Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quan hệ thương mại Mỹ - Ấn Độ kể từ sau chiến tranh lạnh thực trạng và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 118 trang )



1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Vũ Đăng Linh







QUAN HỆ THƢƠNG MẠI MỸ-ẤN ĐỘ KỂ TỪ SAU
CHIẾN TRANH LẠNH:
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG


Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT


Mã số: 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THANH BÌNH





Hµ Néi – N¨m 2009







2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



Vũ Đăng Linh










QUAN HỆ THƢƠNG MẠI MỸ- ẤN ĐỘ KỂ TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH:
THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG



Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT

Mã số: 60 31 07




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KTTG&QHKTQT








NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM THỊ THANH BÌNH





Hà Nội – Năm 2009



1
MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
i
Danh mục bảng biểu
ii
Mở đầu 1

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI MỸ- ẤN ĐỘ

1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thƣơng mại Mỹ- Ấn Độ
6
1.1.1 Lợi thế tuyệt đối trong quan hệ thương mại Mỹ- ấn Độ
6
1.1.2 Lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại Mỹ- ấn Độ
8
1.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ thƣơng mại Mỹ- Ấn Độ
10
1.2.1 Nhu cầu và tiềm năng trao đổi hàng hoá thương mại Mỹ - ấn Độ

10

1.2.2 Những điều kiện khách quan thuận lợi cho mở rộng quan hệ

13
1.2.3 Những yếu tố thúc đẩy quan hệ song phương giữa Mỹ và ấn Độ
15



2
CHNG II: THC TRNG QUAN H THNG MI M- N
T SAU CHIN TRANH LNH 1991


2.1 Vi nột v quan h thng mi M- n Độ tr-ớc 1991
32
2.2 Quan hệ th-ơng mại Mỹ- ấn Độ giai đoạn 1991 1999
33
2.3 Quan h thng mi M- n giai on 2000 nay
35
2.3.1 Tng giỏ tr kim ngch xut nhp khu M - n Độ
35
2.3.2 Cơ cấu và xu h-ớng xuất khẩu hàng hoá, dich vụ của Mỹ sang ấn
Độ
42
2.3.2.1 C cu v xu hng xut khu hng húa


43


2.3.2.2 C cu v xu hng xut khu dch v
43


2.3.3 C cu v xu hng nhp khu hng hoỏ, dch v ca M t n
45

2.3.3.1 C cu v xu hng nhp khu hng hoỏ
45

2.3.3.2 C cu v xu hng nhp khu dch v
50

2.3.4 Mt s nhn xột
53

2.4 So sỏnh vi quan h thng mi ca mt s nc
57

2.5 ỏnh giỏ chung
64

2.5.1 Thnh tu v hn ch


64
2.5.2 Nhng vn cũn tn ti trong quan h thng mi M-n




3
66



CHƢƠNG III: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI MỸ- ẤN ĐỘ

3.1 Những nhân tố chi phối quan hệ thƣơng mại Mỹ- Ấn Độ
trong thời gian tới
72
3.1.1 Những nhân tố thuận lợi
72
3.1.2 Những nhân tố cản trở
77
3.2 Triển vọng quan hệ thƣơng mại Mỹ- ấn Độ
84
3.2.1. Trở thành cặp đối tác thương mại chiến lược

84

3.2.2. Tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

85

3.2.3. Sự đa dạng hơn trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

85

3.2.4. Trở thành mối quan hệ thương mại lớn ở Châu á

86
3.2.5. Ảnh h-ëng nhiÒu h¬n ®Õn c¸c mèi quan hÖ th-¬ng m¹i kh¸c cña Mü


86
3.3 T¸c ®éng cña viÖc ph¸t triÓn më réng quan hÖ th-¬ng m¹i Mü- Ên
§é tíi ViÖt Nam
87

3.3.1 Tăng cường xuất khẩu lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động có tay nghề
cao

87

3.3.2 Tăng cường hợp tác để nhập khẩu công nghệ cao và những sản phẩm
công nghệ cao

88


4
3.3.3 Cạnh tranh gay gắt hơn đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ

88
Kết luận
99























5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



STT
Ký hiệu
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
01
AEZ
Agri Export Zones
Khu xuất khẩu nông nghiệp
02

