Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 157 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o


HẠ HUYỀN TRANG



XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI







Hà Nội - 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o


HẠ HUYỀN TRANG


XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG

Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã ngành : 60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ ĐỨC ĐỊNH




Hà Nội - 2012



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng;
những phát hiện đưa ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tác giả luận
văn.


Tác giả




Hạ Huyền Trang



LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian dài nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ của thầy hướng
dẫn PGS.TS Đỗ Đức Định, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ
kinh tế đối ngoại: “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung
Đông”.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Đức Định – người đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình làm luận văn thạc sỹ.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội đã chỉ dạy cho tôi những kiến thức rất quý báu trong thời gian qua,
giúp tôi có một nền tảng vững chắc để đi vào nghiên cứu và thực nghiệm.
Mặc dù đã cố gắng tìm tòi và phát triển ý tưởng, song do những hạn
chế nhất định, luận văn thạc sỹ khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự góp ý và đóng góp của các thầy cô giáo và những người có
chung mối quan tâm đến các vấn đề của luận văn này để luận văn thêm trọn
ven.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội – năm 2012
Tác giả

Hạ Huyền Trang



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
NƯỚC NGOÀI VÀO TRUNG ĐÔNG 7
1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 7
1.1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến xuất khẩu lao động 7
1.1.2. Những yếu tố dẫn đến xuất khẩu lao động 9
1.1.3. Những điều kiện để thực hiện xuất khẩu lao động 11
1.1.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động xuất khẩu lao động 12
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động 15
1.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
VÀO TRUNG ĐÔNG 17
1.2.1. Vị trí địa lý, quá trình hình thành và phát triển của Trung Đông 17
1.2.2. Các nước xuất khẩu lao động sang Trung Đông 23
1.2.3. Đặc điểm thị trường lao động Trung Đông 26
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 41
2.1 KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG ĐÔNG 41


2.1.1. Chủ trương, chính sách của Việt Nam về xuất khẩu lao động 41
2.1.2. Chính sách thu hút lao động nước ngoài của các nước Trung
Đông 43
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 56
2.2.1 Thị trường UAE 57
2.2.2 Thị trường Ca-ta 62
2.2.3 Thị trường Ả rập Xêut 63
2.2.4 Thị trường các nước khác 67
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 75
2.3.1 Kết quả đạt được 78
2.3.2 Những khó khăn, hạn chế 79
2.3.3 Nguyên nhân 86
CHƯƠNG 3 TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 93
3.1. TRIỂN VỌNG 93
3.1.1. Dự báo thị trường lao động của Trung Đông 93
3.1.2. Dự báo đặc điểm và xu hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 96
3.1.3. Quan điểm và định hướng của Việt Nam 100
3.2. GIẢI PHÁP 108
3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức và quan điểm đối với xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông 108


3.2.2. Nhóm các giải pháp về luật pháp, chính sách và tổ chức thực
hiện ở tầm vĩ mô của Nhà nước 111
3.2.3. Nhóm các giải pháp của doanh nghiệp 126
3.2.4. Nhóm các giải pháp khác 131
KẾT LUẬN 134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
PHỤ LỤC 140




i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 ALO Tổ chức lao động Arab
2 AMED
Hội nghị cấp Bộ trưởng Diễn đàn đối thoại Châu Á –
Trung Đông
3 CERI Trung tâm nghiên cứu giáo dục và đổi mới
4 DHS Dirham – Đơn vị tiền tệ của UAE
5 GCC Cộng đồng các nước vùng Vịnh
6 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
7 MENA Trung Đông và Bắc Phi
8 ILO Tổ chức Lao động quốc tế
9 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
10 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
11 OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
12 POEA Cơ quan việc làm của Philippin ở nước ngoài
13 UAE Các Tiển vương quốc Ả rập thống nhất
14 USD Đôla Mỹ
15 WB Ngân hàng thế giới
16 WTO Tổ chức thương mại thế giới


