Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 117 trang )


“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Mục lục i
MỤC LỤC

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT iii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ iv
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 5
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ: 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 5
1.1. Khái luận về phát triển công nghiệp dầu khí 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2. Đặc trưng chung của ngành công nghiệp Dầu khí 7
1.1.3. Vai trò của công nghiệp dầu khí 10
1.1.4. Điều kiện và nội dung phát triển ngành công nghiệp dầu khí 12
1.2. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về phát triển Ngành công nghiệp
Dầu khí 19
1.2.1. Malaysia 19
1.2.2. Trung Quốc 23
1.2.3. Nhật Bản 28
Chƣơng 2: 33
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM 33
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp Dầu khí của Việt
Nam 33
2.1.1. Các nhân tố trong nước 33
 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý 33
 Điều kiện tăng trưởng kinh tế, dân số 34
 Chính sách của nhà nước 35
 Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài 36
2.1.2. Các nhân tố ngoài nước 38


 Tác động của buôn bán dầu khí khu vực và thế giới tới Việt Nam 38
 Tác động của các yếu tố chính trị khu vực và thế giới 39
 Chính sách năng lượng của các nước trong khu vực và thế giới: 40
 Chính sách dầu khí của các nước OPEC 40
2.2. Lịch sử hình thành ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam 42
2.3. Hiện trạng phát triển các hoạt động trong ngành dầu khí 45

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Mục lục ii
2.3.1. Hiện trạng phát triển các hoạt động dầu khí trong nước 45
a/ Nguồn tài nguyên dầu khí của Việt Nam 45
b/ Công tác tìm kiếm – thăm dò – khai thác dầu khí trong nước 49
c/ Cơ sở hạ tầng trong ngành dầu khí 53
d/ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ dầu khí 57
e/ Cung cầu dầu khí của Việt Nam 58
2.3.2. Công tác đầu tư phát triển các hoạt động dầu khí ra nước ngoài 61
2.4. Đánh giá chung 65
2.4.1. Đánh giá tổng hợp hiện trạng 65
 Thành công 65
 Tồn tại 66
 Những bài học kinh nghiệm 67
2.4.2. Phân tích, đánh giá thế mạnh/điểm yếu cũng như cơ hội/ thách thức
trong việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí VN trong thời gian tới 68
Chƣơng 3: 82
CÁC QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU
KHÍ VIỆT NAM 82
3.1. Bối cảnh chung 82
 Khuynh hướng phát triển thị trường dầu khí thế giới trong thời gian tới
82
 Trữ lượng dầu khí Việt Nam trong khung cảnh dầu khí khu vực và thế

giới 83
 Tổng hợp dự báo nhu cầu dầu khí toàn quốc 87
 Năng lực cạnh tranh của PVN 89
3.2. Các quan điểm phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí VN 92
3.3. Đề xuất các giải pháp phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí VN 99
3.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển ngành 99
3.3.2. Tạo lập môi trường 101
 Hành lang pháp lý 101
 Mở cửa hội nhập sâu rộng 105
3.3.3. Các chính sách điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước 106
 Xây dựng kết cấu hạ tầng 106
 Phát triển nguồn nhân lực 108
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Một số từ viết tắt iii
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT

1
AFTA
Khu vực thương mại tự do Asean
2
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia vùng Đông Nam Á
3
BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
4
BP

Công ty dầu khí Anh quốc
5
CNG
Khí nén
6
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
7
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
8
HTT
Hộ tiêu thụ
9
JOC
Hợp đồng liên doanh điều hành chung
10
KTXH
Kinh tế - Xã hội
11
LPG
Khí hóa lỏng
12
NM
Nhà máy
13
NMLD
Nhà máy lọc dầu
14
NMLHD

Nhà máy lọc hóa dầu
15
NSNN
Ngân sách Nhà nước
16
OPEC
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
17
P1
Trữ lượng xác nhận
18
P2
Trữ lượng có thể
19
2P
Tổng trữ lượng cấp P1+P2
20
PETRONAS
Công ty dầu khí quốc gia Malaysia
21
PSC
Hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí
22
PVN,
PetroVietnam
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
23
TKTD
Tìm kiếm, thăm dò dầu khí
24

TK-TD-KT
Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí
25
TCF
Nghìn tỷ bộ khối (tương đương 28.3 tỷ m
3
)
26
TOE
Tấn dầu quy đổi
27
VN
Việt Nam
28
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
29
XNLD
Xí nghiệp liên doanh

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Danh sách bảng biểu và hình vẽ iv
DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Bảng 1: Trữ lượng dầu thô xác minh và sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam
so với khu vực và thế giới 48
Bảng 2: .Sản lượng khai thác Dầu khí qua các năm 51
Bảng 3: Chương trình gia tăng trữ lượng của PVN tới 2025 53
Bảng 4: Danh sách các Hộ tiêu thụ khí đến năm 2008 55
Bảng 5: Các hệ thống đường ống dẫn khí hiện có 56

Bảng 6: Các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại nước ngoài của PVN đến năm
2007 62
Bảng 7: Ma trận SWOT của PVN 80
Bảng 8: Tổng hợp dự báo nhu cầu dầu khí toàn quốc 87
Bảng 9: Tổng hợp nguồn vốn huy động đầu tư của PVN 89

Hình 1 : Các bể trầm tích tại Malaysia 20
46
31/12/2006) 47
ạt độ 52
Hình 5: Các hệ thống các đường ống vận chuyển khí tại VN 57
Hình 6: Sản lượng và doanh thu từ dầu thô trong nước 59
Hình 7: Cơ cấu sử dụng khí theo hộ tiêu thụ giai đoạn 1995-2007 60
Hình 8: Cung cầu khí cả nước giai đoạn 1997 -2007 60
Hình 9: Các dự án đầu tư ra nước ngoài hiện có 63
Hình 10: Doanh thu và nộp NSNN của ngành dầu khí đến năm 2006 64
Hình 11: Phân bố trữ lượng dầu các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 85
Hình 12: Phân bố trữ lượng khí các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 87
Hình 13: Dự báo cân đối cung cầu dầu thô cho các NMLD tại VN 88
Hình 14: Dự báo cung cầu sản phẩm xăng dầu của Việt Nam tới 2025 88


“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Mở đầu 1
MỞ ĐẦU

Công nghiệp dầu khí là một Ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII, IX, X đã xác định rõ tầm quan trọng và khẳng định vị trí của của ngành
kinh tế mũi nhọn Dầu khí trong nền kinh tế quốc dân.

