Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 122 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
==============


LÊ NAM LONG



TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế Quốc tế
Mó số: 60 31 07


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. NGUYỄN HỒNG SƠN



HÀ NỘI – 2008


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng
thƣơng mại.
1.1.1. XNK và vai trò của XNK đối với nền kinh tế.
1.1.2. Tín dụng tài trợ XNK của NHTM
1.1.3. Các hình thức tín dụng tài trợ XNK của NHTM
1.1.3.1. Tín dụng tài trợ NK
1.1.3.2. Tín dụng tài trợ XK
1.1.4 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng tài trợ XNK
1.1.4.1. Vai trò của tín dụng tài trợ XNK
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng tài trợ XNK của NHTM
1.2. Kinh nghiệm phát triển tín dụng tài trợ XNK của NHTM ở một số
nƣớc trên thế giới.
1.2.1. Ngân hàng XNK Mỹ
1.2.2. Ngân hàng XNK Hàn Quốc
1.2.3. Ngân hàng XNK Thái Lan
1.2.4. Ngân hàng XNK Trung Quốc
1.2.5. Một số bài học kinh nghiệm
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN 2003-2007
2.1. Tổng quan về ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam (VCB)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của VCB.
2.1.3. Hoạt động kinh doanh chính của VCB
2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của VCB trong thời gian 2003-2007

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB (2003-2007)
2.2. Thực trạng tín dụng tài trợ XNK của VCB (2003-2007)
Trang







5
5
5
7
8
9
14

21
21
25

30
30
33
35
38
41

43

43
43
48
49
50
60
2.2.1. Hoạt động cho vay của VCB (2003-2007)
2.2.1.1. Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu theo loại tiền vay
2.2.1.2. Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu theo hình thức cho vay
2.2.1.3. Thực trạng về khách hàng
2.2.1.4. Điều kiện và quy trình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng
ngoại thương Việt nam
2.2.1.5. Thực trạng về thu nợ, nợ quá hạn và xử lý nợ quá hạn
2.2.2 Đánh giá chung về thực trạng tín dụng tài trợ XNK của VCB
2.2.2.1. Những kết quả đã đạt được.
2.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TÀI TRỢ XNK CỦA VCB
3.1. Định hƣớng phát triển tín dụng tài trợ XNK của VCB
3.1.1. Chiến lược XNK của Việt Nam đến 2020
3.1.2. Chiến lược của ngành ngân hàng đối với hoạt động XNK
3.1.3. Một số gợi ý về quan điểm và định hướng phát triển tín dụng tài trợ XNK
của VCB đến 2020
3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ tín dụng tài trợ XNK của VCB
3.2.1. Hoàn thiện quy trình tín dụng
3.2.2. Tăng cường công tác huy động vốn
3.2.3. Phát triển đa dạng các hình thức cho vay
3.2.4. Tăng cường công tác khách hàng
3.2.5. Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định cho vay và quản lý nợ
3.2.7. Giải pháp nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng

3.3. Nhóm giải pháp điều kiện
3.3.1. Đối với Nhà nước
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

KẾT LUẬN 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Danh sách khách hàng đã xác định giới hạn tín dụng
PHỤ LỤC 2: Phân vùng khu vực đầu tư của chi nhánh
PHỤ LỤC 3: Chiến lược cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020

61
61
63
65
69
69
71
73
73
75
81
81
81
83
85
88
88
92
93
95

97
99
100
103
103
104
107

108
109
111
112


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

BẢNG
Bảng 2.1: Thực trang vốn tự có và tổng tài sản của VCB (2000-2007)
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn của VCB theo nguồn huy động (2003-2007)
Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng vốn của VCB (2003-2007)
Bảng 2.4: Hoạt động thanh toán quốc tế của VCB (2003-2007)
Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh thẻ của VCB (2003-2007)
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của VCB (2003-2007)
Bảng 2.7: Thực trạng cho vay tài trợ XNK của VCB (2003-2007)
Bảng 2.8: Tín dụng tài trợ XNK của VCB theo loại tiền vay (2003-2007)
Bảng 2.9: Các hình thức tín dụng tài trợ XNK của VCB (2003-2007)
Bảng 2.10:Tỷ trọng khách hàng vay vốn theo hợp đồng hạn mức (2003-2007)
Bảng 2.11: Cơ cấu doanh số cho vay tài trợ XNK của VCB theo nhóm khách hàng.
Bảng 2.12: Thực trạng về đảm bảo tiền vay trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK của VCB
Bảng 2.13: Thực trạng về thu nợ và nợ quá hạn trong hoạt động tài trợ XNK của

VCB
Bảng 2.14: Kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2007
Bảng 3.1: Chiến lược cơ cấu thị trường XNK của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 3.2: Chiến lược cơ cấu mặt hàng XNK của Việt Nam đến năm 2020
Bảng 3.3: Minh họa về tính điểm tín dụng áp dụng cho DNVVN

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Vốn tự có và tổng tài sản của VCB (2000-2007)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu về nguồn vốn huy động của VCB (2003-2007)
Biểu đồ 2.3: Doanh số thanh toán XNK của VCB (2003 - 2007)
Biểu đồ 2.4: Thực trạng cho vay tài trợ XNK của VCB (2003 - 2007)
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu loại tiền cho vay trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK
Trang

51
52
54
57
58
61
62
64
66
68
69
70
72
73
82
83

99
51



52
57
62
64

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NK Nhập khẩu
XK Xuất khẩu
XNK Xuất nhập khẩu
TTQT Thanh toán Quốc tế
L/C Thư tín dụng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHĐT&PT Ngân hàng đầu tư và phát triển
TCTD Tổ chức tín dụng
ROA Tỷ lệ sinh lời bình quân trên tài sản
ROE Tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có
WTO Tổ chức thương mại thế giới