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Stt Số hiệu Tên bảng Trang

1 Bảng 1.1

Diện tích và dân số Trung Đông 18
2 Bảng 1.2

Trữ lượng dầu mỏ của Trung Đông tính đến cuối
năm 2004
22
3 Bảng 1.3

Quy mô và tăng trưởng dân số tại các quốc gia
Trung Đông và Bắc Phi: năm 1950, 2007 và 2050
27




iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Stt Số hiệu Tên hình vẽ Trang
1 Hình 1.1
Các loại lao động với các nước xuất khẩu và nhập
khẩu lao động
8
2 Hình 1.2
Tăng trưởng dân số trong các khu vực MENA: năm
1950, 2007 và 2050
26
3 Hình 1.3

Tăng trưởng lực lượng lao động thực tế ở những
khu vực đang phát triển, 1970-2010
29
4 Hình 1.4 Cung lao động ở MENA, 1960-2020 30
5 Hình 1.5
Cung lao động ở các nước khu vực MENA trong
những năm 1950 đến 2010
31
6 Hình 1.6
Sự phát triển lực lượng lao động trung bình hằng
năm thực tế và dự kiến của các nước MENA từ năm
1970 đến năm 2010
32
7 Hình 1.7
Dân số và lực lượng lao động dự báo cho các nước
GCC
33
8 Hình 1.8
Việc làm được tạo ra tại MENA và các vùng phát
triển khác
34
9 Hình 1.9 Sự giao động lớn của việc làm giữa các quốc gia 35
10 Hình 1.10 Thị trường lao động trong khu vực, 2000-2005 36


iv
11 Hình 2.1
Số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực
lượng lao động
từ năm 1975 đến năm 2000 ở các nước GCC

59
12 Hình 2.2
Sự phát triển tỷ lệ lao động ở các nước thành viên
UAE trong giai đoạn 1975-2000
60
13 Hình 2.3
Tỷ lệ thanh thiếu niên độ tuổi 15-29 trong dân số và
lực lượng lao động hiện tại, dự kiến tương lai giai
đoạn 1950-2010
64
14 Hình 2.4
Tỷ lệ cung lao động nữ ở Ả rập Xêut những năm
1950 đến những năm 2010
65
15 Hình 2.5
Lao động người nước ngoài ở GCC, 2000-2005
76
16 Hình 2.6
Lao động nước ngoài ở Trung Đông, 2000-2005
77



1
MỞ ĐẦU
Từ vài thập kỷ qua, cùng sự phát triển của các mặt kinh tế, nhiều nước
đã coi trọng xuất khẩu lao động như một lĩnh vực kinh tế quan trọng. Những
khoản thu được từ xuất khẩu lao động đã thực sự trở thành nguồn bổ sung lớn
cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, Chính phủ các nước có xuất khẩu lao
động ngày càng chú trọng tới công tác tổ chức và quản lý hoạt động xuất khẩu

lao động; trong đó bên cạnh chú trọng củng cố, phát triển thị trường xuất khẩu
lao động truyền thống các quốc gia còn chú trọng tìm kiếm việc làm, xúc tiến
mở rộng các thị trường mục tiêu mới như một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những thị trường truyền thống như: Malaysia, Đài Loan, Hàn
Quốc, Nhật Bản… việc chúng ta không ngừng mở rộng thị trường còn tương
đối mới với cơ hội việc làm, mức lương cao và ổn định là việc hết sức cần
thiết, vừa đa dạng hóa thị trường, gia tăng lao động xuất khẩu, gia tăng công
ăn việc làm và đặc biệt tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Về chính trị cũng như kinh tế, Trung Đông là đối tác quan trọng trong
chiến lược “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước vì sự hòa bình, thịnh
vượng chung toàn thế giới”, và hợp tác xuất khẩu lao động là một hoạt động
quan trọng trong sự hợp tác đó. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác trong lĩnh
vực xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng
của Việt Nam và Trung Đông. Việc nghiên cứu thực trạng và triển vọng đưa
lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông là vấn đề có tính cấp thiết và
mang ý nghĩa lâu dài. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Xuất khẩu lao động sang thị
trường Trung Đông” để làm đề tài luận văn của mình.


