Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia của các nước đang phát triển Châu Á - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 118 trang )




























DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ




Tống Hoàng Phúc




SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA CỦA
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ




Hà Nội, 2005



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ



Tống Hoàng Phúc

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA CỦA
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHÂU Á
- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kinh tế thế giới & Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 5.02.12


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phùng Xuân Nhạ
Khoa Kinh tế, trường Đại học Quốc gia Hà Nội





Hà Nội, 2005



4
MỤC LỤC



T
rang

Mục lục
4

Danh mục các chữ viết tắt
6

Lời mở đầu
7

Sự cần thiết của đề tài
7

Tình hình nghiên cứu
8

Mục đích nghiên cứu
9

Đối tƣợng nghiên cứu
1
0

Phƣơng pháp nghiên cứu
1
0


Những đóng góp mới của Luận văn
1
0

Bố cục luận văn
1
1




CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH
THÀNH CÁC TNCs CỦA CÁC NƢỚC ĐPT CHÂU Á

1
.1
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1
2
1
.1.1
Các khái niệm và định nghĩa:
1
2
1
.1.2
Bản chất và các đặc điểm cơ bản của TNCs
1
5

1
.1.3
Các lý thuyết cơ bản của TNCs
1
9
1
.2
CƠ SỞ THỰC TIỄN
2
2
1
.2.1
Các chính sách phát triển các TNCs của các nƣớc ĐPT
Châu Á
2
2
1
.2.2
Những nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển của
TNCs của các nƣớc ĐPT Châu Á
2
5
1
Tính đặc thù trong sự hình thành và phát triển TNCs của
2


5
.2.3
các nƣớc ĐPT Châu Á

8




CHƢƠNG 2: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TNCS CỦA
CÁC NƢỚC ĐPT CHÂU Á

2
.1
MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
3
3
2
.1.1
Các mô hình tổ chức quản lý phổ biến
3
3
2
.1.2
Chiến lƣợc phát triển
3
8
2
.2
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TNCS
CỦA CÁC NƢỚC ĐPT CHÂU Á
4
6
2

.2.1
Số lƣợng các công ty mẹ và các chi nhánh
4
6
2
.2.2
Các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ
5
1
2
.2.3
Các hoạt động đầu tƣ
5
6
2
.2.4
Các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và
chuyển giao công nghệ
6
1
2
.3
XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TNCs CÁC NƢỚC ĐPT
CHÂU Á
6
7
2
.3.1
Đa dạng hoá mô hình sản xuất và kinh doanh
6

7
2
.3.2
Đa dạng hóa lĩnh vực và hình thức đầu tƣ
6
9
2
.3.3
Đa dạng hoá các hoạt động trong thƣơng mại, chuyển
giao công nghệ, thu hút và đào tạo lao động
7
1




CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT
NAM
7
5
3
.1
Quá trình tích tụ vốn và hình thành các TNCs
7
5
3
.2
Điều chỉnh chính sách của Nhà nƣớc
8
0

3
.3
Tổ chức, cơ chế quản lý kinh doanh
8
6


6
3
.4
Phƣơng thức hoạt động, xâm nhập và chiếm lĩnh thị
trƣờng
8
8

Kết luận
9
4

PHỤ LỤC 1: Sự cần thiết phải xây dựng các tập doàn kinh tế
mạnh ở Việt Nam
9
7

PHỤ LỤC 2: Một số điều kiện đối với các Tổng công ty của
Việt Nam
9
9

PHỤ LỤC 3: Thực trạng xây dựng các tập đoàn kinh tế ở Việt

Nam
1
00

PHỤ LỤC 4: Một số gợi ý về xu hƣớng hình thành và phát triển
TNCs ở Việt Nam
1
04

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
09


7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt




1
APEC
Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dƣơng

2
ASEAN
Association of South - East
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
3
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
4
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài
5
GDP
Gross Domestic Production
Tổng sản phẩm quốc nội
6
M&A
Merger and Acquisition
Thôn tính và sáp nhập
7
NIEs
New Industrial Economies
Những nền kinh tế công
nghiệp mới
8
R&D

Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
9
SME
Small and medium - sized
Enterprises
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
10
TNC
Transnational Corporation
Công ty xuyên quốc gia
11
UNCTAD
United Nation’s Conference
on Trade and Development
Hội nghị liên hiệp quốc về
thƣơng mại và phát triển
12
USD
United States Dollar
Đô la Mỹ
13
ĐPT

đang phát triển
14
ĐPT CA

đang phát triển Châu Á
15

TBCN
CNTB

Tƣ bản chủ nghĩa
Chủ nghĩa tƣ bản.
16
CPH

cổ phần hoá
17
DN

doanh nghiệp
18
DNNN

doanh nghiệp nhà nƣớc
19
KH - CN

Khoa học – Công nghệ
20
KH - KT

Khoa học - Kỹ thuật
21
LHQ

Liên hiệp quốc
22

NXB

Nhà xuất bản
23
XHCN

xã hội chủ nghĩa
24
TCT

tổng công ty
25
[2/5,6]
hoặc
[2/5-7]

Tài liệu tham khảo số 2 tại
danh mục tài liệu tham
khảo, trang số 5 và 6 hoặc


8
trang số 5 đến trang số 7.


