Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trường hợp ngành đường sắt Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 111 trang )

MỤC LỤC

Trang
Mục lục i
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục hình vẽ vi
Lời mở đầu 1
Chương 1. Tổng quan về nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức 6
1.1.
Một số vấn đề chung về Hỗ trợ phát triển chính thức
6
1.1.1.
Những khái niệm chính về ODA
6
1.1.2.
Mục tiêu của ODA
9
1.1.3.
Phân loại ODA.
9
1.1.4.
Nguồn cung cấp và phương thức cung cấp ODA
10
1.1.5.
Vai trò của ODA đối với nước cung cấp và nước nhận ODA
13
1.1.6.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ODA
19
1.2.


Hỗ trợ phát triển chính thức ở Việt Nam
22
1.2.1.
Chính sách thu hút và sử dụng ODA từ năm 1995 đến nay
22
1.2.2.
Tình hình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam
25
1.2.3
Những vấn đề đặt ra đối với ODA ở Việt Nam
34
Chương 2. Thực trạng thu hút và sử dụng Hỗ trợ phát triển chính thức
của ngành đường sắt Việt Nam 38
2.1.
Đặc điểm và vai trò của Hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành
đường sắt Việt Nam
38
2.1.1.
Vị trí, đặc điểm của ngành đường sắt trong nền kinh tế
38
2.1.2.
Đặc điểm và vai trò của ODA trong ngành đường sắt
45
2.2.
Chính sách thu hút và sử dụng ODA trong ngành đường sắt Việt
Nam
48
2.2.1.
Chính sách thu hút ODA
48

2.2.2.
Tổ chức thực hiện chương trình, dự án ODA
50
2.2.3.
Đánh giá chương trình, dự án ODA
53
2.3.
Tình hình thu hút và sử dụng ODA của ngành đường sắt Việt
Nam từ năm 1997 đến nay
57
2.3.1.
Quy mô vốn và dự án ODA
57
2.3.2.
Cơ cấu ODA theo lĩnh vực
58
2.3.3.
Cơ cấu ODA theo nhà tài trợ
63
2.4.
Đánh giá chung về việc thu hút và sử dụng ODA trong ngành
đường sắt Việt Nam
67
2.4.1.
Những thành quả đạt được
67
2.4.2.
Tồn tại cần khắc phục, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
74
Chương 3. Định hướng, giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả Hỗ 81

trợ phát triển chính thức
3.1.
Định hướng thu hút và sử dụng Hỗ trợ phát triển chính thức của
ngành đường sắt
81
3.1.1.
Quan điểm thu hút và sử dụng ODA của ngành đường sắt giai
đoạn đến năm 2020
81
3.1.2.
Mục tiêu phát triển của ngành đường sắt giai đoạn 2010 - 2020
82
3.2.
Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả
ODA của ngành đường sắt
85
3.2.1.
Những giải pháp chung
85
3.2.2.
Đối với các chương trình, dự án ODA trong ngành đường sắt
Việt Nam
95
Kết luận 100
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



























DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á.
AFD : Cơ quan phát triển Pháp.
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức.
TTTH ĐS : Thông tin tín hiệu đường sắt.
WB : Ngân hàng thế giới.



































DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Bảng 1.1
Tình hình cam kết ODA cho Việt Nam giai đoạn 1993-2006
29
Biểu 1.1
Cơ cấu ODA theo lĩnh vực
31
Biểu 1.2
Tình hình cam kết - ký kết của 10 Nhà tài trợ lớn nhất cho
Việt Nam giai đoạn 1993-2006

34
Bảng 1.2
Tình hình cam kết ODA của ba Nhà tài trợ ADB - WB - Nhật
Bản giai đoạn 1993-2006

35
Bảng 2.3
Vai trò, vị trí của đường sắt so với các phương tiện vận tải
khác

49
Bảng 2.4
ODA cho đường sắt Việt Nam từ sau năm 1997 đến nay
64
Bảng 2.5

ODA cho kinh doanh vận tải và phát triển đầu máy toa xe
66
Bảng 2.6
ODA cho kết cấu hạ tầng đường sắt
67
Biểu 2.1
Cơ cấu các nhà tài trợ ODA của đường sắt Việt Nam
70
Bảng 3.1
Các dự án kêu gọi, vận động ODA
85






















DANH MỤC HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 48


1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài.
Giao thông vận tải đường sắt là một bộ phận kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải của nền kinh tế xã hội, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông và
phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giao thông vận tải đường
sắt có vị trí quan trọng trong mạng lưới giao thông vận tải, đóng vai trò vận
chuyển liên vùng, liên vận quốc tế và tham gia vào vận tải đa phương thức.
Trải qua trên 125 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Đường sắt
Việt Nam không chỉ là một Tổng công ty lớn mạnh mà còn đã trở thành một
ngành kinh tế - kỹ thuật lớn của cả nước. Nhưng hiện nay Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi rất
lớn từ sự cạnh tranh của các phương thức vận tải khác, của chính khách hàng
và từ yêu cầu hội nhập với mạng đường sắt quốc tế. Với quy mô kết cấu hạ
tầng đường sắt còn nhỏ, phương tiện vận tải hầu hết chưa đạt cấp kỹ thuật,
chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, trong khi quá trình hiện đại hóa ngành
đường sắt đòi hỏi một lượng kinh phí rất lớn và diễn ra trong một khoảng thời
gian tương đối lâu dài, đây là một bài toán khó đã và đang đặt ra với ngành
đường sắt Việt Nam.
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là từ sau khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Chính phủ Việt Nam đã
bước đầu tận dụng được những nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ cho quá

trình phát triển đất nước nói chung và ngành giao thông vận tải nói riêng,
trong đó có nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA.

