Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 128 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


Phan Tiến Dũng




XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH

VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO.




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI








Hà Nội - 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




PHAN TIẾN DŨNG







XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH
VIỆT NAM HỘI NHẬP WTO.

Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT
Mã số: 60 31 07




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HỘI











Hà Nội - 2012



MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 17

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG VÀ PHẦN MỀM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM
HỘI NHẬP WTO 17

1.1. Khái niệm về xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm 17


1.1.1. Các khái niệm liên quan đến dịch vụ viễn thông và dịch vụ phần
mềm 17

1.1.2. Các khái niệm về xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu
phần mềm 21

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu
phần mềm 25

1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và nhu cầu sử dụng dịch vụ trên thế giới . 25

1.2.2. Tự do hóa và mở cửa thị trường dịch vụ khuôn khổ
GATS/WTO 27

1.2.3. Xu hướng xuất khẩu dịch vụ trên thế giới 32

1.2.4. Những rào cản đối với xuất khẩu dịch vụ 33

1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm của một số
quốc gia trên thế giới 37

1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Trung Quốc 37

1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ 44

CHƯƠNG 2 50




THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ PHẦN
MỀM CỦA VIỆT NAM 50

2.1. Tổng quan về tình hình cung cấp dịch vụ viễn thông và phần mềm của
Việt Nam trong những năm gần đây 50

2.1.1. Tình hình cung cấp các dịch vụ viễn thông 50

2.1.2. Tình hình sản xuất phần mềm của Việt Nam 55

2.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm của
Việt Nam 57

2.2.1. Gia nhập WTO, những tác động đến xuất khẩu dịch vụ viễn
thông và phần mềm của Việt Nam 57

2.2.2. Tình hình xuất khẩu dịch vụ viễn thông 70

2.2.3. Tình hình xuất khẩu phần mềm 76

2.3. Đánh giá về xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm của
Việt Nam 80

2.3.1. Đối với xuất khẩu dịch vụ viễn thông 80

2.3.2. Đối với xuất khẩu phần mềm 82

CHƯƠNG 3 89

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU DỊCH VỤ

VIỄN THÔNG VÀ PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM 89

3.1. Xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông và phần mềm trong thời
gian tới 89

3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu
phần mềm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO 93

3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông 93

3.2.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phần mềm 97

KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 119

i

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT



STT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 2G Thế hệ thứ hai (mạng di động)
2 3G Thế hệ thứ ba (mạng di động)
3 4G Thế hệ thứ tư (mạng di động)
4 ADSL Phương thức truyền dữ liệu với băng thông rộng
5 AFTA Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN

6 APEC Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
7 ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
8 BCVT Bưu chính Viễn thông
9 CMMi Chuẩn quản lý quy trình chất lượng
10 CNPM Công nghiệp phần mềm
11 CNTT Công nghệ thông tin
12 DIT Tổng vụ Công nghệ Tin học (Ấn Độ)
13 GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
14 GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
15 GDP Tổng Sản phẩm Quốc nội
16 GSM Công nghệ dùng cho mạng thông tin di động
17 IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
18 LTE Công nghệ di động thế hệ thứ tư
19 MFN Nguyên tắc tối huệ quốc
20 NGN Mạng thế hệ sau
21 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
22 PAN Tài khoản thường xuyên
23 POP Giao thức tầng ứng dụng
24 SOFTEX
Bản kê khai dùng cho xuất khẩu phần mềm máy tính
và phần mềm audio/video/TV của Ấn Độ
25 VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
26 WTO Tổ chức thương mại thế giới
ii

DANH MỤC BẢNG
STT Ký hiệu Tên Bảng Trang
1 Bảng 2.1

Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ viễn thông

2007-2011
70
2 Bảng 2.2

Một số chỉ tiêu về nhân lực ngành phần mềm
của Việt Nam
79


















iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT


Ký hiệu Tên Bảng Trang
1 Biểu đồ 2.1

Tăng trưởng doanh thu phần mềm của
Việt Nam 10 năm (2002-2011)
77
2 Biểu đồ 2.2

Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Việt
Nam (2002-2010)
78




1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nền kinh tế Thế giới hiện nay có xu hướng vận động theo quá trình
quốc tế hoá diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ ngày càng cao trên
mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xu hướng hội nhập Quốc tế và tự do hoá
thương mại toàn cầu đã đặt ra một vấn đề tất yếu: Mỗi quốc gia phải mở
cửa thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động Quốc
tế, tham gia vào các tổ chức Quốc tế và khu vực để phát triển nền kinh tế
của mình. Đối với một doanh nghiệp thì điều này cũng có nghĩa là phạm vi
cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ trong thị trường trong nước mà cả
thị trường nước ngoài với những luật lệ Quốc tế.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã từng bước hội nhập quốc tế một cách
vững chắc bằng việc gia nhập: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),

tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập diễn đàn kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương (APEC), đàm phán ra nhập tổ chức thương mại
Quốc tế (WTO). Với việc hội nhập Quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát
triển cần được khai thác cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức phải vượt
qua trong quá trình phát triển nền kinh tế của mình.
Hội nhập Quốc tế, Việt Nam có điều kiện thâm nhập thị trường Quốc
tế, đồng thời có tiếng nói bình đẳng trong việc thảo luận về các chính sách
thương mại thế giới, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận
dần với các tiêu chuẩn Quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế. Theo đó, thị trường viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam sẽ
hoàn toàn mở cửa trong một thời gian sắp tới. Hiện nay, các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong nước đang tranh thủ chiếm
lĩnh thị trường và cũng đã đến thời điểm thị trường sẽ có thêm các nhà cung
cấp nước ngoài.
Trong khi đó, dịch vụ nói chung và dịch vụ viễn thông và công nghệ
thông tin nói riêng đang trở thành lĩnh vực xuất khẩu mới đóng góp đáng kể
vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu dịch vụ có hiệu quả sẽ
2

