Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Thuế chống trợ cấp Kinh nghiệm áp dụng của một số nước thành viên WTO và gợi ý với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 113 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TRỊNH THỊ THANH HUYỀN



THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP: KINH NGHIỆM ÁP
DỤNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN
WTO VÀ GỢI Ý VỚI VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI






Hµ Néi – 2008






ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



TRỊNH THỊ THANH HUYỀN


THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP: KINH NGHIỆM ÁP
DỤNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN
WTO VÀ GỢI Ý VỚI VIỆT NAM



Chuyên ngành: Kinh thế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. KHU THỊ TUYẾT MAI



Hà Nội - 2008






MỤC LỤC

Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ

Trang
Mở đầu 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP VÀ QUY
ĐỊNH CỦA WTO VỀ THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP 6
1.1. Khái niệm và tác động của thuế chống trợ cấp 6
1.1.1 Khái niệm và phân loại trợ cấp 6
1.1.1.1 Khái niệm về trợ cấp 6
1.1.1.2. Phân loại trợ cấp 7
1.1.2. Khái niệm về thuế chống trợ cấp 11
1.1.3. Tác động của việc đánh thuế chống trợ cấp 13
1.1.3.1. Tác động tích cực 16
1.1.3.2. Tác động tiêu cực 20
1.2. Quy định của WTO về thuế chống trợ cấp 21
1.2.1. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) 21
1.2.1.1. Sự ra đời 21
1.2.1.2. Tóm tắt nội dung 22
1.2.2. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp theo quy định của WTO 23
1.2.2.1. Bằng chứng đầy đủ về hành vi trợ cấp của nước ngoài 24
1.2.2.2 Bằng chứng đầy đủ về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước 25



1.2.2.3 Bằng chứng về quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ
cấp và thiệt hại 27
1.2.3. Thủ tục điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp theo quy định của WTO . 28
1.2.3.1. Nộp hồ sơ 29
1.2.3.2. Quá trình điều tra 30
1.2.3.3. Nguyên tắc áp dụng và rà soát thuế chống trợ cấp 33
Chương 2: KINH NGHIỆM ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP CỦA MỘT SỐ
NƯỚC THÀNH VIÊN WTO. 35
2.1 Những đặc điểm về áp dụng thuế chống trợ cấp của các nước thành
viên WTO 35
2.2 Kinh nghiệm của một số nước thành viên WTO về áp dụng thuế
chống trợ cấp 40
2.2.1. Kinh nghiệm của Hoa kỳ 40
2.2.1.1. Khái quát quá trình áp dụng thuế chống trợ cấp 40
2.2.1.2. Các quy định về thuế chống trợ cấp 42
2.2.1.3. Trình tự và thủ tục áp dụng thuế chống trợ cấp 45
2.2.1.4. Một số vấn đề khác 50
2.2.2 Kinh nghiệm của EU 51
2.2.2.1 Khái quát quá trình áp dụng thuế chống trợ cấp 51
2.2.2.2 Các quy định về thuế chống trợ cấp 53
2.2.2.3 Trình tự và thủ tục áp dụng thuế chống trợ cấp 55
2.2.2.4 Một số vấn đề khác 63
2.2.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc 69
2.2.3.1. Khái quát quá trình áp dụng thuế chống trợ cấp 69
2.2.3.2 Các quy định về thuế chống trợ cấp 70
2.2.3.3. Trình tự và thủ tục áp dụng thuế chống trợ cấp 73
2.2.3.4 Một số vấn đề khác 78



2.3. Nhận xét chung về việc áp dụng thuế chống trợ cấp 79
Chương 3: MỘT SỐ GỢI Ý LIÊN QUAN TỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG
TRỢ CẤP CỦA VIỆT NAM 81
3.1 Cam kết của Việt Nam về trợ cấp khi gia nhập WTO và các quy định
hiện hành về chống trợ cấp. 81
3.1.1 Cam kết của Việt Nam về trợ cấp khi tham gia WTO 81
3.1.2 Quy định hiện hành của Việt Nam về chống trợ cấp 82
3.2 Thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam 85
3.2.1. Các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam có thể được nước ngoài trợ cấp. . 85
3.2.2. Cơ hội và thách thức khi áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam 88
3.3. Một số gợi ý cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp tại Việt Nam 90
3.3.1 Cân nhắc chung khi áp dụng thuế chống trợ cấp 91
3.3.2. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng thuế chống trợ cấp 92
3.3.3. Tổ chức bộ máy thực thi pháp luật thuế chống trợ cấp 94
3.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ thực thi việc áp dụng thuế chống trợ cấp và
nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. 96
3.3.5. Nâng cao nhận thức cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh
nghiệp 97

Kết luận…. 101
Danh mục tài liệu tham khảo 102








DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Danh mục minh hoạ các biện pháp trợ cấp xuất khẩu của Hiệp định
SCM 8
Bảng 2.1. Số trường hợp thuế chống trợ cấp đang được áp dụng vào giữa năm
2008 36
Bảng 2.2. Các nhóm ngành hàng bị đánh thuế chống trợ cấp trên thế giới từ
01/01/1995 đến 30/06/2008 38
Bảng 2.3. Sơ đồ trình tự điều tra của EU 61
Bảng 2.4. Sơ đồ trình tự điều tra của Trung Quốc 75

