Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thương nghiệp tư nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 88 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ





NGUYỄN THỊ SONG HÀ



THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM



Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Như Hà






Hà Nội - 2008



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







NGUYỄN THỊ SONG HÀ





THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM








LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ











Hà Nội - 2008


1


MUC LUC
PHAN MO ĐAU 3
Chƣơng 1 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƢƠNG NGHIỆP 7
TƢ NHÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7

1. 1. Khái niệm và các loại hình thƣơng nghiệp tƣ nhân 7
1.1.1. Khái niệm thƣơng nghiệp tƣ nhân và sự phát triển thƣơng nghiệp tƣ
nhân ở nƣớc ta. 7
1.1.2. Các loại hình thƣơng nghiệp tƣ nhân ở nƣớc ta hiện nay. 13
1.2. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƢƠNG NGHIỆP TƢ
NHÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 17
1.2.1. Vai trò của thƣơng nghiệp tƣ nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 17
1.2.2. Các yếu tố tác động đến thƣơng nghiệp tƣ nhân ở nƣớc ta trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế. 20
1.2.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc để tạo điều kiện phát triển thƣơng nghiệp
tƣ nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 25
Kết luận chƣơng 1 36
Chƣơng 2 39
THỰC TRẠNG THƢƠNG NGHIỆP TƢ NHÂN Ở VIỆT NAM 39
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 39
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THƢƠNG NGHIỆP TƢ NHÂN Ở
NƢỚC TA NHỮNG NĂM QUA 39
2.1.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ liên tục tăng qua các
năm. 39
2.1.2. Số lượng thương nghiệp tư nhân ngày càng nhiều, quy mô ngày
càng lớn, nhất là hộ kinh doanh cá thể. 43
2.1.3. Mô hình tổ chức và phƣơng thức kinh doanh đƣợc phát triển nhanh theo
hƣớng hiện đại, kết cấu hạ tầng phục vụ thƣơng mại ngày càng hoàn thiện. . 45
2.1.4. Cơ cấu ngành nghề của thƣơng nghiệp tƣ nhân có nhiều thay đổi. 46
2.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THƢƠNG NGHIỆP TƢ
NHÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 47
2.2.1. Những thuận lợi của thƣơng nghiệp tƣ nhân trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế. 47
2.2.2. Những khó khăn của thƣơng nghiệp tƣ nhân trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế. 48
Kết luận chƣơng 2 56
Chƣơng 3 58

2
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN 58
THƢƠNG NGHIỆP TƢ NHÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH 58
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 58
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG NGHIỆP TƢ NHÂN Ở
NƢỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI 58
3.1.1. Phát triển thƣơng nghiệp tƣ nhân gắn với cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. 58
3.1.2. Phát triển thƣơng nghiệp tƣ nhân là vấn đề chiến lƣợc, lâu dài trong nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. 60
3.1.3. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động
trong lĩnh vực thƣơng nghiệp tƣ nhân. 62
3.1.4. Phát triển thƣơng nghiệp tƣ nhân gắn với xu thế toàn cầu hoá hội nhập
kinh tế quốc tế. 63
3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN THƢƠNG NGHIỆP TƢ NHÂN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 66
3.2.1. Tạo môi trƣờng tâm lý xã hội thuận lợi cho thƣơng nghiệp tƣ nhân
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 66
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật các chính sách kinh
tế có liên quan đến việc thúc đẩy hoạt động của thƣơng nghiệp tƣ nhân phù
hợp với luật pháp và các thông lệ quốc tế. 68
3.2.3. Phát triển đồng bộ các loại thị trƣờng trên địa bàn cả nƣớc. 69
3.2.4. Phát triển kết cấu hạ tầng cho thƣơng nghiệp tƣ nhân hoạt động có hiệu
quả. 72
3.2.5. Cần coi trọng việc mở rộng các hình thức liên kết của thƣơng nghiệp tƣ
nhân. 75

3.2.6. Tạo những điều kiện, tiền đề để thƣơng nghiệp tƣ nhân mở rộng hoạt
động kinh doanh ra thị trƣờng bên ngoài 75
3.2.7. Tiếp tục nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với thƣơng nghiệp tƣ
nhân. 77
Kết luận chƣơng 3 79
KẾT LUẬN 81









3
PHAN MO ĐAU


1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chủ trƣơng xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xƣớng đã tạo cho kinh tế tƣ nhân bắt đầu
có điều kiện để phát triển rộng khắp trong cả nƣớc. Cùng với các thành phần kinh
tế khác, kinh tế tƣ nhân đã góp phần giải phóng sức sản xuất của xã hội, sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực để phát triển sản xuất, lƣu thông, từng bƣớc ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội.
Trong lĩnh vực lƣu thông hàng hóa, thƣơng nghiệp tƣ nhân đã đƣợc khôi
phục và phát triển nhanh chóng, góp phần duy trì tốc độ tăng trƣởng và phát triển
kinh tế - xã hội; Góp phần khai thác và sử dụng các nguồn lực xã hội, tạo thêm
nhiều việc làm mới, tăng nguồn thu cho ngân sách. Vì vậy, nó có vị trí, vai trò

quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc.
Tuy nhiên, quá trình phát triển thƣơng nghiệp tƣ nhân đang gặp nhiều thách
thức và khó khăn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ: Thiếu vốn, công
nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu; chất lƣợng nguồn nhân lực và khả năng
cạnh tranh chƣa cao; Trình độ tổ chức kinh doanh chƣa phù hợp với xu hƣớng kinh
doanh hiện đại. Bên cạnh đó, những vƣớng mắc về cơ chế, chính sách của Nhà
nƣớc cũng làm cho thƣơng nghiệp tƣ nhân chƣa phát huy hết đƣợc những tiềm
năng, thế mạnh của mình cũng nhƣ chƣa đáp ứng đƣợc xu hƣớng phát triển của nền
kinh tế đất nƣớc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, tác giả chọn đề tài:
“Thương nghiệp tư nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kinh tế tƣ nhân nói chung và thƣơng nghiệp tƣ nhân nói riêng là một trong
những lĩnh vực phát triển mạnh trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay đang đƣợc

