ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
VŨ THỊ THU HƯƠNG
VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
ĐỐI VỚI CÁC
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ
ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 5.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Dũng
HÀ NỘI - 2005
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển đạt đến trình độ xã hội hoá cao, các
quá trình kinh tế không còn tồn tại một cách biệt lập mà có mối quan hệ hữu cơ,
tác động qua lại lẫn nhau làm hình thành nên nền kinh tế toàn cầu. Sự gia tăng
tính phụ thuộc của các quá trình kinh tế tất yếu dẫn đến sự ra đời các tổ chức kinh
tế quốc tế. Trong các tổ chức kinh tế quốc tế nổi lên một định chế tài chính toàn
cầu là Ngân hàng thế giới. Từ khi ra đời, hoạt động của Ngân hàng thế giới ngày
càng mở rộng ra nhiều quốc gia và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy vai trò
của Ngân hàng thế giới trong nền kinh tế thế giới như thế nào? Mục đích, nguyên
tắc hoạt động của tổ chức đó ra sao? Nó có tác động đối với các quốc gia đặc biệt
là những quốc gia đang phát triển như thế nào? đó là những câu hỏi cần có câu
trả lời.
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Trong quá trình mở cửa hội nhập, việc thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính
quốc tế đa phương là rất cần thiết, trong đó có Ngân hàng thế giới. Ngân hàng thế
giới hiện nay là nhà tài trợ ODA lớn thứ hai ở Việt Nam. Nếu Việt Nam thiết lập
quan hệ tốt với tổ chức này thì sẽ góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ
bên ngoài đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, em chọn đề tài “Vai trò Ngân hàng thế giới đối với các
nước đang phát triển và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam ” nhằm đánh giá tác
động của Ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển và đề xuất một số giải
pháp cho Việt Nam để mở rộng quan hệ với tổ chức này.
2. Tình hình nghiên cứu.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về
Ngân hàng thế giới. Những công trình chủ yếu là: “Các thiết chế tài chính quốc tế
và sự tác động đối với các nước đang phát triển” do Nguyễn Văn Thanh chủ biên
đã đề cập đến những thành công và thất bại của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ
quốc tế trong 50 năm tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, tác phẩm đó chỉ tập hợp
những bài viết của những tác giả khác nhau ở trong và ngoài nước về các khía
cạnh khác nhau của hai tổ chức này. “Các tổ chức tài chính quốc tế và quan hệ
của Việt Nam” do Bộ Tài chính chủ biên giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành,
cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thế giới và quan hệ với Việt Nam. “Các định chế
tài chính, tổ chức thương mại và thị trường ngoại hối” do Lê Văn Tư chủ biên
giới thiệu khái quát về Ngân hàng thế giới.
Nhìn chung, những công trình trên đây đã đề cập đến một số khía cạnh khác
nhau của tổ chức này. Cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách hệ
thống về Ngân hàng thế giới.
3. Mục đích nghiên cứu
Dưới góc độ kinh tế chính trị, mục đích nghiên cứu đề tài này là làm rõ tác
động hai mặt của Ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển và Việt
Nam từ đó đưa ra những giải pháp cần thiết để Việt Nam tranh thủ những tác
động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của Ngân hàng thế giới.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và nhất là các chương
trình, dự án hoạt động của Ngân hàng thế giới ở các nước đang phát triển và Việt
Nam (lượng vốn phân bổ, điều kiện vay vốn, kết quả những chương trình dự án và
tác động đối với nước nhận viện trợ)
5. Phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi của luận văn, tác giả nghiên cứu tác động của Ngân hàng thế
giới đối với một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin,
Ácmennia, Tháilan, Inđônêsia, Bănglađét, Zimbabuê, Zambia và Việt Nam và
đánh giá những tác động chủ yếu từ những năm 1980 trở lại đây.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Những phương pháp cụ thể là: trừu tượng hoá khoa
học, phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử…
7. Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn có những đóng góp mới sau:
- Làm rõ tác động hai mặt của các chương trình hỗ trợ của Ngân hàng
thế giới đối với các nước đang phát triển.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp để phát triển quan hệ giữa
Ngân hàng thế giới và Việt Nam.
8. Bố cục của luận văn.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thế giới.
Chương 2: Tác động của Ngân hàng thế giới đối với các nước đang phát triển
Chương 3: Quan điểm định hướng và những giải pháp nhằm phát triển quan hệ
giữa Ngân hàng thế giới và Việt Nam.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Những từ viết tắt
Chương 1 Tổng quan về Ngân hàng thế giới
1.1. Lịch sử hình thành ngân hàng thế giới
1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng thế giới
1.2.1. Các tổ chức của Nhóm Ngân hàng thế giới
1.2.1.1. Ngân hàng quốc tế cho tái thiết và phát triển (IBRD)
1.2.1.2. Công ty tài chính quốc tế (IFC)
1.2.1.3. Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)
1.2.1.4. Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA)
1.2.1.5. Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư (ICSID)
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của nhóm Ngân hàng thế giới
1.2.3. Quyền bầu cử và cơ chế ra quyết định của Ngân hàng thế giới
1.3. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng thế giới
1.4. Hoạt động của Ngân hàng thế giới tại các quốc gia đang phát triển
1.4.1. Hoạt động cho vay
1.4.2. Đồng tài trợ và quỹ uỷ thác
1.4.3. Viện trợ không hoàn lại
1.4.4. Hỗ trợ kỹ thuật
1
3
3
3
4
5
6
7
8
11
12
13
13
14
15
15
Chương 2 Tác động của Ngân hàng thế giới đối với
các nước đang phát triển
2.1. Tác động về kinh tế
2.1.1. Những tác động tích cực
2.1.1.1. Cung cấp vốn đa phương lớn nhất với điều kiện ưu đãi cho các nước
18
18
đang phát triển
2.1.1.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất cho nền kinh tế ở các nước đang phát triển
2.1.1.3. Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở những nước đang phát triển
2.1.1.4. Giúp các nước tạo lập và duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô
2.1.1.5. Khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của đầu tư tư nhân và đẩy mạnh cải
