Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 137 trang )



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI
VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƢỚC 6
1.1 KHÁI LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA 6
1.1.1 Khái niệm và các giai đoạn phát triển của toàn cầu hóa 6
1.1.1.1 Khái niệm 6
1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của toàn cầu hóa 8
1.1.2 Cơ sở khách quan của toàn cầu hóa 12
1.1.2.1 Sự phát triển của khoa học và công nghệ 12
1.1.2.2 Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia 14
1.1.2.3 Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường 16
1.1.2.4 Quá trình giải điều tiết ở các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật 17
1.1.3 Đặc trƣng của toàn cầu hóa 19
1.1.3.1 Toàn cầu hóa gắn liền với sự ra đời của thời đại
kinh tế mới - kinh tế tri thức 19
1.1.3.2 Mức độ liên kết thị trường thế giới 23
1.1.3.3 Toàn cầu hóa trong sự tác động của các nhân tố mới 27
1.2 VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG BỐI CẢNH 35
TOÀN CẦU HÓA 35
1.2.1 Vai trò của nhà nƣớc trong kinh tế thị trƣờng 35
1.2.1.1 Bảo đảm tính hiệu quả 35
1.2.1.2 Bảo đảm tính công bằng 35
1.2.1.3 Ổn định kinh tế vĩ mô 41
1.2.2 Tác động của toàn cầu hóa đối với
vai trò kinh tế của nhà nƣớc 42
1.2.3 Vai trò kinh tế của nhà nƣớc tại các nƣớc đang phát triển 49
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƢỚC


TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM 55
2.1 TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 55
2.2 VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 59
2.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế cho hội nhập 59
2.2.1.1 Những cải cách và khung khổ pháp luật 59
2.2.1.2 Những cải cách về thể chế tài chính 64
2.2.1.3 Những cải cách trong bộ máy hành chính nhà nước 66
2.2.2 Kiểm soát vĩ mô, thúc đẩy tăng trƣởng 68
2.2.3 Cải cách, tự do hóa thƣơng mại 72
2.2.3.1 Chính sách thương quyền 72
2.2.3.2 Chính sách thuế quan và phi thuế quan 74
2.2.3.3 Chính sách kiểm soát ngoại hối và tỷ giá hối đoái 77
2.2.3.4 Những thành tựu trong lĩnh vực tự do hoá thương mại 79
2.2.4 Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài 82
2.2.4.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 82
2.2.4.2 Viện trợ phát triển chính thức 86
2.3 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 89
2.3.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc 90
2.3.2 Những vấn đề đặt ra 93
2.3.2.1 Xác định chưa rành mạch tương quan giữa vai trò của Nhà
nước và thị trường trong nền kinh tế 93
2.3.2.2 Vấn đề về hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý điều
hành của Nhà nước 95
2.3.2.3 Năng lực bộ máy quản lý nhà nước, năng lực đội ngũ cán bộ

làm công tác hội nhập còn hạn chế 98
2.3.2.4 Thiếu chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế 99
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
HUY VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM 102
3.1 QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


CỦA VIỆT NAM 103
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 106
3.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với quá trình
hội nhập 106
3.2.2 Cải cách bộ máy hành chính Nhà nƣớc, nâng cao năng lực của
đội ngũ cán bộ công chức 109
3.2.3 Đẩy mạnh cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc, tạo điều
kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động và
phát triển, đặc biệt là thành phần kinh tế tƣ nhân 111
3.2.4 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống thông tin
viễn thông 115
3.2.5 Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 115
3.2.6 Phát triển, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực phù hợp với yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế 116
3.2.7 Hoàn thiện hệ thống tài chính - ngân hàng 118

KẾT LUẬN 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 123



DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1
10 quốc gia là điểm đến chủ yếu của người nhập cư
27
Bảng 2.1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 - 2004
83
Bảng 2.2
Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993 - 2004
87
Hình 1.1
Ba làn sóng của toàn cầu hoá
9
Hình 1.2
Giá truy cập Internet và số thuê bao Internet
21
Hình 1.3
Tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu hàng hóa và GDP thế
giới, 1990-2001

23
Hình 1.4
Toàn thế giới: Tổng thu nhập từ thương mại điện tử theo khu
vực, tính bằng % và tỷ USD, năm 2000 và 2004

24
Hình 1.5
Các luồng tài chính đến các nước đang phát triển 1990 - 2004

25
Hình 1.6
Sự tham gia ngày càng tích cực vào các tổ chức xã hội dân sự
1981 - 1997

34
Hình 2.1
Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá theo châu lục năm 2003
81






1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới đã cho thấy nhà nước
luôn có vai trò quan trọng trong phát triển nói chung và trong kinh tế thị
trường nói riêng. Trong một nền kinh tế thị trường, nhà nước với tư cách là
người quản lý nền kinh tế quốc dân, làm nhiệm vụ dẫn dắt và tạo ra môi
trường để thị trường vận hành. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của thị
trường đến đâu một phần lớn phụ thuộc vào năng lực của bộ máy nhà nước.
Nếu nhà nước không mạnh, nghĩa là không có khả năng tạo ra được một môi
trường pháp lý nói riêng và môi trường kinh tế nói chung, thông thoáng, lành
mạnh, không vạch ra được chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, cũng như
không có khả năng thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả các chiến
lược, chính sách và luật pháp đó, thì nền kinh tế không thể nào vận hành và

phát triển có hiệu quả. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đi sau,
mà sự thành công của Nhật Bản và các NIEs đã chứng minh điều đó. Tuy
nhiên, tùy theo từng bối cảnh khác nhau mà sự phát triển kinh tế đề ra những
yêu cầu khác nhau đối với mức độ và phương thức tác động của nhà nước
vào nền kinh tế. Thực tế cho thấy, vai trò của nhà nước trong phát triển kinh
tế luôn biến đổi theo thời gian và không gian, gắn với bối cảnh cụ thể của
thời đại.
Trong gần hai thập kỷ vừa qua, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế có sự gia tăng mạnh mẽ, diễn ra toàn diện trên nhiều lĩnh vực: thương
mại, tài chính, đầu tư, cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường v.v,
với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau, tạo ra những mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ, sự phụ thuộc sâu sắc và những tác động qua lại hết sức
nhanh nhạy giữa các nền kinh tế trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay
diễn ra trên nền tảng các công cụ mới, với sự xuất hiện của những nhân vật mới,
những thị trường mới, giá trị mới và vận động dựa trên khuôn khổ những quy
tắc điều chỉnh mới. Chính những yếu tố mới này, như sự bành trướng của các