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Ngành Dầu khí Việt Nam đã có
những bước tiến vượt bậc, nhất là từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
được ban hành, đã thu hút được hàng chục công ty dầu khí thế giới đầu tư vào
thăm dò dầu khí với số vốn lên đến trên 7 tỷ USD, phát hiện nhiều mỏ dầu khí
mới, sản lượng khai thác dầu khí tăng nhanh, đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế cuối thập niên
80 của thế kỷ 20 và đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu dầu trên
thế giới.
Trữ lượng và tiềm năng dầu khí các bể trầm tích của Việt Nam dự báo là rất
đáng kể (khoảng 4600 triệu tấn quy dầu, khí chiếm khoảng 50%, phân bố chủ
yếu ở thềm lục địa). Trữ lượng dầu khí đã phát hiện vào khoảng trên 1200
triệu tấn quy dầu, trong đó đã phát triển và đưa vào khai thác 11 mỏ dầu, khí.
Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện ở các diện tích còn lại khá lớn. Đó là tài
sản có giá trị và là cơ sở xây dựng định hướng phát triển ngành dầu khí trong
thời gian tới.
Với những nỗ lực phấn đấu, phát triển mạnh mẽ, ngành dầu khí đã và đang
từng bước trở thành một ngành kinh tế hoàn chỉnh, có nhiều đóng góp lớn cho
ngân sách nhà nước và góp phần vào sự ổn định, phát triển của nền kinh tế đất
nước. Chỉ tính riêng trong năm 2007 vừa qua, Ngành Dầu khí đã đạt doanh
thu trên 180 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2006 và chiếm gần 18%

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Mở đầu 2
GDP của cả nước; nộp ngân sách Nhà nước trên 80 nghìn tỷ đồng, tăng
26,7% và chiếm 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên phát triển của Ngành Dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, mức độ
rủi ro cao, trình độ khoa học công nghệ hiện đại, tính quốc tế hóa rộng rãi,…
trong khi nền công nghiệp dầu khí nước ta còn non trẻ, kinh nghiệm tổ chức
và quản lý chưa nhiều. Đây chính là một thách thức lớn đối với ngành dầu khí
Việt Nam. Do vậy việc nghiên cứu để tìm hướng phát triển ngành công

nghiệp dầu khí sao cho có đủ sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập khu vực
và quốc tế trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, mở rộng các quan hệ
kinh tế đối ngoại là một việc hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đặc
biệt từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới (WTO).
Trên cơ cở nghiên cứu các tài liệu liên quan đến lĩnh vực dầu khí, tổng kết
được những thành tựu cũng như hạn chế của Ngành Dầu khí trong thời gian
qua, nhận định các nhân tố đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngành
Dầu khí và tham khảo kinh nghiệm trong việc phát triển công nghiệp ở một số
nước trên thế giới, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển ngành
công nghiệp dầu khí Việt Nam” với mục tiêu chính là tìm hướng phát triển
mới cho ngành dầu khí trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời đề
xuất các giải pháp phát triển Ngành công nghiệp dầu khí phù hợp với điều
kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Ngành Dầu
khí.
- Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực trong việc phát triển công
nghiệp dầu khí.

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Mở đầu 3
- Phân tích thực trạng và chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế trong
quá trình phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp phát triển Ngành công nghiệp dầu khí phù hợp
với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác; chế biến dầu khí của các doanh
nghiệp trong nước thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) dưới
góc độ kinh tế chính trị.

Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển các hoạt động trong ngành dầu
khí từ năm 2000 đến nay và đề xuất giải pháp các giải pháp phát triển
ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2025.
Phạm vi không gian: Cả trong và ngoài nước.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Những phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh và dự báo
- Nghiên cứu tài liệu trên cơ sở nguồn tài liệu thứ cấp là sách, báo, tạp
chí và websites chuyên ngành dầu khí ở trong và ngoài nước, đặc biệt
là các nguồn tài liệu của Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch, Vụ Năng
lượng, Vụ Xuất nhập khẩu), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
(Ban Kế hoạch đầu tư, Ban Thăm dò khai thác, Ban Phát triển thị
trường, Ban Khí Điện, Ban Chế biến dầu khí) về các chính sách,
Quyết định, đề án nghiên cứu khoa học…


“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Mở đầu 4
Dự kiến những đóng góp mới của luận văn:
- Từ việc nghiên cứu tình hình phát triển công nghiệp dầu khí của một số
nước, rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam; chỉ
ra được những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển ngành
công nghiệp dầu khí Việt Nam.
- Đưa ra các phương hướng, chính sách và đề xuất các giải pháp phát
triển Ngành dầu khí phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam hiện
nay.
Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
- Chương 1: Phát triển Công nghiệp Dầu khí: cơ sở lý luận và kinh
nghiệm quốc tế
- Chương 2: Thực trạng phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam
- Chương 3: Các quan điểm và các giải pháp chủ yếu phát triển Ngành
công nghiệp Dầu khí Việt Nam



“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 5
Chƣơng 1
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