4
nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu đến các vấn đề này nhƣ: Hoàng Đức Thân: Thương mại tư nhân ở Hà
Nội: Thực trạng và giải pháp phát triển, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 3/2003;
Trần ánh Tuyết: Giải pháp khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia phát
triển thương mại, Tạp chí thƣơng mại, số 14/2004; Nguyễn Thị Nhƣ Hà: Các
thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại ở nước ta. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội (2004); Nguyễn Văn Tuấn: Chiến lược phát triển thương mại trên địa bàn
Hà Nội đến năm 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2002); Hồ Văn Vĩnh:
Kinh tế tư nhân và quản lý Nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2003): Trần Ngọc Bùi: Phát triển kinh tế tư nhân
định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2002); Lê Trịnh
Minh Châu: Bàn về sự phát triển các trung tâm thương mại ở Việt Nam, Tạp chí
Thƣơng mại, số 3, tr. 3 (2002); Đinh Văn Thành: Thương nghiệp tư nhân - Thực
trạng và giải pháp phát triển, Tạp chí Thƣơng mại, số 10, tr.2 (2002): Nguyễn

Đình Hƣơng, Vũ Đình Bách (đồng chủ biên): Quan hệ thương mại Việt Nam -
ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội (1999). Ngoài ra còn mốt số bài viết của các tác giả: Phạm Ngọc Kiểm (trƣờng
Đại học Kinh tế quốc dân); Nguyễn Công Nhự; Lê Xuân Bá… cũng đề cập đến
vấn đề này.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học này đã làm rõ đƣợc một số
vấn đề lý luận và thực tiễn của kinh tế tƣ nhân, thƣơng nghiệp tƣ nhân dƣới các
góc độ là một thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại của nền
kinh tế thị trƣờng, những giải pháp để phát triển thƣơng nghiệp tƣ nhân trong nền
kinh tế chuyển đổi. Song cho đến nay, chƣa có một đề tài nghiên cứu nào trình bày
một cách có hệ thống về thƣơng nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO dƣới góc độ của
khoa học kinh tế chính trị.

5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu:
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thƣơng nghiệp tƣ
nhân ở nƣớc ta, từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển thƣơng nghiệp tƣ nhân
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về thƣơng nghiệp tƣ nhân trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
- Phân tích thực trạng phát triển thƣơng nghiệp tƣ nhân nƣớc ta trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đƣa ra những đánh giá về thực trạng phát triển
thƣơng nghiệp tƣ nhân ở nƣớc ta hiện nay.
- Luận giải các quan điểm cần quán triệt, đề xuất những giải pháp phát triển
thƣơng nghiệp tƣ nhân nƣớc ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thƣơng nghiệp tƣ nhân Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sự hình thành, phát triển của thƣơng
nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam từ thời kỳ đổi mới 1986 đến nay. (Chủ yếu ở thị trƣờng
bán lẻ - thị trƣờng trong nƣớc).
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là phƣơng pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử. Các phƣơng pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp,
phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn.
Luận văn đã phân tích đƣợc thực trạng của thƣơng nghiệp tƣ nhân ở Việt Nam
bằng tƣ duy hệ thống, vì vậy những khía cạnh về thƣơng nghiệp tƣ nhân đƣợc xem
xét một cách toàn diện, ở nhiều góc độ. Qua phân tích, luận văn cũng đề xuất một

6
số quan điểm và giải pháp thiết thực để phát triển thƣơng nghiệp tƣ nhân nƣớc ta
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên các trƣờng đại học, các công trình nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề này.
7. Kết cấu của luận văn.
Bản luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
các phụ lục minh họa phần nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3
chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thương nghiệp tư nhân trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng thương nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển thương nghiệp tư
nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.















7




Chƣơng 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƢƠNG NGHIỆP
TƢ NHÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. 1. Khái niệm và các loại hình thương nghiệp tư nhân
1.1.1. Khái niệm thƣơng nghiệp tƣ nhân và sự phát triển thƣơng nghiệp tƣ nhân ở
nƣớc ta.
1.1.1.1. Khái niệm thương nghiệp tư nhân.
Có thể nói, sự hình thành và phát triển các thành phần kinh tế trong lĩnh vực
thƣơng mại do đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế hàng hoá, nhất là kinh tế thị trƣờng -
giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá.
Ph.Ăngghen đã khẳng định hai “chức năng” sản xuất và trao đổi là “đƣờng

hoành và đƣờng tung của đƣờng cong kinh tế”. Vì giữa sản xuất và trao đổi
(thƣơng mại) có quan hệ hữu cơ trong quá trình tái sản xuất xã hội. Sự tác động qua
lại giữa sản xuất và trao đổi không dừng lại ở quy mô, mà còn tác động đến trình
độ phát triển của nhau cả về mặt quan hệ sản xuất và lực lƣợng sản xuất.
Trong một nền kinh tế, lƣu thông (trao đổi) là một yếu tố, một giai đoạn quá
độ của sản xuất; lƣu thông chỉ đơn thuần là sự thực hiện sản phẩm đã đƣợc sản
xuất ra với tƣ cách là hàng hóa và sự thay thế các yếu tố sản xuất để tiếp tục sản
xuất với tƣ cách là hàng hóa. Nhƣng trong quá trình đó lƣu thông lại trực tiếp làm
xuất hiện một hình thái mới, đó là hoạt động thƣơng nghiệp. Xét bề ngoài tƣởng