2
công ty xuyên quốc gia, sự vận động liên tục của các luồng tài chính, sức ép
cạnh tranh, vai trò ngày càng tăng của các tổ chức phi chính phủ, cùng những
quy tắc, luật lệ của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực, đang tạo
ra những tác động, ảnh hưởng đối với vai trò kinh tế của một Nhà nước quốc
gia. Điều này đặt ra yêu cầu phải xác định lại vai trò kinh tế của nhà nước
trong bối cảnh mới - bối cảnh toàn cầu hóa.
Hiện nay, Việt Nam đang trong một quá trình kép: vừa tiến hành
chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với việc thiết lập các yếu tố cơ bản của
nền kinh tế thị trường; vừa tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
trong một thế giới biến đổi nhanh. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định Việt

Nam cần phải: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần
phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự
chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của dân tộc, an ninh quốc
gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”. Quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng bước
đầu, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, tạo môi trường thuận
lợi hơn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề yếu kém cần khắc phục. Do đó, hơn lúc nào hết, trong điều kiện Việt Nam
đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập
kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu quá trình toàn cầu hoá và những tác động của
nó đối với vai trò kinh tế của nhà nước nói chung, để từ đó rút ra những bài
học, đề ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò kinh tế của Nhà nước Việt
Nam nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là một vấn
đề có ý nghĩa cao cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài „Vai trò kinh tế của nhà
nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam’
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu


3
Vai trò nhà nước trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế là một vấn đề được đề cập đến trong khá nhiều các công trình nghiên cứu
về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung như:
- Susana Borras (2003), The Innovation Policy of the European
Union, from government to governance, Edward Elgar,
Cheltenham, UK.
- Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác Kinh tế Đa phương (2002), Việt Nam hội
nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa - Vấn đề và giải pháp,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Harry Bloch (2003), Growth and Development in the Global
Economy, Edward Elgar, Cheltenham, UK.
- Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2000), Báo cáo phát
triển con người năm 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Thomas L. Friedman (2002), The Lexus and the Olive tree, Anchor
Books, USA.
- Đỗ Trung Hiếu (2002), “Vai trò nhà nước trong thời đại toàn cầu
hóa", Lý luận chính trị, 2004 (4), Tr. 31-34, 56.
- Nguyễn Văn Mạnh (2003), “Vai trò của nhà nước ta trong bối cảnh
toàn cầu hóa", Nhà nước và Pháp luật, 2003 (3), Tr. 12-15.
- Ngân hàng Thế giới (1997), Nhà nước trong một thế giới đang thay
đổi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Ngân hàng Thế giới (2002), Toàn cầu hóa, tăng trưởng và nghèo
đói, xây dựng một nền kinh tế hội nhập, Nxb Văn hóa-Thông
tin, Hà Nội.
- Lê Hữu Nghĩa (2003), “Nền kinh tế toàn cầu và nhà nước quốc gia",
Lý luận Chính trị, 2003(4), Tr. 12-15.
- Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Ngân hàng Thế
giới (2004), Việt Nam sẵn sàng gia nhập tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), Kỷ yếu Diễn đàn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.


4
- Martin Wolf (2002), “Liệu nhà nước quốc gia có thể tồn tại cùng
với toàn cầu hóa không?", Châu Mỹ ngày nay, 2002 (1), Tr. 62-
68.
Các công trình này đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của quá trình toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, như những cơ sở khách quan dẫn đến quá
trình toàn cầu hóa, cũng như đặc trưng của quá trình này và tác động của nó

đối với các quốc gia trên thế giới nói chung, và các nước đang phát triển nói
riêng, trong đó có Việt Nam. Vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế được đề cập đến rải rác trong các công
trình này, tuy nhiên có rất ít công trình tập trung đi sâu nghiên cứu một cách
có hệ thống vai trò kinh tế của nhà nước trong quá trình toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế, và đặc biệt chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn
đề này một cách đầy đủ đối với trường hợp của Việt Nam.
Chính vì vậy, công trình nghiên cứu “Vai trò kinh tế của nhà nước
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam“ sẽ cố
gắng đi sâu giải quyết vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích vai trò kinh tế của nhà nước nói chung trong quá
trình toàn cầu hóa, luận văn sẽ phân tích và đánh giá thực trạng vai trò kinh tế
của Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để từ đó đưa
ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò kinh tế của Nhà nước ta trong quá
trình tham gia vào toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Vai trò kinh tế của nhà nước Việt Nam trong
quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vai trò kinh tế của nhà
nước trong bối cảnh toàn cầu hóa kể từ thập niên 1980, và vai trò kinh tế của
Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam
thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế từ
năm 1991 đến nay.


5
5. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của luận văn, dựa trên nền
tảng phương pháp luận chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử, trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp như:
phương pháp lôgíc, lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, so
sánh, phân tích dự báo v.v.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Phân tích, đánh giá vai trò kinh tế của nhà nước trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò kinh tế của nhà nước
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Toàn cầu hóa và tác động của nó đối với vai trò kinh tế của nhà
nước
Chƣơng 2: Thực trạng vai trò kinh tế của nhà nước trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp phát huy vai trò kinh tế của nhà nước trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam


6
CHƢƠNG 1: TOÀN CẦU HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI
VỚI VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƢỚC

