Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 85 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ


HOÀNG TRIỀU HOA


XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



LUẬN VĂN THẠC SỸ



Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Dũng






Hà nội - 2004






1

MỤC LỤC


Trang

Phần mở đầu
1
Chương 1: Đói nghèo và xoá đói giảm nghèo – Những vấn đề lý
luận và kinh nghiệm quốc tế
4
1.1 Các quan niệm về nghèo đói
4
1.1.1 Định nghĩa nghèo đói
4
1.1.2 Các phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo đói
6
1.2 Những nguyên nhân và yếu tố chính ảnh hưởng đến nghèo đói
9
1.2.1 Các nguồn lực hạn chế
9
1.2.2 Nguyên nhân về dân số
10
1.2.3 Thiên tai và các rủi ro khác
11

1.2.4 Bất bình đẳng giới
11
1.2.5 Bệnh tật và sức khoẻ kém
12
1.2.6 Sự yếu kém của các chính sách vĩ mô
12
1.3 Những tác động của nghèo đói đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội
13
1.3.1 Tác động đến kinh tế
13
1.3.2 Tác động đến chính trị – xã hội
14
1.4 Quan niệm về xoá đói giảm nghèo
15
1.5 Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện xoá đói giảm nghèo
16
1.5.1 Kinh nghiệm của các nước ASEAN
16
1.5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc
24
Chương 2: Thực trạng đói nghèo và xoá đói giảm nghèo ở Việt
Nam
26
2.1 Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam
26
2.1.1 Nghèo đói trong khu vực nông thôn
28
2

2.1.2 Nghèo đói trong khu vực thành thị

32
2.1.3 Nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và trong các
nhóm dân tộc ít người
33
2.2 Tình hình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
35
2.2.1 Các chính sách xoá đói giảm nghèo chủ yếu
35
2.2.2 Những kết quả và thách thức xoá đói giảm nghèo
40
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xoá đói giảm nghèo ở
Việt Nam
55
3.1 Bối cảnh kinh tế – xã hội tác động đến nghèo đói và xoá đói
giảm nghèo
55
3.1.1 Bối cảnh trong nước
55
3.1.2 Bối cảnh quốc tế
55
3.1.3 Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tới
56
3.2 Quan điểm về xoá đói giảm nghèo
59
3.2.1 Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội
và của chính người nghèo
60
3.2.2 Xoá đói giảm nghèo phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế
61
3.2.3 Xoá đói giảm nghèo phải gắn chặt với các chính sách xã hội

62
3.3 Các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nghèo đói ở Việt Nam
63
3.3.1 Các giải pháp tạo môi trường xoá đói giảm nghèo
63
3.3.2 Các giải pháp hỗ trợ, điều tiết
67
Kết luận
79
Tài liệu tham khảo
81





3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính
toàn cầu: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quôc tế… và tình
trạng nghèo đói. Cùng với quá trình toàn cầu hoá, nạn đói nghèo trên thế giới
đang gia tăng mạnh mẽ. Không chỉ so sánh giữa các nước với nhau mà ngay
trong bản thân từng nước, khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Theo
các số liệu thống kê cho thấy, chênh lệch giữa thu nhập của 20% dân số thuộc
lớp người giàu nhất và của 20% dân số thuộc lớp người nghèo nhất trên thế
giới trong năm 1960 là 30 lần thì đến năm 1990 lên tới 60 lần và đến 1997 là
74 lần. Các nước phát triển với 1/5 dân số thế giới chiếm tới 86% GDP toàn

cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó các
nước nghèo nhất với một lượng dân số đông đảo chỉ tạo ra được 1% GDP thế
giới. Nghèo đói đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ
khác nhau, đặc biệt là ở những nước lạc hậu chậm phát triển và ảnh hưởng
sâu sắc tới tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Cũng vì vậy, xoá
đói giảm nghèo trở thành một trong mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc
gia.
Ở nước ta, những thành tựu về kinh tế - xã hội của quá trình đổi mới đã
tạo cơ sở rất quan trọng để xoá đói giảm nghèo. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý
kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm cải thiện
đời sống của nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, nạn đói nghèo
vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi trong cả nước trở thành một thách thức lớn đối
với sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay cùng
với những nỗ lực về tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo là một trong
những mục tiêu cơ bản của chúng ta để hướng vào phát triển con người, nhất
là người nghèo, tạo cơ hội để họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã
4

hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về đói nghèo và
xoá đói giảm nghèo như:
- “Vấn đề nghèo ở Việt Nam” - Sách do Công ty ADUKI tổ chức
nghiên cứu và Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ Điển xuất bản
năm 1995
- “Tình trạng nghèo khổ ở các nước đang phát triển” – Ngân hàng thế
giới
- “Vốn nhân lực của người nghèo ở Việt Nam. Tình hình và các lựa
chọn về chính sách” – Sách do ngân hàng phát triển Châu á và Bộ lao

động thương binh xã hội phát hành – NXB lao động xã hội 2001
- “Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai
đoạn 2001 – 2005” của Chính phủ
- “Việt Nam tấn công nghèo đói” – Ngân hàng thế giới
Ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu về xoá đói giảm nghèo
của WB, UNDP Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tình trạng đói nghèo và xoá
đói giảm nghèo ở Việt Nam trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới như
hiện nay là hết sức cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở những vấn đề lý thuyết,
kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của các nước trên thế giới và thực trạng đói
nghèo ở Việt Nam hiện nay để tìm ra được những giải pháp hữu hiệu nhất
nhằm khắc phục nạn đói nghèo ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5

Đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng đói nghèo ở Việt Nam trong tiến
trình tăng trưởng kinh tế từ năm 1991 đến nay. Vấn đề nghèo đói có thể được
xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, song luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề
này dưới góc độ kinh tế chính trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Những phương pháp cụ thể được
sử dụng là: lô gích và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, đối
chiếu…
6. Đóng góp của luận văn
- Phân tích được thực trạng đói nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua,
những thành tựu và thách thức của công tác xoá đói giảm nghèo.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm giải quyết tốt hơn tình
trạng đói nghèo ở Việt Nam trong tình hình hiện nay.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu
gồm 3 chương
Chƣơng 1: Đói nghèo và xoá đói giảm nghèo – Những vấn đề lý luận
và kinh nghiệm quốc tế
Chƣơng 2: Thực trạng đói nghèo và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xoá đói giảm nghèo ở Việt
Nam

CHƢƠNG 1
đói nghèo và xoá đói giảm nghèo – Những vấn đề
lý luận và kinh nghiệm quốc tế
6


1.1 Các quan niệm về nghèo đói
Trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới, tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội là hai mục tiêu luôn gắn liền với nhau. Duy trì
tăng trưởng cao và bền vững phải đồng thời với việc giải quyết các vấn đề xã
hội, trong đó xoá đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng nhất. Đối với Việt
Nam, là một nước đang phát triển, giải quyết vấn đề nghèo đói cũng là nhằm
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn
xoá đói giảm nghèo, trước hết cần phải hiểu thế nào là nghèo đói.
1.1.1 Định nghĩa nghèo đói
Hiện nay, quan niệm về nghèo đói chưa phải đã thống nhất. Hội nghị
chống nghèo đói khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa: “Nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của
con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ
phát triển kinh tế – xã hội và phong tục tập quán của địa phương”. Như vậy,

theo quan điểm này, nghèo mang ý nghĩa tuyệt đối, là tình trạng một bộ phận
dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu (ăn, mặc, ở, nhu
cầu văn hoá, y tế, giáo dục và giao tiếp ) để duy trì cuộc sống. Đây có thể
được xem như là một định nghĩa chung nhất về nghèo, một định nghĩa có tính
chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét chính yếu, phổ biến
về nghèo.
Bên cạnh đó, nghèo còn được hiểu theo nghĩa tương đối như sau:
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng
đồng”. Định nghĩa này có liên quan đến vấn đề bất bình đẳng trong xã hội.
Mức sống trung bình ở các nước là khác nhau, giữa các vùng, các địa phương
là khác nhau nên nghèo theo quan niệm trên chỉ mang ý nghĩa tương đối.
7

Ngoài ra, còn có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghèo đói. Theo
Ngân hàng phát triển Châu Á: “Nghèo đói là tình trạng thiếu những tài sản cơ
bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng. Mọi người cần được
tiếp cận với giáo dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản. Các hộ
nghèo có quyền duy trì cuộc sống bằng chính lao động của họ và được trả
công một cách hợp lý, cũng như được sự bảo trợ khi có biến động bên ngoài”.
Vào năm 1999, Ngân hàng thế giới đã thực hiện điều tra người nghèo ở
23 nước (trong đó có Việt Nam). Thông qua ý kiến của người nghèo, các nhà
nghiên cứu đã xác định được 5 nội dung do người nghèo tự định nghĩa về
nghèo đói như sau:
- Nghèo đói là một hiện tượng đa dạng phức tạp. Những yếu tố dẫn đến
nghèo đói khác nhau rất lớn giữa các nền kinh tế và các nhóm xã hội,
và các nhân tố dùng để đo sự nghèo đói cũng rất khác nhau.
- Nghèo đói thường được coi là sự thiếu các thứ vật chất cần thiết cho
cuộc sống: lương thực là đặc biệt quan trọng cùng với đất đai và nhà
ở. Vì vậy việc thiếu tiền (hoặc phương tiện để có thể mua sắm vật chất
cho cuộc sống) là một thước đo quan trọng của nghèo đói

- Có những yếu tố tâm lý quan trọng liên quan tới nghèo đói, đặc biệt là
cảm giác không có quyền hành. Những người nghèo thường cảm thấy
bị coi thường trong cách đối xử của các cá nhân hoặc cộng đồng. Điều
này thường thấy trong những trường hợp họ xin được trợ giúp tạm
thời hoặc lâu dài.
- Sự thiếu hạ tầng cơ sở cũng tác động đến nghèo đói và thường được
coi là một biến chính liên quan đến nghèo đói. Điều này thường bao
gồm từ nguồn nước, một yếu tố quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày
và trong nông nghiệp, đến đường sá, một yếu tố quan trọng cho việc
tiếp cận tới lao động và cho tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn, trẻ em
8