8
nhƣ lƣu thông tách biệt với sản xuất, nhƣng thực chất lƣu thông nói chung, hoạt
động thƣơng nghiệp nói riêng chỉ là một trong các khâu của quá trình tái sản xuất.
Ở mỗi trình độ khác nhau, hoạt động thƣơng nghiệp trong các nền kinh tế
cũng khác nhau. Khi nền sản xuất ở trình độ thấp, nhỏ lẻ, phân tán thì hoạt động
trao đổi còn hạn chế ở phạm vi hẹp, hoạt động thƣơng nghiệp cũng còn ở tình
trạng manh mún với quy mô nhỏ. Khi trình độ xã hội hóa sản xuất cao thì đòi hỏi
thƣơng nghiệp cũng phải đƣợc xã hội hóa với trình độ tƣơng ứng. Sản xuất hàng
hóa càng phát triển cao thì quá trình trao đổi càng mở rộng và ngƣợc lại sự mở
rộng và phát triển quá trình trao đổi sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của sản
xuất.
Cũng nhƣ các nền kinh tế khác, thời kỳ đầu của nền kinh tế hàng hoá ở nƣớc
ta sản phẩm thặng dƣ chƣa nhiều nên hoạt động thƣơng nghiệp chủ yếu là do tƣ
nhân thu gom những sản phẩm thừa của những ngƣời sản xuất nhỏ nhƣ nông dân
và thợ thủ công. Do vậy hiệu quả của hoạt động thƣơng nghiệp còn rất thấp.
Nhƣng sự tồn tại của hoạt động thƣơng nghiệp đã làm cho sản xuất tách biệt tƣơng
đối với trao đổi, làm cho sản xuất ngày càng có tính chất trao đổi, nên nó có tác
dụng thúc đẩy quá trình tan rã những quan hệ sản xuất tự cung tự cấp. Khi sản xuất
hàng hoá phát triển thì hình thức thƣơng nghiệp do tƣ nhân thực hiện vẫn còn tồn
tại nhƣng nó khác về cơ cấu, quy mô, mô hình tổ chức và phƣơng thức kinh

doanh… và cũng có sự khác nhau giữa các nền kinh tế. Tuy nhiên vẫn có đặc điểm
chung về thương nghiệp tư nhân đó là loại hình kinh doanh trong lĩnh vực lưu
thông, dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về vốn và các điều kiện kinh doanh. Điều
kiện tồn tại của thƣơng nghiệp tƣ nhân, theo Mác, là sự tồn tại của lƣu thông hàng
hoá và lƣu thông tiền tệ.
Theo sự phát triển kinh tế, kinh doanh trong lĩnh vực lƣu thông ngày càng trở
nên khó khăn, phức tạp dƣới các tác động của thị trƣờng và yêu cầu không ngừng
mở rộng thị trƣờng. Vì vậy, hoạt động trong lĩnh vực thƣơng nghiệp không chỉ đơn

9
thuần bao gồm các hoạt động mua và bán thuần tuý mà còn đƣợc mở rộng thêm
với các công đoạn có liên quan đến quá trình thúc đẩy nhanh việc mua bán hàng
hóa. Đến nay, để thực hiện quá trình lƣu thông thuận lợi, các chủ thể kinh doanh
thƣơng nghiệp buộc phải thực hiện nhiều hoạt động trƣớc và sau hoạt động mua,
bán nhƣ: xúc tiến thƣơng mại (quảng cáo, đại diện thƣơng mại, môi giới thƣơng
mại, uỷ thác mua bán hàng hóa…), gia công, chế biến, đóng gói hàng hóa, dịch vụ
sau bán hàng (bảo hành, bảo dƣỡng…). Vì vậy, đã xuất hiện thuật ngữ mới thay
thế cho thuật ngữ thƣơng nghiệp đó là thƣơng mại.
Thƣơng mại ngày nay đƣợc hiểu là ngành kinh tế có chức năng tổ chức quá
trình lƣu thông hàng hóa, dịch vụ; thực hiện chức năng tiếp tục sản xuất trong khâu
lƣu thông, gắn sản xuất với thị trƣờng. Hiện nay, tƣ nhân đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực
của khu vực kinh tế trong đó có thƣơng mại. Hoạt động của kinh tế tƣ nhân trong
lĩnh vực thƣơng mại đƣợc thực hiện dƣới hình thức thƣơng mại tƣ nhân, cho nên
có thể hiểu thương nghiệp tư nhân là hình thức vận động của nền kinh tế tư nhân
trong lĩnh vực thương nghiệp dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về vốn và các điều
kiện kinh doanh.
1.1.1.2. Sự phát triển của thương nghiệp tư nhân ở nước ta.
Trƣớc đây, hoạt động thƣơng nghiệp ở nƣớc ta chủ yếu do thƣơng nghiệp
quốc doanh và hợp tác xã mua bán nắm giữ tỷ trọng lớn trên thị trƣờng. Bộ phận
thƣơng nghiệp tƣ nhân chủ yếu hoạt động ở thị trƣờng “ngầm”.

Thời kỳ trƣớc đổi mới (1986), ở nƣớc ta có gần 5000 doanh nghiệp thƣơng
nghiệp quốc doanh, đƣợc phân bố khắp các địa bàn và kinh doanh mọi ngành
hàng; lực lƣợng lao động rất lớn, khoảng 442,2 nghìn ngƣời. Cơ sở vật chất kỹ
thuật cũng nhƣ vốn của những doanh nghiệp này hoàn toàn đƣợc Nhà nƣớc bao
cấp. Tuy nhiên, cơ chế tập trung bao cấp đó đã làm cho các doanh nghiệp thƣơng
nghiệp quốc doanh rơi vào tình trạng ỉ lại, làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả. Để sắp
xếp và đổi mới lại hoạt động của doanh nghiệp thƣơng nghiệp quốc doanh, ngày

