Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng (Kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 116 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT I
DANH MỤC BẢNG II
DANH MỤC BIỂU ĐỒ III
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG . 8
1.1. Khái quát về xuất khẩu dịch vụ 8
1.1.1. Khái niệm dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ 8
1.1.2. Phân loại dịch vụ 10
1.1.3. Các phương thức xuất khẩu dịch vụ 11
1.2. Lý thuyết về xuất khẩu dịch vụ 12
1.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh 13
1.2.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia 15
1.3. Khái quát về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng 20
1.3.1. Khái niệm dịch vụ tài chính - ngân hàng 20
1.3.2. Khái niệm về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng 20
1.3.3. Vai trò của dịch vụ tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế chuyển đổi
và hội nhập 21
1.4. Xu hướng hội nhập của hệ thống tài chính - ngân hàng trong bối cảnh
toàn cầu hoá 22
1.4.1. Xu hướng hội nhập của hệ thống tài chính - ngân hàng thế giới 22
1.4.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tới khu vực tài chính - ngân hàng
Việt Nam 26
CHƯƠNG 2 32
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH -
NGÂN HÀNG 32
2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ 32
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Mỹ 32
2.1.2. Chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Mỹ 39


2.1.3. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Mỹ 43
2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc 44
2.2.1. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Trung Quốc 44
2.2.2. Chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Trung Quốc 52
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Trung Quốc 57
2.3. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Singapore 58
2.3.1. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Singapore 58
2.3.2. Chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Singapore 66
2.3.3. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Singapore 71
CHƯƠNG 3 74
XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH
VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 74
3.1. Cam kết của Việt Nam về tiếp cận thị trường đối với dịch vụ tài chính -
ngân hàng trong GATS 74
3.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam từ năm
2000 đến nay 75
3.2.1. Về xuất khẩu dịch vụ ngân hàng 75
3.2.2. Về xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm 79
3.2.3. Về xuất khẩu dịch vụ chứng khoán và các dịch vụ tài chính khác 84
3.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của
Việt Nam 85
3.3.1. Những thành công 85
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 86
CHƯƠNG 4 91
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH -

NGÂN HÀNG CỦA VIỆT NAM 91
4.1. Định hướng chiến lược xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt
Nam đến năm 2020 91
4.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển ngành tài chính - ngân hàng của Việt
Nam đến năm 2020 91
4.1.2. Quan điểm định hướng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt
Nam đến năm 2020 95
4.2. Một số gợi ý về chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ tài chính -
ngân hàng của Việt Nam 97
4.2.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành tài chính - ngân
hàng 97
4.2.2. Thúc đẩy cạnh tranh nội địa mạnh mẽ 99
4.2.3. Hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa, hệ thống hóa chất lượng dịch vụ tài chính
- ngân hàng 101
4.2.4. Phát triển các ngành công nghiệp liên quan và ngành công nghiệp bổ
trợ 101
4.2.5. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển ngành tài chính - ngân hàng102
4.2.6. Một số gợi ý với các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng 103
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

I
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AFTA
Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
APEC
Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

EU
Liên minh châu Âu
FDI
Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
GDP
Tổng Sản phẩm Quốc nội
GATT
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GATS
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
IMF
Qũy Tiền tệ Quốc tế
KH & ĐT
Kế hoạch và Đầu tư
HNKTQT
Hội nhập kinh tế quốc tế
L/C
Thư tín dụng
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng Thương mại
NSNN
Ngân sách Nhà nước
OECD
Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế
UNCTAD
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
USD
Đôla Mỹ

WTO
Tổ chức Thương mại Quốc tế
WB
Ngân hàng thế giới

II
DANH MỤC BẢNG
Stt
Bảng
Trang
1
Bảng 2.1. Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Mỹ
chia theo quốc gia, giai đoạn 2000 – 2009
39
2
Bảng 2.2. Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Trung
Quốc chia theo quốc gia, giai đoạn 2000 - 2009
52
3
Bảng 2.3. Xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng Singapore
2000 – 2009 xét theo quốc gia
66

III
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Stt
Biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng

của Mỹ 2000-2009
33
2
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng
trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Mỹ 2000-2009
34
3
Biểu đồ 2.3. Cán cân xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của
Mỹ 2000-2009
35
4
Biểu đồ 2.4. Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Mỹ
2000-2009 xét theo phương thức
37
5
Biểu đồ 2.5. Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Mỹ
2000-2009 xét theo khu vực thị trường
38
6
Biểu đồ 2.6. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng
của Trung Quốc 2000 – 2009
45
7
Biểu đồ 2.7. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng
trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc 2000-2009
46
8
Biểu đồ 2.8. Cán cân xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của
Trung Quốc 2000-2009
47

9
Biểu đồ 2.9. Xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng của Trung
Quốc 2000-2009 xét theo phương thức
50
10
Biểu đồ 2.10. Thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Trung Quốc 2000 – 2009 xét theo khu vực
51
11
Biểu đồ 2.11. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Singapore 2000 – 2009
59
12
Biểu đồ 2.12. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc 2000-
2009
60
IV
13
Biểu đồ 2.13. Cán cân xuất khẩu dịch vụ tài chính ngân hàng
của Singapore 2000-2009
61
14
Biểu đồ 2.14. Phương thức xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Singapore 2000 – 2009
64
15
Biểu đồ 2.15. Thị trường xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Singapore 2000 – 2009 xét theo khu vực
65

16
Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ngân hàng của Việt
Nam 2000 – 2009
76
17
Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng xuất khẩu dich vụ ngân hàng trong kim
ngạch xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam 2000 – 2009
77
18
Biểu đồ 3.3. Cán cân thương mại dịch vụ ngân hàng của Việt
Nam 2000 – 2009
78
19
Biểu đồ 3.4. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm của Việt
Nam 2000 – 2009
80
20
Biểu đồ 3.5. Xuất khẩu dịch vụ bảo hiểm trong xuất khẩu dịch
vụ của Việt Nam 2000 – 2009
80
21
Biểu đồ 3.6. Cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ bảo hiểm của Việt
Nam 2000 – 2009
81


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dịch vụ tài chính – ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong các hoạt