thường không đến trường bởi vì trong điều kiện đường sá hiện nay
chúng phải đi quá xa.
- Những người nghèo nhấn mạnh đến sự thiếu tài sản hơn là thiếu thu
nhập. Sự thiếu thốn vốn bao gồm vốn cơ sở (nông trại, doanh nghiệp
và nhà cửa), vốn nhân lực (giáo dục và sức khoẻ), vốn xã hội (các
quan hệ công đồng) và môi trường.
Như vậy, ngay trong bản thân quan niệm của người nghèo họ cũng tự
đánh giá được sự nghèo đói bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Nghèo về
vật chất như thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu các điều kiện về cơ sở hạ
tầng hay nghèo cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý như cảm giác không có
quyền hành, bị các cá nhân hoặc cộng đồng coi thường
1.1.2 Các phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo
Để đánh giá về mức độ nghèo đói, người ta có thể dựa vào nhiều tiêu
chí khác nhau.
- Lấy lương thực làm cơ sở để đánh giá (đánh giá mức độ nghèo qua
lượng lương thực mà gia đình hoặc những người thiếu lương thực tiêu
thụ mỗi năm)
- Lấy tài sản làm cơ sở (nhà ở tồi tàn, không có gia súc, thiếu gạo)

- Lấy thu nhập làm cơ sở
- Lấy những chỉ dẫn cụ thể làm cơ sở (tỷ lệ bỏ học, suy dinh dưỡng
trầm trọng…)
- Lấy tài sản kết hợp với thu nhập làm cơ sở.
1.1.2.1 Phƣơng pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế
Theo chuẩn quốc tế do Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới xác
định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát mức sống dân cư ở Việt Nam
(năm 1992 – 1993 và năm 1997 – 1998), có hai phương pháp xác định mức
9

chuẩn nghèo đói thông qua đường nghèo đói về lương thực và đường nghèo
đói chung.
Đường nghèo đói về lương thực và thực phẩm là đường nghèo đói ở
mức thấp nhất, được xác định theo chuẩn mà hầu hết các nước đang phát
triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan khác đã xây
dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là chuẩn về
nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi
cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm.
Theo ngân hàng thế giới, nếu một hộ gia đình chi tiêu trung bình cho một đầu
người dưới 1.286.000 đồng/năm thì được coi là hộ nghèo về lương thực thực
phẩm [19, 23].
Đường đói nghèo chung, là đường nghèo đói ở mức cao hơn, bao gồm
cả mặt hàng lương thực thực phẩm và tính thêm chi phí cho các mặt hàng phi
lương thực, thực phẩm. Tính thêm những chi phí này với đường đói nghèo về
lương thực và thực phẩm ta sẽ có đường đói nghèo chung. Với cách xác định
này, một hộ gia đình được coi là nghèo nếu chi tiêu trung bình theo đầu
người dưới 1.789.000 đồng/năm [19, 23].
1.1.2.2 Phƣơng pháp xác định chuẩn đói nghèo của Chƣơng trình xoá đói
giảm nghèo quốc gia.
Năm 1997, Việt Nam đưa ra chuẩn nghèo đói thuộc phạm vi của

chương trình quốc gia để áp dụng cho thời kỳ 1996 – 2000: Hộ nghèo là hộ
có thu nhập tuỳ theo từng vùng ở các mức tương ứng như sau:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15 kg gạo/người/tháng (tương
đương 55 ngàn đồng)
- Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20 kg gạo/người/tháng (tương
đương 70 ngàn đồng)
10

- Vùng thành thị: dưới 25 kg gạo/người/tháng (tương đương 90 ngàn đồng).
- Xã nghèo: là xã có tỷ lệ hộ nghèo đói từ 40% trở lên, thiếu cơ sở hạ tầng
(đường giao thông, trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt,
thuỷ lợi nhỏ và chợ)
Từ năm 2001, mức chuẩn nghèo mới áp dụng cho thời kỳ 2001 – 2005
như sau:
- Vùng núi nông thôn và hải đảo: 80 ngàn đồng/người/tháng
- Vùng nông thôn đồng bằng: 100 ngàn đồng/người/tháng
- Khu vực thành thị: 150 ngàn đồng/người/tháng
Nhiều cuộc điều tra cho thấy, người dân nông thôn về cơ bản đo lường
mức độ nghèo đói bằng tiền, song cũng có những khía cạnh không mang tính
tiền tệ. Ở vùng nông thôn Việt Nam, cách tính chung là nếu thiếu lương thực
thực phẩm trong khoảng từ 3 đến 6 tháng thì coi là nghèo đói. Điều này liên
quan đến việc thiếu đất trồng (kể cả về diện tích và chất lượng đất) và súc vật
nuôi. Nghèo đói cũng liên quan đến các hàng hoá vật chất: quần áo, đồ đạc và
dụng cụ bếp núc. Vốn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng, trẻ em được
học tiếp lên bậc tiểu học cũng được coi là đặc điểm của gia đình khá giả, trẻ
em của những gia đình nghèo thường chỉ học bậc tiểu học. Sức khoẻ kém
cũng là một trong những thước đo nghèo đói.
1.2 Những nguyên nhân và yếu tố chính ảnh hưởng đến đói nghèo
Nghèo đói là một hiện tượng kinh tế – xã hội, vừa là vấn đề của lịch sử
để lại, vừa là vấn đề của phát triển mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng

vấp phải. Do vậy, để giải quyết tình trạng đói nghèo, cần phải xác định đúng
những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.
1.2.1 Các nguồn lực hạn chế
Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn
11

