ “khu vực tư nhân” hay nền kinh tế tư
nhân còn có rất nhiều quan điểm khác nhau. Sự phân loại kinh tế tư nhân theo
các tiêu chí khác nhau, dưới nhiều góc độ khác nhau và theo nhiều cách tiếp
cận, cách nhìn nhận theo thành phần kinh tế, theo hình thức tổ chức doanh
nghiệp, theo khu vực kinh tế và đặc biệt là hình thức sở hữu. Mỗi cách nhìn đều
có mục đích của nó và đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, các loại hình doanh nghiệp tư
nhân bao gồm các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, theo
quy định của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000, các loại hình
doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam bao gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty được thành lập trên cơ
sở góp vốn của các thành viên và thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã cam kết
góp vào doanh nghiệp. Số lượng thành viên không quá 50 người, không được
quyền phát hành cổ phiếu.
2. Công ty cổ phần là loại hình công ty được thành lập trên cơ sở góp vốn
của các cổ đông và các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn đựơc
huy động bằng cách phát hành chứng khoán.
3. Công ty hợp danh là loại hình công ty được thành lập trên cơ sở tham gia
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
7
ít nhất của hai thành viên hợp danh và có thể có các thành viên góp vốn ở đó.
Không được phép phát hành chứng khoán.
4. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của các loại hính doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế thị
trường.
Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam được sắp xếp thành ba khu
vực chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
và doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân. Sau khi sắp xếp loại hình doanh
nghiệp nhà nước chỉ còn khoảng gần 6.000 doanh nghiệp nắm giữ những
ngành, lĩnh vực kinh tế trọng yếu của đất nước, khu vực doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài có khoảng 2.500 doanh nghiệp và đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng kinh tế của đất nước nhưng sự phát triển của khu vực này sẽ bị giới hạn
vì nó phụ thuộc vào chiến lược của các nhà đầu tư trong nền kinh tế. Chỉ có các
loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân có tiềm năng phát triển
mạnh nhất và trong tương lai sẽ có tỷ trọng đóng góp ngày càng tăng trong tổng
GDP của nền kinh tế, quyết định sự phát triển nhanh, ổn định của nền kinh tế.
Như vậy, sự tồn tại và phát triển của các loại hình doanh nghiệp thuộc khu
vực kinh tế tư nhân đã khơi dậy một bộ phận tiềm năng của đất nước cho phát
triển kinh tế- xã hội. Nguồn tiềm năng này là trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng
kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn, sức lao động của con người, tài nguyên,
thông tin và các nguồn lực kinh tế khác.
Không thể phủ nhận vai trò to lớn của khu vực kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế thị trường, trong đó các loại hình doanh nghiệp tư nhân có đóng góp
không nhỏ. Từ khi Luật Doanh nghiệp được thi hành (1/1/2000), các loại hình
doanh nghiệp tư nhân ở nước ta đã phát triển mạnh mẽ, chỉ trong mấy năm gần
đây khu vực tư nhân nói chung, các loại hình doanh nghiệp tư nhân nói riêng
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
8
phát triển mạnh lên, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội

của đất nước và dần khẳng định vai trò động lực của mình.
Có thể nhận thấy rõ sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân
qua các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1986 - 1990: đây là giai đoạn khởi đầu công cuộc đổi mới, các quan
điểm đổi mới kinh tế do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra dần dần được
cụ thể hoá thêm một bước, ví dụ về nông nghiệp, sau khi chỉ thị 100 về khoán
đến nhóm và người lao động (năm 1981), ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị Trung
ương Đảng khoá VI ra nghị quyết 10 về “đổi mới kinh tế nông nghiệp” hộ nông
dân được khẳng định là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, được giao quyền sử dụng
ruộng đất ổn định và lâu dài.
Tháng 3/1989, Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương (khoá
VI) ra Nghị quyết về chủ trương thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần, giải phóng mọi nguồn lực sản xuất. Trên cơ sở những quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta cũng bắt đầu soạn thảo và ban hành một số đạo
luật cho sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân và các loại hình doanh nghiệp tư nhân
phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn này do hậu quả của những sai lầm cũ
chưa được khắc phục, chúng ta đã gặp phải những khó khăn mới do những
khuyết điểm mới nảy sinh trong những năm đầu đổi mới như: giá, tiền lương,
vỡ tín dụng, tranh chấp đất đai trong nông nghiệp… Mặt khác, tình hình quốc tế
lại có những biến động lớn, tác động trực tiếp đến công cuộc phát triển kinh tế,
bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa của nước ta. Trong bối cảnh như vậy, sở hữu
tư nhân, kinh tế tư nhân nước ta trong giai đoạn này chỉ mới bắt đầu được tái
lập, còn phát triển chưa mạnh, chưa rõ nét, vì thế số lượng các loại hình doanh
nghiệp tư nhân chưa nhiều
* Từ năm 1991-1999: đây là khoảng thời gian 10 năm Luật Công ty và
Luật Doanh nghiệp tư nhân phát huy tác dụng, vì thế sở hữu tư nhân, kinh tế tư-
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam

9
nhân trong giai đoạn này phát triển khá mạnh, số lượng doanh nghiệp tăng
nhanh. Tính chung thời kỳ 1991-2000, số lượng các loại hình doanh nghiệp tư
nhân đăng ký kinh doanh tăng bình quân hàng năm là 96,24% từ 132 doanh
nghiệp tư nhân năm 1991 đến hết năm 1996 có 30.897 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh. Trong 9 năm 1991-1999 có 45.000 doanh nghiệp đăng ký, sự gia
tăng về số lượng các loại hình doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn 1991- 1999
thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Số lƣợng các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân đăng ký kinh
doanh (từ 1991-1999).
Đơn vị: Doanh nghiệp
Năm
Tổng số
Tăng so với năm trước (%)
1991
132
-
1992
4.241
3112,87
1993
7.813
84,22
1994
7.460
- 5,52
1995
5.729
- 23,21
1996

5.522
- 3,62
1997
3.760
- 31,91
1998
3.121
- 17
1999
4.615
47,86
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tính hính và phương hướng, giải pháp phát
triển kinh tế tư nhân, Ban kinh tế Trung ương ngày 26/11/2001.
Qua bảng trên ta thấy, số lượng các loại hình doanh nghiệp tư nhân đăng
ký tăng lên trong những năm đầu (1991-1994) sau khi Luật Công ty và Luật
Doanh nghiệp tư nhân có hiệu lực, những năm sau lại giảm đi đến hết năm
1999. Điều đặc biệt chú ý là khi Luật Doanh nghiệp ra đời thay cho Luật Công
ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân thì số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng ký
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
10
kinh doanh tăng mạnh, đây là dấu hiệu đáng mừng và các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ngày càng thể hiện tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế.
Các loại hình doanh nghiệp tư nhân giải quyết công ăn việc làm cho một
lượng lớn lao động trong xã hội và tạo ra mức thu nhập cao, như vậy cũng là
nhân tố thúc đẩy các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh hơn. Điều
này được minh họa qua số liệu bảng sau:
Bảng1.2: Lao động và thu nhập của ngƣời lao động trong doanh

nghiệp thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân.
Năm


Loại
hình
DN
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005

Lao
động
bình
quân
Lương
bình
quân
(người/
tháng)
Lao động
bình
quân
Lương
bình
quân
(người/
tháng)
Lao
động

bình
quân
Lương
bình
quân
(ngườ/
tháng)
Doanh
nghiệp tư
nhân
346882
874
399739
934
454534
1033
Công ty
TNHH
1031738
1077
1266724
1162
1471682
1307
Công ty cổ
phần
183317
1122
279115
1244

148635
1435
Công ty hợp
danh
633
1189
395
1685
368
2107
Nguồn: Tổng cục thống kê (2006). Niên giám thống kê (2005). Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội.