EU

Erropean Union

Liên minh Châu Âu

03
GDP
Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

04
TCC
Trade Compliance Center
Trung tâm hỗ trợ thương mại
05
USD
United State Dollar
Đô la Mỹ
06
WTO

World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

















6
DANH MỤC BẢNG BIỂU




Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1

Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối
8
Bảng 1.2

Chi phí về lao động để sản xuất
10
Bảng 1.3

Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trước khi có thương
mại

11
Bảng 1.4
Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra sau khi có thương mại
11
Bảng 2.1
Trao đổi thương mại MỸ-ẤN ĐỘ tõ n¨m 1991 -1999

37
Bảng 2.2
Kim ngạch mậu dịch hàng hóa MỸ-ẤN ĐỘ tõ n¨m
2000 ®Õn nay
40
Bảng 2.3

Thâm hụt thương mại của Mỹ

42
Bảng 2.4
Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Ấn §é

44
Bảng 2.5

Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Mỹ sang
Ấn §é

48

Bảng 2.6
Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Ấn §é

51
Bảng 2.7

Cơ cấu nhập khẩu dịch vụ của Mỹ

56
Bảng 2.8
TOP 15 nước có kim ngạch thương mại với Mỹ lớn
nhất thế giới năm 2008
64
Bảng 2.9
TOP 15 nước nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất từ Mỹ
67
Bảng 2.10
TOP 15 nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất vào Mỹ
69


7

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ trong những năm gần đây không
ngừng trỗi dậy, trở thành một thế lực “ đáng gờm” trong mắt người Phương

Tây. Ấn Độ đang dần trở thành một trong những đối tác thương mại lớn
nhất và quan trọng nhất của Mỹ. Năm 2008, tổng giá trị thương mại hàng
hóa và dịch vụ giữa Mỹ - Ấn Độ đạt 43 tỷ USD- một con số ấn tượng. Mỹ
coi Ấn Độ không chỉ là một nền kinh tế đang nổi lên mạnh mẽ mà còn là
một đối tác chiến lược đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề khó khăn
mà Mỹ đang gặp phải.
Quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ đang được chính phủ hai nước thúc
đẩy với triển vọng trở thành mối quan hệ tầm cỡ như quan hệ thương mại
Mỹ-Trung Quốc. Nhận định này dựa trên những căn cứ sau: Thứ nhất, đây
là hai đối tác có tiềm năng rất lớn trong trao đổi thương mại với nhau trong
tương lai gần. Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và đang đóng vai trò đầu
tầu trong thương mại quốc tế. Ấn Độ là nước đông dân thứ hai thế giới và
có tốc độ phát triển kinh tế cao. Nhiều dự báo cho rằng, nền kinh tế Ấn Độ
sau vài ba thập kỷ tới sẽ giành vị trí thứ ba thế giới; Thứ hai, quan hệ
thương mại Mỹ- Ấn Độ hiện còn ở quy mô khiêm tốn chưa tương xứng với
tiềm năng to lớn của hai nước. Mối quan hệ này còn rất nhỏ nếu so sánh
mối quan hệ thương mại này với mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung


8
Quốc; Thứ ba, hai bên đang tích cực tìm những biện pháp nhằm đẩy mạnh
mối quan hệ thương mại. Sự tìm kiếm này được cả chính phủ và các doanh
nghiệp hai nước tích cực triển khai.
Mối quan hệ thương mại ngày một tăng này chắc chắn sẽ góp phần
làm tăng nhanh quy mô kinh tế của Ấn Độ, tăng tiềm năng cho phát triển
công nghiệp, tăng quy mô thị trường nội địa, tăng thu nhập cho nhà nước và
người dân, tăng sức mạnh quốc phòng, tăng vị thế của Ấn Độ trên trường
quốc tế. Điều này có thể thấy rõ qua các mối quan hệ khác, đặc biệt là mối
quan hệ Mỹ-Trung Quốc khi Trung Quốc gia nhập WTO và đẩy mạnh quan
hệ thương mại với Mỹ.

