Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 136 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
****




Lª h÷u hiÖp






TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM







TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ














HÀ NỘI - 2006










2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
****





Lª h÷u hiÖp






TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
M· sè: 60 31 01



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ








NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THẮNG










HÀ NỘI - 2006









1
Danh mục chữ viết tắt

Chữ
viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
AoA
Agreement on Agriculture
Hiệp định nông nghiệp
ADP
Anti-Dumping Practices
Chống bán phá giá
ATC
Agreement on Textiles and
Clothing

Hiệp định dệt may
DDA
Doha Development Agenda
Nghị trình phát triển Đôha
DSP
Dispute Settlement Panel
Đoàn bồi thẩm xử lý tranh chấp
DSU
Dispute Settlement Understaniding
Thoả thuận xử lý tranh chấp
ĐPT

Đang phát triển
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GAT
T
General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp định chung về thuế quan và
mậu dịch
GATS
General Agreement on Trade in
Services
Hiệp định chung về thƣơng mại
dịch vụ

GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc dân
GSP
Generalized System of Preferences
Hệ thống ƣu đãi phổ cập
G-8
Group of Eight
Nhóm 8 nƣớc công nghiệp phát
triển nhất
G-20
Group of Twenty
Nhóm 20 nƣớc đang phát triển
G-77
Group of Seventy Seven
Nhóm 77 nƣớc đang phát triển
ILP
Import Licensing Procedures
Thủ tục cấp phép nhập khẩu
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tệ
LDC
Least Developed Countries
Các nƣớc kém phát triển nhất
MFN
Most Favoured Nation

Tối huệ quốc
MFA
Multi-Fiber Agreement
Hiệp định đa sợi



2
NIEs
Newly Industrialized Economies
Các nền kinh tế mới công nghiệp hoá
NT
National Treatment
Đối xử quốc gia
NTBs
Non- Tariff Barriers Measures
Các rào cản phi thuế quan
OECD
Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
SCM
Subsidies and Countervailing
Measures Agreement
Hiệp định về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng
SDT
Special and Differential Treatment
Đối xử đặc biệt và có phân biệt
SPM

Sanitary and Phytosanitory
Measures
Các biện pháp kiểm dịch và vệ
sinh thực vật
SSG
Special Safe Guards
Các biện pháp tự vệ đặc biệt
TBT
Technical Barriers to Trade
Các rào cản kỹ thuật đối với
thƣơng mại
TPRB
Trade Policy Review Body
Cơ quan kiểm điểm chính sách
thƣơng mại
TRIMs
Agreement on Trade-Related
Investment Measures
Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ
liên quan đến thƣơng mại
TRIPs
Agreement on Trade-Related
Aspects of Intellectual Property
Rights
Hiệp định về quyền tài sản trí tuệ
liên quan đến thƣơng mại
TPO
Trade Promtion Organization
Tổ chức xúc tiến thƣơng mại
TDHTM


Tự do hoá thƣơng mại
UNCTA
D
United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị liên hợp quốc về Thƣơng
mại và Phát triển
UNDP
United Nations Development
Programe
Chƣơng trình Phát triển của LHQ
USD

Đô la Mỹ
VĐP

Vòng đàm phán



3
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhƣ chúng ta đã biết, bƣớc chuyển từ GATT sang WTO là một trong
những biểu hiện rõ nét về mặt thể chế của bƣớc chuyển trạng thái chất - lƣợng
phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, là một đặc trƣng phổ biến, tất yếu trong sự
phát triển của nền kinh tế thế giới. Những mối quan hệ kinh tế này đã vƣợt ra
khỏi phạm vi quốc gia, không chỉ ở một hay một số hàng hoá thuần tuý mà là
hầu hết các sản phẩm và xâm nhập vào nhiều lĩnh vực nhƣ: đầu tƣ, quyền sở hữu
trí tuệ, môi trƣờng,… Tuy nhiên, việc thay đổi “luật chơi” trong hệ thống
thƣơng mại toàn cầu không chỉ gây tác động tới cơ chế và mô thức vận động mà
còn tác động tới các chủ thể tham gia thƣơng mại quốc tế.
Hiện nay, trên 95% kim ngạch thƣơng mại trên thế giới là do các thành
viên của WTO thực hiện và cho tới nay, số thành viên đã lên tới con số 149. Đó
là các quốc gia, vùng lãnh thổ có chính sách thuế quan độc lập trong đó đa phần
là các nƣớc ĐPT và các nƣớc chuyển đổi. Điều đó chứng minh rằng WTO là
một biểu hiện nổi bật của quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
Thực tế những diễn biến của tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO
cho thấy tiến trình đàm phán đã bắt đầu thƣơng thảo trên nhiều vấn đề mới, phần
lớn là gói đàm phán thống nhất nằm trong phạm vi của Nghị trình phát triển Đô
ha, trong đó bao gồm các cuộc đàm phán về nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ,
tự do hoá hơn nữa về các vấn đề liên quan tới thực thi nguyên tắc đối xử đặc biệt
và có phân biệt, tiếp cận thị trƣờng các sản phẩm phi nông nghiệp, phi thƣơng
mại và môi trƣờng. Vòng đàm phán mới cũng bắt đầu các cuộc thƣơng thảo về
những thoả thuận trong việc xử lý các tranh chấp và thực thi sáng kiến
Singapore.
Bên cạnh những vấn đề đã đƣợc thoả thuận, tiến trình tự do hoá thƣơng
mại của WTO còn gặp nhiều khó khăn, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực




4
nhạy cảm nhƣ: thực thi sáng kiến Singapore về đầu tƣ, chính sách cạnh tranh,
minh bạch hơn trong mua sắm của chính phủ, tạo thuận lợi cho thƣơng mại và
hỗ trợ kỹ thuật cho các nƣớc ĐPT cũng nhƣ những vấn đề liên quan đến mở cửa
thị trƣờng nông sản và quyền tài sản trí tuệ liên quan đến thƣơng mại (TRIPs).
Sau nhiều khó khăn, các nỗ lực đàm phán tự do hoá thƣơng mại cũng
đƣợc nối lại vào tháng 7 năm 2003 bằng Hiệp định khung Giơnevơ; Hội nghị
Hồng Kông (13-18/12/2005). Các nƣớc OECD đã cam kết cắt giảm đáng kể các
trợ cấp nông nghiệp, mở của thị trƣờng phi nông sản, ngành dịch vụ và đƣa ra
phƣơng án phát triển cho các nƣớc ĐPT. Song kế hoạch cắt giảm này vẫn còn bỏ
ngỏ với những sản phẩm mà họ cho là “nhạy cảm”, có vai trò quyết định đối với
nền nông nghiệp trong nƣớc. Các nƣớc OECD cũng đã mềm mỏng hơn trong
việc từ bỏ các yêu cầu đàm phán về đầu tƣ và các quy định cạnh tranh cũng nhƣ
cải thiện tính minh bạch trong các thủ tục đấu thầu của chính phủ.
Nhƣ vậy, tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO trong giai đoạn
gần đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn, những diễn tiến trong đàm phán đang đặt
ra nhiều cơ hội và thách thức cho các nƣớc, nhất là các nƣớc ĐPT trong tự do
hoá thƣơng mại. Việt nam là một nƣớc nông nghiệp điển hình đang thực hiện
những vòng đàm phán cuối cùng để gia nhập WTO vào 2006 cho nên việc
nghiên cứu những vấn đề tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO sẽ rất
hữu ích và có ý nghĩa thiết thực đối với Việt nam, nhất là sau khi Việt Nam trở
thành thành viên WTO. Xuất phát từ tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của
những vấn đề tự do hoá thƣơng mại của WTO đối với Việt nam, tác giả quyết
định chọn chủ đề “Tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO và một số
vấn đề đặt ra đối với Việt nam” là đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, có rất nhiều hoc giả trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu về
WTO. Có thể chỉ ra một số công trình chủ yếu sau đây:
WTO và triển vọng gia nhập của Việt Nam do Trung tâm tƣ vấn và đào tạo
kinh tế thƣơng mại và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp xuất bản năm