quẩn của nghèo đói. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể
đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực lại cản
trở họ thoát khỏi nghèo đói.
Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ
hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ bảo
đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy, họ không có điều kiện để nâng
cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Trình độ
học vấn của bố mẹ thấp lại liên quan đến các quyết định sinh đẻ, giáo dục
nuôi dưỡng con cái và làm ảnh hưởng đến trình độ của các thế hệ sau. Nghiên
cứu về tình trạng nghèo khổ ở các nước cho thấy, hầu hết người nghèo chỉ có
trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn và tỷ lệ người nghèo chưa bao giờ đi
học cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Thực tế cho thấy rằng tỷ lệ nghèo chỉ giảm
xuống khi trình độ giáo dục tăng lên. Và khi trình độ học vấn tăng lên, họ sẽ
có cơ hội tìm được những việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp có khả
năng mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.
Nhìn chung, ở các nước trên thế giới nói chung và ở các nước mà người dân
chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nói riêng, các hộ nghèo thường có rất ít
đất đai và tình trạng không có đất đang có xu hướng tăng lên. Thiếu đất đai
ảnh hưởng đến việc bảo đảm lương thực và khả năng đa dạng hoá sản xuất
của người nghèo. Đa số người nghèo lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự
cấp, họ vẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, thiếu
cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lại lợi nhuận cao hơn. Do vậy,
sản phẩm của họ luôn có năng suất thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường
và họ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó.

Bên cạnh đó, người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận với các nguồn
tín dụng. Nguồn vốn hạn chế là một trong những nguyên nhân làm giảm khả
năng đổi mới áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Sở dĩ người nghèo
không thể tiếp cận được các nguồn tín dụng là do họ không có tài sản thế
12

chấp. Song nếu có sử dụng các nguồn vốn vay thì hầu như sử dụng không
đúng mục đích nên khó có thể hoàn lại vốn đã vay, do đó các ngân hàng khó
có thể lại tiếp tục cho vay.
Nhìn chung, nguồn lực hạn chế là một trong những nguyên nhân phổ
biến nhất của người nghèo, làm cho người nghèo đã nghèo lại ngày càng
nghèo hơn. Họ muốn thoát ra khỏi cảnh nghèo nhưng luôn luôn bị rơi vào cái
vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó.
1.2.2 Nguyên nhân về dân số
Hầu hết các hộ nghèo đói thường đông con. Tình trạng này không chỉ
tồn tại ở những nước lạc hậu, chậm phát triển mà ngay cả ở những nước phát
triển hiện tượng này cũng rất phổ biến. Ở Châu Á và Châu Phi là những châu
lục tập trung phần lớn số lượng người nghèo của thế giới, những gia đình
nghèo thường có số con rất đông, trong khi đó họ lại không có khả năng về
tài chính để nuôi dưỡng con cái một cách đầy đủ, dẫn đến hậu quả là tình
trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em rất cao và con em họ không bao giờ có điều
kiện học hành. Tỷ lệ sinh của người nghèo thường cao do họ không có kiến
thức và điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh sản. Đây chính là
cái vòng luẩn quẩn của các hộ gia đình nghèo.

1.2.3. Thiên tai và các rủi ro khác
Người nghèo là những người có thu nhập rất thấp, khả năng tích luỹ
kém nên họ khó có thể chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống
như mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, sức khỏe Với khả
năng kinh tế eo hẹp của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn,

những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ.
Bên cạnh đó, các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo
cũng rất cao, do họ không có tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Do
13

nguồn thu nhập hạn hẹp nên khả năng đối phó và khắc phục rủi ro của người
nghèo cũng rất kém và có thể họ sẽ còn gặp rủi ro hơn nữa.
Theo thống kê của Việt Nam, hàng năm số người phải cứu trợ đột xuất
do thiên tai khoảng từ 1 đến 1,2 triệu người. Bình quân hàng năm số hộ tái
đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn do đa phần
những hộ này đang sống bên ngưỡng đói nghèo và rất dễ bị tác động bởi các
yếu tố rủi ro như thiên tai, mất việc làm, ốm đau… Vì vậy, việc tìm kiếm
những biện pháp làm giảm nhẹ thiên tai là một trong những biện pháp quan
trọng góp phần xoá đói giảm nghèo.
1.2.4. Bất bình đẳng giới
Bất bình giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt.
Bên cạnh những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải chịu đựng do
bất bình đẳng thì còn có những tác động bất lợi đối với gia đình của họ. Hầu
hết, ở các nước trên thế giới phụ nữ chiếm phần đông trong tổng số lao động
nông nghiệp. Tuy nhiên, họ lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong các khoá học
khuyến nông về chăn nuôi trồng trọt. Hơn nữa, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận
với công nghệ, tín dụng và đào tạo, lại gặp nhiều khó khăn do gánh vác công
việc gia đình, được trả công thấp hơn nam giới ở cùng một loại công việc.
Trình độ học vấn của phụ nữ thấp làm gia tăng tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong
trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ gia đình và ảnh hưởng đến số lượng
trẻ em được đi học.
Bất bình đẳng giới là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở nhiều nước
trên thế giới. Chính vì vậy, phong trào đấu tranh chống phân biệt đối xử,
chống lại sự bất bình đẳng đối với phụ nữ luôn nổ ra ở nhiều nước, đặc biệt là
ở những nước nghèo, chậm phát triển