cách doanh nghiệp nhà nước
2.1.1.6. Khuyến khích các nước đang phát triển đẩy mạnh cải cách kinh tế theo hướng
tự do, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ hơn
2.1.1.7. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo
2.1.1. Những tác động hạn chế
2.2. Tác động chính trị , xã hội
2.2.1. Những tác động tích cực
2.2.1.1. Về xã hội
2.2.1.2. Về chính trị
2.2.2. Những tác động hạn chế
2.2.2.1. Về xã hội
2.2.2.2. Về chính trị
18
22
28
33
38
40
41
43
47
47
47
62
68
68
73
Chương 3 Quan điểm định hướng và những giải pháp
nhằm phát triển quan hệ giữa
Ngân hàng thế giới và Việt Nam
3.1. Hoạt động của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
3.1.1. Khái quát về mối quan hệ giữa Việt Nam và Ngân hàng thế giới
3.1.2. Tác động của Ngân hàng thế giới đối với Việt Nam
3.1.2.1. Những tác động tích cực
3.1.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện dự án
3.2. Những quan điểm định hướng trong việc phát triển quan hệ giữa
77
77
79
80
95
Việt Nam với Ngân hàng thế giới
3.2.1. Phát triển quan hệ với Ngân hàng thế giới là một vấn đề tất yếu, có tính
chiến lược và lâu dài
3.2.2. Phát triển quan hệ với Ngân hàng thế giới cần luôn tính đến tác
động hai mặt của nó
3.2.3. Chủ động thực hiện cải cách và tạo lập những điều kiện cần thiết
để hợp tác có hiệu quả với Ngân hàng thế giới
3.3. Các giải pháp nhằm mở rộng quan hệ với Ngân hàng thế giới
3.3.1. Tham gia hợp tác toàn diện với Ngân hàng thế giới trên tất cả các
mặt hoạt động khác nhau
3.3.2. Thực hiện cải cách một số lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế hiện nay
3.3.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý và thực hiện
dự án với Ngân hàng thế giới
3.3.4. Đào tạo và nâng cao trình độ đối với những cán bộ làm trong lĩnh
vực có liên quan đến Ngân hàng thế giới
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
97
97
98
99
101
101
102
104
104
106
107
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
IBRD Ngân hàng quốc tế cho tái thiết và phát triển
ICSID Trung tâm quốc tế giải quyết các tranh chấp đầu tư
IDA Hiệp hội phát triển quốc tế
IFC Công ty tài chính quốc tế
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
MIGA Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương
OED Ban đánh giá hoạt động
WB Ngân hàng thế giới
77
CHƢƠNG 3:
QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP
NHẰM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
3.1. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM
3.1.1. Khái quát về mối quan hệ giữa Việt Nam và Ngân hàng thế giới
Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Việt Nam dưới danh nghĩa của Chính quyền Sài
gòn Nam Việt Nam đã gia nhập Ngân hàng thế giới. Việt Nam đã đóng góp vào
các tổ chức của WB như sau: góp vào Ngân hàng quốc tế cho tái thiết và phát triển
IBRD 54,3 triệu đôla, trong đó góp bằng đô la là 552.942 đô la; góp vào hiệp hội
phát triển quốc tế IDA 1,616 triệu đô la trong đó góp bằng đô la là 151.000 đô la
và góp vào công ty tài chính quốc tế IFC 166.000 đô la. Do đó, ở trong IBRD, Việt
Nam có 968 cổ phần, tương ứng 1218 phiếu bầu, chiếm 0,08% tổng số phiếu bầu.
Ở IDA, Việt Nam có 14.778 cổ phần, tương ứng với 19.203 phiếu bầu, chiếm
0,14% tổng số phiếu bầu. Trước năm 1975, Việt Nam không có quan hệ tín dụng
với tổ chức này [2,156].
Ngày 21 tháng 9 năm 1975, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
tiếp quản tư cách hội viên tại WB của chính quyền Sài gòn cũ. Năm 1978, WB cho
Việt Nam vay một khoản tín dụng trị giá 60 triệu đô la để thực hiện dự án thuỷ lợi
Dầu Tiếng. Tháng 1 năm 1985, quan hệ tín dụng giữa Việt Nam và WB bị đình chỉ
do phía Việt Nam mắc nợ quá hạn [2,156].
Sau khi Việt Nam trả các khoản nợ quá hạn, đến tháng 10 năm 1993, WB đã
chính thức nối lại quan hệ tín dụng với Việt Nam. Song Việt Nam là một quốc gia
nghèo đang phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, cho nên đến nay
Việt Nam chưa có quan hệ vay vốn với Ngân hàng quốc tế cho tái thiết và phát
triển mà chỉ có quan hệ tín dụng ưu đãi và một số khoản hỗ trợ kỹ thuật với Hiệp
hội phát triển quốc tế.
Từ khi nối lại quan hệ tín dụng với Việt Nam, hoạt động của WB tại Việt
Nam bao gồm những nội dung sau:
78
+ Về vốn cho vay: Tính đến năm 2005, WB đã cam kết tài trợ cho Việt Nam
tổng cộng 51 dự án, chương trình với tổng số vốn cam kết gần 5,6 tỷ đô la trong
đó số tiền đã được giải ngân là 2,9 tỷ đô la (chiếm 51% tổng số vốn đã cam kết).
Các dự án tập trung vào nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và một số lĩnh
vực khác. Tỉ lệ vốn vay của Việt Nam theo ngành từ năm 1993-2003 như sau:
Năng lượng 23%; Giao thông 19%; Phát triển nông thôn 22%; Tín dụng hỗ trợ
giảm nghèo 13%; Giáo dục 8%; Phát triển đô thị 8%; Y tế và dân số 5%; Tài chính
ngân hàng 3%. Ngoài ra, WB còn cung cấp viện trợ không hoàn lại trị giá 2,7 triệu
đô la của Quỹ phát triển thể chế và 15 khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 18,9
triệu đô la theo các quỹ uỷ thác tại WB [12,19]. Kết thúc năm tài chính 2005, Việt
Nam nhận được 700 triệu đô la vốn cam kết của IDA và trở thành một trong số 3
nước nhận được tín dụng IDA lớn nhất.
+ Về hoạt động hỗ trợ kỹ thuật: Ngoài việc cho các dự án vay, WB còn
cung cấp cho Việt Nam một số khoản hỗ trợ kỹ thuật của chính WB và một số
khoản hỗ trợ kỹ thuật do một số nước uỷ thác. Tính đến tháng 1 năm 2000, tổng số
hỗ trợ kỹ thuật của WB dành cho Việt Nam là 71 khoản với giá trị là 86 triệu đô la
[13,374]. Sự hỗ trợ kỹ thuật của WB tập trung vào lĩnh vực chuẩn bị dự án, phát
triển thể chế nhằm xây dựng, nâng cao năng lực một số ngành, cơ quan có liên
quan đến dự án; xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ pháp
lý cho các dự án cơ sở hạ tầng thuộc ngành điện và vệ sinh môi trường.
WB đã xây dựng chiến lược hỗ trợ cho Việt Nam giai đoạn 2001 – 2003 với
mục tiêu hỗ trợ Việt Nam thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và tăng
trưởng công bằng thông qua các chương trình, dự án và hỗ trợ kỹ thuật trong 7 lĩnh
vực ưu tiên:
- Tăng cường sự ổn định vĩ mô và tính cạnh tranh.
- Tăng cường khu vực tài chính.
- Đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng năng suất lao động thông qua cơ sở hạ tầng.
- Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực và công bằng xã hội.
79
- Cải cách hành chính, tăng cường tính công khai và sự tham gia của cộng
đồng.