động kinh tế, chi phối tới hoạt động của toàn xã hội. Dịch vụ tài chính – ngân hàng
được so sánh như hệ thống “mạch máu” đi nuôi dưỡng toàn “cơ thể” xã hội. Sự phát
triển của dịch vụ tài chính – ngân hàng cũng kéo theo sự lớn mạnh không ngừng của
thương mại dịch vụ tài chính - ngân hàng cả về quy mô và tốc độ. Xuất khẩu dịch
vụ tài chính - ngân hàng đã trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng của nhiều
quốc gia, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm với tốc độ
nhanh chóng hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác.
So với các nước trong khu vực và thế giới, ngành dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Việt Nam vẫn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Mặc dù đã có sự tăng
trưởng với tốc độ rất lớn trong mấy năm gần đây, đặc biệt trong 2 năm 2007 và
2009, nhưng dịch vụ tài chính - ngân hàng Việt Nam quy mô còn nhỏ, chất lượng
chưa cao, thiếu nhân sự cấp cao, khả năng quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp
còn yếu. Về mặt vĩ mô, Việt Nam vẫn thiếu những chính sách hoàn chỉnh và đồng
bộ về dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng như về thương mại dịch vụ tài chính -
ngân hàng. Tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ nói chung của Việt Nam còn rất khiêm tốn,
do đó xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng còn rất mới mẻ với nền kinh tế Việt
Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế khu vực và thế giới, ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam cần
có những bước tiến đột phá, tự nâng cao nội lực thông qua tăng cường chất lượng
dịch vụ, đội ngũ nhân sự, kỹ năng quản lý doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Bên
cạnh đó, một yêu cầu cũng rất cấp thiết đó là một chính sách thương mại dịch vụ tài
chính - ngân hàng hoàn chỉnh để ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng có thể nắm
bắt vận hội mới, vươn lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ
khi khu vực dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển bền vững thì mới có thể nâng
cao chất lượng dịch vụ, tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng
2
trong tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam nói chung.
Mặc dù có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế nhưng việc nghiên cứu,

xây dựng các biện pháp thúc đẩy phát triển ngành tài chính - ngân hàng của Việt
Nam nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng nói
riêng còn rất hạn chế. Chính sách vĩ mô, khung khổ pháp lý cho hoạt động của
ngành tài chính - ngân hàng và hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng
còn thiếu và không đồng bộ. Về phía doanh nghiệp trong ngành tài chính - ngân
hàng cũng chưa có một nhận thức đầy đủ và chiến lược rõ ràng về hoạt động xuất
khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Trong khi đó, trên thế giới, các nước có hệ
thống tài chính - ngân hàng hiện đại đi cùng với nền kinh tế phát triển là những
nước đã có những chính sách vĩ mô hợp lý khuyến khích phát triển ngành tài chính -
ngân hàng và hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng. Với Việt Nam,
yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, chuyên sâu về hoạt
động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng để đưa ra được những biện pháp hiệu
quả giúp ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam có sự phát triển đột phá, tạo bước
ngoặt trong chiến lược phát triển dài hạn, nhanh chóng bắt nhịp với sự cạnh tranh
ngày càng mạnh mẽ trong một sân chơi toàn cầu. Do đó, việc nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng, đặc biệt là của các nước
đã đạt được nhiều thành công là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là gợi ý
rất tốt cho ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Với mục đích như vậy, tôi chọn
đề tài: “Xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và những
gợi ý đối với Việt Nam” làm Luận văn Thạc Sỹ ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ
Kinh tế quốc tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về dịch vụ nói chung và dịch vụ tài chính - ngân
hàng trên thế giới có thể kể đến:
(1) Cuốn sách: “Thương mại Dịch vụ quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”
của hai tác giả Marshall Reinsdorf và Matthew Slaughter đề cập tới vai trò của
3
ngành dịch vụ đối với nền kinh tế. Cuốn sách đã tập trung phân tích vai trò quan
trọng của thương mại dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ và nhấn mạnh đến vai trò quan
trọng của việc phát triển các loại hình dịch vụ thương mại quốc tế trong cơ cấu sản

xuất toàn cầu.
(2) Đề cập tới ngành tài chính - ngân hàng, các tác giả Joe Peek và Eric
S.Rosengren đã có bài viết: Những dấu hiệu toàn cầu hóa lĩnh vực ngân hàng: Trải
nghiệm của các nước châu Mỹ latinh (10/2000), với nội dung chính là: các nước
châu Mỹ latinh đã trải qua những đợt suy thoái kinh tế trầm trọng và liên tục kể từ
năm 1970 có liên quan trực tiếp tới khủng hoảng của hệ thống ngân hàng tại các
nước này. Các tác giả đưa ra nhận xét rằng cần những chính sách để khuyến khích
mặt lợi và hạn chế những tác động tiêu cực của sự thâm nhập thị trường nội địa của
các ngân hàng nước ngoài.
(3) Tác giả Fredic S.Mishkin đã có bài viết: Sự bất ổn tài chính toàn cầu: Hệ
thống, Sự kiện và các vấn đề (1999) trong đó định nghĩa rõ về khái niệm bất ổn tài
chính và tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế. Tác giả phân tích cụ thể trường
hợp của Mexico và các nước Đông Á. Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn
nguy cơ bất ổn và tăng cường sức mạnh của hệ thống tài chính toàn cầu.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nước ngoài về ngành dịch vụ và xuất
khẩu dịch vụ rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng,
những công trình nghiên cứu kể trên chỉ tập trung nghiên cứu về phát triển dịch vụ
nói chung mà không đi sâu nghiên cứu về dịch vụ tài chính - ngân hàng, cũng như
hoạt động xuất khẩu dịch vụ này. Những kinh nghiệm quốc tế cụ thể và những gợi ý
đối với Việt Nam trong việc xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng còn thiếu vắng
trong các công trình nghiên cứu kể trên. Đề tài này đã cố gắng nghiên cứu để bổ
sung sự thiếu vắng đó.
Ở Việt Nam, các ngành dịch vụ mới chỉ thực sự được chú ý tới từ đầu những
năm 1990. Do đó thương mại dịch vụ chưa phát triển nhất là dịch vụ tài chính -
ngân hàng và kinh nghiệm về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng càng thiếu.
4
Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu về dịch vụ nói chung và xuất khẩu
dịch vụ:
(1) Báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020
(CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025” do nhiều tác giả thuộc dự án Mutrap III thực