1.1. Khái luận về phát triển công nghiệp dầu khí
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Hoạt động sản xuất kinh doanh dầu khí là một trong những hoạt động của nền
kinh tế thị trường. Trong lĩnh vực này, hầu hết các quốc gia có hoạt động dầu
khí đều có Luật Dầu khí riêng và trong mỗi luật đó đều đề cập đến khái niệm
“dầu khí” và khái niệm “hoạt động dầu khí”. Đây chính là những khái niệm
rất cần thiết.
Theo Luật Dầu mỏ của Thái Lan (1971, Điều 4) thì “Dầu khí có nghĩa là dầu
thô, khí thiên nhiên, khí lỏng thiên nhiên, các sản phẩm phụ, các chất cấu
thành hydrocarbon nguyên khai bất kể ở thể rắn, nửa rắn, lỏng hay khí”. Còn
“Hoạt động dầu khí nghĩa là việc thăm dò, khai thác, tồn trữ, vận tải, bán và
cung cấp dầu khí”.
Đối với quốc gia Malaysia, khái niệm dầu khí có nghĩa là dầu mỏ hoặc
hydrocarbon tương ứng và khí thiên nhiên, tồn tại trong điều kiện tự nhiên.

Khái niệm hoạt động dầu khí có nghĩa là việc tìm kiếm để nhận hoặc thu được
dầu lửa ở trong nước, nhưng không bao gồm vận chuyển ở nước ngoài, quá
trình lọc hoặc hóa lỏng dầu, buôn bán các sản phẩm đã lọc hoặc hóa lỏng
hoặc các hoạt động dịch vụ.
Theo Luật Dầu khí Việt Nam (1993) “Dầu khí” là dầu thô, khí thiên nhiên và
hydrocarbon ở thể khí, lỏng hoặc rắn trong trạng thái tự nhiên nhưng không
kể than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được
dầu. “Hoạt động dầu khí” là hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 6
khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động
này. Có nhiều cách chia hoạt động dầu khí ra thành các lĩnh vực khác nhau. Ở
đây, hoạt động dầu khí được chia thành ba lĩnh vực hoạt động chính:



1- Hoạt động tìm kiếm - thăm dò - khai thác (còn gọi là lĩnh vực
thượng nguồn, hoặc khâu đầu, hoặc Upstream) được tính từ khi bắt đầu các
hoạt động khảo sát địa vật lý, xử lý tài liệu địa chấn, khoan thăm dò v.v cho
tới khi đưa dầu hoặc khí lên tới miệng giếng.
2- Hoạt động vận chuyển - Tàng trữ dầu khí (còn gọi là lĩnh vực trung
nguồn, hoặc khâu giữa, hoặc Midstream) là khâu nối liền khai thác với chế
biến và tiêu thụ. Quá trình phát triển của nó gắn liền với quá trình khai thác
dầu khí, bao gồm các kho chứa, các hệ thống vận chuyển bằng đường ống và
tàu dầu.
3- Các hoạt động thuộc lĩnh vực chế biến dầu khí, kinh doanh phân
phối sản phẩm v.v (còn gọi là lĩnh vực hạ nguồn, hoặc khâu sau, hoặc
Downstream): bao gồm các hoạt động lọc, hoá dầu, chế biến dầu và khí. Nó
được tính từ khi nhận dầu (hay khí) từ nơi xuất của khu khai thác đến quá

trình lọc, chế biến, hoá dầu và kinh doanh phân phối các sản phẩm dầu, khí đó.
Trên thế giới, mỗi công đoạn có sức hấp dẫn riêng của nó và có quan
hệ phụ thuộc hoặc quyết định chi phối lần nhau.
Tìm kiếm - thăm
dò - thai thác
Chế biến dầu khí,
kinh doanh phân
phối sản phẩm
Vận chuyển -
Tàng trữ

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 7
1.1.2. Đặc trưng chung của ngành công nghiệp Dầu khí
Qua quá trình hoạt động và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí, đứng
trên góc độ của nhà đầu tư, có thể rút ra các đặc trưng chính của ngành công
nghiệp dầu khí như sau:
Chịu nhiều rủi ro
Hoạt động dầu khí liên quan tới tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất
nên không thể khẳng định một cách chắc chắn kết quả của quá trình đầu tư.
Đôi khi có thể đầu tư lớn nhưng không thu được hoặc thu không đủ vốn đầu
tư. Những rủi ro đó không chỉ tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên (địa chất) mà
cả điều kiện về kinh tế, chính trị. Rủi ro lớn nhất trong hoạt động dầu khí là
rủi ro trong tìm kiếm - thăm dò vì có thể làm mất toàn bộ vốn đầu tư. Trong
đó, rủi ro về trữ lượng và khả năng khai thác là lớn nhất. Các hoạt động trong
các khâu khác (lọc, hoá dầu, xử lý, vận chuyển, phân phối, kinh doanh sản
phẩm dầu khí v.v ) ít chịu rủi ro hơn trong chính bản thân của khâu đó (chỉ
làm giảm lợi nhuận của quá trình đầu tư đó), nhưng lại gián tiếp chịu rủi ro do
khâu tìm kiếm - thăm dò mang lại. Chẳng hạn trong lĩnh vực lọc, hoá dầu và
chế biến kinh doanh chịu rủi ro về sản lượng và chủng loại dầu thô cung cấp,

rủi ro về giá dầu thô v.v Ngoài ra, rủi ro về thị trường là rủi ro lớn nhất
trong lĩnh vực này.
Ứng dụng công nghệ cao và cần lượng vốn đầu tư lớn
Dầu khí là ngành công nghiệp phát triển trên thế giới. Trong suốt quá trình
phát triển đó, do điều kiện khai thác dầu khí tại những vùng nước sâu, xa bờ,
điều kiện địa chất thủy văn phức tạp nên đòi hỏi lĩnh vực này phải ứng dụng
hầu như tất cả những công nghệ tiên tiến nhất đã được phát minh trên thế giới
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong hoạt động dầu khí, nếu không ứng
dụng công nghệ tiên tiến thì không thể thu được kết quả. Để ứng dụng được