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Mô hình kinh tế của trợ cấp xuất khẩu 13
Hình 1.2. Tác động của việc đánh thuế chống trợ cấp đối với giá và lượng
nhập khẩu (trong một đơn vị thời gian T) 16
Hình 1.3. Hai nước X và Y sử dụng công cụ trợ cấp trong cạnh tranh quốc tế 18
Hình 1.4. Sơ đồ quá trình điều tra và áp dụng thuế chống trợ cấp 31
Hình 2.1. Số vụ đánh thuế chống trợ cấp có hiệu lực qua các năm từ 6/2001 –
6/2008 34
Hình 2.2. Số liệu nước áp dụng và nước bị áp dụng thuế chống trợ cấp từ
01/01/1995 – 30/06/2008. 35
Hình 2.3. Sơ đồ trình tự điều tra của Hoa kỳ 47
Hình 2.4. Số vụ đánh thuế chống trợ cấp do EU tiến hành từ 6/2001 đến
6/2008 51


DANH MỤC VIẾT TẮT





CVD
Thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng)
DOC
Bộ Thương mại Hoa kỳ
EC
Uỷ ban châu Âu
EU
Liên minh châu Âu
GATS
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ
GATT
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
IMF
Quỹ Tiền tệ quốc tế
ITC
Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa kỳ
MOFCOM
Bộ Thương mại Trung quốc
OECD
Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế
SCM
Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của
WTO
UNCTAD
Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
URAA
Luật về các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay của
Hoa Kỳ.
WB

Ngân hàng Thế giới
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới






1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng thuế chống trợ cấp
như là một công cụ hữu hiệu để bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa của nước
mính. Không phải ngẫu nhiên mà các nước phát triển, với thị trường hàng
hoá lớn, là những nước hô hào, ủng hộ cho tự do mậu dịch như Hoa Kỳ,
EU lại là những nước áp dụng biện pháp thuế chống trợ cấp nhiều nhất, để
bảo vệ cho ngành công nghiệp sản xuất nội địa trước sức cạnh tranh ngày
càng lớn và gay gắt của hàng hoá nhập khẩu trong bối cảnh tự do hoá thương
mại. Thực tiễn cũng cho thấy, xu hướng sử dụng thuế chống trợ cấp đang lan
toả sang các nước đang phát triển.
Việc Việt Nam ngày càng chủ động tìch cực tham gia sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới, đặc biệt sự kiện trở thành thành viên chình thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng tạo ra nhiều
thách thức cho nền kinh tế đang phát triển ở trính độ thấp như Việt Nam.
Từ đây, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan truyền thống dần được
cắt giảm đáng kể hoặc bị dỡ bỏ khiến cho hàng hoá các nước tiếp cận thị
trường Việt Nam dễ dàng hơn và do đó sẽ gây sức ép cạnh tranh gay gắt với
hàng hóa cùng loại hoặc tương tự trong nước. Để bảo vệ các ngành sản xuất
trong nước, Việt Nam cần tím hiểu và vận dụng các biện pháp tự vệ nói

chung trong WTO và biện pháp thuế chống trợ cấp nói riêng, đặc biệt trong
bối cảnh trợ cấp ở các nước ngày càng tăng, đa dạng và tinh vi như hiện nay
gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh và không công bằng cho hàng hoá
trong nước. Sẽ là thiệt thòi cho các doanh nghiệp nếu như công cụ thuế
chống trợ cấp không được quan tâm và áp dụng một cách thìch đáng để
chống lại hành vi được coi là “bóp méo thương mại” của hàng hoá nước
ngoài.


2
Do đó, việc tím hiểu thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp ở các nước
thành viên WTO để đề xuất gợi ý áp dụng ở Việt Nam là một điều hết sức
cần thiết trong bối cảnh hiện nay, một mặt giúp các doanh nghiệp trong nước
yên tâm sản xuất kinh doanh khi bên cạnh họ có thêm một công cụ bảo vệ
hữu hiệu, một mặt nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế .
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề thuế
chống trợ cấp trên đây, tác giả chọn đề tài: “Thuế chống trợ cấp: kinh
nghiệm áp dụng của một số nước thành viên WTO và gợi ý với Việt Nam”
cho đề tài luận văn của mính.
2. Tình hình nghiên cứu
So với thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp ở Việt Nam vẫn đang
là biện pháp ìt được biết đến và chưa được nghiên cứu nhiều. Hiện nay, trong
nước đã có một số đề tài nghiên cứu về trợ cấp và thuế chống trợ cấp.
Vụ chình sách thương mại đa biên - Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công
Thương) trong đề tài cấp bộ “Cơ sở khoa học áp dụng thuế chống trợ cấp
đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam” (2002) đã nêu lên sự cần thiết
của việc áp dụng công cụ bảo vệ mới thuế chống trợ cấp, phân tìch cơ sở lý
thuyết cũng như thực tiễn áp dụng của một số nước để từ đó đưa ra các kiến
nghị cho việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về thuế chống trợ cấp và
việc hính thành bộ máy thực thi áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam,

nhằm đáp ứng điều kiện, yêu cầu của gia nhập WTO.
Phục vụ yêu cầu điều chỉnh chình sách khi gia nhập WTO đối với các
biện pháp trợ cấp của Việt Nam, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước
hợp tác với Bộ Tài chình và các Bộ ngành liên quan thực hiện nghiên cứu
định tình và định lượng về biện pháp thuế quan và trợ cấp tại Việt Nam
trong báo cáo “Việt Nam gia nhập WTO: Phân tích thuế quan, Ngành và
Trợ cấp - Quyển 2: Trợ cấp và gia nhập WTO: Tính tuân thủ quy định WTO
và tác động về mặt chính sách đối với Việt Nam” (Nhà Xuất bản Tài Chình