1997. Hội thảo về WTO và các nước ĐPT – Do Bộ ngoại giao phối hơp với
OXFAM (Anh) tổ chức tháng 3 năm1999. Tự do hoá thương mại: kinh nghiệm
từ các nước ĐPT, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 51 tháng 1 năm



5
1998. Agriculture, trade and WTO, WB, 2002. Từ Xiatơn đến Đôha – toàn cầu
hoá và WTO, WB, 2002. Vòng đàm phán thiên niên kỷ, UNDP, 2004. Vai trò,
địa vị của G-8 và WTO trong nền kinh tế thế giới, Tạp chí kinh tế và dự báo số
5 ngày 11

tháng 2 năm 2004. Mong muốn một thoả thuận nông nghiệp, Tạp chí
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng, số 9 ngày 29 tháng 4 năm 2004.
Deconstructing – the WTO melt- Down at Cancun, Would trade, December
2003. The Dual tracks of Global Trade Policy, Would trade, Sepember 2004.
Các công trình nghiên cứu chủ yếu phân tích vai trò của WTO, mối quan hệ
giữa các chủ thể về các nguyên tắc, quy định và giải quyết tranh chấp giữa các
chủ thể đó trong hệ thống thƣơng mại toàn cầu.
Hiện nay, một số các vấn đề tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO
vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu trên góc độ kinh tế- chính trị học một cách toàn diện,
cụ thể nhất là tác động tự do hoá thƣơng mại của WTO trong chiều hƣớng mới,
trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến động. Do đó, trong đề tài này
tác giả tập trung nghiên cứu tiến trình tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ
WTO và tác động của nó đối với nền kinh tế của các thành viên WTO nhằm làm
rõ cơ hội và thách thức cho Việt nam là một nƣớc nông nghiệp đi sau, trên cơ sở
đó đƣa ra một số phƣơng hƣớng giải pháp phù hợp cho Việt nam khi tham gia
vào hệ thống thƣơng mại toàn cầu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Từ góc nhìn kinh tế- chính trị học, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu sự

hình thành, phát triển và những thay đổi cơ bản trong WTO. Tiến trình tự do hoá
thƣơng mại trong khuôn khổ WTO, để từ đó đi sâu phân tích những cơ hội,
thách thức và điều kiện đặt ra cho Việt nam khi tham gia đàm phán thƣơng mại,
cũng nhƣ thực thi các nguyên tắc tự do hoá thƣơng mại của WTO.
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể sau:
+ Phân tích khái quát cơ sở ra đời, đặc điểm, bản chất và những nguyên
tắc của WTO.
+ Phân tích, đánh giá tiến trình tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ
WTO thông qua diễn tiến của các vòng đàm phán nhất là Nghị trình phát triển
Đô ha.



6
+ Rút ra một số phƣơng hƣớng và giải pháp cơ bản cho Việt nam mở của
thị trƣờng sau khi tham gia vào hệ thống thƣơng mại toàn cầu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Tiến trình tự do hoá thƣơng mại trong các vòng
đàm phán của WTO và những tác động của nó; sự tham gia của các thành viên
WTO (bao gồm cả Việt nam) trong tiến trình này.
+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung
chính, đi sâu phân tích tiến trình tự do hoá thƣơng mại sau khi WTO đƣợc thành
lập (1995 đến nay).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, tác giả sử dụng một số phƣơng pháp cơ bản sau: Phƣơng
pháp duy vật biện chứng và logic lịch sử, phƣơng pháp đánh giá tổng quan,
phƣơng pháp phân tích và so sánh, phƣơng pháp thống kê và tổng hợp.
Tất cả các phƣơng pháp trên đƣợc sử dụng để thống kê, tổng hợp, phân
tích, so sánh và đánh giá tổng quan nhằm tìm ra những căn cứ, cơ sở minh hoạ

cho các luận điểm đồng thời góp phần đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp
phù hợp với tình đặc điểm của Việt Nam trong tiến trình gia nhập và thực hiện
các nguyên tắc của WTO.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trong luận văn tác giả hy vọng sẽ có những đóng góp mới, cơ bản sau:
+ Làm rõ đƣợc nội dung, thuận lợi và những khó khăn của tiến trình tự do
hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO.
+ Trên cơ sở phân tích những nội dung chủ yếu của vòng đàm phán mới
về tự do hoá thƣơng mại, tác giả làm rõ đƣợc tác động của quá trình tự do hoá
thƣơng mại đến các thành viên WTO và đƣa ra những dự báo triển vọng của tiến
trình tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO.
+ Làm rõ những vấn đề đặt ra cho Việt nam trƣớc những tiến triển của
quá trình tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO. Trên cơ sở đó gợi ý một
số phƣơng hƣớng và giải pháp cho Việt nam mở cửa thị trƣờng và thực thi hiệu
quả các cam kết của WTO.
7. Kết cấu của luận văn



7
Ngoài các phần, mục lục, mở đầu, bảng ký hiệu viết tắt, phụ lục và danh
mục tài liệu tham khảo cũng nhƣ kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về tổ chức thƣơng mại thế giới
Chƣơng 2: Tiến trình tự do hoá thƣơng mại trong khuôn khổ WTO
Chƣơng 3: Định hƣớng và những giải pháp thúc đẩy tiến trình TDHTM của
Việt nam sau khi gia nhập WTO



Chƣơng 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của WTO
1.1.1. Lịch sử ra đời của GATT
WTO (Tổ chức Thƣơng mại Thế giới) có tiền thân là Hiệp định chung về
thuế quan và mậu dịch (GATT). GATT là một tổ chức đƣợc thành lập tạm thời
sau chiến tranh thế giới thứ hai theo gƣơng các tổ chức đa phƣơng khác tham
gia vào hợp tác kinh tế quốc tế - đáng chú ý là các tổ chức của "Bretton
Woods", ngân hàng thế giới (WB) và quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
GATT không phải là tổ chức kinh tế có tôn chỉ mục đích, chƣơng trình
hành động buộc các nƣớc phải chấp hành. Nó không nhằm mục đích hiệu lực
hoá các hiệp định thƣơng mại. Nói các khác, GATT là một hiệp định đa
phƣơng giữa các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng về thƣơng mại và thuế
quan. GATT ra đời là một nỗ lực vƣợt bậc nhằm cứu nền thƣơng mại thế giới
khỏi khủng hoảng trì trệ nghiêm trọng mà lịch sử đã chứng kiến từ đầu thập kỷ
30 và ngƣời ta đã kịp nhận thấy rằng, một trong những nguyên nhân đẩy đến
tình trạng trên chính là chính sách bảo hộ thái quá mà mỗi quốc gia, vì những
lợi ích riêng đã cố thi hành, bất chấp ảnh hƣởng tiêu cực đến thƣơng mại
chung. Những chính sách này làm méo mó cạnh tranh lành mạnh trong các nền
kinh tế thị trƣờng, làm cho buôn bán quốc tế phải tiến hành trong không khí
kém an toàn và việc dự đoán xu hƣớng phát triển cũng nhƣ dung lƣợng trao đổi
hàng hoá và dịch vụ rất khó khăn. Điều này tác động xấu đến nền kinh tế toàn
cầu và do đó, kìm hãm sự phát triển kinh tế của từng quốc gia.



