Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành thép Việt Nam và một số gợi ý chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 154 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NGUYỄN MẠNH AN







TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI






HÀ NỘI : 2008




MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ HỘP ………………………
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Những khái niệm
chung
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1.2. Ngành thép thế giới thời kỳ toàn cầu
hoá
1.2.1.Vị trí và vai trò của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân
1.2.2. Đặc điểm thị trường thép thế giới những năm gần
đây
1.2.2.1.Những biến động của ngành thép
1.2.2.2.Xu hướng mới trong ngành thép thế
giới
1.2.3. Những hiệp định thương mại và các cam kết quốc tế
của Việt Nam khi hội nhập KTQT liên quan đến ngành thép
1.3. Kết luận và đánh giá
CHƯƠNG 2: NGÀNH THÉP VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNGCỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
2.1. Ngành thép Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.1 Tổng quan về ngành thép Việt
Nam

2.1.1.1.Doanh nghiệp nhà nước
2.1.1.2.Doanh nghiệp có vốn nước ngoài
1
2
4


10
10
10
14
17
17
19
19
20

30
32

34
34
34
36
38
38
40
40
42
43



2.1.1.3.Doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất nhỏ
2.1.2. Những vấn đề tồn tại của ngành
thép
2.1.2.1.Cơ cấu thị trường và cơ cấu sản phẩm mất cân
đối
2.1.2.2.Sự phục thuộc ngày càng tăng vào nguồn nguyên liệu bên
ngoài
2.1.2.3.Giá trị gia tăng của các sản phẩm thép thấp
2.1.2.4.Sự liên kết giữa lĩnh vực sản xuất, lưu
thông và chiến lược thị
trường
2.1.2.5.Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp thép của
nhà nước - những bất cập nảy
sinh
2.1.2.6.Đánh giá nguyên nhân của những vấn đề tồn
tại
2.2.Tác động đến ngành thép nhìn từ lĩnh vực thương
mại
2.2.1.Khi Việt Nam hội nhập AFTA
2.2.1.1.Đặc điểm ngành thép khu vực Đông Nam Á
– So sánh với Việt
Nam
2.2.1.2.Ảnh hưởng của cam kết thương mại trong khối
ASEAN
2.2.2.Tác động đến ngành thép khi Việt Nam gia nhập
WTO
2.2.2.1. Ảnh hưởng của các cam kết quốc tế của Việt
Nam khi gia nhập WTO…………………

2.2.2.2.Tác động của việc gia nhập WTO đối với đầu tư nước
ngoài……………

44

46
47
49
49

49
53
55

55
56
58

61
65

65

68
68
70

71
76
76

86
87


2.2.2.3. Ảnh hưởng từ thị trường thép toàn
cầu
2.2.3. Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại hàng
hoá ASEAN – Trung Quốc tới ngành
thép
2.3.Tác động đến ngành thép nhìn từ lĩnh vực đầu tư nước
ngoài
2.3.1.Tình hình đầu tư nước ngoài trong ngành thép những
năm gần đây và xu hướng những năm
tới
2.3.2. Chiến lược đầu tư của các công ty nước ngoài
vào ngành thép Việt Nam
2.3.2.1. Chuyển giao công nghệ
2.3.2.2. Thiết lập chuỗi giá trị sản xuất của công ty………………………………
2.3.3. Hiện tượng M & A của các tập đoàn thép trên thế giới
trong thời gian gần đây và ảnh hưởng tới ngành thép Việt
Nam
2.4. Tác động từ các chính sách của các quốc gia
2.4.1.Chính sách đối với ngành thép của Trung Quốc
2.4.2.Chính sách của các nước
ASEAN
2.5. Những đánh giá
chung
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
NHẰM CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP VIỆT NAM
3.1.Những định hướng tổng quát cho ngành thép

Việt Nam trong những năm
tới
3.1.1.Dự báo về ngành thép trong những năm
tới

91

91
91
91
94
95
98
101
101

102
104

108
112
113
113
115
117
118
120
120
121


121
122
122
123


3.1.1.1.Thị trường thép thế giới và xu thế phát
triển
3.1.1.2.Sự ra đời của các sản phẩm vật liệu
mới
3.1.1.3.Dự báo thị trường thép của Việt Nam giai đoạn 2007-
2015
3.1.2. Về quan điểm đối với phát triển ngành thép Việt
Nam
3.2. Một số giải pháp khuyến nghị chính sách đối với ngành
thép
3.2.1.Gải pháp về vốn đầu