1.2.5 Bệnh tật và sức khoẻ kém
Bệnh tật và sức khoẻ kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu
14

của người nghèo, làm cho người nghèo rơi vào vòng luẩn quẩn của đói
nghèo. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng, một là mất đi thu nhập từ lao động,
hai là gánh chịu chi phí cao cho việc khám, chữa bệnh. Chi phí khám chữa
bệnh cao đẩy người nghèo vào tình trạng nợ nần, vay mượn để có tiền trang
trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội để thoát khỏi vòng đói nghèo.
Trong khi đó, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ phòng bệnh của người nghèo
còn hạn chế làm tăng nguy cơ mắc bệnh của họ. Vì vây, việc cải thiện sức
khoẻ cho người nghèo là một trong những yếu tố cơ bản nhất để người nghèo
tự vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo khó.
1.2.6 Sự yếu kém của các chính sách vĩ mô
Ở nhiều nước nghèo trên thế giới, là những nước mà người nghèo chủ
yếu sống bằng nghề nông nghiệp, những chính sách kinh tế của chính phủ
đưa ra thể hiện sự chưa hợp lý trong cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp.
Ngoài ra, hầu như những chính sách này chỉ chú trọng đến sự đầu tư vào
những ngành thay thế nhập khẩu, thu hút nhiều vốn, chưa chú ý đến những
ngành thu hút nhiều lao động.
Trong những năm qua, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành cải cách
nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Quá trình cải cách này đã làm cho
nhiều lao động bị mất việc làm do sự thay đổi cơ chế quản lý của doanh
nghiệp song họ lại không có khả năng tìm được việc làm mới và rơi vào cảnh
nghèo đói. Phần đông trong số này là lao động nữ, người có trình độ học vấn
thấp và người lớn tuổi. Đồng thời, chính sách tự do hoá thương mại, cạnh
tranh lành mạnh đang phổ biến ở tất cả các nền kinh tế trên thế giới đã làm
cho một số doanh nghiệp bị phá sản và đẩy người lao động vào cảnh thất
nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế cao giúp cho việc xoá đói giảm nghèo mang lại

hiệu quả song lại làm gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong xã
15

hội. Người giàu được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế cao hơn người nghèo
Hơn thế nữa, những chính sách của chính phủ các nước trong việc đầu
tư vào hạ tầng giao thông cho vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn kém
làm hạn chế việc tiếp cận đến các dịch vụ công của người nghèo như y tế,
giáo dục, thông tin…
Vì vậy, có thể nói rằng, những chính sách vĩ mô của nhà nước có tác
động không nhỏ đến việc giải quyết tình trạng đói nghèo. Nhìn chung, ở tất
cả các nước trên thế giới, mỗi một chính sách kinh tế đều nhằm mục tiêu phát
triển xã hội, song mặt trái của các chính sách này cũng gây ra những cản trở
không nhỏ đến việc thực hiện những mục tiêu xã hội đó.
1.3 Những tác động của nghèo đói đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội
1.3.1 Tác động đến kinh tế
Đối với các nước trên thế giới nói chung và đặc biệt là ở các nước đang
phát triển, nghèo đói luôn đi liền với tình trạng lạc hậu về mặt kinh tế và là
trở ngại lớn trong tiến trình phát triển. Ngay cả ở những nước giàu vẫn luôn
luôn tồn tại một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. Tuy nhiên, mức độ
giàu nghèo giữa các nước là khác nhau, phản ánh sự khác nhau về trình độ
phát triển kinh tế. Song nhìn chung, nghèo đói tác động đến kinh tế được thể
hiện ở sự phát triển chậm về lực lượng sản xuất, tỷ lệ lao động thất nghiệp
cao và ở sự thiếu thốn trong đầu tư cho giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội. Ở
những nước nghèo, giáo dục và y tế thường ở mức độ thấp kém do chính phủ
các nước không đủ sức mạnh về vật chất để đầu tư cho những lĩnh vực này.
Do vậy, nghèo đói không chỉ có tác động rất lớn đến kinh tế mà thông qua đó
còn có tác động đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Hiện nay, toàn cầu hoá đang là xu thế tất yếu của các nước trên thế
giới. Sự nghèo đói, yếu kém về mặt kinh tế còn làm cho các nước nghèo bị
phụ thuộc hơn nữa vào các nước giàu có khả năng chi phối về kinh tế. Vì vậy,