8
Do Hiến chƣơng La Havana không bao giờ đƣợc phê chuẩn, nên Hiệp định
GATT với 38 điều đã đƣợc các nƣớc áp dụng trong gần 50 năm nhƣ là hiệp
định đa phƣơng duy nhất điều chỉnh quan hệ thƣơng mại quốc tế. Sau gần nửa

thế kỷ tồn tại và phát triển, GATT đã trở thành một hệ thống thể chế và pháp lý
của nền thƣơng mại quốc tế. Mặc dù có những khiếm khuyết nhất định, GATT
đã đóng vai trò là ngƣời bảo vệ các nguyên tắc thƣơng mại tự do và mở cửa thị
trƣờng.
Một trong những khiếm khuyết lớn nhất của GATT (1947) là tính chất
“tạm thời” của hiệp định này với tƣ cách là một điều ƣớc quốc tế. Nghị định
thƣ áp dụng tạm thời GATT (1947) quy định: “các bên ký kết sẽ áp dụng các
điều khoản tại phần I và phần III cũng như tại phần II trong chừng mực những
điều khoản tại phần II không trái với luật pháp hiện hành của các bên ký kết”.
Quy định áp dụng phần II của GATT (1947) đã cho phép một số bên ký kết
GATT duy trì một số luật ban hành trƣớc ngày 1-1-1948 có những điều khoản
trái với những nghĩa vụ quy định tại phần I và phần III của GATT. Một số
nƣớc nhƣ Mỹ và Canađa đã sử dụng quyền đặc miễn này, trong khi đó Cộng
đồng Châu Âu, Nhật Bản lại không thể sử dụng quyền đặc miễn này vì họ
không phải là các bên ký kết ban đầu của GATT.
Cũng do về mặt pháp lý, GATT (1947) không phải là một tổ chức quốc tế
nên đã gây ra một số tranh cãi liên quan đến khái niệm “tƣ cách thành viên”
của GATT. Trƣờng hợp xin khôi phục lại tƣ cách thành viên GATT của Trung
Quốc là một thí dụ điển hình. Trung Quốc là một “Bên ký kết ban đầu” nhƣng
đến năm 1950, Đài Loan đã quyết định rút khỏi GATT sau khi thấy chính
quyền Mỹ từ bỏ việc đệ trình Thƣợng viện Mỹ xin phê chuẩn “Hiến chƣơng La
Havana”. Từ năm 1980, Mỹ bắt đầu cho Trung Quốc hƣởng quy chế “Tối hệ
quốc” đƣợc gia hạn hàng năm, trên cơ sở luật thƣơng mại Hoa Kỳ năm 1974.
Tháng 7-1986, Trung Quốc chính thức nộp đơn xin khôi phục lại tƣ cách “Bên
ký kết ban đầu” của GATT. Tuy nhiên, đề nghị này của Trung Quốc đã không
đƣợc các chuyên gia pháp lý của GATT chấp thuận với lý do GATT không
phải là một tổ chức quốc tế, do đó không có vấn đề kế thừa hoặc khôi phục lại
tƣ cách thành viên, do vậy Trung Quốc phải đàm phán để “quay lại” GATT.




9
Hiệp định GATT quy định hai loại thủ tục gia nhập: gia nhập thông qua
đàm phán và gia nhập thông qua giới thiệu. Gia nhập thông qua đàm phán là
việc ứng cử viên đàm phán với tất cả các bên ký kết GATT về điều kiện gia
nhập bao gồm việc cắt giảm thuế quan, các biện pháp bảo hộ phi thuế quan và
những biện pháp kinh tế vĩ mô nhƣ: chính sách giá, thuế, chính sách cạnh tranh
và có thể mở rộng sang cả những vấn đề chính trị- pháp lý nhƣ hệ thống hành
chính ở trung ƣơng và địa phƣơng, hệ thống tài phán tƣ pháp – hành chính, vấn
đề độc quyền thƣơng mại nhà nƣớc… Thủ tục gia nhập thông qua giới thiệu là
việc một bên ký kết của GATT giới thiệu việc xin gia nhập của ứng cử viên mà
bên ký kết chịu trách nhiệm về mặt pháp lý trong quan hệ quốc tế. Thủ tục này
đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp xin gia nhập của các nƣớc cựu thuộc địa. Đông
Dƣơng thuộc Pháp thuộc những trƣờng hợp này, khi ký kết GATT vào năm
1947 Pháp ký với danh nghĩa Liên hiệp Pháp (French Union) điều này đồng
nghĩa là Hiệp định này cũng đƣợc áp dụng đối với tất cả các quốc gia thành
viên của Liên hiệp Pháp trong đó có ba nƣớc Đông Dƣơng.
Sau gần 50 năm, số lƣợng các bên ký kết GATT đã tăng từ 23 quốc gia và
lãnh thổ vào năm 1947 lên đến 103 nƣớc vào năm 1990 là lúc kết thúc giai
đoạn giữa kỳ của Vòng đàm phán Urugoay. GATT từ chỗ chỉ là một hiệp định
tổng quát về thuế quan và thƣơng mại đã thực sự trở thành tổ chức thƣơng mại
đa phƣơng, quản lý và điều chỉnh hơn 80% các trao đổi thƣơng mại hàng hóa
và dịch vụ trên toàn thế giới.
Tuy có những khiếm khuyết nhƣ đã trình bày ở phần trên, GATT đã đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và tiến hành các vòng đàm phán
thƣơng mại đa phƣơng về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan.
Từ năm 1947 đến năm 1994, đã có 8 vòng đàm phán thƣơng mại đa
phƣơng đƣợc tiến hành trong khuôn khổ GATT. Nội dung của các vòng đàm
phán đã đƣợc mở rộng dần từ cắt giảm thuế quan và biện pháp phi thuế quan
đến cải cách hệ thống pháp lý, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT.

Nói tóm lại, với những mục tiêu cao cả là tạo ra một môi trƣờng thƣơng
mại quốc tế an toàn và rộng khắp, hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại
là một nỗ lực lớn nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế và sự phát triển kinh tế
- xã hội trên phạm vi toàn cầu.



10
Những quy định căn bản của GATT.
GATT có những nguyên tắc và qui định căn bản mà mỗi nƣớc thành viên
phải có nghĩa vụ tôn trọng nhƣ sau:
a. Không phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế.
b. Bảo hộ bằng thuế quan và không đƣợc phép thông qua hình thức nào
khác nhƣ trợ cấp đầu vào, lãi suất thấp, thuế quan ƣu đãi
c. Khống chế các mức trần thuế để hạn chế các nƣớc thành viên tự ý nâng
mức thuế quan lên cao hơn.
d. Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh: Bắt buộc các thành viên phải đƣa ra
những ứng xử công bằng, giảm bớt bảo hộ mâu dịch
đ. Thủ tục trì hoãn: Các nƣớc có thể trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ đối
với GATT trong thời gian nhất định thông qua các biện pháp tạm thời bảo hộ
các ngành trong nƣớc nhƣng phải chứng minh đƣợc rằng nếu không thi hành
bảo hộ các nhà sản xuất trong nƣớc thực sự tổn thất lớn, đƣợc áp dụng với
những nƣớc tạm thời bảo hộ các ngành công nghiệp yếu kém để tạo cơ hội phát
triển.
e. Cấm các hạn chế về số lƣợng đặc biệt đối với nông sản, hàng dệt và sắt
thép.
g. Cho phép ký kết các thoả thuận thƣơng mại khu vực.
h. Những điều kiện ƣu đãi đặc biệt dành cho các nƣớc ĐPT: Các nƣớc
ĐPT thành viên của GATT dành cho các nƣớc ĐPT những quyền lợi đặc biệt
và khác nhau mà không đòi hỏi phải thi hành những nguyên tắc có đi có lại.

i. Giải quyết bất đồng thƣơng mại: Nguyên tắc này nhằm bảo đảm an toàn
và công bằng trong quan hệ thƣơng mại. Các nƣớc thành viên của GATT nếu
cảm thấy quyền lợi của họ theo quy định của GATT đang bị vi phạm thì bƣớc
đầu tiên để giải quyết tranh chấp là tiến hành thƣơng lƣợng. Nếu thƣơng lƣợng
không có kết quả thì có thể khiếu nại lên GATT. Nếu trên phạm vi do GATT
xác định không chịu thực thi ý kiến giải quyết thì bên thiệt hại có quyền tiến
hành các biện pháp trả đũa.
Trên đây là những quy định cơ bản của GATT thể hiện mục tiêu cao cả
của nó là tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho tự do hoá thƣơng mại vì sự tăng
trƣởng kinh tế tốt hơn cho tất cả các nền kinh tế. Với tƣ cách là cơ quan chịu



11
trách nhiệm về nền thƣơng mại toàn cầu, các bên tham gia ký kết GATT đã
dành những nỗ lực đáng kể trên nhiều phƣơng diện, để đạt đƣợc những nguyên
tắc cơ bản và hoàn thiện nhƣ hiện nay.
Các vòng đàm phán của GATT
Những bƣớc tiến vƣợt bậc tới tự do hoá thƣơng mại quốc tế đã diễn ra
thông qua những cuộc đàm phán về mậu dịch đa phƣơng hay còn gọi là
"Những vòng đàm phán mậu dịch" đƣợc tiến hành dƣới sự bảo trợ của GATT.
Đặc biệt, vòng đàm phán Urugoay là vòng đàm phán cuối cùng và kéo dài nhất
so với các vòng đàm phán trƣớc đó.