3.2.2.Nhóm giải pháp củng cố liên kết doanh nghiệp
trong ngành thép
3.2.3. Giải pháp thiết lập liên kết giữa ngành thép với các ngành
khác
3.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện chuỗi dây chuyền khép
kín cho ngành thép
3.2.5. Giải pháp xuất khẩu sản phẩm thép Việt Nam
3.2.6. Nhóm giải pháp cụ thể đối với các doanh
nghiệp
3.2.6.1. Về vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ
3.2.6.2. Về thị trường
3.2.6.3. Về mô hình, cơ cấu tổ chức, đào tạo và phát triển nguồn nhân

lực
3.2.7. Giải pháp bảo vệ môi
trường
3.3. Một số gợi ý chính sách
3.3.1.Chính sách hỗ trợ đối với ngành thép
3.3.2. Các chính sách về đầu tư, tài chính
124
129











3.3.3.Chính sách phát triển khoa học công nghệ và
bảo vệ môi
trường
3.3.4.Chính sách về quyền sở hữu và quản lý chất
lượng
3.3.5.Chính sách xuất nhập khẩu và phát triển thị trường
KẾT
LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC






1
Danh muc cac ký hieu viet tat


Viet tat
Tieng Anh
Tieng Viet
VSC
Vietnam Steel
Corporation
Tổng Công ty Thép Việt Nam
VSA
Vietnam Steel
Association
Hiệp hội Thép Việt Nam
CISA
China Iron Steel
Association
Hiệp hội Gang Thép Trung Quốc
SEASA
South East of Asia
Steel Association
Hiệp hội Thép Đông Nam Á
SEAISI
South East of Asia
Iron Steel Institute

Viện Gang Thép Đông Nam Á
WTO
World Trade
Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
ASEAN
Association South
East of Asia Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
AFTA
ASEAN Free Trade
Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
CEPT
Common Effective
Preferential Tarriff
and Trade
Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu
lực chung cho Khu vực Thương mại Tự
do ASEAN
MFN
Most Favour Nation
Quy chế Tối huệ quốc
WEF
World Economic
Forum
Diễn đàn Kinh tế Thế giới
ACFTA
ASEAN China Free
Trade Agreement

Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN
– Trung Quốc
IISI
International Iron &
Steel Institute
Viện Gang Thép Quốc tế
CIS
Commonwealth of
Independent States
Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
WSA
World Steel
Association
Hiệp hội Ngành Thép Thế giới
NAFTA
North American
Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ


2
Free Trade Area
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
DRI
Direct Revert Iron
Sắt Hoàn nguyên Trực tiếp
ERP
Efficiency Reality
Protective

Hệ số Bảo hộ Thực tế
FDI
Foreign Direct
Investment
Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài


3
Danh mục cac hình, bảng, sơ đồ và hộp

A. Hình
1. Hình 1.1 và 1.2: Chỉ số EBITDA của ngành công nghiệp thép toàn cầu
2. Hình 1.3: Chi phí sản xuất cuộn cán nóng
3. Hình 1.4: Chi phí nguyên liệu
4. Hình 1.5: Chỉ số vận chuyển đường biển tầu cỡ lớn Cape và Panamax
5. Hình 1.6 và 1.7: Chi phí nhân công theo giờ ( USD )
6. Hình 1.8 và 1.9: Chi phí nhân công theo giờ (Euro)/ chi phí nhân công theo
giờ (USD)
7. Hình 1.10 và 1.11: Chỉ số giờ làm/ tấn thép thô năm 2004/ chi phí nhân
công/ năng suất
8. Hình 1.12 và 1.13: Sản lượng và dự trữ khí thiên nhiên, 2004/ thời hạn sử
dụng nguồn dự trữ tính theo sản lượng năm 2004( năm )
9. Hình 2.1: Xuất nhập khẩu phôi thép của Trung Quốc 2002-2006
10. Hình 2.2: Lượng xuất nhập khẩu phôi thép hàng tháng của Trung Quốc từ
năm 2004-2006
11. Hình 2.3: Lượng xuất khẩu phôi thép hàng tháng của Trung Quốc từ năm
2004-2006
12. Hình 2.4: Biểu đồ giá nhập khẩu các sản phẩm thép
B. Bảng
1. Bảng 2.1: Công suất và sản lượng thực tế của các doanh nghiệp nhà nước

thuộc VSC
2. Bảng 2.2: Các doanh nghiệp thép có vốn nước ngoài trên thị trường Việt
Nam
3. Bảng 2.3: 5 nước ASEAN nhập khẩu sắt thép hàng đầu năm 2005
4. Bảng 2.4: Sản lượng thép thô của Đông Nam á năm 2005
5. Bảng 2.5: Lộ trình cắt giảm thuế bình quân của ngành thép Việt Nam trong
ACFTA
6. Bảng 2.6: Những vụ M & A hàng đầu trên thế giới trong ngành thép ( 2001-
2006 )