2
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu lao động đã xuất hiện khá sớm trên thế giới nhưng từ những
năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 tới nay, xuất khẩu lao động mới có những
bước tiến đáng kể, đang dần trở thành một hoạt động quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt
Nam. Xuất khẩu lao động là một nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng
thu nhập cũng như nâng cao trình độ tay nghề, tác phong cho người lao động
và bổ sung vào ngân sách quốc gia một lượng đáng kể ngoại tệ thông qua các

khoản thu từ hoạt động này. Xuất khẩu lao động đã làm tăng cường quan hệ
hợp tác giữa các nước, tạo lập cộng đồng Quốc tế phát triển đa phương, để từ
đó tạo dựng nên các nước văn minh hơn, giàu đẹp hơn. Nhận thức được tầm
quan trọng của xuất khẩu lao động, Chính phủ Việt Nam nói riêng và các
nước trên thế giới nói chung đang ngày càng củng cố và hoàn thiện hệ thống
xuất nhập khẩu lao động.
Từ những năm 1980 của thế kỷ 20, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu lao
động. Thị trường chủ yếu lúc đó là các nước XHCN ở Đông Âu và một số
quốc gia ở Châu Phi, tới những năm 1990, Việt Nam mở rộng hợp tác với các
nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… và cho tới nay, chúng ta đã có quan
hệ hợp tác lao động với trên 40 nước và vùng lãnh thổ. Việc đưa lao động đi
làm việc ở nước ngoài ở hai giai đoạn trên đều nhằm vào các mục tiêu giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cho đất nước, tiếp thu
công nghệ mới và hội nhập với thị trường lao động quốc tế.
Bên cạnh những thị trường truyền thống đó, Chính phủ và các doanh
nghiệp luôn ý thức về sự tìm tòi, khám phá ra các thị trường tiềm năng, hứa
hẹn nhiều lợi ích khi tham gia vào. Trung Đông là một thị trường hứa hẹn
nhiều cơ hội nhưng chúng ta mới chỉ đang tiếp xúc dè dặt mang tính tìm hiểu.


3
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về
thực trạng, cơ hội cũng như thách thức, tìm giải pháp và phương hướng đưa
lao động Việc Nam tới thị trường lao động Trung Đông là vấn đề có tính thiết
thực, cấp bách và mang ý nghĩa chiến lược lâu dài. Để góp phần nhỏ nhưng
cần thiết, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trường Trung Đông” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Thực tế đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực xuất khẩu lao
động đã được công bố, như:

- Hoàn thiện quản lý dịch vụ xuất khẩu lao động của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Luận văn thạc sỹ kinh tế - Thái Thị Hồng Minh, Đại
học Kinh tế quốc dân, 2003: nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
hoạt động quản lý hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý dịch
vụ xuất khẩu lao động của Bộ
- Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt
Nam theo cơ chế thị trường, Luận án Tiến sỹ kinh tế - Nguyễn Thị Phương
Linh, Học viện Ngân hàng, 2003: phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất một
số quan điểm, định hướng chính sách, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu lao động và quản lý tài chính từ hoạt động xuất khẩu lao động của
Việt Nam
- Tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở nước ta hiện
nay, Luận văn Thạc sỹ kinh tế - Nguyễn Thị Minh Hằng, Học viện Hành
chính quốc gia, 2003: nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
năng lực quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động ở tầm vĩ mô.
- Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU, Luận văn Thạc
sỹ kinh tế - Trần Xuân Thọ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội,