Về phía Mỹ, mối quan hệ Mỹ- Ấn Độ được mở rộng sẽ góp phần tăng
mạnh cơ hội khai thác thị trường Ấn Độ rộng lớn, tăng sự hiện diện và vị
thế của Mỹ ở Nam Á, tăng khả năng kiềm chế Trung Quốc của Mỹ.
Như vậy, mối quan hệ Mỹ- Ấn Độ càng phát triển thì càng đem lại
nhiều lợi ích cho hai nước đặc biệt là tăng tiềm năng và vị thế của hai nước
trên trường quốc tế.
Sự phát triển nhanh và tiến tới quy mô lớn của quan hệ thương mại
Mỹ – Ấn Độ không chỉ góp phần tác động tới nền kinh tế của Mỹ, Ấn Độ
mà còn ảnh hưởng tới tình hình thương mại thế giới và các mối quan hệ
kinh tế trong khu vực. Đồng thời mối quan hệ này mở rộng cũng tác động
đến những lĩnh vực khác như: chính trị, an ninh quốc tế, quan hệ quốc tế
của khu vực và thế giới.
Quan hệ Mỹ- Ấn Độ được đẩy mạnh và phát triển chắc chắn sẽ có tác
động đáng kể tới Việt Nam trên nhiều phương diện. Việt Nam sẽ có được
cả cơ hội lẫn đối mặt với thách thức từ sự phát triển của mối quan hệ này.


9
Bởi vậy, nghiên cứu đánh giá về thực trạng và triển vọng của quan hệ
thương mại Mỹ – Ấn Độ là cần thiết. Từ những nhận định trên tôi quyết
định chọn đề tài : “Quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ kể từ sau chiến tranh
lạnh: Thực trạng và triển vọng” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của
mình.

2. Tình hình nghiên cứu:
Mối quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ đã được quan tâm nghiên cứu
nhiều ở nước ngoài và trong nước. Công trình chuyên khảo đáng kể nhất là
của Martin, Michael F Kronstadt, K Alan: “Quan hệ kinh tế và thương mại
Mỹ - Ấn Độ” xuất bản năm 2008. Cuốn sách xem xét cơ sở của mối quan
hệ Mỹ - Ấn Độ dựa trên những nền tảng chung như các hiệp định hợp tác

về hạt nhân, quân sự, công nghệ cao; hợp tác về thương mại và đầu tư các
cuộc đàm phán về thương mại đa phương giữa hai nước, an ninh năng
lượng. Trong nước cũng có công trình chuyên khảo của TS. Vũ Đăng Hinh
: “Quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ giai đoạn 2011-2020” xem xét mối quan
hệ kinh tế, chính trị Mỹ- Ấn Độ giai đoạn vừa qua và đưa ra nhận định về
kịch bản của mối quan hệ Mỹ- Ấn Độ giai đoạn 2010-2020. Bên cạnh đó là
nhiều bài viết, bài phân tích về mối quan hệ này và đánh giá nhận định về
mối quan hệ này trên nhiều khía cạnh.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Mục đích nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại giữa hai
nước trong thời gian vừa qua.


10
Đưa ra những dự báo về triển vọng phát triển của quan hệ thương mại
giữa hai nước trong thời gian tới.
Đánh giá tác động của mối quan hệ này tới Việt Nam
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, nội dung và những tác động của
việc phát triển, mở rộng quan hệ thương mại giữa hai nước trong bối cảnh
hiện nay và tương lai gần.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là quan hệ thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ
Khái niệm về quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ là rộng, theo quan
điểm của Mỹ quan hệ thương mại bao gồm cả thương mại và đầu tư. Trong
điều kiện của luận văn, tác giả xin giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung

vào quan hệ thương mại hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước kể từ năm 1991
đến nay.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các
quan điểm về thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tác
giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê so sánh, để
phục vụ cho luận văn.



11
6. Dự kiến đóng góp của luận văn:

- Xác định đặc điểm và xu hướng chủ yếu của quan hệ thương
mại Mỹ- Ấn Độ kể từ 1991 đến nay. Đánh giá triển vọng của mối quan hệ
này trong thập kỷ tới.
- Phân tích tác động của mối quan hệ thương mại này tới Mỹ và
Ấn Độ
- Đánh giá tác động của mối quan hệ này tới Việt Nam.