1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra hết sức nhanh chóng, nền kinh
tế Việt Nam đã có những bước tiến lớn về tăng trưởng, hoạt động xuất nhập khẩu
diễn ra hết sức sôi động. Bên cạnh những thuận lợi của toàn cầu hóa, các doanh
nghiệp Việt Nam phải đối mặt với môi trường kinh doanh hết sức khốc liệt, tính chất
cạnh tranh ngày càng cao. Điều đó đòi hỏi một mặt phải có nhiều chính sách tài trợ
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu để có thể cạnh tranh
được với các doanh nghiệp nước ngoài, mặt khác không vi phạm các qui ước quốc
tế khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
Một trong những hình thức tài trợ đó là tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cùng
với các dịch vụ Ngân hàng quốc tế khác ra đời và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu
đa dạng của các doanh nghiệp về phát triển kinh doanh, chống đỡ rủi ro, nâng cao
hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế.
Trải qua nhiều năm đổi mới, dịch vụ tín dụng tài trợ XNK của các NHTM
Việt Nam nói chung, của ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) nói riêng đã đạt
được những kết quả đáng khích lệ cả về quy mô, cũng như chất lượng dịch vụ. Là
một ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực tài trợ XNK và nhiều năm liền VCB
được đánh giá là NHTM tốt nhất Việt Nam nhưng bên cạnh những thành công, dịch
vụ tín dụng tài trợ XNK của VCB vẫn còn những hạn chế nhất định. Quy trình thẩm
định cho vay của VCB còn phức tạp, quy chế và các hình thức cho vay của VCB
chưa đa dạng, chưa đáp ứng được đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh
doanh XNK của các doanh nghiệp.
Mặt khác trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại

Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng nước ngoài. Sức
ép nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng đang ngày
càng cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu các giải pháp phát triển tín


2
dụng tài trợ XNK của VCB là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Những nghiên cứu về phát triển các hình thức tài trợ hoạt động XNK đã được
thực hiện khá nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài
chính, các trường đại học Ngoại thương; Kinh tế quốc dân; Học viện Tài chính; Học
viện Ngân hàng xoay quanh một số vấn đề như:
+ Xây dựng chiến lược phát triển và các chính sách tài chính vĩ mô để tài trợ
hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp như chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế,
chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá, chính sách tài trợ tín dụng thông qua lãi suất
ưu đãi, điều kiện vay linh hoạt, bảo lãnh tín dụng.
+ Thành lập các Quỹ của Chính phủ để tài trợ phát triển xuất khẩu của DN như
Quỹ Tài trợ DN vừa và nhỏ mới thành lập, Quỹ Bảo lãnh tín dụng.
+ Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài chính.
Các giải pháp tài chính tài trợ hoạt động xuất khẩu của các DN nêu trên được
thể hiện rải rác ở một số công trình nghiên cứu và các báo cáo tại các diễn đàn khoa
học. Ví dụ: “Chính sách phát triển thị trường vốn” của Turry Chupe bàn về cơ chế
chính sách phát triển thị trường vốn của các nước mới nổi nhằm tạo ra một môi
trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. Giáo sư Joseph Stiglitz, nhà kinh tế học nổi
tiếng (được trao giải thưởng Nobel về kinh tế học năm 2001) trong buổi nói chuyện
về vấn đề “Phát triển kinh tế ở Việt Nam” đã khuyến cáo rằng, để thúc đẩy hoạt động
XK của VN cần áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Về phía các NHTM cần giành ra
một tỷ lệ % vốn khả dụng nhất định để tài trợ cho các DN có hoạt động XK. Biện

pháp này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong đó có Mỹ. ông Bradford
Philips, Giám đốc quốc gia cơ quan thường trú đại diện cho ngân hàng ADB tại Việt
Nam, trong buổi lễ ký kết thỏa thuận khoản vay cải thiện môi trường kinh doanh cho
các DN vừa và nhỏ Việt Nam cũng đã phát biểu với nội dung chính là “Chính phủ
phải tiến hành nhiều biện pháp tài trợ thông qua những can thiệp nhằm tạo thuận lợi
cho thị trường tài chính và loại bỏ những chính sách bất lợi cho các DN”.
Ngoài ra trong những năm qua, đã có một số công trình khoa học có liên quan
đến vấn đề này như:
1. Những thách thức của NHTM Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc
tế, Tài liệu hội thảo của NHNNVN, Viện NCNH và Vụ chiến lược phát triển ngân


3
hàng, Ngân hàng Công thương Việt Nam, 9/2003.
2. “Giải pháp mở rộng dịch vụ tài chính đối với các NHTM Việt Nam”, Tài
chính số 6 năm 2004, TS. Hoàng Xuân Quế, Đỗ Xuân Trường.
3. “Hệ thống bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Nhật Bản - một số kinh nghiệm
đối với Việt Nam”, Đào Thị Quỳnh Anh, tạp chí Ngân hàng số 4 năm 2005.
4. Nghiên cứu chính sách tín dụng ngân hàng tài trợ hoạt động xuất khẩu của
các DNVVN Việt Nam. TS Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược PTNH -
NHNN.
5. Nghiên cứu chính sách tài chính tài trợ hoạt động xuất khẩu của các
DNVVN Việt Nam. Phạm Đình Cường, Phó vụ trưởng, Vụ NSNN, Bộ Tài chính.
Nhìn chung, vì mục đích nghiên cứu là khác nhau nên các công trình nghiên
cứu về lĩnh vực này trong thời gian qua chủ yếu đề cập đến sự cần thiết phải sử dụng
các giải pháp tài chính tài trợ cho hoạt động XNK của các DN. Nghiên cứu về các
chính sách vĩ mô của Nhà nước về vấn đề tài trợ hoạt động XNK mà không đi sâu
nghiên cứu vào vấn đề phát triển tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu của các
NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Đứng trên góc độ của các Ngân hàng
thương mại - Đối tượng cung cấp dịch vụ.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng tài trợ XNK của các ngân hàng ngoại
thương Việt Nam (VCB), trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng tài trợ
XNK và đánh giá thực trạng tín dụng tài trợ XNK của VCB trong thời kỳ 2003 -
2007.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về tín dụng tài trợ XNK và các nhân tố
tác động đến tín dụng tài trợ XNK của các NHTM; tổng kết kinh nghiệm quốc tế về
phát triển tín dụng tài trợ XNK của NHTM ở một số nước trên thế giới.
- Đánh giá thực trạng tín dụng tài trợ XNK của VCB trong thời gian từ 2003 -
2007.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển tín dụng tài trợ XNK của VCB.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân
hàng thương mại.


