Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 114 trang )




Môn: Quản trị rủi ro.


QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG CHUỖI CUNG
ỨNG GẠO VIỆT NAM
GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân


Lớp Ngoại thương 1 – K37
Nguyễn Hoàng Nhi
Nguyễn Ngọc Minh Duyên
Phạm Trần Yến Nhi
Nguyễn Thiên Trang
Nguyễn Thị Ngọc Bích

1


Mục lục
Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LOGISTICS
VÀ CHUỖI CUNG ỨNG. 4
1.1. Khái niệm logistics và chuỗi cung ứng. 4
1.1.1. Khái niệm. 4
1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng. 7
1.1.3. Vai trò – ý nghĩa của logistics và chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh 10
1.1.4. Quản trị logistics và chuỗi cung ứng 13
1.2. Quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng. 22


1.2.1. Khái niệm rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng. 22
1.2.2. Phân loại rủi ro trong Logistics và chuỗi cung ứng. 23
1.2.3. Vị trí của quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng trong hệ thống quản trị. 25
1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro. 26
1.2.5. Quản lý rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng. 28
Chương 2. TÌNH HÌNH LÚA GẠO VÀ CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO VIỆT
NAM 45
2.1. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam 45
2.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 48
2

2.3. Chuỗi cung ứng gạo của Việt Nam 56
2.4. Hình thức chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam 57
Chương 3. RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG GẠO 59
3.1. Nguồn cung ứng: 59
3.1.1. Đặc điểm 59
3.1.2. Rủi ro trong nguồn cung ứng lúa gạo 63
3.2. Chế biến, dự trữ lúa gạo 68
3.2.1. Chế biến 68
3.2.2. Dự trữ 72
3.2.3. Rủi ro trong khâu chế biến, dự trữ 73
3.3. Vận tải trong chuỗi cung ứng 78
3.3.1. Dòng chu chuyển trong chuỗi cung ứng gạo 78
3.3.2. Rủi ro trong vận tải lúa gạo trong chuỗi cung ứng 82
3.4. Hoạt động xuất khẩu 86
3.4.1. Quan hệ khách hàng 86
3.4.2. Công tác điều hành xuất khẩu gạo 88
3.4.3. Thực hiện đơn hàng 90
Chương 4. QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG GẠO VIỆT NAM 96
4.1. Nhận diện rủi ro 96

3

4.2. Đo lường rủi ro 97
4.3. Giải pháp 99
4.3.1. Giải pháp chung cho toàn chuỗi cung ứng 99
4.3.2. Giải pháp cho từng khâu 101
4.3.3. Kiến nghị nhà nước 110
Kết luận 112
Tài liệu tham khảo 113


4


Chƣơng 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LOGISTICS
VÀ CHUỖI CUNG ỨNG.
1.1. Khái niệm logistics và chuỗi cung ứng.
1.1.1. Khái niệm.
Logistics và chuỗi cung ứng là hai khái niệm không còn quá mới mẻ trong
hoàn cảnh kinh kế mà thị trường toàn cầu ngày càng mở rộng và phát triển. Theo
quan điểm của các nhà quản trị thì chuỗi cung ứng chính là giai đoạn phát triển cao
hơn của logistics. Bởi lẽ, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quản
lý cuối thế kỷ 20 đã đưa logistics lên một tầm cao mới. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh
tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ
sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã
thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó.
Điều này, cùng với những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và vận tải, đã
thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý
nó.
“Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nuồn gốc từ từ

“logistique” trong tiếng Pháp. “Logistique” lại có gốc từ từ “loger” nghĩa là nơi đóng
quân. Từ này có quan hệ mật thiết với từ “Lodge”- nhà nghỉ. Logistics được dùng ở
Anh bắt đầu từ thế kỉ 19. Và ở một số độ nhất định từ này có mối liên hệ với từ
“logistic” trong toán học, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “logistikos”- phản ánh môn
khoa học nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động cung ứng và đảm bảo các yếu tố
tổ chức, vật chất và kỹ thuật (do vậy, một số từ điển định nghĩa là hậu cần) để cho quá
trình chính yếu được tiến hành đúng mục tiêu. Và Napoleon đã từng định nghĩa: Hậu
cần là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội, nhưng cũng chính do hoạt động hậu
cần sơ sài đã dẫn đến sự thất bại của vị tướng tài ba này trên đường tới Moscow vì đã
căng hết mức đường dây cung ứng của mình.