1.1 KHÁI LUẬN VỀ TOÀN CẦU HÓA
1.1.1 Khái niệm và các giai đoạn phát triển của toàn cầu hóa
1.1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa
Thuật ngữ “Toàn cầu hoá” xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển của nước
Anh vào năm 1961 và được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980
đến nay để diễn đạt một nhận thức mới của loài người về một hiện tượng, một

xu hướng toàn cầu mang tính chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện đại. Do tầm
quan trọng, tính bao trùm, cũng như tác động của nó, xu hướng toàn cầu hoá
đang được coi là vấn đề trung tâm cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các
nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thống nhất về
toàn cầu hóa. Hiện nay, còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã định nghĩa toàn cầu hóa như là “sự phụ
thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên của các quốc gia trên toàn thế
giới, thông qua việc gia tăng khối lượng và sự đa dạng của các trao đổi xuyên
biên giới về các hàng hóa và dịch vụ, cũng như thông qua các luồng vốn quốc
tế tự do hơn, và sự phổ biến về công nghệ ngày càng nhanh chóng và rộng
khắp”. 32
Trong bài phát biểu tại Đại học Bắc Carolina (Hoa Kỳ) ngày 30 tháng 9
năm 1997, chủ tịch quỹ Ford, bà Susan V. Berresford, cho rằng “Thuật ngữ
“toàn cầu hóa” phản ánh một mức độ ảnh hưởng lẫn nhau toàn diện hơn so
với trong quá khứ, cho thấy một số khác biệt với thuận ngữ “quốc tế hoá”. Nó
ngụ ý tầm quan trọng ngày càng giảm của các đường biên giới quốc gia và sự
tăng cường những đặc tính lan toả ra ngoài biên giới bắt nguồn từ một nước
hoặc một khu vực nhất định”.
Báo cáo Phát triển Con người 1999 của UNDP cho rằng: “Toàn cầu hóa
không phải là cái gì mới, song kỷ nguyên hiện nay có những nét đặc thù.
Không gian đang thu nhỏ, thời gian đang rút ngắn và những đường biên giới


7
biến mất dần đang kết nối đời sống của dân chúng với nhau một cách sâu sắc
hơn, mạnh mẽ hơn, và nhanh chóng hơn bao giờ hết”. [21, 1]
Các nhà phân tích của Ban thư ký Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
lại cho rằng “toàn cầu hóa là một quan niệm có nhiều mặt vì nó bao quát cả
lĩnh vực kinh tế xã hội, chính trị và các hậu quả của sự phân phối”. [40, 13]
Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc UNCTAD, “Toàn cầu hóa

liên hệ với các luồng giao lưu không ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn
lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia, cùng với việc hình thành các cấu
trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch
kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó”. 34, 70
Trong cuốn sách “Toàn cầu hóa với các nước đang phát triển”, các tác
giả lại sử dụng khái niệm “Toàn cầu hóa là sự phân công lao động ngày càng
mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện qua phân chia các quá trình sản
xuất thành nhiều bậc tại các địa điểm khác nhau. Điều này biểu hiện trước hết
trong sự tăng trưởng nhanh chóng của việc kinh doanh hàng hóa quốc tế, đầu
tư trực tiếp nước ngoài cũng như trong sự hòa nhập của các thị trường vốn,
dẫn tới sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các thị trường và quá trình sản xuất ở
các nước khác nhau”. [7, 17]
Có thể nhận thấy các cách định nghĩa trên đều tập trung vào sự tăng lên
của các mối quan hệ, sự tuỳ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống kinh tế
xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, đến văn hóa, xã hội, môi trường, v.v.)
giữa các quốc gia và các nền kinh tế trên thế giới, cũng như sự tăng lên của
các dòng nhân tố xuyên quốc gia, sự tăng lên của các quá trình theo đó thế
giới, ở một số khía cạnh, đang trở thành một địa điểm duy nhất.
Ngoài ra, còn có một số định nghĩa khác về toàn cầu hóa:
Theo quan niệm của Tổ chức Hợp tác và phát triển OECD: “Toàn
cầu hóa là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu
các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu v.v. Là một quá trình ly tâm và là một
lực lượng kinh tế vĩ mô, toàn cầu hóa rút ngắn khoảng cách kinh tế không
những giữa các nước và khu vực, mà còn giữa các tác nhân kinh tế với
nhau”. 17, 15


8
Nhà kinh tế Anthony Giddens viết: “Toàn cầu hóa có thể được định
nghĩa là sự tăng cường các mối quan hệ xã hội trên toàn thế giới liên kết

những địa điểm xa xôi theo một cách mà những sự kiện xảy ra ở nơi này được
định hình bởi những sự kiện đang xảy ra ở nơi khác cách đó nhiều dặm và
ngược lại”. [23, 16]
Từ những khái niệm khác nhau về toàn cầu hoá trên đây, có thể rút ra
một định nghĩa khái quát về toàn cầu hóa như sau:
Toàn cầu hoá có thể được hiểu là một quá trình, trong đó các quốc
gia trên thế giới liên kết, hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc
trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự, đến văn hóa, xã hội,
v.v. Đường biên giới giữa các quốc gia mờ đi, các bức tường ngăn cách dần
bị xoá bỏ. Sự phân công lao động và hợp tác sản xuất vượt ra khỏi giới hạn
các quốc gia, sự vận động của các dòng vốn và các hoạt động xuất khẩu tư
bản diễn ra với tốc độ nhanh chóng, với quy mô khổng lồ. Các yếu tố sản
xuất và lực lượng lao động di chuyển dễ dàng, thuận tiện giữa các quốc
gia, tạo nên một tốc độ vận động, tốc độ biến đổi nhanh nhạy của các quá
trình, hình thành một hệ thống kinh tế thống nhất toàn cầu, với qui mô
toàn thế giới, đạt tới trình độ và chất lượng mới, cao hơn.

1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của toàn cầu hóa
Xu hướng toàn cầu hóa là một quá trình đã trải qua những giai đoạn
phát triển thăng trầm khác nhau và được các nhà nghiên cứu đương đại phân
chia thành ba làn sóng. Tuy nhiên, hai làn sóng đầu tiên (1870-1914 và 1945-
1980) thường được đề cập đến với thuật ngữ “quốc tế hóa”. Chỉ đến làn sóng
toàn cầu hóa thứ ba, tức là từ những năm 1980 đến nay, thuật ngữ “toàn cầu
hóa” mới được sự dụng rộng rãi, để chỉ một làn sóng toàn cầu hóa có sự khác
biệt về chất so với hai làn sóng trước đó.