hiện năm 2010 đã đề cập tới sự cần thiết của chiến lược tổng thể phát triển ngành
dịch vụ Việt Nam tới năm 2020 và vai trò của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế
Việt Nam.
(2) Đề tài cấp Bộ Thương mại: Cơ sở khoa học xây dựng định hướng mục tiêu
và giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2001-2005
(2002) đã nhấn mạnh đến vai trò của dịch vụ trên các khía cạnh:
i) Vai trò của xuất khẩu dịch vụ trong phát triển kinh tế thị trường.
ii) Xuất khẩu dịch vụ hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển.
(3) Về hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ, Đề tài cấp Bộ Công thương (2002),
các tác giả Nguyễn Thanh Hưng & Ngô Chung Khanh đã giới thiệu các hệ thống
phân loại dịch vụ chủ yếu, mối quan hệ giữa khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu dịch
vụ với khái niệm cư trú. Nêu ra một số khó khăn trong hoạch định chính sách xuất,
nhập khẩu dịch vụ hiện nay. Đồng thời Đề tài đã tập trung nghiên cứu và làm rõ
phương pháp tính xuất khẩu, nhập khẩu trong nhiêu ngành dịch vụ.
(4) Đề tài: “Xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” của các
tác giả Nguyễn Thị Nhiễu, Nguyễn Duy Nghĩa, Đỗ Thắng Hải (2008) cho rằng:
theo cam kết về dịch vụ trong WTO và các cam kết song phương của nước ta, đối
với một số lĩnh vực nhạy cảm như viễn thông, nghe nhìn, văn hóa, giải trí sẽ không
cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, còn lại đa số các lĩnh vực
dịch vụ khác, các doanh nghiệp nước ngoài được phép cạnh tranh bình đẳng với các
doanh nghiệp trong nước. Đề tài cũng nhấn mạnh: Nền kinh tế Việt Nam nói chung
và hoạt động xuất khẩu nói riêng đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên
tỷ trọng của dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức rất
thấp, theo tính toán sơ bộ chỉ chiếm khoảng 11% trong năm 2006.
Thứ hai, về lĩnh vực tài chính - ngân hàng:
5
Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Việt Nam của VinaCapital ngày 15/8/2006 đã
đề cập tới tất cả các khía cạnh của ngành ngân hàng Việt Nam. Nội dung chính như
sau: Khả năng xâm nhập thị trường rất hạn chế; Tốc độ tăng trưởng cho vay và huy
động cao hơn tốc độ tăng GDP đáng kể; Độ tập trung cao nhưng tính chia cắt cũng

sâu sắc; Qúa nhiều quy định hạn chế hoạt động của ngân hàng nước ngoài; Chất
lượng cho vay còn thiếu minh bạch; Thiếu vốn trầm trọng; Số lượng nhiều nhưng
quy mô nhỏ, sản phẩm ít; Không có thông tin về nợ xấu.
Tổ chức xếp hạng tín dụng FitchRatings đã có bản báo cáo: Impact of Fiscal
Measures on Vietnamese Banks’ Outlook - Tác động của các biện pháp tài khóa đối
với triển vọng của các ngân hàng Việt Nam (10/6/2009), với nội dung chính đề cập
tới tác động đợt phát hành 230 triệu USD trái phiếu của Chính phủ Việt Nam vào
tháng 3/2009 tới các ngân hàng thương mại trong đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mai phải đầu tư vào đợt phát hành này.
Bản báo cáo: Banks & Financial Services - Dịch vụ tài chính và ngân hàng,
của Tổ chức Jaccar Equity Research Viet Nam (18/7/2009), đã đề cập tới nội dụng:
Đưa ra một bức tranh tổng thể về hệ thống các ngân hàng Việt Nam thông qua việc
so sánh giữa ngân hàng cổ phần và ngân hàng nhà nước, phân loại các ngân hàng từ
đó đưa ra các vị thế thị trường của các ngân hàng qua các năm 2007, 2008 và 2009.
Qua đó cũng cho biết sức mạnh nội tại của mỗi ngân hàng và chiến lược phát triển.
Tựu chung lại, các công trình nghiên cứu trong nước kể trên mặc dù đề cập
đến nhiều khía cạnh của phát triển ngành và xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam nhưng
vẫn chưa đưa ra được những kinh nghiệm quốc tế phổ cập và đặc thù về xuất khẩu
dịch vụ tài chính - ngân hàng và áp dụng với Việt Nam, đặc biệt kinh nghiệm của
các nước phát triển và các tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu trên thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của một số nước điển hình trên thế giới, trong đó có Mỹ (nước có nền kinh tế
phát triển và hệ thống tài chính - ngân hàng tiên tiến nhất thế giới), Singapore (nước
cùng khối ASEAN với Việt Nam được coi là một trong những con hổ châu Á),
6
Trung Quốc (nước có cùng hệ thống chính trị và cùng là nước đang phát triển với
Việt Nam) từ đó rút ra kinh nghiệm và đề xuất những gợi ý có tính chất tham khảo
cho việc xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung của hoạt