5

Cuốn sách đầu tiên về logistics ra đời năm 1961, bằng tiếng Anh với tựa đề
“Physical distribution management”, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau
được đưa ra để khái quát về lĩnh vực này, mỗi khái niệm thể hiện một góc độ tiếp cận
và nội dung khác nhau.
Trên thế giới, khái niệm logistics được đề cập bởi nhiều tổ chức khác nhau với
các khía cạnh khác nhau gồm:
Liên Hợp Quốc: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên
vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo
yêu cầu của khách hàng.
Ủy ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch,
chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo
quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản
xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của
khách hàng.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm “logistics”
mà đưa ra khái niệm “dịch vụ logistics” như sau: Dịch vụ logistics là hoạt động

thƣơng mại, theo đó thƣơng nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng
hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng
để hƣởng thù lao. Dịch vụ logistics đƣợc phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-
stíc (Điều 233- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005).
Qua các khái niệm trên, cho dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt, cách trình
bày nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng logistics chính là hoạt động
quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho,
sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm giảm tối đa chi phí
phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của
nguyên vật liệu phục vụ ản xuất cũng như phân phối hàng háo một cách kịp thời.
6

Tóm lại, theo quan điểm của cá nhân thì logistics được hiểu như sau:
Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hoá, nguyên vật liệu
từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa
đến tay người tiêu dùng.

Các giai đoạn phát triển của logistics
Có thể thấy rằng, khái niệm và hoạt động chuỗi cung ứng ra đời vào những
năm 1980s. Thời kì này các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy rằng phải coi các khách
hàng và các nhà cung ứng như là đồng minh chiến lược, những đơn vị cộng tác kinh
doanh. Chính sự hợp tác, liên kết giữa các bên là cơ sở để hoạt động logistics đạt được
hiệu quả ngày càng cao, giảm sự chồng chéo, hao phí không cần thiết, tập trung vào
việc kinh doanh, thúc đẩy thắng lợi chung. Chuỗi cung ứng ra đời. Đó là một mạng
lưới các cơ sở hạ tầng (nhà máy, kho hàng, cầu cảng, cửa hàng…), các phương tiện
(xe tải, tàu hoả, máy bay, tàu biển…) cùng với hệ thống thông tin được kết nối với
nhau giữa các nhà cung ứng của một công ty và các khách hàng của công ty đó. Các
hoạt động logistics (dịch vụ khách hàng, quản trị dự trữ, vận chuyển và bảo quản hàng

hoá…) được liên kết với nhau để thực hiện các mục tiêu trong chuỗi cung ứng.
1950 1960 1970 1980
1990 2000
W
orplace
logistics
F
acility
logistics
C
orporate
logistics
Su
pply
cha
in logistics

Global

logistics
Ph¹m vi vµ ¶nh h-ëng

7

Ngoài ra dựa trên quan điểm về các dòng vận chuyển, chuỗi cung ứng được
hiểu là "Quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ
điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông
qua hàng loạt các hoạt động kinh tế ”.
Cho đến ngày nay, chuỗi cung ứng được xem xét một cách hoàn thiện hơn.
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay

gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao
gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và
khách hàng của nó.
Sơ đồ một chuỗi cung ứng điển hình
1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng.
Trong chuỗi cung ứng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức
năng khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán
lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức.
 Nhà sản xuất
8

Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm những
công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà sản xuất
nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ. . . và cũng bao
gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản. Các nhà sản xuất
thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các
công ty khác.
 Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất
và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà
kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu
cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ
khách hàng. Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn
kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Có những chức năng khác mà
nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản
phẩm cũng như chăm sóc khách hàng. Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện
bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại
nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm.
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách
hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.

 Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Nhà
bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết.
Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ
thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện
dụng của sản phẩm.
 Khách hàng
9

Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng
sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm
khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản
phẩm về tiêu dùng.
 Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc
biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực
hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này. Trong bất kỳ chuỗi
cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà
kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà
cung cấp hậu cần.

10

Cấu trúc chuỗi cung ứng
Trong thực tế có rất nhiều sự biến động trong những mô hình cơ bản này. Một
vài chuỗi cung ứng có nhiều cấp bậc cho khách hàng và cho cả những nhà phân phối,
trong khi mặt khác có nhiều chuỗi lại có sự lưu thông nguyên liệu đơn giản, trong khi
đó có những chuỗi khác thì có hệ thống rắc rối và phức tạp.