đem lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước. Tuy nhiên, nếu trên thế giới, dịch vụ
chiếm tới 60% GDP toàn cầu, thì ở Việt Nam, dịch vụ chưa đạt tới 40%
GDP. Điều này cho thấy việc phát triển dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ tại
Việt Nam còn sự bất cập. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế, xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam gặp nhiều thuận lợi và thách thức đòi
hỏi chúng ta phải quan tâm, đầu tư mạnh mẽ cho lĩnh vực này theo những
giai đoạn, lộ trình cụ thể. Vì vậy, cần phải tính đến các giải pháp vừa cơ
bản vừa trước mắt. Nhận thức rõ điều đó, trong thời gian gần đây, dịch vụ
và nhất là dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin là lĩnh vực được
Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển và xuất khẩu nhằm gia tăng
giá trị sản phẩm quốc gia cũng như mang lại ngoại tệ cho đất nước.

Trong bối cảnh đó, các câu hỏi đặt ra là:
i) Tại sao cần phải thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm?
ii) Thực trạng xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm của Việt Nam
trong thời gian qua ra sao?
iii) Liệu Việt Nam có thể đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn
thông và phần mềm không? Nếu có thì cần phải thực hiện những biện pháp gì?
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn mang tính cấp thiết và ý nghĩa
quan trọng là cần phải nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống, từ đó
rút ra những giải pháp cho xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ
thông tin, do đó, vấn đề: “Xuất khẩu dịch vụ Viễn thông và Công nghệ
thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO” đã được lựa chọn làm
đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Cao học ngành kinh tế đối ngoại.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Trong vài thập kỷ vừa qua, các nhà kinh tế trên thế giới đã ngày càng
chú ý nhiều hơn tới sự đóng góp của các ngành dịch vụ tới quá trình phát
triển kinh tế trên toàn thế giới. Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc
xác định chất lượng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và không thể có
một nền kinh tế mang tính cạnh tranh nếu như ngành dịch vụ không hiệu
quả. Dịch vụ ngày càng liên kết chặt chẽ với hàng hóa để đảm bảo hàng
3

hóa duy trì khả năng cạnh tranh chính vì vậy tỷ trọng của dịch vụ ngày
càng tăng.
Ngành dịch vụ phát triển năng động và có tỷ trọng cao trong nền kinh
tế sẽ làm tăng hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế, hỗ trợ tốt cho các
doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy thương mại và tiến bộ khoa học kỹ thuật
nhất là các dịch vụ cơ sở hạ tầng như dịch vụ Viễn thông - Công nghệ
thông tin.
Các công trình nghiên cứu về dịch vụ trên thế giới có thể kể đến:
2.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài.

Có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài về ngành dịch vụ nói
chung và các phân ngành dịch vụ nói riêng. Các nghiên cứu của các học giả
nước ngoài tập chung chủ yếu vào các khía cạnh cơ bản như: khái niệm,
đặc điểm của dịch vụ, vai trò của ngành dịch vụ đối với nền kinh tế, mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển dịch vụ, những nhân tố thúc
đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ, vấn đề điều tiết đối với ngành dịch vụ
nói chung và ở các nước đang phát triển nói riêng.
(1) Đề cập đến những vấn đề chung về dịch vụ, Vào những thập niên
30 của thế kỷ 20, Allan Fisher và Colin Clark (1931) là những người đầu
tiên nghiên cứu và có những quan điểm về phân chia ngành dịch vụ bao
gồm 3 ngành: ngành thứ nhất, ngành thứ hai và thứ ba. Clark định nghĩa
ngành kinh tế thứ ba này là các dạng hoạt động kinh tế không được liệt kê
vào ngành thứ nhất và thứ hai. Định nghĩa này đã phản ánh việc từ lâu
ngành thứ ba, tức là dịch vụ, được coi như là phần dôi ra của nền kinh tế
trong khi ngành sản xuất chế tạo được hiểu như là nền tảng của toàn bộ nền
kinh tế nói chung.
Cùng với việc vai trò của dịch vụ ngày càng tăng, các học giả đã chú ý
nhiều hơn tới việc nghiên cứu về dịch vụ. Một số người cho rằng dịch vụ
thực chất là các hoạt động không mang tính đồng nhất, chủ yếu tồn tại dưới
hình thức phi vật chất do các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp. Hoạt động
tiêu thụ và sản xuất diễn ra đồng thời". Như vậy, định nghĩa này coi dịch
4

vụ thực chất là một loại sản phẩm vô hình và dựa vào các thuộc tính của
dịch vụ để đưa ra khái niệm. Việc xác định như vậy chưa thể hiện tính bao
quát trong xác định khái niệm rõ ràng về dịch vụ. Chẳng hạn, một số dịch
vụ cũng có thể hữu hình như các dịch vụ cắt tóc hoặc xem ca hát, nhạc kịch
hoặc một số dịch vụ cũng có khả năng lưu trữ được như hệ thống trả lời
điện thoại tự động.
(2) Quan điểm về dịch vụ của chính phủ Mỹ trong cuốn sách

