Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.6 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TÊ

c s

BO
——
HOÀNG VIỆT
TẢC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP T ổ CHỨC
_ • •
THƯƠNG MẠI THÊ GIỚI WTO
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUÂT KHAU c ủa v iệt n a m
Chuyên ngành: K inh tế chính trị
M ã số: 60 31 01
LUẬN VÃN THẠC sĩ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
參 馨 »
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VẢN DÜNG
Ü H O C Q U O C G IA H .、丨巧
ị Tị?:j i \ ị T I N THƯ

\ í -
Lo I ?3 Ỉ
___
_
lỉà Nội - Năm 2006
MỤC LỤC
MỎ ĐẨU
CHƯƠNG 1: TÁC ĐỘNG CỦA T ổ CHỨC THƯƠNG M Ạ I THẾ G IỚ I WTO
ĐẾN HOẠT ĐỘNG XVẮT KHAU c ủ a c á c q u ố c g ia
1.1 Khái lược về Tổ chức Thương mại Thế giới W TO 1
.1 Lịch sử hình thành và phát triển của W TO



1
.1.1 Hoàn cảnh ra đời của WTO
1
.1.2 Các vòng thương lượng GATT và sự thành lập WTO

2
.2 Mục tiêu, chức năng và những nguyên tắc chủ yếu của WTO

4
.2.1 Mục tiêu hoạt động của WTO 4
.2.2 Các chức nãng của Tổ chức thương mại thế giới W TO

5
.2.3 Nguyên tắc chủ yếu của WTO
6
•3 Các hiệp định của WTO 9
.2 Vai trò của WTO đối với hoạt động xuất khẩu của các quốc giíi 13
.2.1 Các tác động tĩnh 13
.2.2 Các tác động mang tính động 15
.2.3 Tác động của WTO đến các nước đang phát triển là thành viên 16
.3 Kỉnh nghiệm của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh
hoạt động xuất kháu lừ khi gia nhập W TO 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUÂT KHAU c ủ a v iệ t n a m
TRONG TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO
2.1 Khái lược về quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam 25
Nội dung Trang
Tấc động của quá trình gia nhập W TO đến hoạt động xuáí khẩu
của Việt Nam
28

2.2.1 Những tác động tích cực 28
2.2.1.1 Mở rộng quan hệ kinh tế thương mại, phát triển thị trường, tãng
trưởng xuất khẩu 28
2.2.1.2 Thu hút đầu tư nước ngoài 29
2.2.1.3 Xây dựng và hoàn thiện pháp luật, hệ thống chính sách vĩ mô

31
2.2.2 Những thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

32
2.2.2.1 Sự gia tăng áp lực cạnh tranh khu vực và quốc tế đến
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 32
2.2.2.2 Những thách thức từ quá trình toàn cầu hoá kinh tế

32
2.2.2.3 Những thách thức do Việt Nam chưa là thành viên W TO

34
2.2.2.4 Những thách thức từ bên trong nền kinh tế 35
2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

39
2.3.1 Những thành tựii đã đạt được và nguyên nhân dẫn đến thành tựu 39
2.3.1.1 Những thành tựu 39
2.3.1.2 Nguyên nhân đạt được những thành tựu

47
2.3.2 Những vấn đề đặt ra trong hoạt động xuất khẩu của Việt N am

51

2.3.2.1 Những khó khăn 51
2.3.2.2 Neuyên nhân của những bất cập
57
CHƯƠNG 3: NHỮNG G IẢ I PHÁP ĐAY m ạ n h h o ạ t đ ộ n g XUÂT k h a u
KH I VIỆT NAM TRỞ TH ÀNH THÀNH VIÊN VVTO
3.1 Nhũng cam kết của Việt Nam khi gia nhập W TO và tác độngcủa
việc thực hiện các cam kết tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 64
3.1.1 Những cam kết mà Việt Nam phải thực hiện khi gia nhập WT


64
3.1.2 Tác động của việc gia nhập WTO tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 67
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
I. TIËNG ANH
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA
Khu vực thương mại tự do ASEAN
APEC
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
ATC
Hiệp định dệt may
EU
/V
Liên minh châu Au
FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT
Hiệp định chung vé Thuế quan và Thương mại
GSP

Hệ thống ưu đãi phổ cập
HS
Hệ thống hài hoà thuế quan
HACCP
Hệ thống phân tích tại điểm kiểm soát tới hạn
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
ISO
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
MFN
Quy chế tối huệ quốc
NT
Quy chế đối xử quốc gia
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
SPS
Các biện pháp kiểm dịch động thực vật
TBT
Rào cản kỹ thuật thương mại
TRIMs
Các biện pháp đầu tư lien quan đến thương mại
TRIPS
Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
WB Ngân hàng Thế giới
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
II. TIÊNG VIỆT
CNH-HĐH Công nghiệp hoá,hiện đại hoá
GDP Tổng thu nhập quốc dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIEU

Nội dung Trang
Bảng 1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 — 2004 30
Bảng 2: Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá 40
Bảng 3: Trị giá xuất khẩu hàne hoá theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương 41
Bảng 4: Trị giá xuất khẩu theo khu vực và nhóm hàng 43
Bảng 5: Trị giá xuất khẩu theo khối nước 45
Bảng 6: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2001-2005 46
MỞ ĐẨU
Việt Nam bước vào thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong điều kiện tác động của toàn cầu hóa kinh tế đang ảnh hưởng tới hầu khắp các
quốc gia, đổng thời các nước trên thế giới đang tích cực tìm kiếm con đường đi của
mình trong thế kỷ XXI với những cơ hội và thách thức to lớn, nhất là đối với các
nước nghèo và chậm phát triển.
Xuns lực chính của quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa là tự do hóa thương
mại. Mục tiêu cuối cùng của tự do hóa thương mại là xóa bỏ tất cả các rào cản thuế
quan cũng như phi thuế quan để tạo điểu kiện cho hàng hóa được giao lưu tự do giữa
các nước, tiến dần tới một thị trường thống nhất. Tự do hóa thương mại gắn liền với
quá trình hình thành các định chế liên kết kinh tế khu vực và toàn cẩu dưới tác động
của sự phát triển lực lượng sản xuất và công nghệ thông tin đã và đang là khuynh
hướns vận động chủ yếu và là động lực cơ bản thúc đẩy thương mại và đầu tư. Đây
là quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các quốc gia. Đặc biệt đối với các nước
đi sau, các nước đang phát triển thì đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức nhưng không
thổ đứng ngoài cuộc. Dù mức độ có khác nhau nhưng nhìn chung thì các nước trên
thế giới đều lựa chọn đường lối kinh tế mở, chấp nhận hội nhập trên cơ sở khai thác
tối đa những tác động tích cực và hạn chế đến mức tối thiểu những ảnh hưởng tiêu
cực của toàn cầu hóa và khu vực hóa, xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu, tiến
hành tự do hóa thương mại và tham gia vào các định chế liên kết khu vực và toàn
cầu.
Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một bộ phận
quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của