Hiện nay, trên cơ sở Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm
nghèo của Chính phủ Việt Nam, WB xây dựng chương trình cho Việt Nam vay
giai đoạn 2003-2006, WB đưa ra 3 phương án cho Việt Nam vay: phương án thấp
(khoảng 300 triệu đô la mỗi năm), phương án cơ bản (khoảng 600 triệu đô la mỗi
năm) và phương án cao (khoảng 800 triệu đô la mỗi năm) tuỳ thuộc vào tiến độ
thực hiện chiến lược toàn diện về xoá đói giảm nghèo của Chính phủ và tiến độ
chuẩn bị và thực hiện các dự án của WB. Trong giai đoạn này, các hoạt động của
WB tập trung hỗ trợ cho Việt Nam 3 chủ đề sau đây:
- Hỗ trợ cho quá trình chuyển nền kinh tế việt Nam sang kinh tế thị trường:
theo đó, các hoạt động WB tại Việt Nam sẽ chuyển đổi từ việc lập kế hoạch sang
thực hiện chương trình cải cách chính sách trong các lĩnh vực:phát triển lĩnh vực
tài chính, cải cách doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ khơi dậy khu vực kinh tế tư nhân
năng động trong nước, quản trị doanh nghiệp và sự tham gia của khu vực tư nhân
vào cơ sở hạ tầng. Tất cả các hoạt động của tín dụng IDA sẽ hỗ trợ về chính sách,
thể chế và cơ sở hạ tầng cho quá trình chuyển đổi đang diễn ra ở Việt Nam
- Tăng cường phát triển công bằng, bền vững và có sự tham gia của mọi
người dân trong xã hội. Theo đó, WB sẽ hỗ trợ những lĩnh vực ưu tiên sau đây: (i)
thu hẹp khoảng cách lạc hâu về phát triển ở những lĩnh vực không có lợi thế hoặc
bị tụt hậu; (ii) nâng cao mức sống cho người dân tộc thiểu số; (iii) thực hiện bình
đẳng về giới và nâng cao vai trò của phụ nữ; (iv) làm cho các dịch vụ cơ bản của
xã hội trở nên dễ tiếp cận và phục vụ được cả người nghèo; (v) giảm bớt ảnh
hưởng của thiên tai và các đột biến khác; và (vi) tăng cường sự bền vững môi
trường.
- Tăng cường quản trị nhà nước có hiệu quả: trong khuôn khổ rộng lớn này,
WB sẽ tập trung vào các hoạt động quản lý tài chính công, thông tin, tính minh
bạch và phát triển pháp lý. Từng lĩnh vực sẽ nhận được hỗ trợ kỹ thuật và các dự
án của IDA cho chương trình quản lý tài chính công, Chính phủ điện tử…
3.1.2. Tác động của Ngân hàng thế giới đối với Việt Nam
80
Là một nước đang phát triển, Việt Nam nằm trong chính sách chung của WB
với các nước này. Tuy nhiên, những đặc điểm riêng của Việt Nam làm cho quan hệ
giữa WB và Việt Nam còn có những sắc thái riêng.
3.1.2.1. Những tác động tích cực
Một cách tổng quát, những hoạt động của WB tại Việt Nam trong thời gian vừa
qua được cả phía Việt Nam và WB đánh giá cao. Theo đánh giá của WB, Việt
Nam được xếp vào những quốc gia thực hiện tốt và đem lại kết quả tích cực: tốc độ
tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tăng; ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì;
tỉ lệ nghèo đói giảm xuống; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; tỉ lệ mù chữ
giảm xuống, tỉ lệ trẻ em đến độ tuổi đi học nhập trường cao; sức khoẻ và đời sống
của người dân được cải thiện, tuổi thọ bình quân tăng, tỉ lệ trẻ em bị suy dinh
dưõng giảm, sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em có sự cải thiện rõ rệt… Khi đánh giá
kết quả các dự án đã hoàn thành ở Việt Nam, OED đánh giá hiệu quả phát triển của
các dự án của WB tiếp tục coi là tốt, tỉ lệ các dự án hoàn thành đạt yêu cầu cao.
Trong 8 dự án đã hoàn thành mà OED đánh giá, 100% đạt yêu cầu cả về mục tiêu
phát triển và tiến độ thực hiện. Trong 25 dự án hiện tại, 100% các dự án thiết kế
đều đạt được mục tiêu phát triển, xét về tiến độ thực hiện: 19/25 dự án được xếp
hạng đạt yêu cầu, chỉ có 6/25 dự án được xếp hạng không thoả đáng. Số dự án có
nguy cơ là 6, chiếm 24% tổng số dự án nhưng lại chỉ chiếm 19% tổng vốn cam
kết, cao hơn mức trung bình trong danh mục vốn cho vay của WB [8; tr 1 phụ lục
B1].
Việt Nam đánh giá cao sự hỗ trợ của WB trong thời gian vừa qua. Các dự án đã
góp phần hỗ trợ Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường vững chắc và có hiệu
quả hơn. Những tác động tích cực của WB tại Việt Nam được thể hiện ở những
khía cạnh sau:
3.1.2.1.1. Hỗ trợ cho Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường
Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Sự cam kết ngày càng mạnh mẽ của Chính phủ thực hiện cải
cách nền kinh tế hướng về thị trường mở cửa và điều này phù hợp với quan điểm
hỗ trợ của WB đối với các nước đang phát triển. Chính vì có sự thống nhất về quan
81
điểm cho nên những hỗ trợ của WB đối với Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu
cải cách của nền kinh tế Việt Nam và đem lại những kết quả tích cực.
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, cải cách về chính sách và
thể chế là một điều rất quan trọng để tạo điều kiện cho sự ra đời của kinh tế thị
trường và đảm bảo nó hoạt động có hiệu quả. Nhận thức được điều đó, trong thời
gian qua, WB đã hỗ trợ tập trung vào chủ đề này thông qua các hoạt động sau đây:
* Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ cho khu vực tƣ nhân, từ đó tạo nhiều việc làm và
đem lại thu nhập bình quân đầu người cao hơn. WB hỗ trợ Chương trình Phát triển
dự án MêKông (MPDF). Ngoài việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay (các
doanh nghiệp vừa và nhỏ là nòng cốt của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam),
Chương trình đã tiến hành nhiều nghiên cứu về môi trường đầu tư để chỉ ra những
trở ngại đối với đầu tư của khu vực tư nhân trong nước. WB vừa hoàn tất một
nghiên cứu đánh giá tác động của Luật doanh nghiệp mới. Công ty tài chính quốc
tế IFC đã nghiên cứu toàn diện sự phát triển của khu vực tư nhân và những trở ngại
đối với sự tăng trưởng tiếp theo của khu vực tư nhân để thông báo cho các nhà
hoạch định chính sách về các bước tiếp theo có thể tiến hành để hỗ trợ sự phát triển
của khu vực tư nhân, hướng tới một khuôn khổ pháp lý thống nhất cho sự tham gia
của các doanh nghiệp thuộc bất kỳ hình thức sở hữu nào. WB thảo luận với các
quan chức Chính phủ về chương trình phát triển kinh tế tư nhân trong khuôn khổ
Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo bao gồm các vấn đề chính sách đối với
khu vực kinh tế tư nhân theo hướng tăng cường sự tham gia của tư nhân vào lĩnh
vực cơ sở hạ tầng, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và cả vấn đề cho tư
nhân tiếp cận với đất đai thông qua việc tăng cường cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Đồng thời, trong các dự án đầu tư của mình, WB khuyến khích sự tham
gia của khu vực tư nhân trong việc thực hiện các hợp đồng của dự án (dự án Tài
chính nông thôn khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng cổ phần vào việc cấp
tín dụng cho nông dân nghèo, dự án Giao thông nông thôn thúc đẩy sự tham gia
của các nhà thầu tư nhân, dự án điện Phú Mỹ với sự khuyến khích của các nhà đầu
tư tư nhân cùng hùn vốn đầu tư với WB).