“Services - The Export of the 21
st
century” của các tác giả: Joe Reif và
Janet Whittle (1997) đã nêu: “Tất cả các hoạt động của nền kinh tế của các
hãng tư nhân có các sản phẩm đầu ra không phải là các sản phẩm hữu hình,
được liệt kê trong Đạo luật thuế và thương mại năm 1984, bao gồm, nhưng
không bị giới hạn, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, truyền thông, xử lý số
liệu, hoạt động thương mại bán lẻ và bán buôn, quảng cáo, kế toán, xây
dựng, thiết kế và kỹ thuật, tư vấn quản lý, bất động sản, các dịch vụ chuyên
nghiệp, giải trí, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và du lịch ”
Riêng về các dịch vụ xử lý số liệu và thông tin, quan điểm trên cho
rằng: “Phát triển trong các lĩnh vực mới của công nghệ cao đã tạo ra một
nhu cầu các dịch vụ hoặc là sáng tạo hoặc hoàn thiện những công nghệ này.
Những nhà cung cấp trong lĩnh vực đang phát triển này tập trung những nỗ
lực cơ bản trong máy tính, đa phương tiện, và các ngành công nghiệp công
nghệ có liên quan. Các ví dụ về dịch vụ và công nghệ mà hỗ trợ các dịch vụ
xử lý số liệu và thông tin gồm: phần mềm và các dịch vụ tích hợp các hệ
thống, phần cứng và các hệ thống phức tạp, các hệ thống mô phỏng bay và
đào tạo phi công, thuyết trình kinh doanh và khả năng đa phương tiện qua
công nghệ CD-ROM”
Định nghĩa về dịch vụ truyền thông: “Các dịch vụ truyền thông bao
gồm truyền dẫn điểm - điểm hoặc quảng bá của thoại, hình ảnh, và dữ liệu,
các máy fax, dịch vụ tin tức, phát thanh và truyền hình, viễn thông cũng có
thể được xem như là một dịch vụ phân phối trong ngữ cảnh là viễn thông
bây giờ có thể được dùng để truyễn dữ liệu.”
5

Với vai trò ngày càng tăng của dịch vụ, hầu hết các nước phát triển
trên thế giới đều có những chính sách thúc đẩy sự phát triển của khu vực
này. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên thế giới chưa đề cập sâu

tới xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin. Chưa có công
trình nào nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về chiến lược, bước đi, thành
công và bài học kinh nghiệm trong xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công
nghệ thông tin. Đề tài này sẽ cố gắng nghiên cứu tiếp những vấn đề còn
thiếu nêu trên.
2.2. Công trình nghiên cứu trong nước.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có một số công trình
nghiên cứu về dịch vụ. Nhìn chung, những công trình này đề cập đến một
loạt các vấn đề có liên quan đến những vẫn đề lý luận về dịch vụ (khái
niệm, đặc điểm, vai trò…) và thực tiễn sự phát triển của ngành và một số
phân ngành dịch vụ.
(1) Về định nghĩa ngành dịch vụ, từ điển Bách khoa Việt Nam quan
niệm dịch vụ là những hoạt động có tính chất phục vụ, theo Từ điển Bách
khoa Việt Nam: “dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn nhu
cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt”. Do nhu cầu đa dạng và phân công
lao động xã hội nên có nhiều loại dịch vụ, như dịch vụ phục vụ sản xuất
kinh doanh, dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng (giáo dục, y tế, giải trí),
dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình…
(2) Về thương mại dịch vụ, bài báo nhan đề: “Thương mại dịch vụ -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Hồ Văn Vĩnh - Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đăng trên tạp chí Cộng sản số 108 năm
2006, đã nêu ra các khái niệm về thương mại dịch vụ, các phương thức
thương mại dịch vụ chủ yếu, một số đặc điểm cũng như các nguyên tắc của
thương mại dịch vụ. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các cách tiếp cận dịch
vụ theo hướng hiện đại từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển mạnh
thương mại dịch vụ. Đó là: “Một là, đổi mới và nâng cao nhận thức về
thương mại dịch vụ. Hai là, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để thích
6

nghi với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ. Ba là, tạo lập môi trường

thuận lợi phát triển thương mại dịch vụ. Bốn là, coi trọng phát huy nhân tố
con người trong phát triển thương mại dịch vụ.”
(3) Về vai trò của dịch vụ đối với nền kinh tế được khẳng định trong các
công trình nghiên cứu như: Đề tài cấp Bộ Thương mại, Cơ sở khoa học xây
dựng định hướng mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu dịch vụ
của Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (2002). Đề tài nêu trên đã nhấn mạnh
đến vai trò của dịch vụ trên các khía cạnh:
a) Vai trò của xuất khẩu dịch vụ trong phát triển kinh tế thị trường. Đề
tài chỉ rõ: có nhiều bằng chứng cho thấy phát triển dịch vụ và phát triển nền
kinh tế thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, ở những
nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng
cao hơn trong GDP và có tính đa dạng, phong phú cao hơn so với ở những
nước có nền kinh tế thị trường kém phát triển hơn. Khu vực dịch vụ phát
triển hỗ trợ tốt cho kinh tế thị trường, và đến lượt mình, kinh tế thị trường
phát triển thúc đẩy khu vực dịch vụ phát triển. Vai trò của khu vực dịch vụ
trong phát triển kinh tế thị trường thể hiện ở một số điểm chính sau đây: Thứ
nhất, sự phát triển của các dịch vụ thúc đẩy phân công lao động, do vậy hỗ
trợ cho phát triển kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường); Thứ hai, sự phát triển
của các dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của các loại thị trường trong nền
kinh tế; Thứ ba, các dịch vụ phát triển giúp nâng cao đời sống của con người,
cả về vật chất, văn hoá và tinh thần.
b) Xuất khẩu dịch vụ hỗ trợ các ngành kinh tế phát triển. Về vấn đề
này, Đề tài khẳng định: các ngành dịch vụ nói chung có vai trò rất quan
trọng trong việc hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Khó có thể hình
dung một nền kinh tế chỉ dựa vào các hoạt động sản xuất hàng hoá thuần
tuý mà thiếu đi các hệ thống tài chính, ngân hàng, viễn thông vận tải. Sự
phát triển của vận tải quốc tế sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông
hàng hóa - một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa lưu
chuyển giữa các nước, đồng thời làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu
7