2
H tr phỏt trin chớnh thc - ODA u t vo ngnh ng st trong
vũng hn mi nm tr li õy khụng ngng tng lờn v khi lng vi s
tham gia ụng o cỏc nh ti tr. Nhng ngun vn ny cú phỏt huy c
vai trũ tớch cc ca mỡnh cho cụng cuc phỏt trin ngnh ng st hay khụng
ngnh tip tc y mnh cụng tỏc thu hỳt v s dng ODA trong thi gian
ti ang cũn l mt cõu hi cha cú cõu tr li rừ rng.
Do ú vic phõn tớch, ỏnh giỏ thc trng thu hỳt v s dng ODA ca
ngnh ng st l mt vic ht sc cn thit cú mt cỏi nhỡnh tng quỏt
v ODA trong ngnh ng st thi gian qua, tỡm ra c nhng thnh cụng,
hn ch trong vic thu hỳt v s dng ngun vn ny, rỳt ra c nhng bi
hc kinh nghim v ra cỏc gii phỏp kh thi nhm thu hỳt v s dng ODA
cú hiu qu hn. V ú cng chớnh l lý do tỏc gi la chn ti "Thu hỳt
v s dng ODA: Trng hp ngnh ng st Vit Nam" lm lun
vn tt nghip Thc s ngnh Kinh t th gii v Quan h kinh t quc t.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu.
Hin nay cú rt nhiu sỏch bỏo, tham lun, ỏn nghiờn cu v vn H
tr phỏt trin chớnh thc núi chung v cho cỏc ngnh, lnh vc c th núi
riờng. Tuy nhiờn tp trung nghiờn cu v s dng v thu hỳt ODA cho ngnh
ng st Vit Nam n thi im ny l cha cú.
Sau õy l mt s ti liu chớnh v cú liờn quan n ti: 1) Quy chế
Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo
Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ. Quy chế bao
gồm những quy định chung; trình tự các b-ớc từ giai đoạn vận động đến ký
kết điều -ớc quốc tế; theo dõi, đánh giá ch-ơng trình, dự án và quản lý nhà
n-ớc về ODA. Quy chế này đã thể hiện nhiều quan điểm mới trong việc thu
hút và quản lý sử dụng ODA. Sau bốn lần ban hành, Quy chế này đ-ợc coi là


3
phù hợp và dễ đ-a vào ứng dụng nhất song quy chế mới chỉ là văn bản khung
h-ớng dẫn việc quản lý và sử sụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. 2) Báo
cáo tại Hội nghị Nhóm t- vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2006 và
2007. Các báo cáo này tổng kết lại số vốn cam kết hỗ trợ phát triển chính thức
mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam cho năm sau đó. Đồng thời các báo cáo
cũng chỉ ra nh-ng v-ớng mắc, bất đồng giữa các bên trong quá trình thực hiện
các ch-ơng trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức để từ đó đề
xuất những kiến nghị với những nhà làm luật phía Việt Nam để mong h-ớng
tới một sự hài hòa về thủ tục. 3) Hài hoà thủ tục - một cách làm để nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Tạp chí nghiên cứu kinh tế đối ngoại 2003. Trong tạp
chí này nêu rõ mục tiêu của hài hòa thủ tục chính là loại bỏ các qui định, thủ
tục r-ờm rà nhằm giảm bớt chi phí giao dịch; Tăng c-ờng tính trách nhiệm về
mặt tài chính và về các kết quả của ch-ơng trình; Chia sẻ các dịch vụ chung
tại các văn phòng sở tại; Xây dựng các thủ tục thực hiện các ch-ơng trình, dự
án.
Ngoi ra cũn mt s sỏch, bỏo v tp chớ vit v ODA ca cỏc tỏc gi
khỏc vit v ODA, tuy nhiờn ODA vn luụn l vn mi c bit l ODA
trong ngnh ng st Vit Nam nờn rt cn thit cú riờng mt lun vn
nghiờn cu v ti ny.
3. Mc ớch v nhim v nghiờn cu ca Lun vn.
3.1. Mc ớch nghiờn cu:
Lm rừ thc trng vic thu hỳt v s dng ODA trong ngnh ng st
Vit Nam, trờn c s ú xut mt s gii phỏp v kin ngh nhm y
mnh vic thu hỳt v s dng cú hiu qu ODA ca ngnh ng st Vit
Nam trong quỏ trỡnh hi nhp sp ti, c bit sau khi Vit Nam tr thnh
thnh viờn ca T chc Thng mi Th gii t nm 2006.