Những chiến lược khác nhau cũng dẫn đến các chuỗi cung ứng khác nhau, vì
thế một công ty cần tập trung vào sự nhanh chóng trong phân phối điều này sẽ xây
dựng một chuỗi khác tập trung vào việc hạ thấp chi phí. Những nhân tố này cũng ảnh
hưởng đến cấu trúc của chuỗi cung ứng là: yêu cầu của khách hàng, xu hướng chung
của nền kinh tế, sự sẵn sàng của dịch vụ hậu cần, yếu tố văn hóa, tốc độ đổi mới, sự
cạnh tranh, thị trường, sự sắp xếp về tài chính.
Điểm nhấn trong cấu trúc chuỗi cung ứng là tính tương tác và sự kết nối giữa
các chủ thể trong chuỗi thông qua 3 dòng liên kết:
- Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình
dịch chuyển của hàng hoá và chứng từ giữa người gửi và người nhận
- Dòng sản phẩm: Con đường dịch chuyển của hàng hoá và dịch vụ từ nhà
cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng
- Dòng tài chính: Chỉ dòng tiền bạc và chứng từ thanh toán giữa các khách
hàng và nhà cung cấp, thể hiện hiệu quả kinh doanh.
1.1.3. Vai trò – ý nghĩa của logistics và chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh
doanh
Ngành logistics - chuỗi cung ứng có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền
kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và
toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do ngành logistics và chuỗi cung ứng tạo ra ngày càng
lớn và tác động của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây:
11

Logistics - chuỗi cung ứng là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong
một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân
phối, mở rộng thị trường. Trong nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của
khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ mới và giới thiệu,
bán ra và phân phối chúng hàng ngày đến các ngõ ngách của thế giới trong thập kỷ
vừa qua. Để giải quyết các thách thức do thị trường mở rộng và sự tăng nhanh của
hàng hóa và dịch vụ, các hãng kinh doanh phải mở rộng quy mô và tính phức tạp, phát
triển các nhà máy liên hợp thay thế cho những nhà máy đơn. Chuỗi cung ứng hiện đại

đã giúp các hãng làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết
các hoạt động cung cấp đầu vào, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác.
Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu.
Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối. Với tư cách là các
tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng chuyên nghiệp,
các doanh nghiệp logistics cung như quản lý chuỗi cung ứng mang lại đầy đủ các lợi
ích cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác. Từ đó mà mang lại hiệu quả cao
không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền
bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế.
Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn
thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận
tải quốc tế. Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho
mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước. Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện
được và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics – chuỗi
cung ứng giá cả hợp lý và chất lượng cao. Hệ thống này giúp cho mọi dòng hàng hóa
được lưu chuyển thuận lợi, suôn sẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác nhờ việc cung
ứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng…
Là một bộ phận trong GDP, logistics - chuỗi cung ứng ảnh hưởng đáng kể
đến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi xuất, năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng
như các khía cạnh khác của nền kinh tế. Một nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân một
12

tổ chức của Mỹ có thể mở rộng năng suất logistics 20% hoặc hơn trong 1 năm. Một
cách để chỉ ra vai trò của logistics là so sánh phí tổn của nó với các hoạt động xã hội
khác. Tại Mỹ chi phí kinh doanh logstics lớn gấp 10 lần quảng cáo, gấp đôi so với chi
phí bảo vệ quốc gia và ngang bằng với chi phí chăm sóc sức khỏe con người hàng
năm. Marketing coi logistics là việc phân phối vật lý hàng hóa. Cơ sở cho quan niệm
này là hoạt động dự trữ thành phẩm hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào do logistics và
chuỗi cung ứng đảm nhiệm cũng là nhiệm vụ của biến số phân phối (Place) trong
marketing - mix và được gọi là phân phối vận động vật lý. Hiểu đơn giản là khả năng

đưa 1 sản phẩm đến đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng khách hàng. Sản xuất coi
logistics và hoạt động chuỗi cung ứng là việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy,
chọn nguồn cung ứng tốt và phân phối hàng hóa thuận tiện, thông suốt…Bởi lẽ các
hoạt động này ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ đến thời gian điều hành sản xuất, kế
họach sản xuất, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tính thời vụ của sản xuất, chi phí
sản xuất, thậm chí ngay cả vấn đề bao bì đóng gói sản phẩm trong sản xuất công
nghiệp hiện đại.
Logistics và chuỗi cung ứng giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi
phí sản trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Quan điểm marketing cho rằng, kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu
khách hàng và cho thấy 3 thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ
lực marketing, thỏa mãn khách hàng và lợi nhuận công ty. Logistics và chuỗi cung
ứng đóng vai trò quan trọng với các thành phần này theo cách thức khác nhau. Nó
giúp phối hợp các biến số marketing –mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực
tiếp làm giảm chi phí, gián tiếp làm tăng lợi nhuận trong dài hạn.
Logistics và chuỗi cung ứng cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và
dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí
mà còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân
bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận
động hàng hóa. Hơn thế nữa, các mô hình quản trị và phương án tối ưu trong dự trữ,
vận chuyển, mua hàng…và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng
13

hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp, cho phép doanh nghiệp
thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình
Logistics và chuỗi cung ứng có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định
chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho
doanh nghiệp: Một hệ thống logistics và chuỗi cung ứng hiệu quả và kinh tế cũng
tương tự như một tài sản vô hình cho công ty. Nếu một công ty có thể huy động nhanh
nguồn đầu vào và cung cấp sản phẩm cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng

với chi phí thấp thì có thể thu được lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh. Điều
này có thể giúp cho việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics
và chuỗi cung ứng hiệu quả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn do
dó tạo ra uy tín
1.1.4. Quản trị logistics và chuỗi cung ứng
1.1.4.1. Sự cần thiết của hoạt động quản trị logistics và chuỗi cung
ứng.
1.1.4.1.1. Nguồn gốc của quản trị logistics và chuỗi cung ứng.
Trong thập niên 1980, các công ty phát hiện ra rằng các chiến lược và công
nghệ sản xuất mới cho phép họ giảm chi phí và cạnh tranh tốt hơn ở các thị trường
khác nhau. Nhiều trong số các công ty này đang khám phá rằng quản trị chuỗi cung
ứng hiệu quả là bước kế tiếp họ cần phải thực hiện để gia tăng lợi nhuận và thị phần.
Thực ra, trong năm 1988 các công ty Mỹ đã tiêu tốn 898 tỷ USD, hoặc khoảng
10% của tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, chi cho các hoạt động liên quan đến logitics
và cung ứng. Trong năm 2000, chi phí này tăng lên 1006 tỷ USD. Con số này kết luận
rằng chi phí vận chuyển, lưu trữ và kiểm soát sản phẩm trong chuỗi cung ứng, cả
trong các nhà máy sản xuất, nhà kho và giữa các cấu thành khác nhau của chuỗi cung
ứng. Không may mắn là mức đầu tư khổng lồ này điển hình bao gồm nhiều cấu thành
chi phí không cần thiết do tồn kho thừa, các chiến lược vận tải không hiệu quả và các
hoạt động lãng phí khác trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, các chuyên gia tin rằng ngành
14

buôn bán tạp hóa có thể tiết kiệm khoảng 30 tỷ USD, hoặc 10% chi phí hoạt động
thường niên của nó bằng việc sử dụng các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.
Vì vậy nhiều cơ hội hiện có để cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng. Không
có gì đáng ngạc nhiên là có khá nhiều công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng
kể hoặc giảm chi phí thông qua việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. P&G ước tính
rằng nó tiết kiệm 65 triệu USD từ khách hàng bán lẻ thông qua một sáng kiến về chuỗi
cung ứng trong vòng 18 tháng gần đây. Ví dụ này gợi ý rằng đối tác chiến lược giữa
nhà cung cấp và người sản xuất có tác động quan trọng đến thành tích hiệu quả của

chuỗi cung ứng.
Vào năm 1979, Wal-Mart chỉ là một nhà bản lẻ nhỏ ở miền Nam chỉ với 229
cửa hiệu và doanh thu bình quân khoảng một nửa so với cửa hàng của Kmart. Trong
10 năm, Wal-Mart đã thay đổi chính bản thân mình; vào năm 1992, Wal-Mart đạt kỷ
lục về doanh số cao nhất cho mỗi mét vuông diện tích cửa hàng, vòng quay tồn kho
lớn nhất và lợi nhuận hoạt động lớn nhất trong cửa hàng bán lẻ chiết khấu. Ngày nay
Wal-Mart là nhà bán lẻ lớn nhất và lợi nhuận cao nhất trên toàn thế giới. Thực ra, vào
năm 1999, Wal-Mart chiếm gần 5% chi tiêu về bán lẻ của toàn nước Mỹ. Wal-Mart đã
thực hiện được điều đó như thế nào? Khởi điểm chính là nhờ tập trung thường xuyên
vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; mục tiêu của Wal-Mart là đảm bảo cho
khách hàng có được hàng hóa bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu họ muốn và xây dựng
cấu trúc chi phí cho phép có một mức giá cạnh tranh. Yếu tố then chốt để đạt được
mục tiêu này là tạo ra cách thức giúp công ty bổ sung tồn kho trên cơ sở chiến lược về
tồn kho.
Các ví dụ trên mô tả nhiều câu chuyện thành công về quản trị chuỗi cung ứng.
Chúng gợi ý rằng trong một số ngành, quản trị chuỗi cung ứng có lẽ là một nhân tố
quan trọng nhất quyết định thành công của doanh nghiệp. Các ví dụ cũng nêu bật một
câu hỏi quan trọng. Nếu các công ty này cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng bằng cách
tập trung vào sự hợp tác chiến lược, sử dụng các kho hàng tập trung hoặc sử dụng
15

chiến lược dịch chuyển chéo, điều gì ngăn cản công ty khác trong việc áp dụng các kỹ
thuật giống nhau để thiện hiệu quả chuỗi cung ứng của họ?
1.1.4.1.2. Quan điểm chung về quản trị chuỗi cung ứng.
Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng - SCM ra đời sau quản trị logistics và đang
trở thành “mốt thời thượng” trong các hoạt động kinh doanh hiện đại. Người ta bàn về
việc thiết lập các giải pháp SCM, mạng lưới SCM, các bộ phần mềm SCM, nhưng
vẫn băn khoăn tự hỏi: Thực chất SCM là gì ? Ứng dụng SCM ra sao?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản trị logitics và chuỗi cung ứng.
Theo định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung

ứng (Council of Supply Chain Management Professionals - CSCMP): “Quản trị
logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện,
kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những
thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách
hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất
và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng
lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ
thứ ba.”
“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động
liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị
logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng
tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung
cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản
trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm
tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và
thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh
doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.
16

Theo hội đồng quản trị hậu cần, một tổ chức phi lợi nhuận thì quản trị chuỗi
cung ứng là “sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền
thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa
các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của
các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng”.
Tính nhất quán thể hiện trong các định nghĩa này đó chính là ý tưởng của sự
phối hợp và hợp nhất số lượng lớn các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong số các
thành viên của chuỗi cung cấp nhằm cải thiện năng suất hoạt động, chất lượng, và
dịch vụ khách hàng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức
liên quan đến việc cộng tác này.
Thực tế trên thế giới cho thấy rằng, một số nhà nghiên cứu thường đồng nhất

hoạt động quản trị logistics và chuỗi cung ứng thành một hoạt động quản trị. Bởi vì
việc phân biết hai hoạt động này lệ thuộc vào ai đang đánh giá vấn đề này, nên từ
phần này sẽ không phân biệt giữa quản trị logistics và quản trị chuỗi cung ứng và coi
quản trị logistics là một bộ phần cấu thành của quản trị chuỗi cung ứng.
1.1.4.1.3. Vai trò của SCM đối với hoạt động kinh doanh
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn, bởi có không ít công ty đã gặt
hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược và giải pháp SCM thích hợp, ngược
lại, có nhiều công ty gặp khó khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn
sai nguồn cung cấp nguyên vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ
không phù hợp, tổ chức vận chuyển rắc rối, chồng chéo
Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là
marketing mix (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then
chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp.
Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng
chi phí nhỏ nhất.
17

Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng hệ thống SCM
hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện
cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho
B2B. Tuy nhiên, như không ít các nhà phân tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa
khoá này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản
xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền
cung ứng.
Trong một công ty sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung
ứng: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới
những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ; thứ hai là bản thân chức
năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và
chính quá trình sản xuất; thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và
một lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.

Trong dây chuyên cung ứng ba nhân tố này, SCM sẽ điều phối khả năng sản
xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất - những công việc đòi hỏi
tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất
đạt hiệu quả cao nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong công ty của bạn phải là một
môi trường năng động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin
cần được cập nhật và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý công ty để cùng đưa ra quyết
định nhanh chóng và chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ
liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc
tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng
mang lại hiệu quả tối đa cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài
nguyên, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu
thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những
mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu
về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói, SCM là nền
18

tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng - Bạn không thể cải tiến
được những gì bạn không thể nhìn thấy.
1.1.4.2. Các vấn đề chính trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng.

Sơ đồ khái quát về quản trị logistics/chuỗi cung ứng
Theo đó, các vấn đề trong quản trị logitics/chuỗi cung ứng thường được đề cập
đến, bao gồm:
1.1.4.2.1. Cấu hình mạng lưới phân phối.
Nhà quản trị nên lựa chọn vị trí và công suất của nhà kho như thế nào, quyết
định về sản lượng sản xuất cho mối sản phẩm tại mỗi nhà máy như thế nào, và thiết
đặt dòng dịch chuyển giữa các đơn vị, hoặc từ nhà máy đến kho hàng hoặc từ kho
hàng đến người bán lẻ, theo cách thức tối thiểu hóa tổg chi phí sản xuất, tồn kho và
vận chuyển và thỏa mãn mức độ dịch vụ yêu cầu? Đây là một bài toán tối ưu phức tạp

và đòi hỏi công nghệ tân tiến và cách tiếp cận đổi mới để giải quyết.
1.1.4.2.2. Kiểm soát tồn kho
19