7. Bố cục của luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:

- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ
thƣơng mại giữa Mỹ- Ấn Độ
1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ
1.2 Cơ sở thực tiễn của quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ

- Chƣơng 2: Thực trạng quan hệ thƣơng mại Mỹ- Ấn Độ từ
năm 1991 đến nay
2.1 Vài nét về quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ trước năm 1991
2.2 Quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ giai đoạn 1991-1999
2.3 Quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ giai đoạn 2000-nay
2.4 So sánh với quan hệ thương mại của một số nước


12
2.5 Đánh giá chung
- Chƣơng 3: Triển vọng phát triển quan hệ thƣơng mại Mỹ-
Ấn Độ
3.1 Những nhân tố chi phối quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ trong thời
gian tới
3.2 Triển vọng quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ
3.3 Tác động của việc mở rộng quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ tới
Việt Nam


13
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
QUAN HỆ THƢƠNG MẠI MỸ- ẤN ĐỘ

1.1 Cơ sở lý luận của quan hệ thƣơng mại Mỹ- Ấn Độ

Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ
giữa các nước thông qua mua bán trên cơ sở nguyên tắc trao đổi ngang giá
lấy tiền tệ quốc tế làm môi giới và đảm bảo lợi ích của các bên.
Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở những lợi thế khác biệt
giữa các quốc gia. Điều này đã được giải nhiều nhà kinh tế nổi tiếng chứng

minh qua các lý thuyết: Lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh…
1.1.1 Lợi thế tuyệt đối trong quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ
Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith là người đầu tiên đưa ra sự
phân tích có tính hệ thống về nguồn gốc của thương mại quốc tế. Từ việc
xây dựng mô hình thương mại giản đơn dựa trên ý tưởng về lợi thế tuyệt
đối, ông đã giải thích lợi ích thu được từ thương mại quốc tế đối với các
quốc gia. Mỗi quốc gia đều có lợi thế tuyệt đối về sản xuất từng mặt hàng
cụ thể nào đó do có điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau. Nhờ chuyên
môn hóa sản xuất và trao đổi mà cả hai quốc gia đều được hưởng lợi từ
thương mại.
Ý tưởng về lợi thế tuyệt đối và thương mại quốc tế có thể được minh
họa bằng mô hình thương mại đơn giản dưới đây:
Giả sử việc trao đổi chỉ diễn ra giữa hai quốc gia Mỹ- Ấn Độ với hai
mặt hàng là nhôm và gạo, trong đó, lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và


14
được di chuyển giữa hai quốc gia. Số lượng lao động cần thiết ở từng nước
để sản xuất mỗi đơn vị nhôm và gạo được thể hiện trong bảng 1.1

Bảng 1.1 Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối
Đơn vị: giờ lao động
Mặt hàng sản xuất
Mỹ
ấn Độ
Nhôm
2
6
Gạo
5

3

Khi chưa có thương mại, mỗi nước đều tự sản xuất cả 2 mặt hàng để
tiêu dùng. Tại Mỹ mất 2h lao động sản xuất được 1 đơn vị nhôm, còn ở Ấn
Độ là 6h lao động sản xuất được 1 đơn vị nhôm, ngược lại Mỹ mất 5h lao
động để sản xuất được 1 đơn vị gạo và Ấn Độ mất 3h lao động được 1 đơn
vị gạo. Có thể thấy ngay rằng, Ấn Độ có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất
gạo, còn Mỹ-sản xuất nhôm. Sau khi hai nước thực hiện thương mại với
nhau thì Ấn Độ sẽ tập trung sản xuất gạo, còn Mỹ thì chuyên môn hóa sản
xuất nhôm, sau đó hai nước tiến hành trao đổi một phần sản phẩm cho nhau
tạo nên lợi nhuận tăng thêm cho cả hai nước.
Động cơ thúc đẩy việc trao đổi thương mại giữa hai nước là ở chỗ
mỗi nước đều mong muốn tiêu dùng được nhiều hàng hóa hơn với mức giá
thấp hơn. Do giá nhôm ở Ấn Độ cao hơn nên Ấn Độ sẽ có lợi khi mua
nhôm của Mỹ thay vì tự sản xuất trong nước và tương tự như vậy đối với
mặt hàng gạo. Thương mại giữa hai nước còn có thể làm tăng khối lượng
sản xuất và tiêu dùng của toàn thế giới do mỗi nước thực hiện chuyên môn
hóa sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối.