4
2009: nghiên cứu chủ yếu về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trường EU, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
quản lý, hiệu quả hoạt động.
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo liên quan đến
xuất khẩu lao động khác. Những nghiên cứu này có các cách tiếp cận khác
nhau về lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng như các thị trường xuất khẩu lao
động khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình hay đề tài nào nghiên cứu về
hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Do
vậy đề tài “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông” là

một đề tài mới, chưa có những nghiên cứu hệ thống tại Việt Nam. Trong quá
trình thực hiện đề tài, tác giả đã kết hợp việc kế thừa và chọn lọc những thành
tựu các nghiên cứu đã có với các vấn đề thực tiễn hiện nay để đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường
Trung Đông trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với việc lựa chọn đề tài này, tác giả đã đặt cho mình mục đích nghiên
cứu là:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về hoạt động xuất khẩu lao động
- Tìm hiểu hệ thống khuôn khổ pháp lý của Việt Nam và Trung Đông
về vấn đề lao động di cư cũng như nhập cư.
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá triển vọng đưa người lao động
Việt Nam sang làm việc tại các quốc gia Trung Đông.
- Đánh giá kết quả và những thách thức trong việc xuất khẩu lao động
sang thị trường Trung Đông
- Đề xuất một vài giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao
động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


5
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang Trung Đông.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: thị trường lao động Trung Đông và xuất khẩu
lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, tập trung nghiên cứu thị
trường UAE, Ca-ta, Ả Rập Xê út….
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 tới nay. Đây là thời điểm Việt
Nam bắt đầu chú trọng tới xuất khẩu lao động và lượng lao động ra nước

ngoài làm việc lớn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê, tham
khảo và kế thừa có cân nhắc những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Nghiên cứu những yếu tố pháp lý của Việt Nam trong vấn đề xuất
khẩu lao động
- Cung cấp thông tin về tình hình lao động Việt Nam tại các nước
Trung Đông
- Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của Việt Nam
sang thị trường Trung Đông.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Một số lý luận chung về xuất khẩu lao động và tổng quan thị
trường lao động nước ngoài vào Trung Đông
Chương 2. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông


6
Chương 3. Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông



7
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀO

TRUNG ĐÔNG

1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến xuất khẩu lao động
Trước hết ta có thể hiểu: “xuất khẩu lao động” là sự di chuyển quốc tế
sức lao động có chủ đích, có mục đích và được pháp luật cho phép. Trong đó,
“di chuyển quốc tế sức lao động” là hiện tượng người lao động ra nước ngoài
nhằm mục đích tìm kiếm việc làm, bán sức lao động để kiếm sống [1, tr.3].
Xuất khẩu lao động là một hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại,
là một hình thức đặc thù của hoạt động xuất khẩu nói chung, trong đó hàng
hóa đem xuất là sức lao động sống của người lao động. Xuất khẩu lao động là
một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình di chuyển các yếu tố đầu vào
của sản xuất. Nó được dùng để chỉ một lĩnh vực hoạt động kinh tế của một
quốc gia có các tổ chức kinh tế thực hiện nhiệm vụ cung ứng lao động cho các
tổ chức kinh tế của một nước khác có nhu cầu sử dụng lao động nhập khẩu.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động được thực
hiện chủ yếu trên cơ sở quan hệ cung – cầu sức lao động.
Xuất khẩu lao động ở các nước phát triển: Các nước này có xu hướng
gửi lao động kỹ thuật cao sang các nước chậm phát triển và đang phát triển để
thu ngoại tệ. Đây là trường hợp đầu tư chất xám có chủ đích, nhằm mục tiêu
thu hồi lại một phần chi phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm,
một phần khác là phát huy năng lực chuyên gia, công nhân kỹ thuật bậc cao
để tăng thu ngoại tệ, tìm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài [1, tr.12].