động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính -
ngân hàng của một số nước điển hình để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt
Nam, từ đó làm rõ nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu tài
chính - ngân hàng trong thời gian qua. Xây dựng và đề xuất những giải pháp trong
ngắn và dài hạn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng
của Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt
động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của một số nước trên thế giới và của
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu hoạt
động xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam và quốc tế kể từ năm 2000 đến nay. Về nội
dung: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính -
ngân hàng mà không nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của tất cả các ngành dịch vụ.
Về kinh nghiệm quốc tế: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu ba quốc gia có
những nét nổi bật về lĩnh vực tài chính - ngân hàng mà Việt Nam có thể học tập, đó
là: Trung Quốc, Mỹ và Singapore.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng để phân tích
hoạt động của ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng Việt Nam trong sự vận động và
phát triển của nó.
Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp, so
sánh, được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá các số liệu để minh chứng cho các vấn
7
đề nghiên cứu.
Bên cạnh đó, phương pháp case study được sử dụng nhằm phân tích hoạt động
xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam với một số nước điển hình
nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6. Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính -
ngân hàng trong nền kinh tế.
- Đánh giá, rút ra một số bài học kinh nghiệm hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài
chính - ngân hàng của một số quốc gia tiêu biểu.
- Đánh giá hiện trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng ở
Việt Nam.
- Đưa ra những gợi ý từ những bài học kinh nghiệm quốc tế đối với hoạt động
xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng của Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng.
- Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế trong xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng.
- Chương 3: Xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam
gia nhập WTO.
- Chương 4: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ tài chính - ngân
hàng của Việt Nam.
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
1.1. Khái quát về xuất khẩu dịch vụ
1.1.1. Khái niệm dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ
1.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ
Theo Bùi Nguyên Hùng, 2004, thì “dịch vụ là một quá trình gồm các hoạt
động hậu đài và phía trước, nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác
với nhau. Mục đích của việc tương tác này là nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong
muốn của khách hàng theo cách khách hàng mong đợi, cũng tạo ra giá trị cho khách
hàng”.
Theo Fitzsimmon, 2001, “dịch vụ là một hoặc một loạt các hoạt động ít nhiều

có bản chất vô hình xảy ra trong sự tương tác giữa khách hàng và các nguồn lực của
nhà cung cấp dịch vụ mà nguồn lực này được coi là giải pháp đối với vấn đề của
khách hàng”.
Theo tiến sỹ Lưu Văn Nghiêm tại trang 6, Giáo trình Marketing trong kinh
doanh dịch vụ, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản thống kê 2001, thì dịch vụ là
“một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối
quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không
có sự thay đổi về quyền sở hữu. Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc
vượt qua phạm vi của sản phẩm vật chất”. Theo đó, dịch vụ bao gồm từ các yếu tố
vô hình, chỉ tiềm ẩn dưới các dạng thức vô hình và có thể cảm nhận. Dịch vụ là một
quá trình hoạt động gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có thể độc lập
hoặc là một phần của dịch vụ chính. Dịch vụ luôn mang lại cho người sử dụng một
giá trị nào đó gắn liền với lợi ích mà người sử dụng nhận được từ dịch vụ. Những
giá trị hệ thống dịch vụ gọi là chuỗi giá trị, trong đó có giá trị dịch vụ chính và dịch
vụ gia tăng.
1.1.1.2. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ
Khác với khái niệm xuất khẩu hàng hóa, khái niệm xuất khẩu dịch vụ phức tạp
hơn rất nhiều do những đặc điểm đặc thù của dịch vụ. Tại Việt Nam, Bộ KH&ĐT
9
và Tổng cục thống kê đã quy định xuất khẩu dịch vụ là hoạt động mua bán, trao đổi,
biếu tặng dịch vụ giữa một bên là phía Việt Nam (người cư trú) và phía nước ngoài
(người không cư trú). Theo đó, phía Việt Nam/Người cư trú bao gồm: Tổ chức
chính trị; Tổ chức chính trị - xã hội; Tổ chức nghề nghiệp; Các cơ quan quản lý nhà
nước; Sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài; Doanh nghiệp đăng ký hoạt
động theo Luật Việt Nam; Tổ chức sản xuất kinh doanh; Cá nhân và người nước
ngoài cư trú lâu dài tại Việt Nam. Phía nước ngoài/Người không cư trứ bao gồm: Tổ
chức chính trị; Tổ chức Chính trị - xã hôi; Tổ chức nghề nghiệp; Văn phòng đại
diện; Sứ quán, lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam; Doanh nghiệp, tổ chức đăng
ký hoạt động theo Luật nước ngoài; Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam
cư trú lâu dài ở nước ngoài.

1.1.1.3. Đặc điểm của xuất khẩu dịch vụ
Dịch vụ có một số đặc điểm giúp chúng ta phân biệt với các loại hàng hóa hữu
hình khác. Đó là: Tính vô hình; Tính không đồng nhất; Tính không thể tách rời;
Tính không thể tồn trữ.
Gắn với những đặc điểm của dịch vụ, xuất khẩu dịch vụ cũng có những đặc
thù riêng:
- Do sản phẩm dịch vụ là vô hình, khi xuất khẩu dịch vụ, giá trị sản phẩm dịch
vụ mặc dù không tồn tại nhưng có thể tăng hoặc giảm theo đánh giá của khách
hàng. Hình thái vật chất để tạo nên sản phẩm dịch vụ không giống như lưu thông
hàng hóa và thường vòng quay vốn nhanh, lãi thu nhanh chóng. Hoạt động xuất
khẩu dịch vụ chủ yếu thực hiện bằng trí tuệ, kỹ thuật, trong giá thành sản phẩm hầu
như không có chi phí nguyên liệu đầu vào, nên dù kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
thấp hơn hàng hóa, nhưng so sánh hiệu quả kinh tế, xã hội chưa chắc đã thua, thậm
chí còn cao hơn.
- Xuất khẩu dịch vụ có thể diễn ra mà các doanh nghiệp không ý thức được
việc mình đang thực hiện việc xuất khẩu. Các doanh nghiệp thường không quan tâm
tới việc có phải mình đang thực hiện hoạt động xuất khẩu dịch vụ hay không. Điều
họ quan tâm là lợi nhuận. Do đó, nếu không có sự chủ động từ các cơ quan quản lý
10
nhà nước trong việc tạo ra những động lực khuyến khích xuất khẩu dịch vụ thì sẽ rất
khó để các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và có những chiến lược thích hợp.
- Xuất khẩu dịch vụ không phải là lĩnh vực chỉ dành riêng cho các doanh
nghiệp lớn. Các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa thường gặp khó
khăn trong việc tìm kiếm thông tin thị trường nước ngoài, việc đáp ứng độ lớn của
đơn đặt hàng, những rủi ro trong xuất khẩu, sự kém cạnh tranh trong giá cả, chất
lượng, công nghệ. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu dịch vụ mở rộng hơn cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi xuất khẩu dịch vụ theo phương thức 2, tức là cung
cấp dịch vụ ngay trên thị trường nước mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hạn
chế được những bất lợi gặp phải khi xuất khẩu hàng hóa.
- Xuất khẩu dịch vụ chỉ xuất hiện khi khách hàng đồng ý và trước khi dịch vụ