Hãy xem xét trường hợp một người bán lẻ duy trì tồn kho một sản phẩm cụ thể.
Vì nhu cầu khách hàng thay đổi theo thời gian, nhà bán lẻ có thể sử dụng những dữ
liệu quá khứ để dự báo nhu cầu. Mục tiêu của nhà bán lẻ là phải quyết định điểm đặt
hàng lại và mức đặt hàng để tối thiểu chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho sản phẩm. Về
cơ bản, tại sao người bán lẻ nên giữ tồn kho ở vị trí đầu tiên? Điều này có phải do sự
không chắc chắn về nhu cầu khách hàng, hay quy trình cung ứng, hoặc do lý do nào
khác? Nếu do sự không chắc chắn về nhu cầu khách hàng, thế có điều gì để giảm thiểu
việc này không? Tác động của các công cụ dự báo được sử dụng trong việc dự báo
nhu cầu khách hàng là gì? Nhà bán lẻ có nên đặt hàng nhiều hơn, ít hơn hay chính xác
nhu cầu dự báo? Và cuối cùng, vòng quay tồn kho nào nên được sử dụng? Điều này
có thay đổi giữa các ngành khác nhau không?
1.1.4.2.3. Các hợp đồng cung ứng
Trong các chiến lược chuỗi cung ứng truyền thống, mỗi bên trong chuỗi tập
trung vào lợi nhuận riêng và vì thế ra các quyết định ít quan tâm đến tác động của
chúng đến các đối tác khác trong chuỗi cung ứng. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và
người mua được thiết lập thông qua phương tiện là các hợp đồng cung cấp cụ thể hóa
về giá cả và chiết khấu số lượng, thời hạn giao hàng, chất lượng, hàng hóa gởi trả lại
và Dĩ nhiên câu hỏi là liệu có hợp đồng cung ứng nào có thể được sử dụng để thay
thế chiến luợc chuỗi cung ứng truyền thống với một chiến lược khác nhằm tối ưu hóa
hiệu quả chuỗi cung ứng của toàn hệ thống? Cụ thể, tác động của chiết khấu số lượng
và các hợp đồng chia sẻ doanh số đến thành tích của chuỗi cung ứng là gì? Có chiến
lược định giá nào mà nhà cung ứng có thể sử dụng để khuyến khích khách hàng mua
nhiều sản phẩm hơn trong khi vẫn gia tăng lợi nhuận của nhà cung cấp?
1.1.4.2.4. Các chiến lược phân phối
Như đã đề cập ở phần trước, đây là chiến lược phân phối mà qua đó các cửa
hàng được cung cấp bởi các nhà kho trung tâm hoạt động như nhà điều phối quy trình

cung ứng và như điểm trung chuyển cho các đơn hàng đến từ các nhà buôn bán bên
ngoài, nhưng bản thân nó không giữ tồn kho. Chúng ta xem những nhà kho như vậy
20

như là điểm dịch chuyển. Xem xét các câu hỏi sau: Chiến lược nào một công ty cụ thể
nên sử dụng: chiến lược dịch chuyển chéo, chiến lược phân phối cổ điển ở đó tồn kho
được giữ ở các nhà kho, hoặc vận chuyển trực tiếp, chiến lược mà qua đó hàng hóa
được vận chuyển trực tiếp từ nhà cung ứng đến các cửa hàng?
Trong chiến lược phân phối, quản trị vận tải đóng vai trò quan trọng. Nếu sản
phẩm được đưa đến đúng vị trí mà khách hàng yêu cầu tức là giá trị của nó đã được
tăng thêm. Mặt khác việc sử dụng phương thức và cách thức tổ chức vận chuyển còn
giúp cho sản phẩm có đến đúng vào thời điểm khách hàng cần hay không? Điều này
cũng tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm. Như vậy bằng cách quản trị vận chuyển
tốt sẽ góp phần đưa sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của
khách hàng
1.1.4.2.5. Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược
Các câu chuyện kinh doanh thành công của National Semiconductor, Wal-Mart
và Quản trị chuỗi cung ứng P&G minh họa rằng chuỗi cung ứng tối ưu toàn bộ và tích
hợp không những có thể thực hiện được mà nó còn có tác động rất lớn đến thành tích
và thị phần của doanh nghiệp. Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, hầu hết các công
ty không có sự lựa chọn; họ bị thúc ép phải tích hợp chuỗi cung ứng của họ và tham
gia vào cộng tác chiến lược. Áp lực này xuất phát từ cả khách hàng và đối tác trong
chuỗi cung ứng của họ. Sự tích hợp này có thể đạt được thành công như thế nào? Rõ
ràng việc chia sẻ thông tin và hoạch định tác nghiệp là chìa khóa cho chuỗi cung ứng
tích hợp thành công. Nhưng thông tin nào nên được chia sẻ? Nó được sử dụng như thế
nào? Thông tin tác động đến việc thiết kế và vận hành chuỗi cung ứng như thế nào?
Mức độ tích hợp nào là cần thiết trong nội bộ tổ chức và với các đối tác bên ngoài?
Cuối cùng, loại cộng tác nào có thể được sử dụng và loại nào nên được vận dụng cho
một tình huống cụ thể?
1.1.4.2.6. Chiến lược sử dụng ngoại lực và thu mua