9
Hình 1.1:

Nguồn: 12
Làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất diễn ra trong khoảng 45 năm, từ năm
1870 đến năm 1914. Cơ sở của làn sóng này là việc giảm chi phí vận tải nhờ
những công nghệ mới như đường xe lửa, tàu chạy bằng hơi nước, cùng một
loạt các phát minh, sáng chế tiếp theo về điện, điện thoại, ô tô, ống dẫn dầu,
máy bay v.v. vào nửa cuối thế kỷ 19. Bên cạnh đó, việc một loạt các nước,
đặc biệt là các nước Tây Âu, áp dụng chính sách tự do hóa, cắt giảm các hàng
rào thuế quan, với vai trò tiên phong của nước Anh, đã thúc đẩy mậu dịch
quốc tế phát triển mạnh mẽ. Hình mẫu thương mại của làn sóng này là sự trao
đổi các hàng hóa sơ chế sử dụng nhiều đất đai với các hàng hóa chế tạo giữa
các nước đang phát triển và các nước phát triển.
Xuất khẩu của thế giới tăng trưởng liên tục qua các giai đoạn, đạt 3,6 tỷ
USD năm 1867-1868, 5,6 tỷ USD năm 1880, 7,8 tỷ USD năm 1890, 9,9 tỷ
USD năm 1897, 17 tỷ USD năm 1913 (tất cả tính theo giá đồng USD năm
1880) 29. Nếu xem xét chỉ số tỷ lệ của xuất khẩu thế giới trên tổng sản
phẩm quốc nội toàn thế giới thì thấy chỉ số này tăng từ 5% năm 1870 lên
8,7% năm 1913 34, 73. So sánh tốc độ tăng mậu dịch quốc tế với tốc độ
tăng trưởng kinh tế thế giới trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến năm
1945, các số liệu cho thấy tốc độ tăng của thương mại thế giới (3%/năm)
nhanh hơn tốc dộ tăng trưởng kinh tế (2%/năm) 33, 81-82. Như vậy, thương


10
mại quốc tế đã tăng nhanh đáng kể trong làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất cả về giá
trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ giữa thương mại và GDP. Điều này thể hiện mức độ quốc tế
hoá khá cao của các luồng giao lưu hàng hóa.

Việc sản xuất hàng hóa sơ chế đòi hỏi nhiều nhân lực vì vậy trên
toàn thế giới đã diễn ra những luồng di cư lớn từ Châu Âu đến Bắc Mỹ và
Ôtxtrâylia, từ Trung Quốc, Ấn Độ tới các nước thưa thớt dân cư hơn như
Xrilanca, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam v.v. Tổng các luồng di chuyển
lao động trong làn sóng toàn cầu hóa đầu tiên xấp xỉ bằng 10% dân số thế
giới 12, 38.
Việc sản xuất các hàng hóa sơ chế để xuất khẩu không chỉ cần tới lao
động mà còn cần một lượng vốn lớn. Đến năm 1913, dòng vốn quốc tế hàng
năm đã chiếm 5% GDP của các nước xuất khẩu tư bản, điển hình là Anh,
Pháp và Đức 34, 74. Tới năm 1914, vốn nước ngoài của các nước đang phát
triển đã đạt xấp xỉ 32% thu nhập của các nước này 12, 38. Anh là nước xuất
khẩu tư bản lớn nhất, từ năm 1870 đến năm 1914, xuất khẩu tư bản của Anh
tăng 5 lần. Các nguồn đầu tư vốn của Anh ở nước ngoài đạt trung bình 4,6%
GDP trong những năm 1870-1913, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nước
xuất khẩu tư bản lớn đương thời.
Giai đoạn 1914 - 1945, làn sóng toàn cầu hóa thứ nhất bị chấm dứt do
hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc đại suy thoái (1929-1933). Chính phủ
của các nước đã phản ứng với tình trạng suy thoái bằng cách áp đặt Chủ nghĩa
quốc gia như một cố gắng vô vọng để định hướng nhu cầu vào thị trường
trong nước. Trong thời kỳ này, GDP tăng bình quân 2%/năm, trong khi đó,
mức tăng thương mại chỉ đạt 0,6%/năm 39, 39. Tới năm 1950, tỷ lệ xuất
khẩu trên thu nhập thế giới giảm xuống chỉ còn khoảng 5%, gần như trở lại
con số vào năm 1870. Trên thị trường vốn, hầu hết các nước thu nhập cao áp
đặt các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn xuất khẩu vốn. Năm 1950, lượng
vốn nước ngoài của các nước đang phát triển giảm xuống chỉ còn bằng 4%
thu nhập, thấp hơn nhiều so với chỉ số này vào năm 1870. Sự trở lại của Chủ
nghĩa quốc gia cũng đi liền với các biện pháp hạn chế ngặt nghèo đối với


11

người nhập cư. Số lượng người nhập cư vào Mỹ đã giảm từ 15 triệu người
trong giai đoạn 1870-1914, xuống còn 6 triệu người trong giai đoạn 1914-
1950 12, 40-41.
Làn sóng toàn cầu hóa thứ hai diễn ra trong giai đoạn từ năm 1945 đến
năm 1980. Động lực chủ yếu thúc đẩy sự phục hồi của xu thế toàn cầu hóa trong
thời kỳ này chính là những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ hai. Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất dựa chủ
yếu vào máy hơi nước, sắt và than, thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
dựa chủ yếu vào máy chạy bằng nhiên liệu lỏng, điện và năng lượng nguyên tử,
cũng như những vật liệu mới như kim loại không sắt, chất dẻo, sợi hóa chất; đặc
biệt là dựa vào những thành tựu của lĩnh vực thông tin và phương thức quản lý
mới. Mặt khác, sự trở lại của Chủ nghĩa quốc gia trong giai đoạn 1914-1945 đã
để lại những hậu quả tai hại như: nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, và mức
độ bất bình đẳng giữa các khu vực gia tăng đáng kể. Những điều đó cũng đã thúc
đẩy các chính phủ hợp tác với nhau, đặc biệt là giữa các nước phát triển. Từ thập
niên 1950 đến đầu những năm 1970, cùng với sự phát triển mạnh của kinh
tế thế giới, thương mại thế giới cũng tăng nhanh chóng. GDP thế giới tăng
trung bình 5,1%/năm, trong khi thương mại hàng hóa tăng 8,2%/năm trong
những năm 1950-1973 39, 39. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 1970 trở đi,
tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại của thế giới bắt đầu giảm. Tiến trình
tự do hóa trong giai đoạn này đã không làm khôi phục các luồng di chuyển quốc
tế của vốn và lao động.
Làn sóng toàn cầu hóa thứ hai đã chứng kiến sự ra đời của hàng trăm
các tổ chức quốc tế liên chính phủ và hàng nghìn các tổ chức quốc tế phi
chính phủ (NGOs), hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
lĩnh vực hoạt động kinh tế, cũng đã hình thành hàng loạt thể chế kinh tế thế
giới và khu vực. Trong khuôn khổ Liên hợp quốc, có nhiều tổ chức kinh tế
như: Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Hội nghị Liên hợp
quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) v.v. Năm 1947, các nước đã ký Hiệp định chung và thuế