16

xoá đói giảm nghèo trước hết phải thế hiện ở sự tăng trưởng về mặt kinh tế,
có sức mạnh về kinh tế sẽ làm cho các nước nghèo có thể chủ động hơn, bớt
bị phụ thuộc hơn vào các nước giàu.
Ở Việt Nam hiện nay, xoá đói giảm nghèo là được Đảng và nhà nước
ta đặc biệt quan tâm mà mục tiêu đầu tiên là nâng cao mức sống cho mọi
người dân trong cả nước. Khi mỗi gia đình, mỗi địa phương đều vững về kinh
tế thì đó là cơ sở thực hiện những mục tiêu xã hội khác.
1.3.2 Tác động đến chính trị – xã hội
Nghèo đói không chỉ có tác động đến kinh tế mà còn ảnh hưởng không
nhỏ đến các vấn đề chính trị – xã hội. Thực tế ở nhiều nước trên thế giới cho
thấy, khi nghèo đói trở thành phổ biến ở phần đông dân số thì an ninh xã hội
sẽ bất ổn. Những tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma tuý sẽ phát sinh và gây ra
rối loạn trong xã hội. Nghèo đói từ chỗ làm cho các nước nghèo bị phụ thuộc
về kinh tế đối với các nước giàu mà còn dẫn đến sự phụ thuộc về chính trị.
Mỗi quốc gia chỉ có thể giữ vững sự ổn định về chính trị nếu như có tiềm lực
kinh tế vững mạnh. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề nghèo đói là vấn đề bức
xúc nhất hiện nay và vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các nước có nền
kinh tế chậm phát triển.
1.4 Quan niệm về xoá đói giảm nghèo
Như trên đã nói, có rất nhiều định nghĩa về nghèo đói và đánh giá về
nghèo đói dưới nhiều góc độ khác nhau. Song nhìn chung, xoá đói giảm
nghèo có thể được hiểu là việc nâng cao mức sống của người nghèo, làm cho
người nghèo từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Điều đó được thể
hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm nghèo xuống.
Nếu nghèo đói được đánh giá theo những nguyên nhân khác nhau thì
cũng có nhiều quan niệm khác nhau về xoá đói giảm nghèo.
- Nếu hiểu nghèo đói là do sự đình đốn của phương thức sản xuất lạc hậu
17


thì xoá đói giảm nghèo chính là quá trình chuyển đổi sang phương thức
sản xuất mới, tiến bộ hơn. Quan niệm này thật sự đúng đắn khi áp dụng ở
những nước đang phát triển.
- Nếu hiểu nghèo đói là do tình trạng phân phối thặng dư trong xã hội một
cách bất công đối với người lao động thì xoá đói giảm nghèo là quá trình
xoá bỏ chế độ phân phối này.
- Nếu như nghèo đói được hiểu là do sự kìm hãm của chủ nghĩa thực dân
đối với sự phát triển ở các nước thuộc địa thì xoá đói giảm nghèo là quá
trình các nước thuộc điạ giành lấy độc lập dân tộc.
- Nếu nghèo đói là do sự gia tăng dân số quá mức thì xoá đói giảm nghèo
chính là quá trình giảm tốc độ tăng dân số. Biện pháp này luôn được áp
dụng ở các nước đang phát triển.
Cũng giống như khái niệm nghèo đói, khái niệm xoá đói giảm nghèo
cũng có tính chất tương đối khi chuẩn nghèo đói thay đổi hoặc khi có những
yếu tố kinh tế xã hội tác động như khủng hoảng, lạm phát, thiên tai Chính
vì vậy, đánh giá mức độ xoá đói giảm nghèo phải được xem xét trong một
không gian và thời gian nhất định.
Ở Việt Nam, tình trạng đói nghèo hiện nay, xét trên góc độ vĩ mô là do
tình trạng chậm phát triển của nền kinh tế. Trong quá trình chuyển đổi từ nền
kinh tế lạc hậu kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại, những
phương thức sản xuất cũ vẫn còn tồn tại, chưa bị xoá bỏ, trong khi đó trình độ
sản xuất mới tiên tiến chưa đóng vai trò chủ đạo. Do đó, xoá đói giảm nghèo
hiện nay ở nước ta là việc từng bước thực hiện quá trình chuyển đổi các trình
độ sản xuất cũ, lạc hậu còn tồn đọng sang trình độ sản xuất mới, phát triển
hơn.
Đứng trên góc độ của người nghèo ở nước ta, xoá đói giảm nghèo là
quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận tối đa các
18


nguồn lực, các dịch vụ công, làm cho người nghèo nâng cao mức sống để
thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Điều đó được thể hiện rất rõ trong các chính
sách xã hội mà nhà nước ta đã đề ra trong những năm qua như các chính sách
về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách về việc làm cho người nghèo…
1.5 Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện xoá đói giảm nghèo
1.5.1 Kinh nghiệm của các nước ASEAN
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế bền vững góp phần làm giảm tỷ lệ
nghèo đói.
Trong bốn thập kỷ cuối của thế kỷ XX, mặc dù các nước ASEAN phát
triển không đẩy lùi hoàn toàn được nạn đói nghèo nhưng họ đã đạt được
những tiến bộ đầy ấn tượng. Từ năm 1975 đến năm 1995, số người nghèo ở
Đông Nam Á giảm 2/3, một tỷ lệ không khu vực nào trên thế giới sánh được.
Tại Philippine, nước có tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất trong thời kỳ này, thì tỷ lệ
nghèo đói theo tiêu chuẩn nghèo đói quốc gia giảm từ 52% năm 1971 xuống
38% trong năm 1997. Thực tế là khi nền kinh tế phát triển chậm lại trong thời
kỳ 1980 – 1987, phạm vi nghèo đói trở nên tồi tệ hơn; tỷ lệ nghèo đói tăng từ
52% năm 1985 lên tới 54% vào năm 1991. So với Philippine, tất cả các nước
trong khu vực như Malaysia, Thái lan, Indonesia đều đạt tỷ lệ tăng trưởng cao
hơn, họ còn đạt được những kết quả ấn tượng hơn trong giảm nghèo đói. Tỷ
lệ nghèo đói của Malaysia từ 49% năm 1970 xuống 16% năm 1992; Thái lan
từ 32% năm 1975 xuống 13% năm 1992 và Indonesia từ 40% năm 1976
xuống 11% năm 1996. Kết quả đó đã chứng minh một điều rằng, tăng trưởng
kinh tế có những tác động tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo.
Bảng 1.1: Tăng trưởng kinh tế và nghèo đói ở một số nước Đông Nam Á