4
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của tín dụng tài trợ
XNK, các hình thức tín dụng tài trợ XNK, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của tín dụng tài trợ XNK của các NHTM, thực trạng cung cấp tín dụng tài trợ hoạt
động XNK của VCB. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng tài trợ
XNK của VCB .
- Về Thời gian: Từ năm 2003 đến năm 2007.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp truyền thống như :
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp duy vật lịch sử

- Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và phân tích.
6. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng tài trợ XNK của các NHTM.
- Đánh giá thực trạng cung cấp tín dụng tài trợ XNK của VCB trong thời gian từ năm
2003 - 2007.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển tín dụng tài trợ XNK của VCB.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng phụ lục,
nội dung Luận Văn được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1 : Một số vấn đề cơ bản về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng
thương mại và kinh nghiệm phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng
một số nước trên thế giới

Chƣơng 2: Thực trạng về tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng ngoại
thương Việt Nam trong thời gian 2003-2007

Chƣơng 3: Giải pháp phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng ngoại
thương Việt Nam



5

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG
Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Xuất nhập khẩu và vai trò của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế
Hoạt động ngoại thương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế hàng hóa, các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK)
cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Sự xuất hiện, tồn tại và ngày càng phát
triển của thương mại quốc tế (TMQT) đã chứng tỏ được tính cần thiết và vai trò của
nó trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt, trong xu thế quốc tế
hóa, toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động ngoại thương lại càng cần thiết và có vai trò
rất quan trọng.
Thứ nhất, XNK thúc đẩy phân công lao động và hợp tác kinh tế, tạo điều kiện
mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mỗi quốc gia. XNK tạo điều kiện mở
rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất và tăng khả năng tiêu dùng của mỗi
quốc gia. Nó cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng
lớn hơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó. Quá trình này sẽ góp phần tăng
cường hiệu quả kinh tế của từng quốc gia và lợi ích cho thế giới nói chung trên cơ sở
thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả của từng quốc gia.
Thứ hai, xuất khẩu (XK) tạo nguồn thu ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu (NK)
và tích luỹ phát triển sản xuất. XK cho phép đất nước thu về một lượng ngoại tệ đáp
ứng nhu cầu của hoạt động NK và thanh toán nợ nước ngoài. XK và NK vừa là tiền
đề, vừa là kết quả của nhau. Đẩy mạnh XK để tăng khả năng NK và tăng NK để mở
rộng sản xuất và đẩy mạnh XK. Đó chính là sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực


6
trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tạo đà cho kinh tế trong nước
phát triển. XK tạo điều kiện cho mỗi quốc gia có được nguồn ngoại tệ mạnh, góp
phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ quốc gia, giúp cho quốc gia đó
có thể điều hoà được cung cầu về ngoại tệ.
Thứ ba, XNK thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất. NK
là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất và

nhập các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được. XK góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới
để tổ chức sản xuất và XK những sản phẩm mà các nước khác cần. Do đó XNK có
tác dụng tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
XNK tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản
xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. XNK tạo ra những điều kiện kinh tế kỹ
thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác,
XNK là cơ sở để tạo thêm vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài
vào trong nước nhằm hiện đại hoá nền kinh tế.
XNK tạo ra áp lực với các nhà sản xuất trong nước vì hàng hoá phải tham gia
cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh
tranh này đòi hỏi phải chú trọng đến chất lượng, giá cả hàng hoá phù hợp với nhu
cầu thị trường và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Để đáp ứng yêu cầu đó,
các doanh nghiệp trong nước phải kết hợp giữa đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản
xuất, nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động với thường xuyên đổi mới sản
phẩm, hạ giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ tư, XNK có tác dụng tích cực trong việc thu hút lao động, tạo thêm việc
làm, cải thiện đời sống người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội. Phát triển các
ngành sản xuất kinh doanh hàng XK góp phần tạo nhiều việc làm cũng như tăng
thêm thu nhập cho người lao động không chỉ ở những vùng đô thị, các khu chế xuất,
các công ty liên doanh mà lan rộng đến nhiều vùng nông thôn. Do đó, nó tạo nên
những chuyển biến mới về phân công lao động xã hội cả về chiều rộng và từng bước
theo chiều sâu.


7
Thứ năm, đẩy mạnh XNK góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế
đối ngoại. Thông thường, hoạt động XNK ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn XNK và sản xuất
kinh doanh hàng XNK thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, bảo hiểm, vận tải quốc tế,

thực thi chính sách mở cửa nền kinh tế … Đến lượt nó, chính các quan hệ kinh tế đối
ngoại lại tạo điều kiện phát triển XNK, chẳng hạn như việc ký kết các hiệp định và
tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực sẽ có tác động kích thích hoạt động XK.
Ngoài ra, XNK còn giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới, từng bước
nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nội, tạo thu cho NSNN thông qua đánh thuế
đối với hàng hóa XNK…
Bên cạnh những vai trò tích cực nêu trên, hoạt động XNK cũng có thể có
những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Các hoạt động như: buôn lậu, trốn thuế,
kinh doanh hàng kém phẩm chất, hàng giả, tình trạng tha hoá cán bộ cũng dễ nảy
sinh. Vì vậy, muốn phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK cần khai thác
triệt để các tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của chúng đối với
nền kinh tế.
Với những vai trò quan trọng như trên, có thể khẳng định rằng: đẩy mạnh
XNK là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng,
góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
1.1.2. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại
Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng thương mại
(NHTM) đã trở thành những trung gian tài chính lớn nhất và có một vị trí quan
trọng. Những hoạt động chính của NHTM bao gồm: huy động vốn, sử dụng vốn,
trung gian thanh toán và các hoạt động khác. Trong đó, sử dụng vốn là hoạt động chủ
lực của ngân hàng. Nguồn thu nhập từ hoạt động này thường chiếm một tỷ lệ lớn
(khoảng 70%) trong tổng thu nhập của ngân hàng. Và một trong những hoạt động sử
dụng vốn của ngân hàng là nghiệp vụ tín dụng tài trợ ngoại thương.
Tín dụng tài trợ ngoại thương là mảng dịch vụ thuộc hệ thống các dịch vụ
nhằm tài trợ cho doanh nghiệp kinh doanh XNK trong giao dịch thương mại quốc tế