quan và thương mại (GATT), tiền thân của tổ chức Thương mại Thế giới


12
(WTO) sau này. Ngoài ra, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới
(WB) và một loạt ngân hàng phát triển khu vực cũng được thành lập nhằm hỗ
trợ cho hệ thống tài chính tiền tệ thế giới mới.
Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba bắt đầu từ những năm 1980, và đang
ngày càng trở thành một xu thế tất yếu, với sự phát triển mạnh mẽ hơn bao
giờ hết. Nó đang cuốn tất cả các nước, kể cả những nước chậm phát triển nhất
vào quỹ đạo của mình. Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba được thúc đẩy bởi những
cơ sở khách quan và có những đặc trưng riêng, khác biệt về chất so với các
làn sóng toàn cầu hóa trước đó.

1.1.2 Cơ sở khách quan của toàn cầu hóa
1.1.2.1 Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Một vài thập kỷ vừa qua, thế giới đã chứng kiến những bước nhảy vọt
trong sự phát triển của khoa học và công nghệ, với những tiến bộ nhanh
chóng hơn và căn bản hơn. Điều này đang làm hạ thấp chi phí sản xuất hàng
hóa, dịch vụ với một tốc độ chưa từng thấy trước đây. Dẫn đầu trong những
biến đổi này là những thành tựu to lớn trong lĩnh vực công nghệ sinh học,
công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ vật liệu v.v. Đây là những lực
đẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
Những công nghệ này đều có những bước nhảy vọt căn bản trong quá
trình đổi mới - chúng không chỉ là những cách thức tốt hơn để thực hiện cái
cũ mà còn là những cách thức hoàn toàn mới để thực hiện những cái mà trước
đây không thể hình dung được 21, 63.
Về công nghệ sinh học, việc khám phá ra cấu trúc ADN, hiểu biết được
mật mã của sự sống là một bước ngoặt trong lịch sử sinh học. Công nghệ sinh
học đang phá vỡ những giới hạn của tự nhiên, tạo ra những cơ thể mới, những

thuộc tính mới của các loại cây và các sinh vật khác, nhân giống chúng một
cách tối ưu, phục vụ đời sống và chữa bệnh cho con người. Những tiến bộ
về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong công nghệ sinh học, được áp dụng
trong sản xuất nông nghiệp, đã làm cho ngành này phát triển rất nhanh
trong mấy thập kỷ vừa qua. Trong 30 năm, 1961 - 1990, sản xuất lương


13
thực của thế giới tăng 101%, trong khi dân số chỉ tăng 66%. Khối lượng
lương thực dư thừa của thế giới khoảng 300 triệu tấn/năm, tương đương với
20% khối lượng sản xuất 16, 23.
Có thể nói những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
truyền thông là lực lượng trực tiếp, đóng vai trò quan trọng hàng đầu, thúc
đẩy quá trình toàn cầu hóa. Việc ra đời mạng thông tin toàn cầu (www) của
Internet vào năm 1990 đã đem lại cho con người khả năng tiếp cận một cách
nhanh chóng và chính xác với mạng lưới thông tin trên toàn thế giới. Nó
tạo ra một hệ thống trong đó từng cá nhân, tổ chức, từng quốc gia trên thế
giới được kết nối với nhau, phá vỡ bức tường ngăn cách về thời gian và
không gian địa lý giữa các khu vực trên khắp hành tinh, làm cho các cá nhân
và các quốc gia xích lại gần nhau hơn, mở rộng mạng kết nối tới mọi ngóc
ngách trên toàn thế giới.
Những thành tựu to lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền
thông, cùng với nó là cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông vận tải đã và
đang làm giảm mạnh mẽ các chi phí giao dịch, tạo cơ hội cho các yếu tố sản
xuất vận động nhanh hơn, dễ dàng hơn trên phạm vi toàn thế giới. Ví dụ, một
tài liệu dài 40 trang có thể được gửi từ Mađagaxca tới Cốt Đivoa bằng đường
bưu điện mất 5 ngày với chi phí 75 USD, bằng fax mất 30 phút với chi phí là
45 USD còn bằng thư điện tử chỉ mất 2 phút với chi phí chưa đến 20 cent.
Hơn nữa, với giá không đổi, tài liệu này có thể đồng thời được gửi bằng thư
điện tử đến cho hàng trăm người. Chi phí hoạt động của hàng không tính trên

một dặm giảm xuống một nửa vào giai đoạn 1960 - 1990 21, 31. Khả năng
đi lại dễ dàng, Internet và truyền thông đại chúng đã kích thích theo cấp số
nhân việc trao đổi các ý tưởng và thông tin, và việc con người ngày nay tham
gia nhiều hơn bao giờ hết vào những hiệp hội, đã mở rộng đường biên giới
quốc gia - từ các hệ thống không chính thức tới các tổ chức chính thức.
Chi phí vận tải, liên lạc giảm làm cho khả năng bán hàng đi các thị
trường xa càng tăng lên, thương mại toàn cầu càng có khả năng phát triển.
Quá trình phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất giữa các quốc gia
và châu lục càng trở nên sâu sắc hơn. Ngày nay, phân công lao động quốc tế đã