10
7/3/1994 Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định 90/TTg, sau đó đến tháng 5/1995 cả
nƣớc chỉ còn 1351 doanh nghiệp thƣơng nghiệp quốc doanh. Số này so với 4700
doanh nghiệp năm 1991 đã giảm trên 3000 doanh nghiệp.
Trƣớc thời kỳ đổi mới doanh nghiệp thƣơng nghiệp quốc doanh chiếm ƣu thế
và giữ vai trò chi phối (nắm trọn bán buôn, chi phối 80% tổng mức bán lẻ xã hội),
nhƣng bên cạnh đó vẫn tồn tại các hình thức thƣơng nghiệp tƣ nhân, chỉ có điều
khi đó thƣơng nghiệp tƣ nhân là đối tƣợng cần “cải tạo” hoặc bị phủ nhận. Vai trò
của thƣơng nghiệp tƣ nhân chỉ đƣợc nhìn nhận đúng khi Đảng ta có chủ trƣơng
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó khuyến khích kinh tế tƣ
nhân phát triển.
Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với kinh tế tƣ nhân
nói chung và thƣơng nghiệp tƣ nhân nói riêng nhƣ sau:
Sau khi nƣớc nhà giành đƣợc độc lập, ngày 13/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh
tuyên bố “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy
nền hoàn toàn độc lập của nƣớc nhà, thì giới Công – thƣơng phải hoạt động để xây
dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vƣợng. Chính phủ nhân dân
và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công – Thƣơng trong cuộc kiến thiết này” [27; 49]
Ngày 17/3/1949, Liên Bộ kinh tế - Nội vụ có văn bản số 27/NV-KT “Nguyên
tắc căn bản là tự do kinh doanh. Trong hoàn cảnh hiện tại nguyên tắc ấy càng cần
đƣợc tôn trọng và những hoạt động kinh doanh tƣ nhân đang giữ một vai trò quan
trọng trong điều hoà, phân phối giữa các vùng” [21; 3]

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), xác định: Xây
dựng kinh tế quốc dân cần có tƣ bản. Giai cấp tƣ sản dân tộc cần và có thể góp
phần vào việc phát triển công thƣơng nghiệp nƣớc nhà.
Sau ngày miền Bắc giải phóng (1954), Chính phủ tiếp tục cho thực thi các
chính sách đã áp dụng trong vùng kháng chiến đối với các vùng mới giải phóng.

11
Ngày 30/3/1955, Chính phủ ban hành Nghị định quy định các doanh nghiệp tƣ
nhân phải đăng ký kinh doanh, trong đó phải kê khai về vốn, lƣợng công nhân, mặt
hàng sản xuất, nguồn nguyên liệu, doanh số, lãi,…
Ngày 19/4/1957, Chính phủ ban hành sắc lệnh chống đầu cơ tích trữ. đây là
văn bản pháp lý để Nhà nƣớc có quyền kiểm kê, khám xét, đánh thuế, tịch thu
những kho hàng hoá tồn kho của tƣ nhân.
Tháng 9/1957, Trung ƣơng Đảng công bố chủ trƣơng cải tạo tƣ doanh ở miền
Bắc. Đến tháng 1/1958 thành lập Ban cải tạo công thƣơng nghiệp tƣ doanh trực
thuộc Trung ƣơng Đảng. Công việc cải tạo tƣ doanh bắt đầu từ đó và kết thúc vào
tháng 9/1960 với 3065 doanh nghiệp trong đó có 1794 doanh nghiệp thƣơng
nghiệp.
Từ năm 1960 đến năm 1975 ở miền Bắc kinh tế tƣ nhân không đƣợc thừa
nhận. Trên thực tế nó vẫn còn tồn tại buôn bán nhỏ lẻ, chủ yếu bộ phận kinh tế này
hoạt động “ngầm”, hoạt động chui.
Sau ngày miền Nam giải phóng, Nghị quyết số 254/NQ-TW của Đảng thừa
nhận kinh tế miền Nam là kinh tế nhiều thành phần trong đó tƣ bản tƣ nhân là
thành phần hợp pháp. Nhƣng đến 16/2/1978 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Nghị
định số 15/TTg xem việc “xoá bỏ kinh tế tƣ nhân là vấn đề nóng bỏng trƣớc mắt
cần tập trung sức càng sớm càng tốt”, phƣơng thức cải tạo đƣợc tiến hành tƣơng tự
nhƣ đối với tƣ bản tƣ nhân miền Bắc những năm 1957 – 1960.
Ngày 23/3/1978, chiến dịch bắt đầu với phƣơng châm: bí mật, bất ngờ cùng
một lúc hầu nhƣ tất cả các cơ sở kinh doanh tƣ nhân ở miền Nam đều đƣợc lệnh
kiểm kê tài sản và học tập cải tạo, trong đó có 31681 cơ sở quốc hữu hoá.

Hai năm sau, ngày 17/6/1980, Ban Bí thƣ có văn bản đánh giá về kết quả của
công cuộc cải tạo: Năng lực sản xuất của phần lớn các xí nghiệp sau cải tạo chƣa
đƣợc sử dụng tốt, năng suất lao động thấp kém, hiệu quả kinh tế giảm… Tài sản
thu đƣợc qua cải tạo bị hƣ hỏng, mất mát nhiều. Đời sống công nhân gặp nhiều khó

12
khăn. Tình trạng hoài nghi, chán nản và bất mãn khá phổ biến gây nên sự căng
thẳng không cần thiết.
Sau thời gian đó Trung ƣơng Đảng có chủ trƣơng “cởi trói cho sản xuất kinh
doanh và cho phép “bung ra”, và Nghị quyết 40 cho phép nới lỏng xuất khẩu, Nghị
quyết 25/CP ngày 21/1/1981 cho phép doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc liên kết với
các thành phần khác,… Nhƣng chỉ vài năm sau, tháng 12/1982 Trung ƣơng lại ra
Nghị quyết số 01 về “Chỉnh đốn kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh”, các doanh
nghiệp tƣ nhân miền Nam lại một lần nữa bị giải thể hoặc sáp nhập vào quốc
doanh.
Bƣớc ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế tƣ nhân nói chung và thƣơng
nghiệp tƣ nhân nói riêng đƣợc đánh dấu từ tháng 12/1986. Đại hội Đảng lần thứ VI
đã thừa nhận nền kinh tế nƣớc ta là nền kinh tế nhiều thành phần.
Ngày 9/3/1988, Nghị quyết 27/CP đƣợc ban hành chính thức xác nhận quyền
hoạt động của doanh nghiệp tƣ nhân. Tiếp đến, ngày 21/12/1990 Luật doanh
nghiệp và Luật công ty đƣợc công bố. Năm 1992 Hiến pháp quy định: “Công dân
Việt Nam có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”.
Nhƣ vậy quá trình nhận thức và chỉ đạo về việc xác định các thành phần kinh
tế trong nền kinh tế Việt Nam của Đảng và Nhà nƣớc đã có thay đổi nhiều để thích
ứng với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng, trong đó kinh tế tƣ nhân từ
chỗ không đƣợc thừa nhận, là đối tƣợng cải tạo XHCN, nay đã đƣợc thừa nhận là
một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ quan điểm trên, các cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc đối với
phát triển kinh tế tƣ nhân trong những năm qua đã có chuyển hƣớng rõ rệt. Khu
vực kinh tế này bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tƣ bản tƣ nhân, hoạt