8
của ngân hàng. Mảng dịch vụ này mang nét chung là ngân hàng cung ứng vốn bằng
tiền, hoặc bảo lãnh uy tín cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả

kinh doanh và thực hiện thương vụ thành công.
Quá trình tài trợ XK của ngân hàng có thể bắt đầu từ lúc doanh nghiệp tìm
kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm XK, chào hàng, ký kết hợp đồng, chuẩn bị hàng hóa
XK (thu gom hàng XK, mua vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng XK…) đến khi
giao hàng, thanh toán và hoàn thành một hợp đồng XK. Tương tự như vậy, quá trình
tài trợ NK của ngân hàng cũng bao hàm tất cả những giao dịch tín dụng được thực
hiện trước và sau khi doanh nghiệp thực hiện một thương vụ NK. Đối tượng nhận tài
trợ là các doanh nghiệp XNK trực tiếp hoặc uỷ thác. Mục đích của tài trợ XNK là tài
trợ các nhà XNK trong nước vượt qua được các trở ngại về tài chính và uy tín trong
kinh doanh để thực hiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh; thực
hiện các mục tiêu phát triển XNK theo chính sách phát triển XNK của Chính phủ.
1.1.3. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại
Các loại hình tín dụng tài trợ XNK của NHTM trong thực tế vô cùng phong
phú và đa dạng. Vì vậy, việc phân loại nghiệp vụ này chỉ mang tính tương đối. Có
nhiều cách thức phân loại tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và yêu cầu trong công
tác quản lý. Sau đây là một số cách thức phân loại phổ biến:
Theo chủ thể nhận tài trợ, tín dụng tài trợ XNK bao gồm:
- Tài trợ XK: bao gồm các hình thức tín dụng nhằm cung cấp vốn trực tiếp cho
doanh nghiệp XK, hoặc gián tiếp qua nhà NK ở nước ngoài trong quá trình thực hiện
hợp đồng XK.
- Tài trợ NK: còn được gọi là tín dụng người mua, gồm các dịch vụ tín dụng
tài trợ vốn và uy tín cho người mua trong quá trình thực hiện thương vụ hoặc giao
dịch thương mại nói chung.
Theo giai đoạn thực hiện thương vụ, tín dụng tài trợ XNK bao gồm:
- Tài trợ trước khi ký kết hợp đồng: như bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh uy tín
thanh toán…


9
- Tài trợ trong quá trình thực hiện hợp đồng: như tài trợ giao hàng, tài trợ nhận

hàng…
- Tài trợ sau khi hoàn tất hợp đồng: như tài trợ tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu,
bảo lãnh, bảo trì…
Theo lãi suất, tín dụng tài trợ XNK bao gồm:
- Tín dụng có lãi suất cố định (fixed rate)
- Tín dụng có lãi suất thả nổi (floating rate): lãi suất có thể thả nổi hoàn toàn,
hoặc tham chiếu theo một lãi suất cơ bản nào đó như LIBOR, SIBOR…
Theo thời hạn tín dụng, tín dụng tài trợ XNK bao gồm:
- Tín dụng ngắn hạn: bao gồm các loại cho vay có thời hạn tài trợ không quá
một năm.
- Tín dụng trung hạn: bao gồm các loại cho vay có thời hạn tài trợ từ 1 đến 5
năm.
- Tín dụng dài hạn: bao gồm các loại cho vay có thời hạn tài trợ lớn hơn 5
năm.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và mậu dịch quốc tế, quá
trình toàn cầu hóa, liên kết kinh tế trên thế giới diễn ra ngày càng nhanh và sâu rộng
thì hoạt động tín dụng tài trợ XNK cũng phát triển ngày càng đa dạng. Căn cứ vào
mục đích tài trợ và quá trình thực hiện thương vụ kinh doanh XNK, tín dụng tài trợ
XNK bao gồm: tín dụng tài trợ NK, tín dụng tài trợ XK.
1.1.3.1. Tín dụng tài trợ nhập khẩu
Tín dụng tài trợ nhập khẩu được thực hiện bởi một số hình thức sau:
 Mở L/C và cho vay ký quỹ mở L/C
 Mở L/C
Đối với nhà NK, mở L/C được xem là một hình thức tài trợ của ngân hàng.
Khác với các hình thức cho vay khác, khi ngân hàng mở L/C, ngân hàng không
chuyển tới người vay một số tiền nhất định mà ngân hàng dùng uy tín của mình để
cam kết với người XK, người hưởng lợi L/C rằng: ngân hàng sẽ thanh toán, hoặc
chấp nhận hối phiếu do nhà XK ký phát nếu họ xuất trình được bộ chứng từ thanh



10
toán phù hợp với các điều kiện đã ghi trong L/C. Khi ngân hàng mở L/C có nghĩa là
ngân hàng chấp nhận gánh chịu mọi rủi ro nếu nhà NK không có khả năng thanh
toán. Vì vậy, để hạn chế rủi ro ngân hàng thường yêu cầu nhà NK phải ký quỹ tại
ngân hàng. Mức yêu cầu ký quỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kim ngạch L/C, loại
L/C, khả năng tài chính và uy tín của nhà NK, loại hàng hóa NK và khả năng tiêu
thụ…
Sau khi xác định số tiền ký quỹ khách hàng phải nộp tiền vào tài khoản “tiền
gửi ký quỹ” của họ tại ngân hàng và khoản tiền đó sẽ được phong tỏa cho đến khi
nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng chấm dứt.
Quy trình luân chuyển chứng từ:

( 1 )


( 5 )


( 2 ) ( 9 ) ( 8 ) ( 4 ) ( 6 )



( 7 )

( 3 )



( 1 ) Ký hợp đồng.
( 2 ) Đưa đơn mở L/C.

