Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

giáo trình công nghệ dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 55 trang )

Công nghệ dạy học
Trang 1
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DẠY HỌC
VÀ QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG

I. Quá trình truyền thông
1. Mô hình công nghệ của sự truyền thông
Mô hình của Shannon – Weaver (1949) được coi như một ví dụ về loại mô hình
công nghệ của sự truyền thông. Một thông điệp được tạo ra từ một nguồn và được truyền
đến người thu tại địa điểm nhận thông qua một số phương tiện. Ngoài thông điệp chính (tín
hiệu chính cần truyền), nhiều thông điệp ngoại lai và nhiễu cũng được truyền đi và được thu
lại tại nơi nhận. Người ta gọi chúng là “nhiễu” trong hệ thống truyền thông. Mục tiêu của sự
truyền thông có hiệu quả là đảm bảo cho “tỉ số tín hiệu trên tiếng ồn” đạt mức lớn nhất để
cho người thu nhận được tín hiệu chính một cách tập trung không bị phân tán bởi “nhiễu”.







a. Nguồn tin tạo ra thông điệp hay một dãy thông điệp.
b. Người phát mã hóa thông điệp thành tín hiệu để có thể truyền đi trên kênh thông tin.
c. Kênh theo quan điểm kỹ thuật là phương tiện truyền tín hiệu đi xa.
d. Nhiễu: tất cả các thông điệp ngoại lai và nhiễu có thể chuyển thành tín hiệu và được
truyền đi trong kênh truyền thông.
đ. Người thu đóng vai trò quan trọng như người phát nhưng theo chiều ngược lại. Người thu
giải mã thông điệp, nói cách khác người thu nhận tín hiệu từ người phát, giữ lại và chuyển
thành thông điệp để hiểu, thông thường có dạng giống như nguyên mẫu.
e. Nơi nhận là nơi thông điệp được thu và giải mã


Mô hình công nghệ của sự truyền thông giống như kỹ thuật truyền tin trong điện thoại
2. Mô hình tâm lý của sự truyền thông
Mô hình tâm lý của sự truyền thông chú ý đến tính hiệu quả của thông điệp cả ở nguồn
tin lẫn nơi nhận tin, trong đó người ta đặc biệt quan tâm đến hiệu quả ở nơi nhận. Khi truyền
đi một thông điệp, người ta cần biết cái gì đã xảy ra tại nơi nhận thông điệp đó. Và chỉ có
thể biết rằng thông điệp đã phát đi có một hiệu quả nào đó thông qua các hành động hay
cách ứng xử của người nhận. Mô hình của Harold Lasswell, giáo sư trường Đại học YALE
– Hoa Kì (1948) được coi như một ví dụ về loại mô hình tâm lí của sự truyền thông. Mô
hình này phân tích sự truyền thông qua năm câu hỏi cơ bản, mỗi câu hỏi là một yếu tố cấu
thành của sự truyền thông.

Người
phát
Tín hiệu
Nguồn
tin
Nơi
nhận
Người
thu
Nhiễu
Công nghệ dạy học
Trang 2






Bảng 1.1: Mô hình truyền thông Lasswell


Ai: là nguồn tin do một hay nhiều người phát.
Nói gì: là thông điệp. Nó là một khái niệm rất rộng có quan hệ với toàn bộ nội dung đã được
phát đi.
Với phương tiện gì: Vấn đề này có quan hệ với sự truyền thông điệp. Yếu tố này dẫn tới sự
khảo sát phương tiện và ngôn ngữ bao gồm khái niệm “lập mã” và giải mã phương tiện.
Cho ai: Đó là nơi nhận thông điệp, có thể có một hay nhiều người nhận.
Với tác động gì: Trình bày ảnh hưởng của phương tiện truyền thông tới người nhận. Đây là
yếu tố tâm lý của sự truyền thông, nói lên tính hiệu quả của hệ thống truyền thông.

* Tham khảo: Mô hình truyền thông của Berlo
Có rất nhiều mô hình truyền thông đã được nghiên cứu phát triển nhưng có lẽ mô
hình của David K Berlo trong cuốn sách “Quá trình truyền thông, một sự giới thiệu về Lý
thuyết và Thực hành” (The Process of Communocation, an Introduction to Theory and
Practice) xuất bản năm 1960 là đơn giản nhất được dùng nhiều trong Công nghệ dạy học.
(Berlo gọi tắt là mô hình S – M – C – R, lấy từ các chữ cái đầu của từ tiếng anh Source –
nguồn, Message – Thông điệp, Channel – Kênh, Reicever – người nhận ). Mô hình này nêu
lên quá trình truyền thông điệp từ người phát đến nơi nhận. Nó chỉ rõ những yếu tố của quá
trình và quan hệ tương hỗ giữa các quá trình đó.