9
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Từ những năm 1980s đến nay, các nƣớc đang phát triển Châu Á (ĐPT
CA) nổi lên nhƣ một sự đột phá trong sự phát triển về mọi mặt: cả về kinh tế,

xã hội lẫn vị trí chính trị, đặc biệt là các nƣớc thuộc khối NIEs, những nƣớc
đƣợc coi là những con rồng Châu Á bởi sự phát triển thần kỳ trong nhiều lĩnh
vực kinh tế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm lên sự thần kỳ đó là
sự định hƣớng phát triển đúng đắn của Chính phủ các nƣớc này, trong đó có
sự định hƣớng và hỗ trợ phát triển rất mạnh cho sự hình thành và phát triển
của các TNCs, biến các TNCs này trở thành các đầu tầu phát triển kinh tế, từ
đó trở thành các động lực chính thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc phát triển
một cách nhanh chóng. Tuy nhiên từ giữa thập kỷ 90s đến nay, tốc độ phát
triển của các nƣớc ĐPT CA bị giảm sút rất lớn. Trong đó có những nguyên
nhân chính xuất phát từ quá trình hình thành và phát triển của các TNCs của
các nƣớc này.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, ngày càng mở rộng
quan hệ hợp tác kinh tế với các nƣớc và tìm kiếm các bƣớc đi và hƣớng đi
nhằm phát triển bền vững. Nhìn nhận đƣợc sự tất yếu của việc hình thành và
phát triển của các TNCs, Đảng ta đã chủ trƣơng thúc đẩy sự hình thành và
phát triển của các tập đoàn kinh tế mạnh trở thành những đầu tàu trong việc
thực hiện các mục tiêu phát triển và là động lực chính trong việc thúc đẩy các
thành phần khác cũng nhƣ cả nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng và
bền vững. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn còn đang rất lúng túng trong việc
tìm kiếm các mô hình và định hƣớng phát triển cũng nhƣ việc quản lý đối với
những tập đoàn này. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về quá trình
hình thành và phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA để rút ra những
bài học về thành công, thất bại của các TNCs này, từ đó phần nào giúp ích
cho việc đƣa ra đƣợc những đánh giá và những định hƣớng phát triển đúng


10
đắn trong quá trình xây dựng các tập đoàn lớn mạnh của Việt Nam là rất cần
thiết.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu

Hiện nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về các TNCs của các nƣớc
ĐPT nói chung cũng nhƣ của các nƣớc ĐPT CA nói riêng, tuy nhiên hầu hết
các đề tài đều xem xét trong nhiều góc độ và chủ yếu đi sâu vào từng lĩnh
vực, khía cạnh, cũng nhƣ dự đoán các xu hƣớng hoạt động và phát triển của
các TNCs của các nƣớc này. Ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về
các TNCs nhƣ: cuốn sách“Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nền
kinh tế các nƣớc ASEAN” của tác giả Nguyễn Khắc Thân do nhà xuất bản
Pháp lý xuất bản năm 1992, tuy nhiên nội dung cuốn sách chủ yếu tập trung
vào vai trò của các TNCs đối với nền kinh tế các nƣớc này, hơn nữa chƣa tách
biệt đƣợc TNCs nƣớc ngoài và TNCs của các nƣớc này; cuốn sách “Đầu tƣ
trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia” của trƣờng Học viện quan hệ quốc
tế do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1996 thì chủ yếu đi sâu
vào một lĩnh vực đầu tƣ của các TNCs trên toàn thế giới, chƣa nêu đƣợc
những đặc trƣng của riêng các TNCs khu vực các nƣớc ĐPT CA; cuốn sách
“Công ty xuyên quốc gia của các nền kinh tế công nghiệp mới Châu Á” của
tác giả Hoàng Thị Bích Loan do nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm
2002, đây là một cuốn sách nghiên cứu sâu về các TNCs của các nƣớc thuộc
khối NIEs Châu Á, tuy nhiên đây chỉ là một phần, chƣa thể bao quát đƣợc hết
các đặc điểm, nội dung, động thái phát triển của các TNCs các nƣớc ĐPT CA;
cuốn sách Công ty xuyên quốc gia: Khái niệm, đặc trƣng và những biểu hiện
mới” của tác giả Nguyễn Thiết Sơn do nhà xuất bản KHXH xuất bản năm
2003 là một trong những cuốn sách đƣợc đánh giá cao, tuy nhiên tập thể tác
giả chủ yếu nghiên cứu chung và mang tính lý luận nhiều hơn, mặc dù vậy
các tác giả đã đƣa đƣợc ra nhiều mô hình chung, giải thích đƣợc nhiều động
thái phát triển của các TNCs trên thế giới và một phần động thái phát triển


11
của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA và gần đây nhất là đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội mã số QK 03.01: “Cải tổ các cheabol

Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” do Tiến sỹ Vũ
Phƣơng Thảo làm chủ trì (2005), đây là một đề tài có nhiều ứng dụng, tuy
nhiên đề tài chuyên sâu nghiên cứu về TNCs của riêng nƣớc Hàn Quốc, mô
hình TNCs của Hàn Quốc mặc dù có rất nhiều thành công nhƣng vẫn chƣa
phải là mô hình đại diện hoàn toàn cho tất cả các TNCs của các nƣớc ĐPT
CA
Ngoài ra còn một số tác phẩm và bài báo đề cập tới vấn đề TNCs tại các
nƣớc đang phát triển nhƣ: bài báo “tập đoàn kinh doanh ở các nƣớc đang phát
triển” của tác giả Trần Văn Anh đăng trên tạp chí Những vấn đề kinh tế thế
giới số 1.1995, bài báo “khuynh hƣớng đa dạng hoá ở các cheabol Hàn Quốc
và các giải pháp điều chỉnh” đăng trên tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình
Dƣơng số 4, tháng 8/2002, bài báo “Một số xu hƣớng phát triển chủ yếu hiện
nay của nền kinh tế thế giới” do TS Nguyễn Xuân Thắng làm chủ biên do nhà
xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2003, bài báo “Cuộc chiến giữa các
tập đoàn kinh doanh” của tác giả Ngọc Mai trên báo thị trƣờng số 10 tháng
3/2005, bài báo “Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ở các cheabol Hàn Quốc” tại
tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 325, tháng 6/2005 … Hầu hết các bài báo này
đều chỉ đề cập tới một phần nhỏ trong các hoạt động của các TNCs và thƣờng
đi sâu vào một lĩnh vực nhất định, không mang tính khái quát, xuyên xuốt quá
trình phát triển của các TNCs này.
Chính vì vậy việc khảo cứu một cách có hệ thống và nhất là việc phân
tích thực trạng một số hoạt động chủ yếu của các công ty này ở các nƣớc ĐPT
CA nói chung và Việt Nam nói riêng từ đó rút ra những kinh nghiệm trong
công tác thu hút, quản lý, định hƣớng các TNCs tại Việt Nam là cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn cao.
3. Mục đích nghiên cứu