Trong các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Việt
Nam thì loại hình Công ty hợp danh ở Việt Nam hoạt động rất ít, đến năm 2000
mới có 03 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vì vậy sự đóng góp của nó không
đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế nước ta. Còn lại 3 loại
hình doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Doanh
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
11
nghiệp tư nhân cũng có vai trò quan trọng trong đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam
và đóng góp nhiều đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sự đóng góp của các loại hình doanh nghiệp này được nhìn nhận trên
nhiều phương diện:
* Tăng vốn đầu tư xã hội: đây là đóng góp đầu tiên phải kể đến khi phân
tích vai trò của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân, mỗi
loại hình có vai trò đóng góp riêng. Vốn luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là

trong hoạt động của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Vốn như là
chiếc van điều tiết mọi hoạt động của doanh nghiệp. Muốn mở rộng công ty hay
đổi mới trang thiết bị, mua nguyên liệu, thuê công nhân… đều cần đến vốn.
Trong những năm qua vốn đăng ký kinh doanh trong các loại hình doanh
nghiệp tư nhân ngày càng tăng không chỉ về vốn đầu tư kinh doanh, vốn đăng
ký mà còn tăng cả về vốn sử dụng của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của các loại
hình doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đâu tư của khu
vực kinh tế tư nhân và làm cho khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể
trong tổng vốn đầu tư phát triển xã hội.
Từ năm 1991-1993 riêng các loại hình Doanh nghiệp tư nhân, Công ty
trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần đã đầu tư 4.835 tỷ đồng vốn đăng ký.
Đến năm 1996, các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã huy động được lượng
vốn là 20.665 tỷ đồng. Bình quân từ năm 1991-1996 mỗi năm tăng thêm 3.940
tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đến hết năm 1999 tổng
vốn đăng ký của các loại hình doanh nghiệp tư nhân là 27.445 tỷ đồng, trong đó
Doanh nghiệp tư nhân đăng ký 6.715 tỷ đồng, chiếm 24,47%, Công ty trách
nhiệm hữu hạn đăng ký 15.422 tỷ đồng, chiếm 56,16%; Công ty cổ phần đăng
ký 5.315 tỷ đồng, chiếm 19,37%.
Lượng vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các loại hình doanh
nghiệp tư nhân còn được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
12
Bảng1.3: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh
nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Loại

hình DN
2000
2001
2002
2003
2004
DNTN
15.828
21.498
27.299
34.397
43.222
Công ty Hợp
danh
_
5
84
1422
124
Công ty
TNHH
44.491
65.308
99.728
139.444
204.534
Công ty Cổ
phần
19.725
20.001

26.708
47.386
85.249
Nguồn: Tổng cục thống kê (2006). Niên giám thống kê (2005). Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội.

Qua bảng 1.3 ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh
nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân tăng dần qua các năm. Đây là dấu hiệu
đáng mừng chứng tỏ một điều đóng góp vốn của các loại hình doanh nghiệp
trong khu vực kinh tế tư nhân có vai trò đối với tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo
đà cho nền kinh tế xã hội phát triển. Trong 4 loại hình doanh nghiệp tư nhân thì
lượng vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, kỷ lục đến
năm 2004 vốn của Công ty trách nhiệm hữu hạn là 204.534 tỷ đồng, tiếp theo là
Công ty cổ phần 85.249 tỷ đồng. Sự gia tăng không ngừng về lượng vốn sản
xuất kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này
ngày càng khẳng định vị thế và sự lớn mạnh của mình.
* Giải quyết việc làm cho người lao động
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
13
Giải quyết việc làm ở mọi quốc gia là vấn đề quan trọng, đặc biệt đối với
Việt Nam một quốc gia có lực lượng lao động đông đảo. Hiện nay ở nước ta có
khoảng 1,2-1,4 triệu người đến tuổi lao động, ngoài ra số lao động nông nghiệp
có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không
nhỏ. Vì thế, yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là
một áp lực mạnh đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Việc
tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới không chỉ giải quyết vấn đề xã hội, vấn đề
ổn định và phát triển kinh của nước ta hiện nay.