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 8
những công nghệ cao thì cần phải có một lượng vốn đầu tư khá lớn. Do vậy,
mọi nhà đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đều phải tính đến khả năng sử dụng
lượng vốn lớn và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện có.
Mang tính quốc tế
Do chịu nhiều rủi ro và sử dụng vốn đầu tư lớn cho nên hợp tác quốc tế trở
thành một đặc thù mang tính phổ biến của ngành Dầu khí. Rất khó có thể tìm
thấy một công ty hay quốc gia nào có hoạt động dầu khí lại không có hợp tác
quốc tế.
Hợp tác quốc tế nhằm mục đích san sẻ rủi ro và tạo ra một lượng vốn đầu tư
đủ lớn cho hoạt động của mình. Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của mỗi nước hay
mỗi công ty chú ý nhiều hơn tới từng mục tiêu cụ thể. Với các nước có tiềm
lực lớn về vốn và mạnh về công nghệ thì hợp tác quốc tế chủ yếu nhằm mục
đích san sẻ rủi ro. Với Việt Nam, do hoạt động dầu khí còn non trẻ nên hợp
tác quốc tế vừa để san sẻ rủi ro, vừa để huy động vốn, công nghệ và học tập
kinh nghiệm của nước ngoài.
Lĩnh vực đầu tư có khả năng đem lại siêu lợi nhuận
Khi các phát hiện dầu, khí có tính thương mại và đưa vào phát triển, khai thác
thì sẽ thu được một khoản lợi nhuận lớn. Thông thường, nếu có phát hiện

thương mại, chi phí cho một thùng dầu chỉ bằng khoảng 1/3 giá bán. Chẳng
hạn, khu vực Trung Đông là khu vực có tiềm năng dầu khí lớn, chi phí sản
xuất chỉ khoảng 1USD/thùng; trong khi đó giá bán có lúc đạt trên 30
USD/thùng. Có thể nói, nhờ đặc trưng rất hấp dẫn này mà các nhà đầu tư đã
chấp nhận rủi ro để bỏ vốn đầu tư vào hoạt động dầu khí. Trong các lĩnh vực
trên, hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn có sức hấp dẫn cao nhất (mặc dù
có rủi ro lớn) vì thu được nhiều lợi nhuận nhất. Trong lĩnh vực hạ nguồn, đầu
tư vào hoạt động kinh doanh, bán lẻ có thể thu được lợi nhuận lớn, còn đầu tư

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 9
vào lọc dầu ít có sức hấp dẫn vì lợi nhuận không cao (đôi khi còn bị lỗ). Tuy
nhiên, người ta vẫn đầu tư vào khâu này vì nhiều mục đích khác nhau, trong
đó, quan trọng nhất là vì chiến lược an toàn năng lượng và làm tiền đề cho các
ngành công nghiệp khác phát triển (công nghiệp hoá chất, phân bón v.v ).
Công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao:
Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí có tính lan tỏa cao và ảnh hưởng
đến thị trường cũng như sự phát triển của các ngành khác. Sự gắn liền và
nhạy cảm với thị trường được xem xét trên hai góc độ:
+ Thị trường cho các sản phẩm thượng nguồn (dầu thô) là thị trường thế giới,
việc mua bán, giá cả theo thị trường thế giới. Sự biến động giá cả theo sự
biến động chung trên thị trường thế giới. Trên thực tế, không bao giờ xẩy
ra giá bán dầu thô thấp hơn chi phí sản xuất.
+ Nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) của lĩnh vực
hạ nguồn rất nhạy cảm về thị trường. Nguyên liệu cho các hoạt động lọc
dầu chủ yếu là dầu thô. Trong khi đó, thực tế cho thấy thường xuyên có sự
không ổn định về giá dầu thô. Điều đó làm ảnh hưởng nhiều đối với hoạt
động lọc dầu ở Việt Nam. Đối với hoạt động hoá dầu nguyên liệu chủ yếu
từ các khu vực Mỹ và Châu Âu. Trong bối cảnh hiện nay có nhiều diễn
biến phức tạp, tính không ổn định này cũng tạo ra những ảnh hưởng lớn

đối với hoạt động trên lĩnh vực hóa dầu ở Việt Nam. Đối với việc tiêu thụ
sản phẩm sản xuất được cũng có nhiều thay đổi có thể làm ảnh hưởng tới
những định hướng chiến lược phát triển lĩnh vực này.
Do vậy, khi quyết định đầu tư cho một dự án dầu khí nói chung cần phải tính
đến tính nhạy cảm của thị trường và hiệu quả kinh tế của dự án. Vì tính chất
nhạy cảm và không ổn định đó, khi đầu tư, người đầu tư không chỉ tính tới

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 10
những lợi ích về kinh tế của dự án mà cần tính đến những lợi thế khác, đặc
biệt là chính sách an toàn năng lượng quốc gia.
1.1.3. Vai trò của công nghiệp dầu khí
Dầu khí là nguồn năng lượng quan trọng trong quá khứ, hiện tại và tương lai
của thế giới. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nguồn năng lượng
dầu khí đã được phát hiện và được con người khai thác, sử dụng với quy mô
và sản lượng ngày càng lớn. Đặc biệt từ những năm 50 của thế kỷ XX cho
đến nay, dầu khí đã trở thành nguồn năng lượng chủ yếu được sử dụng rộng
khắp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo thống kê của BP, trong cơ
cấu tiêu thụ năng lượng hiện tại, dầu khí chiếm 61,5%, than là 26,5%, năng
lượng hạt nhân là 6% và thủy điện là 6%. Dự báo trữ lượng dầu khí thế giới
còn khoảng 162 tỷ tấn dầu (có khả năng khai thác thêm 30 năm) và 180 nghìn
tỷ m
3
khí (có thể khai thác thêm 70 năm) do đó dầu khí trong tương lai vẫn là
nguồn năng lượng, nguyên liệu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong các nguồn
năng lượng của thế giới.
Đối với những quốc gia có tiềm năng dầu khí, việc tìm kiếm thăm dò, khai
thác, kinh doanh dầu khí trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền
kinh tế quốc dân và mang lại lợi nhuận cao. Xuất phát từ nguồn thu nhập và
lợi nhuận cao nên việc tích tụ tư bản từ dầu khí thường nhanh chóng và lớn.