một quốc gia trên thị trường thế giới. Vì vậv việc đẩy mạnh giao lưu thương mại
quốc lế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ nói riêng là mục tiêu
phát triển kinh tế hàng đầu của các quốc gia.
Góp phần quan trọng trong thành tựu chunơ của đất nước, hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam đã giải quyết được những vấn đề kinh tế, khai thác được nội lực, phát
huy liềm năng, lợi thế so sánh của đất nước. Tuy nhiên, cône tác xuất khẩu của
1. Tính cáp thiéì của đề tài :
chúne ta còn bộc lộ một số tổn tại như quv mô và kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé
so với các nước trong khu vực; cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu còn ở tình trạng lạc
hậu, chất lượng thấp, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh yếu, thị trườnơ xuất khẩu
bấp bẻnh,nhiều doanh nghiệp chưa giữ được uy tín với bạn hàng nước ngoài.
Thực hiện chủ trương của Đảng về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở
rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghê, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hóa, chúng ta đã và đang tích cực tham gia các tổ chức kinh tế
quốc tế,trong đó có Tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngay sau khi Tổ chức
thương mại thế giới đi vào hoạt động, ngày 1-1-1995, Việt Nam đã gửi đơn xin gia
nhập tổ chức này. Việt Nam đã bước vào giai đoạn cuối của quá trình đàm phán gia
nhập WTO, vấn đề gia nhập WTO chỉ còn là thời gian. Song điều quan trọng hơn,
khi gia nhập WTO,tác động của nó như thế nào; có những cơ hội và thách thức gì
đang chờ đón các doanh nghiệp Việt Nam — những người trực tiếp chịu tác động và
quyết định sự thành hay bại trong hội nhập; các cơ quan hoạch định chính sách, các
doanh nghiệp cần phải làm gì khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Do vậy,
việc nghiên cứu các tác động của quá trình gia nhập WTO đối với hoạt động xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ nói chung và một số mật hàng xuất khẩu chủ yếu nói
riêng của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩv xuất khẩu
hàng hóa vào thị trường thế giới và khu vực trong giai đoạn mới - giai đoạn đẩy
mạnh cồng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa cấp thiết
cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu :
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, đã có một số sách chuyên khảo, hội thảo

quốc gia, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, đề cập đến hoạt động xuất khẩu của
Việt nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và giới thiệu về Tổ chức thương
mại thế giới cũng như đánh giá các tác động của tiến trình gia nhập WTO đến kinh
tế xã hội Việt nam .
Về hoạt độniỊ xuất khẩu :
- Trong tập Kv vếu hội thảo khoa học quốc gia “ Thương mại Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế “ (Hà nội 2004) do Bộ thương mại chủ trì, tập hợp 67
hài nghiên cứu của các tác giả là các GS, PGS

TS, cán bộ nghiên cứu, giảng viên,
cán bộ làm công tác thương mại. Các tác giả đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh
giá các ihành tựu, các hạn chế của hoạt động thương mại quốc tế của Việt nam, về
các chính sách phát triển thương mại, vai trò của nhà nước và doanh nghiệp trong
phát triển thương mại quốc tế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, về việc phát triển thị trường tài chính, thị
trường lao động Các nhóm chuyên đề trong hội thảo được thảo luận để làm rõ các
vấn đề lý luận và thực tiễn của thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, đồng thời đánh giá những thành tựu và hạn chế khi tham gia quá trình
này.
- Trong sách chuyên khảo: Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

tác giả TS Lê Thị Anh Vân
do NXB Lao động ấn hành 2003. Tác giả nshiên cứu lý thuyết thương mại quốc tế,
các mô hình thương mại quốc tế được sử dụng trong hoạch định chính sách xuất
khẩu, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Tác giả
đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hoá,phân tích đặc điểm của khu vực mậu dịch tự do ASEAN và các ảnh hưởng đến
Việt Nam, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu của việt nam về quy

mồ, cơ cấu thị trường, cơ cấu mặt hàng, đánh giá quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và các thị trường châu Á từ đó đề ra các giải pháp

bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu
y
sang khu vực châu A giai đoạn 2001-2010.
Về gia nhập Tổ chức thương mại thế giới :
- Trong sách chuyên khảo ” Việt nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới ”

Trường cán bộ thương mại Trung Uơng

NXB Chính trị quốc gia (2005). Các tác
giả giới thiệu tổng quát về WTO, đánh giá những cơ hội và thách thức của Việt Nam
khi trở thành thành viên của WTO từ đó nêu ra những việc cần làm khi Việt Nam trở
thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới .
- Trong sách chuyên khảo “ Việt Nam và tiến trình gia nhập WTO” do Đại học Khoa
học Xa hội và Nhân vãn phối hợp với Viện KONRAD ADENAUER xuất bản 2005.
Các học giả Đức và Việt Nam đã trình bày nhiều tham luận khoa học đề cập đến các
vấn để lý luận và thực tiễn, phân tích dưới góc độ kinh tế và pháp luật cũng như dự
báo những tác động xã hội đối với việc Việt Nam gia nhập WTO. Cuốn sách công
bố các tham luận được sắp xếp theo 3 nhóm vấn đề: Tiến trình chuẩn bị cho việc gia
nhập WTO,sự gia nhập WTO và tác động đối với kinh tế — xã hội Việt Nam, kinh
nghiệm từ tiến trình gia nhập WTO.
Hoạt động xuất khẩu và gia nhập WTO của Việt Nam đã được rất nhiều tác
giả nghiên cứu. Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau nên các tác giả mới
chỉ dừng ở việc xem xét từng khía cạnh của hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đánh giá các tác động của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu,chưa
có một đề tài độc lập nào nghiên cứu một cách hệ thống về các tác động tích cực
cũng như ảnh hưởng tiêu cực của việc thực hiện các cam kết trong quá trình đàm

phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đối với hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam chính
thức trở thành thành viên của WTO.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của Việt Nam dưới tác động của quá trình
đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, từ đó đưa ra mộl số gợi ý về
giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam trở thành thành viên của
WTO.
Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Khái quát hoá các tác động của Tổ chức thương mại thế giới WTO đến hoạt
động xuất khẩu của các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển là thành viên.
- Tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu từ khi gia nhập WTO.
- Đánh giá khái quát các tác động của quá trình gia nhập WTO đến hoạt độne
xuất khẩu của Việt Nam .
4. Đôi tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đôi tượng nghiên cứu:
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình
sia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO.
Phạm vi nịihién cứu:
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ nãm
1995 đến nay. Tuy nhiên, do sản phẩm xuất khẩu rất đa dạng nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu những mặt hàng chính trong

cấu hàng hoá xuất khẩu và những thị
trường chính trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu :
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu trên, đề tài sử dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, thống kê,so sánh,
lôgíc.

6. Dự kiến những đóng góp mới của luận vàn :
- Hệ thống hoá các tác động của quá trình đàm phán gia nhập WTO đối với hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam dưới tác động quá
trình đàm phán gia nhập WTO.
- Hệ thống hoá các tác động của việc thực hiện các cam kết khi Việt Nam trở
thành thành viên WTO đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam
chính thức là thành viên WTO.
7. Bố cục của luận văn :
Ngoài lời mở đầu, kết luận và các tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1 : Tác động của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đến hoạt động xuất
khẩu của các quốc gia.
Chương 2 : Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình gia nhập
WTO.
Chươns 3 : Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khi Việt Nam trở thành
thành viên WTO.
CHƯƠNG I:
TÁC ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG M Ạ I THÊ G IỚ I (WTO) ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC QUỐC GIA
1

KHÁI LUỢC VỀ TỔ CHÚC THUƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của W TO
1.1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của WTO
GATT là tên viết tắt của hiệp định chung về thuế quan và thương mại. WTO là
tên viết tắt của tổ chức Thương mại thế giới. Trước khi kết nhập vào WTO, GATT
đã có một lịch sử tổn tại 47 năm. Liên hợp quốc triệu tập Hội nghị quốc tế về thương
mại và việc làm ở Havana và cho ra đời Hiến chương Havana, tháng 3-1948. Hiến

chương Havana dự kiến thành lập một tổ chức Thương mại quốc tế (ITO). Hiến
chương có các điều khoản về việc làm và hoạt động kinh tế, phát triển kinh tế và tái
thiết, chính sách thương mại, các thông lệ kinh doanh hạn chế (của các bên tư nhẵn).
Hiệp định liên chính phủ về hàng hoá, các điều khoản về thiết chế.
Hội nghị Havana kết thúc với sự ra đời của Hiến chương Havana với chữ ký
của các nước tham dự, nhưng Hoa Kỳ không phẻ chuẩn, do đó, tổ chức

hương mại
quốc tế không được ra đời. Mặc dù vậy, các điều khoản liên quan đến thuế quan và
các nội dung khác về nhập khẩu và xuất khẩu đã được bàn bạc, hoàn tất trước đó
trong.các cuộc họp trù bị tại Hội nghị Havana. Hai mươi ba trong số hơn 50 nước
tham sia dự tháo thành lập ITO đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán vẻ thuế
quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụns tràn lan trong thương
mại quốc tế từ những năm 30. Nhằm tiến tới thực hiện mục tiêu tự do hoá mậu dịch,
• Ầ • • • • • %
mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh
tế các nước thành viên tham gia đàm phán, nhóm 23 nước này quyết định lấy một
phần về chính sách thương mại trong dự thảo Hiến chương của ITO, biến nó thành
nội dung của hiệp định chung về thuế quan và thươns; mại (GATT), được ký kết
ngày 30-10-1947. Trong vòng đàm phán đầu tiên về thuế quan, các nước này đạt
được một số ưu đãi thuế quan nhất định và kết quả là đã đưa ra được 45.000 iru đãi
2
về thuế quan, áp dụng giữa các thành viên tham gia đàm phán với khối lượng thương
mại giá trị khoảng 10 tỷ USD, tức là khoảng 1/5 tổng giá trị thương mại thế giới lúc
bấy giờ. Thông qua Nghị định thư thi hành tạm thời, các nước ký kết đồng ý đưa
GATT vào hoạt độns tạm thời từ ngày 1-1-1948 mà không chờ đến khi hiến chương
Havana đủ điều kiện có hiệu lực.
Trong thực tế, hiến chương Havana đã chẳng bao
giờ
có hiệu lực, còn GATT

thì đi vào hoạt động như một bước trung gian và tiếp tục hoạt động cho đến ngày 31-
12-1994, khi hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức thương mại thế giới có hiệu
lực. Mặc dù chỉ là Nghị định thư tạm thời được ký bởi 23 thành viên tham gia sáng
lập, nhưng GATT đã trở thành công cụ (hav cơ cấu) đa phương duy nhất điều chỉnh
thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến khi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra
đời và đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1995.
1.1.1.2 Các vòng thương lượng GATT và sự thành lập WTO
Từ khi thành lập đến khi kết thúc hoạt động có tất cả bảy vòng đàm phán dưới
thời GATT. Vòng đàm phán thứ tám -Vòng Uruguay đưa tới kết quả ký kết hiệp
định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới. Các vòng đàm phán đã diễn
ra: vòng đàm phán Giơnevơ 1947, vòng đàm phán Annecy 1949,vòng đàm phán
Torquav 1951

vòng đàm phán Giơnevơ 1956, vòng đàm phán Dillon 1960 - 1961

vòng đàm phán Kennedy 1964-1967,vòng đàm phán Tokyo 1973 —1979 và vòng
đàm phán Uruguay 1986