82
Những tác động trên đã góp phần cải thiện chung cho môi trường đầu tư của
khu vực tư nhân. Quốc hội đã thông qua những sửa đổi trong Hiến pháp, biến khu
vực tư nhân trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, thừa nhận quyền
của doanh nghiệp và doanh nhân trong việc quyết định hình thức kinh doanh và
hoạt động trong những lĩnh vực không bị cấm. Hội nghị Trung ương 5 khoá IX
tháng 3-2002 đã thừa nhận khu vực tư nhân là một yếu tố đóng góp quan trọng vào
tạo việc làm, thu nhập và ngân sách. Hội nghị kêu gọi các nhà lãnh đạo đất nước
khuyến khích khu vực tư nhân và ra quyết định đề xuất những chính sách tạo điều
kiện cho việc phát triển khu vực tư nhân. 50 loại giấy phép liên quan đến việc
thành lập và các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân bị bãi bỏ hoặc sửa đổi. Một
Nghị định về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đã được ban
hành, tiến dần tới xoá bỏ chế độ hai giá đối với các tổ chức trong và ngoài nước.
Luật doanh nghiệp ra đời khuyến khích tư nhân đầu tư, biểu hiện từ khi Luật
Doanh nghiệp ra đời, cứ mỗi tháng có 1600 doanh nghiệp mới đăng ký. Thực hiện
áp dụng mức thuế thu nhập thống nhất 28% đối với mọi loại hình sở hữu.
* Cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc. Để nâng cao tính hiệu quả và tăng cường
nguồn tài chính cho giảm nghèo, WB đã hỗ trợ kỹ thuật đối với lĩnh vực cải cách
doanh nghiệp nhà nước trong một loạt các hoạt động đi kèm với Tín dụng hỗ trợ
giảm nghèo bao gồm tăng cường cổ phần hoá, giải thể và bán đứt doanh nghiệp
nhà nước; điều chỉnh khuôn khổ pháp lý để nâng cao hiệu quả và tính minh bạch
của việc cổ phần hoá; Tiến hành kiểm toán chẩn bệnh và kế hoạch cơ cấu lại các
doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn (kế hoạch cơ cấu lại 3 tổng công ty Cà phê
(Vinacafe), Dệt may (Vinatex), Xuất nhập khẩu thuỷ sản (Seaprodex)); đưa ra các
thông tin đáng tin cậy về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hàng năm; mở
rộng hệ thống an sinh cho công nhân thuộc doanh nghiệp nhà nước phải thôi việc
do cải cách. Với sự tài trợ của DFID, một chuyên gia chuyên trách về doanh
nghiệp nhà nước đã làm việc tại văn phòng ở Hà Nội. Một dự án do ASEM tài trợ
và chính phủ thực hiện nhằm theo dõi việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi các
doanh nghiệp nhà nước. Các tổ công tác của Chính phủ và các nhà tài trợ về lĩnh
vực doanh nghiệp nhà nước được thành lập và kèm theo đó là các chương trình đối
83
thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ nhằm chia sẻ thông tin, những hiểu biết và
kiến thức liên quan đến lĩnh vực này.
Các hoạt động trên đây đã góp phần đẩy nhanh được tiến độ cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 10 năn 2004, Việt Nam đã cổ
phần hoá được 2242 doanh nghiệp nhà nước và bộ phận doanh nghiệp nhà nước
trong đó một bộ phận lớn doanh nghiệp được cổ phần hoá sau năm 2000. Kết quả
thực hiện cổ phần hoá đáng khích lệ, một bộ phận lớn doanh nghiệp sau khi cổ
phần hoá làm ăn hiệu quả, có tính chủ động cao trong giải quyết những vấn đề tài
chính, năng động trong kinh doanh, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho người
lao động. Kết quả tái cơ cấu lại 3 tổng công ty là Vinatex, Vinacafe và Seaprodex
đã đem lại những kết quả tích cực. Sau quá trình tái cơ cấu, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Vinatex và Vinacafe đều khả quan hơn trước. Kim ngạch xuất
khẩu của Vinatex đã tăng trưởng 30%/năm từ năm 2003. Xuất khẩu của Vinacafe
tăng gần 41,6% về lượng và gần 41% về giá trị so với cùng kỳ năm trước và hầu
hết các đơn vị xuất khẩu cà phê đều có lãi [17,1].
* Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và phát triển khu vực tài chính:
Trong lĩnh vực cải cách hệ thống ngân hàng, WB tiến hành hỗ trợ kỹ thuật
thông qua: một đánh giá toàn diện về hệ thống ngân hàng, tiến hành kiểm toán
chẩn bệnh các ngân hàng thương mại nhà nước, đánh giá chẩn đoán đầy đủ về hệ
thống báo cáo của ngân hàng; tái cơ cấu lại 2 ngân hàng thương mại quốc doanh
lớn; đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng; xây dựng và nâng cao năng lực quản lý
cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đối với hoạt động cho vay, WB đã đầu tư dự
án Hiện đại hoá hệ thống ngân hàng và hệ thống thanh toán có giá trị là 49,9 triệu
đô la và dự án này hoàn thành đạt kết quả tốt nhất trong số các dự án đã hoàn thành
của WB tại Việt Nam. Kết quả dự án này rất tốt, các ngân hàng được hiện đại theo
mô hình tập trung hoá tài khoản và kết nối trực tuyến. Hệ thống thanh toán liên
ngân hàng đã kết nối 55 tổ chức tín dụng và 217 chi nhánh trong 5 tỉnh thành phố
và mỗi ngày thực hiện từ 10 đến 14 ngàn giao dịch. Có 4 ngân hàng thương mại
kết nối hệ thống trong 5 tỉnh thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) với hàng trăm chi nhánh (riêng VCB và ngân hàng
84
thương mại cổ phần Hàng hải đã kết nối với tất cả các chi nhánh). Tổng số có 70
môđun nghiệp vụ đã triển khai cho 6 ngân hàng. Các hệ thống của các ngân hàng
thương mại thực hiện từ 6 đến 7 triệu giao dịch mỗi ngày. Đồng thời, dự án này
còn huy động vốn đóng góp của chính các ngân hàng thương mại 41,3 triệu đô la.