Vì vậy, dầu khí có ưu thế trong việc đóng góp vào ngân sách quốc gia và hỗ
trợ cho các ngành khác phát triển. Ngoài ra, dầu khí còn là nguồn cung cấp
năng lượng cho hoạt động an ninh, quốc phòng, một yếu tố không thể thiết
trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia.
Thị trường dầu khí có quy mô lớn, cạnh tranh quyết liệt và ảnh hưởng đến lợi
ích của hầu hết các quốc gia, đáng chú ý là mâu thuẫn trong quan hệ sở hữu
và sử dụng dầu khí giữa những quốc gia có nền kinh tế phát triển, tiềm năng

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 11
dầu khí hạn chế nhưng mức tiêu thụ nhiều như Mỹ, Nhật bản, một số nước
Châu Âu, các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ với các nước có
tiềm năng dầu khí lơn, tiêu thụ ít, sản lượng khai thác cao và xuất khẩu nhiều
như Ả rập xê út, I rắc, Cô oét, Đây chính là mối quan hệ hết sức phức tạp vì
thực chất dầu khí là loại năng lượng hành hóa mang tính chiến lược đặc thù,
một nguồn năng lượng không tái sinh, trong khi đó lại phân bố không đồng
đều. Chính vì vậy, trên trường quốc tế hiện nay, dầu khí được xem là lĩnh vực
quan trọng, chi phối đáng kể các quan hệ chính trị, ngoại giao cũng như các
mối quan hệ liên quan khác giữa các quốc gia trong khu vực và trên phạm vi
toàn thế giới. Các nước trên thế giới đang tích cực thực hiện chiến lược nắm
giữ các nguồn dầu mỏ trên thế giới. Các cuộc chiến tranh, xung đột chính trị
gần đây trên thế giới đều liên quan đến dầu mỏ.
Đối với nền kinh tế của Việt Nam, dầu khí có vai trò rất quan trọng trong quá
trình CNH-HĐH. Công nghiệp dầu khí là ngành kinh tế, kỹ thuật đa ngành và
liên ngành, là khâu đầu cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và các sản phẩm hóa
dầu cho các ngành công nghiệp khác như điện lực, hóa chất, …
Hàng năm, ngành dầu khí đã có những đóng góp rất lớn (từ 20-25%) vào tổng
thu ngân sách Nhà nước.
Sự phát triển của ngành dầu khí ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế cao còn
góp phần đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và thúc đẩy phát triển KT-

XH của các địa phương.
Với vai trò quan trọng như vậy, có thể nói rằng bất kỳ một quốc gia nào trên
thế giới muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển cũng như duy trì
được sự ổn định về chính trị xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đều phải có
chiến lược phát triển an ninh năng lượng dầu khí với sự duy trì nguồn cung
cấp đầy đủ, ổn định và giá cả hợp lý.

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 12
1.1.4. Điều kiện và nội dung phát triển ngành công nghiệp dầu khí
a. Điều kiện phát triển công nghiệp dầu khí:
Điều kiện để ngành công nghiệp dầu khí phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như nguồn tài nguyên dầu khí trong nước; khả năng ứng dụng công nghệ tiên
tiến, hiện đại; trình độ nguồn nhân lực kỹ thuật và quản lý; vốn đầu tư; hợp
tác quốc tế; đầu tư ra nước ngoài; chính sách, khung pháp lý của Nhà nước…
- Tiềm năng dầu khí: Nguồn tài nguyên dầu khí trong nước có vai trò rất
quan trọng, là điều kiện cần để phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên dầu
khí, với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 17 - 20 triệu tấn dầu quy
đổi và là quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ ba trong khu vực. Với nhu cầu
hiện nay, nếu có nhà máy lọc dầu, Việt Nam có đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu xăng dầu cho nền kinh tế quốc dân. Đó là thế mạnh đối với PVN.
Trong khi đó rất nhiều quốc gia không có được tiềm năng về tài nguyên
như chúng ta.
- Hợp tác quốc tế:
Hợp tác kinh tế là tiền đề tạo điều kiện cho ngành Dầu khí Việt Nam phát
triển. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập càng có tác động tích cực hơn
cho sự phát triển đó. Việt Nam cần phải hội nhập và không nên loại trừ bất
cứ một ngành kinh tế nào. Cần coi hội nhập là điều kiện và phương tiện để
phát triển ngành Dầu khí cả ở trong và ngoài nước. Hội nhập không chỉ

giúp ngành Dầu khí thu hút vốn và công nghệ đầu tư nước ngoài vào
ngành Dầu khí trong nước, tạo ra thị trường để tiêu thụ sản phẩm của
Ngành mà còn tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng đầu tư cho hoạt động
dầu khí ra nước ngoài. Tuy nhiên, cần có bước đi thích hợp cho từng lĩnh
vực hoạt động của Ngành. Để thực hiện chủ trương đó, PVN cần có sự