1994.
Chủ đề trung tâm của sáu vòng đàm phán đầu tập trung vào giảm thuế quan do
thương mại quốc tế không ngừng phát triển. Nội dung đàm phán của GATT dần dần
mở rộng. Vòng Tokyo có thêm chủ đê khác,với kết quả là đưa ra các bộ quy tắc
(code) chỉ có hiệu lực với các quốc gia thừa nhận chúng. Vòng Uruguay đã mở rộng
nội dung, ngoài đàm phán giảm thuế quan còn đàm phán các lĩnh vực thương mại
khác và cả phi thương mại như dịch vụ, quyền sở hữu tFÍ tuệ.
Cho đến vòng Kennedy, các cuộc thương lượng về thuế quan trong vác vòng
thương mại GATT đều là song phương, trên cơ sở có đi có lại, nhân nhượng lẫn
nhau. Từ vòng Kennedy là các vòng đàm phán đa phương. Kết quả của các vòng
đàm phán sons phương là các bên đã nhân nhượng giảm thuế trung bình 25% với
3

55.000 hạng mục thuế quan, chủ yếu là nguyên liệu và bán thành phẩm, bao trùm
50% khối lượng thương mại loàn cầu thời kỳ đó.
Đến cuối những năm 80,đầu những năm 90 của thế kỷ X X ,trước những biến
chuyển của tình hình thương mại quốc tế, GATT tỏ ra có những bất cập, không theo
kịp tình hình.
T hứ n hất,
việc giảm và ràng buộc thuế quan theo GATT ở mức thấp cộng với
một loạt các suy thoái kinh tế trong những năm 70 và 80 đã thúc đẩy các nước tạo ra
các loại hình bảo hộ phi thuế quan khác nhau để đối phó với hàng nhập khẩu, hoặc
•) A
ký kết các thoả thuận song phương dàn xếp thị trường giữa các chính phủ Tây Au và
Bắc Mỹ. Đồng thời, nhiều hình thức hỗ trợ và trợ cấp mới đã xuất hiện trong thời
gian này.
Thứ hai
,đến những năm 80,GATT đã không còn thích ứng với thực tiễn
thương mại thế giới. Khi GATT đi vào hoạt động năm 1948,Hiệp định này chủ yếu
điều tiết thương mại hàng hoá hữu hình. Từ đó đến nay, thương mại quốc tế đã phát
triển nhanh chóng, mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại như ngân hàng, bảo hiểm,
vận tải hàng không, vận tải biến, du lịch xây dựng, tư vấn Các loại hình thương
mại dịch vụ nàv cùng với các vấn để thương mại trong đầu tư và bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đã phát triển nhanh chóng và trở thành một bộ
phận quan trọng của thương mại quốc tế.
Thứ ba,
trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá, GATT còn có những
lỗ hổng cần được hoàn thiện. Ví dụ: trong nông nghiệp và hàng dệt may, các cố
gắng tự do hoá thương mại đã không đạt được thành công lớn. Kết quả là còn rất
nhiều ngoại lệ với các quy tắc chung trong hai lĩnh vực thương mại này.
Thứ tư
,về mặt cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp, GATT cũng tỏ
ra không thích ứng với tình hình thế giới. GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia

mang tính chất tự nguyện. Thương mại quốc tế ở những thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ
XX đòi hỏi phải có một tổ chức thường trực, có nền tảng pháp lv vững chắc để đảm
bảo thực thi các hiệp định, qui định chung của thương mại quốc tế. về hệ thống giải
quyết tranh chấp, GATT chưa có một cơ chế điều tiết thủ tục tố tụng chặt chẽ,
không đưa ra một thời gian biểu nhất định, do đó, các vụ việc tranh chấp thường
4
dược kéo đài, dễ bị bế tắc. Để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế một cách có
hiệu quả, rõ ràng hệ thống này cần phải được cải tiến.
Những yếu tố tiên, kết hợp với một số nhân tố khác đã thuyết phục các bên
tham gia GATT cần phải nỗ lực để củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa
biên. Vòng đàm phán Uruguay, diễn ra từ năm 1986 đến năm 1994, đã đạt được
những nội dung chính sau: nhất trí thành lập WTO với yêu cầu chấp nhận cả gói các
kết quả của vòng Uruguay,đưa nhiều lĩnh vực kinh tế mới vào khuôn khổ hệ thống
thương mại thế giới (dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư liên quan tới thương mại); thuế
hoá các biện pháp phi thuế quan; chấm dứt sự tổn tại riêng rẽ của hiệp định đa sợi,
đưa hàng dệt vào khuôn khổ thế giới; phá vỡ một mảng quan trọng trong chính sách
bảo hộ kéo dài đối với hàng nông nghiệp và một số hàng dệt nhạy cảm khác của các
nước phát triển với quy định cụ thể, không thể tránh né. Thể chế hoá nhiều mặt và
toàn bộ hộ thống thương mại thế giới, hạn chế rõ rệt các nhược điểm của GATT cũ.
Vòng đàm phán thứ 8 của GATT tuy kết thúc bằng việc ký hiệp định tại Marrakesh
(Maroc), song nó lại khai mạc vào tháng 9-1986 tại Punta del Este (Uruguay), vì thế
vòng đàm phán này được gọi là vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định Marrakesh
thành lập tổ chức Thương mại thế giới (thường được gọi là hiệp định thành lập
WT

).
Hiện nay WTO là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới với 150 nước thành viên
và 29 hiện là quan sát viên. Con số này gần ngang bằng với số thành viên các nước
tham gia vào Tổ chức Liên hợp quốc (191 nước). WTO chiếm khoảng 85% thương
mại toàn cầu và chiếm tới 90% thương mại dịch vụ toàn thế giới.

1.1.2. Mục tiêu, chức nãng và những nguyên tác chủ yếu của WTO
1.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của WTO
Mục tiêu bao quát và chi phối các hoạt động của WTO là tự do hoá thương
mại. Điều này được phản ánh trong tất cả các cuộc •đàm phán thương lượng của
GATT trước đây và WTO hiện nay. Tự do hoá thương mại được coi là nền tảng cho
sự phát triển của thương mại thế giới hiện đại. Vì thế, nó được nêu ra và trở thành
điều kiện không chỉ cho các cuộc đàm phán về thuế quan về mậu địch hàng hoá và
dịch vụ, về bản quyền trí tuệ mà còn trở thành một trong những điều kiện có tính
quyết định trong quá trình xem xét để kết nạp thành viên mới. Tự do hoá thương mại
cũng dã trở thành cơ sở để GATT trước đây và WTO hiện nay đề ra những nguyên
tắc, chức năng hoạt động của mình.
Hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới nhằm đến các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu kinh tế:
Hoạt động của WTO nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hoá
thương mại hàng hoá và dịch vụ. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, thúc đẩy
sự phát triển của các thể chế thị trường. Những hoạt động này được thực hiện qua
việc loại bỏ các hàng rào thương mại, nâng cao nhận thức, hiểu biết của các chính
phủ, các tổ chức, cá nhân về các quy định điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế,
qua đó xâv dựng được môi trường pháp lý, thương mại rõ ràng.
Mục tiêu chính trị:
Hoạt động của WTO nhằm giải quyết các bất đồng và tranh
chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương
mại đa phương phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và luật lệ
của WTO,đảm bảo cho các quốc gia đang phát triển và đặc biệt là các quốc gia kém
phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích đích thực lừ sự tăng trưởng của thương
mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia và khuyến
khích các quốc gia này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Mục tiêu xã hội:
Hoạt động của WTO nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn
việc làm cho người dân các quốc gia thành viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn

lao động tối thiểu được tôn trọng.
1.1.2.2 Các chức năng của Tổ chức thương mại thế giới WTO
Tổ chức Thương mại thế giới WTO thực hiện các mục tiêu của mình thông qua
1>
5 chức nàng cụ thê sau;
1. Tổ chức Thương mại thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản
lý, điều hành, cũng như các mục tiêu khác của hiệp định thành lập WTO và các hiệp
định thương mại đa phương, các Hiệp định thương mại nhiều bên.
2. Tổ chức Thương mại thế giới là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa
các nước thành viên về những mối quan hệ thương mại đa phương trong những vấn
đề được điều chỉnh theo các thoả thuận quy định trong các phụ lục của Hiệp định
thành lập tổ chức Thương mại thế giới. WTO có thể là diễn đàn cho các cuộc đàm
6
phán tiếp theo giữa các nước thành viên về các mối quan hệ thương mại đa phương
của họ và cũng là một cơ chế cho việc thực thi các kết quả của các cuộc đàm phán
đó hay do Hội nghị Bộ trưởng quyết định.
3. Tổ chức thương mại thế giới theo dõi thoả thuận về những quy tắc và thủ tục
điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc
thực hiện và giải thích hiệp định của WTO và các hiệp định thương mại đa phương
và các hiệp định nhiều bên.
4. Tổ chức Thương mại thế giới theo dõi cơ chế rà soát chính sách thương mại.
5. Với mục tiêu nhằm đi đến sự thống nhất lớn hơn trong quá trinh hoạch định
chính sách toàn cầu, Tổ chức Thương mại thế giới, khi cần thiết sẽ phải hợp tác với
quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB và các cơ quan trực thuộc của nó.
1.1.2.3 Nguyên tắc chủ yếu của WTO
Nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nguyên tấc này thể hiện ở hai nội dung:
* Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên khác sự đối xử
không kém ưu đãi hơn so với sự đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của
một nước thứ ba (gọi là Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc


MFN), đối xử bình đẳng với
các nước khác. Đây là nguyên tắc quan trọng vì nó được quy định ngay tại điều đầu
tiên của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại. Hiệp định đóng vai trò điều
tiết thương mại hàng hóa. Thông thường, nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc được áp
dụng trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc đãi ngộ tối huệ
quốc được áp dụng đa phương đối với tất cả các quốc gia thành viên của WTO thì
cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử, vì tất cả các
quốc qua sẽ dành cho nhau sự đối xử ưu đãi nhất. WTO cũng cho phép các nước
thành viên được duy trì một số ngoại lệ của nguyên tắc này. Chẳng hạn một số nước
có thể kv kết một hiệp định thương mại tự do chỉ được áp dụng đối với những hàng
hóa trao đổi nội bộ một nhóm. Đây là một hình thức phân biệt đối xử với hàng hóa
của các nước ngoài nhóm. Một ví dụ khác: một số nước có thể tạo cơ hội đặc biệt để
hàng hóa của các nước đang phát triển dễ dàng tiếp cận thị trường nước mình.
Tươns tự. một nước cũng có thể tăng hàng rào đối với sản phẩm của nước mà họ cho
rằng có sử đụng những biện pháp thương mại không bình đẳng. Đối với lĩnh vực
7
dịch vụ, trong một số trường hợp nhất định, các nưóc có thể áp dụng biện pháp phân
biệt đối xử. Tuy nhiên, các hiệp định của WTO cũng quy định rằng chỉ được phép
làm như vậy với các điều kiện nghiêm ngặt. Nói một cách khái quát, MFN có nghĩa
là khi một nước giảm bớt hàng rào thuế quan hay mở cửa thị trường nước mình thì
nước này phải dành sự đãi ngộ tương tự như vậy đối với cùng loại hàng hóa, dịch vụ
của tất cả các đối tác thương mại, cho dù đối tác đó giàu hay nghèo, mạnh hay yếu.
* Mỗi thành viên sẽ không dành cho sản phẩm của công dân nước mình sự
đối xử ưu đãi hơn so với sản phẩm của người nước ngoài (gọi là Quy chế đối xử
quốc gia — NT). Nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và công
bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước.
Hàng nội địa và hàng nhập khẩu phải đối xử bình đẳng, ngay sau khi đã nhập
khẩu, thâm nhập vào thị trường. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với lĩnh vực
dịch vụ, thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế nước ngoài cũng như trong nước.
Do vậy, việc đánh thuế tương đương đánh vào sản phẩm nội địa.

Nguyên tác: Tụ do hóa thương mại từng bước và bằng COI1 đường đàm
phán. Một trong những biện pháp hiển nhiên nhất nhằm khuyến khích mậu dịch là
giảm bót các rào cản thương mại, ví dụ như hàng rào thuế quan và những chiêu bài
như cấm nhập khẩu hay hạn ngạch nhập khẩu nhằm hạn chế định lượng nhập khẩu.
Điều này cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn có
thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh, hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt
giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song
phương và đa phương. Nguyên tắc này của WTO nhằm đảm bảo thương mại giữa
các quốc gia ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp các hàng
rào thương mại để thúc đẩy buôn bán. Để thực hiện nguyên tắc thương mại ngày
càng tự do này WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa
phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại.
Nguyên tác dề dự đoán nhờ ràng buộc cam kết cùng chính sách minh bạch.
Đây là nguyên tắc của WTO nhằm ràng buộc các nước thành viên có nghĩa
vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo được trong thương mại quốc tế. Để đảm
8
bảo nguvẻn tắc này, các nước thành viên WTO có nghĩa vụ phải minh bạch hoá các
quy định thương mại của mình, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng và ràng
buộc chúng (tức là cam kết sẽ không thay đổi theo chiểu hướng bất lợi cho thương
mại nếu thay đổi phải được thông báo,tham vấn, bù trừ hợp lý).
Chính sách ổn định và minh bạch sẽ khuvến khích đầu tư, tạo việc làm, người
tiêu dùng cũng tận dụng được nhiều lợi thế nhờ tự do cạnh tranh, nghĩa là họ có
thêm nhiều cơ hội lựa chọn và được hưởng một mức giá thấp. Hệ thống thương mại
đa biên cụ thể hóa những nỗ lực của chính phủ các quốc gia thành viên nhằm tạo
một môi trường thương mại ổn định và đễ dự đoán.
Đối với WTO,việc các quốc gia thành viên thỏa thuận
mở
cửa thị trường
hàng hóa hay dịch vụ đổng nghĩa với việc ràng buộc các cam kết, Trong lĩnh vực
hàng hóa, ràng buộc cam kết thể hiện