4
7. Bảng 2.7: Biểu thuế xuất khẩu thép của Trung Quốc có hiệu lực từ
01/01/2008
8. Bảng 2.8: Những điểm xuất khẩu phôi thép chính của Trung Quốc năm 2006
9. Bảng 2.9: Sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc của các nước ASEAN
10. Bảng 3.1: Tiêu thụ thép trên thế giới 2005-2007
11. Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu thép thế giới từ năm 2010 – 2015
12. Bảng 3.3: Tiêu thụ thép giai đoạn 2001- 2006
13. Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ thép của Việt Nam
14. Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam bình quân
15. Bảng 3.6: Dự báo nhu cầu sản phẩm thép các giai đoạn
C. Sơ đồ
1. Sơ đồ 2.1: Đường vận động của các sản phẩm thép trên thị trường
2. Sơ đồ 3.1: Hệ thống cung ứng - phân phối các sản phẩm thép
3. Sơ đồ 3.2: Mô hình theo phân đoạn thị trường
D. Hộp
1. Hộp 2.1 Trung Quốc ban hành những quy định mới về sỏp nhập và mua lại
2. Hộp 2.2: Ba cụng ty thộp hàng đầu Trung quốc và kế hoạch sỏp nhập
3. Hộp 2.3:



5
Phần mở đầu


1. Sự cần thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ một quốc gia nào dù là
phát triển hay đang phát triển cũng phải vạch cho mình một hướng đi có tính
chiến lược lâu dài, việc Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá với mục tiêu hướng tới là cơ bản trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020 là một minh chứng rõ nét như vậy. Để đạt được mục tiêu này,
nước ta đang cố gắng xây dựng được một ngành công nghiệp nặng hiện đại,
đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong đó ngành thép đóng vai trò rất
lớn không chỉ góp phần vào xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn cung cấp nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp khác như cơ khí, đóng tầu, ôtô
Trong bối cảnh nước ta đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế - mà nổi bật là nước ta đã chính thức trở thành viên của WTO
trong năm 2006 - các doanh nghiệp thép của Việt Nam có cơ hội được tiếp
cận, tham gia thị trường thế giới. Tuy nhiên họ cũng phải đối mặt với nhiều
áp lực và thách thức bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn nước ngoài.
Mặt khác những tồn tại và khó khăn của ngành thép Việt Nam khi tham gia
vào quá trình hội nhập đang dần bộc lộ rõ đó là trình độ công nghệ lạc hậu, sự
liên kết lỏng lẻo trong các lĩnh vực, hay như việc tìm một hướng đi hiệu quả
cho các doanh nghiệp nhà nước trong ngành đã và đang cổ phần hoá,… đang
thật sự là những vấn đề nan giải cho ngành thép của Việt Nam
Xuất phát từ yêu cầu thực tế các doanh nghiệp thép Việt Nam cần có một
mô hình, hướng đi phù hợp để có thể vừa tránh những tác động xấu vừa tận
dụng những cơ hội cho mình và cả đương đầu với những thách thức trong quá
trình hội nhập. Chính vì vậy việc nghiên cứu những Tác động của quá trình

hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành thép Việt Nam thật sự là cần thiết
và có ích.




6
2. Tình hình nghiên cứu
Trước đây đã có một số đề tài nghiên cứu về ngành thép Việt Nam có liên
quan đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đó là:
1) “ Tổ chức hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam
trong giai đoạn 2001- 2005 ” - Đề án nghiên cứu của nhóm tác giả do TS
Phạm Thị Đào làm chủ nhiệm. Đây là đề tài trong phạm vi một doanh nghiệp
nên những đánh giá bao quát trên góc độ ngành trong quá trình hội nhập kinh
tế chưa đầy đủ, mặt khác những giải pháp mà đề tài đưa ra cũng chỉ giới hạn
trọng phạm vi của một doanh nghiệp trong ngành.
2) “Nghiên cứu định hướng phát triển khoa học công nghệ ngành thép
đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 ”- Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả
do KS Phạm Chí Cường làm chủ nhiệm ( Bộ công nghiệp 2006 ). Đề tài hầu
hết đề cập đến những khía cạnh về kỹ thuật của công nghệ luyện thép, chưa
đề cập đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên lĩnh vực thương mại.
3) “Công nghiệp gang thép Việt Nam: Một giai đoạn phát triển và chuyển
đổi chính sách mới ” - Nghiên cứu tham luận tại Diễn đàn Phát triển Việt
Nam của giáo sư Kawabata Nozomu, Trường sau đại học Kinh tế và Quản lý
thuộc Đại học Tohoku, thành phố Sendai, Nhật Bản. Nghiên cứu đã khái quát
được cơ cấu kinh doanh và sản xuất công nghiệp của ngành, nêu ra đặc trưng
của các dự án đầu tư nước ngoài cũng như đề xuất những chính sách đổi mới
cho ngành thép. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra những phân tích cụ thể
của tác động của hội nhập kinh tế đến ngành thép, do đó việc đề xuất những
chính sách không khỏi hạn chế.