động dƣới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tƣ nhân,
chủ yếu hoạt động thông qua Luật doanh nghiệp tƣ nhân (1990), Luật công
ty(1990), Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc sửa đổi (1998) và Luật doanh

13
nghiệp (2000), Luật doanh nghiệp đã thay thế Luật doanh nghiệp tƣ nhân và Luật
công ty từ 1/1/2000, và hiện nay nó đã đƣợc thực hiện theo Luật doanh nghiệp (từ
1/7/2006).
Với các chính sách đó, thƣơng nghiệp tƣ nhân đã đƣợc khôi phục và phát triển
nhành chóng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thƣơng nghiệp tƣ
nhân đang có đóng góp lớn vào tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Các loại hình thƣơng nghiệp tƣ nhân ở nƣớc ta hiện nay.
Thƣơng nghiệp tƣ nhân tồn tại và hoạt động dƣới nhiều hình thức, có thể phân
biệt các hình thức tổ chức của TNTN theo tiêu chí sau:
1.1.2.1. Theo hình thức tổ chức:
Có hai loại nhƣ sau:

Một là: Hộ kinh doanh cá thể.
Hộ kinh doanh cá thể là hình thức tổ chức kinh doanh của một hộ gia đình hay
một cá nhân hoạt động dựa trên sở hữu tƣ nhân nhỏ về vốn và các điều kiện kinh
doanh với việc sử dụng sức lao động của chính hộ hay cá nhân đó, còn thuê mƣớn
lao động làm thuê chỉ có vai trò bổ sung. Hình thức tổ chức kinh doanh này tập
trung chủ yếu ở khâu bán lẻ trên thị trƣờng. Bản thân ngƣời chủ có thể làm đại lý
tiêu thụ cho một số hãng sản xuất hoặc có thể tự đi gom hàng trên thị trƣờng, nhằm
tạo nguồn hàng ổn định để cung cấp đến tận tay ngƣời tiêu dùng hàng công nghiệp
tiêu dùng, hàng thực phẩm rau quả phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn. Trong
một số trƣờng hợp kinh doanh thƣơng nghiệp gắn liên với sản xuất hàng hóa nhỏ,
tức là các hộ kinh doanh vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm của mình. Khi chuyển
sang cơ chế thị trƣờng, hệ thống kinh doanh của các hộ cá thể phát triển một cách
nhanh chóng, len lỏi vào mọi ngõ ngách và phục vụ mọi nhu cầu đời sống của

ngƣời dân, đặc biệt đối với các tầng lớp dân cƣ có thu nhập thấp. Hình thức tổ

14
chức kinh doanh này rất phù hợp trong điều kiện trình độ phát triển của kinh tế thị
trƣờng chƣa cao nhƣ ở nƣớc ta hiện nay.
Hai là: Các doanh nghiệp thương nghiệp tư nhân tư bản
Đây là mô hình tổ chức của các hãng buôn lớn, tồn tại dƣới hình thức doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tƣ bản tƣ nhân về vốn, tài
sản và các nguồn lực khác đƣợc thu hút vào kinh doanh, có tính năng động và nhạy
bén cao. Các doanh nghiệp này hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam.
Theo hình thức tổ chức doanh nghiệp hiện hành thì hiện nay thƣơng nghiệp tƣ
nhân tƣ bản bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân: Do tƣ nhân tự bỏ vốn thành lập và tự tổ chức kinh
doanh. Các doanh nghiệp này phải hoàn toàn tự chủ về vốn, bảo toàn vốn, tổ chức
kinh doanh và tự tìm kiếm thị trƣờng, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh
doanh (cả về mặt kinh tế, cả về mặt pháp luật). Các doanh nghiệp tƣ nhân lớn trong
lĩnh vực thƣơng nghiệp ở nƣớc ta chƣa nhiều, nhƣng đã có tác động tích cực đáng
kể tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, tốc độ phát triển của
doanh nghiệp tƣ nhân trong lĩnh vực thƣơng nghiệp cao hơn trong lĩnh vực sản
xuất. Hầu hết các ngành hàng hiện nay đều có các doanh nghiệp tƣ nhân kinh
doanh, song ít có doanh nghiệp nào chiếm ƣu thế, có thị phần lớn trên thị trƣờng.
- Công ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ đƣợc chia nhỏ thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ
và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào
doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là doanh nghiêp trong đó thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Đây là hình thức biểu hiện sự
kết hợp về vốn giữa các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp loại này có đặc điểm là
chế độ sở hữu vốn, tải sản không thuần nhất. Trong xu thế chung thì doanh nghiệp