việc ấn định các thuế suất tối đa. Có thể xảy
ra các trường hợp, đặc biệt với các nước đang phát triển, mức thuế đánh vào hàng
hóa nhập khẩu thấp hơn mức thuế ràng buộc. Còn với các nước phát triển, mức thuế
áp dụng thực tế và mức thuế ràng buộc thường tương đương nhau.
WTO đã rất nổ lực trong việc sử dụng nhiều biện pháp khác nhằm tãng cường
tính minh bạch và ổn định. WTO cũng có ihể tìm cách làm cho các quy định thương
mại của các quốc gia thành viên trở nên thật rõ ràng và công khai, minh bạch. Việc
thường xuyên giám sát các chính sách thương mại của từng nước thành viên thông
qua cơ chế rà soát chính sách thương mại cũng là một biện pháp nhằm tầng cường
tính minh bạch trên cả bình cỉiộn quốc gia lẫn hình diện thế giới.
Nguyên tác tạo ra mòi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. Đây là
nguyên tắc nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không
bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các quvền cho một số doanh nghiệp
nhất định. Có thể nói rằng WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy
cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Tất cả các hiệp định của WTO
đều nhằm mục tiêu tạo dựng một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn
giữa các quốc gia.
9
WTO cho phép áp dụng thuế nhập khẩu, thậm trí trong một số trường hợp
nhất định nó còn cho phép áp dụng một số hình thức bảo hộ khác. Như vậy, đây là
một hệ thống những quy định nhằm bảo đảm cạnh tranh mở, bình đẳng và không có
sai phạm.
Những quy định liên quan đến nguyên tắc không phân biệt đối xử. Quy chế
tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia nhằm mục tiêu bảo đảm những điều kiện thương
mại bình đảng, cũng như những quy định về việc bán phá giá và trợ cấp. Đối với
nhữns vấn đề phức tạp như thế này, các quy định của WTO giúp xác định trường
hợp nào là bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng. Cũng như biện pháp trả
đũa mà chính quyền có thể sử dụng, bằng cách thu thuế nhập khẩu phụ thu để có thể
bù đắp những tổn thất do các biện pháp thương mại không lành mạnh gây ra.

Nguyên tắc dành cho các nước thành viên là nước đang phát triển một số
ưu đ ã i,khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế.
Hệ thống của WTO góp phần vào quá trình phát triển của các quốc gia. Tuy
nhiên, các nước đang phát triển cần một thời hạn linh động hơn trong việc thực hiện
các hiệp định của hệ thống. Bản thân các hiệp định của WTO ngày nay cũng đều lấy
lại những điều lệ của GATT trước đây, theo đó quy định dành một sự trợ giúp đặc
biệt và các chính sách thương mại thuận lợi cho các nước đang phát triển.
Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang
phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số quyền cũng như một số
nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách.
Do có đến 3/4 số thành viên là các quốc gia đang phát triển và các nền kinh
tế chuvển đổi nên một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích
phát triển và cải cách kinh tế, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho
các quốc gia này với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của các quốc gia
này vào hệ thống thương mại đa phương, đồng thời chú ý đến các trợ giúp kỹ thuật
cho các quốc gia này.
1.1.3 Cấc hiệp định của WTO
10
Trong hiệp định thành lập WTO, ngoài phần vãn hản chính (quy định việc
thành lập tổ chức thương mại thế giới, phạm vi,chức nãng, cơ cấu của tổ chức
thương mại thế giới, quan hệ của tổ chức thương mại thế giới với các tổ chức khác,
Ban thư ký,ngân sách và đóng góp, thành viên gia nhặp ), còn có các phụ lục là
các hiệp định.
- Các hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá:
+ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994)
+ Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT)
+ Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)
+ Hiệp định về nông nshiệp
+ Hiệp định về hàng dệt may (ATC)
+ Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)

+ Hiệp định về thực hiện Điều VI của GATT 1994 về chống phá giá (ADP)
+ Hiệp định về thực hiện Điều V II của GATT 1994 về xác định trị giá hải
quan
+ Hiệp định về kiểm định trước khi xếp hàng (PSI)
+ Hiệp định về quy chế xuất xứ
+ Hiệp định vé thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP)
+ Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM)
+ Hiệp định vể các biện pháp tự vệ
- Các bản ghi nhớ và quyết định :
+ Bản ghi nhớ về việc làm sáng tỏ Điều II 1(b) của GATT 1994 ( ràng buộc
thuế quan
)•
+ Bản ghi nhớ về việc làm sáng tỏ Điều X V II của GATT 1994 ( doanh nghiệp
thươns mại nhà nước ).
+ Bản ghi nhớ về các điều khoản cân đối thanh toán của GATT 1994
+ Quyết định về dỡ bỏ sánh nặng kiểm chứng
+ Quyết định về thương mại và môi trường
+ Bản ghi nhớ về các quy định và thủ tục giải quyết các tranh chấp
+ Cơ chế rà soát chính sách thương mại
- Hiệp định về thương mại dịch vụ
+ Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
+ Hiệp dịnh vể viễn thông cơ bản trong khuôn khổ WTO
+ Hiệp định về công nghệ thông tin (ITA)
• Hiệp định chung về những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương
mại (TRIPS)
- Các hiệp định nhiều bên
+ Hiệp định về mua bán thịt
+ Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng
+ Hiệp định về mua bán các sản phẩm sữa
+ Hiệp định về mua sắm chính phủ.