Bảng 1: Các vòng đàm phán của GATT
Năm
Vòng đàm phán
Các kết quả chủ yếu
Số nƣớc

1947
Gơnevơ- Thụy
sỹ
Thoả thuận về 4300 loại thuế
23
1949
Annecy- Pháp
Cắt giảm thuế không đáng kể
29
1950-51
Torguay- Anh
8700 thoả thuận về thuế quan
32
1955-56
Gơnevơ- Thụy
sỹ
Cắt giảm thuế không đáng kể
33
1960-61
Vòng Dillon
Giảm thuế quan theo cơ cấu của EEC 4400
thoả thuận về thuế
39
1963-67
Vòng Kennedy
Thuế quan trung bình giảm 35% đối với các
nƣớc phát triển
Khoảng 30.000 loại thuế đƣợc giới hạn
Hiệp định chống bán phá giá và định giá hải
quan

Hình thành một số biện pháp ƣu dãi cho các
nƣớc ĐPT
74
1973 -79
Vòng Tokyo
Thuế quan trung bình giảm 1/3 đối với các
nƣớc phát triển
Các biện pháp phi thuế quan, các hiệp định
Khung đƣợc hình thành
99



12
1986 -94
Vòng Urugoay
Thuế quan trung bình giảm 1/3 đối với các
nƣớc phát triển
Nông nghiệp, dệt may và vải đƣợc đƣa vào
danh mục GATT
Thành lập WTO
GATs, TRIPs, TRIMs đƣợc đƣa vào đàm phán
103-
128
Nguồn:
Các vòng đàm phán song phương: Gơnevơ (Thụy Sỹ, tháng 10-1947, 23
nƣớc); Annecy (Pháp, 1949, 29 nƣớc); Torquay (Anh, 1950-1951, 32 nƣớc);
Gơnevơ (Thụy Sĩ, 1955-1956, 33 nƣớc) và Dillon (1960-1961, 39 nƣớc).
Năm vòng đàm phán song phƣơng đầu tiên trong khuôn khổ GATT có nội
dung về cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm chế biến (các sản phẩm nông

nghiệp chƣa đƣợc các nƣớc đƣa vào đàm phán) và sử dụng phƣơng pháp cắt
giảm song phƣơng. Theo phƣơng pháp này, các bên ký kết có liên quan sẽ đàm
phán song phƣơng với nhau để cắt giảm thuế quan đối với từng sản phẩm cụ thể.
Tổng cộng 5 vòng đàm phán đã có gần 60.000 sản phẩm đƣợc cắt giảm thuế
quan. Mọi cam kết giảm thuế quan phải đƣợc đƣa vào Biểu cam kết về thuế
quan và về nguyên tắc ràng buộc các bên ký kết. Tuy nhiên, GATT cho phép các
bên ký kết có liên quan có thể đàm phán để sửa đổi hoặc bãi bỏ cam kết giảm
thuế quan mà các nƣớc này đã đƣa ra trong vòng đàm phán trƣớc đó, nhƣng với
điều kiện phải có cam kết về cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm khác có giá trị
tƣơng đƣơng hoặc phải đền bù cho bên ký kết bị thiệt hại. Phƣơng pháp cắt giảm
thuế quan song phƣơng đƣợc tiến hành giữa một bên là nƣớc nhập khẩu chính và
một bên và nƣớc xuất khẩu chính sản phẩm có liên quan. Nếu hai nƣớc này đạt
đƣợc thỏa thuận về cắt giảm thuế quan thì mức thuế quan mới sẽ đƣợc áp dụng
tự động đối với tất cả các bên ký kết khác theo nguyên tắc tối huệ quốc. Phƣơng
pháp cắt giảm song phƣơng tuy đơn giản nhƣng kết quả rất hạn chế vì các bên
phải đàm phán về từng sản phẩm riêng rẽ mất nhiều thời gian và không thích
ứng với nhu cầu tăng trƣởng nhanh chóng của thƣơng mại quốc tế.
Các vòng đàm phán đa phương về cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi
thuế quan: Vòng Kennedy (từ tháng 11-1963 đến tháng 5-1967, 74 nƣớc), Vòng
Tokyo (từ tháng 9-1973 đến tháng 11-1979, 99 nƣớc).



13
Các vòng đàm phán nói trên đã sử dụng phƣơng pháp cắt giảm thuế quan
mới là cắt giảm theo dòng thuế hay còn gọi là phƣơng pháp cắt giảm thuế quan
đa phƣơng.
Phƣơng pháp cắt giảm thuế quan theo dòng thuế đƣợc Mỹ đề nghị trên cơ sở
“Luật về mở rộng thƣơng mại” năm 1962. Luật này cho phép Tổng thống
Kennedy đƣợc đàm phán để cắt giảm thuế theo dòng tối đa là 50% đối với

những sản phẩm chiếm đến 80% tổng kim ngạch thƣơng mại giữa Mỹ và 6 nƣớc
Cộng đồng Châu Âu. Sở dĩ Mỹ đƣa ra phƣơng pháp này vì mức thuế quan trung
bình của Mỹ cao hơn mức thuế quan thống nhất của EC. Nên nếu cắt giảm theo
dòng thuế thì thuế quan ở Mỹ vẫn cao hơn mức thuế quan trung bình của EC.
Đáp lại, EC đã đề nghị một phƣơng pháp phối hợp, theo đó bên nào có mức thuế
quan bình quân cao hơn thì phải giảm nhiều hơn so với bên có mức thuế quan
bình quân thấp hơn.
Vòng Kennedy đã đƣa đến việc cắt giảm trung bình 35% đối với hơn 30.000
hạng mục thuế, đồng thời cũng đạt đƣợc thành công đầu tiên trong lĩnh vực
giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan với việc thông qua những quy định đầu
tiên về chống phá giá và trị giá hải quan. Tuy nhiên, Vòng Kennedy đã không
đem lại kết quả đáng kể nào đối với các sản phẩm nông nghiệp do EC dƣới sức
ép của Pháp và Hà Lan đã kiên quyết từ chối đề nghị của Mỹ đàm phán cắt giảm
thuế quan trong lĩnh vực này.
Vòng Tokyo bắt đầu từ ngày 14-9-1973 với sự tham gia của 99 nƣớc tại
Gơnevơ và kết thúc tại Tokyo vào tháng 11-1979. Vòng Tokyo đã đạt đƣợc
những kết quả quan trọng trên 3 vấn đề: cắt giảm thuế quan; hàng rào phi thuế
quan và cải cách cơ chế giải quyết tranh chấp.
Về thuế quan, Vòng Tokyo đã đạt đƣợc những kết quả rất lớn: mức thuế
quan của các nƣớc phát triển đối với các sản phẩm công nghiệp giảm trung bình
30%, dẫn đến mức thuế quan trung bình của các nƣớc này chỉ còn 6%. Một số
sản phẩm “nhạy cảm” nhƣ hàng dệt may, da, thực phẩm, thép cũng đƣợc giảm
nhiều. Một số hạn ngạch nhập khẩu nông sản cũng đƣợc nới rộng hơn.
Trong lĩnh vực phi thuế quan, Vòng Tokyo đã thông qua đƣợc năm vấn đề
về các biện pháp phi thuế quan: trợ cấp; trị giá hải quan; mua sắm chính phủ;
tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục cấp phép nhập khẩu và hai thỏa thuận về nông
nghiệp và một thỏa thuận về công nghiệp hàng không. Tuy nhiên, việc tham gia