12
Bằng việc hệ thống lại những vấn đề cơ bản của lý luận, phân tích quá

trình hình thành và phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA luận văn
sẽ làm rõ đƣợc những đặc điểm phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT
CA, từ đó rút ra đƣợc một số bài học cho việc xây dựng các tập đoàn kinh tế ở
nƣớc ta hiện nay
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu và nội dung trên, đối tƣợng nghiên cứu chính trong luận
văn là quá trình hình thành, phát triển các TNCs của các nƣớc ĐPT CA.
Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động chính của các TNCs của các nƣớc
ĐPT CA nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, đào tạo phát triển
nguồn nhân lực và các tác động của chúng tới nền kinh tế các nƣớc này từ
đầu những năm 1980s đến nay.
Do hiện nay số liệu về các TNCs của các nƣớc ĐPT CA chƣa đƣợc
thống kê một cách đầy đủ, nhất là các nƣớc có mức phát triển thấp nhƣ ở Nam
và Trung Á , nên trong phạm vi của luận văn này tác giả chủ yếu sử dụng số
liệu về các TNCs của các nƣớc NIEs Châu Á vì các TNCs của các nƣớc ĐPT
CA tập trung chủ yếu ở các nƣớc này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, ngoài những phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản, tác giả
đã vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính nhƣ phƣơng pháp thống kê,
tổng hợp, phân tích so sánh, phƣơng pháp lịch sử, đọc tài liệu và sử dụng các
mô hình lý thuyết, kết hợp với tham khảo ý kiến các chuyên gia nhằm tổng
hợp, phân tích đánh giá và đƣa ra những nhận xét, dự đoán về xu hƣớng hoạt
động và phát triển của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA, từ đó đƣa ra những
bài học cho Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Xem xét một cách tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của


13
các TNCs của các nƣớc ĐPT CA, thông qua hệ thống lý luận cơ bản xem xét

các hoạt động chủ yếu của các TNCs này, từ đó chỉ ra đƣợc một số đặc điểm
nổi bật của các TNCs này.
- Thông qua việc phân tích trên, luận văn tìm ra đƣợc một số nguyên
nhân dẫn đến những thành công và những thất bại của các TNCs của các nƣớc
này, từ đó rút ra đƣợc những bài học quý báu cho các tập đoàn kinh tế của
Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển nhƣ hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu làm
3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành các TNCs ở các
nƣớc đang phát triển Châu Á.
Chƣơng II: Động thái phát triển của các TNCs ở các nƣớc ở các đang phát
triển Châu Á.
Chƣơng III: Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam



14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SỰ HÌNH THÀNH CÁC
TNCs CỦA CÁC NƢỚC ĐPT CHÂU Á
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Các khái niệm và định nghĩa về TNCs
Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều định nghĩa, khái niệm và tên gọi
khác nhau về TNCs, việc đƣa ra một định nghĩa thống nhất vẫn đang là một
yêu cầu bức xúc. Bởi trên thực tế các định nghĩa này, mỗi định nghĩa lại đƣợc
xem xét trên một góc độ khác nhau, cho nên đến nay vẫn chƣa có một định
nghĩa nào đƣợc coi là định nghĩa áp dụng cho tất cả các lĩnh vực và đƣợc tất
cả mọi ngƣời chấp nhận.
Trong những năm 60s, các thuật ngữ công ty quốc tế và công ty đa quốc

gia (MNEs/MNCs) đƣợc sử dụng với ý nghĩa nhƣ nhau, nhƣng nhìn chung
thuật ngữ công ty quốc tế vẫn quen đƣợc sử dụng [11/34]. Các thuật ngữ này
nói đến sự lớn mạnh của công ty đã vƣợt ra khỏi phạm vi một quốc gia và có
các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều nƣớc trên thế giới (Jenkins, 1987).
Đặc điểm cơ bản của các công ty quốc tế hoặc đa quốc gia là quy mô lớn, sở
hữu đa quốc tịch và có phạm vi hoạt động ở nhiều nƣớc. Mặc dù hai thuật ngữ
trên có ý nghĩa nhƣ nhau, nhƣng xét ở cách tiếp cận, thuật ngữ thứ nhất xem
xét công ty từ giác độ kinh doanh quốc tế, trong khi thuật ngữ thứ hai đề cập
đến cả tính sở hữu đa quốc gia của công ty (Richard E. Caves, 1986), vì thế
thuật ngữ thứ hai đã phản ánh đầy đủ hơn đặc điểm của MNEs.
Đầu thập kỷ 70, thuật ngữ MNEs đƣợc sử dụng nhiều hơn thuật ngữ
công ty quốc tế và có ý phân biệt với khái niệm công ty quốc tế [11/36].
Trong thời kỳ này, cơ cấu tổ chức và các hoạt động của MNEs chuyển sang
cơ chế phi tập trung, đa doanh hơn trƣớc. Quá trình ra quyết định các hoạt
động của công ty không còn độc quyền từ một chủ sở hữu ở chính quốc, mà
ngƣời nƣớc ngoài cũng đƣợc tham gia quản lý các chi nhánh của công ty hoạt