Mọi kết quả của vòng đàm phán Uruguay trở thành những văn kiện chính thức
của WTO mà bất kỳ một nước thành viên WTO nào cũng phải tham gia. Với các
hiệp định thương mại nhiều bên các nước thành viên WTO có thể tham gia hay
không tu ỳ ý, các hiệp định này không tạo ra quyền hay nghĩa vụ đối với các nước
thành viên không chấp nhận chúng. Ngoại trừ bốn hiệp định nhiều bén, toàn bộ các
hiệp định hoậc khuôn khổ pháp lv cua WTO mang tính chất ràng buộc, hoặc chấp
nhận cả gói, hoặc từ bỏ quy chế thành viền. Điều này cũng có nghĩa là một bên ký
kết của GATT chỉ có thể trở thành thành viên của WTO sau khi nộp văn bản chấp
nhận hợp lệ.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT ký năm 1947 vẫn tổn tại
bên cạnh các vãn bản pháp lv khác của WTO, như Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại nãm 1994, Hiệp định chung vể thương mại Do đó, để phân biệt người
ta gọi hiệp định chung về thuế quan và thương mại ký kết năm 1947,có hiệu lực từ
1-1-1948 là “G ATT,1947 và gọi hiệp định về thuế quan và thương mại ký kết nãm
1994 nằm trong phụ lục 1A của hiệp định thành lập tổ chức Thương mại thế giới là
“ GATT 1994” . *
Các nước thành viên có nghĩa vụ bảo đảm rằne những thủ tục, quy định và luật
pháp quốc gia của họ phải phù hợp với những điều khoản của những hiệp định này.
Quá trình hài hoà hoá các quv định của tất cả các quốc gia thành viên sẽ tạo điểu
12
kiện thuận lợi cho thương mại hàng hoá và dịch vụ. Ngoài ra, sự hài hoà của các quy
định của từng quốc gia sẽ bảo đảm cho việc không tạo ra những rào cản không cần
thiết đối với thương mại và xuất khẩu của từng nước thành viẻn như sẽ không bị cản
trở do mức thuế cao hoặc những rào cản khác đối với thương mại.
Hiện nay trong vòng đàm phán mới của WTO có một số vấn đề lớn:
- Vấn dề địch vụ.
Các nước đang phát triển lo ngại sự chiếm lĩnh thị trường của các
công ty xuyên quốc gia và yêu cầu tiếp tục đàm phán về các vấn đề như viễn thông
cơ bản, tài chính, vận tải biển, di chuyển các thể nhân, mua sắm dịch vụ
- Vấn đề chống bán phá giá.

Các nước đang phát triển cho đây là công cụ bảo hộ thị
trường của các nước phát triển và đòi hỏi phải đàm phán về vấn đề này vì thực tiễn
cho thấy các nước đang phát triển luôn thua thiệt khi bị kiện.
- T rợ cấp.
Các nước công nghiệp phát triển trợ cấp cho các lĩnh vực nghiên cứu và
triển khai và liên quan đến môi trường, tức là các lĩnh vực nằm ngoài quy định trợ
cấp của WTO, còn trợ cấp của các nước đang phát triển thì nằm trong quy định về
trợ cấp.
-
Hiệp đinh về các biện pháp đấu tư liên quan đến thương mại.
Quy chế tối huệ
quốc xoá bỏ yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá nhất định trong sản phẩm gây khó khãn cho
các nước đang phát triển Iron g việc khuyến khích sử dụng các nguyên liệu nhicn
liệu trong nước, tạo việc làm
- Thương mại điện tử.
Trên thực tế các nước đang phát triển chịu nhiều thua thiệt vì
nhiều năm nữa họ mới có thể phát triển và thu lợi từ hoạt động trong lĩnh vực này.
- Vẩn đề đầu tư.
Các nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ quy chế đối xử bình
đẳng giữa các công ty nước ngoài và công ty trong nước vì lo ngại các công ty nước
ngoài "bóp chết” các công ty trong nước và chi phối thị trường nội địa.
- Vấn dề tính minh bạnlì trong việc mua sắm của chính phủ.
Các nước đang phát
triển phê phán việc đưa việc mua sắm của chính phủ vào WTO vì Chính phủ với
khoản mua sấm khoảng 40-50% GNP không được ưu đãi. giúp đỡ các doanh nghiệp
của nước mình do khả năng cạnh tranh thấp.
13
- Vấn dé mỏi írườtìíỊ ỉrotìg thương mại.
Các nước đang phát triển phản đối ý định này
của Mỹ vì đó là một rào cản mới, một bảo hộ trá hình đối với các sản phẩm xuất

khẩu của họ.
-
Chính sách cạnh íranlì quốc tế.
Các nước đang phát triển cho rằng chưa cần các
luật lệ cạnh tranh toàn cầu, mà chỉ cần có các luật chặt chẽ hơn đối với các công ty
xuyên quốc gia và thu hẹp thực hiện luật chống phá giá, còn các nước phát triển
muốn có chính sách này để các công ty của họ có thể tăng thị phần ở các nước đang
phát triển.
Ngoài các vấn đề trên, hiện nay còn có 4 vấn đề khức mắc lớn giữa các thành
viên VVTO. Đó là các vấn đề nồng nghiệp, sở hữu trí tuệ, giảm thuế hàng công
nghiệp và giải quyết tranh chấp.
1.2. VAI TRÒ CỦA WTO ĐÔÌ VỚI HOẠT ĐỘNG XUAT KHAU CỦA CÁC
QUỐC GIA
Tổ chức Thương mại thế giới WTO chưa phải là một tổ chức thương mại tự
do, song khi gia nhập một tổ chức có số lượng thành viên khắp toàn cầu, được thiết
lập với xu hướng tự do hoá thương mại từng bước, hiện đang chiếm 85% thương mại
và 90
%
dịch vụ toàn cầu là gia nhập “ sân chơi‘‘ rộng lớn nhất với các quy tắc của
nó. Khó có thể đánh giá được đầy đủ ảnh hưởng của WTO đến thị trường quốc tế
thông qua tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, có thể xem xét các tác động của WTO
trên cơ sở lý thuyết kinh tế quốc tế và ảnh hưởng thực tế của WTO đến hoạt động
xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Theo lý thuyết kinh tế quốc tế, kha vực tự do thương mại (Free Trade Area-
FTA) là một trong 5 loại hình của hội nhập kinh tế khu vực, trong đó các nước cam
kết sẽ xoá bỏ rào cản thương mại giữa các nước thành viên nhưng mỗi nước vẫn duy
trì chính sách thương mại riêng. Khi gia nhập vào khu vực tự do thương mại (FTA)
các nén kinh tế thành viên sẽ chịu hai loại hình tác động: các lác động tĩnh (static
effects) và các tác động mang tính động (dynamic effects).
1.2.1 Các tác động tĩnh