4

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng hợp và phân tích các chính sách thu hút ODA ở Việt Nam nói
chung và ngành đường sắt nói riêng.
- Làm rõ thực trạng việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA trong
ngành đường sắt Việt Nam trong thời gian từ năm 1995 đến nay. Trên cơ sở
đó tính toán hiệu quả của việc thu hút cũng như sử dụng ODA đối với sự phát
triển của ngành đường sắt.
- Đưa ra được những giải pháp khả thi để thu hút và sử dụng có hiệu
quả hơn nữa vốn ODA trong ngành đường sắt Việt Nam trong giai đoạn sau
khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào việc thu hút và sử dụng ODA qua các
dự án ODA của ngành Đường sắt Việt Nam từ năm 1997 đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn nghiên cứu, đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế còn
gặp phải trong quá trình ngành Đường sắt Việt Nam triển khai các chương
trình, dự án thu hút và sử dụng ODA.
Thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả là một đề tài khá rộng, trong giới
hạn phạm vi của một luận văn thạc sỹ, luận văn tập trung phân tích, nghiên
cứu về ODA - trường hợp ngành đường sắt Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp điều
tra khảo sát, thống kê, phân tích và tổng hợp.

5
6. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn.
- Phân tích, chỉ ra được thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong
ngành đường sắt trong thời gian vừa qua.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút và
sử dụng hiệu quả ODA trong ngành đường sắt trong quá trình hội nhập, nhất
là khi Việt Nam vừa gia nhập WTO trong tháng 11 năm 2006 vừa qua.
7. Bố cục của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Hỗ trợ phát triển chính thức.
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng Hỗ trợ phát triển chính thức
của ngành Đường sắt Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả Hỗ trợ
phát triển chính thức trong ngành đường sắt trong thời gian
sắp tới.

6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
1.1. Một số vấn đề chung
1.1.1. Những khái niệm chính về Hỗ trợ phát triển chính thức.
Hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức được gọi
tắt là ODA bắt nguồn từ cụm từ tiếng Anh - Official Development Assistance.
Hiện nay chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về Hỗ trợ phát triển chính thức.
Mỗi Chính phủ, mỗi tổ chức có thể đưa ra khái niệm về ODA theo cách riêng
của mình. Tuy nhiên có một số định nghĩa về ODA tương đối giống nhau và
sát thực tiễn nhất:
Theo Uỷ ban Viện trợ phát triển: ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức
từ bên ngoài bao gồm các khoản Viện trợ và cho vay được ưu đãi, được hiểu
là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển, được các cơ quan
chính thức của các Chính phủ trung ương và địa phương hoặc các cơ quan
thừa hành của Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính
phủ tài trợ. ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, một địa

phương, một ngành - được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết
tài trợ, thông qua một Hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên
nhận và hỗ trợ vốn ký kết. Hiệp định quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi
Công pháp quốc tế.
Uỷ ban viện trợ phát triển đưa ra khái niệm về ODA dưới góc độ của
nhà tài trợ cho các nước đang và kém phát triển nhằm giúp các nước này phát
triển kinh tế - xã hội thông qua các Hiệp định quốc tế. Tuy nhiên, khái niệm
này của Uỷ ban viện trợ phát triển quá chú trọng đến nguồn tài trợ song

7
phương, phù hợp với thực tế là Uỷ ban này là cơ quan chủ trì về viện trợ song
phương của các nước thuộc Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD).
Theo Ngân hàng thế giới: ODA là một bộ phận của Quỹ Hỗ trợ phát
triển trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và
viện trợ không hoàn lại phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ.
Ngân hàng thế giới đưa ra khái niệm về ODA bao gồm cả viện trợ
song phương và đa phương, tuy nhiên khái niệm này nhấn mạnh đến khía
cạnh tài chính của ODA (ODA là tập con của Quỹ Hỗ trợ phát triển chính
thức) mà không đề cập đến mục tiêu của ODA.
Theo định nghĩa của Nhật Bản: Một loại viện trợ muốn là ODA phải có
đủ ba yếu tố:
Do Chính phủ hoặc cơ quan thực hiện của Chính phủ cấp;
Có mục đích góp phần phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho
nước nhận viện trợ;
Tính ưu đãi phải trên 25%.
Trong đó tính ưu đãi là một chỉ số tổng hợp từ ba yếu tố: lãi suất, thời
hạn trả nợ hoặc không trả lãi (còn gọi là thời gian ân hạn) trong tương quan so
sánh với các yếu tố tương tự của Ngân hàng Thương mại.
Nhật Bản đã đưa ra được khái niệm về ODA đầy đủ hơn so với khái
niệm về ODA của Uỷ ban viện trợ phát triển và Ngân hàng Thế giới ở điểm

đã xác định rõ tính ưu đãi mà một khoản vay phải đạt được để có thể được coi
là ODA. Nhưng cũng như Uỷ ban viện trợ phát triển, Nhật Bản đưa ra khái
niệm chú trọng đến ODA song phương, chưa đề cập đến ODA đa phương.
Theo Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của
Chính phủ thì Hỗ trợ phát triển chính thức được hiểu là hoạt động hợp tác