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 13
chuẩn bị cần thiết về mọi lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực để chủ động
trong hội nhập.
- Trình độ nguồn nhân lực (kỹ thuật và quản lý): Tuy là ngành kinh tế mới
phát triển ở Việt Nam nhưng Việt Nam đã có được một đội ngũ người lao
động được đào tạo cơ bản và có một kinh nghiệm nhất định trong việc
triển khai các hoạt động dầu khí. Từ chỗ lao động của Việt Nam chỉ đảm
nhận được một số khâu công việc, còn lại phải thuê chuyên gia nước ngoài,
đến nay người Việt Nam đã thay thế được nhiều vị trí của người nước
ngoài mà vẫn bảo đảm tốt chất lượng công việc. Từ chỗ không đủ lao động
và kinh nghiệm triển khai độc lập các hoạt động dầu khí trong nước, đến
nay Việt Nam đã có đủ khả năng tự lực triển khai các hoạt động dầu khí ở
nước ngoài. Đó là những thế mạnh nội tại của PVN
- Vốn đầu tư rất lớn để đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trên
thế giới để thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên dưới lòng đất. Việc ứng
dụng công nghệ hiện đại sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, đa dạng
các sản phẩm góp phần mang lại hiệu quả kinh tế. Và cũng do sử dụng vốn
đầu tư lớn nên vấn đề hợp tác quốc tế là rất cần thiết đối với bất kỳ quốc
gia nào muốn phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
- Chính sách của Nhà nước: Công nghiệp dầu khí phát triển góp phần thúc
đẩy và kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác cả trong phạm vi
địa phương, nơi có các hoạt động dầu khí cũng như trong cả nước. Phát
triển công nghiệp dầu khí liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên

rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo và
nâng cấp các công trình dầu khí là một khối lượng công việc rất lớn, có
liên quan nhiều đến các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tỉnh, thành
phố. Đặc biệt đối với nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy xử lý khí, hệ thống

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 14
đường ống dẫn dầu và khí, hệ thống kho cảng xăng dầu, … là hệ thống hạ
tầng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước cần tạo lập
những cơ chế chính sách đầu tư, hành lang pháp lý, v.v phù hợp để tạo
điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân đầu tư xây
dựng. Đối với những vùng nước sâu xa bờ, các mỏ hiệu quả thấp, Nhà
nước ban hành các chính sách ưu đãi, áp dụng các sắc thuế ưu đãi đủ hấp
dẫn sẽ kích thích đầu tư nước ngoài. Hoặc khuyến khích các nước có
nguồn dầu thô xuất khẩu tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy lọc và hóa
dầu tại Việt Nam; ban hành chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng ngoài hàng
rào nhà máy chế biến Dầu khí, về thuế, chính sách khuyến khích đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực chế biến Dầu khí. Như vậy, các chính sách hỗ
trọ của nhà nước trong việc xây dựng cơ chế, chính sách, đa dạng hóa các
hình thức đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính… sẽ phát huy tối đa mọi
nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình Dầu khí.
b. Nội dung phát triển công nghiệp dầu khí
Dựa trên những điều kiện để phát triển ngành dầu khí, có thể nhận thấy rằng
một quốc gia muốn phát triển ngành công nghiệp dầu khí trước hết phải dựa
trên nguồn tài nguyên trong nước và đưa ra các chính sách phù hợp để khuyến
khích sử dụng nguồn tài tài nguyên này phục vụ phát triển kinh tế trong nước.
Để hiện thực hóa được mục tiêu này, các nội dung phát triển công nghiệp dầu
khí cần xem xét theo hướng:
Một là, phát triển đồng bộ các hoạt động dầu khí trong nước nhằm đảm bảo
an ninh năng lượng trong nước và tăng nguồn thu cho ngân sách: từ công tác

tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí đến công tác vận chuyển, chế biến và
kinh doanh phân phối sản phẩm dầu khí (đầu tư cơ sở hạ tầng các công trình

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 15
dầu khí, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thu xếp tài chính, vấn đề
môi trường …), trong đó cần:
Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác
trong nước; ưu tiên phát triển những vùng nước sâu, xa bờ, những vùng
chồng lấn, tranh chấp;
Khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu
khí trong nước để sử dụng lâu dài; đồng thời tích cực mở rộng hoạt
động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ sung phần thiếu hụt từ khai
thác trong nước.
Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ khí thiên nhiên trong nước, sử
dụng khí thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao thông qua sản xuất
điện, phân bón, hoá chất, phục vụ các ngành công nghiệp khác, giao
thông vận tải và tiêu dùng gia đình.
Thực tế cho thấy, đối với các nước đã có ngành công nghiệp dầu khí phát
triển, ở cả những quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên dầu khí cũng như các
quốc gia có ít nguồn tài nguyên dầu khí, tuy mức độ đầu tư có khác nhau
nhưng thường đầu tư vào cả ba lĩnh vực: tìm kiếm-thăm dò-khai thác; lọc hóa
dầu và chế biến khí. Việc đầu tư vào cả ba lĩnh vực giúp các nhà đầu tư có thể
san sẻ rủi ro, dễ chiếm lĩnh thị trường và bù trừ lợi nhuận. Nhiều quốc gia lấy
lợi nhuận từ khâu thượng nguồn để bù lỗ cho hoạt động hạ nguồn hoặc lấy lợi
nhuận từ một lĩnh vực hoạt động nào đó trong một khâu để bù lỗ cho các hoạt
động khác trong cùng khâu đó.
Hai là, tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu
tư từ nước ngoài để phát triển nhanh công nghiệp dầu khí. Kết hợp có hiệu
quả giữa các công trình lọc, hóa dầu, chế biến khí để tạo ra được các sản