bắt đầu thì một phần hoặc tất cả chi phí dịch vụ sẽ được chi trả. Như vậy rủi ro
thuộc về người dùng dịch vụ. Khả năng thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu
dịch vụ tùy thuộc vào uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Người sử dụng dịch
vụ thường tìm hiểu thông tin qua những người đã dùng dịch vụ và rất quan tâm tới
uy tín của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Do đó, thương hiệu doanh nghiệp chú
trọng tới uy tín là một chiến lược cần được áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu dịch vụ.
- Xuất khẩu dịch vụ gặp rất nhiều rào cản thị trường, cả kỹ thuật và phi kỹ
thuật. Trong khuôn khổ các vòng đàm phán WTO, thương mại dịch vụ đang gặp
nhiều bế tắc do các nước đang phát triển không muốn thị trường nội địa của mình
rơi vào tay các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế phát triển. Rào cản văn hóa, xã
hội, chính trị cũng tương đối lớn đối với thương mại dịch vụ. Các doanh nghiệp
xuất khẩu dịch vụ phải hết sức chú ý tới những rào cản này khi xác định chiến lược
kinh doanh của mình.
1.1.2. Phân loại dịch vụ
Trên thế giới có nhiều cách phân loại dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào mục
đích và căn cứ phân loại cũng như hệ thống thống kê dịch vụ của mỗi quốc gia, mỗi
tổ chức kinh tế quốc tế.
11
Trong đề tài này, tác giả đề cập tới 2 cách phân loại dịch vụ liên quan: Phân
loại dịch vụ của WTO (GATS) và phân loại dịch vụ của Việt Nam.
1.1.3. Các phương thức xuất khẩu dịch vụ
Có 4 phương thức xuất khẩu dịch vụ phổ biến được GATS định nghĩa:
- Phương thức 1: Cung cấp dịch vụ qua biên giới. Phương thức này bao gồm
các dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của quốc gia thành viên sang lãnh thổ của
quốc gia thành viên khác. Phương thức này được thực hiện nhiều trong các dịch vụ
như bưu chính viễn thông, tài chính - ngân hàng, đài truyền hình. Nước cung cấp
dịch vụ không cần phải đến nước sử dụng dịch vụ nhưng vẫn cung cấp được đầy đủ
dịch vụ theo yêu cầu.
- Phương thức 2: Tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Phương thức này là trường hợp

người tiêu dùng đi tới lãnh thổ của một quốc gia thành viên khác để dùng dịch vụ.
Phương thức này được thực hiện nhiều trong lĩnh vực du lịch, chữa bệnh, du học
nước ngoài, dùng ngân hàng nước ngoài thanh toán. Một nước nhờ nước khác cung
cấp dịch vụ cho mình các dịch vụ cần thiết, sau đó thanh toán việc cung cấp dịch vụ
qua ngân hàng của cả hai nước.
- Phương thức 3: Thiết lập hiện diện thương mại tại nước cung cấp dịch vụ.
Phương thức này là trường hợp nhà cung cấp dịch vụ của một quốc gia thành viên
thiết lập văn phòng trên lãnh thổ của một nước thành viên khác. Các ngành dịch vụ
như máy tính, viễn thông, xây dựng và tài chính ngân hàng thường thực hiện
phương thức này.
Nếu nhìn vào bản cam kết dịch vụ, phương thức hiện diện thương mại thường
tập trung những hạn chế, bảo lưu về mở cửa thị trường và đãi ngộ quốc gia. Nguyên
nhân vì Phương thức này cho phép thiết lập những cơ sở kinh doanh của nước ngoài
ngay trên nước sở tại, từ đó tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp đối với các ngành dịch vụ
trong nước. Đối với nước xuất khẩu dịch vụ, Phương thức 3 là cách tốt nhất để đảm
bảo thâm nhập thị trường một cách hiệu quả và vững chắc.
- Phương thức 4: Hiện diện thể nhân. Phương thức này là trường hợp di
chuyển tạm thời của con người, cho phép nước cung cấp dịch vụ đưa chuyên gia
12
sang cung cấp dịch vụ trực tiếp tại nước sử dụng dịch vụ. Phương thức này thường
được thực hiện trong các dịch vụ tài chính, đầu tư, giáo dục.
1.2. Lý thuyết về xuất khẩu dịch vụ
Trước đây, tầm quan trọng của lĩnh vực dịch vụ đối với nền kinh tế hầu như bị
lãng quên, khu vực dịch vụ không có những con số nổi bật trong các báo cáo phát
triển và tăng trưởng kinh tế. Khu vực dịch vụ chỉ được xem xét trong các tài liệu
thương mại. Các cuốn sách kinh tế quốc tế truyền thống thì hướng tới giả định rằng
dịch vụ hầu như không thể trao đổi, buôn bán. Mãi đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX,
khi Mỹ đề xuất các chính sách ảnh hưởng tới xuất khẩu dịch vụ trong đàm phán luật
đa phương, một vài nghiên cứu về một số khía cạnh của dịch vụ như Baumol
(1967), Fuchs (1968), Hill (1977) mới hình thành. Sau hội nghị Bộ trưởng GATT