8
phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song
phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ, bao gồm:
ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn
trả lại cho nhà tài trợ;
ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với
các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm
“yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với
các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc;
ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các
khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương
mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với
các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
Việt Nam, đứng trên quan điểm của nước nhận viện trợ, đưa ra khái
niệm về ODA nhấn mạnh đến yếu tố hợp tác phát triển giữa Việt Nam và nhà
tài trợ (gồm cả quốc gia và tổ chức quốc tế). Ngoài ra Việt Nam còn đề cập
đến các hình thức và tính ưu đãi của viện trợ ODA.
Như vậy, có thể nói ODA là nguồn vốn từ bên ngoài hỗ trợ cho các
nước đang phát triển, kém phát triển hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài
chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
của các nước này. Mặc dù đứng trên các quan điểm khác nhau, mỗi cơ quan,
tổ chức, chính phủ đã đưa ra những quan niệm về ODA có những nét riêng

biệt, nhưng nhìn chung ODA có những điểm chính là:
Do Chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các
cơ quan chính thức của một nước
Không cấp cho những chương trình, dự án mang tính chất thương
mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó

9
khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội của một nước nhận
viện trợ.
Tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay.
1.1.2. Mục tiêu của Hỗ trợ phát triển chính thức.
Mục tiêu cơ bản của ODA là thúc đẩy sự phát triển bền vững và giảm
nghèo ở các nước đang phát triển. Thông qua viện trợ ODA, các nhà tài trợ
mang đến cho các nước đang phát triển vốn, khả năng tiếp thu những thành
tựu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. ODA còn giúp các nước nghèo hoàn thiện
cơ cấu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và tăng khả năng thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
Ngoài việc lấy thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở các nước
đang phát triển làm mục đích chính, trong nhiều trường hợp, ODA còn hướng
tới những mục tiêu: củng cố mối quan hệ giữa các quốc gia, tăng cường lợi
ích kinh tế - chính trị của các nước tài trợ.
Các nước viện trợ nói chung đều không quên mưu cầu lợi ích của mình
thông qua việc gây ảnh hưởng chính trị (xác định ảnh hưởng, vị trí của mình
tại khu vực tiếp nhận ODA), đem lợi nhuận cho hàng hóa, dịch vụ và tư vấn
trong nước mình (yêu cầu dùng vốn viện trợ mua hàng hoá, dịch vụ của nước
mình)
1.1.3. Phân loại Hỗ trợ phát triển chính thức.
Theo tính chất người ta phân loại ODA thành viện trợ song phương và
viện trợ đa phương. Viện trợ song phương là khoản viện trợ trực tiếp từ nước
này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ. Trong

khi đó viện trợ đa phương được hiểu là viện trợ chính thức của một tổ chức

10
quốc tế hay của tổ chức khu vực hoặc của Chính phủ một nước dành cho
Chính phủ một nước khác nhưng thực hiện thông qua một tổ chức đa phương.
Theo mục tiêu ODA bao gồm Hỗ trợ cơ bản và Hỗ trợ kỹ thuật. Nếu
Hỗ trợ cơ bản được hiểu là những khoản tín dụng ưu đãi, được cung cấp để
đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường thì Hỗ trợ kỹ
thuật được định nghĩa là những nguồn lực dành cho chuyển giao trí thức, công
nghệ, đào tạo kỹ thuật hoặc phân tích quản lý kinh tế, thương mại, thống kê,
các vấn đề xã hội, nghiên cứu cơ bản (nghiên cứu tổng quan, lập kế hoạch,
điều tra cơ bản, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ), phát triển thể chế và
nguồn lực
Theo điều kiện có ODA không ràng buộc, ODA ràng buộc một phần
và ODA ràng buộc. ODA không ràng buộc là nguồn ODA nhà tài trợ dành
cho nước nhận mà không kèm theo điều kiện ràng buộc về nguồn sử dụng hay
mục đích sử dụng. Một phần ODA phải được chi tiêu ở nước cấp viện trợ,
phần còn lại không bị ràng buộc mà có thể chi tiêu tuỳ vào mục đích và kế
hoạch của bên nhận viện trợ là ODA ràng buộc một phần. Còn ODA ràng
buộc là nguồn ODA nhà tài trợ dành cho nước tiếp nhận nhưng kèm theo
những điều kiện ràng buộc về nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng nguồn
ODA đó.
Theo hình thức ODA bao gồm Hỗ trợ dự án, Hỗ trợ chương trình (Hỗ
trợ phi dự án) và Hỗ trợ cán cân thanh toán.
1.1.4. Nguồn cung cấp và phƣơng thức cung cấp Hỗ trợ phát triển
chính thức.
1.1.4.1. Nguồn cung cấp.
ODA là một hiện tượng nổi lên sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -
1944), với kế hoạch Marsall là hình thức sơ khai của hình thức viện trợ này.