8
Mối quan hệ giữa các nước xuất và nhập khẩu lao động được thể hiện
qua hình sau:


















Hình 1.1: Các loại lao động với các nước xuất khẩu và nhập khẩu
lao động
Nguồn: “Overseas Labour Market Development”, September 1993

Xuất khẩu lao động ở các nước chậm phát triển và xuất khẩu lao động
ở các nước đang phát triển: Các nước này có xu hướng gửi lao động phổ
thông và lao động tay nghề bậc trung và bậc cao sang các nước nhập khẩu lao
Các nước xuất khẩu lao động
Các nước phát triển Các nước đang phát triển
Các nước xuất khẩu lao động
Các nước xuất khẩu lao động
Các nước xuất khẩu lao động
Chuyên
gia cao
cấp

Công
nhân kỹ
thuật
lành
nghề
Đội ngũ
CNKT
theo
ngành
Cán bộ
kỹ thuật
cao cấp

Lao
động kỹ
thuật
đơn giản

Lao
động
dịch vụ


9
động để thu tiền công, tăng thu nhập và tích lũy ngoại tệ, và để giảm bớt sức
ép về nhu cầu việc làm trong nước.
Di dân quốc tế theo các hướng trên thường gắn liền với việc hoạch định
chính sách xuất khẩu lao động của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng là một trong
những nước đang phát triển có định hướng chiến lược xuất khẩu lao động.
Hiện nay, xuất khẩu lao động được coi là một hoạt động kinh tế đối ngoại của

nước ta để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong bốn hình thức
xuất khẩu lao động như sau:
1 – Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ
chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
2 – Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3 – Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình
thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm
việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề.
4 – Hợp đồng cá nhân.
1.1.2. Những yếu tố dẫn đến xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động được bắt nguồn từ các yếu tố sau:
- Những biến động về nhu cầu sức lao động
Đây là yếu tố khách quan gây nên xuất khẩu lao động. Ravenstien
(1899) là người đầu tiên đưa lý thuyết “lực đẩy – lực hút”, phân tích các dòng
dân di cư từ Ailen sang Anh hồi đầu thế kỷ XIX. Trong lý thuyết này, ông đã


10
cho rằng các yếu tố “lực hút” quan trọng hơn các yếu tố “lực đẩy”. Khi đó
nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, đồng thời nước Anh lại cần nhiều lao
động trong các xí nghiệp công nghiệp, thu nhập của công nhân cao hơn so với
thu nhập của nông dân. Đây chính là “lực hút” và là nguyên nhân có di cư
sang Anh.
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế ngày càng gia tăng

giữa các nước
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời dẫn đến sự phân hóa giàu
nghèo ngày càng tăng giữa các tầng lớp chủ sở hữu tư liệu sản xuất và người
lao động trong mỗi quốc gia. Sự phân hóa về trình độ phát triển và sự phân
chia các nước tư bản thành những nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo ngày
càng sâu sắc.
Hiện nay, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai nhóm nước Tư
bản phát triển và đang phát triển ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê năm
1770, tổng sản phẩm xã hội tính theo đầu người ở các nước phương Tây chỉ
gấp 1,2 mức của các nước châu Á, Phi và Mỹ Latinh. Tuy vậy, 200 năm sau,
chỉ tiêu đó ở các nước tư bản phát triển đã tăng lên 15,5 lần, trong khi đó ở
các nước đang phát triển chỉ tăng lên 2 lần.
- Sự chênh lệch vì mức tăng dân số tự nhiên
Sự chênh lệch về tốc độ gia tăng dân số cộng với tình trạng khác nhau
ngày càng tăng về trình độ phát triển kinh tế là nguyên nhân gây ra hiện tượng
xuất cư từ nước có mức tăng dân số cao hơn và trình độ phát triển kinh tế thấp
đến các nước có tốc độ tăng dân số thấp hơn và trình độ phát triển cao hơn.
Mỗi năm dân số tăng thêm khoảng 83 triệu người, trong đó 82 triệu người
sống ở các nước đang phát triển.
- Sự tăng thu thêm ngoại tệ, tăng thu ngân sách, thu nhập và nâng
cao trình độ chuyên môn cho người đi làm việc ở nước ngoài