năm 1982, những phân tích đầu tiên đóng góp cho lý thuyết xuất khẩu dịch vụ được
xây dựng. Nghiên cứu đầu tiên đã cố gắng chứng minh rằng nhiều quốc gia có lợi
ích tiềm năng về tự do hóa xuất khẩu dịch vụ. Theo Hoekman, 1990, khi đo lường
cán cân thanh toán cơ bản, nhiều nước đang phát triển nghèo nhất có một “lợi thế so
sánh rõ ràng”.
Nghiên cứu của Baumol (1967) và Fuchs (1968) đã chứng minh rằng tăng
trưởng tỷ trọng dịch vụ trong đầu ra và lao động sẽ làm cho các quốc gia trở nên
giàu có hơn. Do dịch vụ có tính vô hình và không thể lưu trữ nên dịch vụ hiện diện
trong hàng hóa, thông tin hoặc con người.
Nghiên cứu của Sampson và Snape (1985) đã phát triển hệ thống lý thuyết về
xuất khẩu dịch vụ gần giống với các quy định trong Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ GATS hiện nay.
Nghiên cứu của Boddewyn, Halbrich và Perry (1986) là một nghiên cứu sớm
nhất tập trung vào phương thức cung cấp dịch vụ “hiện diện thương mại”. Những
phân tích này ngày nay đã trở thành mô hình để giải thích vốn đầu tư nước ngoài
FDI. Tiếp đó Raff và Rubr (2001) đã phát triển một mô hình học thuyết về đầu tư
nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ.
13
Qua những nghiên cứu về xuất khẩu dịch vụ, nhận thức về dịch vụ và xuất
khẩu dịch vụ của các quốc gia ngày càng tăng. Điều này đã giúp Hiệp định chung
về thương mại dịch vụ GATS được xây dựng và ký kết năm 1994 giữa các thành
viên của tổ chức Thương mại quốc tế WTO.
1.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo cho rằng thương mại giữa hai
quốc gia sẽ tạo ra lợi ích kinh tế qua lại lẫn nhau trong điều kiện thương mại dựa
trên một thị trường cạnh tranh và nó không tạo ra chi phí khác tới toàn xã hội mà
nhà sản xuất không phải trả. Học thuyết lợi thế so sánh như là một giả thuyết về mối
quan hệ kinh tế có thể có giá trị cân bằng nếu như các sản phẩm được nêu trong học
thuyết là thương mại hàng hoá thuần tuý hoặc dịch vụ thuần tuý.
Rất nhiều các nghiên cứu vào giữa những năm 1980 đã chỉ ra rằng học thuyết

lợi thế so sánh của David Ricardo có thể áp dụng cho lĩnh vực dịch vụ nếu gắn với
các yếu tố đầu tư và di chuyển của thể nhân.
Dịch vụ cũng giống như hàng hoá được sản xuất bởi sự phối hợp các đầu vào
của hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sản phẩm có giá trị có thể bán và trao đổi trên thị
trường. Có thể nói rằng sản xuất, bán hàng, trao đổi và tiêu dùng dịch vụ tuân theo
mô hình hành vi của nền kinh tế như là sản xuất, bán hàng, trao đổi và tiêu dùng
hàng hóa.
Brian Hindley và Smith (1984) đã trả lời câu hỏi có hay không sự di chuyển
của con người hoặc vốn kết hợp với xuất khẩu dịch vụ có thể làm mất hiệu lực một
trong những giả định cơ bản của học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, sự xuất
khẩu đó dựa trên sự tồn tại khác nhau trong phân phối nguồn lực giữa hai quốc gia
tham gia xuất khẩu với nhau. Có hai lý do được ông đưa ra cho câu trả lời trên: Thứ
nhất, ông đã chỉ ra rằng miễn là sự phân phối nguồn lực khác nhau tồn tại giữa hai
quốc gia, đó là nguyên nhân tồn tại của xuất khẩu. Theo đó, xuất khẩu không chỉ
phụ thuộc vào sự khác biệt trong phân phối nguồn lực hiện tại mà còn phụ thuộc
vào việc mở rộng các khác biệt tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai. Thứ hai,
việc di chuyển các nhân tố quốc tế mà không bị ngăn cản sẽ dẫn tới việc điều chỉnh
14
giống nhau sản phẩm đầu ra và giá cả, thương mại quốc tế không bị ngăn cản. Do
đó, học thuyết lợi thế so sánh có thể bao gồm cả xuất khẩu dịch vụ và sự di chuyển
của các nhân tố quốc tế.
Hindley cũng đã thiết lập được một sự khác biệt tương phản giữa sự dịch
chuyển thường xuyên của các yếu tố sản xuất từ một nước này sang một nước khác
và sự chuyển dịch tạm thời của con người hoặc tiền tệ từ một nước này sang nước
khác vì mục đích xuất khẩu dịch vụ. Ví dụ, sự di chuyển tạm thời của các công nhân
trong lĩnh vực dịch vụ có thể coi như là xuất khẩu dịch vụ nếu việc định cư ở nước
ngoài là tạm thời, ngược lại việc định cư ở nước ngoài diễn ra trong một thời gian
dài hoặc cư trú thường xuyên thì sẽ được coi là sự di chuyển nhân tố quốc tế.
Mối quan hệ mật thiết giữa xuất khẩu dịch vụ và đầu tư nước ngoài trong
nhiều lĩnh vực dịch vụ cũng được đề cập. Những dịch vụ được cung cấp trực tiếp