Bảng 1-2. Các yếu tố của mô hình truyền thông Berlo


Từ bảng 1-2 ta có thể nhận thấy, trong quá trình dạy học nguồn phát là thầy giáo còn nơi
nhận là học sinh. Cả giáo viên và học sinh đều có các đặc điểm ảnh hưởng đến việc phát và
Câu hỏi
Ai?
Nói gì?
Với phƣơng
tiện gì?
Cho ai?
Với tác
động gì?
Yếu tố
Người phát
Thông điệp
Phương tiện
Người thu
Tác động
Phân tích
Kiểm tra
Nội dung
Phương tiện
Người nghe
Hiệu quả
Nguồn phát
Thông điệp
Kênh
Nơi nhận
Kỹ năng truyền
thông
Thái độ
Kiến thức

Địa vị xã hội
Trình độ văn hóa
Nội dung
Yếu tố
Cách xử lý
Cấu trúc
Mã hóa
Nhìn
Nghe
Sờ
Ngửi
Nếm
Kỹ năng truyền
thông
Thái độ
Kiến thức
Địa vị xã hội
Trình độ văn hóa
Công nghệ dạy học
Trang 3
nhận thông điệp: Kỹ năng truyền thông- thái độ- kiến thức - địa vị xã hội – trình độ văn hóa.
Mỗi thông điệp đều có một nội dung, yếu tố, cách xử lý, cấu trúc và cách mã hóa riêng. Còn
trong dạy học, kênh truyền thông gồm năm giác quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm.

II. Truyền thông và dạy học
Qua ba mô hình truyền thông trên, chúng ta thấy quá trình dạy học có quan hệ chặt
chẽ với quá trình truyền thông. Trong tất cả các mô hình truyền thông, thông điệp từ nguồn
phát được tiếp nhận tại nơi thu và được người thu hiểu, thể hiện ở sự thay đổi thái độ ứng xử
của người nhận thông điệp. Như vậy từ thầy giáo phát đi, học sinh thu nhận và học được
một vài điều trong nội dung của thông điệp đó.

1 Công việc dạy học
Quá trình dạy học là một quá trình truyền thông bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối
thông tin trong một môi trường sư phạm thích hợp, sự tương tác giữa người học và các
thông tin. Trong bất kỳ tình huống dạy học nào cũng có một thông điệp được truyền đi.
Thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy, cũng có thể là các câu hỏi về nội
dung cho người học, các phản hồi của người dạy đến người học về nhận xét, đánh giá các
câu trả lời hay các thông tin khác.
Quá trình dạy học được minh họa giống như như trên hình 1.1. Thông điệp từ thầy giáo tùy
theo phương pháp dạy học, được các phương tiện (medium) chuyển tới học sinh.
Không phải tất cả các nội dung dạy học của giáo dục và đào tạo đều cần phải tiến
hành công việc dạy học nhưng công việc dạy học là một phần cần thiết và quan trọng của hệ
thống giáo dục và đào tạo. Dạy học có nghĩa là truyền thụ một nội dung, một quá trình, dạy
định hướng các mục tiêu đề được dự kiến và khảo nghiệm trước.
Như vậy, quá trình dạy học là một quá trình truyền thông tin hai chiều:
 Thầy giáo truyền các thông điệp khác nhau (các thông tin mà người học phải được
học và hiểu hay phải thực hành được một vài nhiệm vụ).
 Người học truyền đạt lại cho thầy giáo sự tiến bộ học tập (hay không tiến bộ), mức
độ nắm vững kỹ năng đã được thầy giáo dạy. Những thông tin này được thầy giáo
chấp nhận, xử lý và quyết định điều chỉnh hay tiếp tục thực hiện công việc dạy học
của mình.
 Thầy giáo phản hồi thông tin (uốn nắn, hướng dẫn, động viên… cho người học).
Quá trình dạy học được trình bày trên hình 1-3 từ thầy giáo hay hệ thống dạy học tới người
học có ba kênh truyền thông tương ứng:
 Thông tin để học được truyền từ thầy giáo đến người học.
 Thông tin về sự tiến bộ học tập từ người học truyền từ thầy giáo.
 Thông tin phản hồi từ thầy giáo đến người học.
Công nghệ dạy học
Trang 4
Thầy
giáo

