Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng Kinh tế tư nhân ở Việt Nam & các giải pháp phát triển kinh tế tư nhân.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.27 KB, 12 trang )

Đề bài : Thực trạng Kinh tế tư nhân ở Việt Nam & các giải pháp
phát triển kinh tế tư nhân.
--------------------------
_ Thực trạng Kinh tế tư nhân ở Việt Nam :
__ Những năm gần đây,nền kinh tế của Vn đã ngày càng phát triển ,và việc
Vn được gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (gọi tắt là WTO) đã tạo ra những
thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp VN. Đóng góp vào sự phát triển của
nền kinh tế Vn không thể không nhắc đến các doanh nghiệp tư nhân Vn.
Thực tế đã khẳng định rằng, khu vực KTTN đóng vai trò rất quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, chẳng hạn nước Mỹ - một nền kinh tế
mạnh nhất thế giới đã thừa nhận sự phát triển của khu vực KTTN là một trong
những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và hiện đang có 25
triệu doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN hoạt động trong nền kinh tế Mỹ.
Đối với nền kinh tế nước ta, khu vực KTTN đã và đang đóng vai trò quan
trọng trong quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế và được thể hiện ở các
mặt sau:
Một là, khu vực KTTN đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm
cho người lao động.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khu vực KTTN thường tạo ra
từ 70-90% việc làm cho toàn xã hội, còn ở Việt Nam khu vực KTTN đã tạo ra việc
làm cho khoảng 6 triệu lao động trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chỉ tạo ra
việc làm cho khoảng 3 triệu lao động thôi. Điều này cho ta thấy ưu thế của khu vực
KTTN về khả năng tạo ra việc làm cho xã hội bởi số lượng các đơn vị kinh doanh
thuộc khu vực KTTN rất lớn so với các khu vực kinh tế khác và vốn đầu tư để tạo
ra một chỗ làm việc mới rất thấp chỉ khoảng 6 triệu đồng đối với các cơ sở cá thể,
khoảng 70 triệu-100 triệu đồng đối với các C«ng ty, doanh nghiệp nhà nước cần
1
đầu tư từ 210 triệu-280 triệu, còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần
đến 580 triệu-600 triệu đồng.
Hai là, khu vực KTTN đóng góp quan trọng cho GDP và tăng trưởng kinh tế.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, khu vực KTTN đóng vai trò quan trọng trong


cơ cấu GDP và thường tương đương với khu vực kinh tế nhà nước là khoảng 40%
qua các năm (tham khảo số liệu ở biểu số 1). Bởi vậy, khu vực KTTN có đóng góp
ngày càng quan trọng cho thu ngân sách nhà nước, năm 2001 đạt khoảng 6.400 tỷ
đồng, tăng 7,6% so với năm 2000.
Ba là, khu vực KTTN góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân
đối và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.
Do các doanh nghiệp nhà nước thường được ưu tiên xây dựng thành các cụm
công nghiệp ở đô thị nên sự phát triển các doanh nghiệp của khu vực KTTN sẽ tạo
ra sự cân đối hơn cho các tỉnh miền núi, trung du, vùng sâu, vùng xa.
Bốn là, khu vực KTTN góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn nhàn rỗi
của xã hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực ở địa phương.
Việc thành lập các doanh nghiệp của khu vực KTTN không đòi hỏi quá nhiều
vốn, do đó sẽ tạo cơ hội đông đảo mọi tầng lớp dân cư tham gia đầu tư và được coi
là phương án có hiệu quả trong việc huy động vốn, sử dụng tối đa tiềm năng về đất
đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các địa phương.
Năm là, khu vực KTTN góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới ngày
càng mạnh thì các sản phẩm truyền thống của khu vực KTTN đã trở thành một
nguồn xuất khẩu quan trọng để tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Sáu là, khu vực KTTN tạo ra động lực cạnh tranh để phát triển nền kinh tế.

2
Biểu 1: Cơ cấu GDP của Việt Nam theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: %

Khu vực 1995 1997 1999 2001 2002
1.Kinh tế nhà nước 42 49,4 58,7 58,1 52,3
3.Kinh tế tư nhân 27,6 22,6 24 23,6 28,9
3.Kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài

30,4 28 17,3 18,3 18,8
Bảy là, khu vực KTTN là nơi đào tạo, rèn luyện các chủ doanh nghiệp để trở
thành các chủ doanh nghiệp lớn trong tương lai đặc biệt là sự tôi luyện của cơ chế
thị trường.
__Thực trạng vốn đầu tư của khu vực KTTN Việt Nam thời gian qua.
Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực KTTN trong việc phát triển
nền kinh tế, những năm qua vốn đầu tư cho khu vực KTTN ở nước ta đã có xu
hướng tăng lên mặc dù còn chưa nhanh và chưa ổn định (tham khảo số liệu trên
biểu số 2).
Số liệu trên biểu cho thấy năm 2002 vốn đầu tư của khu vực KTTN đã tăng
thêm 2,3% so với năm 1995 còn các năm khác lại giảm, tuy nhiên nếu xem xét số
tuyệt đối thì vốn đầu tư cho khu vực KTTN ở nước ta vẫn tăng lên qua các năm. Cụ
thể nếu năm 1995 là gốc thì:
Năm 1997 tăng 2.700 tỷ đồng.
Năm 1999 tăng 3.742 tỷ đồng.
Năm 2001 tăng 3.906,3 tỷ đồng.
Năm 2002 tăng 13.500 tỷ đồng.
Song, một thực tế đáng phải lưu ý là số liệu trên biểu số 1 cho thấy mức đóng
góp cho GDP của khu vực KTTN tương đương với mức đóng góp của khu vực
kinh tế nhà nước nhưng số liệu trên biểu 2 lại cho thấy vốn đầu tư cho khu vực
3
KTTN chỉ bằng 50% so với khu vực kinh tế nhà nước. Điều này cho thấy rằng vốn
đầu tư cho khu vực KTTN nước ta còn chưa tương xứng với sự đóng góp cho GDP,
nói cách khác là vốn đầu tư cho khu vực KTTN nước ta còn thiếu, nhưng cần phải
đánh giá một cách khách quan, khoa học để có những biện pháp giải quyết có hiệu
quả
Trong những năm gần đây các doanh nghiệp tư nhân ở Vn đã có nhưng bước
phát triển chóng mặt,hàng loạt các công ty tư nhân ,các công ty trách nhiệm hữu
hạn ,các công ty cổ phần được thành lập. Điều này có được là do các chính sách
hợp lý của Đảng và nhà nước.

_Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định các chính
sách kinh tế của Việt Nam sẽ hướng vào kinh tế tư nhân, nhằm đảm bảo tốc độ tăng
trưởng bền vững của đất nước. Đầu tư toàn xã hội năm qua đạt 39% GDP, trước đó
mục tiêu đề ra là 30-32% GDP. Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 326.000 tỷ đồng,
trong đó đầu tư nước ngoài chiếm 17%, đầu tư tư nhân trong nước chiếm 32%.
49% thuộc về khu vực ngoài quốc doanh là một tỷ lệ ấn tượng.Yếu tố quan trọng,
không khó để nhận ra chính là do môi trường đầu tư. 2005 chính là thời điểm mà
các chính sách quan trọng phát huy cao nhất. Luật Doanh nghiệp với nhiều ưu điểm
đã thúc đẩy tích cực đầu tư trong nước. Luật Đầu tư được hoàn thiện hơn, thể hiện
ở các văn bản hướng dẫn mới ban hành. Ngoài ra, Nhà nước có thực hiện một số
giải pháp tạo chuyển biến quan trọng trong chính sách đất đai, cảng biển, hải quan,
và nhất là thủ tục hành chính.
Nếu nhìn vào mức độ và nhịp độ phát triển, cũng như mức đóng góp tăng lên,
có thể thấy, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là vượt trội nhất. Khu vực
này đã vượt lên xuất phát điểm rất thấp trước đó để đạt được ngưỡng cao trong
đóng góp chung vào GDP, xuất khẩu, đầu tư, phát triển công nghiệp, tạo việc làm...
Tuy cũng chưa coi đó là đột phá, nhưng tất cả những việc trọng yếu nhất trong giai
4
đoạn vừa qua mà nước ta đạt được đều có sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân.
Tin chắc, nếu không có sự đóng góp của khu vực này, nhất là sau khi thực hiện
Luật Doanh nghiệp (DN) năm 1999, thì kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2001-2005 không có được những mức tăng trưởng cao như đã thấy.
Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của khu vực Kinh tế tư nhân. Trong những
năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV), đã được nhìn nhận như động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của
Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) hiện đang xây dựng kế hoạch phát
triển DNNVV giai đoạn 2006-2010.
Kế hoạch này sẽ là một bộ phận cấu thành của kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã
hội 5 năm 2006-2010 của Chính phủ Việt Nam. Trên cơ sở bản kế hoạch này, Cục
Phát triển DNNVV của Bộ KH-ĐT sẽ xây dựng một kế hoạch hành động về phát

triển DNNVV bao gồm các chương trình, biện pháp trợ giúp khối doanh nghiệp
này. Với bối cảnh trên, bản tin này bàn về tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân
hiện nay, đưa ra một số đề xuất về chính sách nâng cao chất lượng phát triến kinh
tế khu vực này.
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp đã trở nên khá dễ dàng, giúp tăng nhanh
số lượng doanh nghiệp thành lập mới.
Luật doanh nghiệp năm 1999 đánh dấu một mốc quan trọng trong những nỗ
lực của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho khối kinh tế tư nhân phát triển. Với tinh
thần chủ đạo là “doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không
cấm”, chuyển từ “cấp phép kinh doanh” sang “đăng ký kinh doanh”. Luật doanh
nghiệp năm 1999 đã giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí đăng ký thành lập
doanh nghiệp. Nhờ đó, mỗi năm có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp được chính
5

×