15
Giả sử, mỗi nước Ấn Độ và Mỹ có 120 đơn vị lao động và số lao
động đó được chia đều cho hai ngành sản xuất gạo và nhôm. Trong điều
kiện không có trao đổi. Ấn Độ sản xuất 10 đơn vị nhôm và 20 đơn vị gạo,
còn Mỹ tương ứng là 30 nhôm và 12 gạo. Sản lượng của toàn thế giới là 40
nhôm và 32 gạo. Khi hai nước thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, tức là
120 lao động của Ấn Độ tập trung vào sản xuất gạo và 120 lao động của
Mỹ tập trung vào ngành sản xuất nhôm thì sản lượng của toàn thế giới sẽ
cao hơn – tương ứng là 60 nhôm và 40 gạo ( so với trước đó tương ứng là
40 và 32 ). Rõ ràng là nhờ chuyên môn hóa và trao đổi sản lượng của thế

giới tăng lên, mỗi nước có thể tăng lượng tiêu dùng cả hai mặt hàng và trở
nên sung túc hơn.
Như vậy, lợi thế tuyệt đối đã giải thích được hướng chuyên môn hóa
và trao đổi giữa hai quốc gia và giải thích được một phần lý do của thương
mại quốc tế đối với một số mặt hàng và giữa hai nước đang phát triển và
phát triển như Mỹ và Ấn Độ.
1.1.2 Lợi thế so sánh trong quan hệ thương mại Mỹ- Ấn Độ

Nếu như lý thuyết về lợi thế tuyệt đối được xây dựng trên cơ sở của
sự khác biệt về số lượng lao động thực tế được sử dụng ở các quốc gia khác
nhau (hay nói khác sự khác biệt về hiệu quả sản xuất tuyệt đối ) khi sản
xuất mặt hàng nào đó thì lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo xuất
phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. Một nước có lợi thế tuyệt đối trong sản
xuất cả hai mặt hàng nhưng chỉ có lợi thế so sánh đối với mặt hàng có mức
lợi thế cao hơn. Ngược lại, một nước khác bất lợi trong sản xuất cả hai mặt
hàng nhưng vẫn có lợi thế so sánh đối với mặt hàng có mức bất lợi nhỏ


16
hơn. Do đó, hai nước vẫn được lợi khi tiến hành sản xuất và trao đổi cho
nhau những sản phẩm có nhiều lợi thế nhất và tiến hành nhập khẩu những
sản phẩm mà việc sản xuất chúng gặp nhiều bất lợi.
Sử dụng mô hình thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ dưới đây để minh
họa, với các giả định:
- không có chi phí vận chuyển hàng hóa.
- chi phí sản xuất cố định không thay đổi theo quy mô
- chỉ có hai nước sản xuât hai loại sản phẩm
- những hàng hóa trao đổi giống hệt nhau
- các nhân tố sản xuất chuyển dịch một các hoàn hảo
- không có thuế quan và rào cản thương mại

- thông tin hoàn hảo.

Bảng 1.2 Chi phí về lao động để sản xuất
Đơn vị: giờ công lao động
Sản phẩm
Tại ấn Độ
Tại Mỹ
1 đơn vị lúa mỳ
15
10
1 đơn vị rượu vang
30
15

Trong ví dụ này Mỹ có lợi thế tuyệt đối so với Ấn Độ trong sản xuất cả
lúa mỳ lẫn rượu vang: năng suất lao đông của Mỹ gấp hai lần Ấn Độ trong
sản xuất rượu vang và gấp 1,5 lần trong sản xuất lúa mỳ. Theo suy nghĩ thông
thường, trong trường hợp này Mỹ sẽ không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ
Ấn Độ cả. Thế nhưng phân tích của Ricardo đã dẫn đến kết luận hoàn toàn
khác:


17
 1 đơn vị rượu vang tại Ấn Độ sản xuất phải tốn chi phí tương đương với chi
phí để sản xuất 2 đơn vị lúa mỹ; trong khi đó tại Mỹ, để sản xuất 1 đơn vị
rượu vang chỉ mất chi phí tương đương với chi phí để sản xuất 1,5 đơn vị lúa
mỳ. Vì thế ở Mỹ sản xuất rượu vang rẻ hơn tương đối so với Ấn Độ.
 Tương tự như vậy, ở Ấn Độ sản xuât lúa mỹ rẻ hơn tương đối so với Mỹ.
 Giả định nguồn lực lao động của Ấn Độ là 270 giờ công lao động, còn của
Mỹ là 180 giờ công lao động