15
động ở nƣớc họ. Hơn nữa họ còn có quyền điều chỉnh tỷ lệ góp vốn và quyết
định hình thức hợp tác với MNEs ở nƣớc chủ nhà. Bởi vậy, cơ cấu tổ chức và
hoạt động của MNEs không chỉ có tính quốc tế mà còn mang đậm nét đa quốc
gia.
Ngoài những đặc điểm chung trên, các nhà học giả còn đƣa ra nhiều
tiêu chí để xác định một công ty là MNEs. Chẳng hạn, các nhà học giả Mỹ
thƣờng căn cứ vào phạm vi kiểm soát và quản lý hoạt động sản xuất ít nhất từ
hai nƣớc trở lên, và nhấn mạnh đến mức độ kiểm soát và quản lý trực tiếp các
hoạt động của công ty ở nƣớc ngoài. Một số nhà học giả khác lại nhấn mạnh
về đặc điểm quy mô tài sản của công ty phải đạt đến mức trên 100 triệu USD
(Raymond Vernon, 1971) hoặc đƣợc xếp vào danh sách 500 công ty lớn nhất

về tài sản trên thế giới đƣợc công bố hàng năm (Harvard Business School,
1974) hoặc số lao động sử dụng ở nƣớc ngoài hoặc tỷ lệ tài sản ở nƣớc ngoài
trên tổng giá trị tài sản của công ty (Jenkins, 1987). Một số nhà học giả khác
còn định nghĩa MNEs là một công ty lớn bao gồm nhiều công ty nhỏ hay thực
thể kinh tế. Những thực thể này không phân biệt quyền sở hữu nhƣng đƣợc
thành lập ở nhiều nƣớc khác nhau và có mối liên kết chặt chẽ. Trong một
MNEs, mức độ tự chủ của các thực thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào hình thức
liên kết và lĩnh vực hoạt động của chúng [11/37].
Cuối thập kỷ 1980, do sự nới nỏng các quy chế đầu tƣ nƣớc ngoài ở các
nƣớc ĐPT và xu hƣớng tự do hoá thị trƣờng vốn quốc tế, các MNEs đã tăng
trƣởng mạnh mẽ. Trào lƣu các công ty mẹ (parent firms) mở rộng chi nhánh
ra nhiều nƣớc (transnationals) đã trở thành đặc điểm nổi bật trong những năm
cuối của thập kỷ 80. Bởi vậy, trong thời kỳ này, thuật ngữ TNCs đƣợc sử
dụng rộng rãi. Theo định nghĩa, TNCs là doanh nghiệp có sở hữu và kiểm
soát tài sản nhƣ nhà máy, hầm mỏ, đồn điền và các cơ sở bán hàng ở hai hoặc
nhiều nƣớc (Colman and Nixson, 1994). Nhiều học giả cũng có định nghĩa
tƣơng tự về TNCs nhƣ Jenkins, 1987; Rasiah, 1995; Dunning and Sauvant,


16
1996 Nhƣ vậy, theo các định nghĩa đã nêu, bản chất của các TNCs và các
MNEs là giống nhau, đều là những công ty có quy mô lớn về tài sản, phạm vi
hoạt động ở nhiều nƣớc và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Sự khác
nhau về tên gọi chỉ là sự phản ánh đặc điểm phát triển trong từng thời kỳ tăng
trƣởng của TNCs hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các nhà kinh tế học.
Năm 1998, Hội nghị của Liên hiệp quốc về thƣơng mại và phát triển
(UNCTAD) đã đƣa ra định nghĩa chung cho TNCs là công ty bao gồm các
công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nƣớc trên thế giới. Hiện nay
định nghĩa này là một trong những định nghĩa đƣợc nhiều nhà học giả chấp
nhận nhất.

Nhƣ vậy, qua các khái niệm và định nghĩa trên, có thể đi đến hai nhận
xét quan trọng: thứ nhất, về bản chất, các thuật ngữ về TNCs không có sự
khác biệt đáng kể, chúng có đặc điểm chung là quy mô lớn, sở hữu đa quốc
gia và kiểm soát hoạc động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nƣớc. Sự khác biệt
chủ yếu là tên gọi, phản ánh đặc điểm nổi bật của TNCs trong từng giai đoạn
lịch sử phát triển hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các nhà học giả. Thứ hai,
khó có thể đƣa ra định nghĩa chính xác về TNCs.
Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận định: dùng thuật ngữ TNC để chỉ tất
cả các công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế là hợp lý vì nó không chỉ nêu
đƣợc đặc trƣng kinh tế nổi bật của công ty trong thời đại quốc tế hoá đời sống
kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay mà còn phản ánh đúng tính chất hoạt
động của công ty trong thực tế. Bởi thế, định nghĩa chung về TNCs đƣợc sử
dụng trong luận văn này là định nghĩa của UNCTAD đƣợc công bố năm
1998:
“Các TNCs là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, bao
gồm công ty mẹ và các công ty chi nhánh của chúng. Các công ty mẹ đƣợc
định nghĩa nhƣ là các công ty mà việc kiểm soát tài sản của các thực thể kinh
tế khác ở nƣớc ngoài thƣờng đƣợc thực hiện thông qua việc góp vốn tƣ bản cổ


17
phần”.
Trong đó, có các loại công ty con dƣới đây:
- Công ty phụ thuộc (Subsidiary Enterprise): Chủ đầu tƣ (thuộc công ty
mẹ) sở hữu hơn 50% tổng tài sản của công ty. Họ có quyền chỉ định hoặc bãi
nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty.
- Công ty liên kết (Associate Enterprise): Chủ đầu tƣ chiếm 10% tài sản
của công ty, nhƣng chƣa đủ để có quyền hạn nhƣ trƣờng hợp công ty phụ
thuộc.
- Công ty nhánh (Branch Enterprise): là công ty trách nhiệm vô hạn