14
đạt tới trình độ không chỉ chuyên môn hóa sản phẩm hoàn chỉnh mà là chuyên
môn hóa cả chi tiết sản phẩm cho từng quốc gia. Một sản phẩm hoàn chỉnh (như
máy bay Boing, ô tô, máy tính v.v.) có thể là kết quả hoạt động của hàng trăm,
thậm chí hàng nghìn xí nghiệp đặt ở khắp nơi trên thế giới, mà không phụ thuộc
vào vị trí của nguồn nguyên liệu. Các quan hệ sản xuất, thương mại có tính toàn
cầu đã kéo theo các dòng tiền tệ, vốn, dịch vụ v.v. vận động trên phạm vi toàn
cầu. Công nghệ thông tin đã làm cho các dòng vận động này càng trở nên nhanh
chóng, dễ dàng, thuận tiện. Thương mại điện tử xuất hiện với kim ngạch ngày
càng tăng và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn cầu đầy triển vọng. Một
số chuyên gia của WTO dự đoán trong hai mươi năm tới sẽ có khoảng 300 triệu
người sử dụng mạng Internet để thực hiện các giao dịch kinh doanh và khối
lượng giá trị của ngành thương mại điện tử này sẽ tăng lên khoảng 300 tỷ USD
vào thời điểm đó 1, 167.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cũng tạo ra nhiều loại vật liệu
mới như chất dẻo đặc biệt, vật liệu tổng hợp, sợi quang học, gốm sứ cứng v.v.
thay thế ngày càng nhiều những nguyên liệu truyền thống đang bị cạn kiệt
trong thiên nhiên. Bên cạnh đó, nhiều nguồn năng lượng mới được phát hiện
và đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến trong sản xuất và đời sống, như

nguồn điện nguyên tử, thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, và gần
đây là công nghệ năng lượng hyđrô. Những biến đổi trong công nghệ vật liệu
và năng lượng này đã và đang làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống và tăng
cường mậu dịch quốc tế.
Như vậy có thể khẳng định những thành tựu trong lĩnh vực khoa học và
công nghệ là cơ sở khách quan đầu tiên, tạo ra lực đẩy mạnh mẽ thúc đẩy sự
phát triển của quá trình toàn cầu hóa.
1.1.2.2 Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia
Một yếu tố quan trọng trực tiếp góp phần thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa
phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ vừa qua gắn liền với vai trò ngày
càng lớn của các công ty xuyên quốc gia. Sự bành trướng và phát triển mạnh


15
mẽ của các công ty này vừa phản ánh đặc điểm, vừa là nhân tố thúc đẩy và là
lực lượng xung kích của quá trình toàn cầu hóa.
Theo số liệu thống kê của UNCTAD, đầu những năm 1990, trên toàn
thế giới có khoảng 37.000 công ty xuyên quốc gia, với ít nhất 170.000 chi
nhánh ở nước ngoài. Trong số đó có 33.500 công ty có trụ sở công ty mẹ đặt
tại các nước phát triển. Đến năm 2004, số lượng các công ty xuyên quốc gia
đã lên tới khoảng 70.000, với ít nhất 690.000 chi nhánh nước ngoài, và gần
nửa trong số đó đang hoạt động tại các nước đang phát triển 36, 13. Với một
mạng lưới như vậy, hoạt động của các công ty này đã thực sự tác động rộng
khắp đến nền kinh tế toàn cầu. Chúng không những thúc đẩy phân công lao
động quốc tế đi vào chi tiết hóa mà còn thông qua việc toàn cầu hóa sản xuất
và kinh doanh quốc tế để đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
Chúng cũng có đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy liên kết sản xuất, tăng
trưởng thương mại đầu tư và chuyển giao công nghệ quốc tế.
Các công ty xuyên quốc gia thường tập trung vào lĩnh vực chế tạo và
hướng vào xuất khẩu. Chúng đóng vai trò rất lớn trong việc tăng mức xuất

khẩu của các nước đang phát triển, thực chất là đẩy mạnh tiến trình hội nhập
của các nền kinh tế này vào nền kinh tế thế giới nói chung. Năm 2004, xuất
khẩu của các chi nhánh công ty xuyên quốc gia ở nước ngoài trên toàn thế
giới đạt 3.690 tỷ USD 36, 14. Có thể lấy ví dụ từ nền kinh tế Trung Quốc -
nước nhận FDI lớn nhất trong số các nước đang phát triển trên toàn thế giới
(tổng lượng vốn FDI vào Trung Quốc đạt 61 tỷ USD năm 2004 36, 84): Từ
năm 1991 đến 2001, tỷ phần của các chi nhánh công ty xuyên quốc gia trong
tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc tăng từ 17% lên 50% 35. Trong lĩnh
vực xuất khẩu công nghệ cao (tỷ phần của lĩnh vực này trong thương mại tăng
từ 3% lên 22% trong giai đoạn 1985 - 2000), các chi nhánh nước ngoài chiếm
tới 96% xuất khẩu của Trung Quốc vào năm 2000, về các thiết bị xử lý dữ
liệu tự động, các công ty này chiếm 85% xuất khẩu, và về lĩnh vực xuất khẩu
điện thoại di động, chúng chiếm giữ 96% xuất khẩu của Trung Quốc vào năm
2000 35, 162-163.


16
Cùng với việc thúc đẩy hoạt động thương mại khu vực và toàn cầu, các
công ty xuyên quốc gia còn thực hiện và thúc đẩy quá trình tự do hóa đầu tư.
Năm 2005, tổng FDI trên thế giới là 648 tỷ USD, trong đó mức FDI qua kênh
các công ty xuyên quốc gia chiếm một tỷ lệ lớn, riêng ở các nước đang phát
triển đã thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 233 tỷ USD 36, 3,
7. Việc gia tăng mạnh mẽ FDI vào các nền kinh tế, đặc biệt là với các nước
đang phát triển, có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Cơ cấu đầu tư cũng có sự thay
đổi, bao gồm cả đầu tư vào những lĩnh vực có trình độ công nghệ cao, đầu tư
cả trong sản xuất sản phẩm hữu hình và vô hình. Điều này có tác động lớn
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của các quốc gia đang phát
triển và thúc đẩy các nước này nâng dần mức độ tự do hóa đầu tư.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, vốn đang ngày càng bị tập trung

trên toàn cầu khi các tập đoàn siêu lớn sáp nhập với nhau, mà thường là
những vụ sáp nhập xuyên biên giới. Năm 2004, tổng số các vụ sáp nhập và
thôn tính xuyên biên giới là 5.100 vụ, với tổng giá trị tăng 28%, lên đến 381
tỷ USD, trong khi giá trị của tổng thể các vụ sáp nhập (bao gồm các vụ sáp
nhập nội địa và xuyên biên giới) tăng 50%, đạt 2.000 tỷ USD. Số lượng các
vụ sáp nhập xuyên biên giới siêu lớn với giá trị từ 1 tỷ USD trở lên là 75 vụ
vào năm 2004, với tổng giá trị đạt 199,8 tỷ USD 36, 9.
Như vậy, chính sự phát triển ngày càng nhanh chóng của hệ thống các
công ty xuyên quốc gia, trong quá trình hợp tác và cạnh tranh nhằm độc
chiếm vai trò chi phối thị trường quốc tế và khu vực, đang trở thành một
động lực mạnh mẽ, lôi cuốn các quốc gia trên thế giới vào dòng thác toàn
cầu hóa.