phẩm cần thiết phục vụ nhu cầu của thị trường ở trong nước và làm nguyên

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 16
liệu cho các ngành công nghiệp khác. Khi phát triển các lĩnh vực hoạt động
trong ngành dầu khí, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải chú trọng viecj thu
hút vốn đầu tư nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn cũng như chất xám về công
nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý, vận hành và coi đây là một yếu tố quan
trọng để phát triển. Tuy nhiên, mức độ khuyến khích đầu tư và các chính sách
hợp tác cụ thể được thực hiện ở mức độ khác nhau tùy theo mỗi nước và giai
đoạn phát triển nhưng nhìn chung môi trường đầu tư ở các nước đều được cải
thiện theo hướng tích cực.
Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng: Việc phát triển ngành dầu khí đòi hỏi phải có
một cơ sở hạ tầng đầy đủ, đồng bộ. Tính đồng bộ trong xây dựng kết cấu hạ
tầng phục vụ công nghiệp dầu khí thể hiện từ khâu khai thác đến vận chuyển
và phân phối đến các hộ tiêu thụ dầu khí trên đất liền: khai thác phát triển mỏ
đưa dầu thô và khí đốt vào bờ phải được vận chuyển qua đường ống dẫn
chuyên dụng dầu khí đến tận các hộ tiêu thụ như: Nhà máy lọc hóa dầu, các
nhà máy điện-đạm sử dụng khí thiên nhiên… Việc xây dựng kết cấu hạ tầng
trong ngành dầu khí liên quan đến việc tạo điều kiện và ưu tiên quỹ đất quy
hoạch, các vị trí thuận lợi cảng nước sâu để xây dựng các nhà máy lọc hóa
dầu, hệ thống đường ống dẫn khí và sản phẩm dầu, hệ thống kho cảng xăng
dầu, căn cứ dịch vụ hậu cần cho ngành dầu khí nhằm phát huy tối đa lợi thế
về địa lý của từng quốc gia để phát triển công nghiệp dầu khí nói riêng và
phát triển kinh tế nói chung trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Địa
điểm các công trình dầu khí : Nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, v v gắn
với các quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế của các địa phương để kết
hợp khai thác chung các công trình hạ tầng như nạo vét luồng lạch, đường
giao thông, hệ thống điện và nước nhằm tối ưu hóa việc đầu tư các dự án của
các Tập đoàn, Tổng công ty và công nghiệp địa phương. Tập trung nghiên

cứu để ban hành các quy định phù hợp và có liên quan đến công tác di dân và

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 17
giải phóng mặt bằng nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai đúng thời hạn và
đúng tiến độ các dự án.
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực: xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân dầu
khí mạnh cả về chất và lượng để có thể tự điều hành được các hoạt động dầu
khí cả ở trong nước và ở nước ngoài. Để ngày càng thu hút nguồn nhân lực
chất lượng cao vào làm việc trong ngành dầu khí thì cần thiết phải xây dựng
và ban hành chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đặc thù để áp dụng
trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí trong nước và đầu
tư ở nước ngoài nhằm thu hút các chuyên gia giỏi làm việc trong lĩnh vực
thượng nguồn nhằm giảm thiểu các rủi ro về đầu tư trong lĩnh vực này. Phát
triển, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực nghiên cứu,
phát triển và đào tạo các chuyên gia kỹ thuật và quản lý chuyên ngành dầu khí
sẽ nâng cao hàm lượng trí tuệ của các công trình nghiên cứu phục vụ sản xuất
và xây dựng đội ngũ chuyên gia và quản lý chất lượng cao của ngành dầu khí.
Năm là, có chính sách điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước cần phải có
sự điều tiết kinh tế biệt lập về mặt chức năng và về mặt thể chế để chuyển đổi
một cách có trật tự hướng tới một ngành dầu khí dựa vào thị trường. Sự điều
tiết kinh tế có hiệu quả sẽ mang lại cho các nhà quản lý doanh nghiệp đủ
quyền tự chủ để điều hành những doanh nghiệp có thể đứng vững về mặt tài
chính trong khi vẫn bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng.
Điều tiết của Nhà nước đối với ngành năng lượng nói chung cũng như đối với
ngành dầu khí nói riêng có ba mục đích chính:
- Bảo đảm khách hàng được cung ứng năng lượng và dịch vụ đáng tin
cậy với giá phù hợp.
- Hỗ trợ đầu tư lâu dài trong cơ sở vật chất ngành năng lượng bằng cách
bảo đảm có lợi nhuận hợp lý trên vốn đầu tư và bảo vệ các nhà đầu tư.


“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 18
- Khuyến khích thúc đẩy hiệu quả phân bổ và hiệu quả sản xuất trong
ngành năng lượng trong cả việc sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và sử dụng ngắn hạn các tài sản hữu hình.
Đối với ngành dầu khí, thu hút đầu tư nước ngoài sẽ đòi hỏi phải tạo ra được
một môi trường kinh doanh thuận lợi, bao gồm cả khuôn khổ pháp lý có tính
hỗ trợ. Nhà nước cần phải sắp xếp lại và hợp lý hóa các Doanh nghiệp năng
lượng nhà nước, phát triển một hệ thống quản lý và phối hợp các chính sách
năng lượng và đầu tư. Thêm vào đó, Nhà nước cũng cần phải có một khung
pháp lý, chính sách điều tiết, hỗ trợ hợp lý để đẩy mạnh thu hút đầu tư, mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế thúc đẩy ngành công nghiệp dầu khí phát triển.
Đặc biệt cần ban hành các chính sách để tăng đầu tư nước ngoài vào các hoạt
động thăm dò dầu khí. Thăm dò dầu khí cần được liên tục khuyến khích,
muốn làm được như vậy đòi hỏi phải cho phép các công ty nước ngoài tiếp
cận dễ dàng với các số liệu, đơn giản hóa và tăng tính rõ ràng với các thủ tục
xét và giao thầu. Chương trình khuyến khích có thể là cho phép các công ty
thăm dò trong các khu vực có cả mức độ rủi ro thăm dò cao và thấp và định lỳ
xem xét điều chỉnh các điều khoản về tài chính để việc đầu tư trong thăm dò
và phát triển dầu khí cạnh tranh được với các nước khác.
Ngoài ra, các hoạt động dầu khí ở nước ngoài sẽ góp phần đa dạng hóa các
loại hình đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận nếu được quan tâm và có những chính
sách hỗ trợ hợp lý từ phía Nhà nước: Tạo cơ chế để phát huy sự trợ giúp của
các Bộ Ngành nhằm phát huy lợi thế chính trị và quan hệ ngoại giao của từng
quốc gia; Có chiến lược đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí rõ ràng
và xây dựng khung pháp lý có nội dung phản ánh được các đặc thù của các dự
án dầu khí,…