( 3 ) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập
khẩu thông qua ngân hàng đại lý của mình (Advising bank).
( 4 ) Advising bank thông báo toàn bộ L/C đã được xác định tính chân thực cho
nhà xuất khẩu.
( 5 ) Nhà xuất khẩu có được L/C như mong muốn để giao hàng.
( 6 ) Nhà xuất khẩu tập trung chứng từ chuyển cho ngân hàng phục vụ mình,
ngân hàng này có trách nhiệm kiểm tra chứng từ.
( 7 ) Gửi toàn bộ chứng từ kèm theo lệnh đòi tiền.
Nhà nhập khẩu
( Applicant )
Nhà xuất khẩu
( Beneficiary )
Ngân hàng phục vụ nhà
xuất khẩu
(Advising bank )
Ngân hàng phục vụ nhà
nhập khẩu
( Issuing bank )


11
( 8 ) Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ xem có phù hợp với
L/C không? Nếu phù hợp mới trả tiền.
( 9 ) Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu đòi tiền nhà nhập khẩu.
 Cho vay ký quỹ L/C:
Ký quỹ là một quy định của ngân hàng phát sinh trong trường hợp khách hàng
xin được bảo lãnh và trước khi ngân hàng đồng ý mở L/C (nếu khách hàng không đủ
độ tín nhiệm). Khách hàng phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ
tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh và khoản tiền đó sẽ được phong tỏa cho đến
khi nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán của ngân hàng chấm dứt. Thường khoản tiền này

được tính tỷ lệ với giá trị mà khách hàng xin bảo lãnh, trong trường hợp thiếu sự tin
cậy hoặc hiệu quả thương vụ tiềm ẩn rủi ro cao ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng
ký quỹ 100% giá trị mà khách hàng xin bảo lãnh.
Việc ký quỹ mang lại những ý nghĩa:
o Ký quỹ nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong quá trình thực hiện bảo lãnh
cho khách hàng.
o Ký quỹ khẳng định khách hàng có năng lực nhất định về vốn và ràng buộc
khách hàng làm tròn nghĩa vụ của người được bảo lãnh.
Cho vay ký quỹ mở L/C là hình thức tài trợ nhập khẩu, nhu cầu vay ký quỹ phát
sinh do tính rủi ro của thương vụ quá cao, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng ký quỹ
với giá trị lớn mà khả năng doanh nghiệp không đáp ứng một phần. Điều này gây trở
ngại cho khách hàng trong quá trình thực hiện thương vụ hoặc vay vốn nước ngoài,
vì tiền ký quỹ là món tiền bị phong tỏa, khách hàng không được sử dụng trong suốt
thời gian được ngân hàng bảo lãnh làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp bị thu
hẹp. Khi đó, căn cứ trên uy tín của khách hàng, hiệu quả của thương vụ hoặc trên tài
sản đảm bảo, ngân hàng có thể xét cho vay ký quỹ.
Cho vay ký quỹ vừa giải quyết được khó khăn về vốn lưu động cho doanh
nghiệp, tăng tính an toàn và hiệu quả cho ngân hàng, vừa đảm bảo tuân thủ những
quy định pháp lý của ngân hàng về ký quỹ bảo lãnh. Và cho vay ký quỹ mở L/C là
một hình thức tài trợ cho các nhà nhập khẩu của NHTM.
 Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu
Theo hình thức này, khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang


12
tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất hoặc kinh doanh. Đồng thời khách
hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán và đến thời
điểm thanh toán dự kiến xác định khoản thiếu hụt cần ngân hàng tài trợ.
Trên cơ sở xem xét và phân tích kế hoạch và phương án của khách hàng, ngân
hàng sẽ ra quyết định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ. Tất cả các

công đoạn này phải thực hiện trước khi bộ chứng từ giao hàng của người xuất khẩu
về đến ngân hàng tài trợ. Nếu bộ chứng từ đã về rồi khách hàng mới xin tài trợ thì
khó được ngân hàng chấp nhận bởi ngân hàng không đủ thời gian để đánh giá chính
xác khách hàng và điều đó sẽ gây ra rủi ro cao cho ngân hàng.
Khi hàng hoá, bộ chứng từ về đến nơi, nhà nhập khẩu có thể nhận được sự tài
trợ của ngân hàng thông qua hình thức vay thanh toán L/C trả ngay; hoặc ngân hàng
thay mặt nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu trong trường hợp
L/C trả chậm.
 Cho vay trên cơ sở hối phiếu tự nhận nợ
Hối phiếu tự nhận nợ là dạng hối phiếu của nhà nhập khẩu đối với nhà xuất
khẩu. Thông qua hối phiếu này, ngân hàng cấp một khoản tín dụng đặc biệt gọi là tín
dụng chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ.
Quy trình cho vay trên cơ sở hối phiếu tự nhận nợ:
( 1 )

( 7 )


( 2 ) ( 5 ) ( 6 ) ( 4 )

( 3 )



( 10 a )


( 8 ) ( 9 )
Nhà nhập khẩu
Nhà xuất khẩu

Ngân hàng
nhà nhập khẩu
Chi nhánh ngân hàng nhà
nhập khẩu tại nước ngoài
Ngân hàng Trung Ương nước
nhập khẩu


13

( 10 b )


( 1 ) Nhà nhập khẩu ký hợp đồng với nhà xuất khẩu điều kiện thanh toán: thanh
toán đối chứng từ với thời gian xác định để nhà nhập khẩu chuẩn bị tài chính.
( 2 ) Nhà nhập khẩu ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng phục vụ mình trên cơ
sở hối phiếu tự nhận nợ.
( 3 ) Ngân hàng nhà nhập khẩu thông báo cho chi nhánh ngân hàng đó ở nước
ngoài theo đề nghị nhà nhập khẩu đã phát hành hối phiếu tự nhận nợ trong thời gian
đã xác định trước, được phép thanh toán tại ngân hàng của nhà nhập khẩu tại nước
ngoài và chuyển ngay hối phiếu này cho nhà nhập khẩu.
( 4 ) Ngân hàng chi nhánh phát hành hối phiếu tự nhận nợ và chuyển cho nhà
nhập khẩu.
( 5 ) Nhà nhập khẩu chuyển nhượng hối phiếu cho ngân hàng phục vụ mình đề
nghị chiết khấu.
( 6 ) Ngân hàng nhà nhập khẩu thực hiện chiết khấu.
( 7 ) Nhà nhập khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu.
( 8 ) Ngân hàng nhà nhập khẩu đem hối phiếu lên tái chiết khấu ở NHTW.
( 9 ) Khi đến hạn, NHTW xuất hành hối phiếu cho chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và đề nghị thanh toán.