1.1.2.3 Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường
Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, chấm dứt sự đối đầu giữa hai hệ
thống chính trị - kinh tế - xã hội, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô, các quốc gia
trên thế giới đều đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu. Điều này thúc
đẩy ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng sự chuyển đổi của các nền kinh tế.


17
Nhiều quốc gia đã nhận thức được những hạn chế của cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, nguyên nhân gây nên sự trì trệ, kém hiệu quả của các nền kinh tế.
Kết quả là một loạt các quốc gia trên thế giới đã chuyển nền kinh tế của mình
từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường với nhiều kiểu loại và
ở các mức độ khác nhau. Điều này đã làm mở rộng không gian của nền kinh
tế thị trường thế giới. Có thể nói ngày nay nền kinh tế thế giới thống nhất ở cơ
chế vận hành: cơ chế thị trường. Đây chính là cơ sở cho sự gia tăng của xu thế
toàn cầu hóa kinh tế.
Kinh tế thị trường mở ra cơ sở, điều kiện cho sự phát triển của lực

lượng sản xuất làm cho quy mô sản xuất không bị bó hẹp trong phạm vi của
từng quốc gia mà mang tầm quốc tế, thúc đẩy quá trình phân công lao động
quốc tế, gắn các quốc gia vào sự ràng buộc của hệ thống sản xuất và tiêu thụ
trên phạm vi thế giới. Sự cùng tồn tại cơ chế thị trường trong các nền kinh tế
có nghĩa là cùng tồn tại cơ chế và phương thức phân bổ các nguồn lực từ sức
lao động, đến tư liệu sản xuất v.v. Điều này rõ ràng là có ý nghĩa cho thúc đẩy
mở rộng đầu tư, giao dịch thương mại và tiếp nhận nguồn lao động v.v. Kinh
tế thị trường càng phát triển cũng có nghĩa là độ mở cửa nền kinh tế càng cao,
đồng thời kéo theo sự hình thành, phát triển của nhiều thị trường với những
công cụ và phương thức giao dịch mới, điều này cũng là cơ sở cho sự gia tăng
quá trình toàn cầu hóa.
Như vậy, bản chất của kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mở,
coi trọng hiệu quả, dựa trên phân công lao động và chuyên môn hóa ngày
càng sâu sắc, nhằm phát huy tối đa lợi thế của mỗi đơn vị kinh tế cũng như cả
nền kinh tế. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết giữa các quốc gia trên
phạm vi toàn thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải mở rộng quan hệ giao lưu
với các nước khác về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, không bị giới hạn bởi
các đường biên giới lãnh thổ quốc gia và ranh giới dân tộc, chủng tộc, tôn
giáo. Chính vì vậy, sự hình thành và hội nhập của các nền kinh tế thị trường
vào hệ thống kinh tế thế giới là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết
định, tạo cơ sở kinh tế cho quá trình toàn cầu hoá, đẩy mạnh các quan hệ hợp
tác và cạnh tranh về nhiều mặt giữa các chủ thể của nền kinh tế thế giới.


18
1.1.2.4 Quá trình giải điều tiết ở các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu, song tốc độ của toàn cầu hóa phụ
thuộc rất nhiều vào chính sách của các quốc gia. Các chính sách này có phù
hợp với xu thế chung của tiến trình tự do hóa hay không, có tích cực tham gia
vào quá trình phá bỏ các rào cản hạn chế dòng luân chuyển của các yếu tố sản

xuất hay không, đều tác động lớn đến xu thế toàn cầu hóa.
Chúng ta đã từng chứng kiến sự đảo ngược của xu thế toàn cầu hóa sau
chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều này có liên quan rất lớn đến vai trò của các
chính phủ. Tuy nhiên, trước những hậu quả tai hại mà Chủ nghĩa quốc gia để
lại, trong những năm 1970 và 1980, các chính sách kinh tế quốc gia và quốc tế
đã có những thay đổi rõ rệt, hướng tới việc dựa mạnh hơn vào thị trường - giảm
dần vai trò điều tiết của nhà nước. Các chính phủ Tây Âu, Mỹ, Nhật đã thông
qua một loạt quyết định theo xu hướng giải điều tiết. Đó là việc xem xét lại vai
trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế. Nhà nước không còn đi sâu can
thiệp vào các hoạt động kinh tế mà tin tưởng hơn vào khả năng tự điều tiết của
thị trường, tôn trọng thị trường tự do. Nhà nước trở thành người giám sát, đảm
bảo cho các hoạt động kinh tế đi đúng quĩ đạo của mình. Các chính sách giải
điều tiết này tập trung vào các lĩnh vực dịnh vụ như dịch vụ tài chính, giao
thông vận tải và thông tin.
Quá trình giải điều tiết này đã tạo ra một cơ chế thoáng hơn, làm tăng
tính chủ động của các chủ thể kinh tế và tăng khả năng mềm dẻo linh hoạt của
các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, kinh doanh buôn bán v.v. Quá
trình này cũng đã góp phần kết cấu lại nền sản xuất, tăng cường khả năng
cạnh tranh và mở cửa các nền kinh tế ở những nước này, thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, tạo thêm một lực đẩy cho quá
trình toàn cầu hoá.
Cùng với việc giải điều tiết ở Tây Âu, Mỹ, Nhật trong những năm
1980-1990, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cải cách mở cửa, thực
hiện tư nhân hóa và tự do hóa. Đặc biệt trong quá trình cải cách, nhiều quốc
gia đã thực hiện chuyển hướng phát triển kinh tế từ hướng nội sang hướng
ngoại mà cốt lõi là chuyển từ công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công