14
Các tác động tĩnh của các khối thương mại tự đo bao gồm tác động làm chệch
hướng thương mại và tạo lập thương mại.
Tác động tạo lập thương mại
sẽ xuất hiện khi có một vài ngành sản xuất
trong một nước thành viên được thay thế bằng việc nhập khẩu các hàng hóa đó với
chi phí rẻ hơn từ các nước thành viên khác. Bằng cách đó, nó sẽ làm tãng của cải của
các nước thành viên do tăng cường chuyên môn hóa trong sản xuất. Nếu các nước
thành viên mở rộng xuất khẩu sang các nước thứ ba thì các nước này cũng sẽ có lợi
từ việc hình thành khối thương mại tự do trên. Tác động tạo lập thương mại sẽ làm
tăng phúc lợi kinh tế trong khu vực tự do thương mại do việc các ngành cồng nghiệp
được chuyển hướnơ dựa trên những lợi thế so sánh, có hiệu quả hơn. Theo phân tích
của các nhà kinh tế quốc tế, tạo lập thương mại sẽ có lợi cho người tiêu dùng vì được
mua sản phẩm với giá thấp hơn, trong khi đó ngân sách chính phủ sẽ giảm sút do
mất đi một phần từ nguồn thu thuế nhập khẩu; các nhà sản xuất nội địa cũng sẽ
giảm lợi nhuận do thị phần bị chia sẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên,
khi tổng hợp lại thì tạo lập thương mại vẫn gia tăng phúc lợi quốc gia do thặng dư
của người tiêu dùng vẫn lớn hơn giá trị mất đi của nguồn thuế và lợi nhuận của nhà
sản xuất.
Tác dộnịỉ chệch hướng thương mại
xuất hiện khi những hàng hóa nhập khẩu
với chi phí thấp từ bên ngoài khối sẽ được thay thế bởi những hàng hoá nhập khẩu
với chi phí cao hơn từ nội bộ khối. Khi đó, tác động này sẽ làm tổn thất cho các
nước thành viên vì phải tãng nhập khẩu những hàng hóa kém hiệu qua hơn, từ đó tạo
nên những thay đổi trong cơ cấu sản xuất. Việc dỡ bỏ thuế quan giữa các nước thuộc
khối thương mại tự do sẽ khiến giá nhập khẩu mặt hàng nào đó từ các thành viên
trong khối thấp hơn giá nhập từ nước ngoài khối, do nước nhập khẩu vẩn duy trì một
mức thuế quan cao đối với các nước khống phải thành viên.
Như vậy, nếu tác động tạo lập thương mại lớn hơn tác động chệch hướng
thương mại thì sẽ tốt hơn cho phát triển kinh tế của các nước tham gia hiệp định, về

mặt lý thuyết,người ta đă chỉ ra rằng có hai điều kiện để có thể đạt được mong
muốn nói trên.
M ột là
,trao đổi buôn bán giữa hai nước trước khi có hiệp định càng
cao thì càng ít có khả nãng xảy ra tác động chệch hướng thương mại lớn sau hiệp
định. Bởi vì, quy mô của trao đổi mậu dịch trước hiệp định thường phản ánh lợi thế
so sánh toàn cầu, cho nên những ưu đãi mà hiệp định mang lại sẽ không tạo nên sự
chuyển hướng thương mại sang các nhà sản xuất kém hiệu quả hơn.
Hai
/ờ, biểu
thuế đối với các nước bên ngoài khối càng thấp thì khả năng làm chệch hướng
thương mại của một hiệp định thương mại khu vực càng thấp. Trên thực tế một khối
thương mại tự do được hình thành thường đem lại đồng thời hai tác dộng tạo lập và
chệch hướng thương mại và trong nhiều trường hợp, tác động trước thường lớn hơn
tác động sau, do đó, nó vẫn sẽ góp phần làm tăng sản lượng quốc gia.
Trên cơ sở tác động tạo lập và chệch hướng thương mại của các khối thương
mại tự do,nền sản xuất của các nước thành viên sẽ được chuyển dịch theo hướng có
hiệu quả hơn. Đó chính là cơ sở để làm tăng khối lượng mậu dịch của các nước
thành viên và khối lượng trao đổi mậu dịch trong nội bộ khối.
Như vậy, có thể thấy, trong bất kỳ trường hợp nào các nhà sản xuất nội địa
cũng phải chịu những tác động có chiều hướng bất lợi, có thể dẫn đến phá sản hoặc
giải thể nếu mặt hàng của họ không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của
các nước thành viên khác trong khối thương mại tự do. Tuy nhiên, cũng có thể
khẳng định rằng nếu các doanh nghiệp sản xuất nhanh chóng nắm bắt cơ hội, xác
định lợi thế của mình để chuyển đổi mặt hàng thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều khả
năng thành cône.
1.2.2 Các íác động mang tính động
Những tác động được xảy ra theo thời gian của việc hình thành một khối
thương mại tự do là làm tăng cạnh tranh, khuyến khích đầu tư và sử dụng tốt hơn các
nguồn lực, trong đó tác động thúc đẩy cạnh tranh là thách thức lớn nhất, đặc biệt đối

với các nước đang phát triển. Khi chưa thành lập khối thương mại tự do, các nhà sản
xuất kém hiệu quả trong nước được bảo hộ bằng các hàng rào thương mại. Khi
chúng được 2 Ìảm bót hoặc xoá bỏ, các nhà sản xuất có hiệu quả hơn ờ các nước
thành viên khác sẽ tràn vào. Khi đó, những hãng khồng chịu được sức ép của cạnh
tranh sẽ phải xáp nhập hoặc rút khỏi ngành. Những người trụ lại được trong ngành
sẽ có điều kiện mơ rộng thị trường và có cơ hội đạt được nén kinh tế theo quy mô.
Đồng thời, các nguồn lực dư thừa trong ngành sẽ được phân bổ sang các ngành sản

×