11
Kế hoạch này là kế hoạch viện trợ có tổng giá trị lên tới hơn 100 tỷ đô la (tính
theo thời điểm lúc đó) mà Mỹ đưa ra nhằm giúp “tái thiết” các quốc gia tư
bản Châu Âu giàu có trước chiến tranh. Mục tiêu của kế hoạch không phải để
“giảm nghèo” hay để “hỗ trợ phát triển” cho nước nhận viện trợ mà trước hết
để phô trương thanh thế nước Mỹ, sau đó là để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ
tại khu vực kinh tế giàu sức mạnh tiềm năng này cũng như tăng sự phụ thuộc
của các quốc gia nhận viện trợ. Và thêm một mục tiêu quan trọng là một khối
lượng hàng hóa khổng lồ đang dư thừa ở Mỹ được đẩy ra nước ngoài để đổi
lấy rất nhiều lợi ích chính trị. Sau đó trước hậu quả của chiến tranh và sự suy
sụp về kinh tế của các nước bại trận cũng như các nước thuộc địa ở thế giới
thứ ba, các quốc gia đã thông qua một phương thức để vực dậy nền kinh tế thế
giới đó là thành lập các tổ chức tài chính quốc tế nhằm mục đích sử dụng
nguồn vốn chung trong tiến trình điều hòa nền kinh tế thế giới nói chung và
của các nước có nền kinh tế bị tàn phá hay chậm phát triển nói riêng.
Ngày 14/12/1960 tại Paris các nước đã ký thoả thuận thành lập Tổ chức
Phát triển và Hợp tác Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and
Development - OECD). Tổ chức này bao gồm 20 nước thành viên ban đầu đã
đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương và đa
phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã thành lập ra
những Uỷ ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban Hỗ trợ phát triển
(Development Assistance Committee - DAC) nhằm giúp các nước đang phát
triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Năm 1969, lần đầu tiên DAC đưa ra
khái niệm về ODA. Vào năm 1970, nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp
quốc đã chính thức thông qua chỉ tiêu các nước giàu hàng năm phải trích
0,7% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với
các nước nghèo. Kể từ khi ra đời cho đến nay, hoạt động viện trợ luôn là một
cố gắng liên tục của OECD, đặc biệt là của các nước DAC.

12

Ngoài ra hiện nay còn nổi lên xu hướng tăng nguồn cung cấp ODA từ
các tổ chức phi chính phủ. Viện trợ của các NGO thường với qui mô nhỏ và
thường ở dạng cứu trợ nhân đạo hoặc các dự án có phạm vi hẹp. Tuy nhiên,
hiệu quả của nguồn viện trợ này khá cao, nhạy cảm hơn với nhu cầu thực tế
của nhân dân địa phương, thường trực tiếp đến tay người hưởng lợi vì NGO
không qua con đường chính phủ mà thường tự liên hệ với các cộng đồng cần
tài trợ. Tuy nhiên, bên cạnh mục đích hỗ trợ phát triển, các khoản viện trợ,
trong nhiều trường hợp, còn mang tính chất chính trị của các tổ chức này. Do
vậy, cần có sự thận trọng trong việc quản lí nguồn hỗ trợ này.
1.1.4.2. Phƣơng thức cung cấp.
Hỗ trợ phát triển chính thức được cung cấp dưới dạng cho vay không
hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc hỗn hợp nhưng nhìn chung hiện nay các
nước cung cấp ODA đang có xu hướng giảm viện trợ không hoàn lại và tăng
hình thức tín dụng ưu đãi và cho vay hỗn hợp.
ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA mà nhà tài trợ không
yêu cầu bên nhận phải hoàn lại cho nhà tài trợ. Viện trợ không hoàn lại hiện
nay chiếm khoảng 25% trong tổng số ODA trên thế giới. Tùy theo hoàn cảnh
của từng nước nhận viện trợ mà tỷ lệ này có thể thay đổi (có thể ở nước này
viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn vay ODA nhưng ở
nước khác tỷ lệ này lại thấp). Có thể coi viện trợ không hoàn lại như một
nguồn thu của ngân sách nhà nước, được sử dụng theo hình thức nhà nước
cấp phát lại cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hoặc
được sử dụng để thực hiện các chương trình, dự án thoả thuận trước giữa bên
cung cấp và bên nhận viện trợ. Viện trợ không hoàn lại được thực hiện dưới
dạng hỗ trợ kỹ thuật, hoặc viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.

13
Viện trợ có hoàn lại (tín dụng ưu đãi): là những khoản tín dụng dành
cho nước nhận viện trợ với những điều kiện ưu đãi. Các điều kiện ưu đãi
thường là:

Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay);
Thời gian vay nợ dài (từ 20 - 30 năm) nhằm giảm gánh nặng trả nợ
cho các nước trong thời gian đầu còn gặp khó khăn;
Có thời gian ân hạn (thời gian không trả lãi hoặc hoãn trả nợ) từ 10 -
12 năm để các nước tiếp nhận có đủ thời gian phát huy hiệu quả sử
dụng nguồn vốn vay, tạo nguồn để trả nợ sau này.
Tín dụng ưu đãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số ODA trên thế giới và
là nguồn thu phụ thêm để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, vì vậy nó chỉ
được sử dụng dưới hình thức tín dụng đầu tư cho các mục đích có khả năng
thu hồi vốn, hoàn trả lại cho nhà nước cả vốn và lãi để trả nợ nước ngoài.
ODA hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn
lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác
Kinh tế và Phát triển. Yếu tố không hoàn lại của từng khoản vay được xác
định dựa trên các yếu tố: lãi suất, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, số lần trả
nợ trong năm và tỷ lệ chiết khấu.
1.1.5. Vai trò của Hỗ trợ phát triển chính thức đối với nƣớc cung
cấp và nƣớc tiếp nhận.
1.1.5.1. Vai trò của ODA đối với nƣớc cung cấp.
Tuy là nguồn hỗ trợ có tính ưu đãi nhưng ODA không phải là cho
không. ODA là khoản cung cấp có vay có trả, gắn với những ràng buộc của
nước, tổ chức cung cấp viện trợ. Mỗi nước cung cấp ODA đều có chính sách
riêng của mình và những quy định ràng buộc khác nhau đối với nước nhận,
nhiều khi những ràng buộc này rất chặt chẽ.