14
những thỏa thuận này chỉ mang tính chất tự nguyện; các bên ký kết GATT
không có nghĩa vụ phải ký kết hoặc gia nhập các thỏa thuận này.
Về cơ chế giả quyết tranh chấp, Vòng Tokyo cũng đã thông qua đƣợc Thỏa
thuận nhằm hệ thống hóa thực tiễn giải quyết tranh chấp trên cơ sở những tiền lệ
của GATT.
1.1.2. Vòng đàm phán Urugoay - sự ra đời của WTO
Vòng đàm phán thƣơng mại lần thứ 8 đƣợc bắt đầu tại thủ đô Urugoay vào
tháng 9-1986 với những quyết tâm mạnh mẽ hơn của các bên nhằm đi xa hơn
các vòng đàm phán trƣớc với những mục tiêu chủ yếu:
- Giảm nhẹ áp dụng các hàng rào phi thuế quan đối với mậu dịch.
- Đảm bảo để các nƣớc ĐPT tham gia nhiều hơn nữa vào các cuộc đàm
phán của GATT và đảm nhận các nghĩa vụ của GATT nhiều hơn trƣớc đây.
- Mở rộng phạm vi áp dụng của GATT sang cả mậu dịch nông sản, dịch vụ
và quyền sở hữu trí tuệ.
Trong vòng đàm phán này Mỹ nhằm 3 mục tiêu chiến lƣợc: đối phó với
những thế lực làm Mỹ thâm hụt thƣơng mại nhƣ: Nhật Bản, Tây Âu và một số
nƣớc và nền kinh tế công nghiệp hóa mới; áp đặt những tƣ tƣởng của chủ nghĩa
tự do kinh tế của Reagan đối với Tây Âu, Nhật Bản và các nƣớc đang phát triển;
giải quyết dứt điểm các hồ sơ tranh chấp về nông nghiệp, dịch vụ và văn hóa với
Tây Âu và các nƣớc khác.
Hội nghị Bộ trƣởng GATT tại Punta del Este (Urugoay, tháng 9/1986) đã
đạt đƣợc những thoả thuận thông qua “Tuyên bố Punta del Este” bao gồm hai
phần. Phần thứ nhất liên quan đến thƣơng mại hàng hóa, bao gồm cả sản phẩm
nông nghiệp, vấn đề tiếp cận thị trƣờng, các biện pháp đầu tƣ liên quan đến
thƣơng mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Phần thứ hai của Tuyên bố lần đầu tiên
đã đƣa thƣơng mại dịch vụ vào đàm phán. Các cuộc đàm phán đã diễn ra tại
Gơnevơ ở cấp đại sứ và chuyên viên trong khuôn khổ Ủy ban về đàm phán
thƣơng mại đa phƣơng và rất nhiều Nhóm Công tác chuyên ngành. Đây là vòng
đàm phán bị bế tắc nhiều lần nhất, chủ yếu là do những bất đồng về nông nghiệp

giữa Mỹ và châu Âu và dƣới áp lực rất lớn của các phƣơng tiện thông tin và dƣ
luận xã hội phƣơng Tây. Hội nghị kiểm điểm giữa kỳ họp tại Montreal (Canađa)
từ ngày 4 đến ngày 8-12-1988 đã không đem lại một kết quả gì cụ thể do bất
đồng sâu sắc giữa Mỹ và Châu Âu về vấn đề cắt giảm trợ giá trong xuất khẩu



15
nông sản. Vòng đàm phán Urugoay đã đƣợc khởi động trở lại vào tháng 4-1989.
Tuy nhiên, cho đến tháng 12-1990 tại Heysel, gần Bruselles, Mỹ và EC cũng
vẫn không đạt đƣợc thỏa thuận về những vấn đề nguyên tắc nhƣ trợ giá xuất
khẩu nông sản và dịch vụ tài chính. Tháng 12-1991, Tổng giám đốc GATT khi
đó là A.Dunkel đã đƣa ra một dự thảo thỏa thuận chung cuộc để các bên ký kết
xem xét, nhƣng dự thảo này đã bị EC bác bỏ vì cho rằng về toàn cục nó không
cân bằng và đặc biệt là không thể chấp nhận đƣợc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ngày 23-11-1992, Mỹ và EC đã đạt đƣợc Thỏa thuận về nông nghiệp (Thỏa
thuận Blair House), theo đó Mỹ đã đạt đƣợc mục tiêu mở cửa thị trƣờng nông
nghiệp của EC và EC chấp nhận giảm 21% trợ giá xuất khẩu nông sản trong 6
năm và cắt giảm 36% trợ cấp của Nhà nƣớc đối với các nhà sản xuất nông
nghiệp ở châu Âu. Thỏa thuận Blair House đã bị Pháp, nƣớc chiếm 50% tổng
giá trị xuất khẩu nông sản của EC phản đối kịch liệt. Chính phủ Pháp cho rằng
Thỏa thuận Blair House đã phá vỡ nền tảng của chính sách nông nghiệp chung
của EC và thủ tiêu khả năng phát triển thị trƣờng của hàng nông sản Châu Âu.
Dƣới sức ép của Pháp, Ủy ban Châu Âu đã buộc phải yêu cầu Mỹ thƣơng lƣợng
lại hồ sơ nông nghiệp. Cuộc thƣơng lƣợng Mỹ - EC về nông nghiệp đã đƣa đến
thỏa hiệp ngày 15-12-1993 có lợi hơn cho EC về nông nghiệp. EC tuy chấp nhận
mở cửa thị trƣờng thịt bò và thịt lợn cho Mỹ nhƣng có quyền hạn chế số lƣợng
nhập khẩu tối đa là 76.500 tấn/ năm. Những nền tảng cơ bản của chính sách
nông nghiệp chung của EC đã đƣợc duy trì. Trong trƣờng hợp có sự nhập khẩu ồ
ạt nông sản vào EC dẫn đến những sự biến động lớn về tiền tệ trên thị trƣờng

quốc tế, EC có quyền áp dụng điều khoản “bảo vệ” và nâng mức thuế quan lên
quá 15%. Chính sách trợ cấp sản xuất nông nghiệp của EC cũng đƣợc Mỹ thừa
nhận và sẽ phải đƣợc cắt giảm dần trong vòng 9 năm thay vì 6 năm nhƣ thỏa
thuận Blair House. Thỏa thuận ngày 15-12-1993 đã cho phép khai thông bế tắc
lớn nhất để đi đến việc ký kết tại Marrakesh (Marốc) vào tháng 4-1994 Hiệp
định thành lập WTO và các hiệp định thƣơng mại kèm theo.
Một vấn đề gây bất đồng lớn thứ hai giữa Mỹ, EC và các nƣớc đang phát
triển là vấn đề tự do hóa lĩnh vực dịch vụ. Cũng nhƣ trong lĩnh vực nông nghiệp,
dịch vụ là lĩnh vực bất đồng chủ yếu giữa Mỹ và EC với tƣ cách là hai cƣờng
quốc xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới. Việc đàm phán về tự do hóa dịch vụ
vấp phải những trở ngại: Thứ nhất là, một số ngành dịch vụ có tính chiến lƣợc