hoạt động ở nƣớc ngoài với 100% tài sản thuộc sở hữu của công ty mẹ
1.1.2. Bản chất và các đặc điểm cơ bản của các TNCs
1.1.2.1 Bản chất của các TNCs
Sự hình thành của các TNCs là kết quả phát triển lâu dài của nền sản
xuất và quan hệ kinh tế quốc tế. Bắt đầu từ sự tích tụ và tập trung sản xuất cao
độ dẫn đến những biến đổi quan trọng về lƣợng và chất trong các mặt quan hệ
sản xuất, mà khâu quan trọng nhất là các quan hệ sở hữu từ đó hình thành độc
quyền trong nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa theo sự tuần tự từ thấp đến cao, tới
khi quá trình sản xuất kinh doanh của một công ty vƣợt ra khỏi biên giới quốc
gia và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nhiều nƣớc, thông qua việc thiết lập các
chi nhánh (công ty con) ở nƣớc ngoài, hình thành lên các TNCs. Đặc biệt tại
các nƣớc ĐPT CA, các TNCs còn đƣợc hình thành trực tiếp trên cơ sở xí
nghiệp công thƣơng hiện đại và từ sự bảo hộ và hỗ trợ rất lớn của nhà nƣớc.
Đặc biệt, khi nền sản xuất Tƣ bản chủ nghĩa chuyển từ xã hội công
nghiệp lên xã hội thông tin dƣới sự thúc đẩy của cuộc cách mạng Khoa học -
Công nghệ và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đã làm cho số lƣợng
TNCs phát triển nhanh chóng và bản chất của TNCs cũng biến đổi theo
hƣớng thích nghi với tính chất quốc tế hoá ngày càng cao của lực lƣợng sản
xuất. Khi đó nền sản xuất đòi hỏi những nguồn lực khổng lồ, đặc biệt là vốn


18
và công nghệ làm cho khả năng tài chính của một công ty không đáp ứng nổi.
Cùng với nó là quá trình cổ phần hoá mở rộng và sự gia tăng quá trình huy
động vốn thông qua thị trƣờng tài chính làm cho số lƣợng các chủ đồng sở
hữu ở khắp các quốc gia trong TNCs lớn lên. Sở hữu tƣ bản kiểu cổ điển
truyền thống nảy sinh và phát triển dƣới thời cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất và thứ hai đang mất dần vai trò điều tiết trong tất cả các cơ cấu của
TNCs. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và sự
cạnh tranh, các TNCs buộc phải đầu tƣ đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất,

trong quá trình đó ngƣời công nhân hiện đại - từ đối tƣợng bị bóc lột trở thành
chủ thể sở hữu kinh tế đầy tiềm năng (do đã trở thành chủ sở hữu một loại
phƣơng tiện sản xuất mới là các tri thức và kỹ năng có chuyên môn cao riêng
của họ) ngày càng đƣợc thu hút với tƣ cách là đồng sở hữu.
Nhƣ vậy, dƣới tác động của cuộc cách mạng KH-CN, thông qua việc
làm chủ sở hữu trong các hãng, công ty của TNCs đã diễn ra 2 thay đổi lớn
trong các quan hệ về sở hữu: Một là, sở hữu độc quyền siêu quốc gia - là hình
thức sở hữu hỗn hợp đã đƣợc quốc tế hoá, đƣợc tạo lên từ quá trình tích tụ,
tập trung hoá và xã hội hoá sản xuất trên quy mô quốc tế dƣới sự tác động
mạnh mẽ và sâu sắc của cuộc cách mạng KH-CN và của các quy luật cạnh
tranh, quy luật kinh tế cơ bản của CNTB. Hai là, sở hữu hỗn hợp - đƣợc tạo
ra do sự thay đổi về cơ bản địa vị, vai trò của ngƣời công nhân, trí thức,
những ngƣời làm việc trực tiếp trong các ngành nghề khác nhau, nhất là
những ngành có hàm lƣợng khoa học và công nghệ cao là những ngƣời quyết
định chất lƣợng của lao động và sản xuất.
Tóm lại, nếu xét về mặt quan hệ sản xuất thì TNCs chỉ là hình thức vận
động cao của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, là sự thích ứng của các hình
thức sản xuất, kinh doanh tƣ bản trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của sức sản
xuất xã hội [5/88]. Xét về mặt hình thức hoạt động, thì dù phát triển cao đến
đâu thì các TNCs cũng chỉ là các công ty có quy mô phát triển lớn, chính vì


19
vậy bản chất của chúng là thể thức kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận trên phạm
vi toàn cầu. Chính vì vậy việc sản xuất ra giá trị thặng dƣ tƣơng đối, tăng lợi
nhuận là một mục tiêu không thể nào thay đổi, điều này quyết định hầu hết
mọi chiến lƣợc hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển của tất cả các
TNCs. Trong mỗi thời điểm và tại mỗi một quốc gia khác nhau, các TNCs có
các chiến lƣợc khác nhau để tồn tại, để phát triển thông qua các hình thức
biến đổi về phƣơng thức hoạt động, về cơ cấu quản lý… tất cả đều vì mục

đích tối đa hoá lợi nhuận, thậm trí ngay cả khi các TNCs này thực hiện các
hoạt động trợ cấp hoặc can thiệp vào chính trị các địa phƣơng hay tiêu diệt
các đối thủ cạnh tranh thì tất cả những hành động đó cũng không ngoài mục
đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
của mình.
1.1.2.2. Các đặc điểm cơ bản của TNCs
- Sở hữu của nhiều nƣớc: Trƣớc đây, nguồn vốn của một TNCs, đặc biệt
là của các công ty mẹ hầu hết có nguồn gốc từ một nƣớc, nhƣng hiện nay,
việc cổ phần hoá và thông qua cổ phiếu để tiến hành đầu tƣ, kiểm soát các
doanh nghiệp, các tập đoàn đã trở thành một trong những vấn đề tất yếu của
hầu hết các nền kinh tế. Chính vì vậy, hiện nay nguồn vốn của một tập đoàn
hay một doanh nghiệp thƣờng có rất nhiều quốc tịch, mang tính đa quốc gia.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chiến lƣợc chiếm lĩnh thị trƣờng, các TNCs
thƣờng thực hiện đầu tƣ dƣới hình thức liên doanh, liên kết, cổ phần nhằm tận
dụng các nguồn lực bên ngoài cũng nhƣ thị trƣờng sẵn có của đối tác nƣớc sở
tại, chính điều này đã tạo lên hình thức đa sở hữu và vốn có nguồn gốc xuất
xứ từ nhiều nƣớc.
- Tính độc quyền: Do xuất xứ của các TNCs là từ các công ty tƣ bản độc
quyền, cùng với quá trình quốc tế hoá sản xuất, cho đến nay các TNCs đƣợc
hình thành trên hầu hết các nƣớc, các khu vực, nhƣng hầu hết các công ty này
vẫn mang nhiều đặc tính của chủ nghĩa tƣ bản độc quyền, mang dấu ấn của