11
Theo IMF, chỉ riêng số tiền các lao động làm việc ở Mỹ gửi về các
nước Nam Mỹ đã đạt 32 tỷ USD. ADB cũng cho biết năm 2002, lao động ở
các nước Châu Á – Thái Bình Dương gửi về nước 30 tỷ USD thu nhập từ việc
làm ở các nước ngoài hàng năm. Các chuyên gia về xuất khẩu lao động khẳng
định trên thực tế số tiền gửi về nước còn cao hơn nhiều so với thống kê chính
thức. Hơn nữa, thông qua di dân quốc tế, các nước xuất khẩu lao động còn có

thêm cơ hội phát triển giao dịch thương mại và đầu tư.
1.1.3. Những điều kiện để thực hiện xuất khẩu lao động
Trong các hoàn cảnh xuất khẩu bình thường thì các nhân tố kinh tế là
nguyên nhân chính dẫn đến di cư, sau đó là cơ hội thăng tiến, phát triển cá
nhân, hợp lý hóa gia đình. Để điều này diễn ra được đòi hỏi những điều kiện
nhất định dưới đây:
Thứ nhất, để số sức lao động dư thừa ở một nước nào đó có thể xuất
cư ra ngoài cần phải tạo điều kiện để nó biến thành hàng hóa, thành đối
tượng mua – bán giữa các nước.
Thứ hai, để có thể di chuyển quốc tế sức lao động, cần phá vỡ các trở
ngại về quan hệ xã hội như quan hệ gia trưởng, phong kiến, công xã, bộ lạc…
Ở nhiều nước như Châu Phi, Đông Nam Á, trong những thời kỳ lịch sử kéo
dài không hề biết đến hiện tượng di dân vì lý do kinh tế một ý chủ ý. Nếu có
xảy ra thì cũng do bị cưỡng bức (buôn bán nô lệ, bắt phu đi đồn điền…) hay
các xung đột tôn giáo, chủng tộc, chiến tranh… Đó cũng là vì ảnh hưởng của
tâm lý bài ngoại thái quá mà nhiều dân tộc, nhiều bộ lạc, sắc tộc cam chịu đói
nghèo chứ nhất định không chịu xuất cư.
Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản đã vượt ra ngoài
phạm vi của mỗi quốc gia. Nói cách khác không chỉ nền kinh tế bị quốc tế
hóa mà bản thân người lao động làm thuê cũng chịu tác động tương tự, giống


12
như “tư bản đi đâu, người vô sản phải bám theo đó”. Luồng di chuyển quốc tế
của tư bản quyết định hướng và lượng của sức lao động phải di cư theo.
Thứ tư, để các nước tham gia vào quá trình trao đổi quốc tế, không
những cần có trao đổi về hàng hóa (lao động vật hóa) mà còn phải có trao đổi
về sức lao động (lao động tiềm năng). Sự hoàn thiện không ngừng của các
phương tiện giao thông vận tải, công nghệ thông tin đã thúc đẩy quá trình di
chuyển quốc tế sức lao động nói chung và xuất khẩu lao động nói riêng. Phát

triển hệ thống giao thông vận tải giúp giảm chi phí trong hoạt động xuất khẩu
lao động cũng như tạo thuận lợi cho việc chuyển lao động ra nước ngoài và
nhận lao động về nước, từ đó xuất khẩu lao động sẽ diễn ra thường xuyên và
mạnh mẽ hơn.
Chỉ tiêu nói lên mức độ ảnh hưởng của di chuyển quốc tế sức lao động
đối với nước nhập cư là tỷ trọng lao động nhập cư trong tổng nguồn sức lao
động của nước đó. Còn đối với nước xuất cư là tỷ trọng lao động xuất cư
trong tổng nguồn lao động của họ.
1.1.4. Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động được coi như một giải pháp góp phần tạo thêm việc
làm, tăng thu nhập cá nhân, tích lũy chuyển về nước và tăng nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước. Hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động được
thể hiện ở các mặt như sau:
- Tạo việc làm cho người lao động
“Việc làm” được hiểu là những hoạt động có ích không bị pháp luật
ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động [4, tr.6].
Một trong những thách thức mà các quốc gia xuất khẩu lao động phải
đối đầu là giải quyết vấn đề sức ép lao động, việc làm và khả năng tạo chỗ
làm việc mới. Tình trạng phổ biến chung là tốc độ gia tăng việc làm mới
không đáp ứng kịp với số người mỗi năm bước vào tuổi lao động. Đó chưa kể