3
– Tháng 9/2005). Báo cáo này đánh giá tổng thể chương trính trợ cấp và hỗ
trợ dành cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp trong bối cảnh gia nhập
WTO và đưa ra các khuyến nghị giải quyết nội dung này theo hướng đảm
bảo tuân thủ với quy định của WTO.
Phổ biến rộng rãi hơn, “Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia
nhập của Việt Nam: Trợ cấp và thuế chống trợ cấp” của Phòng Thương Mại
và Công nghiệp Việt Nam - VCCI là quyển sổ tay dành cho các doanh
nghiệp Việt Nam bước đầu có một cái nhín tóm lược về trợ cấp và thuế
chống trợ cấp theo quy định của WTO, những việc cần làm để phòng tránh
và đối phó với các vụ kiện chống trợ cấp ở nước ngoài cũng như nắm bắt cơ
sở quy phạm pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của mính khi có thiệt
hại do hàng hoá nước ngoài có trợ cấp gây nên.
Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chì nghiên cứu kinh
tế chuyên ngành: tác giả Vương Thị Thu Hiền có bài “Xu hướng áp dụng
thuế chống trợ cấp của các nước thành viên WTO và kinh nghiệm đối với
Việt Nam” trên Tạp chì Nghiên cứu Tài chình – Kế toán số 9/2004 và bài
“Thuế chống trợ cấp ở các nước thành viên WTO và những vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam” trên tạp chì Tài chình số 7/2004; tác giả Nguyễn Thị
Thanh Hoài trong tạp chì Nghiên cứu Kinh tế số 9/2005 có bài “Kinh

nghiệm của các nước trong việc áp dụng Hiệp định trợ giá tính thuế
GATT/WTO”. Những bài viết trên khẳng định xu hướng gia tăng việc áp
dụng thuế chống trợ cấp ở các nước thành viên WTO, việc áp dụng đang lan
toả sang các nước đang phát triển trong thời điểm hiện tại và thuế chống trợ
cấp là công cụ khó áp dụng; đồng thời tổng quan đánh giá kinh nghiệm áp
dụng thuế chống trợ cấp của các nước thành viên WTO để từ đó gợi mở một
số vấn đề cho Việt Nam trước thềm hội nhập WTO.
Những công trính nêu trên đã trính bày những khìa cạnh khác nhau của
thuế chống trợ cấp một cách riêng rẽ hoặc đề cập đến vấn đề này một cách


4
khái quát mà chưa có sự phân tìch đầy đủ, hệ thống về thực tiễn áp dụng thuế
chống trợ cấp ở một số nước nhất định để từ đó rút ra những gợi ý áp dụng
cho Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh mới Việt Nam là thành viên của
WTO.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp ở
một số nước thành viên WTO từ đó đề xuất một số gợi ý cho việc áp dụng
thuế chống trợ cấp ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài là:
- Nghiên cứu một số vấn đề chung về thuế chống trợ cấp và quy định của
WTO về thuế chống trợ cấp.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp ở một số nước thành
viên của WTO.
- Đề xuất một số gợi ý cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thuế chống trợ cấp của WTO và việc áp dụng thuế
chống trợ cấp này của một số nước thành viên WTO.

- Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp theo quy định
của Hiệp định SCM của các nước Mỹ, EU và Trung Quốc từ năm 1995 đến
nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử; kết hợp sử dụng các phương pháp phân tìch, tổng hợp để hệ thống
hóa, khái quát hóa, tổng kết thực tiễn; phương pháp thống kê học để xử lý số
liệu và phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc.
6. Những đóng góp mới của luận văn


5
- Hệ thống hoá những vấn đề chung về thuế chống trợ cấp của WTO.
- Làm rõ thực tiễn áp dụng thuế chống trợ cấp của một số nước thành
viên WTO.
- Đề xuất một số gợi ý cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về thuế chống trợ cấp và quy định của
WTO về thuế chống trợ cấp.
Chương 2: Kinh nghiệm áp dụng thuế chống trợ cấp của một số nước
thành viên của WTO.
Chương 3. Một số gợi ý cho việc áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt
Nam.