20
quá trình phát triển tƣ bản chủ nghĩa và là sản phẩm của quá trình quốc tế hoá
kinh tế.
- Các TNCs có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng khắp trên thế giới:
Nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận theo quy mô, các TNCs phải mở rộng quy
mô sản xuất của mình nhằm thu đƣợc tối đa hoá lợi nhuận. Tuy nhiên do yêu
cầu phát triển của kinh tế thị trƣờng, các công ty buộc phải phát triển sản

phẩm bằng cách liên đổi mới công nghệ, chính vì vậy các TNCs buộc phải
thực hiện các chiến lƣợc bành chƣớng ra các nƣớc nhằm chi phối thị trƣờng
quốc tế, mở ra các thị trƣờng mới cho sản phẩm của mình, kéo dài vòng đời
của sản phẩm, cũng nhƣ việc phân công lao động và phân chia thị trƣờng thế
giới.
- Cơ cấu tổ chức TNCs thƣờng đƣợc chia thành hai phần chính: TNCs
đƣợc hiểu là những công ty hoạt động trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
trên lãnh thổ nhiều quốc gia, do đó cơ cấu tổ chức đƣợc chi thành hai phần
chính đó là “công ty mẹ” thuộc sở hữu của các nhà tƣ bản nƣớc mẹ và một hệ
thống các “công ty con - công ty chi nhánh” thuộc sở hữu công ty mẹ hoặc
hỗn hợp với công ty nƣớc chủ nhà. Công ty mẹ có vai trò là trung tâm phối
hợp hoạt động của các công ty con dƣới sự kiểm soát của nó, định hƣớng sự
phát triển của các công ty con và theo dõi thƣờng xuyên các hoạt động của
chúng.
- Các TNCs có năng lực tổ chức sản xuất lớn mạnh, năng lực về nghiên
cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thuận tiện trong điều phối vốn trên
phạm vi toàn cầu: Những năng lực này đều bắt nguồn từ khả năng tài chính
lớn và hệ thống các chi nhánh rộng khắp của các TNCs trên phạm vi toàn
cầu. Vì vậy, các TNCs có thể nắm bắt các cơ hội, điều tiết cũng nhƣ phối hợp
giữa các chi nhánh để phục vụ cho một mục tiêu định trƣớc trên toàn mạng
lƣới của mình.
- Về cơ chế quản lý kinh doanh của các TNCs của các nƣớc ĐPT CA:


21
mục tiêu hành đầu đƣợc các TNCs chú trọng là nhằm phát triển công ty, tập
đoàn, Chính phủ các nƣớc này tạo mọi điều kiện cho các TNCs phát triển trở
thành bộ khung của nền kinh tế, động lực xuất phát chủ yếu là từ kết cấu xã
hội của Châu Á: kết cấu hình tháp. Các công ty chi nhánh không phải độc lập
hoàn toàn mà hoạt động nhƣ những vệ tinh cho các tập đoàn lớn mang tính hệ

thống. Chế độ trả lƣơng và sự thăng tiến của ngƣời lao động chủ yếu dự trên
cơ sở thâm niên công tác, trƣớc đây các TNCs này thƣờng áp dụng chế độ làm
việc xuốt đời và tập trung, ngày nay đã và đang tiến hành cải cách, tổ chức lại
cơ cấu, chế độ quản lý cho phù hợp nhƣ: thay đổi việc làm, xắp xếp thời gian
làm việc cho linh hoạt… Việc ra quyết định vẫn chủ yếu theo chế độ ý kiến
tập thể, chế độ quản lý mang tính “gia đình trị” kiểu NIEs Châu Á [5/97-99].
- Trao đổi nội bộ trong TNCs (giá chuyển giao - intra firm trade): Do
trình độ phát triển của những nƣớc ĐPT CA còn hạn chế nên các TNCs không
ngừng áp dụng giá chuyển giao để giảm phần lợi nhuận phải chịu thuế. Bên
cạnh đó, giá chuyển giao công nghệ của TNCs qua các dự án đầu tƣ nƣớc
ngoài ở các nƣớc ĐPT CA thƣờng tính cao hơn thị trƣờng, nguyên nhân chủ
yếu vì các TNCs có lợi thế về vốn và công nghệ, trong khi các nƣớc ĐPT CA
lại rất cần các yếu tố này và trình độ thẩm định công nghệ còn hạn chế. Chính
vì vậy, vấn đề giá chuyển giao của các TNCs đang trở thành mối lo ngại cho
nhiều nƣớc ĐPT chủ nhà, đặc biệt là với các nƣớc ĐPT CA.
1.1.3. Các lý thuyết cơ bản của TNCs
Nhằm giải thích sự hình thành và phát triển của các TNCs, đã có rất
nhiều nhà kinh tế học trong lịch sử đã nghiên cứu và đƣa ra rất nhiều các lý
thuyết nhằm giải thích và dự đoán cho sự hình thành và phát triển của loại
hình hoạt động này. Trong đó một số lý thuyết đƣợc sử dụng khá nhiều trong
các quá trình hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ, dịch vụ, chuyển giao công
nghệ… của các TNCs này là:
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon: đã lý giải hiện tƣợng FDI trên