Dự án này không chỉ đem lại việc tiết kiệm tiền mà các ngân hàng thương mại
giảm thời gian thanh toán từ 30 ngày tính theo thời điểm giữa năm 1995 xuống còn
không đầy 24 giờ hiện nay và thúc đẩy lưu thông chu chuyển vốn nhanh, tạo điều
kiện thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ của các
ngân hàng thương mại [53, 23].
Trong lĩnh vực tài chính, dự án tài chính nông thôn 1 cũng đem lại kết quả
thành công khá nổi bật. Mục tiêu của dự án này là làm lành mạnh hoá tài chính
nông thôn thông qua sự tài trợ hướng vào nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở nông thôn cùng với những hỗ trợ kỹ thuật… từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế nhanh, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội để cải thiện cuộc sống của họ.
Để đạt được những mục tiêu đó, dự án đã cung cấp luồng vốn tín dụng cho các hộ
gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào nông nghiệp và các lĩnh vực
khác trong nông thôn thông qua các tổ chức tín dụng tham gia. Dự án làm lành
mạnh hoá tài chính nông thôn thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và đào
tạo nhân viên Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc quản lý và giám sát hoạt
động tổng thể đặc biệt tập trung vào việc nâng cao năng lực đánh giá và sự uỷ
quyền cho các tổ chức tín dụng tham gia; nâng cao năng lực của các tổ chức tín
dụng tham gia thông qua các chương trình đào tạo, các cuộc hội thảo và thảo luận
nhằm đem kỹ năng mới nhất của hệ thống ngân hàng quốc tế đến với Việt Nam
đồng thời nâng cao năng lực đánh giá vốn vay, kế toán, kiểm toán, quản lý hồ sơ,
huy động nguồn lực… Dự án còn mở rộng cách tiếp cận của người nghèo nông
thôn đối với dịch vụ tài chính thông qua cung cấp tín dụng cho Ngân hàng người
nghèo để cho người nghèo ở nông thôn vay, mở rộng sự hoạt động của các ngân
hàng lưu động tới những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, hẻo lánh… Sau sáu
năm thực hiện, từ 1996 đến 2002, dự án đã đạt được tất cả các mục tiêu của nó.
Thông qua Quỹ phát triển nông thôn và Quỹ cho người nghèo nông thôn đã
85
khuyến khích đầu tư tư nhân với 600.000 khoản cho vay nhỏ đối với 260.000
người vay mượn nhỏ; 375.000 hộ gia đình nghèo tiếp cận với dịch vụ tài chính
chính thức trong đó 60.000 hộ gia đình được vay trực tiếp từ quỹ người nghèo
nông thôn và 315.000 hộ gia đình nhận được dịch vụ tài chính từ 159 xe ngân hàng
lưu động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tạo điều kiện cho
sự lành mạnh hoá của tất cả các tổ chức tín dụng tham gia thông qua việc thực
hiện. Tổng giá trị của các khoản tín dụng mà dự án đã cung cấp là 445 triệu đô la,
lớn hơn gấp 3 lần so với dự tính ban đầu của dự án, tính trung bình cứ 1đô la của
quỹ IDA đã tạo ra đầu tư 3,97 đô la tính đến 31/12/2001. Hiệu quả sử dụng các
khoản tín dụng trên tốt biểu hiện tỉ lệ hoàn trả các khoản cho vay khi tới hạn là
98%, 99% người vay vốn tăng thu nhập của họ một cách đáng kể, 15% tổng số tiền
của dự án dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho họ mở
rộng hoạt động và tạo ra gần 2950 chỗ làm việc mới cho người dân [54,18].
* Tăng cƣờng hội nhập kinh tế thế giới
Thông qua Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo, WB đã hỗ trợ cho quá trình hội nhập
kinh tế thế giới để mở rộng mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động bằng cách:
đề nghị chính phủ xoá bỏ các hạn chế định lượng về nhập khẩu đối với một số
nhóm sản phẩm sữa; giảm thuế cho các mặt hàng nhập khẩu trong khối ASEAN
cùng với lộ trình AFTA hàng năm; mở rộng sự tham gia của tư nhân vào xuất khẩu
bằng cách đề nghị tăng lỉ tệ hạn ngạch xuất khẩu may mặc được đấu giá và thông
qua tự do xuất khẩu gạo. WB tiến hành phân tích về xuất khẩu Việt Nam, thách
thức và cơ hội, phân tích này đánh giá những chính sách đưa ra để nâng cao sự
cạnh tranh của Việt Nam. WB còn hỗ trợ toàn diện về nghiên cứu phân tích cho
Chính phủ, thiết lập và thực hiện một lộ trình hội nhập WTO với danh mục những
biện pháp chính sách cụ thể kèm theo những đánh giá hậu quả của việc lựa chọn
những chính sách và biện pháp khác nhau, hỗ trợ về thể chế cho các cơ quan của
Việt Nam đang chuẩn bị cho lộ trình cải cách chính sách, dọn đường cho việc gia
nhập WTO.
Những hoạt động trên góp phần khuyến khích sự cải cách của Việt Nam theo xu
hướng đó: phạm vi hạn chế định lượng đối với hàng hoá nhập khẩu đã giảm từ
86
20% lượng nhập và 22% sản lượng vào đầu năm 2003 xuống còn 13% và 4% cuối
năm 2003, thuế bình quân đối với mặt hàng xuất nhâp khẩu từ các nước ASEAN
giảm xuống còn 11%, hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng may mặc sang châu Âu đã
được đấu giá một phần đã tăng cường sự tham gia của tư nhân vào xuất khẩu hàng
may mặc [8, tr1, phụ lục A6].