14
Các nước tài trợ, ngoài mục tiêu cung cấp ODA cho các nước nghèo
giúp họ phát triển kinh tế - thực chất là để trong tương lai, các nước nghèo sẽ
đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của chính nước tài trợ (cụ
thể là biến các nước nghèo thành nơi cung cấp nguyên vật liệu rẻ, nhân công
rẻ; tiếp nhận công nghệ và tư bản thừa; là thị trường tiêu thụ hàng hoá; đón

nhận những ngành, những khâu công nghệ ít hàm lượng khoa học, ô nhiễm
môi trường ) thì các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích
và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm
bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị Vì
vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm
hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay đổi cùng với tình hình phát
triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới). Ví dụ
như Nhật Bản quy định vốn ODA của họ (hoàn lại và không hoàn lại) đều
được thực hiện bằng đồng Yên Nhật. Một khi lợi ích của nước viện trợ không
đảm bảo hay không thoả mãn, họ thường tìm cách giảm mức cấp ODA xuống.
Chính vì vậy, các nước giàu thường lựa chọn đối tác để cung cấp ODA gắn
với các mục tiêu cần đạt của mình. Ví dụ, trên 50% tổng ODA của Mỹ hàng
năm (trên 5 tỉ USD) được cung cấp cho Isrel và Ai Cập (là các nước đồng
minh chiến lược của Mỹ).
Thêm vào đó, nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng
ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả
thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ
có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Do
đó, các dự án, chương trình mà nước viện trợ lựa chọn để cung cấp ODA có
thể không phải là dự án quan trọng và tối ưu nhất đối với nước tiếp nhận. Bởi
lẽ, chi phí mua sắm thiết bị, công nghệ có thể có giá trị rất lớn nhưng công
suất sử dụng lại không cao hoặc phải bỏ ra chi phí cao về dịch vụ đào tạo,

15
chuyển giao công nghệ. Hoặc trong các dự án hỗ trợ kỹ thuật, thì bên nhà tài
trợ yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với
chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới.
Như vậy những phân tích trên phần nào giải thích tại sao các nước giàu
sẵn sàng trích từ GNP nước mình để hỗ trợ sự phát triển của các nước nghèo
và nước đang phát triển.

1.1.5.2. Vai trò của ODA đối với nƣớc tiếp nhận.
Nhận được nguồn tài trợ phát triển lớn có thể nói là mong muốn của
nhiều quốc gia, nhưng ở một góc độ nhất định, không hẳn đã tốt nếu nước tiếp
nhận viện trợ không đủ sức để dùng nó một cách thực sự hữu hiệu. Và như
vậy ODA: được gì và mất gì luôn là câu hỏi lớn đối với các nước tiếp nhận.
a. Những tác động tích cực:
Thứ nhất, ODA bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Các nhà quản lý và
nghiên cứu kinh tế trên thế giới đều đi đến kết luận rằng “Muốn phát triển
kinh tế, các nước đang phát triển phải ra sức huy động và sử dụng có hiệu quả
các nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Sử dụng vốn nước ngoài đã trở
thành vấn đề có tính quy luật đối với các nước đang phát triển”
1
. Các nước
nghèo thường rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” do mâu thuẫn giữa tích luỹ nội bộ
nền kinh tế và nhu cầu đầu tư. Vì thế cán cân thương mại luôn trong tình trạng
thâm hụt nặng nề. Do vậy, ODA thực sự bổ trợ cho nguồn vốn trong nước
trong công cuộc phát triển của các nước.
Thứ hai, ODA giúp các nước nghèo tiếp thu những thành tựu khoa học,
công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực: Hỗ trợ kỹ thuật là một hình
thức cung cấp ODA của các nước, các tổ chức liên quan đến việc chuyển giao


1
AESCAP (1996) - Báo cáo Hội thảo tại Bắc Kinh

16
bí quyết kỹ thuật, công nghệ, những kinh nghiệm hoặc trao đổi ý kiến nhằm
mục đích phát triển khả năng quản lý nền kinh tế và ổn định của nước nhận.
Những dự án về hỗ trợ kỹ thuật thành công có tác dụng to lớn đối với phát
triển nguồn nhân lực và đây là những lợi ích căn bản, lâu dài mà ODA đem lại