22
Q
P
D


X

M

0
t1 t2 t3 t (thời gian)
OQ là sản lượng của nhu cầu nội địa (D), sản xuất (P), xuất khẩu (X), nhập khẩu
(M) và OT là thời gian (t1, t2, t3 ). Lúc đầu, nhập khẩu sản phẩm mới làm tăng
nhu cầu nội địa và sản xuất trong nước, sau đó tất cả lại giảm xuống do nhu
cầu thị trường nội địa bị bão hoà. Vì thế, nhu cầu xuất khẩu xuất hiện. Các
bước tiếp theo lại lập lại trình tự như trước và phát triển theo hình chữ V úp
cơ sở phân tích các giai đoạn phát triển của sản phẩm từ đổi mới đến tăng
trƣởng, đạt mức bão hoà và bƣớc vào giai đoạn suy thoái. Để tránh lâm vào
suy thoái và khai thác hiệu quả sản xuất theo quy mô, công ty phải mở rộng
thị trƣờng tiêu thụ ra quốc tế, nhƣng các hoạt động xuất khẩu đã gặp trở ngại
bởi hàng rào thuế quan và cƣớc phí vận chuyển, vì thế các công ty di chuyển
sản xuất ra quốc tế để vƣợt qua những trở ngại này. Nhƣ vậy theo lý thuyết
này thì việc các TNCs cắm nhánh ra nƣớc ngoài là kết quả tự nhiên từ quá
trình phát triển của sản phẩm theo chu kỳ.
Theo lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp của Akamatsu (1969) thì sản
phẩm mới đƣợc phát minh và ra đời ở nƣớc đầu tƣ, sau đó đƣợc xuất khẩu ra
thị trƣờng quốc tế. Tại nƣớc nhập khẩu, do ƣu điểm của sản phẩm mới là nhu
cầu thị trƣờng nội địa tăng lên, nƣớc nhập khẩu chuyển hƣớng sản xuất để
thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật…
của quốc tế. Đến khi nhu cầu thị trƣờng của sản phẩm sản xuất ở trong nƣớc
đạt tới mức bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện và cứ theo chu kỳ nhƣ
vậy mà dẫn đến việc các TNCs thành lập các chi nhánh tại nƣớc ngoài (xem
biểu đồ số 1).
Biểu đồ 1: Mô hình chu kỳ sản phẩm bắt kịp của Akamatsu



23
Ngoài ra, nguyên nhân đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các TNCs còn đƣợc lý
thuyết địa điểm công nghiệp của R. Vernon (1974) giải thích là các TNCs
chuyển sản xuất ra nƣớc ngoài cho gần nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc gần
thị trƣờng tiêu thụ để giảm bớt chi phí vận tải nhờ hạ thấp đƣợc giá thành sản
phẩm, điều này tạo điều kiện cho việc các công ty tìm cách đầu tƣ ra nƣớc
ngoài, cắm nhánh tại nƣớc này và từ đó hình thành lên các công ty hoạt động
trên phạm vi nhiều quốc gia, hình thành lên các TNCs.
Về vai trò của TNCs đối với các nƣớc ĐPT, Reuber (1973) và Casson
(1985) cho rằng: quá trình quốc tế hoá của TNCs đã không chỉ bổ sung vốn
đầu tƣ mà còn chuyển giao công nghệ, kiến thức quản lý và tạo thị trƣờng cho
các nƣớc ĐPT. Mặt khác, nhờ quá trình quốc tế hoá sản xuất (chủ yếu do
TNCs thực hiện) mà các nƣớc ĐPT khai thác đƣợc có hiệu quả các nguồn lực
sản xuất của mình, trong đó đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên phong phú và
lao động dồi dào.
Lý thuyết chiết trung: từ cách xem xét các điều kiện để TNCs đầu tƣ ra
nƣớc ngoài, lý thuyết chiết trung của Dunning (1983) đã giải thích TNCs sẽ
đầu tƣ ra nƣớc ngoài nếu chúng có lợi thế độc quyền về vốn, công nghệ, kỹ
thuật quản lý… so với các công ty của nƣớc nhận đầu tƣ, những lợi thế này
trực tiếp khai thác sẽ mang lại hiệu quả hơn so với cho thuê và cuối cùng là
khai thác lợi thế độc quyền ít nhất phải sử dụng đƣợc một yếu tố nguyên liệu
đầu vào rẻ ở quốc tế. Khi thoả mãn đƣợc các điều kiện đã nêu thì các TNCs sẽ
đầu tƣ ra quốc tế. Nhƣ vậy, lý thuyết này đã chỉ ra đƣợc mốc giới hạn và
cũng phần nào giải thích đƣợc nguyên nhân hình thành lên các TNCs thông
qua việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các công ty.
Lý thuyết nội vi hoá của Rugman (1983) và Berckley (1988): do thị
trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo là động lực thúc đẩy TNCs đầu tƣ ra quốc
tế, các TNCs thu đƣợc lợi nhuận cao từ giá chuyển giao thông qua trao đổi
giữa các chi nhánh trong cùng một TNCs ở các nƣớc. Cùng quan điểm này



24














Nguồn: L.Zan, S.Zambon và Pettigrew (eds), Barriers to Internationalization,
Perspecties on Strategic, Kluwer, Norwell. Mass, 1993, p23.
Chưa có đầu tư ra nước ngoài (sản xuất trong nước)
Xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngoài
Văn phòng
đại diện
Văn phòng
đại diện
Cho thuê giấy
phép

Chi nhánh ở nước
ngoài

Thành lập các chi nhánh sản xuất ở nước ngoài
R.Jenkin (1987) cũng cho rằng, nếu tất cả các thị trƣờng đều là cạnh tranh
hoàn hảo thì không có lý do để các TNCs tăng cƣờng cắm nhánh ở các nƣớc
và gắn kết các thị trƣờng với nhau. Nhƣ vậy, lý thuyết này đã giải thích đƣợc
một nguyên nhân trong việc các TNCs đầu tƣ ra nƣớc ngoài đó là vì nhằm
khai thác thị trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo để thu lợi nhuận cao bằng
việc thực hiện giá chuyển giao.
Con đƣờng mở rộng sản xuất ra nƣớc ngoài của các TNCs đƣợc các tác
giả L.Zan, S.Zambon và Pettigrew (1993) giải thích qua biểu đồ các bƣớc
thực hiện cắm nhánh cơ bản: thông qua việc lập văn phòng đại diện hoặc cho
thuê giấy phép, lập chi nhánh bán hàng ở nƣớc ngoài rồi thành lập các chi
nhánh sản xuất ở nƣớc ngoài (xem biểu đồ 2). Lý thuyết đã chỉ ra đƣợc các
bƣớc hình thành ra các TNCs thông qua việc thành lập các chi nhánh, văn
phòng đại diện tại nƣớc ngoài.
Biểu đồ 2: Con đƣờng mở rộng sản xuất ra nƣớc ngoài của các TNCs
Ngoài ra còn có các quan điểm khác nhƣ học thuyết về giá trị thặng dƣ
của Mark - Lênin, các quan điểm giải thích hiện tƣợng các công ty tƣ bản độc
quyền đầu tƣ sang các nƣớc ĐPT để khai thác nguồn lao động rẻ và tài