thị trường trong buôn bán quốc tế… Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ trong
khu vực dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với nhau cũng như có quan hệ chặt
chẽ với các ngành kinh tế khác. Chẳng hạn, theo ước tính của một số
chuyên gia nước ngoài, để đưa một sản phẩm trị giá 100 USD tới tay người
tiêu dùng, nhà sản xuất phải chi tới 10 USD cho dịch vụ vận tải, 10 USD
cho dịch vụ viễn thông, 10 USD cho dịch vụ quảng cáo, 30 USD cho các
dịch vụ liên quan tới sản xuất và chỉ có 20 USD cho nguyên vật liệu và còn
lại là các chi phí khác như tiền lương, quản lý, v.v Như vậy, giá trị dịch
vụ trong một sản phẩm chiếm tới 60% giá trị của hàng hoá và tỷ lệ này
ngày càng có xu hướng gia tăng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và
sự xuất hiện các phương thức kinh doanh mới.
(4) Tác giả Nguyễn Duy Nghĩa (2007) chỉ ra một cách cụ thể hơn về
vai trò của xuất khẩu dịch vụ trong GDP: dịch vụ hiện chiếm 72% GDP tại
các nước phát triển, 53% tại các nước có thu nhập trung bình và 50% tại
các nước có thu nhập thấp. Trong cả ba nhóm nước này, tỷ trọng của dịch
vụ ngày càng có xu hướng đi lên. Nếu tính riêng về xuất khẩu dịch vụ thì tỷ
trọng trung bình của các nước phát triển, thường là trên dưới 40%. Dịch vụ
cũng đang chiếm tỷ trọng lao động cao hơn bao giờ hết, theo ước tính là
khoảng 30% tổng lao động của thế giới. Xuất khẩu dịch vụ thương mại
tăng 10%, đạt 2,4 nghìn tỷ Đôla Mỹ. Các nền kinh tế chuyển đổi hiện đang
chiếm tỷ trọng khá lớn trong xuất khẩu dịch vụ. Trong danh sách 40 nền
kinh tế xuất khẩu dịch vụ hàng đầu trên thế giới, có tới 14 nền kinh tế đang
phát triển và chuyển đổi. Tổng cộng, xuất khẩu dịch vụ của các nước này
chiếm 443 tỷ Đôla hay 21,5% tổng xuất khẩu dịch vụ của cả thế giới.
(5) Báo cáo: “Hội nhập kinh tế và Sự phát triển ở Việt Nam - Báo cáo
cuối cùng” do nhiều tác giả thuộc Dự án Mutrap III (Dự án hỗ trợ thương
mại đa biên) thực hiện tháng 12/2009 cho rằng hơn hai thập kỷ hội nhập
chính là động cơ chủ yếu cho phát triển kinh tế ở Việt Nam. Việt Nam vẫn
đang tiếp tục quá trình hội nhập và thực hiện các sáng kiến hội nhập, bao

gồm tự do hóa đa phương thương mại và đầu tư, đàm phán song phương,
8

thực thi các cam kết WTO, đàm phán và thực thi các cam kết hội nhập
ASEAN, đàm phán các FTA khác và đàm phán trong khuôn khổ WTO. Mặc
dù trong hơn hai thập kỷ qua, hội nhập kinh tế đã mang lại những lợi ích
đáng kể, nhưng Việt Nam vẫn cần hội nhập sâu hơn nếu muốn đạt được tốc
độ tăng trưởng cao trong thập kỷ tới. Trong nghiên cứu này, các tác giả tìm
hiểu quá trình hội nhập ở Việt Nam và xem xét các rào cản trong thương mại
hàng hóa và dịch vụ và trong đầu tư còn tồn tại sau khi thực hiện các cam kết
gia nhập WTO. Các tác giả đã đi sâu phân tích những rào cản đối với thương
mại và đầu tư trong một số lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có
dịch vụ viễn thông với nhận định: “Ngành viễn thông của Việt Nam vẫn còn
tương đối đóng”… Dựa trên phân tích từng ngành và phân tích tác động của
toàn bộ nền kinh tế, nhóm tác giả đưa ra các phí tổn của các rào cản thương
mại còn lại giai đoạn sau gia nhập WTO đối với Việt Nam để từ đó đưa ra
được “Thách thức và Cơ hội đối với phát triển”.
(6) Báo cáo “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm
2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025” do nhóm tác giả thuộc Dự án
Mutrap III thực hiện năm 2010. (Thực hiện: Ông Andras Lakatos; Ông
Michel Kostecki; Bà Andrea Spears; Ông Daniel Linotte; Ông Nguyễn Hồng
Sơn; Ông Nguyễn Đức Kiên; Ông Nguyễn Mạnh Hùng; Ông Lê Triệu Dũng;
Bà Phạm Thị Phượng; Ông Nguyễn Sơn; Ông Trần Minh Tuấn; Ông Đoàn
Thái Sơn). Báo cáo này đã đề cập tới sự cần thiết của chiến lược tổng thể
phát triển ngành dịch vụ Việt Nam tới năm 2020 và vai trò của ngành dịch
vụ đối với nền kinh tế Việt Nam và phân tích những vấn đề chung chủ yếu
cần đưa ra để lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam có thể phát triển.
(7) Về Thương mại dịch vụ quốc tế, cuốn sách “Cam kết về dịch vụ
khi gia nhập WTO: Bình luận của người trong cuộc” (2009) do Thứ trưởng
Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú chỉ đạo biên soạn với tập thể gồm 10 tác