15
loại này đang có cơ hội phát triển mạnh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng, bởi vì chúng thƣờng có quy mô, khả năng thu hút vốn, trình độ tổ chức,
quản lý, khả năng tiếp cận và mở rộng thị trƣờng lớn hơn so với doanh nghiệp
TNTN.
- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó ít nhất hai thành viên hợp
danh. Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp
danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa
vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
1.1.2.2. Theo phạm vi và tính chất hoạt động kinh doanh
Có thể phân biệt thƣơng nghiệp tƣ nhân theo các loại hình sau:
Một là: Thương nghiệp tư nhân kinh doanh nội địa, bao gồm các hoạt động
thu mua, bán buôn, bán lẻ trên thị trường trong nước.
Hoạt động thu mua, đây là một đòi hỏi khách quan đối với nền sản xuất hàng
hóa. Việc tồn tại và phát triển lực lƣợng tiểu thƣơng làm đại lý, thu gom hàng hóa
là cần thiết. Đó là công việc tập trung các nguồn hàng từ các kênh sản xuất khác
nhau để thực hiện các hoạt động kinh doanh tiếp theo. Tuy nhiên, khi đòi hỏi phải
thu gom một số lƣợng hàng hóa lớn thì bản thân hoạt động thu mua lại đòi hỏi tiềm
lực kinh tế, năng lực kinh doanh của các chủ thể thu mua phải ở mức đủ lớn mà
thƣơng nghiệp cá thể, tiểu chủ khó có thể đáp ứng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu trên
các hộ tƣ thƣơng buộc phải liên kết, hợp tác với nhau hoặc liên kết, hợp tác với các
doanh nghiệp TNTN có tiềm lực tài chính mạnh hơn. Hoạt động thu mua phát triển
sẽ có tác dụng khơi thông nguồn hàng, thúc đẩy sản xuất phát triển và phục vụ tốt
hơn cho nhu cầu tiêu dùng.
Hoạt động bán buôn, là khâu phát luồng hàng hóa tới các kênh bán lẻ và một
phần bán trực tiếp cho các chủ thể sản xuất (các yếu tố đầu vào). Hoạt động kinh
doanh của các nhà bán buôn là tiêu thụ đƣợc khối lƣợng hàng hóa lớn trong thời


16
gian ngắn nhất. Mô hình này đòi hỏi phải có những nhà buôn lớn đáp ứng đầy đủ
các điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng nhƣ: quy mô vốn đầu tƣ lớn, cơ
sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiện lợi cho việc chế biến bảo quản và vận chuyển
hàng hóa, kênh phân phối rộng, có kinh nghiệm kinh doanh… Do đó, ở khâu này
chủ yếu là các doanh nghiệp TNTN tham gia hoat động.
Hoạt động bán lẻ, là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh
thƣơng nghiệp. Hàng hóa sau khi bán đã ra khỏi lĩnh vực lƣu thông và đi vào lĩnh
vực tiêu dùng, giá trị đƣợc thực hiện. Đây là hoạt động kinh doanh thƣơng nghiệp
đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng, của nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau
và nó là hình thức phổ biến, len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Hoạt động ở
khâu bán lẻ cần có một mạng lƣới rộng khắp với nhiều quy mô khác nhau. Trong
điều kiện nền kinh tế còn chƣa phát triển cao, hoạt động này chủ yếu đƣợc thực
hiện bởi thƣơng nghiệp cá thể, tiểu chủ. Đó là loại hình phù hợp với các đòi hỏi
của nhu cầu thị trƣờng khi thu nhập của ngƣời tiêu dùng chƣa cao, vì vậy không
thể nóng vội xóa bỏ loại hình này mà ngƣợc lại phải khuyến khích mở rộng hoạt
động kinh doanh của TNTN phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế (Cụ
thể là do nhu cầu thị trƣờng quyết định), không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan
của con ngƣời. Khi nền kinh tế phát triển, hệ thống bán lẻ này đƣợc tổ chức tập
trung hơn hình thành nên các trung tâm thƣơng mại, hệ thống siêu thị.
Hai là: Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Thực tế đó cũng là các hành
vi mua, bạn trên thị trƣờng bên ngoài quốc gia. Với chủ trƣơng đa phƣơng hóa, đa
dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại thì các đối tác trong quan hệ kinh tế cũng
hết sức đa dạng với tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng cạnh tranh cao, có bề dày
kinh nghiệm. Trong cơ chế cũ, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu do các doanh
nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc thực hiện. Khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng trong
xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế thì mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại là một
xu hƣớng tất yếu. Để thúc đẩy kinh tế trong nƣớc phát triển thì việc huy động các

17

thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu có sự quản lý của Nhà nƣớc
là chủ trƣơng hết sức đúng đắn. Tuy nhiên, TNTN nƣớc ta khi tham gia hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu gặp phải rất nhiều khó khăn do tiềm lực kinh tế yếu,
chƣa có kinh nghiệm, khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trƣờng nƣớc ngoài
chƣa kịp thời, công tác xúc tiến thƣơng mại không đƣợc tổ chức thƣờng xuyên.
Đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, hiểu biết hệ thống pháp luật và thông lệ thƣơng mại
quốc tế của đội ngũ doanh nhân chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu khi tham gia kinh
doanh xuất nhập khẩu.
1.2. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THƯƠNG NGHIỆP TƯ NHÂN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
1.2.1. Vai trò của thƣơng nghiệp tƣ nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Kể từ khi đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong phát
triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự đóng góp quan trọng của kinh tế tƣ nhân đặc
biệt là thƣơng nghiệp tƣ nhân. Đảng ta đã xác định: kinh tế tƣ nhân (trong đó có
thƣơng nghiệp tƣ nhân) là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Phát triển kinh tế tƣ nhân là vấn đề chiến lƣợc lâu dài trong phát triển kinh tế
nhiều thành phần định hƣớng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), nâng cao nội lực
của đất nƣớc trong hội nhập kinh tế quốc tế là giải pháp giải phóng lực lƣợng sản
xuất đang bị kìm hãm, tạo môi trƣờng kinh tế để giảm độc quyền, tăng cạnh tranh.
Kinh tế tƣ nhân đang góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế,
huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng
nguồn thu ngân sách…
Trong thành phần kinh tế tƣ nhân thì thƣơng nghiệp tƣ nhân với các loại hình
đã có vai trò quan trọng nhất. Vai trò của thƣơng nghiệp tƣ nhân thể hiện ở chỗ:
- Kích thích sản xuất phát triển