* Việc thiết kế các dự án dựa trên phƣơng thức thị trƣờng: Các dự án hầu hết
được thiết kế nhằm tăng cường phát triển thể chế và chính sách hỗ trợ theo các
phương thức thị trường. Các dự án đô thị của WB tại Việt Nam đã cung cấp dịch
vụ đô thị và đề xuất các loại phí đánh vào người sử dụng. Các dự án năng lượng hỗ
trợ cho hình thức đấu thầu cạnh tranh trong sản xuất điện, dịch vụ cung cấp tư
nhân cấp xã và đề xuất cách tính giá theo cận biên dài hạn (LRMC). Các dự án
nông thôn hỗ trợ việc phân bổ và đăng ký sử dụng đất, đề xuất ngân hàng hiện đại
về tín dụng nông thôn. Các dự án giáo dục đã chuyển trợ cấp từ người sản xuất
sang người sử dụng, đề xuất hình thức phân bổ cạnh tranh nguồn vốn cho giáo dục
đại học
Ngoài các chương trình, hoạt động hỗ trợ thể chế, WB còn hỗ trợ cải tạo cơ sở
hạ tầng cho nền kinh tế Việt Nam, tạo điều kiện vật chất cần thiết cho sự chuyển
đổi sang nền kinh tế thị truờng. Các dự án mà WB hỗ trợ đã đem điện đến 2 triệu
người ở 32 tỉnh nghèo và cộng đồng nông thôn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
nhỏ tăng trưởng và cải thiện các thiết bị y tế và giáo dục. WB đã giúp Chính phủ
sửa chữa 1000 km đường giao thông huyết mạch của đất nước, Quốc lộ 1. Và hiện
nay, 600 km đường nữa đang được sửa chữa và 300 km đường sẽ được hoàn thành
trong các dự án sắp tới [12,7]. WB đã làm việc với các đối tác để cải thiện hệ thống
cấp nước để đến được 16 triệu người dân nghèo. Các dự án của WB đã giúp xây
dựng 7000 phòng học, cung cấp 82 triệu sách toán và tiếng Việt đến các trường ở
Việt Nam, 350.000 học sinh ở các xã nghèo nhất mượn sách giáo khoa miễn phí,
cung cấp sách giáo khoa và thiết bị dạy học cho 320 phòng học dành cho trẻ em
dân tộc thiểu số. Đồng thời, các dự án của WB còn xây dựng và nâng cấp 15 trung
tâm y tế và kế hoach hoá gia đình, 137 phòng phẫu thuật và sinh sản ở các bệnh
87
viện huyện, xây dựng và nâng cấp 2606 trung tâm y tế cấp xã và 60 trạm y tế miền
núi [12,7]
3.1.2.1.2. Hỗ trợ phát triển hoà nhập và bền vững
Trong thời gian vừa qua, tăng trưởng kinh tế đã góp phần cải thiện nâng cao
đời sống của người dân, thu nhập của họ tăng lên và nhiều hộ gia đình đã thoát
nghèo, tỉ lệ hộ gia đình nghèo đói đã giảm mạnh. Nhưng việc giảm nghèo được
thực hiện khác nhau giữa các vùng của Việt Nam. Khu vực Tây Nguyên là khu vực
nghèo nhất cả nước đồng thời cũng là khu vực giảm nghèo rất chậm trong những
năm qua, tiếp đến là vùng núi phía Bắc và duyên hải Bắc Trung bộ. Các chương
trình, dự án hỗ trợ của WB đối với Việt Nam tiếp tục hướng vào trọng tâm giảm
nghèo bền vững theo những nội dung sau:
* Giảm khoảng cách về trình độ phát triển của các vùng bị tụt hậu thông qua
tăng cường dịch vụ cho những vùng đó. Các dự án của WB trong thời gian qua tập
trung vào 3 vùng: miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, và duyên hải Bắc
Trung bộ bao gồm: Dự án Hạ tầng cơ sở ở nông thôn có sự tham gia của cộng
đồng (vốn cho vay có giá trị 103 triệu đô la Mỹ) cấp tài trợ cho các xã nghèo để
xây dựng cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ ở 540 xã trong 13 tỉnh nghèo nhất ở miền
Bắc và duyên hải miền Trung; Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phái Bắc (trị
giá 110 triệu đô la Mỹ) dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 1 triệu người dân
nghèo nông thôn trong 368 xã nghèo nhất với dự tính 85% số người hưởng lợi từ
dự án là đồng bào dân tộc thiểu số; Dự án cải thiện mạng lưới đường bộ sẽ cải tạo
hệ thống đường quốc lộ ở miền Bắc, xây dựng 6800 km đường liên xã và liên
huyện ở 49 tỉnh; Dự án năng lượng nông thôn 1 đã giúp tăng cường khả năng sử
dụng điện cho các hộ gia đình nông thôn từ 50% lên 82% trong nửa thập kỷ qua;
Dự án Quản lý nguồn nước sông Cửu Long, dự án Phòng chống lũ lụt và giao
thông sông Cửu Long, dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Đồng bằng sông
Cửu Long; Các hoạt động phân tích và tư vấn đã bắt đầu cập nhật chiến lược nông
thôn 1998 và đánh giá tác động của đầu tư vào thuỷ lợi lên giảm nghèo [8, tr1, phụ
lục C3]
88
* Dự án cơ sở hạ tầng và đời sống dựa vào cộng đồng: Dựa vào những kinh
nghiệm thành công trước đây về việc sử dụng các biện pháp dựa vào cộng đồng
trong dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc, trong các dự án cơ sở hạ tầng
nông thôn dựa vào cộng đồng, WB tiếp tục phân cấp và đẩy mạnh sự tham gia của
người dân trong các dự án tiếp theo. Đồng thời, một nghiên cứu được thực hiện
nhằm đánh giá kinh nghiệm của những dự án phân cấp, các dự án có sự tham gia
của cộng đồng để tìm ra các nguyên tắc chính cho việc thiết kế các chương trình
tương lai chẳng hạn đảm bảo sự tham gia của cộng đồng và cơ chế quản lý, hướng
đối tượng nghèo một cách hiệu quả hơn thông qua lập bản đồ nghèo, các cơ chế tài
trợ, xây dựng năng lực thể chế và cải cách chiến lược nhằm thúc đẩy phân cấp hiệu
quả ở Việt Nam.
* Đáp ứng nhu cầu cho những ngƣời nghèo ở đô thị: Mặc dù bất bình đẳng diễn
ra trầm trọng nhất là sự bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn, song ngay trong
các thành phố vẫn có những bộ phận nghèo trầm trọng, đặc biệt những người này
nằm trong số những người nhập cư. Như là một phần trong chương trình tín dụng
hỗ trợ giảm nghèo, WB hợp tác chặt chẽ với chính phủ để thiết kế và thực hiện
những chương trình để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ công tới người dân đô thị
bao gồm cả những người nhập cư, đề nghị sửa đổi những quy định của chính phủ
để cung ứng dịch vụ công cơ bản theo khu vực không tính đến tình trạng di cư của
người dân (đăng ký giấy khai sinh, hộ khẩu cho người nhập cư, mở rộng sự tiếp
cận của người nhập cư đến thị trường đất đai và nhà ở chính thức). Trong những
năm tới, WB cho vay đối với dự án sau: Dự án nâng cấp đô thị sẽ cung cấp cơ sở
hạ tầng cơ bản và cải thiện đời sống cho khoảng 865.000 dân cư nghèo và nâng
cao chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng cho 1.135.000 cư dân nữa thuộc 4 thành phố
[8,tr3, phụ lục C3]; Dự án phát triển cấp nước đô thị sẽ cải thiện tình trạng thiếu
nước sinh hoạt hiện nay ở những thành phố lớn; Dự án vệ sinh môi trường của các
thành phố ven biển sẽ mở rộng cung cấp nước và dịch vụ vệ sinh cho những thị
trấn nhỏ và những vùng nông thôn chưa được hưởng; Dự án phát triển giao thông
đô thị mới cho Hà Nội nhằm cải thiện các phương tiện giao thông công cộng (xe
89
buýt), an toàn cho người đi xe đạp và người đi bộ, trực tiếp đáp ứng nhu cầu đi lại
của người nghèo đô thị.