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

Chương 1 19
1.2. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực về phát triển Ngành
công nghiệp Dầu khí
Quá trình hội nhập kinh tế tạo ra mối quan hệ rộng rãi giữa quốc gia hội nhập
với mọi nền kinh tế có liên quan. Về nguyên tắc, khi nghiên cứu về quá trình
hội nhập của nền kinh tế Việt Nam sẽ phải nghiên cứu trong mối quan hệ
chung với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Khi hội nhập AFTA và
WTO sẽ có hàng loạt nội dung liên quan cần phải xem xét, nghiên cứu. Trong
khi đó, với nền kinh tế mở hiện nay, mối quan hệ kinh tế được thực hiện với
hàng trăm nước trên thế giới. Việc đề cập nghiên cứu tất cả các nước có quan
hệ kinh tế là một nội dung rất lớn. Do vậy, trong luận văn này tôi chỉ tập trung
nghiên cứu những quốc gia có ảnh hưởng và có mối quan hệ gần gũi nhất với
nền kinh tế Việt Nam với mục đích học hỏi kinh nghiệm để có thể áp dụng
vào phát triển ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam.
1.2.1. Malaysia
Tiềm năng dầu khí và các hoạt động dầu khí trong nước của Malaysia:
Malaysia là nước giàu tài nguyên thiên nhiên. Trữ lượng dầu, khí đã xác minh
khoảng 4,1 tỷ thùng dầu và 2,4 nghìn tỷ m
3
khí thiên nhiên.
Malaysia nằm ở Đông Nam Á, với diện tích 330,242 km
2
bao gồm Peninsular
Malaysia, Sabah và Sarawak thuộc đảo Borneo. Thềm lục địa của Malaysia
được chia thành 4 bể trầm tích chính: bể alay, bể Penyu, bể Sarawak, bể
Sabah (bể Đông Bắc Sabah và bể Đông Nam Sabah). Các bể trầm tích này tập
trung ở 3 vùng chính của Malaysia: Peninsular Malaysia, Sarawak và Sabah.
Dầu khí hiện nay đang được sản xuất từ các bể Malay, Sarawak và Sabah.
- Peninsular Malaysia: Nằm ở vị trí ngoài khơi phía Đông của Peninsular
Malaysia, bể Malay là bể khai thác được nhiều dầu và khí nhất ở

Malaysia. Về hướng Nam là bể Penyu với diện tích hơn 5,000km
2
. Mặt

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 20
phía Tây của Peninsular, eo biển Malacca bao gồm bể Sumatran Bắc và
bể Sumatra trung tâm.
- Sarawak: đây là bể khai thác được nhiều dầu và khí. 7 vùng địa chất đã
được xác định tại bể này, đó là: West Baram Delta Balingian, Central
Luconia, Tinjar, Tatau, West Luconia và North Luconia. Các hoạt động
thăm dò đã được thực hiện trong 7 vùng địa chất này và đã có phát hiện
thương mại ở 3 vùng địa chất, bao gồm: West Baram Delta, Balingian và
Central Luconia. Nhiều hoạt động khai thác đang được đảm trách ở phía
Tây và phía Bắc Luconia bao gồm cả khu vực nước sâu.
- Sabah: Có 3 bể chính ở Sabah là bể Sabah, bể Đông Bắc Sabah và bể
Đông Nam Sabah. Vị trí bể Sabah chủ yếu nằm ở ngoài khơi phía Tây
Bắc Sabah, trong khi hai bể còn lại nằm trên bờ phía đông bắc và đông
nam Sabah.
Hình 1 : Các bể trầm tích tại Malaysia
Nguồn: www.ccop.or.th

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chương 1 21
Chính sách dầu khí của Malaysia:
- Đầu tư và phát triển khá đồng bộ tất cả các khâu của hoạt động dầu khí
từ tìm kiếm, thăm dò đến lọc, hoá dầu, vận chuyển và kinh doanh phân
phối sản phẩm dầu, khí. Trong giai đoạn đầu, Malaysia không có chủ
trương thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh phân phối sản
phẩm dầu, nhưng sau đó Malaysia đã nới lỏng chính sách nhằm thu hút

đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Những chính sách nới lỏng đó đã
làm tăng lượng đầu tư nước ngoài và có đóng góp tích cực cho hoạt động
dầu khí ở Malaysia.
- Công ty dầu khí quốc gia Petronas nắm giữ một vai trò quan trọng trong
hoạt động dầu khí ở Malaysia.
- Chú trọng thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu tư cho hoạt
động dầu khí trong nước. Các chính sách khuyến khích đầu tư nước
ngoài của Malaysia được điều chỉnh rất kịp thời và có tác dụng tích cực
- Tích cực đầu tư vào các hoạt động dầu khí ở nước ngoài và vươn ra hoạt
động một cách có hiệu quả ở nước ngoài.
Thành tựu đạt được trong ngành dầu khí của Malaysia
Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở Malayxia đã được hình thành từ rất
sớm ngay từ những năm 80. Sau khi có Luật dầu mỏ và thành lập công ty dầu
mỏ quốc gia Petronas (năm 1974), cùng với những chính sách đúng đắn về
hoạt động đầu tư nước ngoài nên sản lượng ngành công nghiệp dầu khí ngày
càng tăng lên trong đó có các hoạt động trong lĩnh vực hạ nguồn cũng được
quan tâm và đạt được những thành tựu đáng kể:
- Tính đến nay Malaysia đã ký kết được 161 hợp đồng phân chia sản phẩm
dầu khí (PSC), đã phát hiện ra 134 mỏ dầu (47 mỏ dầu đang được khai
thác), 6 mỏ dầu và khí, 218 mỏ khí đã được phát hiện trong đó có 14 mỏ

×