( 10 ) Ngân hàng chi nhánh chấp nhận thanh toán trên cơ sơ chuyển vốn cho
người nhập khẩu hoặc ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu.
Biện pháp tín dụng tài trợ này được áp dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
nhập khẩu thanh toán nhanh hơn trong ngoại thương khi bản thân ngân hàng phục vụ
nhà nhập khẩu không đủ vốn.
 Cho vay bảo lãnh thanh toán hàng nhập (chấp nhận hối phiếu)
Cho vay bảo lãnh thanh toán hàng nhập của ngân hàng đóng vai trò quan trọng
trong việc tài trợ XNK. Bằng cách chấp nhận hối phiếu, ngân hàng tạo ra một cam
kết không điều kiện sẽ thanh toán cho người cầm hối phiếu số tiền đã định vào một
ngày quy định.


14
Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng ký chấp nhận
hối phiếu. Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu và khoản vay chỉ là
một hình thức, một sự đảm bảo về tài chính, thực chất ngân hàng chưa phải xuất tiền
thật sự cho người vay. Tuy nhiên, khi đến hạn nếu nhà nhập khẩu không có đủ khả
năng thanh toán, thì người đứng ra chấp nhận hối phiếu phải trả nợ thay.
Tín dụng chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trường hợp bên bán thiếu tin tưởng
vào khả năng thanh toán của bên mua, họ có thể đề nghị bên mua yêu cầu một ngân
hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu so bên bán ký phát. Nếu ngân hàng đồng
ý, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấp nhận cấp một khoản tín dụng cho bên
mua để họ thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn. Đối với ngân hàng, kể từ
khi ký chấp nhận cũng chính là thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro, nếu như bên mua
không có tiền thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
Giá trị của chấp nhận hối phiếu thể hiện ở chỗ:
 Với sự chấp nhận của NH, nhà xuất khẩu có một sự đảm bảo chắc chắn về
khả năng thanh toán của hối phiếu, lúc này hối phiếu có khả năng thương mại rất lớn.
 Đối với nhà nhập khẩu, hình thức tín dụng này đóng vai trò quan trọng vì
khi có được hối phiếu chấp nhận của ngân hàng thì nhà nhập khẩu có thể đem chiết

khấu ở bất cứ ngân hàng nào để có thể tiến hành thanh toán trước hạn cho nhà xuất
khẩu và có thể nhận được hoa hồng từ nhà xuất khẩu.
Kỳ hạn tài trợ: Có rất nhiều loại kỳ hạn như 10 ngày, 30 ngày, 90 ngày nhưng
thường là 90 ngày. Vào ngày đáo hạn của chấp nhận, ngân hàng chấp nhận được yêu
cầu thanh toán cho người cầm hối phiếu hiện hành số tiền ghi trên hối phiếu. Người
giữ sự chấp nhận có quyền đòi toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu từ người ký hậu
cuối cùng trong trường hợp nhà nhập khẩu không chịu hoặc không thể trả tiền vào
ngày đáo hạn.
1.1.3.2. Tín dụng tài trợ xuất khẩu
 Tài trợ trước khi giao hàng (Pre-shipment financing)
Hình thức tài trợ này thường được thực hiện đối với nhà XK khi họ đã có các
hợp đồng XK và thanh toán bằng L/C.


15
Trên thực tế, không phải lúc nào nhà XK cũng có sẵn hàng để giao ngay sau
khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Lúc này nhà XK cần vốn để thu mua nguyên vật
liệu, trang trải chi phí sản xuất hàng hóa, hay thu gom hàng để xuất. Nhà XK hoàn
toàn có thể đề nghị ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng trên cơ sở L/C
đã mở để chuẩn bị hàng.
Sau khi giao hàng, nhà XK sẽ xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng để đòi tiền,
nếu phù hợp với các điều khoản trong L/C, anh ta sẽ được ngân hàng phục vụ nhà
NK thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán. Ngay khi được ngân hàng phục vụ nhà
NK thanh toán, ngân hàng bên XK sẽ giữ lại số tiền bằng khoản cho vay cộng với lãi
vay, số còn lại trả cho nhà XK.
Cho vay để chuẩn bị hàng hóa XK là một hình thức tài trợ rất phổ biến vì một
mặt do L/C là phương thức thanh toán khá an toàn, mặt khác do kỹ thuật nghiệp vụ
không phức tạp nên dễ áp dụng.
Trường hợp L/C trả chậm có xác nhận thì nhà XK có thể nhận tiền bất cứ lúc
nào vì đã có sự xác nhận trả tiền của đại lý tín dụng, hoặc bất cứ ngân hàng thứ ba

nào. Lúc này nhà XK nhận tiền dưới dạng chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu L/C
cho ngân hàng cấp tín dụng.
 Tài trợ sau khi giao hàng (Post–shipment financing)
Tài trợ sau khi giao hàng được thực hiện dưới một số hình thức phổ biến sau:
* Ứng trước giá trị nhờ thu (advance against collection)
Hình thức tài trợ này được ngân hàng thực hiện khi hợp đồng XK thanh toán
bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection).
Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng tài trợ ứng trước giá trị hối phiếu cho
nhà XK khi anh ta giao hối phiếu chưa được chấp nhận cho ngân hàng trong phương
thức thanh toán nhờ thu. Dạng thức tài trợ này của ngân hàng cho phép nhà XK
nhanh chóng nhận được tiền đưa vào sản xuất kinh doanh thay vì phải chờ đến khi
hối phiếu được nhà NK tiếp nhận và thanh toán. Mức tài trợ ứng trước giá trị nhờ thu
của ngân hàng không cố định mà tùy thuộc vào mức độ an toàn trong giao dịch và
thỏa thuận với khách hàng, thông thường nằm trong biên độ 80% - 90% mệnh giá