6
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ CHỐNG

TRỢ CẤP VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP
1.1. Khái niệm và tác động của thuế chống trợ cấp
1.1.1 Khái niệm và phân loại trợ cấp
1.1.1.1 Khái niệm về trợ cấp
Trợ cấp là một công cụ chình sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở
hầu hết các nước nhằm đạt các mục tiêu của chình phủ về kinh tế – xã hội –
chình trị, v.v Tuy nhiên, việc đi đến một khái niệm tương đối chình xác và
thống nhất về “trợ cấp” là một chủ đề gây tranh cãi không chỉ giữa các quốc
gia mà còn giữa các học giả.
Theo định nghĩa của Từ điển Oxford dành cho giới kinh doanh (Nhà
xuất bản Đại học Oxford 1994), “trợ cấp là khoản tiền do nhà nước cấp cho
các nhà sản xuất một số hàng hóa nhất định để giúp họ có thể bán các hàng
hóa đó cho dân chúng với giá thấp, để cạnh tranh với các nhà sản xuất nước
ngoài, để tránh hàng tồn đọng thừa ế và tránh tạo ra thất nghiệp, v.v ”. [1,
tr.1]
Định nghĩa của các nhà kinh tế về trợ cấp khá đơn giản. Chẳng hạn
Roger N.Waud trong “Kinh tế học vi mô” tái bản lần thứ ba của Nhà xuất
bản Harper & Row, 1986 khi xem xét mối quan hệ giữa trợ cấp với độ co giãn
cung cầu đã định nghĩa rằng trợ cấp là “một khoản tiền mà chình phủ trả cho
một nhà cung cấp tình theo mỗi đơn vị hàng hóa được sản xuất” và “trợ cấp
thường có tác động làm cho giá hàng hóa liên quan giảm xuống và lượng
cung hàng hóa đó tăng lên; mức độ giảm giá và tăng lượng phụ thuộc vào độ
co giãn của đường cung và cầu tương ứng”. [1, tr.2)]
Cũng có học giả nhín nhận trợ cấp là sự can thiệp vào quá trính định giá
của thị trường tự do và làm sai lệch các lợi thế so sánh của các đối tượng tham
gia thị trường. Trợ cấp tạo ra sự chênh lệch giữa chi phì cần thiết để sản xuất
hàng hóa với chi phì thực tế mà nhà sản xuất phải bỏ ra. Sản phẩm được trợ


7

cấp trở nên rẻ hơn trong khi các sản phẩm cạnh tranh sẽ đắt hơn một cách giả
tạo.
Theo Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (Hiệp
định SCM), một biện pháp được coi là trợ cấp nếu thỏa mãn đủ hai điều kiện
sau:
 là một khoản đóng góp về tài chình do chình phủ hoặc một tổ chức
nhà nước/công (public body) cung cấp; hoặc là một khoản hỗ trợ thu
nhập hoặc hỗ trợ giá; và
 mang lại lợi ìch cho đối tượng nhận trợ cấp.
Như vậy, trợ cấp của chình phủ là một công cụ trực tiếp tái phân phối
nguồn thu ngân sách của chình phủ cho một số đối tượng. Trợ cấp có thể dưới
dạng cho vay, xoá nợ, hoàn hoặc miễn thuế. Trong một số trường hợp khác,
chình phủ không nhất thiết phải trìch từ nguồn thu ngân sách của mính để trợ
cấp mà có thể thông qua công cụ luật pháp để hướng nguồn lực từ nhóm đối
tượng này chuyển sang cho nhóm đối tượng khác, cụ thể ở đây là làm lợi cho
nhà sản xuất bằng tiền từ túi người tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ giá.
Do các quy định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng cho
đến nay là khung pháp lý đa phương được phần lớn các nước nhất trì thông
qua và áp dụng làm căn cứ cho nguồn nội luật của mính, nghiên cứu này sẽ
thống nhất sử dụng các khái niệm và định nghĩa trong Hiệp định SCM của
WTO làm cơ sở nền tảng cho các phân tìch và lý luận về sau.
1.1.1.2. Phân loại trợ cấp
Hiệp định SCM chia trợ cấp thành 3 dạng dựa trên mức độ ảnh hưởng
đến thương mại của chúng: Trợ cấp đèn đỏ, trợ cấp đèn vàng và trợ cấp đèn
xanh.
Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ) bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp
khuyến khìch sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu. Hai dạng trợ


8

cấp này bị cấm sử dụng ví tác động tiêu cực tới thương mại và ảnh hưởng bất
lợi đến lợi ìch của các nước thành viên WTO khác.
Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành
riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đìch của trợ cấp là
đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng
hóa xuất khẩu thực sự hoặc dự kiến xuất khẩu. Vì dụ: chương trính thưởng
xuất khẩu của Chình phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho
mỗi sản phẩm xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chình phủ đơn thuần trợ cấp
cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên
dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố
khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị
trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất
khẩu.
Bảng 1.1: Danh mục minh hoạ
các biện pháp trợ cấp xuất khẩu theo Hiệp định SCM
a. Trợ cấp trực tiếp dựa trên kết quả xuất khẩu.
b. Thưởng xuất khẩu.
c. Phì vận chuyển nội địa ưu đãi hơn đối với hàng xuất khẩu.
d. Cung cấp đầu vào được trợ cấp để sử dụng cho sản xuất hàng xuất
khẩu.
e. Miễn, hoàn hoặc cho phép nộp chậm toàn bộ hoặc một phần các khoản
thuế trực thu hoặc các khoản phì phúc lợi xã hội liên quan riêng tới hoạt
động xuất khẩu.
f. Cho hưởng các mức khấu trừ đặc biệt liên quan trực tiếp tới hàng xuất
khẩu hoặc tới kết quả xuất khẩu khi tình thu nhập chịu thuế trực thu ở
mức cao hơn mức khấu trừ áp dụng đối với sản xuất để tiêu thụ nội địa,