4) Những Báo cáo trong Dự án “ Nghiên cứu về chính sách phát triển
kinh tế cho chuyển đổi kinh tế theo hướng kinh tế thị trường ở nước Cộng hoà
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” – Dự án nghiên cứu hợp tác giữa Tổ chức JICA
Nhật Bản và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Các tác giả: Fukui, Aiba,
Hishimoto (2001); Ohno và Kawabata (2001); Hoàng Đức Thân và các cộng
sự (2002). Cũng giống như nghiên cứu của Kawabata, những nghiên cứu này


7
chỉ đề cập đến cơ cấu sản xuất của ngành cùng những chính sách bảo hộ
ngành thép trong từng giai đoạn nhất định. Tiến trình hội nhập kinh tế và
những tác động của nó đến ngành thép thì trong các nghiên cứu này chưa chỉ
ra được.
5) “ Ngành thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ” -
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Xuân Chiến ( Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa
kinh tế, năm 2006 ). Luận văn đã có những đánh giá và phân tích cụ thể về
ngành thép trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tuy nhiên hoặc là chưa
đánh giá hết được những ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
chưa nêu bật được những cơ hội, thách thức cũng như chưa đưa ra dự báo
được những xu hướng mới của ngành thép thế giới, cũng như của ngành thép
Việt Nam đang và sẽ diễn ra. Có thể là do trong những năm gần đây, tình hình
nền kinh tế thế giới nói chung và ngành thép nói riêng đang có những diễn
biến khó lường. Những biến động liên tục cùng với những nhân tố mới nảy
sinh, khiến cho những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng
khó dự báo. Mặt khác, vì vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ ngành rất
có tính thời sự, nên một số bất cập mới nảy sinh trong ngành thép như quá
trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, sự bảo hộ ngành thép, mô hình
liên kết giữa các doanh nghiệp, cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu phân tích, đánh giá các tác động cụ thể đối
với ngành thép khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt là các nhân tố
mới nảy sinh của tiến trình hội nhập sẽ tác động tới từng lĩnh vực cụ thể như
thị trường, cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm, môi trường, lao động của
ngành thép ra sao khi Việt Nam gia nhập WTO, từ đó đề xuất một số khuyến
nghị chính sách. Vì vậy, luận văn này sẽ phải giải quyết các vấn đề thực tiễn
được đặt ra như sau:
+ Tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành thép Việt Nam
đang còn những tồn tại gì ?


8
+ Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành thép Việt
Nam ra sao ?
+ Một số giải pháp, khuyến nghị để định hướng cho sự phát triển
của
ngành thép Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
+ Những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ( khi Việt Nam
tham gia AFTA, WTO ) đến từng lĩnh vực cụ thể của ngành thép, cơ hội và
thách thức đối với ngành thép Việt Nam.
+ Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị chính sách đối với sự phát triển
của ngành.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu trong luận văn này tập trung chủ yếu các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế của nhà nước, tư
nhân và có vốn nước ngoài trong ngành thép Việt Nam cũng như các lĩnh vực
trong ngành thép từ sản xuất, thương mại hay đầu tư nước ngoài,
- Thời gian nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm, tình hình đã qua được

nghiên cứu đến trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến nay. Phân tích những
tác động của hội nhập kinh tế, cũng như việc đánh giá triển vọng, dự báo xu
hướng và đưa ra giải pháp, khuyến nghị chính sách trong giai đoạn từ năm
2007 đến năm 2020.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đây là luận văn nghiên cứu tổng quan cần thiết để có thể đưa ra những
khuyến nghị, giải pháp cho ba cấp độ từ chính sách của nhà nước, chiến lược
tổng thể của ngành thép Việt Nam đến những giải pháp của doanh nghiệp. Để
thực hiện luận văn này tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
kinh tế tuỳ thuộc từng nội dung, như là:


9
+ Phương pháp phân tích thống kê theo chuỗi thời gian, dựa trên các số
liệu được trích dẫn từ các tài liệu của các cơ quan trong nước như Tổng công
ty thép Việt Nam, Hiệp hội thép, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách
công nghiệp, Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương, nên
có độ tin cậy cao. Cùng các số liệu về ngành thép thế giới từ các tạp chí
chuyên ngành nước ngoài, mạng internet, để đánh giá thực trạng và các tác
động của quá trình hội nhập hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành thép Việt
Nam hiện nay.
+ Phương pháp phân tích so sánh được áp dụng đối chiếu với những
trường hợp hoặc quốc gia có những điều kiện và tiêu chí tương đồng. Từ đó
có thể tìm ra những ưu điểm và hạn chế, thấy rõ được những cơ hội và thách
thức của ngành thép trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đưa ra những đánh giá
chung, rút ra những kết luận của việc nghiên cứu. Từ đó đề xuất những giải
pháp phù hợp cho sự phát triển của ngành thép nói riêng, trong tổng thể của
nền kinh tế Việt Nam nói chung cùng xu thế phát triển của ngành thép thế

giới.