16
nhƣ viễn thông, hàng không vẫn còn thuộc độc quyền của các công ty do Nhà
nƣớc kiểm soát ở các nƣớc EC. Thứ hai là, một số ngành dịch vụ chịu sự điều
tiết rất chặt chẽ từ phía Nhà nƣớc do liên quan đến việc bảo đảm an toàn cho
khách hàng hay phúc lợi xã hội nhƣ: dịch vụ tài chính, ngân hàng, xây dựng, ý
tế, pháp lý,… Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATs) đạt đƣợc tại
Vòng đàm phán Urugoay thực chất chỉ mới là một hiệp định khung về các vấn
đề nguyên tắc, danh mục cam kết về dịch vụ kèm theo, rất nghèo nàn và kèm
theo rất nhiều ngoại lệ. Một số ngành dịch vụ then chốt nhƣ dịch vụ tài chính,
vận tải hàng hải, viễn thông, nghe – nhìn … sẽ đƣợc các nƣớc tiếp tục đàm phán
sau khi thành lập WTO. Tuy nhiên, lần đầu tiên các nƣớc đã công nhận áp dụng
quy chế “tối huệ quốc” đối với thƣơng mại dịch vụ (có ngoại lệ đối với các tổ
chức hội nhập kinh tế khu vực) và cam kết sẽ không thay đổi luật pháp của mình
nhằm áp đặt thêm các biện pháp có tính chất phân biệt đối xử đối với các nhà
cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài. Hiệp định GATs đã đem lại nhiều lợi ích cho các
nƣớc EC, đặc biệt là Pháp, nƣớc xuất khẩu dịch vụ lớn thứ hai trên thế giới, sau

Mỹ, với 10% thị trƣờng dịch vụ toàn cầu và doanh số lên đến 500 tỷ USD vào
năm 1994. Thực tế cho thấy sau khi Hiệp định GATs đƣợc ký kết, xu hƣớng tự
do hóa ở cả Mỹ và EC đã diễn ra với tốc độ chóng mặt với những vụ sáp nhập
xuyên Đại Tây Dƣơng để tạo nên những nhà cung cấp dịch vụ siêu khổng lồ lớn
nhất thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông (vụ sáp nhập
Công ty viễn thông Anh BT và Công ty Điện thoại viễn thông Mỹ - MCI), hàng
không (Liên minh toàn cầu giữa Hãng hàng không Pháp – AIRFRANCE và
Hãng hàng không Mỹ - DELTA AIRLINE)… Xu hƣớng này đang và sẽ có
chiều hƣớng ngày càng phát triển, vƣợt ra khỏi sự kiểm soát của các quốc gia và
các tổ chức quốc tế.
Ngoài nông nghiệp và dịch vụ, lĩnh vực văn hóa cũng là một trong những
vấn đề gây bất đồng lớn giữa Mỹ và EC, đặc biệt là với Pháp. Các nƣớc châu Âu
đã nhận thức đƣợc sự nguy hiểm về sự lan tràn khắp thế giới các sản phẩm
nghe-nhìn của Mỹ (80% thu nhập của các rạp chiếu phim Châu Âu là từ phim
Mỹ, trong khi phim châu Âu chỉ chiếm có 1% trên thị trƣờng Mỹ). Bất đồng
giữa Mỹ và EC trên vấn đề văn hóa không chỉ đơn thuần về khía cạnh thƣơng
mại mà thực chất đây là một cuộc đấu tranh vì sự tồn tại của các nền văn hóa và
một thế giới đa văn hóa. Để duy trì và phát triển công nghiệp nghe - nhìn Châu



17
Âu, EC đã thi hành một chính sách trợ cấp cho các nhà sản xuất Châu Âu. Với
quyết định “Truyền hình không biên giới”, Ủy ban châu Âu đã định ra hạn mức
đối với thời lƣợng phát hình và phát sóng các sản phẩm nghe – nhìn có nguồn
gốc xuất xứ không phải Châu Âu. Lẽ dĩ nhiên những chính sách “bảo hộ văn
hóa” nhƣ vậy đã không đƣợc Mỹ chấp nhận. Mỹ yêu cầu EC phải áp dụng các
nguyên tắc của GATT đối với các sản phẩm văn hóa, hủy bỏ các yêu cầu về hạn
ngạch áp dụng đối với sản phẩm của Mỹ. EC đã đáp lại bằng chiến thuật rất
khôn khéo, đồng ý đƣa lĩnh vực nghe – nhìn vào đàm phán nhƣng là để đi đến

việc công nhận một quy chế đặc biệt cho lĩnh vực này dƣới tên gọi “ngoại lệ văn
hóa”. Đồng thời EC cũng viện dẫn Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
mà Mỹ ký với Canađa và Mêhicô, trong đó công nghiệp nghe – nhìn cũng đã bị
Canađa (cả các tỉnh nói tiếng Anh và Pháp) loại bỏ khỏi phạm vi áp dụng của
Hiệp định. Các nƣớc thuộc Cộng đồng Pháp ngữ đóng một vai trò quyết định
trong cuộc đấu giữa một bên là “chủ nghĩa bảo hộ văn hóa” và một bên là “chủ
nghĩa đế quốc văn hóa”. Hội nghị thƣợng đỉnh các nƣớc sử dụng tiếng Pháp họp
tại Môrixơ từ 18 đến 19-10-1994 đã thông qua Nghị quyết yêu cầu loại bỏ lĩnh
vực văn hóa ra khỏi các quy định của GATT, “sự sáng tạo về tinh thần không
thể đồng nghĩa với sự sản xuất hàng hóa”.
Các nƣớc ĐPT theo đuổi những mục tiêu khác nhau khi tham gia vào Vòng
đàm phán Urugoay. Nhìn chung các nƣớc này cho rằng xét về toàn cục họ sẽ có
lợi nhiều hơn nếu Vòng đàm phán Urugoay kết thúc thắng lợi, với một lý do rất
đơn giản là nếu thất bại thì các nƣớc phát triển sẽ từ bỏ chủ nghĩa đa phƣơng để
chuyển sang chủ nghĩa đơn phƣơng với những hạn chế nhập khẩu độc đoán và
hàng rào bảo hộ phi thuế quan nhƣ tiêu chuẩn chất lƣợng và kỹ thuật. Các nƣớc
này (trừ một số NICs) tham gia vào các “hiệp đấu” không cân sức này chủ yếu
là vì những lý do chính trị chứ không phải kinh tế. Khó khăn lớn nhất đối với
những nƣớc này khi đàm phán cắt giảm thuế quan là xử lý trong nội bộ, điều hòa
sự xung đột quyền lợi giữa một bên là các nhóm đại diện cho quyền lợi của các
ngành xuất khẩu và một bên là các nhóm chủ trƣơng bảo hộ các ngành sản xuất
trong nƣớc, điều chỉnh quyền lợi giữa ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất trong
nƣớc. Mức độ cắt giảm thuế quan và phi thuế quan phản ánh “tƣơng quan lực
lƣợng” giữa các nhóm chính trị “đối lập” nhau ở trong nƣớc. Trên thực tế, các
cuộc đàm phán về thƣơng mại đƣợc tiến hành giữa các nƣớc phát triển với nhau



18
và với một số NICs. Đối với những nƣớc này, việc đƣa ra cam kết giảm thuế

quan nói chung không gặp nhiều khó khăn vì mức thuế quan hiện hành của họ
đã rất thấp. Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của các nƣớc
này chịu ảnh hƣởng rất ít của thuế quan vì ba yếu tố quan trọng nhất quyết định
tính cạnh tranh của một sản phẩm trên thị trƣờng quốc tế là giá thành, thị trƣờng
tiêu thụ và tỷ giá hối suất nằm dƣới sự kiểm soát của các chính phủ và công ty
xuyên quốc gia phƣơng Tây.
Nhìn chung, các nƣớc ĐPT chấp nhận thỏa hiệp cuối cùng giữa Mỹ và EC.
Thứ nhất, các nƣớc ĐPT từ nay đã có trong tay một phƣơng tiện để tăng cƣờng
sự an toàn về mặt pháp lý trong các quan hệ thƣơng mại quốc tế và giảm thiểu
nguy cơ lạm dụng sức mạnh từ phía các cƣờng quốc phát triển thông qua Cơ chế
giải quyết tranh chấp mới của WTO, hiệu quả và công bằng hơn. Thứ hai, các
nƣớc ĐPT đã đạt đƣợc yêu cầu bãi bỏ Hiệp định Đa sợi có tính chất bảo hộ thị
trƣờng hàng dệt – may của các nƣớc phát triển. Thứ ba, các nƣớc này cũng đạt
đƣợc những thời hạn chuyển tiếp dài hơn trong việc thực hiện một số hiệp định
và thỏa thuận của WTO.
Tại vòng đàm phán mà tính gay gắt của các cuộc thƣơng lƣợng kéo dài đến
phút cuối cùng, 7 năm sau đó các nhà lãnh đạo quốc gia đã sáng suốt bỏ phiếu
tán thành những nội dung mới gồm 7 vấn đề lớn:
+ Một là, mở cửa hơn nữa thị trường của các nƣớc thành viên, các bên cam
kết giảm dần thuế quan đối với sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp thời hạn
giảm từ 5 năm đến 10 năm kể từ tháng 7 - 1995. Thuế suất trung bình đối với
sản phẩm công nghiệp mà các nƣớc phát triển nhập khẩu từ các nƣớc ĐPT sẽ
giảm 37%, thuế suất đối với hàng nhập khẩu từ các nƣớc công nghiệp sẽ giảm
38%. Các nƣớc công nghiệp sẽ giảm thuế nhập khẩu hàng công nghiệp nói
chung từ LDCs từ 25% đến 59% trừ hàng dệt và cá.
Kể từ năm 2000 tất cả thuế nhập công nghệ phẩm ở các nƣớc công nghiệp
sẽ giảm trung bình từ 6,3% xuống 3,9%. Phần hàng nhập miễn thuế trong toàn
bộ nhập khẩu công nghệ phẩm của các nƣớc phát triển sẽ tăng từ 20% lên 43%,
đồng thời chỉ đánh thuế một thuế suất rất thấp đối với 5% hàng nhập (so với 7%
trƣớc kia).