9
g. Miễn, hoặc hoàn thuế gián thu liên quan đến sản xuất và phân phối

hàng xuất khẩu vượt quá phần thuế gián thu áp dụng đối với hàng hoá
tương tự được tiêu thụ nội địa.
h. Miễn, hoàn hoặc cho phép nộp chậm thuế gián thu vượt quá phần thuế
thực tế đánh vào các sản phẩm đầu vào được tiêu thụ trong quá trính
sản xuất hàng xuất khẩu.
i. Mức hoàn thuế và phì nhập khẩu vượt quá mức thuế và phì nhập khẩu
đánh vào các sản phẩm đầu vào nhập khẩu được tiêu thụ trong quá trính
sản xuất hàng xuất khẩu (có tình đến hao phì thông thường).
j. Bảo lãnh xuất khẩu với mức phì không đủ bù đắp chi phì.
k. Cấp tìn dụng xuất khẩu với lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất đi vay.
l. Bất kỳ khoản chi nào khác từ ngân sách Nhà nước là trợ cấp xuất khẩu
theo nghĩa của Điều XVI GATT 1994.
(Nguồn: Bộ Thương Mại (2000), Kết quả vòng đàm phán Uruguay về
hệ thống thương mại đa biên, NXB Thông kê, Tr.347-350)
Trợ cấp khuyến khích sử dụng hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu
(hay còn được gọi là trợ cấp thay thế nhập khẩu) là trợ cấp phụ thuộc hoàn
toàn hoặc một phần vào việc sử dụng hàng sản xuất trong nước so với hàng
nhập khẩu. Vì dụ các doanh nghiệp lắp ráp ô tô sử dụng phụ tùng, linh kiện
sản xuất trong nước chiếm ìt nhất 60% giá trị ô tô thành phẩm được hưởng
ưu đãi thuế.
Nhiều trường hợp các nước còn sử dụng kết hợp cả hai dạng trợ cấp bị
cấm này, như trợ cấp 60 USD/tấn bột mỳ xuất khẩu nhằm bù đắp lại việc
công ty phải chấp nhận chỉ sử dụng lúa mỳ trong nước với giá cao hơn thông
thường để sản xuất bột mỳ.
Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (trợ cấp đèn vàng)
là trợ cấp có khả năng bị khiếu kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO hoặc có thể bị đánh thuế chống trợ cấp nếu trợ cấp đó gây thiệt hại đối


10

với nước thành viên WTO khác. Trong mọi trường hợp, nếu một nước muốn
áp dụng biện pháp đối kháng chống lại hành vi trợ cấp của nước khác, nước
đó phải chứng tỏ được rằng trên thực tế, hành vi của nước khác đúng là trợ
cấp theo định nghĩa tại Điều 1 Hiệp định SCM, là trợ cấp riêng theo Điều 2
Hiệp định này, và gây tác động thương mại bất lợi cho nước muốn áp dụng
biện pháp đối kháng.
Trợ cấp riêng (hay còn gọi là trợ cấp mang tình riêng biệt) là trợ cấp
dành riêng cho một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp cụ thể, hay
trợ cấp dành riêng cho một ngành sản xuất hoặc một nhóm ngành sản xuất
nhất định. Trợ cấp riêng có 2 loại: trợ cấp riêng theo luật và trợ cấp riêng trên
thực tế.
Trợ cấp riêng theo luật là trợ cấp mà cơ quan cấp trợ cấp có quy định rõ
trong luật hoặc văn bản dưới luật là chỉ dành trợ cấp đó cho một số đối tượng
nhất định được hưởng. Chẳng hạn, chương trính cho vay với lãi suất ưu đãi
theo luật chỉ dành cho ngành sản xuất thép là một vì dụ về trợ cấp riêng theo
luật.
Trợ cấp riêng trên thực tế là trợ cấp mà mặc dù cơ quan cấp trợ cấp
(hoặc văn bản pháp lý điều chỉnh việc cấp trợ cấp) không đặt ra điều kiện nào
về đối tượng nhận trợ cấp nhưng việc quản lý hoặc áp dụng chương trính trợ
cấp đó lại dẫn đến kết quả là một hoặc một vài nhóm đối tượng nhận trợ cấp
nhất định được nhận nhiều lợi ìch hơn một cách đáng kể so với các đối tượng
khác cùng được nhận trợ cấp. Vì dụ: trợ cấp cho một vùng nhất định tuy có
mục đìch công khai là trợ giúp phát triển vùng nhưng thực tế là chỉ trợ cấp
cho các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu tại vùng đó trong khi các doanh
nghiệp khác không được hoặc nhận được rất ìt trợ cấp.
Trợ cấp không bị khiếu kiện (trợ cấp đèn xanh) là trợ cấp không bị
khiếu kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO hay bị đánh thuế
chống trợ cấp. Trợ cấp dạng này gồm các trợ cấp chung theo cách hiểu của