Thế nhưng, trên thực tế hệ thống các doanh nghiệp nước ta đang trong
quá trình cải cách không tạo được nhiều việc làm mới, khả năng thu hút lao
động từ nước ngoài đang có xu hướng chững lại. Nếu chỉ thông qua các doanh
nghiệp nhà nước thì không bao giờ tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Chỉ có khu vực kinh tế tư nhân và đặc biệt các
loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân mới có khả năng thu hút
và sử dụng nhiều lao động.
Qua sự phân tích trên cho thấy vai trò rất to lớn của các loại hình doanh
nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân đối với việc thu hút lao động và giải quyết
việc làm cho người lao động trong xã hội Việt Nam ta hiện nay, cụ thể từng loại
hình sẽ cho thấy đóng góp của nó đối với vấn đề giải quyết việc làm này.
Trong giai đoạn 1991-1996 bình quân mỗi năm kinh tế tư nhân giải quyết
thêm khoảng 72.000 việc làm. Năm 1996 có khoảng 336.145 người trực tiếp
làm việc trong các Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn và
Công ty cổ phần. Tương tự năm 1997 là 428.009 người, năm 1998 là 497.488
người (tăng 16,2% so với năm 1997) chiếm 1,3% lực lượng lao động xã hội.
Trong năm 1996-2000 lao động của khu vực kinh tế tư nhân tăng thêm
778.681 người (tăng 20,4%), trong đó lao động trong các loại hình doanh
nghiệp tư nhân tăng thêm 487,459 người (tăng 137,57%).
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
14
Từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp thì lao động trong khu vực kinh tế tư
nhân tăng là 21.017.326 người chiếm 56,3% lao động có việc làm thường
xuyên của cả nước, trong đó lao động của hộ kinh doanh cá thể chiếm tỷ trọng
lớn, lao động của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng đang tăng rất nhanh.
Nếu xét dưới góc độ lao động trong các loại hình doanh nghiệp thì đến hết năm
2002, lao động ở các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân là 1.257.147, chiếm

32,6% tổng số lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp.
Bảng 1.4: Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12
hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp.
Đơn vị : Người
Năm
Loại
hình DN
2000
2001
2002
2003
2004
DNTN
236.253
277.562
339.638
378.087
431.912
Công ty Hợp
danh
113
56
474
655
445
Công ty TNHH
516.796
697.869
922.569
1.143.055

1.393.713
Công ty Cổ phần
43.588
87.509
139.913
206.266
307.497
Nguồn: Tổng cục thống kê (2006). Niên giám thống kê (2005). Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội.

Qua bảng trên ta thấy vai trò của các loại hình doanh nghiệp trong khu vực
kinh tế tư nhân đối với việc giải quyết việc làm và thu hút lao động là rất lớn, cụ
thể đến 31/12/2004 Doanh nghiệp tư nhân đã thu hút 431.912 lao động; Công
ty trách nhiệm hữu hạn 1.393.713 lao động; Công ty cổ phần 307.497 lao động;
kể cả Công ty hợp danh với số lượng rất ít cũng giải quyết được 445 lao động.
Như vậy, các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
15
không những tạo việc làm cho nhữmg người mới tham gia vào lực lượng lao
động mà còn giải quyết việc làm cho những người lao động dôi dư từ cải cách
doanh nghiệp nhà nước.
* Đóng góp vào Ngân sách Nhà nước.
Việc mở rộng khu vực kinh tế tư nhân đem lại một nguồn thu Ngân sách
đáng kể. Tuy đóng góp cho Ngân sách Nhà nước của các loại hình doanh
nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn là con số nhỏ bé, nhưng đang có xu
hướng tăng nhanh.
Xét về lượng tuyệt đối và lượng tương đối, số nộp Ngân sách trong các