25
nguyên thiên nhiên phong phú của Baran (1957), Dos Santos (1973) và
Wallerstein (1974). Vì thế, các TNCs thực hiện việc đầu tƣ, cắm nhánh tại
nƣớc ngoài nhƣ là các công cụ lợi hại của các tập đoàn này.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Các chính sách phát triển các TNCs của các nƣớc ĐPT CA
Để phát triển kinh tế, các nƣớc ĐPT CA đã thực hiện chiến lƣợc phát
triển các TNCs bằng cách thu hút các TNCs từ các nƣớc phát triển và các
nƣớc ĐPT khác để thu hút vốn, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, phát triển và thúc đẩy hình thành các TNCs của các nƣớc

này. Nhằm tạo điều kiện cho các TNCs trong nƣớc hình thành phát triển,
Chính phủ các nƣớc ĐPT CA can thiệp tƣơng đối mạnh vào các lĩnh vực nhƣ:
đầu tƣ, cho vay (cả ngoại tệ), ƣu tiên xuất khẩu,… bên cạnh đó Chính phủ các
nƣớc này đã xây dựng một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, luật đầu tƣ với
những quy định ƣu đãi thu hút TNCs đầu tƣ vào hoạt động ngày một nhiều và
dài hơn. Cụ thể các nƣớc này đã sớm hoàn thiện hệ thống luật đầu tƣ, cho
phép chuyển lợi nhuận về nƣớc, đƣa ra một số ƣu đãi đặc biệt đối với các
TNCs lớn và có công nghệ hiện đại, một số nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng
phát triển mạnh nhƣ các nƣớc NIEs đã thực hiện miễn thuế nhập khẩu và các
thủ tục hải quan,… từ đó đã hình thành đƣợc nhiều loại hình thị trƣờng và
phát triển đồng bộ từ đó thúc đẩy các TNCs của mình hình thành và phát
triển.
Các nƣớc ĐPT CA đã lựa chọn mô hình chiến lƣợc kinh tế - xã hội phù
hợp với các điều kiện trong nƣớc và nƣớc ngoài nhằm khai thác tối đa lợi thế
so sánh, ví dụ nhƣ “Chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu”. Tại mỗi nƣớc có những
chính sách cho riêng mình để đem lại những đặc thù riêng, nhƣ ở Hàn Quốc,
các biện pháp nhƣ miễn thuế nhập khẩu đối với phƣơng tiện sản xuất nguyên
liệu, miễn thuế kinh doanh với ngành xuất khẩu và tài trợ lãi suất thấp bằng
cách sử dụng các khoản cho vay của nƣớc ngoài. Đó là nhƣng biện pháp rất


26
có hiệu quả kích thích sự phát triển của TNCs. Hơn nữa một loại hoạt động
khuyến khích xuất khẩu của Cơ quan xúc tiến thƣơng mại Hàn Quốc
(KOTRA) cũng góp phần giúp ngành công nghiệp xuất khẩu của nƣớc này
phát triển.
Tại các nƣớc Đài Loan, từ những năm 1950 đã bắt đầu khuyến khích
các ngành công nghiệp hƣớng về xuất khẩu nhƣ: nới lỏng kiểm soát đối với
xuất khẩu từ sau năm 1958, áp dụng một hệ thống ngoại hối thống nhất đối
với xuất nhập khẩu, sự phân chia những khuyến khích về thuế, việc tài trợ lãi

suất thấp đối với ngành công nghiệp xuất khẩu và việc áp dụng mạnh bạo đầu
tƣ nƣớc ngoài từ 1960 đã kích thích đầu tƣ của các công ty tƣ nhân và các
công ty nƣớc ngoài. Tại Singapo, Chính phủ rất chú trọng tạo mọi điều kiện
để xây dựng các tập đoàn lớn dạng các tập đoàn tƣ bản độc quyền…
Nhiều nƣớc ĐPT CA đã áp dụng chính sách ƣu tiên xây dựng và phát
triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút sự thâm nhập của
TNCs nƣớc ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển của TNCs trong
nƣớc. Bằng việc nghiên cứu để dự đoán đƣợc các nhu cầu phát triển trong
tƣơng lai, Chính phủ các nƣớc này đã đƣa ra chính sách chủ động xây dựng
các khu công nghiệp, khu kinh tế mở, các khu trung tâm thƣơng mại hiện
đại nhằm giúp cho các công ty trong nƣớc phát triển theo định hƣớng, tập
trung các công ty lại tạo điều kiện cho việc bổ trợ lẫn nhau để phát triển, nâng
sức cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ
tầng, giảm đƣợc nhiều chi phí trong quá trình kinh doanh, tăng thêm hiệu quả
hoạt động cho các công ty của mình. Ngoài ra các nƣớc này đã chú trọng xây
dựng, phát triển cơ sở hạ tầng tài chính nhƣ hệ thống ngân hàng, công ty bảo
hiểm, công ty tài chính…, trong việc hình thành tổng lƣợng vốn cần thiết
cùng với một hạ tầng xã hội nhƣ giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội… Chẳng hạn
Hồng Long có hạ tầng cơ sở hoàn thiện, tin tức thu nhận nhanh nhạy và đƣợc
coi là trung tâm vận chuyển và thông tin của thế giới với đội ngũ tàu thuyền

×