18
Sản xuất và lƣu thông là hai phạm trù không thể tách rời trong nền sản xuất

hàng hóa, nó là điều kiện tiền đề cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế.
Thƣơng nghiệp là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong lƣu thông hàng hóa, lƣu
thông trì trệ sẽ gây cản trở duy trì và mở rộng sản xuất, ảnh hƣởng đến phát triển
kinh tế - xã hội.
Thƣơng nghiệp tƣ nhân với tính năng động, nhạy bén trên thị trƣờng một mặt
cung ứng tƣ liệu sản xuất cho các chủ thể sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho
tái sản xuất. Mặt khác, thƣơng nghiệp tƣ nhân còn giúp cho nhà sản xuất tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa đƣợc thực hiện giá trị nhanh chóng sẽ rút ngắn thời gian lƣu
thông, làm tăng tốc độ tái sản xuất.
Thƣơng nghiệp tƣ nhân có vai trò là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa
phát triển, thông qua hoạt động thƣơng mại trên thị trƣờng, các chủ thể kinh doanh
mua, bán các hàng hóa, dịch vụ. Điều đó bảo đảm cho quá trình tái sản xuất đƣợc
tiến hành bình thƣờng, lƣu thông hàng hóa, dịch vụ thông suốt. Vì vậy, không có
hoạt động thƣơng mại phát triển thì sản xuất hàng hóa không thể phát triển đƣợc.
Thông qua việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trƣờng, thƣơng nghiệp
tƣ nhân có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu thụ hàng hoá cho
sản xuất, qua đó nâng cao lợi nhuận của nhà sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thƣơng nghiệp tƣ nhân thông qua việc ký các hợp đồng mua – bán hàng hoá
với các cơ sở sản xuất để giúp sản xuất những mặt hàng thích ứng với nhu cầu thị
trƣờng, làm tăng tốc độ chu chuyển vốn của sản xuất.
- Thương nghiệp tư nhân có vai trò trong việc đáp ứng và hướng dẫn tiêu
dùng xã hội.
Thƣơng nghiệp (trong đó có thƣơng nghiệp tƣ nhân) với vai trò là cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng; tức là vừa là địa chỉ để tiêu thụ hàng hoá cho sản xuất,
vừa là địa chỉ cung ứng hàng hoá cho tiêu dùng.

19
Trong những năm qua, hoạt động của thƣơng nghiệp tƣ nhân đã đáp ứng
những nhu cầu tiêu dùng cá nhân ngày càng cao hơn cả về mặt lƣợng, về mặt chất.
Đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của thị trƣờng để thực hiện mọi nhu cầu sản xuất và

trao đổi hàng hoá.
Mặt khác, thông qua hoạt động của thƣơng nghiệp nói chung và thƣơng nghịêp
tƣ nhân nói riêng có vai trò hƣớng dẫn tiêu dùng thông qua hoạt động tiếp thị, giới
thiệu sản phẩm, bán hàng với hình thức linh hoạt để kích thích, khuyến khích tiêu
dùng. Đồng thời, với những hoạt động dịch vụ sau bán hàng thƣơng nghiệp tƣ nhân
đã hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời tiêu dùng những vƣớng mắc trong qua trình tiêu dùng sản
phẩm.
- Thương nghiệp tư nhân góp phần vào việc huy động các nguồn lực vào phát
triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ đang
thu hút nhiều chủ thể và nguồn lực tham gia. Những nguồn lực nhàn rỗi nhƣ vốn,
lao động đƣợc huy động và sử dụng ngày càng có hiệu quả đã làm tăng nhanh giá
trị sản xuất mà thƣơng nghiệp tƣ nhân đem lại. Khu vực kinh tế tƣ nhân đang thu
hút một khối lƣợng vốn ngày càng lớn của toàn xã hội, góp phần nâng cao nội lực,
đẩy mạnh sự phát triển sức sản xuất và có những đóng góp không nhỏ vào ngân
sách nhà nƣớc.
Những năm qua thƣơng nghiệp tƣ nhân cũng góp phần tham gia giải quyết
một số vấn đề xã hội nhƣ: tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế việc di dân
vào đô thị, tạo ra thu nhập cho ngƣời lao động.
- Thương nghiệp tư nhân góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thông
qua hoạt động của thƣơng nghiệp nói chung và thƣơng nghiệp tƣ nhân nói riêng nhƣ ký
hợp đồng với sản xuất, hoạt động mua - bán, khai thác tìm kiếm. Thu gom hàng hoá…
đã góp phần trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, từ cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao
động và cơ cấu kinh tế vùng.

20
- Thương nghiệp tư nhân góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại. Những năm
qua các ngành, các thành phần kinh tế ở nƣớc ta đã hƣớng vào việc sản xuất ra
hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế thay
đổi lớn, xuất khẩu năm 2006 tăng 22,7%, nhập tăng 22,1%, trong đó có sự đó có
sự đóng góp của thƣơng nghiệp tƣ nhân.

Thông qua việc xuất nhập khẩu hàng hoá, thƣơng nghiệp tƣ nhân đã góp phần
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy lùi sự xâm nhập của hàng ngoại, bảo vệ và
thúc đẩy sản xuất trong nƣớc.
- Thương nghiệp tư nhân có đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước.
Cùng với kinh tế tƣ nhân, những năm qua thƣơng nghiệp tƣ nhân đã góp phần
đóng góp 40% GDP, với tốc độ tăng trƣởng hàng năm là 6,5%/năm. Hiện nay
thƣơng nghiệp tƣ nhân đang phát triển mạnh nên khả năng đóng góp của thƣơng
nghiệp tƣ nhân sẽ ngày càng lớn, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng phát triển kinh tế -
xã hội.
1.2.2. Các yếu tố tác động đến thƣơng nghiệp tƣ nhân ở nƣớc ta trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của thƣơng nghiệp tƣ nhân
nƣớc ta có thể chia làm hai nhóm:
Thứ nhất, các yếu tố quốc tế.
Những yếu tố quốc tế tác động đến hoạt động thƣơng mại nƣớc ta nói chung
có thể kể đến đó là tốc độ tăng trƣởng kinh tế - thƣơng mại của nền kinh tế toàn
cầu, nhất là những nƣớc có quan hệ thƣơng mại với Việt Nam.


Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
Đơn vị tính: %

2005
2006
Dự kiến 2007
Dự kiến 2008

21
Thế giới
4,9

5,4
4,9
4,9
Mỹ
3,2
3,3
2,2
2,8
Nhật
1,9
2,2
2,3
1,9
EU
1,4
2,6
2,3
2,3
Trung Quốc
10,4
10,7
10,0
9,5
Các nƣớc ASEAN (Thái
Lan, Malaysia, Sinhgapo,
Indonesia)
5,2
5,4
5,5
5,8

Dự báo của IMF – tháng Tƣ năm 2007.
Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tháng 7/2007.