 Nếu không có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hóa và theo
chi phí tại bảng 1.2 thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất như sau
Bảng 1.3 Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra trước khi có thương mại
Quốc gia
Số đơn vị lúa mỳ
Số đơn vị rượu vang
Ấn §é
8
5

9
6
Tæng
17
11
NÕu Mü chØ s¶n xuÊt r-îu vang cßn Ấn Độ chỉ sản xuất
lúa mỳ rồi trao đổi thương mại với nhau thì số lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ
là:
Bảng 1.4 Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra sau khi có thương mại

Quốc gia
Số đơn vị lúa mỳ
Số đơn vị rượu vang
Ấn §é
18
0

0
12
Tæng

18
12


18
Rõ ràng sau khi có th-ơng mại và mỗi n-ớc chỉ
tập trung sản xuất hàng hóa mà mình có lợi thế so
sánh, tổng số l-ợng sản phẩm của lúa mỳ và r-ợu vang
của cả hai n-ớc đều tăng hơn so với tr-ớc khi có
th-ơng mại.

1.2 C s thc tin ca quan h thng mi M- n
1.2.1 Nhu cu v tim nng trao i hng hoỏ thng mi M - n
Nhu cu trao i hng húa v dch v gia cỏc lónh th v gia cỏc
quc gia ó cú t xa xa trong lch s ca loi ngi. Hot ng ny din ra
ph bin mi ni vi mc khỏc nhau vỡ nhng mong mi ỏp ng nhu
cu ngy mt tng ca mi cỏ nhõn v mi quc gia trong khi kh nng t sn
xut mt s mt hng vt quỏ nhu cu; ngc li mt s mt hng khỏc thỡ
khụng th ỏp ng hoc ỏp ng khụng .
C M v n trong lch s tn ti ca mỡnh u phi thc hin
nhng hot ng nhp khu ỏp ng nhu cu ca mỡnh. Tựy vo s phỏt
trin ca nn kinh t, mi quc gia, mi thi k, cú nhu cu trao i thng
mi khỏc nhau.
Hin ti, M cú nhu cu rt ln xut khu nhng mt hng cụng nghip
c khớ ch to cú dung lng vn v hm lng cụng ngh cao nh mỏy bay,
ụ tụ, thit b y t; dc phm; sn phm cụng ngh thụng tin, c bit l phn
mm; hng nụng sn; dch v ti chớnh. M cng cú nhu cu nhp khu rt ln
nhng mt hng nh du m, bi M l nc tiờu th du nhiu nht th gii



19
trong khi nguồn cung trong nước có hạn; Mỹ cũng cần rất nhiều sản phẩm sử
dụng nhiều lao động để sản xuất ra như quần áo, giày dép, đồ chơi, thực phẩm
chế biến sẵn, vì những mặt hàng này sản xuất ở những nước có nhiều lao động
và giá lao động thấp thì giá thành thấp hơn nhiều ở Mỹ. Tiếp nữa, Mỹ cũng
phải nhập nhiều những sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp mà các doanh
nghiệp Mỹ đã chuyển dịch ra nước ngoài, bởi đơn giản là vì nhiều lý do không
còn sản xuất ở trong nước nữa.
Ấn Độ cũng có nhu cầu thương mại ngày một lớn bởi nhu cầu hàng
tiêu dùng cho dân số khổng lồ và nguyên nhiên liệu, máy móc, công nghệ cho
nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây. Ấn Độ cần xuất
khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều lao động như các mặt hàng tiêu dùng
quần áo, giày dép, hàng thủ công chế tác tinh xảo, bởi đây là nguồn hàng mà
Ấn Độ có thế mạnh do nguồn lao động của Ấn Độ rất dồi dào và nhiều lao
động thủ công có tay nghề tinh xảo. Ấn Độ cũng có nhu cầu xuất khẩu nhiều
mặt hàng công nghiệp, bởi nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, dược
phẩm, ngành sản xuất phần mềm của Ấn Độ rất phát triển trong quá trình công
nghiệp hóa. Trong những năm gần đây, Ấn Độ có nhu cầu xuất khẩu tại chỗ
nhiều loại lao động, đặc biệt là lao động có trình độ đại học, sau đại học phục
vụ cho ngành công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính. Xuất khẩu của những
ngành trên không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều
sản phẩm hơn, tăng trưởng nhiều hơn, thu lãi nhiều hơn, mà còn tạo nhiều
việc làm cho người lao động, đây là cơ hội tốt để tăng thêm thu nhập cho
người lao động, cải thiện đời sống, giảm nghèo trong dân cư nói chung. Mở
rộng xuất khẩu cũng tạo điều kiện thu thêm nhiều ngoại tệ. Đây là nguồn tài


20
chính quan trọng để thực hiện việc nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất
cũng như đời sống dân sinh.