+ Thứ hai, tự do hoá thương mại nông phẩm. Tất cả các hàng rào phi thuế
quan đối với thƣơng mại phải đƣợc chuyển đổi thành thuế quan trƣớc 2001, đối



19
với các nƣớc phát triển thì điều này phải đƣợc thực hiện trƣớc năm 2005. LDCs
nhất đƣợc miễn thi hành quyết định này. Những thuế quan này trung bình giảm
36% đối với các nƣớc phát triển và 24% đối với các nƣớc ĐPT. Bên cạnh đó các
nƣớc công nghiệp phải giảm khoảng 20% tổng quy mô trợ cấp. Mức giảm này
đối với các nƣớc ĐPT là 13,3%.
+ Thứ ba, tự do hoá thương mại dịch vụ. Lần đầu tiên trong lịch sử GATT,
những ngành dịch vụ gồm dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, vận
tải, liên lạc viễn thông đƣợc đƣa ra xem xét rồi sau đó đề ra những bƣớc tự do
hoá thị trƣờng dịch vụ.
+ Thứ tƣ, những thay đổi trong thương mại hàng dệt.
- Từ ngày 1-1-1995, có ít nhất 16% khối lƣợng nhập khẩu các sản phẩm
trong khuôn khổ MFA phải nằm dƣới quy định của GATT và tốc độ áp dụng đối
với các quota chƣa đƣợc tự do hoá phải tăng lên 16%.
- Từ đầu năm 1998, nhập khẩu phải đƣợc tự do hoá thêm 17%, từ đầu năm
2002, chỉ tiêu này sẽ phải tăng thêm 18% nữa. Tốc độ tăng tự do hoá đối với
quota còn lại sẽ tiếp tục tuần tự thêm là 25% và 27%.
- Từ ngày 1-1-2005 các hạng mục sản phẩm còn lại tức là 49% khối lƣợng
nhập khẩu, sẽ đƣợc hoà nhập vào GATT.
+ Thứ năm, về chống bán phá giá. Hiệp định chống bán phá giá đƣợc
thƣơng lƣợng còn bao gồm nhiều luật lệ chi tiết hơn quy tắc chống bán phá giá
trƣớc kia, chẳng hạn nhƣ xác định phƣơng pháp cần sử dụng để quyết định phá
giá; những chuẩn mực nào cần đƣợc tính để khẳng định bằng chứng của tổn thất;
những quy định có tính thủ tục bắt buộc đối với việc đề ra và thực hiện điều tra
việc chống bán phá giá. Một nhân tố mới quan trọng là cấm tiếp tục những biện

pháp chống bán phá giá thêm 5 năm nữa, trừ những trƣờng hợp ngoại lệ.
+ Thứ sáu, quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định về khía cạnh có liên quan đến
thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) đã đƣợc thông qua. Về cơ bản
TRIPs dựa trên những công ƣớc đa biên sẵn có nhƣng đƣợc hoàn thiện hơn
nhiều. Việc thực hiện đầy đủ những quy định trong TRIPs cần có thời gian dài
khác nhau giữa các nhóm nƣớc có trình độ phát triển khác nhau. Các nƣớc phát
triển đƣợc phép hƣởng thời kỳ quá độ từ tháng 1/1995 đến 12/1996. Sau đó đƣa
hẳn những luật lệ của nƣớc họ vào hệ thống các qui định của hiệp định. Đối với
các nƣớc ĐPT thời hạn cuối cùng là năm 2000. Đối với LDCs thời hạn này là



20
đến 2006 thậm chí trong một số điều kiện cụ thể có thể đƣợc gia hạn thêm. Và
cuối cùng trong trƣờng hợp xảy ra xung đột bên bị tổn thất sẽ đƣợc phép áp
dụng biện pháp trừng phạt "trả đũa chéo".
+Thứ bẩy, chuyển GATT thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vấn
đề sau cùng trong thoả ƣớc chung giữa các bên đàm phán tại Urugoay là chuyển
GATT, một diễn đàn thƣơng mại thành WTO - một tổ chức chịu trách nhiệm về
tất cả các vấn đề có liên quan đến thƣơng mại thế giới, một tổ chức tƣơng tự nhƣ
ngân hàng thế giới hay quỹ tiền tệ quốc tế.
Từ ngày 01/01/1995, WTO khởi đầu hoạt động của mình với tƣ cách là cơ quan
giám sát luật chơi trong mậu dịch đa phƣơng. Khi đó WTO gồm 128 nƣớc, khu vực
và vùng lãnh thổ, chiếm 90% kim ngạch buôn bán thế giới. Đến nay, 07/2006 WTO
đã có 149 nƣớc thành viên và chiếm 95% kim ngạch buôn bán thế giới.
1.2. Bản chất, các nguyên tắc và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
1.2.1 Bản chất của WTO
Sự ra đời của WTO đánh dấu một bƣớc phát triển mang tính lịch sử của
thƣơng mại thế giới. WTO là kết quả của vòng đàm phán cuối cùng của GATT
và GATT trở thành một bộ phận quan trọng của WTO. WTO trở thành một tổ

chức mang tính thể chế pháp lý của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng, WTO đƣa
ra những nghĩa vụ có tính nguyên tắc để chính phủ của các nƣớc thành viên thiết
lập khuôn khổ, các luật lệ và các quy định thƣơng mại trong nƣớc phù hợp với
nền thƣơng mại thế giới. Mặc dù GATT là một bộ phận cấu thành của WTO
song sự kế thừa đó không chỉ đơn giản là sự cập nhập các văn bản của GATT,
mà WTO đã thay thế hoàn toàn GATT với những đặc điểm, chức năng và vai trò
cũng nhƣ phạm vi hoạt động trong thƣơng mại quốc tế. Điều này đƣợc thể hiện
ở một số điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp luật của WTO kiện toàn. Thể chế
WTO không những đƣa GATT vào áp dụng chính thức mà còn thành lập một cơ
cấu tổ chức tổng thể chặt chẽ, có số lƣợng lớn nhân viên và là một tổ chức mang
tính thể chế với các quy tắc chặt chẽ. Nhƣ vậy, WTO sẽ có địa vị ngang bằng
với các tổ chức quốc tế khác về pháp luật. WTO là một pháp thể quốc tế về
thƣơng mại, đƣợc hƣởng quyền đặc miễn và miễn trừ. Trong khi GATT là một
loạt các quy định của hiệp định đa phƣơng mang tính chất hợp đồng giữa các