loại hình doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân không nhiều như doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp của tư nhân không được bổ sung các nguồn lực để phát
triển nhiều như doanh nghiệp nhà nước vì vậy sự đóng góp của các loại hình
doanh nghiệp tư nhân là rất đáng khích lệ.
Theo số liệu của Bộ Tài chính năm 2001 các loại hình doanh nghiệp trong
khu vực kinh tế tư nhân nộp Ngân sách trên 11,075 tỷ đồng (bằng 14,8% tổng
thu Ngân sách quốc gia). Nhìn chung, đóng góp trực tiếp vào nguồn thu Ngân
sách Nhà nước của các loại hình doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp
trong mấy năm qua tuy liên tục tăng lên nhưng vẫn chưa tương xứng với tốc độ
phát triển của nó. Nhưng ngoài đóng góp trực tiếp vào Ngân sách Nhà nước
một phần không nhỏ các loại hình doanh nghiệp tư nhân còn tích cực tham gia
và có đóng góp đáng kể vào xây dựng các công trình văn hoá, trường học,
đường giao thông nông thôn, các hoạt động xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp
nghĩa… Cụ thể những đóng góp của các loại hình doanh nghiệp tư nhân như
sau: từ khoảng 6,4% năm 2001 lên đến hơn 7% năm 2002 thu từ thuế công
thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch,
tăng 13% năm 2001.
* Tạo môi trường cạnh tranh
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
16
Cạnh tranh là đặc tính nội tại trong nền kinh tế thị trường, đồng thời nó
cũng là yếu tố chi phối, trực tiếp điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Cạnh tranh vừa là động lực, vừa là nhân tố quyết định sự tồn tại
và phát triển của các loại hình doanh nghiệp tư nhân, các loại hình doanh
nghiệp tư nhân luôn chiếm một vị trí quan trọng trong số các loại hình doanh
nghiệp, nó tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế khác, đòi hỏi
mỗi thành phần kinh tế muốn tồn tại phải liên tục đổi mới cả về công nghệ, lĩnh

vực kinh doanh, năng lực quản lý.
Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, thị trường rất đơn điệu và chỉ mang tính hình thức, yếu tố cạnh
tranh không phải là quan trọng do các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với
nhau để mua các yếu tố sản xuất và bán sản phẩm, mọi hoạt động đều do Nhà
nước chi phối. Quan hệ cung cầu, giá cả cũng mang tính mệnh lệnh chỉ huy, các
thị trường không được thừa nhận.
Từ khi thực hiện đổi mới, quan hệ hợp tác tiền tệ mới thực sự phát triển,
các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với nhau trên thị trường nên các loại thị
trường dần dần được thừa nhận và mở rộng cạnh tranh thương mại với các nước
trong khu vực và thế giới.
Sau quá trình phân tích về vai trò của các loại hình doanh nghiệp trong khu
vực kinh tế tư nhân, có thể thấy các loại hình doanh nghiệp này đóng góp lớn
trong sự phát triển kinh tế của đất nước:
- Tăng khả năng huy động vốn trong dân cư để phát triển kinh tế.
- Tạo công ăn việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu
dùng.
- Huy động được nhiều nguồn lực.
- Tạo điều kiện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý,
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
17
tạo ra sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như các
thành phần kinh tế.
- Tạo môi trường cạnh tranh và tăng nguồn thu thuế cho Nhà nước.
- Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
- Tạo động lực cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

- Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
1.2. Thực trạng phát triển các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân ở một số
quốc gia và bài học cho Việt Nam.
1.2.1. Phát triển các loại hính doanh nghiệp tư nhân ở một số quốc gia.
1.2.1.1. Trung quốc
Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới và 10 năm phát triển kinh tế tư
nhân, ngày nay các loại hình doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đã được đối xử
công bằng một cách thực sự như đối với các doanh nghiệp quốc doanh. Hiến
pháp Trung Quốc sửa đổi năm 1999 đã “chính thức thừa nhận tầm quan trọng
như nhau của khu vực tư nhân và khu vực nhà nước, thừa nhận đầy đủ vai trò
của khu vực tư nhân không hạn chế quy mô, bình đẳng với các thành phần kinh
tế khác”.
Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc bao gồm các đối tượng không thuộc
sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ các hộ cá thể doanh nghiệp với 8 nhân công
hay còn gọi là hộ công thương cá thể. Theo các nhà kinh tế Trung Quốc, sự phát
triển của các hộ cá thể đầu những năm 80 đã đặt nền móng cho sự phát triển
vững chắc của các doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Trung Quốc. Nếu như
năm 1988 Trung Quốc có khoảng 500 doanh nghiệp mang biệt danh là các
doanh nghiệp “mũ đỏ” thực chất đó là các doanh nghiệp tư nhân núp bóng tập
thể để lách những chính sách từ phía Chính phủ cũng như phân biệt về hệ tư tư-
ởng, song đến năm 1992, sau khi ông Đặng Tiểu Bình quyết định thực hiện lại
chính sách mở cửa từ bước đi này đã làm cho các doanh nghiệp tư nhân Trung
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
18
Quốc thực sự phát triển.
Theo số liệu thống kê của tổng cục hành chính thống kê Trung Quốc thì
đến tháng 9 năm 2001 Trung Quốc có tổng số 1.880.000 doanh nghiệp tư nhân,

với vốn đăng ký là 1.500 tỷ nhân dân tệ thu hút trên 20 triệu lao động và đóng
góp một tỷ trọng đáng kể trong tổng sản phẩm quốc nội nói chung và tổng giá
trị sản lượng công nghiệp nói riêng.
Tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp Trung Quốc trong tổng giá trị sản
lượng công nghiệp làm giảm liên tục qua các năm, doanh nghiệp tập thể lúc đầu
tăng nhưng sau đó giảm dần còn ở doanh nghiệp tư nhân thì tỷ trọng lại tăng và
tăng lên nhanh chóng cụ thể từ 9,8 % năm 1990 lên 29,4% năm 1998, nguyên
nhân là do trong những năm của thập kỷ 90 Chính phủ Trung Quốc đã có những
chính sách phát triển hợp lý cho khu vực kinh tế tư nhân. Những năm sau đó tỷ
trọng của doanh nghiệp tư nhân vẫn không ngừng tăng lên, đến năm 2001 con
số đó đã đạt 40,1% cao vượt hơn hẳn so với doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp tập thể, điều này đã chứng tỏ tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân
trong nền kinh tế Trung Quốc.
Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc thừa nhận kinh tế tư nhân là động lực
tăng trưởng kinh tế mà lực lượng chính là các doanh nghiệp tư nhân. Đạt được
những thành tựu như vậy là do Chính phủ Trung Quốc đã có những thay đổi
trong tư duy, nhận thức trong hoạch định các chính sách.
Mới đây Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số định hướng,
chính sách cụ thể nh sau:
- Đề cao hơn nữa vai trò của doanh nghiệp tư nhân: đây được xem là
định hướng quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế tư nhân nói chung và
thúc đẩy sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Đảng và Chính
phủ Trung Quốc xác định: trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội mang
màu sắc Trung Quốc, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế trọng yếu của nền
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam
19
kinh tế quốc dân. Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân cũng phải đảm bảo