16
hối phiếu. Khi tài trợ theo phương thức này, ngân hàng không có quyền sở hữu và
thụ hưởng giá trị hối phiếu, song có quyền truy đòi nhà XK nếu nhà NK từ chối
thanh toán hối phiếu.
* Mua hối phiếu nhờ thu
Hình thức tài trợ này được ngân hàng thực hiện khi hợp đồng XK thanh toán
bằng phương thức nhờ thu phiếu trơn (Clean collection).
Đây là một biến dạng của nghiệp vụ ứng trước giá trị nhờ thu. Các kỹ thuật tài
trợ cũng giống như tài trợ ứng trước giá trị nhờ thu, song mức độ biện pháp bảo đảm
an toàn tài trợ của ngân hàng với phương thức này chặt chẽ hơn, bởi vì hình thức tài
trợ này rủi ro tiềm ẩn cao hơn. Trong phương thức nhờ thu phiếu trơn, chứng từ hàng
hóa được nhà XK giao thẳng cho nhà NK nên quyền quyết định thanh toán hoàn toàn
tùy thuộc vào nhà NK. Để phòng vệ, ngân hàng thường thỏa thuận với nhà XK áp
dụng điều kiện “cho phép truy đòi” hoặc “mua hối phiếu dựa theo việc thanh toán

sau cùng”, theo đó cho phép ngân hàng truy đòi nhà XK khi bên mua từ chối thanh
toán hối phiếu. Bên cạnh đó ngân hàng cũng bảo lưu quyền ghi Nợ tài khoản của nhà
XK giá trị tài trợ bất cứ lúc nào mà không cần phải thông báo, hay xin phép trước,
biến dạng tài trợ này thành một khoản cho vay linh hoạt, thường gọi là “call loan”
hoặc “demand loan”.
* Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu (collection negotiation), hoặc chiết khấu bộ
chứng từ theo L/C (negotiation L/C).
Chiết khấu bộ chứng từ thanh toán (hay hối phiếu) là loại tín dụng ngắn hạn
mà ngân hàng cấp cho khách hàng dưới hình thức mua lại bộ chứng từ (hối phiếu)
chưa đến hạn thanh toán. Số tiền mua lại quyền thụ hưởng này chính là mức tài trợ
chiết khấu hối phiếu, nó được tính bằng phần còn lại giá trị của hối phiếu sau khi trừ
đi lãi chiết khấu cùng với phí hoa hồng nghiệp vụ theo công thức:
Md = M x [ 1 – ( Rd x T/360)] – C
Trong đó: Md: mức tài trợ chiết khấu hối phiếu
T: thời hạn còn lại của hối phiếu (tính theo ngày)
Rd: lãi suất chiết khấu hối phiếu của ngân hàng


17
C: phí dịch vụ
M: mệnh giá (giá trị) hối phiếu
Trong tài trợ ngoại thương, lãi suất chiết khấu của ngân hàng có khi cộng
thêm khoản tỷ lệ phụ trội nhằm chống đỡ rủi ro tài trợ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào khả
năng truy đòi khách hàng nhận tài trợ (nhà XK), khả năng thanh toán khi đến hạn của
con nợ (nhà NK hoặc ngân hàng mở L/C…), thời hạn thanh toán còn lại của hối
phiếu, mệnh giá và loại tiền thanh toán của hối phiếu…
Có hai hình thức chiết khấu:
- Chiết khấu miễn truy đòi: là hình thức chiết khấu trong đó ngân hàng chiết
khấu không có quyền đòi tiền nhà XK nếu đến ngày thanh toán hối phiếu ngân hàng
không đòi được tiền từ người trả tiền hối phiếu.

- Chiết khấu truy đòi: là hình thức chiết khấu trong đó ngân hàng chiết khấu
có quyền đòi tiền nhà XK nếu đến ngày thanh toán hối phiếu ngân hàng không đòi
được tiền từ người trả tiền hối phiếu.
Trong hai hình thức chiết khấu trên, chiết khấu miễn truy đòi rủi ro tiềm ẩn
đối với ngân hàng chiết khấu cao hơn. Vì vậy, hình thức chiết khấu này thường chỉ
được thực hiện đối với những hối phiếu mà người trả tiền hối phiếu là những chủ thể
đáng tin cậy, lãi suất chiết khấu thường cũng cao hơn so với chiết khấu truy đòi.
Chiết khấu hối phiếu thường được ngân hàng áp dụng cho các giao dịch mà
nhà XK cấp tín dụng thương mại (bán hàng trả chậm) cho nhà NK nước ngoài dưới
hình thức hối phiếu trả chậm do nhà XK ký phát. Để được ngân hàng xem xét tài trợ
chiết khấu, hối phiếu trả chậm này phải là hối phiếu đã được nhà NK hoặc ngân hàng
mở L/C ký chấp nhận. Khi được ngân hàng chiết khấu đồng ý chiết khấu hối phiếu,
nhà XK phải chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng.
* Bao thanh toán (Factoring)
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán
hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa
đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.


18
Trong hoạt động xuất khẩu, bao thanh toán là hình thức tài trợ đặc biệt dành
cho nhà XK. Đó là hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên XK trên cơ
sở những khoản thanh toán chưa tới hạn và ngắn hạn từ hoạt động XK hàng hóa,
hoặc cung ứng dịch vụ. Khác với hoạt động chiết khấu chứng từ (chỉ thực hiện đối
với từng chứng từ riêng biệt), bao thanh toán có thể được thực hiện từng lần, hoặc
bao thanh toán theo hạn mức cho những hoạt động XK thường xuyên theo định kỳ,
theo hợp đồng dài hạn với nhiều nhà NK trong cùng một nước, hoặc nhiều nước.
Hạn mức bao thanh toán là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh
toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của tổ chức bao thanh
toán (factor) và bên XK trong hợp đồng bao thanh toán. Số dư bao thanh toán là số

tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng.
Các tổ chức bao thanh toán sẽ ứng trước tiền cho nhà XK với một tỷ lệ nhất
định theo doanh thu và đảm nhận việc đòi nợ. Số tiền ứng trước phụ thuộc vào điều
kiện thanh toán, tình hình kinh tế chính trị ở nước người nhập khẩu, khả năng thanh
toán của người NK…
Khi nhận tài trợ bằng hình thức bao thanh toán, doanh nghiệp phải trả lãi và
phí cho tổ chức bao thanh toán. Lãi được tính căn cứ vào số vốn mà đơn vị bao thanh
toán ứng trước và mức lãi suất thị trường. Phí được tính theo một tỷ lệ % nhất định
trên giá trị khoản phải thu để chi trả chi phí bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ
sách bán hàng và các chi phí khác trong hoạt động ngân hàng.
Các khoản chủ yếu cần sự trợ giúp của Factoring là trong 3 lĩnh vực sau:
 Mua lại các khoản nợ tiền hàng và thực hiện thanh toán ngay cho nhà xuất
khẩu (thường hạn chế ở mức 70 - 80%) và các khoản nợ được công ty Factoring
chấp nhận.
 Cung cấp dịch vụ (hoạch toán sổ sách, kế toán nợ, nghiệp vụ uỷ nhiệm thu,
thống kê bán hàng, các khoản sao kê tài khoản định kỳ và thu nợ khi đến hạn ).
 Tài trợ tiêu thụ, đảm bảo đầy đủ cho các khoản bán hàng được chấp nhận.
Dịch vụ Factoring chỉ phù hợp với các doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị
trường rộng và chỉ được cung cấp với một số điều kiện như:


19
 Đạt quy mô về doanh thu xuất khẩu hàng năm.
 Thời hạn thanh toán không quá 120 ngày.
 Cơ cấu khách hàng thay đổi ở mức có thể chấp nhận được.
Tuỳ theo tính chất hoàn hảo của chứng từ, tình hình tài chính và khả năng thanh
toán của người mắc nợ mà ngân hàng quyết định tỷ lệ mua nợ cao hay thấp. Có 2
loại:
 Factoring tương đối: Nhà Factor (tổ chức tài trợ xuất khẩu – tài trợ cho nhà
xuất khẩu) sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, nhưng với thoả thuận là nhà xuất

khẩu vẫn chịu trách nhiệm rủi ro nếu nhà nhập khẩu không trả tiền.
 Factoring tuyệt đối: Nhà Factor (tổ chức tài trợ cho nhà nhập khẩu - có thể
bảo lãnh cho nhà nhập khẩu) sẽ gánh chịu mọi rủi ro nếu nhà nhập khẩu không trả
tiền.
Factoring đảm nhiệm chức năng tín dụng cung ứng cho nhà xuất khẩu với 2
nghiệp vụ tín dụng chủ yếu:
 Nghiệp vụ tín dụng ứng trước: Cho dù hợp đồng Factoring được ký kết từ
trước, nhưng ngày có hiệu lực là ngày thanh toán theo định kỳ thanh toán của nhà
nhập khẩu. Do đó nhà xuất khẩu muốn sử dụng vốn trước ngày này, nhà xuất khẩu
có thể vay tín dụng của tổ chức Factoring. Tổng mức tín dụng này phụ thuộc vào khả
năng thanh toán của nhà nhập khẩu, trung bình từ 70 - 97% giá trị khoản thanh toán.
Đây cũng là điều khác với các khoản ứng trước thông thường khác. Tín dụng ứng
trước này được thực hiện với mức lãi suất như lãi suất của tín dụng luân chuyển và
với hạn mức từ 70 - 90% giá trị khoản thanh toán. Để tạo điều kiện cho nhà xuất
khẩu và cũng để khuyến khích nhà xuất khẩu sử dụng Factoring các tổ chức Factor
đưa số lượng thanh toán còn lại (10 - 30% khoản thanh toán) vào tài khoản tiền gửi
của nhà xuất khẩu và coi như đó là một tài khoản khống chế, nhà xuất khẩu sẽ được
hưởng lãi của khoản tiền gửi này cho tới khi nhà nhập khẩu thanh toán.
Khi nhà nhập khẩu thanh toán và tổ chức Factor nhận được khoản thanh toán
này, tổ chức Factor sẽ thu hồi khoản tín dụng ứng trước cộng lệ phí Factoring (gồm
lệ phí hoa hồng, lệ phí dịch vụ, lệ phí rủi ro) và lãi tín dụng ứng trước (nếu có). Số


20
còn lại cộng với lãi suất trên tài khoản khống chế sẽ được trả cho nhà xuất khẩu.
 Nghiệp vụ chiết khấu: Với hình thức này nhà xuất khẩu có thể bán tất cả các
chứng từ thanh toán và vận tải cho tổ chức thực hiện nghiệp vụ Factoring và nhận
tiền ngay tức khắc. Nhưng tỷ lệ chiết khấu khá cao (từ 10 - 30%) và phụ thuộc vào
khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Hay nói cách khác, tỷ lệ này bao hàm cả lệ
phí rủi ro và lãi tín dụng kể từ ngày mua cho tới ngày định kỳ thanh toán. Nhưng để

chiết khấu các khoản thanh toán, nhà xuất khẩu phải làm dịch vụ chống rủi ro và
phải nộp lệ phí cho dịch vụ này.
Ưu điểm của Factoring:
 Factoring giúp nhà xuất khẩu nhận được tiền ngay sau khi giao hàng, giảm
việc ghi chép sổ sách và theo dõi quá trình thu nợ, phòng tránh rủi ro về thanh toán
từ nhà nhập khẩu.
 Giảm bớt các rủi ro về kinh tế và chính trị.
 Không nhất thiết phải ký bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
 Cải thiện khả năng tín dụng cho ngân hàn của mình.
Quy trình nghiệp vụ Factoring:
Hợp đồng ngoại thương

Thỏa thuận Thu tiền
tài trợ Thu tiền nợ hàng
Factoring nợ hàng



Nhờ thu / bảo lãnh
thanh toán

Quan hệ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu được thể hiện thông qua hợp
đồng ngoại thương. Tài trợ Factoring là sự thỏa thuận giữa nhà xuất khẩu và Factor
xuất khẩu. Trong khi đó, quan hệ giữa nhà nhập khẩu với Factor nhập khẩu và Factor
xuất khẩu đều là thu tiền nợ hàng. Factor xuất khẩu và Factor nhập khẩu là mối quan
Nhà xuất khẩu
Nhà nhập khẩu
Factor xuÊt khÈu
Factor nhËp khÈu


×