cho các nước nhận tài trợ.
Thứ ba, ODA giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế
và hoàn thiện thể chế chính sách: Đối với các nước đang phát triển, khó khăn
kinh tế là điều không tránh khỏi, trong đó nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân
thanh toán quốc tế ngày một gia tăng là tình trạng phổ biến. Để giải quyết tình
trạng này, các nước đang phát triển cố gắng để hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng
cách phối hợp với các tổ chức WB, IMF, ADB và các nước tài trợ, hướng
các dự án vào việc hỗ trợ ngân sách, phát triển khu vực tư nhân, phát triển sản
xuất, hoàn thiện cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, ODA tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước của các nước
đang phát triển. Để có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu
tư vào một lĩnh vực nào đó, thì chính tại các quốc gia đó phải đảm bảo cho họ
có được môi trường đầu tư tốt (cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; hệ thống chính
sách, pháp luật ổn định…), đảm bảo đầu tư có lợi với phí tổn thấp, hiệu quả
đầu tư cao. Các nhà đầu tư tư nhân khi đầu tư vào các nước đang và chậm
phát triển thường mong muốn đầu tư vào lĩnh vực, dự án có quy mô vừa phải,
quản lý dễ, có lãi suất cao và thu hồi vốn nhanh. Thường thì các nhà đầu tư tư
nhân quốc tế sẽ e ngại đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng kimh tế, cơ sở hạ
tầng xã hội, các dự án cải cách chính sách kinh tế, cải cách hệ thống tài chính
ngân hàng , do đầu tư vào lĩnh vực này thường yêu cầu vốn lớn, cần theo dõi
và quản lý dự án trong một thời gian dài, lãi suất thấp và thu hồi vốn chậm,
thậm chí lợi nhuận có thể bị chuyển sang thực hiện ở ngành khác. Trong khi

17
đó, ODA với ưu thế là một nguồn vốn ưu đãi có quy mô lớn và lãi suất thấp
sẽ được chính phủ của cả nước tài trợ và nước nhận viện trợ ưu tiên đầu tư
vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Khi môi trường đầu tư được cải thiện tốt, đảm
bảo tính ổn định của dự án đầu tư, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao sẽ
là sức hút mạnh mẽ đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tỉ lệ xấp xỉ

2USD/1USD viện trợ phát triển chính thức
1
, đồng thời cũng tạo động lực cho
các nhà đầu tư trong nước.
b. Những tác động tiêu cực.
Bên nhận viện trợ buộc phải tuân theo những yêu cầu xuất phát từ bên
cấp viện trợ.
Các nước cấp viện trợ đa phương và song phương đều sử dụng viện trợ
như là một công cụ để buộc các nước đang phát triển phải thay đổi chính sách
kinh tế - xã hội, chính sách đối ngoại sao cho phù hợp với lợi ích của bên
cung cấp. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ càng tăng lên càng nhiều. Các
nước viện trợ luôn đưa ra những yêu sách để đem lại lợi nhuận cho hàng hoá,
dịch vụ và tư vấn trong nước. Bỉ, Đức, Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện
trợ dành cho các nước đang phát triển phải được dùng để mua hàng hoá và
dịch vụ của nước mình. Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%, Thuỵ Sĩ yêu cầu
1,7%, Hà Lan 2,2%
2
. Nhìn chung, các nước trong Ủy ban Hỗ trợ phát triển
đặt điều kiện là 25% các khoản viện trợ phải được sử dụng để mua hàng hoá
dịch vụ của chính họ với mức giá tính cao hơn giá hiện hành rất nhiều, đồng
thời nước nhận viện trợ bị ép buộc phải trả nợ hoặc lãi bằng những hàng xuất
khẩu lặt vặt mà giá trị bình quân chỉ bằng 15% giá trị hiện hành, hoặc phải
dành cho họ những điều kiện đầu tư thuận lợi
3
.


1
WB (1999) - Đánh giá viện trợ khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao.
2

Thực trạng của Viện trợ 1997 - 1998. Một đánh giá độc lập về hợp tác phát triển. Judith Randel.
3
ODA - Những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam, Hà Thị Ngọc Oanh - NXB Giáo dục (2000).

18
Nguy hiểm hơn là trong nhiều trường hợp để nhận được nguồn viện trợ
này các nước nhận viện trợ phải chịu những ảnh hưởng về chính trị. Mỹ là
một trong những ví dụ điển hình trong việc “tiêu ít tiền cho các mục tiêu phát
triển hơn là cho các mục tiêu quân sự và chính trị”, dùng ODA làm công cụ
để thực hiện ý đố gây “ảnh hưởng chính trị trong thời gian ngắn”. Các nước
nhận viện trợ bị hướng theo một lập trường nào đó trong ngoại giao và bị tác
động can thiệp vào phát triển chính trị. Các nước nghèo nhận viện trợ kinh tế
nhưng cũng đồng thời đang phải chịu những nguy cơ bị thâm nhập về văn
hoá, tư tưởng, bị truyền bá dân chủ kiểu phương Tây, bị trói buộc phát triển
kinh tế vào trong một trật tự tự do mà các trung tâm tư bản sắp đặt khuyến
khích tự do hoá kinh tế để mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào.
ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ:
Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng
nợ nần thường không thấy ngay. Một số nước vì mải ham tính ưu đãi của vốn
ODA, coi chúng như quà tặng, không có chiến lược và kế hoạch tổng thể sử
dụng ODA, không tính toán khả năng hấp thụ, nhu cầu vốn thực tế của nền
kinh tế nên có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian
lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Điều quan trọng là vốn
ODA thường không đầu tư trực tiếp cho sản xuất xuất khẩu trong khi việc trả
nợ lại phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, còn có yếu tố khách quan là đồng tiền viện trợ lên giá, khi
đó nước nhận viện trợ sẽ phải trả thêm một khoản nợ bổ sung phát sinh do
chênh lệch tỉ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ. Ngoài ra, nguồn vốn
ODA nếu không được quản lý tốt cũng rất dễ tạo ra nạn tham nhũng trong các
quan chức Chính phủ.