6. Những đóng góp mới của luận văn
Tham gia vào quá trình hội nhập hội nhập kinh tế quốc tế là chúng ta phải
chấp nhận những thử thách cam go, nhưng bên cạnh đó cũng có những cơ hội
phát triển cho ngành thép Việt Nam. Được dự báo là một trong những ngành
sẽ gặp nhiều khó khăn nhất khi gia nhập WTO, ngành thép Việt Nam đang
cần những chiến lược, hướng đi mới để có thể đương đầu với những thử thách
cũng như nắm bắt những cơ hội của mình.
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu hiện nay, luận văn có thể sẽ có thêm
những đóng góp như sau:
+ Phân tích, đánh giá các tác động đối với ngành thép trong quá trình Việt
Nam hội nhập kinh tế quốc tế, những tác động đối với ngành thép hiện tại và


10
trong tương lai, qua đó thấy được những cơ hội và thách thức đối với ngành
thép.
+ Đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển ngành thép, nhu cầu tiêu
thụ thép.
+ Đưa ra những giải pháp, khuyến nghị chính sách tổng thể đối với sự
phát triển của ngành thép Việt Nam.



7. Bố cục của luận văn:
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành thép
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chƣơng 2: Ngành thép Việt Nam và những tác động của hội nhập kinh

tế quốc tế.
Chƣơng3: Một số khuyến nghị chính sách nhằm củng cố phát triển
ngành thép Việt Nam


11
Chương 1
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành thép Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.1. Những khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình trong đó hai hay nhiều chính phủ ký
với nhau các hiệp định để tạo nên khuôn khổ pháp lý chung cho sự phối hợp
và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các nước. Mức độ hội nhập tuy có khác
nhau, nhưng tất cả đều nhằm thuận lợi hoá và tự do hoá hoạt động kinh tế đối
ngoại của mỗi nước, góp phần sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn và
nâng cao mức sống của người dân.
 Các cấp độ của hội nhập kinh tế quốc tế
Có thể chia hội nhập ra làm 5 cấp độ từ thấp đến cao như sau:
1. Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Là một hiệp định thương mại tự do đa
phương giữa các nước trong nội khối với mục đích thực hiện tiến trình giảm
dần thuế quan, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan cũng như hài hoà hoá
thủ tục hải quan giữa các nước. Như Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
(NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp hội mậu dịch tự
do Châu Âu (EFTA), Khu vực mậu dịch tự do Trung Âu (CEFTA).
2. Liên minh thuế quan (Customs Union): Là hình thức mà trong đó, các
thành viên ngoài việc hoàn tất loại bỏ thuế quan và các hạn chế về số lượng
trong thương mại nội khối cũng phải cùng nhau thực hiện một chính sách thuế
quan chung đối với các nước ngoài khối. Như Cộng đồng Kinh tế Châu Âu

(EEC), Liên minh thuế quan Trung Phi (UDEAC), Cộng đồng phát triển Nam
Phi (SADC).
3. Thị trường chung (Common Market): Đây là mô hình liên minh thuế
quan cộng thêm việc bãi bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển các yếu tố
sản xuất khác như vốn, lao động. Như vậy, trong một thị trường chung, các
yếu tố như hàng hoá, dịch vụ, vốn, kỹ thuật, công nghệ, nhân công…đều được


12
tự do lưu chuyển giữa các nước thành viên. Như là Cộng đồng kinh tế châu
Âu (trước đây), Thị trường chung Trung Mỹ ( MERCOSUR ), Thị trường
chung các nước vùng Caribê (CARICOM).
4. Liên minh kinh tế: Đây là mô hình dựa trên cơ sở mô hình thị trường
chung cộng thêm việc phối hợp với các chính sách kinh tế giữa các nước
thành viên như:
+ Ấn định một tỷ giá hối đoái cố định trong một thời gian dài giữa các
nước thành viên trong liên minh với nhau
+ Lập ra một cơ quan duy nhất có trách nhiệm quản lý tiền tệ chung
Ví dụ Liên minh châu Âu ( EU ).
5. Liên minh toàn diện: Các thành viên thống nhất về chính trị và các lĩnh
vực kinh tế bao gồm tài chính, tiền tệ thuế và các chính sách xã hội. Như vậy,
ở giai đoạn này, quyền lực quốc gia ở các lĩnh vực trên được chuyển giao cho
một cơ chế cộng đồng. Hiện nay trên thế giới mới chỉ có EU đang tiến hành
xây dựng liên minh kinh tế toàn diện trên.
 Đặc trƣng của hội nhập kinh tế quốc tế
- Là sự phát triển cao của phân công lao động quốc tế
- Là sự phối hợp mang tính chất liên quốc gia
- Hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và song phương được xem như một
giải pháp trung hoà giữa hai xu hướng đối lập nhau trên thị trường thế giới: tự
do hoá mậu dịch và bảo hộ mậu dịch.

 Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế
Việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia sẽ có ảnh hưởng
không nhỏ đến quốc gia đó bởi lẽ:
- Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là trình độ cao của quan hệ hợp tác kinh
tế quốc tế ở nhiều mức độ từ nông đến sâu, từ một vài lĩnh vực đến nhiều lĩnh
vực, từ một vài nước đến nhiều nước. Do đó, khi đó mở cửa hội nhập thì phải
tuân thủ tất cả các nguyên tắc chung, phải thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ
của


13
mọi thành viên, phải điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp với luật
chơi
chung.
- Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng toàn cầu cho nên nó ảnh
hưởng, tác động đến mọi quốc gia cho dù quốc gia đó chưa tham gia vào quá
trình này. Kinh tế là nền tảng của mỗi quốc gia, do đó, một khi nó đã tác động
đến kinh tế thì thường tác động đến chính trị, văn hoá, xã hội…
- Thứ ba, về chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại, đầu tư, hội nhập
kinh tế quốc tế cũng đòi hỏi mỗi nước phải mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự
do hoá thương mại và đầu tư với xung quanh.
- Thứ tư, do hội nhập mang tính toàn cầu nên đó xuất hiện xu hướng hội nhập
khu vực và cũng được thực hiện theo các nguyên tắc như tự do hoá và hội nhập
toàn cầu.
- Thứ năm, hội nhập đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành cải cách, đổi mới
kinh tế trong nước. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tạo nhiều sức
ép buộc các nước phải tiến hành mở cửa, tự do hoá để hội nhập mạnh hơn,
nhanh hơn. Đồng thời, hội nhập cũng làm cho sức cạnh tranh mạnh hơn, gay
gắt hơn ảnh hưởng không nhỏ đến nền sản xuất hàng hoá, dịch vụ, đặc biệt là
của các nước đang phát triển.

- Thứ sáu, hội nhập kinh tế quốc tế tác động mạnh đến các lĩnh vực liên
quan như dịch vụ, thương mại, bản quyền, sở hữu trí tuệ, môi trường, sức
khoẻ, văn hoá xã hội của mỗi quốc gia thành viên.
Với những đặc điểm trên, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng cả mặt
tích cực lẫn tiêu cực đến mỗi quốc gia thành viên, cụ thể:
 Ảnh hƣởng tích cực
Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của mỗi quốc gia nhờ mở rộng
các thị trường ngoài nước. Đồng thời làm cho mỗi quốc gia có khả năng tiếp
cận các nguồn hàng, dịch vụ đa dạng, phong phú với giá cạnh tranh của các


14
nước khác nhau trên thế giới, đặc biệt là máy móc, trang thiết bị kỹ thuật cao
cấp và các yếu tố đầu vào. Điều này có nghĩa là thúc đẩy thương mại quốc tế
phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
Tăng khả năng hấp thu vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ tiên tiến nhờ
việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh như một hệ quả tất yếu của quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước đầu
tư ra nước ngoài.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đầu tư của mối nước theo hướng
chuyên môn hóa sản xuất, giúp khai thác tối đa lợi thế so sánh của mỗi nước,
thúc đẩy giao lưu trao đổi khoa học, kinh nghiệm quản lý, từ đó nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp mỗi quốc gia. Đây là cơ sở
cho sự thúc đẩy các quan hệ kinh tế song phương và đa phương phát triển lâu
dài và vững chắc.
Thúc đẩy quá trình đổi mới và hoàn thiện các thể chế kinh tế, chính trị, xã
hội ở mỗi quốc gia, tạo khả năng thuận lợi cho việc xích lại gần nhau về trình
độ phát triển, cơ cấu tổ chức, hệ thống luật pháp, năng lực quản lý … Từ
đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các nước, cải thiện
khả năng bảo đảm an ninh quốc phòng ở mỗi quốc gia.

Dỡ bỏ dần các rào cản về thuế quan, phi thuế quan giữa các thành viên,
tạo nên khuôn khổ kinh tế và pháp lý phù hợp với tiến trình tự do hoá đa
phương, góp phần phát triển hệ thống thương mại đa phương cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu.
 Ảnh hƣởng tiêu cực
Mở cửa đồng nghĩa với việc cạnh tranh gay gắt giữa hàng hoá và doanh
nghiệp của mỗi quốc gia, dẫn đến những nguy cơ phá sản trong những ngành
kinh tế và doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp. Từ
đó có nguy cơ gây xáo trộn về công ăn việc làm cho người lao động, gây bất
ổn cho an ninh, chính trị, xã hội.