phụ thuộc vào sự tác động qua lại lẫn nhau giữa nhà cung ứng dịch vụ và khách
hàng. Do đó, để cung cấp được dịch vụ này đòi hỏi sự đầu tư tại nước sở tại và
thuận lợi hóa quá trình phân phối. Rất nhiều lĩnh vực dịch vụ khác như khách sạn,
dịch vụ y tế, v.v… mà các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài cần phải sử dụng các
các phương tiện hỗ trợ của nước sở tại, đặc biệt trong giai đoạn phân phối sản phẩm
cuối cùng.
Học thuyết lợi thế so sánh không đề cập trực tiếp tới thuận lợi hóa đầu tư nước
ngoài, tuy nhiên, thương mại và di chuyển quốc tế của các nhân tố sản xuất như lao
động, vốn có những ảnh hưởng kinh tế giống nhau tới hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất và tiêu dùng, chi phí sản xuất, giá cả, thu nhập của người lao động. Thương
mại quốc tế và dòng vốn đầu tư cân bằng dẫn tới việc sử dụng hiệu quả hơn các
nguồn lực sản xuất khi mà hàng hóa, dịch vụ và các nhân tố sản xuất dịch chuyển từ
những nước có giá cả tương đối rẻ sang những nước có giá cả tương đối đắt đỏ.
Như vậy, yêu cầu về một dòng dịch chuyển quốc tế về con người, tiền tệ,
thông tin và hàng hóa làm cho xuất khẩu dịch vụ khác với xuất khẩu hàng hóa,
nhưng không làm thay đổi các nguyên tắc dưới góc độ kinh tế đối với thương mại
đã được chứng minh bởi học thuyết lợi thế so sánh.
15
1.2.2. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia
Dựa trên nghiên cứu tại 10 quốc gia thương mại hàng đầu, cuốn sách “Lợi thế
Cạnh tranh Quốc gia” đã chỉ ra các nhân tố quyết định tới lợi thế cạnh tranh quốc
gia của từng ngành và tổng thể. Porter, 1998, cho thấy những lợi thế so sánh truyền
thống như tài nguyên thiên nhiên hay lực lượng lao động đã không còn là nguồn
gốc của thịnh vượng và những lý giải vĩ mô về sức mạnh cạnh tranh là không đầy
đủ. Quan điểm của Porter là quan điểm kiểu Ricardo, trong đó ông xem thương mại
được quyết định chủ yếu bởi sự khác biệt về công nghệ, chất lượng yếu tố sản xuất
và phương pháp cạnh tranh. Porter đã đưa ra mô hình “hình thoi” để giải thích vị trí
cạnh tranh quốc gia trong cạnh tranh toàn cầu. Theo đó, có 4 nhân tố tác động tới
lợi thế cạnh tranh quốc gia, đó là: Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của
doanh nghiệp; Điều kiện nhu cầu; Các ngành công nghiệp có liên quan và các ngành

công nghiệp bổ trợ; Điều kiện yếu tố sản xuất.
Các điều kiện về yếu tố sản xuất là vị thế của quốc gia về các yếu tố sản xuất
đầu vào như lao động được đào tạo hay cơ sở hạ tầng cần thiết cho cạnh tranh trong
một ngành công nghiệp nhất định. Các yếu tố sản xuất chẳng qua chỉ là các yếu tố
đầu vào cần thiết để cạnh tranh trong bất cứ ngành sản xuất nào, như lao động, đất
canh tác, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vốn và cơ sở hạ tầng. Số lượng các yếu tố
sản xuất có trong một thời gian nhất định không quan trọng bằng tốc độ mà chúng
được tạo ra, nâng cấp và trở thành chuyên môn hóa hơn đối với các ngành công
nghiệp cụ thể. Có lẽ điều ngạc nhiên hơn là sự dồi dào của các yếu tố sản xuất có
thể hủy hoại thay vì thúc đẩy lợi thế cạnh tranh. Những bất lợi về các yếu tố sản
xuất, thông qua ảnh hưởng đến chiến lược và đổi mới, thường đóng góp vào thành
công lâu dài trong cạnh tranh.
Vai trò của các điều kiện về yếu tố sản xuất trong cạnh tranh dịch vụ phụ thuộc
vào hình thức của cạnh tranh quốc tế trong ngành dịch vụ cụ thể. Trong những dịch
vụ mà người mua được thu hút đến một quốc gia, các điều kiện về yếu tố sản xuất
thường đóng vai trò quan trọng đối với thành công. Ví dụ, du lịch phụ thuộc rất lớn
vào khí hậu và địa lý, và các dịch vụ giáo dục và sức khỏe phụ thuộc vào sự đào tạo
16
và kỹ năng của đội ngũ nhân viên bản địa. Các dịch vụ được phân phối chủ yếu bởi
những phương tiện và đội ngũ nhân viên trong nước rõ ràng cũng nhạy cảm với
những điều kiện yếu tố sản xuất nội địa. Tuy nhiên, trong những dịch vụ được phân
phối thông qua một mạng lưới cơ sở ở nước ngoài, những nhân tố quyết định của lợi
thế cạnh tranh quốc gia, bên cạnh những điều kiện yếu tố sản xuất, thường mang
tính chất quyết định. Trong dạng cạnh tranh dịch vụ này, hầu hết đội ngũ nhân viên
được thuê sống tại các quốc gia nơi mà dịch vụ được phân phối tới. Sự thành công ở
đây phụ thuộc nhiều hơn vào kỹ thuật, công nghệ và những đặc trưng dịch vụ đã
được phát triển tại chính quốc. Những điều kiện về cầu và những ngành hỗ trợ có
liên quan tỏ ra là những nhân tố quyết định trong nhiều ngành dịch vụ như thế này.
Trong các điều kiện về yếu tố sản xuất, vị trí địa lý đóng một vai trò quan
trọng trong một số ngành dịch vụ. Thế mạnh của Singapore trong ngành sửa chữa

tàu biển được hưởng lợi từ vị trí địa lý của nó nằm trên những đường vận tải biển
quan trọng giữa Trung Đông và Nhật Bản. Tương tự vị trí địa lý của một quốc gia là
múi giờ của quốc gia đó. Vị trí của London như là một trung tâm tài chính và
thương mại được trợ giúp bởi vị trí của nó nằm giữa châu Mỹ và châu Á, có nghĩa
là các nhân viên làm việc tại London có thể liên lạc với cả hai khu vực trên suốt cả
ngày làm việc bình thường.
Trong khi lao động kém chuyên môn thường không quan trọng lắm thì nguồn
chuyên gia và nhân viên kỹ thuật có tay nghề điêu luyện và chuyên nghiệp của một
quốc gia lại thường có ý nghĩa sống còn đối với cạnh tranh dịch vụ quốc tế.
Ngôn ngữ của một quốc gia và các kỹ năng ngôn ngữ của công dân nước đó có
thể đóng một vai trò quan trọng trong nhiều ngành dịch vụ. Nhiều dịch vụ đòi hỏi
phải liên lạc rất nhiều với người mua, nếu như không kể tới nhu cầu liên lạc giữa
các cơ sở khác của doanh nghiệp. Tiếng Anh dùng như ngôn ngữ bản địa là một lợi
thế đáng kể đối với các doanh nghiệp dịch vụ, bởi vì tiếng Anh được sử dụng ở
nhiều khu vực trên thế giới và là ngôn ngữ thứ hai ở hầu hết các nước còn lại. Việc
người Thụy Sỹ nói lưu loát nhiều ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân tại sao
Thụy Sỹ lại được xếp hạng cùng với Mỹ và Anh như là một đối thủ cạnh tranh dịch
17
vụ quốc tế quan trọng. Sự nổi lên của Singapore như là một trung tâm phát triển
dịch vụ cũng phản ánh một phần dân cư nói tiếng Anh của quốc gia này.
Cũng rất quan trọng trong nhiều dịch vụ là khả năng giao tiếp dễ dàng với
nhiều nền văn hóa khác. Đây là một lợi thế khác của Thụy Sỹ. Người Thụy Sỹ
không chỉ có các kỹ năng về ngôn ngữ mà sự hiểu biết sâu của họ với nhiều nền văn
hóa khác nhau cũng như sự trung lập của Thụy Sỹ mang lại lợi thế trong các mối
quan hệ với khách hàng.
Những điều kiện cầu có thể là nhân tố quyết định có tác động mạnh mẽ nhất
tới lợi thế cạnh tranh quốc gia trong các dịch vụ ngày nay, giống như vai trò của
chúng đối với hàng hóa tiêu dùng từ những năm 1950 và đầu những năm 1960. Một
số quốc gia có những cái nôi của nhiều dịch vụ quốc tế hơn các quốc gia khác do
cấu thành của cầu trong nước. Kết cấu phân đoạn của cầu dịch vụ có một ảnh hưởng