11
Điều 2 và các trợ cấp thỏa mãn một số điều kiện và tiêu chì nhất định đối
với: (i) chương trính hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động nghiên cứu công
nghiệp và phát triển tiền cạnh tranh; hoặc (ii) hỗ trợ của nhà nước cho phát
triển vùng; hoặc (iii) hỗ trợ của nhà nước nhằm giúp các doanh nghiệp đáp
ứng những yêu cầu mới về môi trường.
Trợ cấp chung (còn gọi là trợ cấp không mang tình riêng biệt) là trợ cấp
sử dụng các tiêu chì hoặc điều kiện khách quan để tự động xác định đối
tượng được hưởng trợ cấp và giá trị trợ cấp. Những tiêu chì hoặc điều kiện
khách quan bao gồm những tiêu chì hoặc điều kiện không phân biệt đối xử
giữa các doanh nghiệp, không ưu đãi doanh nghiệp này hơn so với doanh
nghiệp khác và là những tiêu chì hoặc điều kiện mang tình kinh tế, được áp
dụng đồng loạt, như số lượng nhân công, quy mô doanh nghiệp, v.v
Trái với trợ cấp riêng, trợ cấp chung được áp dụng với tất cả các doanh
nghiệp thuộc mọi ngành nghề, thành phần kinh tế, vì dụ như chình phủ giảm
giá bán điện. Trong trường hợp này, ảnh hưởng của trợ cấp đối với giá hàng
hóa liên quan là không có ví tất cả các doanh nghiệp đều cùng được hưởng
mức trợ cấp như nhau. Khi đó, sự phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế
sẽ không hề khác với khi không có các khoản trợ cấp. Đây cũng chình là lý do
tại sao chỉ có trợ cấp riêng mới là đối tượng bị cấm theo Hiệp định SCM của
WTO.
Lý do để các dạng thuộc trợ cấp đèn xanh được duy trí là ví người ta
cho rằng chúng hầu như không thể gây tác động bất lợi đến lợi ìch của các
nước thành viên khác, hoặc do việc áp dụng chúng có ìch lợi nhất định và
không nên bị ngăn chặn. Để được công nhận là trợ cấp đèn xanh, các nước
thành viên muốn áp dụng trợ cấp này phải thông báo về biện pháp trợ cấp
cho Uỷ ban về Trợ cấp trước khi áp dụng để Uỷ ban này kiểm tra và kết
luận.



12
1.1.2. Khái niệm về thuế chống trợ cấp
Nhín chung, thuế chống trợ cấp là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt
nhằm chống lại trợ cấp của Chình phủ nước ngoài cho hàng xuất khẩu,
thường được áp dụng sau khi đã có điều tra cho thấy có tổn hại do trợ cấp đó
gây ra.
Về mặt pháp lý, các nước thường dùng định nghĩa của WTO làm định
nghĩa chuẩn cho thuế chống trợ cấp. Theo WTO, “thuế chống trợ cấp được
hiểu là một khoản thuế đặc biệt nhằm mục đích bồi hoàn cho khoản trợ cấp
đã được cung cấp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình chế tác,
sản xuất hoặc xuất khẩu của bất kỳ loại hàng hoá nào”. [Pre-wto Legal Texts:
GATT 1947, tr.8]. Đây là định nghĩa chặt chẽ về mặt luật pháp và thường
được các nước chấp nhận. )
Về mặt kinh tế, thuế chống trợ cấp là một hính thức thuế đánh vào hàng
hoá được trợ cấp nhằm triệt tiêu lợi thế do khoản trợ cấp đó đem lại. Để đạt
được mục tiêu trên, thuế chống trợ cấp phải tương đương với lợi ìch mà trợ
cấp đem lại cho hàng hoá, hay chình xác hơn, thuế chống trợ cấp phải triệt
tiêu được lợi thế hàng nhập khẩu có được do nhận được trợ cấp của chình phủ
so với loại hàng tương tự được sản xuất tại nước nhập khẩu. Do đó, sau khi
đánh thuế chống trợ cấp, hàng hoá nhận được trợ cấp không còn lợi thế so với
hàng tương tự được sản xuất trong nước không được trợ cấp. Tuy nhiên, thuế
chống trợ cấp cũng không được đánh quá cao, vượt quá lợi ìch thực sự mà
hàng nhập khẩu nhận được. Do phải đánh “đúng mức”, thuế chống trợ cấp chỉ
được áp dụng sau khi đã có điều tra rõ ràng về mức độ trợ cấp cũng như thiệt
hại trợ cấp đó gây ra đối với sản xuất trong nước. Khi áp dụng thuế chống trợ
cấp cần lưu ý một số điểm sau:
(i) Xét về mặt kinh tế, lợi ìch một mặt hàng nhất định thu được có thể
thấp hơn hoặc cao hơn khoản hỗ trợ về tài chình mà nhà nước bỏ ra



13
cho mặt hàng đó. Trong phần lớn các trường hợp, lợi ìch kinh tế
hàng hoá thu được nhỏ hơn so với chi phì thực sự của khoản trợ cấp.
(ii) Lợi ìch một hàng hoá nhất định nhận được không nhất thiết nhờ trợ
cấp trực tiếp cho mặt hàng đó. Vì dụ như khi Nhà nước trợ cấp cho
một mặt hàng thí các ngành sử dụng mặt hàng đó cũng được hưởng
lợi.
Do trợ cấp và ảnh hưởng của trợ cấp phức tạp như vậy, việc đánh thuế
chống trợ cấp cũng phải được điều tra và thực hiện một cách hết sức thận
trọng. Chình ví vậy, thường chỉ có một số ìt nước tương đối phát triển là có
điều kiện áp dụng biện pháp này. Các nước đang phát triển do năng lực yếu
kém, lại thiếu nguồn thông tin nên khó có thể áp dụng một cách chuẩn xác
thuế chống trợ cấp.
Về mặt quản lý nhà nước, thuế chống trợ cấp được coi là một biện pháp
quản lý phi thuế quan. Phần lớn các tài liệu nghiên cứu chuyên ngành về các
biện pháp phi thuế quan đều xếp thuế chống trợ cấp là một biện pháp phi thuế
quan. Trong hệ thống phân loại của UNCTAD, thuế chống trợ cấp cũng được
coi là một trong những biện pháp phi thuế quan.
Mặc dù vậy, về hính thức bên ngoài, thuế chống trợ cấp lại có nhiều
điểm tương đồng với thuế nhập khẩu. Ví vậy, xét về mặt hính thức, ở một
chừng mực nhất định cũng có thể coi thuế chống trợ cấp là một hính thức thuế
nhập khẩu đặc biệt.
1.1.3 Tác động của việc đánh thuế chống trợ cấp