* Nâng cao đời sống cho các dân tộc thiểu số: Các nghiên cứu và phân tích của
WB đã chỉ ra rằng các dân tộc thiểu số nghèo hơn rất nhiều so với bộ phận còn lại
trong dân cư, hơn thế nữa tình trạng nghèo của dân tộc thiểu số lại có xu hướng
xấu đi. Do đó, trọng tâm trong lĩnh vực nghiên cứu và phân tích nghèo đói của WB
tại Việt Nam là tình trạng nghèo của các dân tộc thiểu số nhằm tìm ra những
nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Về hoạt động cho vay, dự án giáo dục cho trẻ
em thiệt thòi đã và đang hỗ trợ trên 1 triệu trẻ em dân tộc thiểu số ở những vùng
kém phát triển. Trong thời gian tới, WB sẽ có những nỗ lực nhằm khắc phục những
vấn đề về dân tộc thiểu số trong thiết kế chương trình cho vayđầu tư. Dự án Phát
triển lâm nghiệp dự định sẽ giúp cải thiện đời sống cho các dân tộc thiểu số và Dự
án Giáo dục cho mọi người cũng sẽ hỗ trợ cho giáo dục mầm non cho dân tộc thiểu
số. Dự án Cơ sở hạ tầng và đời sống cho các xã nghèo và dự án Đa dạng hoá nông
nghiệp 2 sẽ chú trọng đặc biệt đến tăng cường tham gia của dân tộc thiểu số.
* Các hoạt động bình đẳng giới đã được lồng ghép và trong các chương trình hỗ
trợ của WB đối với Việt Nam. Trong những khuyến nghị về thể chế và chính sách,
WB đã đề nghị sự bình đẳng giới thông qua việc đề nghị cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cần phải ghi cả tên vợ và tên chồng, tạo điều kiện cho người
phụ nữ bình đẳng với nam giới trong việc quyết định đất đai được sử dụng như thế
nào. Và điều này đã dẫn đến việc đưa thêm một quy định mới vào Luật Đất đai
mới được thông qua. Trong dự án Giáo dục tiểu học, WB đã mở rộng quy mô giáo
dục tiểu học, tạo điều kiện cho trẻ em gái đến độ tuổi đến trường nhập học, tỉ lệ
học sinh đến độ tuổi đến trường nhập học là gái tăng lên. Dự án tài chính nông
thôn đã tạo điều kiện cho những người phụ nữ có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín
dụng chính thức, nâng cao quyền quyết định của họ trong việc sử dụng tín dụng
như thế nào để có hiệu quả. Theo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trong dự án
này, 30% số người vay mượn nhỏ là phụ nữ, họ đã tham gia một cách chủ động
trong quyết định vay mượn và số tiền đã vay mượn được sử dụng như thế nào.
* Cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản với chi phí hợp lý cho ngƣời nghèo
90
Đối với dịch vụ giáo dục: Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu trong lĩnh vực giáo dục như tỉ lệ đi học tăng lên ở mọi cấp (đạt
90% đối với hầu hết những nhóm dân), chất lượng giáo dục tăng lên, và cải thiện
hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Đóng góp vào thành quả này có một phần không nhỏ của WB. Thông qua các hoạt
động nghiên cứu và phân tích, WB đã chỉ ra những vấn đề trong hệ thống giáo dục
ở Việt Nam hiện nay như có sự chênh lệch lớn về số lượng và chất lượng giáo dục
giữa các vùng; đầu tư giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số còn thấp và giáo
dục cho những trẻ em thiệt thòi còn hạn chế, giáo dục đại học chưa đáp ứng được
nhu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Về hoạt động cho vay, WB cho
vay 70 triệu đô la đối với dự án Giáo dục tiểu học và dự án này đã hoàn thành năm
1996 với kết quả là: cung cấp 82 triệu bộ sách giáo khoa môn Toán và Tiếng Việt
đến tất cả các trường ở Việt Nam; 350.000 học sinh ở những xã nghèo nhất được
mượn sách giáo khoa miễn phí; gần 7000 phòng học được xây dựng ở 35 tỉnh; 320
lớp học của trẻ em dân tộc thiểu số được trang bị sách giáo khoa và những đồ dùng
dạy và học; tạo điều kiện cho các em học tập bằng chính ngôn ngữ của dân tộc
mình; sáng kiến lớp song ngữ, lớp ghép cũng được ra đời từ dự án này [51,12]. Dự
án Giáo dục đại học, Dự án Đào tạo giáo viên tiểu học, dự án Giáo dục cho trẻ em
bị thiệt thòi và Giáo dục cho mọi người… đều đã và đang tiến hành và bước đầu
đem lại kết quả tích cực như: tạo môi trường cạnh tranh cho đào tạo đại học, nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục tiểu học, trẻ em thiệt thòi (trẻ em nghèo, mồ côi, lang thang…) có điều kiện
được đi học.
Đối với dịch vụ y tế: Các chỉ tiêu về sức khỏe của Việt Nam nhìn chung
được cải thiện và đạt ở mức cao hơn so với những nước có cùng thu nhập bình
quân đầu người. Nhưng vẫn còn những vấn đề còn tồn tại đặc biệt là sự chênh lệch
lớn về chỉ tiêu sức khoẻ giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập khác
nhau và có sự khác biệt rất lớn về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và khả năng trang
trải các chi phí giữa các nhóm khác nhau. Trước tình hình này, các hoạt động phân
tích và đánh giá của WB đã đánh giá ngành y tế, đánh giá quản lý và chi tiêu công
91
trong lĩnh vực y tế để tập trung giải quyết bất bình đẳng đang ngày càng gia tăng.
WB đã đề nghị cải thiện cơ chế tài chính cho y tế, cải thiện việc phân bổ nguồn lực
theo đó hướng vào đối tượng nghèo nhiều hơn cũng như giải quyết tình trạng
HIV/AIDS ngày càng tăng. Dự án cho vay trong lĩnh vực y tế bao gồm: dự án Sức
khoẻ gia đình và dân số trị giá 50 triệu đô la và dự án Sức khoẻ quốc gia trị giá
101,2 triệu đô la. Dự án sức khoẻ quốc gia đã cải thiện chất lượng dịch vụ y tế ở 18
tỉnh và hỗ trợ chương trình quốc gia về bệnh sốt rét, bệnh lao và bệnh nhiếm khuẩn
hô hấp cấp tính; cung cấp thuốc cần thiết cho các trung tâm y tế và đào tạo nhân
viên y tế ở hơn 2800 xã ở 18 tỉnh nghèo nhất, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp
cận dịch vụ y tế chất lượng cao. Dự án Sức khoẻ gia đình và dân số đã xây dựng và
nâng cấp 15 trung tâm kế hoạch hoá gia đình, 137 phòng phẫu thuật và sản khoa ở
các bệnh viện huyện, 2606 trung tâm y tế xã và 60 trạm y tế miền núi. Dự án cũng
tổ chức các khoá đào tạo cho 22.000 nhân viên y tế, đặc biệt là những nhân viên y
tế ở cấp xã [12,7]. Trong thời gian tới, một số dư án trong lĩnh vực y tế tiếp tục
được triển khai nhằm hướng vào vấn đề này như dự án Hiện đại hoá hệ thống
chăm sóc sức khoẻ tốt, dự án an toàn máu…
* Nâng cao tính bền vững của môi trƣờng: Đảm bảo bền vững về môi trường là
một trong những hoạt động nổi bật của WB ở các nước đang phát triển. Ở Việt
Nam cũng vậy, công tác môi trường của WB tập trung hỗ trợ 3 mục tiêu chiến lược
của chính phủ là: (i) ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm; (ii) bảo vệ giữ gìn, sử dụng
bền vững các nguồn lực tự nhiên và đa dạng sinh học; (iii) tăng cường chất lượng
môi trường ở những khu đô thị. Về hoạt động phân tích và tư vấn: các hoạt động
này đang nỗ lực nâng cao tính bền vững của môi trường thông qua chương trình
giáo dục và tuyên truyền nhằm tăng cường thông tin và ý thức bảo vệ môi trường;
hỗ trợ loại bỏ sử dụng xăng pha chì chuyển sang sử dụng xăng không pha chì;
chuẩn bị một loạt các Quan trắc về môi trường với ấn bản năm 2003 tập trung vào
vấn đề nước; tư vấn xây dựng năng lực để đưa vấn đề môi trường vào trong các
chương trình phát triển của chính phủ.