giả. Đây là cuốn sách do các chuyên viên đàm phán của Bộ Công Thương
và một số Bộ, ngành liên quan - những người đã trực tiếp tham gia đàm
phán gia nhập WTO và xây dựng Biểu cam kết dịch vụ - biên soạn. Điểm
9

đặc biệt của cuốn sách là bên cạnh các giải thích chuyên môn đầy đủ và sâu
nhất từ trước tới nay, những người viết đã cố gắng đưa ra một số tình
huống giả định để làm rõ hơn nội dung của các cam kết. Cuốn sách đã giải
thích theo 3 phần của Biểu cam kết dịch vụ: phần cam kết chung, phần cam
kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (miễn
trừ MFN) Phần cam kết chung bao gồm các cam kết áp dụng cho tất cả các
ngành dịch vụ xuất hiện trong Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề
cập tới các chính sách kinh tế - thương mại tổng quát như các quy định về
chế độ đầu tư, hình thức thành lập doanh nghiệp, chính sách đất đai, các
biện pháp về thuế, trợ cấp v.v… Do đây là các biện pháp ảnh hưởng đồng
loạt tới tất cả các ngành nên WTO gọi là “cam kết nền” (horizontal
commitments). Chuyển sang tiếng Việt là “cam kết chung” (general
commitments). Phần cam kết cụ thể bao gồm các cam kết áp dụng cho từng
dịch vụ đưa vào Biểu cam kết dịch vụ. Với mỗi dịch vụ được liệt kê, đều có
cam kết cụ thể đi kèm, chẳng hạn như các cam kết về dịch vụ viễn thông,
dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng hoặc dịch vụ vận tải. Nội dung cam
kết thể hiện mức độ mở cửa thị trường đối với từng dịch vụ cho các nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài. Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối
huệ quốc liệt kê các biện pháp tuy vi phạm nguyên tắc MFN của WTO
nhưng được các thành viên WTO, thông qua đàm phán, cho phép duy trì.
Các tác giả cũng nhấn mạnh: Nguyên tắc MFN là nguyên tắc quan trọng
bậc nhất của WTO, theo đó, các thành viên không được phân biệt đối xử
giữa dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của thành viên này với dịch vụ và nhà
cung cấp dịch vụ của thành viên khác. Tuy nhiên, GATS cho phép một
thành viên được vi phạm nguyên tắc MFN nếu thành viên này đưa biện

pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và
được các thành viên khác chấp thuận.
(8) Đề tài: Xuất khẩu dịch vụ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập KTQT
(2009), Đề tài cấp ĐHQG Hà Nội do PGS.TS. Hà Văn Hội làm chủ nhiệm
đề tài.
10

Đề tài phân tích và làm rõ các đặc điểm của của dịch vụ, làm nổi bật
sự khác biệt của dịch vụ đối với hàng hóa thông thường. Chính từ những sự
khác biệt đó, việc hoạch định chính sách phát triển dịch vụ cần phải có
những điểm khác biệt so với các chính sách đối với sản xuất và xuất khẩu
hàng hóa. Chẳng hạn đầu tư nguồn lực cho sản xuất và cung cấp các dịch
vụ như du lịch, vận tải, viễn thông… sẽ không giống như đối với đầu tư
nguồn lực cho các ngành sản xuất sản phẩm hữu hình như dệt may, thủy
sản, nông sản… Đề tài phân tích các xu hướng xuất khẩu dịch vụ của Việt
Nam trong thời gian tới, đề xuất các các giải pháp hoàn thiện chính sách
xuất khẩu dịch vụ trong thời điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trên hai góc
độ: chính sách chung và chính sách đối với các ngành dịch vụ cụ thể.
(9) Về xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, các
tác giả Nguyễn Thị Nhiễu (2007), Nguyễn Duy Nghĩa (2008) cho rằng: theo
cam kết về dịch vụ trong WTO và các cam kết song phương của nước ta,
đối với một số lĩnh vực nhạy cảm như viễn thông, nghe nhìn, văn hóa, giải
trí sẽ không cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, còn
lại đa số các lĩnh vực dịch vụ khác, các doanh nghiệp nước ngoài được
phép cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước. Trong khi đó,
chiến lược phát triển ngành dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ của nước ta vẫn
còn chung chung và nhiều ngành dịch vụ chưa có biện pháp, công cụ và
chương trình hành động cụ thể… Ngay trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa,
tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp nước ta vẫn xuất hàng hóa chủ
yếu theo điều kiện CIF và nhập khẩu theo điều kiện FOB. Với cách làm