G
f

b
A
I
K
Nước nhập khẩu
P
Q
S
1
IM

D
1
IM

P
FT

S
0
IM

D
0
IM

H
+
F
J

E
B
D
F
L
P
s
EX

P
s
IM

S
D
C
i
c
j
Nước xuất khẩu
a
g
h
d
l
e
k
P
P
s

EX
P
FT

P
s
IM

D
S
D
1
EX

S
1
EX

trợ cấp
D
0
EX

S
0
EX





14





Hình 1.1: Mô hình kinh tế của trợ cấp xuất khẩu
Giải thìch:
P
FT

là giá tự do thương mại trên thế giới (không có bất kỳ hạn chế hay bóp
méo thương mại nào)
S
EX
0
– D
EX
0
= lượng xuất khẩu của nước xuất khẩu trong bối cảnh tự do
thương mại
D
IM
0
– S
IM
0
= lượng nhập khẩu của nước nhập khẩu trong bối cảnh tự do
thương mại
P

S
IM
là giá tại thị trường nước nhập khẩu sau khi có trợ cấp của nước xuất
khẩu
P
S
EX
là giá tại thị trường nước xuất khẩu sau khi có nước này trợ cấp xuất
khẩu
P
S
EX
- P
S
IM
= biên độ trợ cấp = mức thuế chống trợ cấp tối đa
S
EX
1
– D
EX
1
= lượng xuất khẩu của nước xuất khẩu sau khi nước này trợ cấp
xuất khẩu
D
IM
1
– S
IM
1

= lượng nhập khẩu của nước nhập khẩu sau khi có trợ cấp của
nước xuất khẩu
Qua minh hoạ lý thuyết về trường hợp trợ cấp xuất khẩu ở Hính 1.1, có
thể thấy việc tiến hành trợ cấp và đánh thuế chống trợ cấp tác động lên lợi
ìch các đối tượng từ người tiêu dùng, nhà sản xuất đến lợi ìch chung của hai
nước nhập khẩu, xuất khẩu và lợi ìch toàn cầu. Khi được trợ cấp xuất khẩu,
trong khi thặng dư người tiêu dùng ở nước nhập khẩu tăng lên
+(G+H+I+J+K) thí thặng dư người tiêu dùng ở nước xuất khẩu giảm xuống -


15
(a+b). Ngc li, thng d nh sn xut nc nhp khu gim (G+H) v
thng d nh sn xut nc xut khu li tng lờn +(a+b+c+d+e). Trong
trng hp ny, chỡnh ph hai nc khụng c hng gớ, thm chỡ nc
xut khu phi b ra mt khon khỏ ln t ngõn sỏch
(b+c+d+e+f+h+i+j+k+l) tin hnh tr cp. Rừ rng v nh lng, li ỡch
chung ca nc xut khu gim ỏng k (b+f+h+i+j+k+l), li ỡch chung
ca nc nhp khu tng +(I+J+K) v li ỡch ton cu gim (I+K)-(b+f).
Mt khi thu chng tr cp c ỏp dng, tỏc ng ca nú lờn li ỡch
cỏc i tng khỏc nhau c th hin nh sau:

NH HNG CA THU CHNG TR CP

Đối với n-ớc
nhập khẩu
Đối với n-ớc
xuất khẩu
Thặng d- ng-ời
tiêu dùng
- (G + H + I + J + K)

+ (a + b)
Thặng d- nhà
sản xuất
+ (G + H)
- (a + b + c + d + e)
Thu ngân sách
của Chính phủ
+ (C + D + E + J)
+ (b+ c + d + e + f + h +
l)
Lợi ích quốc gia
+ (C + D + E) - (I + K)
+ (b + f + h + l) d
Lợi ích toàn cầu
+ (b + f + h + l) - (I + K) = b + f + I + K

Xét về tổng thể trong mối t-ơng quan giữa hành vi trợ cấp và thuế
chống trợ cấp đánh vào hành vi trợ cấp đó, có thể thấy thuế chống trợ cấp
triệt tiêu những ảnh h-ởng của trợ cấp lên lợi ích ng-ời tiêu dùng và nhà sản
xuất ở hai n-ớc nhập khẩu và n-ớc xuất khẩu. Đồng thời nó thể hiện rõ tác
động răng đe của thuế chống trợ cấp đối với n-ớc xuất khẩu vì một khi thuế


16
chống trợ cấp đ-ợc áp dụng, chỉ có lợi ích n-ớc này là giảm. Tác động kết
hợp này đ-ợc thể hiện nh- sau:


NH HNG KT HP CA TR CP XUT KHU V THU
CHNG TR CP


Đối với n-ớc
nhập khẩu
Đối với n-ớc
xuất khẩu
Thặng d- ng-ời tiêu
dùng
0
0
Thặng d- nhà sản
xuất
0
0
Thu ngân sách của
Chính phủ
+ (C + D + E + J)
- (d + i + j + k)
Lợi ích quốc gia
+ (C + D + E + J)
- (d + i + j + k)
Lợi ích toàn cầu
0

Thuế chống trợ cấp là một biện pháp vừa mang tính chất thuế quan, vừa
mang tính chất phi thuế quan. Vì vậy, khi áp dụng, thuế chống trợ cấp vừa có
tác động của một biện pháp phi thuế quan, vừa có tác động của một biện pháp
thuế quan. Tác động phi thuế quan thể hiện rõ nhất trong giai đoạn đầu, tức là
giai đoạn tố tụng (nộp hồ sơ đề nghị đánh thuế chống trợ cấp, điều tra về trợ
cấp và thiệt hại, quyết định việc đánh thuế chống trợ cấp). Sau khi đã đ-ợc áp
dụng, thuế chống trợ cấp có tác động không khác so với việc áp dụng thuế

thông th-ờng.
1.1.3.1. Tác động tích cực
* Tác động hạn chế nhập khẩu, bảo vệ lợi ích cho các nhà sản xuất
trong n-ớc.


17
Do quá trình điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp khá phức tạp về mặt kỹ
thuật nên thuế chống trợ cấp th-ờng đ-ợc coi là một biện pháp phi thuế quan.
Vì vậy, các n-ớc th-ờng lạm dụng biện pháp này nhằm hạn chế nhập khẩu.
Quá trình điều tra có thể làm hạn chế nhập khẩu do ba nguyên nhân chính sau:
1. Quá trình điều tra làm tăng chi phí cho nhà sản xuất, xuất khẩu do
họ phải thuê luật s- với chi phí cao để kê khai nhiều giấy tờ mang
tính chuyên môn để chứng minh mình vô tội.
2. Khi bị điều tra, các nhà sản xuất phải cung cấp thông tin do cơ quan
điều tra yêu cầu, trong đó có nhiều thông tin thuộc loại bí mật kinh
doanh nh- giá thành sản phẩm, nguồn cung ứng nguyên liệu, kênh
phân phối sản phẩm v.v nên họ rất e ngại.
3. Quá trình điều tra tạo tâm lý lo ngại về t-ơng lai đối với các nhà
kinh doanh khi bị điều tra. Do vậy, họ sẽ cố tìm thị tr-ờng khác ổn
định, ít rủi ro hơn để bán hàng còn nhà nhập khẩu hàng hoá đó có
thể sẽ phải đi tìm nguồn cung cấp khác an toàn hơn.
Hỡnh 1.2: Tỏc ng ca vic ỏnh thu chng tr cp
i vi giỏ v lng nhp khu (trong mt n v thi gian T)
Khi ó ỏnh thu chng tr cp thớ tỏc ng ca loi thu ny i vi
hng nhp khu khụng khỏc gớ khi ỏnh thu nhp khu thụng thng: thu


18
chống trợ cấp làm tăng giá hàng nhập khẩu và giảm lượng nhập khẩu. Hính

1.2 minh họa tác động của việc đánh thuế chống trợ cấp đến giá và lượng
hàng nhập khẩu theo thời gian. Trong hính vẽ này, T là thời gian, P
m
t
là giá
nhập khẩu trong một đơn vị thời gian t, Q
m
t
là lượng nhập khẩu trong một
đơn vị thời gian t.
Do vậy, nhà sản xuất mặt hàng bị đánh thuế hoặc nhà sản xuất các mặt
hàng trực tiếp cạnh tranh với mặt hàng đó tại nước nhập khẩu sẽ được hưởng
lợi. Có thể nói việc đánh thuế chống trợ cấp trong tất cả các trường hợp đều
nhằm bảo vệ lợi ìch cho các nhà sản xuất trong nước.
* Tác động răn đe
Một trong những mục đìch tương đối quan trọng của việc có được công
cụ thuế chống trợ cấp để áp dụng khi cần thiết là công cụ này có tác dụng răn
đe đáng kể đối với chình phủ nước ngoài cũng như nhà sản xuất nước ngoài.
 Tác động răn đe đối với chính phủ nước ngoài:
Một nước tiến hành trợ cấp với mục tiêu giúp cho một nhóm đối tượng
nhất định (đối tượng được hưởng trợ cấp). Ví vậy, trợ cấp chỉ phát huy tác
dụng khi tạo ra được lợi thế nhất định cho một số ngành sản xuất hoặc một số
nhà sản xuất nhất định.
Trong thương mại quốc tế, trợ cấp là một công cụ chình sách thương mại
để tăng cường khả năng cạnh tranh của một ngành đối với ngành tương tự của
nước khác. Giả sử có hai nước X và Y cùng sản xuất và tiến hành xuất nhập
khẩu một mặt hàng nhất định (Hính 1.3).
(i) Nếu hai nước cùng không trợ cấp, không nước nào có lợi thế so với
nước kia (0; 0).
(ii) Nếu nước X tiến hành trợ cấp:

 Nước Y có thể đáp lại bằng cách trợ cấp đúng một khoản tương
đương nước X, khi đó 2 nước cùng bị thiệt (-1; -1) do phải trợ cấp
mà không tạo được bất kỳ lợi thế nào trong cạnh tranh với nước kia;

×