Về hoạt động cho vay: WB đã phối hợp với Quỹ môi trường toàn cầu (GEF)
tiến hành viện trợ không hoàn lại một loạt các hoạt động nhằm bảo tồn và sử dụng
92
bền vững đa đạng sinh học bao gồm: Dự án bảo vệ khu vực biển Hòn Mun, dự án
bảo vệ hành lang xanh Bạch Mã-Hải Vân, khu vực bảo tồn thiên nhiên Chu Yang
Sin và đa dạng hoá sinh thái ở vùng đá vôi Cúc Phương-Pu Loung. Ngoài ra WB
còn cho Việt Nam vay các dự án về môi trường sau đây: Bảo vệ rừng, Đa dạng hóa
nông nghiệp, Vệ sinh cho 3 thành phố, Bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, Vệ sinh
môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh… . Các dự án này đã góp phần cải thiện môi
trường ở Việt Nam.
3.1.2.1.3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
* Cải thiện tính minh bạch, cung cấp thông tin và tăng cƣờng tính hiệu quả về
quản lý tài chính công:
Ngân hàng thế giới đã tác động rất nhiều đến quản lý tài chính công. Ngân hàng
thế giới cùng với Quỹ tiền tệ quốc tế đã soạn thảo một báo cáo “Tiến tới minh bạch
tài chính” trong đó chỉ rõ Việt Nam vẫn là nước có thông tin nghèo nàn và tính
minh bạch kém. Vì vậy, lần đầu tiên Chính phủ đã công bố số liệu ngân sách nhà
nước dựa trên nguyên tắc quốc tế, công bố các số liệu thống kê tài chính của Chính
phủ trong Niên giám thông kê Tài chính Chính phủ của Quỹ tiền tệ quốc tế. Năm
1999, các xã được yêu cầu công bố về ngân sách của xã đó trước cửa văn phòng.
Chính phủ cùng với WB và các nhà tài trợ soạn thảo Đánh giá chi tiêu công và
Đánh giá trách nhiệm tài chính quốc gia. Hai đánh giá này là cơ sở để xây dựng dự
án Cải cách quản lý tài chính công, một dự án nhằm củng cố việc lập kế hoạch,
thực hiện và báo cáo ngân sách cũng như trách nhiệm giải trình của cơ quan các
cấp về quản lý ngân sách. Dự án này cũng hỗ trợ thiết lập một khuôn khổ chi tiêu
trung hạn bền vững ở cấp ngành và cấp tỉnh ở 4 tỉnh thành phố. Chương trình tín
dụng hỗ trợ giảm nghèo hỗ trợ kiểm toán các ngân hàng thương mại nhà nước và
chuyển sang tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho những ngân hàng này. Sự hỗ trợ của
WB để nâng cao tính minh bạch và tăng cường mức độ sẵn có của số liệu được bổ
sung bằng các can thiệp chính sách dự án và các can thiệp ngành. Các hoạt động
hỗ trợ kỹ thuật xoay quanh những đối thoại chính sách với chính phủ về tăng
cường thông tin và xây dựng năng lực quản lý ngân sách ở cả cấp trung ương và
93
địa phương. WB gần đây đã thuê một chuyên gia về cải cách hành chính làm việc
ở văn phòng tại Hà Nội.
Các hoạt động này đã giúp cải thiện một cách rõ nét về tình hình thông tin ngân
sách và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước. Thông tin về
ngân sách đã không còn là bí mật và lần đầu tiên được công bố vào tháng 6 năm
1999, và kết quả và kế hoạch ngân sách hàng năm đã được công bố trên trang web
của Bộ tài chính. Quá trình Quốc hội thông qua ngân sách cũng minh bạch hơn,
với việc thu và phân bổ ngân sách 2004 giữa các bộ trung ương và chuyển xuống
các tỉnh lần đầu tiên được biểu quyết công khai bởi tất cả các đại biểu Quốc hội.
Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi trong thời gian vừa qua đã giao cho Kho bạc nhà
nước là cơ quan chịu trách nhiệm hàng đầu về thông tin thực hiện ngân sách và
quản lý tài chính thống nhất.
Đối với quản lý chi tiêu công, Nhà nước đã có những cơ chế để tránh bội chi và
sử dụng sai nguồn lực, đồng thời hướng đối tượng vào y tế và giáo dục. Quỹ khám
chữa bệnh cho người nghèo đã được thành lập và đã cấp kinh phí trực tiếp cho
những cơ sở y tế để miễn phí cho người nghèo, có trợ cấp cho những tỉnh nghèo để
cấp sách giáo khoa miễn phí cho những người sống ở vùng sâu vùng xa. Những
chính sách chi tiêu mới vì người nghèo này đã được đưa vào trong định mức phân
bổ ngân sách mới và sẽ được sử dụng để tính mức trợ cấp ngân sách cho các tỉnh.
Chính phủ đã cho xây dựng thí điểm khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong ngành
giáo dục trong đó có kết hợp giữa chi thường xuyên và chi đầu tư một cách phù
hợp.
* Phát triển luật pháp: WB đã hỗ trợ Đánh giá nhu cầu luật pháp và xây dựng
chiến lược phát triển luật pháp Việt Nam bao gồm cả việc thông qua các khoản
viện trợ không hoàn lại của Quỹ phát triển quốc tế cũng như những hỗ trợ thiết kế
những luật trọng tâm gồm Luật điện năng, Luật khí đốt, Luật khai thác mỏ, Luật
đất đai, Luật nước sinh hoạt, Luật về các tổ chức và hiệp hội. Tính minh bạch của
luật pháp đã được cải thiện thông qua sáng kiến thí điểm công bố các dự thảo luật
để lấy ý kiến đóng góp trên các phương tiện thông tin đại chúng kể cả trên Internet.