19
Số lượng tuyệt đối về nợ đến hạn (khả năng thanh toán lãi và một phần
nợ gốc đến hạn của khoản nợ) là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ nợ
nần của một quốc gia. Tuy nhiên, WB và IMF đưa ra tiêu chí đánh giá chính
xác hơn khả năng trả nợ của một quốc gia là:
Tỷ lệ nợ đến hạn =
Nợ đến hạn
x100%
Tổng thu nhập từ xuất khẩu
Theo kinh nghiệm của các nước tỷ lệ nợ đến hạn hợp lý là thấp hơn
10% - 15%. Nhiều nước nghèo mắc nợ nhiều sẽ không có khả năng đạt được
tỷ lệ này trong tương lai. Nhiều nước nghèo còn có mức nợ nước ngoài lớn
hơn GNP. Chẳng hạn, trong năm 1999, GNP Nigeria là 27,6 tỷ USD nhưng
nợ nước ngoài là 31,4 tỷ USD, GNP của Lào là 1,9 tỷ USD trong khi nợ là 2,3
tỷ USD, Mozambique có GNP là 1,5 tỷ USD và nợ nước ngoài là 5,8 tỷ USD.
Bình quân mỗi người dân Châu Phi nợ phương Tây 379 USD và đối với mỗi
đôla viện trợ của phương Tây có 9 USD quay trở lại dưới dạng thanh toán nợ.
Những con số này, là lời cảnh báo cho các nước phải thận trọng khi nhận một
khoản ODA. Với những khoản nợ khổng lồ này thì hệ quả tiếp theo khó tránh
khỏi sẽ là tình trạng lệ thuộc phát triển, đánh mất quyền độc lập tự chủ, trước
hết là về mặt kinh tế, lâu dần là về mặt chính trị.
1.1.6. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng ODA
1
.
Thứ nhất, các chương trình, dự án được lựa chọn sử dụng ODA phải
phù hợp với chiến lược phát triển ngành, quốc gia và thiết thực với đối tượng
thụ hưởng. Không phải mọi nguồn vốn ODA được cung cấp đều đảm bảo sử
dụng hợp lý cho dự án. Thực tế cho thấy, do được "sinh ra" trên cơ sở ý tưởng
chủ quan, cảm tính nên nhiều dự án đã không phù hợp với chiến lược phát

triển ngành, vùng hay quốc gia, tạo nên những mất cân đối trong phát triển


1
Thước đo sử dụng ODA , ThS Phạm Thị Túy - Tạp chí Tài chính (tháng 4/2007)

20
tổng thể kinh tế - xã hội, hiệu quả của dự án đạt được rất "khiêm tốn". Trong
Nghiên cứu
1
do Hội đồng phát triển hải ngoại kết hợp với một số nhà nghiên
cứu Mỹ thực hiện ở nhiều nước Châu Phi đã chỉ rõ: Hạn chế lớn nhất trong sử
dụng ODA là chính phủ thiếu sự kiểm soát trong việc lựa chọn dự án cũng
như trong quá trình phân bổ ngân sách. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ hạn
chế mức độ phù hợp của dự án đối với quy hoạch, chiến lược phát triển quốc
gia và tác động tiêu cực đối với hiệu quả sử dụng ODA ở nước tiếp nhận.
Thứ hai, các dự án sử dụng ODA phải đạt các chỉ tiêu về hiệu quả kinh
tế - xã hội mà dự án đề ra. Chất lượng chương trình, dự án sử dụng ODA
không đảm bảo, ngoài làm tổn hại tới chính lĩnh vực này nó còn ảnh hưởng
tới những lĩnh vực liên quan khác, chẳng hạn như một nhà máy điện chưa
được đưa vào khai thác do chậm tiến độ, hoặc do trục trặc về kỹ thuật sẽ ảnh
hưởng tới khả năng tiêu dùng điện của mọi đối tượng thuộc diện thụ hưởng
kết quả của việc đầu tư nhà máy điện đó.
Thứ ba, xét riêng tỷ lệ ODA đầu tư cho phát triển các chương trình, dự
án kết cấu hạ tầng kinh tế phải đem lại một tỷ lệ tăng trưởng tương ứng. Một
nghiên cứu của WB đã công bố cho thấy, mức tăng 1% tổng sản phẩm trong
nước của mọi quốc gia thường ứng với mức tăng 1% tư bản của kết cấu hạ
tầng kinh tế. Vì vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng ODA cho phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế thì cần xem xét tương quan giữa tỷ lệ ODA được đầu tư
với tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế.

Thứ tư, dự án ODA phải thúc đẩy gia tăng FDI và các nguồn đầu tư
khác ở một mức độ nhất định. Kết quả nghiên cứu mới đây của WB cho thấy,
nếu quốc gia tiếp nhận ODA có cơ chế quản lý tốt thì ODA không những thay
thế một phần cho đầu tư của chính phủ mà còn là "nam châm" thu hút đầu tư


1
Campos và Pradhan 1996, trang 29

×