19
nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Điều này càng làm sâu sắc thêm sự gắn bó,

phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thông qua thực
hiện phân công lao động quốc tế dựa trên những thế mạnh của từng nền kinh
tế dân tộc.
Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự bành
trướng của các công ty xuyên quốc gia, sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với
sự giải điều tiết và chính sách mở cửa của các quốc gia trên thế giới chính là những
cơ sở khách quan dẫn tới và đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hóa cũng như xác định rõ
những đặc trưng của quá trình hội nhập toàn cầu.
1.1.3 Đặc trƣng của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng mới. Nó đã có một quá
trình lịch sử phát triển lâu dài của mình. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa
hiện nay có những đặc trưng riêng, những nét khác biệt về chất so với toàn
cầu hóa ở các thời kỳ trước trong lịch sử. Toàn cầu hóa trong kỷ nguyên này
diễn ra trên nền tảng các công cụ mới, với sự xuất hiện của những nhân vật
mới, những thị trường mới, giá trị mới và vận động dựa trên khuôn khổ
những quy tắc điều chỉnh mới.
1.1.3.1 Toàn cầu hóa gắn liền với sự ra đời của thời đại kinh tế mới -
kinh tế tri thức
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, kỹ
thuật, nền kinh tế thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, đã và đang có
những bước chuyển biến sâu sắc về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt
động. Nền kinh tế thế giới bước vào một giai đoạn phát triển mới, một
phương thức sản xuất mới dựa trên sự phát triển mới về chất của lực lượng
sản xuất - Kinh tế tri thức. Xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang giữ vị trí
hàng đầu của quá trình tương tác trên toàn cầu, tạo ra những đặc trưng cơ bản
của quá trình toàn cầu hóa ngày nay.
Kinh tế tri thức là một nền kinh tế lấy tri thức làm cơ sở, trong đó sự
sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự
phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền



20
kinh tế tri thức, tài nguyên trí tuệ, tri thức khoa học và công nghệ - kỹ thuật,
cùng với lao động kỹ năng cao trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố
quyết định hàng đầu đối với việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển
vọng phát triển.
Nếu như các làn sóng toàn cầu hóa trước đây gắn với nền kinh tế công
nghiệp, nơi mà năng lực phát triển của mỗi quốc gia, mỗi công ty chủ yếu dựa
vào lợi thế về nguồn tài nguyên và lợi thế về vốn - kỹ thuật (máy móc, thiết
bị); thì ngày nay, với những thay đổi về trình độ và chất lượng hoạt động kinh
tế một cách sâu sắc và toàn diện, trong thế giới hiện đại, ngày càng nổi rõ xu
hướng là lợi thế về trí tuệ và công nghệ đang nhanh chóng trở thành yếu tố
chủ đạo của năng lực phát triển. Con người ngày càng ít phụ thuộc hơn vào
thiên nhiên, và ai nắm bắt được nhiều tri thức, người đó có khả năng chi phối
nhiều hơn đời sống kinh tế và xã hội. Khi so sánh cạnh tranh trong thời đại
kinh tế tri thức với các cuộc cạnh tranh về kinh tế trong quá khứ, có thể thấy
điểm khác biệt căn bản là ở chỗ các lợi thế so sánh giờ đây đều do con người
tạo ra. Nguồn lực cho phát triển chính là tri thức của con người với khả năng
sáng tạo vô hạn. Các ngành sản xuất có triển vọng nhất trong tương lai của
loài người (điện tử, tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ hàng không vũ trụ v.v.) đều dựa trên cơ sở yếu tố quyết định là trí tuệ và
công nghệ. Sự thay đổi này có nền tảng vật chất ở vai trò ngày càng gia tăng
và quyết định của công nghệ thông tin và máy tính điện tử trong hệ thống sản
xuất của cải vật chất.
Một đặc trưng cơ bản của xu thế toàn cầu hóa được hình thành trên cơ
sở nền kinh tế tri thức, đó là tốc độ biến đổi cực kỳ cao. Trong nền kinh tế tri
thức, tốc độ sản sinh tri thức, tốc độ ứng dụng tri thức, tốc độ biến đổi giá cả,
sản phẩm ngày càng cao.
Tốc độ sản sinh tri thức ngày càng tăng nhanh hơn, và đến ngày nay,
lượng tri thức của loài người được nhân đôi sau mỗi 15 năm và với cấp độ

chất lượng khác hẳn. Trong khi đó, cách đây 100 năm, để làm việc này, loài
người cần hơn ba lần thời gian đó. Càng lùi vào quá khứ thì quãng thời gian
nhân đôi tri thức càng lớn, đo bằng thế kỷ và thiên niên kỷ.


21
Cùng với tốc độ sản sinh tri thức, sự phát triển của công nghệ thông tin
có tác động làm cho các tri thức mới, đặc biệt là thành tựu khoa học - công
nghệ, được phổ biến và ứng dụng hết sức nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.
Quy trình từ khoa học - công nghệ đến sản xuất ngày càng được rút ngắn, do
vậy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ, thay đổi chủng loại
hàng hóa, sản phẩm cũng như nhiều ngành sản xuất. Vòng đời của một sản
phẩm, một công nghệ bị rút ngắn; quá trình từ khi ra đời, phát triển rồi tiêu
vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một công nghệ chỉ trong mấy năm, thậm
chí là mấy tháng. Chính vì vậy, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động
lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Cùng với sự ra đời của các sản phẩm
mới, giá cả sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao, đang trong xu
hướng giảm dần. Dường như có một quy luật: Các sản phẩm càng hiện đại thì
tốc độ biến đổi giá cả càng cao.
Hình 1.2: Giá truy cập Internet và số thuê bao Internet
Số thuê bao trên 1000 dân và giá cả tính theo đồng USD ngang giá sức mua (USD PPP)

Nguồn: OECD: Consumers in the online marketplace, OECD Workshop on the guide lines:
One year latter, Berlin, 13-14 March 2001
Tốc độ biến đổi cực kỳ nhanh chóng trong việc sản sinh, ứng dụng và
phổ biến tri thức đã dẫn đến hệ quả là tốc độ thay đổi sản phẩm, thay đổi
tương quan về sức cạnh tranh, tốc độ di chuyển vốn, tốc độ tiếp cận và xử lý
thông tin, tốc độ biến đổi của các quá trình kinh tế xã hội v.v. được đẩy lên rất

×