15
Xoá bỏ hàng rào thuế quan sẽ mất đi nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Điều này ảnh hưởng đặc biệt đến các nước đang phát triển với nguồn thu ngân
sách chủ yếu là thuế. Tiến hành cải cách và điều chỉnh cơ cấu kinh tế trước áp
lực hội nhập đòi hỏi phải có nguồn tài lực và vật lực rất lớn, không dễ gì cho
một nước có thể đáp ứng được đặc biệt là các nước đang phát triển.
Sự khác biệt về trình độ các nước thành viên tạo nguy cơ phụ thuộc của
các nước đang phát triển vào các trung tâm kinh tế lớn, dẫn đến giảm khả
năng độc lập trong việc hoạch định chính sách, an ninh quốc gia.
Các giá trị về đạo đức, văn hoá, truyền thống dễ bị xói mòn, cám dỗ từ
bên ngoài, làm lan toả một số hành động xấu, mang tính độc hại như: khủng
bố, mại dâm, bệnh dịch, tội phạm xuyên quốc gia…
Trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế song phương và khu vực
cũng có thể làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các khối kinh tế, mậu dịch với nhau,
giữa các nước trong khối và ngoài khối, dẫn đến việc thị trường thế giới bị
chia cắt và ngăn cản quá trình tự do hoá đa phương, làm chậm tiến trình toàn
cầu hoá.
1.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan
chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế,
bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong bối cảnh hiện
nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt
giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực liên quan đến
chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng
hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi
thương mại
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra không phải là có hội nhập hay
không mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo
được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện


16
thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập. Báo
cáo Chính trị Đại hội IX của Đảng, nhất là Nghị quyết 07- NQTW ngày 27/
11/ 2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã nhấn mạnh quan
điểm: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy
tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có
hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đây là một chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng
và Nhà nước ta. Theo quan điểm này, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện
toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình mà trọng tâm là chủ động mở cửa kinh
tế, tham gia phân công hợp tác quốc tế tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả
nguồn lực trong nước và nước ngoài, mở rộng không gian và môi trường để
phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế.
Hội nhập giúp cho việc mở rộng cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường

thế giới, tìm kiếm và tạo lập thị trường ổn định, từ đó có điều kiện thuận lợi
để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển kinh tế trong nước. Việc nâng
cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hoá là một
trong những nội dung quan trọng nhất để hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả,
thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2001 - 2010.
Trong thời gian qua, nền kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những kết
quả quan trọng như: tăng trưởng GDP ở nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ
trọng nông nghiệp. Tỉ lệ huy động vốn cho đầu tư phát triển có xu hướng
tăng, các nguồn lực trong xã hội được huy động tốt hơn, đặc biệt trong khu
vực kinh tế tư nhân, đầu tư cho cơ sở hạ tầng có tiến bộ, năng lực sản xuất của
nhiều ngành tăng lên. Tuy nhiên, hiệu quả sức cạnh tranh kinh tế nước ta
vẫn còn


17
một số tồn tại:
- Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam xếp thứ 48/53
nước được xem xét năm 1999; 53/ 59 nước năm 2000; 60/ 75 nước năm 2001;
65/ 80 năm 2002 nước tham gia xếp hạng. Năm 2004 giảm 17 bậc so với năm
2003, năm 2005 giảm tiếp 4 bậc so với năm 2004, năm 2006 xếp thứ 64/ 122
quốc gia, năm 2007 Việt Nam ở vị trí thứ 68 nhưng trên tổng số 131 nước
được xếp hạng ( Nguồn: Báo cáo thường niên về khả năng cạnh tranh toàn
cầu của các quốc gia được đánh giá bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới – WEF;
công bố ngày 31/ 10 hàng năm )
- Sức cạnh tranh và năng lực quản lý doanh nghiệp còn yếu, thiếu sự chuẩn
bị để ứng phó hiệu quả với quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu rộng.
- Xét tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, mạng lưới
tổ chức tiêu thụ và uy tín doanh nghiệp thì sức cạnh tranh của hàng Việt Nam

cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Những lợi thế về nguồn lao động rẻ đang mất dần, vấp phải sự cạnh
tranh của các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc, việc phát triển các mặt
hàng mới đang gặp khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và thị trường
tiêu thụ.
- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chưa tương xứng với mức tăng đầu tư,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, chưa phát huy được các lợi thế so sánh
cạnh tranh của ngành, sản phẩm. Khu vực dịch vụ tuy được đầu tư khá song
tỷ trọng tăng chậm trong cơ cấu GDP, hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản
xuất vừa thiếu, vừa yếu và kém hiệu quả. Cơ cấu lao động chuyển dịch rất
chậm không tương xứng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong khu
vực nông nghiệp, nông thôn.
- Mặc dù việc phát huy các nguồn nội lực cho đầu tư phát triển có nhiều
tiến bộ, vốn trong nước chiếm trên 70 %, nhưng lại xảy ra tình trạng giảm sút
của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mấy năm qua.
- Hoạt động tài chính – tiền tệ tuy có tiến bộ nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro,


18
lãi suất tiền đồng quá cao so với lãi suất USD và rất cao so với khả năng sinh
lời của nền kinh tế, làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh, giảm
khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vốn huy động của hệ thống ngân hàng
chủ yếu là ngắn hạn, nhưng lại được sử dụng một tỷ lệ khá để cho vay trung
và dài hạn. Do vậy, các ngân hàng chịu sức ép bất lợi về lợi nhuận và làm
giảm khả năng đề phòng rủi ro.
Nhìn chung, sự chuẩn bị để ứng phó với những cách thức cạnh tranh
trong hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta còn chậm, thiếu một chiến lược
tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia, dẫn đến sự lúng túng trong
xây dựng chiến lược của từng bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Một số
chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đưa vào cuộc sống

chậm, môi trường kinh doanh còn chưa bình đẳng, chính sách còn thiếu đồng
bộ, nhất quán, khó thực hiện.