Đường tỷ lệ nghèo đói quốc
gia
Đường tỷ lệ nghèo
đói quốc tế
Tỷ lệ tăng trưởng

hàng năm của GDP
thực tế

Số dân sống dưới mức 1 USD/ngày
19


Đường tỷ lệ nghèo đói quốc
gia
Đường tỷ lệ nghèo
đói quốc tế
Tỷ lệ tăng trưởng
hàng năm của GDP
thực tế

Số dân sống dưới mức 1 USD/ngày

Nông
thôn
%
Thành
thị
%
Cả nước
%
Năm
%
Giai đoạn
%
Inđônêsia








1976


40
1995
11.8
1995-80
8
1987
20.1
16.4
17.4


1980-87
3.6
1990
16.8
14.3
15.1





1996


11




Malaysia







1970
68

49
1989
5.6
1965-80
7.4
1989
21.8
7.5
15.5
1995

< 1
1980-87
4.5
1993
18.6
5.3





Philippine
s







1985
58
42
52
1991
28.6
1965-80
5.9
1991
71

39
54
1995
10
1980-87
-0.5
1997
51.2
22.5
38




Thailand







1975


32
1992
< 2
1965-80
7.2

1990


18
1995
< 1
1980–87
5.6
1992
15.5
10.2
13.1




Nguồn: [11,307]
Thứ hai, đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm giải
quyết nghèo đói cho phần đông dân số. Từ năm 1975 đến năm 1995, số
người nghèo ở Inđônêsia đã giảm từ 64% số dân xuống còn 11%. Kết quả đó
là do Inđônêsia đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp (nơi tập trung đa
số người nghèo). Inđônêsia đã thành công trong việc đầu tư vào kết cấu hạ
tầng ở nông thôn, trong đó đặc biệt chú ý đến các công trình thuỷ lợi. Đối với
Thailand, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX nước này đã áp dụng mô
hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông
thôn qua việc phát triển các xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh
20

nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhằm giảm
bớt nghèo đói. Nhờ vậy, tỷ lệ nghèo ở Thailand đã giảm từ 30% dân số trong

thập kỷ 80 xuống còn 23% dân số vào năm 1990 (13 triệu người). Còn
Malaysia là một nước cũng rất chú trọng đến phát triển nông nghiệp, coi nông
nghiệp là thế mạnh để bắt tay vào phát triển công nghiệp thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và giải quyết những vấn đề xã hội. Kết quả là
Malaysia đã giảm từ 20,7% nghèo đói năm 1986 xuống còn 17,1% năm 1990.
Thứ ba, sự can thiệp của Nhà nước có tác dụng tích cực đến công tác
xoá nghèo đói. Ở Malaysia, giảm nghèo đói là một trong hai mục tiêu của
chính sách kinh tế mới được thực hiện từ năm 1970 đến năm 1990. Nhà nước
đã ban hành và thực hiện một cách có hệ thống các chương trình xoá nghèo
đói khác nhau trong suốt thời kỳ này. Đặc biệt, đối với khu vực nông thôn,
nơi chiếm phần lớn số người nghèo, chính phủ đã chuyển một phần không
nhỏ ngân sách công cộng cho phát triển khu vực nông thôn. Tỷ lệ nghèo đói ở
khu vực nông thôn Malaysia ước tính là 68% vào năm 1970 giảm xuống còn
38% vào năm 1984 và vào khoảng 19% vào năm 1993. Tương tự như vậy,
những chính sách tiến bộ của chính phủ Singapore hướng tới người nghèo đã
giúp xoá nghèo đói ở nước này. Ở Philippine, Thailand và Indonesia, nhà
nước cũng đóng vai trò quan trọng trong xoá đói giảm nghèo cho dù ít thành
công hơn so với Malaysia và Singapore.
Thứ tƣ, đầu tư cho giáo dục, y tế là biện pháp quan trọng giảm tỷ lệ
đói nghèo ở các nước ASEAN.
Bảng 1.2: Một số chỉ số phát triển giáo dục ở một số nước Đông Nam Á

Indonesia

1970
1975
1980
1985
1990
1996

Cấp tiểu học (%)






Tỷ lệ nhập học
77
83
107
117
115
115
21

Tỷ lệ giữa nam sinh
và nữ sinh

78
100
114
114

Cấp trung học (%)







Tỷ lệ nhập học
15
19
29
41
45
52
Tỷ lệ giữa nam sinh
và nữ sinh

20
29
33
41
85
Tỷ lệ mù chữ (%)






Nam

69,5
77,5
83



Nữ

44,6
57,7
65,4
68


Maylaysia

1970
1975
1980
1985
1990
1996
Cấp tiểu học (%)






Tỷ lệ nhập học
87
91
93
101
93
91

Tỷ lệ giữa nam sinh
và nữ sinh

89
92
100
95

Cấp trung học (%)