Cùng với nhu cầu mở rộng xuất khẩu thì nhu cầu nhập khẩu cũng rất
lớn. Ấn Độ cần nhiều mặt hàng từ nguyên nhiên liệu cho đến những mặt hàng
công nghệ cao như những lò phản ứng hạt nhân để cung cấp điện năng cho
nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh và số dân trên một tỷ người với thu nhập
ngày một cao hơn so với trước.
Hiện tại Ấn Độ có nhu cầu nhập khẩu nhiều công nghệ của Mỹ. Chỉ
riêng công nghệ thiết bị hạt nhân dân sự và nguyên liệu cho những lò phản
ứng hạt nhân nguyên tử hoạt động thôi, nếu Hiệp định nguyên tử dân sự giữa
hai nước đi vào đời sống thì sẽ mang lại giá trị xuất khẩu cho Mỹ vào thị
trường này nhiều tỷ đô la Mỹ [10]
Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng quân dụng của Ấn Độ cũng
rất lớn. Sau khi giành được độc lập, do có quan hệ gần gũi với Liên Xô, Ấn
Độ chủ yếu nhập vũ khí quân dụng từ Liên Xô. Hiện nay, số vũ khí nhập từ
Liên bang Nga vẫn chiếm 70% tổng giá trị hàng quân dụng nhập khẩu. Hiện
tại, Ấn Độ đang chủ trương đa dạng hóa nguồn cung cấp. Quân đội Ấn Độ
đang cần những thiết bị như các giàn ra đa chống tên lửa, máy bay với hệ
thống tự vệ, tầu thủy quân sự chuyên dụng, máy bay trực thăng chuyên dụng,
máy bay chuyên chở C-130J, máy bay phản lực chiến đấu. Riêng số tiền dành
mua số máy bay phản lực chiến đấu này cũng lên tới 9 tỷ USD [35, tr27]. Gần
đây, hợp tác quân sự giữa Mỹ và Ấn Độ được mở rộng theo “những nguyên
tắc chung và cùng chia sẻ lợi ích quốc gia” như chống chủ nghĩa khủng bố,
hạn chế phổ biến vũ khí và giữ gìn ổn định khu vực. Sự hợp tác quân sự này


21
đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu vũ khí hiện
đại từ Mỹ.
Như vậy cả hai nền kinh tế Mỹ và Ấn Độ, khi càng hội nhập vào nền
kinh tế thế giới, khi quy mô kinh tế ngày càng lớn, thu nhập của người dân
ngày một tăng thì nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và công nghệ

giữa hai nước cũng ngày một lớn. Đây chính là nhân tố định hình và tạo động
lực cho các mối quan hệ giữa Mỹ- Ấn Độ, trong đó có mối quan hệ thương
mại.


1.2.2 Những điều kiện khách quan thuận lợi cho mở rộng quan hệ
thương mại Mỹ- Ấn Độ

Nếu nhu cầu và những lợi thế so sánh khác nhau luôn là nền tảng cho
những mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, bởi mỗi
bên đều có được những lợi ích lớn hơn từ trao đổi, thì những nét tương đồng
khác lại là điều kiện thuận lợi để những hoạt động trao đổi thương mại này
diễn ra dễ dàng. Hay nói theo ngôn từ kinh tế là những hoạt động trao đổi
thương mại sẽ diễn ra với một chi phí rẻ hơn và tiết kiệm hơn. Hiện tại hai
nước có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các quan hệ song
phương. Một số điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi thương mại giữa
Mỹ- Ấn Độ bao gồm:
Thứ nhất, cả hai nước đều dễ dàng sử dụng chung một ngôn ngữ, đó là
tiếng Anh. Tại Mỹ, tiếng Anh là quốc ngữ, còn tại Ấn Độ, tiếng Anh là một
trong những ngôn ngữ quốc gia. Cả hai nước đều từng là thuộc địa của Anh,