13
trong quá trình sản xuất có hàng loạt cơ sở bị phá sản do làm ăn thua lỗ, bổ
sung vào số lao động thất nghiệp trong xã hội.
Đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần giảm
đầu tư trong nước để dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động, giảm sức ép
về việc làm, tiết kiệm được vốn đầu tư trong nước.
- Tăng thu nhập cá nhân và tích lũy cho đất nước
Người lao động tham gia xuất khẩu lao động có mức thu nhập cao hơn

nhiều so với làm việc trong nước.
Số tiền do xuất khẩu lao động đem lại mang ý nghĩa to lớn đối với các
nước xuất khẩu lao động và gia đình người lao động, vì đây là một khoản thu
ngoại tệ về xuất khẩu lao động của quốc gia nói chung.
Số lượng tiền nước xuất khẩu lao động nhận được nhiều hay ít phụ
thuộc vào số lượng người đang làm việc ở nước ngoài, tiền lương bình quân
danh nghĩa của công nhân tại nước nhập cư, lãi suất tiền gửi ngoại tệ có kỳ
hạn tại nước xuất khẩu lao động so với lãi suất tiền gửi ngoại tệ cùng loại mãn
kỳ thanh toán ở nước nhập khẩu lao động; tỷ lệ lãi về bất động sản ở nước
xuất khẩu lao động so với tỷ lệ lãi về tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng nước
nhập khẩu lao động; chính sách thuế nhập khẩu, các quy định về nhập khẩu
hàng, thủ tục hải quan của nước xuất khẩu lao động… Nếu như chính sách
thu hút kiều hối của chính phủ không phù hợp, người lao động sẽ tăng phần
chi phí ở nước ngoài, tăng mua hàng hóa…, do đó, giảm dần thu nhập về
nước.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của khoản tiền gửi về nước này còn phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế, môi trường và xuất khẩu, phụ thuộc vào chủ
trương, chính sách đầu tư tại nước xuất khẩu lao động.




14
- Góp phần tăng thu nhập quốc dân
Xuất khẩu lao động còn góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách
các nước xuất khẩu lao động từ người lao động và doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu lao động. Cụ thể các nguồn thu đó là:
+ Người đi lao động ở nước ngoài phải trích một phần tiền lương của
mình và trả một khoản lệ phí như lệ phí làm hộ chiếu và chi phí quản lý cho
Nhà nước.

+ Doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ xuất khẩu lao động phải nộp
tiền lệ phí cấp giấy phép hoạt động và chi phí quản lý cho Nhà nước.
+ Tiền bán vé máy bay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
thông qua các công ty cung ứng lao động xuất khẩu.
+ Thu từ các loại thuế: thuế thu nhập cao, thuế bán hàng nhập khẩu tại
thị trường nội địa, thuế thu nhập doanh nghiệp…
+ Thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa: các nước nhập lao động
thường nhập khẩu hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm để bán cho
người lao động xuất khẩu hoặc xuất khẩu lao động theo hình thức nhận thầu
công trình trọn gói mà bên xuất khẩu lao động chịu trách nhiệm cung ứng
máy móc, thiết bị thì cũng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, hoặc khi đã quen
với thị trường nước ngoài, người lao động xuất khẩu có thể ký kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với thị trường nước nhận lao động.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động
Thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động có điều kiện nâng
cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tiếp thu được công nghệ và tác phong
sản xuất công nghiệp tiên tiến, từng bước đáp ứng các yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở về. Tuy vậy, việc nâng cao tay nghề
chuyên môn cũng phụ thuộc vào trình độ đào tạo của người lao động trước
khi đi và công việc của họ được làm ở nước đến. Nếu người lao động chưa

×