Bảng 1.2: Xuất, nhập khẩu thế giới năm 2006.

Xuất
Nhập

Tỷ USD
Tăng so
với 2005
Tỷ USD
Tăng so
với 2005
Thế giới
11.762
15
12.080
14
Mỹ
1.037
14
1.920
11
Nhật
4.527
12
4.743
14
EU

963
27
792
20
Trung Quốc
647
9
577
12
Các nƣớc ASEAN (Thái
Lan, Malaysia, Sinhgapo,
Indonesia)
4.274
20
3.749
17

Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tháng 4/2007.
Sự tăng hay giảm về tốc độ tăng trƣởng kinh tế - thƣơng mại của nền kinh tế
toàn cầu sẽ tác động trực tiếp tới việc tăng hay giảm tổng lƣợng hàng hoá xuất

22
nhập khẩu của chúng ta. Bên cạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, những bất ổn định về
chính trị vẫn diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực trên thế giới, thiên tai và hạn hán
đƣợc dự báo tiếp tục có diễn biến phức tạp là những nguy cơ tiềm ẩn tới toàn bộ
nền kinh tế thế giới.
Ngày nay, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng cao, vì vậy
mỗi sự thay đổi trong nền kinh tế thế giới sẽ trực tiếp tác động tới toàn bộ các nền
kinh tế.
Những năm qua các rào cản thƣơng mại đối với hàng xuất khẩu, các vụ kiện

chống bán phá giá có nguy cơ ngày càng gia tăng là những thách thức đối với xuất
khẩu của các nƣớc. Ngoài ra, với việc phải mở cửa thị trƣờng và cắt giảm thuế
quan trong nhiều lĩnh vực và đối với nhiều loại hàng hoá đang ảnh hƣởng trực tiếp
tới hoạt động thƣơng mại của chúng ta. Mấy năm gần đây nhập khẩu cũng có nguy
cơ tăng mạnh nếu không có các giải pháp kiềm chế hiệu quả do hàng hoá và dịch
vụ của các nƣớc thành viên WTO sẽ tràn vào Việt Nam với chủng loại đa dạng, giá
cả cạnh tranh nhờ việc cắt giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trƣờng theo cam kết
của WTO.
Ngoài ra, giá các hàng hoá nhƣ: gỗ nguyên liệu, cao su, các loại nông sản…
vẫn tăng làm cho thị trƣờng thế giới có nhiều biến động. Giá dầu thô tăng đã làm
giảm tốc độ phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng thế
giới biến động liên tục làm cho tính ổn định của nền kinh tế thế giới sẽ khó bền
vững.
Tuy xu thế toàn cầu hoá đƣợc ủng hộ và đẩy mạnh nhƣng trào lƣu bảo hộ mậu
dịch vẫn diễn ra mạnh mẽ, ngay cả trong bối cảnh kinh tế thƣơng mại thế giới có
dấu hiệu phục hồi. Tính hai mặt trong chính sách thƣơng mại của các nền kinh tế
phát triển ngày càng bộc lộ rõ, một mặt các nƣớc này hô hào cho tự do hoá thƣơng
mại, mặt khác họ lại gia tăng bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nƣớc bằng các biện
pháp trợ cấp, hạn ngạch và rào cản thƣơng mại và phi thƣơng mại ở mức độ ngày

23
càng tinh vi. Đây là thách thức đối với xuất khẩu của các nƣớc đang phát triển nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Sự tăng trƣởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và khả năng cạnh tranh
hàng hoá, doanh nghiệp Trung Quốc đƣợc củng cố đáng kể từ sau khi gia nhập
WTO khiến hàng hoá Việt Nam không những khó khăn hơn trong việc thâm nhập
thị trƣờng từ Trung Quốc mà còn phải chịu sức ép đối với hàng hoá Trung Quốc
trên thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên từ năm 2005 Trung Quốc đã kết thúc thời kỳ
quá độ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng trở thành thành viên của tổ chức
này, đây là cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có tiềm

năng mà lâu nay gặp khó khăn do những hạn chế trong chính sách thuế quan, phi
thuế quan và bảo hộ trong thời kỳ quá độ gia nhập WTO mà Trung Quốc đặt ra.
Từ năm 2005, các nƣớc ASEAN – 6 đã thực hiện tự do thuế quan đối với 9
ngành hàng; các nƣớc ASEAN + 1(Trung Quốc) tiếp tục thực hiện Chƣơng trình
thu hoạch sớm (EHP) và bắt đầu thực hiện Hiệp định thƣơng mại hàng hoá trong
khuôn khổ AFTA… đây là cơ hội cho hàng hoá Việt Nam mở rộng xuất khẩu vào
thị trƣờng này. Tuy nhiên một thách thức đối với hàng hoá Việt Nam trên thị
trƣờng này lại xuất hiện đó là nhiều nƣớc ASEAN gia tăng tìm kiếm và ký kết các
FTA có thể thay đổi luồng thƣơng mại, ảnh hƣởng xấu đến xuất khẩu của Việt
Nam trên thị trƣờng này.
Những yếu tố quốc tế trên đây đang là nguyên nhân tác động trực tiếp tới
thƣơng mại Việt Nam nói chung, thƣơng nghiệp tƣ nhân nói riêng, qua đó tác động
tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế trong nƣớc.
Thứ hai, các yếu tố trong nước.
Những nỗ lực đầu tƣ, cải cách của Chính phủ trong những năm qua đã đạt
đƣợc kết quả nhất định, đƣa nền kinh tế nƣớc ta lên trình độ cao hơn, là tiềm năng
và động lực cho nền kinh tế sản xuất ra một lƣợng hàng hoá lớn phục vụ xuất khẩu
và thoả mãn nhu cầu trong nƣớc. Cùng với những nhân tố đó, sự chỉ đạo và điều

×