nổi bật. Một quốc gia sẽ có lợi thế nếu cầu trong nước của nó hướng tới sự đa dạng
dịch vụ hoặc các phương thức tiếp cận dịch vụ mà các nước khác cũng có nhu cầu.
Một quốc gia nhỏ có thể cạnh tranh trong những phân đoạn chúng có một thị phần
quan trọng trong cầu trong nước trong khi phân đoạn đó lại có thị phần nhỏ về cầu ở
các nước khác, ngay cả khi có quy mô tuyệt đối lớn hơn. Các doanh nghiệp tại các
quốc gia nhỏ hơn thường áp dụng chiến lược toàn cầu trọng điểm, trong đó họ tập
trung vào một phân đoạn trên toàn bộ thị trường thế giới.
Những ngành liên quan và bổ trợ: Sự hiện diện lợi thế cạnh tranh quốc gia
trong các ngành nghề kinh doanh có liên quan và bổ trợ làm nảy sinh ra những
ngành dịch vụ khác, giống như ở trong các ngành sản xuất. Sự hiện diện của những
ngành cạnh tranh quốc tế trong một quốc gia có ba lợi ích cho những lợi thế quốc
gia đối với các ngành dịch vụ có liên quan: nó tạo ra những người mua khó tính ở
trong nước, tạo ra một cơ sở cầu ở nước ngoài, và kéo theo những ngành dịch vụ có
liên quan. Ví dụ như Marriot, một đối thủ cạnh tranh quốc tế hàng đầu trong kinh
doanh khách sạn cũng chiếm được vị trí dẫn đầu quốc tế trong hoạt động phục vụ
hàng không, các hoạt động kinh doanh liên quan đến thực phẩm và các ngành liên
quan đến tiếp đón khách.
18
Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh nội địa: Cạnh tranh nội địa mạnh mẽ và
không bị hạn chế tạo ra một môi trường phong phú để phát triển các doanh nghiệp
dịch vụ có đẳng cấp thế giới. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kế toán của Mỹ
trong “Big Eight”, giữa rất nhiều ngân hàng Thụy Sỹ và nhiều doanh nghiệp bảo
hiểm của Anh cho ta nhiều ví dụ thú vị. Cạnh tranh trong hầu hết các ngành dịch vụ
liên quan tới sự tinh tế trong chi tiết, không ngừng cải tiến dịch vụ mới, và nhu cầu
khả năng đáp ứng cao cho người mua. Sự tồn tại của một nhóm những đối thủ trong
nước là một điều kiện thiết yếu để thành công trong loại môi trường kinh doanh
này. Ngược lại, việc thiếu hụt sự cạnh tranh có hiệu quả trong nước đồng nghĩa là
ngành dịch vụ của một quốc gia sẽ khó có thể thành công ở nước ngoài. Ví dụ,
trong ngành chứng khoán, bốn “đại gia” của Nhật Bản (Nomura, Daiwa, Nikko,
Yaimachi) có những vị trí được bảo vệ trên thị trường trong nước vì những quy định

hạn chế sự gia nhập và cố định tiền hoa hồng môi giới. Họ kiếm được siêu lợi
nhuận nhờ sự thiếu cạnh tranh nội địa gay gắt, điển hình ở rất nhiều ngành của
Nhật. Điều này, cùng với những người sử dụng các dịch vụ tài chính cá nhân và tập
thể trong nước vẫn chưa khó tính, có ý nghĩa là những doanh nghiệp này vẫn phải
nỗ lực rất nhiều trong cạnh tranh quốc tế dù họ dễ dàng tiếp cận được những doanh
nghiệp của Nhật Bản đang kinh doanh ở nước ngoài, nguồn chi phí thấp và sẵn sàng
chấp nhận những khoản lỗ lớn.
Các ngành dịch vụ có khuynh hướng đi lên từ những doanh nghiệp nhỏ, mới
kinh doanh hơn là doanh nghiệp có quy mô lớn ngay từ đầu. Các quốc gia sẽ chiếm
được một lợi thế đặc biệt trong các dịch vụ nếu việc khởi đầu một doanh nghiệp
mới dễ dàng và được thừa nhận tại những quốc gia đó.
Mỗi nhân tố quyết định nói trên phụ thuộc lẫn nhau bởi tác động của một nhân
tố thường dựa vào tình trạng của các nhân tố khác. Tại trung tâm của hệ thống các
nhân tố quyết định của lợi thế cạnh tranh quốc gia là một lý thuyết về đầu tư và đổi
mới. Các ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh quốc tế là những ngành trong
đó các doanh nghiệp có khả năng, ý chí cải tiến và đổi mới để tạo và duy trì lợi thế
cạnh tranh. Cả cải tiến và đổi mới theo nghĩa rộng đều đòi hỏi đầu tư vào những

×