21
quốc gia, không có nền tảng thể chế, chỉ có một ban thƣ ký nhỏ với mục đích
ban đầu là thành lập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (ITO).
Thứ hai, WTO là một thể chế thống nhất. WTO tạo ra sự cân bằng hơn về
nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết, mặt khác tổ chức này còn tạo lập các
quy tắc trò chơi mang tính khoa học và hạn chế đƣợc những mâu thuẫn trong
các hiệp định đã ký kết. WTO là một tổ chức không chỉ có tính thể chế mà còn
là môt tổ chức có những cam kết đầy đủ, minh bạch và ổn định lâu dài. Trong
khi GATT hoạt động trên cơ sở những cam kết mang tính tạm thời và không có
tính bắt buộc, sao hơn 40 năm hoạt động mới chon phƣơng án sửa đổi thành cam
kết vĩnh viễn.
Thứ ba, phạm vi áp dụng rộng rãi, phạm vi áp dụng của GATT nhỏ hẹp

đơn nhất, quy tắc của nó chỉ đề cập đến thƣơng mại hàng hoá hữu hình. Thể chế
WTO đƣợc phát triển trên cơ sở GATT, đã tăng thêm những quy tắc mà vòng
đàm phán Urugoay đã thông qua những sửa đổi và quy định mới. Do vậy, WTO
đã mở rộng phạm vi điều chỉnh ra cả các Hiệp định về thƣơng mại dịch vụ
(GATs), Hiệp định về đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại (TRIMs), Hiệp định về
quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại (TRIPs), Hiệp định về môi
trƣờng….và nhiều lĩnh vực khác mà GATT không thể có.
Thứ tư, các Hiệp định của WTO phần lớn là Hiệp định đa phƣơng bao gồm
các cam kết của các nƣớc để trở thành thành viên đầy đủ. Trong khi đó, kể từ
khi thành lập GATT (1947) cho đến những năm 80 phần lớn là những cam kết
có tính song phƣơng và lấy kết quả đàm phán của nƣớc xuất khẩu lớn nhất và
nƣớc nhập khẩu lớn nhất của một mặt hàng nào đó làm đại diện cho các thành
viên thực hiện. Mãi sau những năm 80 các hiệp định đa phƣơng mới đƣơc thực
hiện.
Thứ năm, WTO đã hoàn thiện về cơ chế giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải
quyết tranh chấp tổng hợp mà WTO thiết lập đã kiện toàn tất cả các thủ tục, đặc
biệt đã tăng cƣờng giám sát hiệu quả đối với việc thực thi tài quyết. Cơ chế giải
quyết tranh chấp tổng hợp áp dụng mọi quyết định và hiệp định của thể chế này.
Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO có tính chất bắt buộc, khả năng thực
thi cao, giải quyết nhanh chóng và năng động hơn, giảm nguy cơ cố tình không
thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực thi. Mặt khác, trong cơ chế giải quyết



22
tranh chấp của WTO tiếng nói của các nƣớc ĐPT có trọng lƣợng hơn và mang
tính công bằng hơn.
WTO đã thiết lập đƣợc một cơ chế thẩm nghị chính sách thƣơng mại hợp
lý. Cơ chế thẩm nghị chính sách một mặt tăng cƣờng giám sát việc thực thi các
cam kết của các thành viên và tăng tính minh bạch của chính sách các nƣớc, mặt

khác nó còn giúp cho việc cải thiện quan hệ thƣơng mại giữa các bên ký kết.
WTO tăng cƣờng hợp tác điều phối các chính sách kinh tế toàn cầu. WTO
tăng cƣờng quan hệ và hợp tác với các tổ chức quốc tế khác IMF, WB… Điều
này giúp tăng cƣờng, điều chỉnh các chính sách kinh tế, thƣơng mại toàn cầu
khiến cho WTO phát huy đƣợc vai trò to lớn của mình. Bên cạnh đó, WTO đã
tăng cƣờng quyền chủ động của các bên ký kết và có chính sách ƣu đãi cho
LDCs.
Tuy nhiên, bên cạnh những khác biệt của WTO và GATT (1947), chúng ta
đều biết GATT (1994) là sự kế thừa và phát triển GATT (1947) và là một bộ
phận cấu thành của WTO. Do đó, WTO vẫn tiếp tục phát huy chức năng, tác
dụng về thƣơng mại hàng hoá quốc tế trong tổ chức này.
Quy trình ra quyết định của WTO là tiếp tục truyền thống của GATT theo
nguyên tắc đồng thuận chứ không theo tỉ lệ đóng góp phí trong khi phí đóng góp
dựa vào khối lƣợng thƣơng mại của các thành viên. Trong trƣờng hợp nếu
không đạt đƣợc sự đồng thuận thì thoả thuận WTO cho phép đầu phiếu theo
nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và mỗi nƣớc một phiếu. Và nhƣ vậy, có thể
coi, ít ra về hình thức, WTO mang tính chất dân chủ hơn IMF và WB, nơi mà số
phiếu tỉ lệ thuận với tổng số tiền đóng góp của mỗi nƣớc.
Chức năng chủ yếu của WTO là: điều hành và thực thi các Hiệp định
thƣơng mại – dịch vụ đa biên và Hiệp định giữa các bên cấu thành WTO nhằm
thúc đẩy tự do hoá thƣơng mại – dịch vụ toàn cầu; hoạt động với tính chất nhƣ
một diễn đàn cho các cuộc thƣơng lƣợng mậu dịch đa biên; tìm kiếm các giải
pháp xử lý các tranh chấp thƣơng mại; xem xét và tƣ vấn cho việc cải cách các
chính sách kinh tế nói riêng ở các quốc gia thành viên; hợp tác với các thiết chế
quốc tế khác liên quan đến việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.
1.2.2. Các nguyên tắc của WTO
Định ƣớc cuối cùng của Vòng đàm phán Urugoay và các phụ lục kèm theo
là một văn kiện có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật




23
pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử các văn kiện quốc tế. Về dung lƣợng, các
hiệp định đƣợc ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang,
trong đó riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ chung của các
nƣớc thành viên nhƣ sau:
 Hiệp định thành lập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới.
 20 hiệp định đa phƣơng về thƣơng mại hàng hóa.
 4 hiệp định đa phƣơng về thƣơng mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh
chấp, kiểm điểm chính sách thƣơng mại;
 4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của chính phủ, sản
phẩm sữa và sản phẩm thịt bò;
 23 tuyên bố và quyết định liên quan đến một số vấn đề chƣa đạt đƣợc thỏa
thuận trong Vòng đàm phán Urugoay.
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới đƣợc xây dựng trên các nguyên tắc nền tảng:
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc
biệt của MFN đƣợc thể hiện ngay tại Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật
ngữ “tối huệ quốc” không đƣợc sử dụng trong điều này). Nguyên tắc MFN đƣợc
hiểu là nếu một nƣớc dành cho một nƣớc thành viên một sự đối xử ƣu đãi nào đó
thì nƣớc này cũng sẽ phải dành sự ƣu đãi đó cho tất cả các nƣớc thành viên
khác. Thông thƣờng nguyên tắc MFN đƣợc quy định trong các hiệp định thƣơng
mại song phƣơng. Khi nguyên tắc MFN đƣợc áp dụng đa phƣơng đối với tất cả
các nƣớc thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và
không phân biệt đối xử vì tất cả các nƣớc sẽ dành cho nhau sự “đối xử ƣu đãi
nhất”. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp
định GATT (1947) quy định mỗi nƣớc có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả
các điều khoản trong Hiệp định đối với một nƣớc thành viên khác (Trƣờng hợp
Mỹ không áp dụng MFN đối với Cuba, mặc dù Cuba là thành viên sáng lập
GATT và WTO).

Nếu nhƣ nguyên tắc MFN trong GATT (1947) chỉ áp dụng đối với “hàng
hóa” thì trong WTO, nguyên tắc này đã đƣợc mở rộng sang thƣơng mại dịch vụ
và sở hữu trí tuệ .
Mặc dù đƣợc coi là “hòn đá tảng” trong hệ thống thƣơng mại đa phƣơng,
Hiệp định GATT (1947) và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ và miễn trừ

×