như vậy, những lợi ích từ dịch vụ xuất khẩu là bảo hiểm và giao nhận thuộc
về phía các doanh nghiệp nước ngoài - đây là thách thứ lớn đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Ngoài ra, liên kết các doanh nghiệp để
tăng thế mạnh cho các hiệp hội, ngành hàng cũng là yếu tố cần nghiên cứu
để phát triển thêm các loại hình xuất khẩu, đồng thời chú ý bảo đảm các
yếu tố chất lượng, uy tín và dịch vụ hậu mãi. Tác giả Đỗ Thắng Hải (2008)
cũng nhấn mạnh: “Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu
11

nói riêng đang tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Năm 2006, kim ngạch
xuất khẩu đã đóng góp hơn 60% tổng GDP của cả nước, trong đó xuất khẩu
hàng hóa chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên tỷ trọng của
dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức rất thấp,
theo tính toán sơ bộ chỉ chiếm khoảng 11% trong năm 2006. Lĩnh vực dịch
vụ của Việt Nam cũng mới chỉ chiếm chưa đến 40% GDP, trong khi nhiều
nước có cùng điều kiện phát triển và thu nhập bình quân đầu người như
chúng ta, nhưng lĩnh vực dịch vụ chiếm không dưới 50% GDP. Từ đó cho
thấy ở Việt Nam, dịch vụ vẫn còn đang trong giai đoạn đầu của quá trình
định hình”
(10) Bài báo: “Phát triển thị trường dịch vụ phần mềm : Còn nhiều
bất cập”, đăng trên website: www.vovnews.vn ngày 20/10/2007, đã nhận
định: Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm mục đích đi tắt đón đầu trong
hội nhập quốc tế, những bất cập này cần phải nhanh chóng được chỉnh sửa,
theo hướng tạo những ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ phần mềm , đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành dịch vụ
quan trọng này. Bởi đây là ngành dịch vụ mà tốc độ phát triển của nó
không chỉ tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho chính nó, mà còn kéo theo sự phát
triển của toàn xã hội. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc
đẩy mạnh phát triển CNTT. Nhưng cần phải có những chính sách cụ thể
hơn nữa, nhất là các chính sách tạo điều kiện cho ngành dịch vụ CNTT

phát triển. Chính phủ cần phải trở thành một khách hàng lớn trong lĩnh vực
này, và chuẩn bị đầy đủ hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc đương
đầu cạnh tranh với doanh nghiệp CNTT nước ngoài”.
(11) Bài viết “Tập trung thúc đẩy dịch vụ CNTT”, đăng trên website:
www.ict-industry.gov.vn ngày 01/12/2009.
Mở đầu bài viết đánh giá:"Nếu chỉ tập trung vào những lĩnh vực như
gia công phần mềm, tức đi làm thuê cho nước ngoài, Việt Nam sẽ khó trở
thành một quốc gia mạnh về CNTT”. Để đi sâu vào phân tích, tác giả phân
thành hai loại dịch vụ CNTT, là các dịch vụ cơ bản như bảo trì, hỗ trợ phần
12

cứng và phần mềm, tư vấn CNTT, tích hợp hệ thống và các dịch vụ nghiệp
vụ khác trên nền CNTT. Với nhận định chỉ 1/3 doanh nghiệp dịch vụ
CNTT thực sự hoạt động tác giả đã rút ra được một số biện pháp cần phải
làm để phát triển dịch vụ CNTT, đó là: Phát triển nguồn nhân lực, xây
dựng được mạng lưới cơ sở hạ tầng cho thích hợp, Chính phủ cần xây dựng
được lòng tin trong cộng đồng về phát triển CNTT và hỗ trợ mạng mẽ cho
ngành dịch vụ này.
(12) Bài báo:“Phát triển dịch vụ CNTT Việt Nam: Cần sớm định
hướng” đăng trên website: www.vietnamnet.vn ngày 10/10/2007 trích cuộc
phỏng vấn ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp
CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, ông cho biết bên cạnh cơ hội ngành
CNTT-TT toàn cầu đang phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, trào lưu thuê
ngoài các dịch vụ CNTT từ các tổ chức, doanh nghiệp trong nước ngày càng
gia tăng, đặc biệt là khối doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức tài chính
lớn; Việt Nam cũng gặp rất nhiều thách thức như: thiếu môi trường pháp lý
cho lĩnh vực này, thị trường nhỏ nhưng cạnh tranh khá gay gắt, thiếu các mô
hình để học hỏi và đặc biệt là nhân lực cho lĩnh vực này thiếu hụt trầm trọng.
Dịch vụ CNTT của Việt Nam đang phát triển tự phát, thiếu định hướng và
thiếu sự chuẩn bị cần thiết từ phía Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước.