1.2. Ngành thép thế giới thời kỳ toàn cầu hoá
1.2.1. Vị trí và vai trò của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân
Hiện nay, mặc dù loài người đã nghiên cứu và sản xuất được rất nhiều
loại vật liệu với tính năng rất đa dạng, nhưng sắt thép vẫn giữ vai trò hàng đầu
trong các ngành công nghiệp cũng như đời sống hàng ngày.
Ngành thép bắt đầu phát triển từ năm 1856 khi H. Bessemer phát minh ra
lò chuyển luyện thép ( converter ). Chỉ sau đó ít lâu, năm 1865 W. Siemens
phát minh ra lò luyện thép ( open hearth ) ở Anh và P. Marten ở Pháp. Đến
năm 1900 thì lò điện hồ quang ( electric arc furnace ) ra đời để nấu luyện các
loại thép chất lượng cao. Từ đó đến nay ngành thép phát triển không ngừng,
nhất là trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Sau những trầm lặng ở
giai đoạn 1970 -1990, giai đoạn 1990 đến nay là giai đoạn rất sôi động, đặc
biệt là ở các nước châu Á ( như Hàn Quốc, Trung Quốc, ấn Độ, Đài Loan ).
Trong giai đoạn 2004 - 2007 sản lượng thép thế giới luôn đạt trên 1 tỷ tấn.
 Công nghệ sản xuất thép
Thép là một sản phẩm công nghiệp có tính đặc thù, khác với những
ngành


19
công nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân, đó là: Thép là sản phẩm
công
nghiệp trong một chuỗi dây chuyền sản xuất mà sản phẩm của một khâu sản
xuất ( trừ phôi thép ) có thể vừa mang tính tiêu dùng nhưng đồng thời có
thể là nguyên liệu cho khâu sản xuất tiếp theo.
Để sản xuất thép người ta dùng nguyên liệu là gang ( gang được sản xuất
bằng nguồn quặng sắt ) và sắt thép phế. Từ những năm 1970, nhiều công nghệ

luyện kim phi cốc đã được nghiên cứu và đưa vào sản xuất nhằm tránh được
sự thiếu hụt than cốc cũng như tận dụng nguồn tài nguyên khí thiên nhiên ở
một số nước trên thế giới. Ngành luyện kim phi cốc ( công nghệ Midrex, Hyl,
Lò quay, Corex ) năm 2005 đã cung cấp 64 triệu tấn sắt xốp cho luyện thép.
Trong khoảng vài chục năm tới công nghệ lò cao vẫn giữ vai trò quan trọng
nhất trong ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho luyện thép. Từ những
năm 1970 để giải quyết vấn đề khan hiếm than cốc và tận dụng nguồn tài
nguyên khí thiên nhiên, người ta đã nghiên cứu và đưa vào nhiều công nghệ
luyện kim phi cốc. Sản phẩm của các công nghệ này là sắt xốp, gang lỏng hay
sắt cacbit. Đến nay có khoảng 30 công nghệ được nghiên cứu, tuy vậy chỉ có
các công nghệ Midrex, Hyl, Lò quay, Corex, Finnet là được đưa vào sản xuất
ở mức độ công nghiệp.
Hàng năm thế giới tạo ra một nguồn sắt thép phế tương đối lớn, đây là
loại nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp thép bởi lẽ số lượng sắt
thép phế chiếm tới 35 – 40% nguyên liệu cho luyện thép, mặt khác nguồn tài
nguyên quan trọng đối với công nghiệp luyện thép là quặng đang dần cạn
kiệt. Việc sử dụng sắt thép phế còn giúp cho công tác bảo vệ môi trường và
bảo tồn tiết kiệm quặng sắt, là nguồn tài nguyên không tái tạo được.
Hiện nay trên thế giới, thép được sản xuất theo ba công nghệ chính :
+ Công nghệ lò Mactanh/ Lò bằng (Open hearth)
Công nghệ luyện thép lò bằng trước đây là công nghệ luyện thép chủ yếu
trên thế giới. Ưu thế của công nghệ này là có thể sử dụng đồng thời gang thỏi,
gang lỏng hay thép phế theo bất kỳ tỷ lệ nào, có bổ sung quặng sắt. Nguyên

×