Suy nghĩ đến chiến lược chuỗi cung ứng của bạn không chỉ liên quan đến việc
phối hợp các hoạt động khác nhau trong chuỗi, mà còn quyết định điều gì được thực
21

hiện trong nội bộ và điều gì nên thuê ngoài. Làm thế nào công ty có thể xác định các
hoạt động sản xuất nào thuộc các năng lực cốt lõi và vì vậy nên được hoàn tất ở nội
bộ, và những sản phẩm hoặc bộ phận nào nên được mua từ nguồn cung cấp bên ngoài,
bởi vì các hoạt động sản xuất này không phải là năng lực cốt lõi? Công ty nên sử dụng
việc trao đổi riêng hoặc cộng đồng khi xử lý với các đối tác thương mại?
1.1.4.2.7. Thiết kế sản phẩm
Thiết kế hữu hiệu đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng. Hiển nhiên là
việc thiết kế sản phẩm có thể gia tăng chi phí tồn kho hoặc chi phí vận tải liên quan
đến các thiết kế khác, trong khi các phác thảo khác có thể tạo điều kiện thuận lợi
nhằm làm giảm chu kỳ sản xuất.
Việc thiết kế sản phẩm thường rất tốn kém. Khi nào thì nên thực hiện việc tái
thiết kế sản phẩm để giảm chi phí hậu cần hoặc giảm thời gian giao hàng trong chuỗi
cung ứng? Những thay đổi nào nên được thực hiện trong chuỗi cung ứng nhằm tận
dụng ưu thế của việc thiết kế sản phẩm mới?
1.1.4.2.8. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Công nghệ thông tin là một công cụ then chốt trong việc quản trị chuỗi cung
ứng hiệu quả. Thực ra, rất nhiều quan tâm hiện tại về quản trị chuỗi cung ứng được cỗ
vũ nhờ những cơ hội có đuợc từ sự xuất hiện khối lượng lớn những dữ liệu và các
khoản tiết kiệm có được từ việc phân tích những dữ liệu này. Vấn đề then chốt trong
quản trị chuỗi cung ứng là dữ liệu nào là quan trọng đối với quản trị chuỗi cung ứng
và dữ liệu nào có thể được bỏ qua? Dữ liệu nên được phân tích và sử dụng như thế
nào? Vai trò của thương mại điện tử là gì? Cơ sở hạ tầng nào cần thiết đối với các đối
tác bên trong chuỗi cung ứng? Cuối cùng, vì cả công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ
ra quyết định là có thể mua được, thế những công nghệ này có thể được nhìn nhận như
là các công cụ chính được sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay
không?

1.1.4.2.9. Giá trị khách hàng
22

Giá trị khách hàng là phương thức để đánh giá những đóng góp của công ty cho
khách hàng, dựa trên những sản phẩm, dịch vụ và những sản phẩm vô hình cống hiến.
Là thước đo chất lượng toàn bộ hệ thống logistics của doanh nghiệp, đánh giá đúng
giá trị khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến thị phần, đến tổng chi phí bỏ ra và cuối
cùng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong vài năm gần đây, tiêu thức này thay thế
cho các tiêu thức đánh giá khác chẳng hạn như chất lượng và sự thỏa mãn của khách
hàng. Hiển nhiên quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là then chốt nếu công ty muốn đáp
ứng nhu cầu khách hàng và cung cấp giá trị. Giá trị khách hàng được đo lường như thế
nào? Công nghệ thông tin được sử dụng để gia tăng giá trị khách hàng trong chuỗi
cung ứng như thế nào? Quản trị chuỗi cung ứng đóng góp vào giá trị khách hàng như
thế nào? Mối quan hệ giữa giá của sản phẩm với nhãn hiệu sản phẩm trong thế giới
truyền thống và thế giới trực tuyến là gì?

1.2. Quản trị rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng.
1.2.1. Khái niệm rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng.
Rủi ro là không thể tránh khỏi trong việc ra quyết định. Rủi ro tiềm ẩn trong
mọi lĩnh vực kinh tế, hoạt động logistics và chuỗi cung ứng càng không phải là một
ngoại lệ.
Rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng hiện tại đang là một vấn đề quan trọng
trong quản trị logistics và chuỗi cung ứng. Rủi ro là do các sự kiện không chắc chắn
xảy ra trong tương lai. Các sự kiện này không dự đoán trước được, tiềm ẩn trong mỗi
chuỗi cung ứng; sự không ổn định; sự kiện bất thường hoặc ngoài tầm kiểm soát của
doanh nghiệp gây ra đứt quãng và gián đoạn trong chuỗi cung ứng dẫn đến tổn thất
cho doanh nghiệp. Rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể phát sinh từ mọi sự kiện bất kể
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi nhà cung cấp giao nguyên vật
liệu tới khách hàng của họ, sẽ luôn có rủi ro rằng nguyên vật liệu có thể bị giao chậm
hơn dự tính, hàng hóa bị hư hỏng hoặc tổn thất, giao sai số lượng hoặc chủng loại,