(13) Bài báo: “Viễn thông Việt Nam tăng tốc trong thời hội nhập”
đăng trên website: www.vietnamnet.vn ngày 21/01/2008, bài báo tổng hợp
các ý kiến phỏng vấn ông Lê Nam Thắng, thứ trưởng bộ Thông tin và
Truyền thông.
Các công nghệ mới được đầu tư nhiều hơn so với năm trước, thị
trường mở rộng hơn với các gói sản phẩm đa dạng, đầy cạnh tranh, các
chính sách cơ chế có sự cải tiến rõ rệt Đó là những thứ có thể nhìn thấy
của viễn thông Việt Nam trước thềm năm mới 2008 và trước ngưỡng cửa
hội nhập. Theo ông Lê Nam Thắng, với sự nóng bỏng của thị trường viễn
thông, cơ quan quản lý Nhà nước về viễn thông đưa ra những chính sách cơ
chế có sự cải tiến rõ rệt, đó là: Quản lý chặt chẽ hơn các doanh nghiệp
13

chiếm thị phần khống chế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông
chạy đua 3G, Wimax và NGN; Hiện đại hóa quy hoạch tần số; Số hóa hạ
tầng truyền dẫn phát sóng; thắt chặt công tác thanh tra, đo kiểm; Hướng tới
“Hội tụ tất cả trong 1 đường dây”
(14) Bài viết của TS. Nguyễn Thành Phúc - Phó Viện trưởng Viện
Chiến lược BCVT và CNTT (nay là Viện chiến lược Thông tin và Truyền
thông) với nhan đề “Viễn thông & Internet Việt Nam hướng tới năm 2010”
đăng trên website: www.niics.gov.vn. Tác giả đã phân tích môi trường cạnh
tranh và phát triển cũng như xu hướng của viễn thông và Internet Việt Nam
đồng thời đưa ra những giải pháp để Để ngành viễn thông và Internet Việt
Nam phát triển phù hợp với xu hướng thị trường, công nghệ, dịch vụ của
viễn thông thế giới và đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu cụ thể của Việt Nam.
(15) Bài Viết của GSTS Đỗ Trung Tá nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT có
nhan đề: “Sự phát triển của BCVT&CNTT về việc tham gia WTO” được
đăng trên website: www.niics.gov.vn. Thông qua bài viết chúng ta thấy
được vai trò của BCVT&CNTT trong hội nhập được thể hiện rõ nét trong
quá trình đàm phán kiên trì, gay go và phức tạp để gia nhập WTO thời gian

qua. Tác giả đã hệ thống lại những điểm chính đạt được trong quá trình hội
nhập và đề ra một số chủ trương phát triển thị trường viễn thông - phần
mềm giai đoạn trước mắt. Gia nhập WTO mới chỉ là sự khởi đầu cho hành
trình hội nhập nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của toàn cầu hoá
để phát triển đất nước. Để tiếp tục thành công trong chặng đường mới này,
những việc chúng ta cần thực hiện là: “Đổi mới hơn nữa, sáng tạo hơn nữa
trong nhận thức, tư duy và hành động; Chủ động hoàn thiện cơ chế chính
sách để thu hút và động viên các thành phần kinh tế tham gia phát triển
ngành; đề ra các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, phát huy lợi thế nhằm
tiếp tục phát triển mạnh trong môi trường có cạnh tranh nước ngoài và
bước ra được thị trường khu vực và thế giới; Tích cực hội nhập, liên doanh
liên kết quốc tế nhằm không ngừng thu hẹp trình độ phát triển với khu vực
và thế giới, thu hẹp khoảng cách số; Phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của
14

BCVT&CNTT phục vụ phát triển, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc
làm, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa;
Đảm bảo an ninh thông tin, an toàn mạng lưới và lợi ích quốc gia.”
Tóm lại: Ở Việt Nam, các ngành dịch vụ mới chỉ thực sự được chú ý
tới từ đầu những năm 1990. Do đó thương mại dịch vụ chưa phát triển nhất
là dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin và các nghiên cứu về xuất
khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin lại càng thiếu. Do yêu cầu
và mục đích khác nhau nên mặc dù đề cập đến nhiều khía cạnh của phát
triển ngành và xuất khẩu dịch vụ ở Việt Nam nhưng các công trình nghiên
cứu trong nước, được Đề tài tổng quan, vẫn chưa đưa ra được các cơ sở lý
luận và thực tiễn vững chắc làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách xuất
khẩu dịch vụ ở Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đang phát
triển, chuyển đổi và hội nhập kinh tế quốc tế. Các công trình này chưa đưa
ra được những luận cứ cho việc xác định chiến lược cho xuất khẩu dịch vụ
viễn thông và công nghệ thông tin, chưa phân tích một cách thấu đáo về

những nguyên nhân xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của ngành
viễn thông và công nghệ thông tin để từ đó đề xuất các định hướng và
chính sách nhằm khắc phục những nguyên nhân tồn tại của xuất khẩu dịch
vụ viễn thông và công nghệ thông tin. Thêm vào đó, như đã đề cập đến ở
trên, nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu dịch vụ ở các công
trình nghiên cứu được khảo sát vẫn còn ở mức sơ khai, chưa có sự khái
quát và đánh giá và rút ra những kinh nghiệm phổ cập và đặc thù.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ thực trạng xuất
khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm của Việt Nam, từ đó gợi ý
một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu các dịch vụ này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu dịch vụ
viễn thông - Công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.
15

- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu dịch vụ Viễn thông và xuất
khẩu phần mềm trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đầy mạnh xuất khẩu dịch vụ
viễn thông và xuất khẩu phần mềm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu dịch vụ
viễn thông và phần mềm của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian, luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu hoạt động xuất
khẩu dịch vụ của Việt Nam và quốc tế kể từ năm 1996. Đây là mốc thời
gian đánh dấu sự thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII,
khẳng định đường lối tiếp tục đổi mới và hội nhập, một tiền đề quan trọng

cho việc Việt Nam ra nhập APEC năm 1998 và WTO năm 2007. Năm
1996 cũng là năm ngay sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ
(ngày 11/07/1995), mở đường cho sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và
cường quốc số một thế giới.
Về nội dung: Luận văn không nghiên cứu toàn bộ hoạt động xuất khẩu
của toàn khu vực dịch vụ, tất cả các nội dung về sản xuất, kinh doanh của
ngành viễn thông và công nghệ thông tin mà chỉ giới hạn:
i) Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông.
ii) Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu phần mềm
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng để phân tích hoạt
động của ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam trong sự vận
động và phát triển của nó.
Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích - tổng
hợp, so sánh được luận văn sử dụng nhằm phân tích, đánh giá các số liệu để
minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu.
16

Bên cạnh đó, phương pháp case study được sử dụng nhằm phân tích
hoạt động xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin của Việt
Nam với một số nước nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận văn.
Luận văn có những đóng góp mới như sau:

Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu dịch vụ viễn
thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.

Thông qua việc phân tích và đánh giá xuất khẩu dịch Viễn thông và
gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, làm rõ nguyên nhân của những tồn tại của hoạt động xuất khẩu dịch

vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm Việt Nam trong thời gian qua.

Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu dịch viễn thông
và gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu, nội dung của luận văn.
Luận văn được kết cấu thành 3 chương với các nội dung tổng quát của
từng chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của xuất khẩu dịch vụ viễn thông
và phần mềm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.
Chương 2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm của
Việt Nam.
Chương 3. Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ viễn
thông và phần mềm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO.
17

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA XUẤT KHẨU DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG VÀ PHẦN MỀM TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM
HỘI NHẬP WTO

1.1. Khái niệm về xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến dịch vụ viễn thông và dịch vụ phần mềm
1.1.1.1. Khái niệm chung về dịch vụ
Xã hội càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng
cao, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú. Bên cạnh
những sản phẩm, hàng hóa hữu hình, nhu cầu sử dụng các dịch vụ cũng
ngày càng gia tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ của con
người, các hoạt động cung ứng dịch vụ diễn ra rất đa dạng, ở khắp mọi nơi.
Dịch vụ đang được coi là ngành công nghiệp không khói và có vị trí trí
đáng kể trong hệ thống các ngành kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

Chính vì vậy mà có rất nhiều tài liệu nghiên cứu đã bàn đến các khía
cạnh khác nhau của khu vực dịch vụ. Trong thời gian qua, một số tổ chức
quốc tế (IMF, WTO, ) đã tổ chức nhiều hội thảo về dịch vụ nhằm đi đến
sự thống nhất về khái niệm và phạm vi của dịch vụ, trên cơ sở đó đánh giá
xu hướng phát triển của dịch vụ. Tuy nhiên, có một thực tế là cho đến nay
chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ được thừa nhận trên phạm vi
toàn cầu. Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO cũng
không đưa ra định nghĩa dịch vụ mà chỉ phân loại dịch vụ thành 12 ngành
lớn và 155 phân ngành khác nhau.
Thực tế này đã khẳng định sự khó khăn này khi đưa ra một định nghĩa
về dịch vụ một cách thống nhất. Do đó, các nhà nghiên cứu thường tập
trung tìm những đặc trưng của sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ để
làm cơ sở phân biệt dịch vụ với hàng hóa. Về cơ bản, đó là một cách tiếp
18

cận đúng đắn và hợp lý. Để hiểu thêm cách tiếp cận này, đề tài sẽ phân tích
rõ hơn một số đặc tính của dịch vụ được nhiều người thừa nhận.
Khái niệm thứ nhất, theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là một ngành kinh
tế thứ ba. Theo cách hiểu này thì các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành
công nghiệp và nông nghiệp được coi là ngành dịch vụ. Như vậy những ngành
kinh tế như hàng không, thông tin đều thuộc lĩnh vực dịch vụ.[1]
Khái niệm thứ hai, dịch vụ cũng được hiểu theo nghĩa hẹp là sản phẩm
của lao động xã hội, được trao đổi trên thị trường. Nền sản xuất xã hội
được chia thành hai lĩnh vực: sản xuất hàng hóa và sản xuất dịch vụ. Quá
trình tạo ra dịch vụ chính là quá trình tương tác giữa ba yếu tố cơ bản:
khách hàng (người sử dung dịch vụ), cơ sở vật chất và nhân viên phục vụ.
Ba yếu tố đó quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống, trong đó
dịch vụ là kết quả của sự tương tác trực tiếp giữa khách hàng, nhân viên
phục vụ và cơ sở vật chất.[24]
Khái niệm thứ ba, theo Mác: Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản

xuất hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông
suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ
phát triển. Như vậy, bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác đã
chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ.[25]
Tóm lại, cho dù có nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ, nhưng về
cơ bản các quan niệm đó giống nhau ở hai điểm:
Thứ nhất, dịch vụ là một “sản phẩm”, là kết quả của quá trình lao
động và sản xuất nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người.
Thứ hai, khác với hàng hoá là vật hữu hình, dịch vụ mang tính vô
hình, là phi vật thể.
Từ đó, có thể hiểu: “Dịch vụ là những hoạt động tạo ra các sản phẩm
không tồn tại dưới dạng hình thái vật thể, nhằm thoả mãn các nhu cầu
trong sản xuất và đời sống con người”.
1.1.1.2. Khái niệm về dịch vụ viễn thông

×