trách nhiệm mang tính lịch sử là hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ của các doanh
nghiệp tư nhân chính là những công nhân, nông dân và thành phần tri thức được
phân hoá trong quá trình phát triển theo hướng kinh tế thị trường, do đó họ cũng
là lực lượng tích cực trong quá trình xây dựng đất nước và góp phần ổn định xã
hội, hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp tư nhân sẽ góp phần quan trọng trong
xây dựng nền kinh tế thị trường thúc đẩy lực lượng sản xuất.
- Tăng cường hướng nghiệp khu vực kinh tế tư nhân:
+ Tăng cường các doanh nghiệp tư nhân phát triển trong những ngành
nghề lĩnh vực, có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Cần đưa kinh tế tư nhân vào quy
hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Căn cứ vào chính sách kinh
tế và chính sách ngành nghề của Nhà nước để hướng các doanh nghiệp tư nhân
đầu tư đúng hướng, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân thông qua các
chính sách như: cho thuê, bao thầu, liên doanh, liên kết, mua lại… để tham gia
vào quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời hướng các doanh
nghiệp tư nhân đầu tư vào các ngành nghề thích ứng với chiến lược điều chỉnh
kinh tế của Nhà nước. Đặc biệt khuyến khích họ đầu tư vào những lĩnh vực mà
kinh tế nhà nước sẽ rút ra trong thời gian tới. Khuyến khích các doanh nghiệp t-
ư nhân đầu tư vào miền Tây, vào nông nghiệp, nông thôn và xây dựng các thị
trấn nhỏ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia tích cực vào
cạnh tranh quốc tế và đầu tư ra nước ngoài.
+ Tăng cường bồi dưỡng về tư tưởng và chính trị cho các chủ doanh
nghiệp tư nhân cũng như những người làm trong các doanh nghiệp tư nhân để
họ trở thành lực lượng tích cực trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc,
tăng cường các công tác xây dựng đảng trong các doanh nghiệp tư nhân
+ Tăng cường bồi dưỡng cho những người làm trong khu vực kinh tế t-
Lê Thị Vân Liêm Luận văn thạc sỹ

Ph¸t triÓn c¸c lo¹i h×nh doanh nghiÖp khu vùc kinh tÕ t nh©n ë ViÖt
Nam

20
ư nhân về trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý thông
qua phát triển kỹ thuật.

+ Phát triển kinh tế tư nhân gắn liền với tiến trình đô thị hoá, coi phát
triển kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy tiến trình đô thị hoá và ngược lại
nhằm tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp tư nhân, giải quyết lao động dôi
dư trong doanh nghiệp.
- Tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng
+ Thực hiện nguyên tắc đối xử công bằng với tất cả các thành phần kinh
tế, để tiến tới thống nhất chế độ chính sách hiện hành xoá bỏ những quy định
không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, cũng như những quy
định tạo ra những đối xử không phù hợp với khu vực kinh tế tư nhân.
+ Nhanh chóng giải quyết vấn đề thâm nhập thị trường của các doanh
nghiệp.
+ Kiện toàn hơn nữa về mặt pháp luật đối xử với quyền tài sản hợp pháp
của doanh nghiệp tư nhân.
+ Từng bước giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp tư nhân, kiên
quyết xoá bỏ các loại phí do các điạ phuơng, ban ngành tự ý đặt ra
- Hoàn thiện chức năng của Chính phủ:
+ Nhanh chóng giải quyết vấn đề nổi cộm và huy động vốn của các
doanh nghiệp tư nhân thông qua việc mở rộng hơn nữa các kênh huy động vốn,
cho phép các tổ chức tiền tệ được phân bổ vốn theo nguyên tắc lợi ích, nới lỏng
điều kiện bảo lãnh, thế chấp, từng bước nâng cao tỷ lệ tín dụng cho các doanh
nghiệp tư nhân, thực hiện tự do hoá lãi suất.
+ Giải quyết những khó khăn trong việc sử dụng đất cho phát triển của
các doanh nghiệp tư nhân. Xây dựng quy hoạch thành thị và nông thôn trong đó
tính đến nhà xưởng kinh doanh cần thiết của khu vực kinh tế tư nhân nói chung

×