hoạc giao hàng sai địa điểm, hóa đơn có sai sót, khách hàng vì thế sẽ không thanh toán
23

tiền hàng và nhiều vấn đề khác phát sinh. Các sự kiện không dự đoán này có thể gây
ảnh hưởng lớn tới toàn chuỗi logistics và cung ứng.
Rủi ro rất dễ dàng tác động tới chuỗi cung ứng do ranh giới giữa các mắt xích
trong logistics và các chuỗi cung ứng tích hợp rất linh động. Chỉ một tác động nhỏ
cũng có thể gây ra gián đoạn một khâu của chuỗi cung ứng hay toàn bộ chuỗi cung
ứng hay làm phá vỡ dòng vận chuyển vật chất, thông tin… như đã được thiết lập.
1.2.2. Phân loại rủi ro trong Logistics và chuỗi cung ứng.
Rủi ro trong logistics và chuỗi cung ứng có thể phát sinh từ nhiều sự kiện khác
nhau. Có rủi ro chỉ gây tác động nhỏ, cũng có những rủi ro gây tác động lớn tới chuỗi
cung ứng, thậm chí phá hủy toàn bộ chu trình của chuỗi. Và cũng có những rủi ro xuất
hiện thường xuyên trong quá trình vận hành thông thường và có những rủi ro chỉ xảy
ra với tần xuất rất nhỏ như thảm họa thiên nhiên. Song tóm lại có thể phân loại rủi ro
trong logistics và chuỗi cung ứng thành 2 loại sau:
1.2.2.1. Rủi ro bên trong.
Là những rủi ro nằm trong sự kiểm soát của doanh nghiệp như rủi ro tài chính,
lượng tồn kho quá lớn, lỗi và sai sót từ hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị, máy
móc, phương tiện kho bãi,.v v, Rủi ro bên trong là loại rủi ro doanh nghiệp kiểm
soát dễ dàng hơn so với rủi ro bên ngoài. Bởi vì chúng xuất phát trong quá trình vận
hành và hoạt động của một doanh nghiệp. Các loại rủi ro thuộc bên trong doanh
nghiệp thường bao gồm:
 Rủi ro sản xuất: Rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành sản xuất hay
gián đoạn trong một hay nhiều khâu sản xuất của doanh nghiệp, rủi ro do lượng hàng
tồn kho quá mức, thiếu hụt nguyên vật liệu…
 Rủi ro kinh doanh: Gây ra do sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự, cơ cấu
quản lý trong quá trình kinh doanh, ví dụ như sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kĩ năng,
24


rủi ro tài chính.Những yếu tố này có thể gây ra rủi ro và hậu quả nghiêm trọng cho
doanh nghiệp cung ứng nhưng nhiều khi không được đánh giá một cách đầy đủ.
 Rủi ro hoạch định và kiểm soát: Phát sinh do việc đánh giá không đầy
đủ và hoạch định kế hoạch không hợp lý, những vấn đề dẫn tới việc quản lý không
hiệu quả trong doanh nghiệp, rủi ro do xác định sai cầu sản phẩm và nguồn cung
nguyên vật liệu, do các chính sách đều chỉnh không đúng chỗ, đúng thời điểm và sai
lầm trong việc ra quyết định.
 Rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng: Chẳng hạn như hệ thống nhà kho,
kho bãi, phương tiện vận tải, hệ thống bảo quản hàng tồn kho, các yếu tố này trực
tiếp tác động tới chuỗi logistics và cung ứng.
1.2.2.2. Rủi ro bên ngoài.
Là loại rủi ro nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp như rủi ro do sự lên
xuống của tỉ giá hối đoái, biến động chính trị, khan hiếm nguyên vật liệu và các nguồn
đầu vào khác, biến động của khí hậu, môi trường…
Các loại rủi ro bên ngoài có thể gây ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều
đến chuỗi cung ứng. Rủi ro bên ngoài bao gồm 5 loại chính:
 Rủi ro do cầu: Loại rủi ro này có thể do sự biến động của nhu cầu của
khách hàng và thị trường về hàng hóa, rủi ro do xuất hiện nhiều loại hàng thay thế,
 Rủi ro do cung: gây ra do sự không liên tục dòng sản phẩm trong chuỗi
cung ứng hay sự gián đoạn trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản
xuất, chi phí nguyên vật liệu biến động,…
 Rủi ro môi trường: Xuất phát từ những biến động và đột biến xảy ra bên
ngoài chuỗi cung ứng. Điển hình là các thay đổi liên quan đến kinh tế, xã hội, chính trị
và khí hậu. Rủi ro này bao gồm hính sách thuế, tỉ giá hối đoái, và cả các sự kiện bạo
động, dân biến, khủng bố, động đất và lũ lụt,v v

×