Tỷ lệ nhập học
34
43
48
53
58
62
Tỷ lệ giữa nam sinh
và nữ sinh

38
46
53
61
109

Tỷ lệ mù chữ (%)






Nam
69,1
79,6
80,9



Nữ
46,8
59,7
66
70,4



Singapore

1970
1975
1980
1985
1990
1996

Cấp tiểu học (%)






Tỷ lệ nhập học
106
111
108
115
107

Tỷ lệ giữa nam sinh và
nữ sinh

107
106
113
107

Cấp trung học (%)






Tỷ lệ nhập học

46
53
58
62
71

22

Tỷ lệ giữa nam sinh và
nữ sinh

52
59
64
71

Tỷ lệ mù chữ (%)






Nam

83
91,3
93,4
84,7


Nữ

54,3
75,5
78,3
84,7


Thailand

1970
1975
1980
1985
1990
1996
Cấp tiểu học (%)






Tỷ lệ nhập học
83
84
99
96
90
88

Tỷ lệ giữa nam sinh và
nữ sinh

80
100
96
97

Cấp trung học (%)






Tỷ lệ nhập học
17
26
29
30
37
57
Tỷ lệ giữa nam sinh và
nữ sinh

23
28
30
37
97

Tỷ lệ mù chữ (%)






Nam

87,2
82,3
84,2
89,9

Nữ

70,3
84
87,8
89,9


Philippines

1970
1975
1980
1985
1990
1996

Cấp tiểu học (%)






Tỷ lệ nhập học
108
108
112
106
111
118
Tỷ lệ giữa nam sinh và
nữ sinh

107
112
107
111

Cấp trung học (%)






Tỷ lệ nhập học

46
54
64
64
73
79
23

Tỷ lệ giữa nam sinh và
nữ sinh


69
66
75
77
Tỷ lệ mù chữ (%)






Nam

84,3
83,9
86
89,5
89,5

Nữ

80,9
82,1
85,4
89,5
89,5
Nguồn: Trích [11,313]
Các nước ASEAN đều chú trọng đầu tư cho giáo dục tiểu học. Tỷ lệ
trúng tuyển tiểu học ở các nước ASEAN đã tăng lên đột ngột và đạt phổ cập
giáo dục tiểu học với những mức độ khác nhau từ những năm 1980. Ở cấp
trung học, các nước này đều khuyến khích cho nữ giới. Chẳng hạn như ở
Indonesia, tỷ lệ học sinh nữ so với học sinh nam đã tăng từ 20% năm 1975
lên 33% năm 1985 và sau đó lên 85% trong những năm từ 1990 – 1996.
Người nghèo ở tất cả các nước này đều được lợi từ sự phát triển giáo dục. Ví
dụ, tỷ lệ học xong lớp 5 ở độ tuổi từ 15 đến 19 ở nhóm có thu nhập thấp nhất
ở Indonesia là 82% vào năm 1994 và 82% ở Philippines vào năm 1993.
Khoảng cách giới tính về tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học đều bị xoá
bỏ hoặc thu hẹp.
Giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng cho xoá đói giảm
nghèo ở các nước ASEAN. Chính vì vậy, đầu tư cho giáo dục luôn được
chính phủ các nước này đặc biệt chú trọng. Những thành công trong lĩnh vực
xoá đói giảm nghèo ở những nước này có sự đóng góp không nhỏ của những
chiến lược phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho người nghèo.
Cùng với giáo dục, y tế cũng là lĩnh vực rất được quan tâm đầu tư ở
các nước ASEAN. Yếu tố này là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ giảm
nghèo ở các nước này.
Bảng 1.3: Một số chỉ số phát triển y tế ở một số nước Đông Nam Á

Indonesia


1970
1975
1980
1985
1990
24

Tuổi thọ (trong các năm)

51,2
54,7
58,5
61,8
Nữ

50
52
54,8
54,7
Nam

53
55,2
58,2
63,3
Tiếp cận với chăm sóc sức
khoẻ (%)





43
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
(/1000 trẻ sống sót)
121

108
96
65
Tỷ lệ bà mẹ tử vong (/ một
tăm nghìn trẻ sống)




390
Số người/ bác sĩ
26510
15764
11408
8122
7438
Số người/ giường bệnh
1650
1559
1488
1484
1474
Lượng calo hàng ngày bình

quân đầu người
1970
2040
2340
2480
2631

Malaysia

1970
1975
1980
1985
1990
Tuổi thọ (trong các năm)

64,4
66,9
68,7
70
Nữ

63
65
66
68,1
Nam






Tiếp cận với chăm sóc sức
khoẻ (%)




88
Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
(/1000 trẻ sống sót)
41
37,2
23,9
16,4
13,3
Tỷ lệ bà mẹ tử vong (/ một
tăm nghìn trẻ sống)




80
Số người/ bác sĩ

4082
3563
3175
2594
Số người/ giường bệnh

344
352
384
408
457
Lượng calo hàng ngày bình
quân đầu người
2530
2540
2640
2600
2697

Philippnes

1970
1975
1980
1985
1990
Tuổi thọ (trong các năm)

59,1
61
62,8
64,4
Nữ

57
59,8

61,3
62,8
Nam

60
63,4
64,9
66,4
Tiếp cận với chăm sóc sức
khoẻ (%)





Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
(/1000 trẻ sống sót)
60
58
63,2
56,6
43

×