22
nên ngôn ngữ này đã được đại đa số người dân sử dụng hàng ngày. Sau khi
giành được độc lập, tiếng Anh vẫn được nhà nước sử dụng tiếp tục như một
trong những tiếng quốc gia. Riêng Ấn Độ do có quá nhiều nhóm ngôn ngữ lớn
nên rất nhiều người, đặc biệt là tầng lớp trí thức, quan chức chính quyền, giới
doanh nhân và nhiều bộ phận dân cư khác vẫn dùng tiếng Anh trong giao tiếp
hàng ngày.
Do cùng sử dụng một ngôn ngữ rất thành thạo như vậy, nên mọi giao

dịch, trao đổi đều diễn ra thuận lợi. Các đối tác làm ăn có thể nhanh chóng
hiểu được ý của nhau trong quá trình đàm phán, góp phần tiết kiệm thời gian
và tiết kiệm chi phí trong các giao dịch thương mại. Cũng do rất thành thạo
tiếng Anh, nhiều doanh nghiệp của Ấn Độ đã nhận được những đơn gia công
phần mềm, những dịch vụ văn phòng của các công ty Mỹ và cả của nhiều
công ty khác trên thế giới. Điều kiện này sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho quan hệ
thương mại và những quan hệ khác giữa hai nước.
Thứ hai, cả hai nước đều có nền kinh tế tự do hoạt động theo cơ chế thị
trường, những rào cản thương mại đã được dỡ bỏ hoặc hạ xuống mức thấp.
Những điều chỉnh nhất định trong lĩnh vực kinh tế của nhà nước đều được cụ
thể hóa bằng những văn bản pháp lý [40]. Đây là điều kiện rất thuận lợi để
doanh nghiệp hai bên hiểu và nắm chắc tình hình thị trường của nhau và dễ
chủ động tổ chức những hoạt động trao đổi thương mại.
Thứ ba, số lượng người Ấn Độ sinh sống tại Mỹ và số sinh viên Ấn Độ
sang Mỹ du học khá đông là cầu nối thuận lợi cho những hợp đồng làm ăn,
những trao đổi thương mại. Kiều dân Ấn sống tại Mỹ có tới gần 2,5 triệu
người, năm 2007 có tới 76.000 sinh viên Ấn Độ đang du học ở Mỹ[48], số


23
sinh viên này còn nhiều hơn cả số sinh viên đến từ Trung Quốc. Những người
Mỹ gốc Ấn là một trong những cộng đồng có học vấn cao, có thu nhập cao tại
Mỹ. Cộng đồng này đang có tiếng nói nhiều hơn tại Washington. Những
người Mỹ gốc Ấn này đang nuôi dưỡng cho những mối làm ăn, những quan
hệ khoa học và quan hệ văn hóa giữa hai nước. Mặt khác, số sinh viên Mỹ tới
Ấn Độ học các môn như: lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, chính trị cũng tăng lên
nhanh. Hiện tại con số này đã đến 1.800 người. Số sinh viên Mỹ này cùng lực
lượng hùng hậu Ấn kiều và số sinh viên Ấn Độ trên sẽ trở thành những cầu
nối rất hiệu quả cho nhiều quan hệ giữa hai nước, trong đó có quan hệ thương
mại.


1.2.3 Những yếu tố thúc đẩy quan hệ song phương giữa Mỹ và Ấn Độ

1.2.3.1 Bối cảnh thế giới
Sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc và trỗi dậy của Trung Quốc đối
với việc giải quyết các vấn đề quốc tế thúc đẩy hai nước tăng cường quan hệ
cả về chiều sâu và chiều rộng. Trung Quốc với dân số 1,3 tỷ người, sau vài ba
thập kỷ cải cách và mở cửa hội nhập quốc tế đã đạt tốc độ tăng trưởng hai con
số trong nhiều năm. Hiện tại, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ tư trên
thế giới ( sau Mỹ, Nhật, Đức) với số dự trữ ngoại tệ trên 2000 tỷ USD và dự
báo có thể tăng lên 2700 tỷ USD vào cuối năm tài chính 2009. Nhiều dự báo
rằng, với tốc độ phát triển nhanh như trong thập kỷ vừa qua Trung Quốc sẽ trở
thành nền kinh tế thứ hai vào năm 2025. Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế,
Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng của mình ra nhiều nơi trên thế giới đặc

×