Học
sinh
b. Các thông tin
về sự tiến bộ học tập

a. Các thông tin để học
c. Các thông tin
phản hồi



Hình 1.3: Quá trình dạy học – Ba dạng kênh truyền thông
2. Mô hình truyền thông hai chiều
Mô hình truyền thông hai chiều hoàn chỉnh do Norton và Weiner nêu lên được A. J.
Romiszovski (1988) cải tiến và tác giả (*) bổ sung một vài yếu tố theo mô hình Berlo được
trình bày trong hình 1-4 dưới đây.
Như vậy trong quá trình truyền thông hai chiều dạy học có sự hoán đổi vai trò giữa người
phát và người thu. Khởi đầu thầy giáo là người phát, học sinh là người thu. Trong quá trình
ngược lại, học sinh lại là người phát và thầy giáo là người thu. Sự hoán đổi vai trò này xảy
ra liên tục cho đến lúc kết thúc quá trình dạy học.





















Hình 1-4: Mô hình truyền thông dạy học.
Người
phát

* Kĩ năng
truyền thông
* Thái độ
* Kiến thức
* Hệ thống
văn hoá xã hội

Người
thông
dịch

Giải mã

Lập mã
Người
thu


Nhiễu
Lập mã

Người
phát

Người
thu

Người
thông
dịch
Giải mã

* Kĩ năng
truyền thông
* Thái độ
* Hệ thống
văn hoá xã hội
Thông điệp truyền
Thông điệp đáp
“Nơi nhận / Học sinh”
“Nguồn / Thầy giáo”
Công nghệ dạy học
Trang 5
“Nhiễu” có thể xuất phát từ các phần tử bên ngoài hay các nguồn ngoại lai khác.
a. Ngƣời phát. Theo mô hình Berlo, chúng ta có thể trình bày bốn yếu tố liên quan đến
người phát:
- Kỹ năng truyền thông:

Có năm kỹ năng truyền thông chính trong truyền thông. Kỹ năng nói và kỹ năng viết liên
quan đến quá trình lập mã. Kỹ năng đọc và kỹ năng nghe liên quan đến quá trình giải
mã. Kỹ năng thứ 5 liên quan đến cả quá trình lập mã và giải mã, đó là kỹ năng khái niệm
hóa (Conceptualizetion Skill). Ngoài ra còn có các kỹ năng khác như vẽ, làm điệu bộ,
tùy từng hoàn cảnh có thể ảnh hưởng đến quá trình truyền thông.
- Thái độ.
Thái độ là yếu tố thứ 2 có ảnh hưởng đến quá trình truyền thông theo 3 cách:
 Thái độ đối với bản thân mỗi người (vui, buồn, giận dữ…) Điều này gây áp lực mạnh
lên tất cả các sự phức tạp có liên quan đến cá tính từng người.
 Thái độ đối với thông điệp. Nếu người gửi không thuyết phục được người thu về giá
trị của vấn đề mà mình phát ra sẽ khó thành công trong một cuộc truyền thông có
hiệu quả.
 Thái độ đối với người nhận. Thái độ của người nhận với người phát là yếu tố rất quan
trọng. Có thiện cảm hay ác cảm đối với người nhận sẽ ảnh hưởng đến kết quả của
việc truyền đạt thông điệp.
- Trình độ kiến thức:
Người phát không thể truyền thông được nếu họ không nắm vững vấn đề. Ngoài những
nội dung chính của thông điệp, người phát phải có kiến thức về các vấn đề khác có liên
quan để có thể bằng cách giải thích vài điều phụ mà làm sáng tỏ chủ đề của thông điệp.
- Hệ thống văn hóa xã hội:
Mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của vị trí mà anh ta có trong hệ thống văn hóa xã hội anh ta
đang sống. Tất cả những giá trị văn hóa, tiêu chuẩn cuộc sống, địa vị trong một giai cấp
xã hội là các yếu tố có ảnh hưởng đến cách ứng xử của người phát trong quá trình truyền
thông. Tùy theo vị trí văn hóa xã hội, mỗi người có phong cách truyền thông khác nhau.
Hệ thống văn hóa xã hội xác định sự lựa chọn ngôn ngữ mà người ta dùng, ý nghĩa của
từ ngữ đã cho và mục tiêu của sự truyền thông…
b) Thông điệp
Trong quá trình truyền thông, người phát chuyển ý nghĩa, khái niệm, tin tức, cảm xúc, tạo
nên nội dung của thông điệp. Thuật ngữ “mà” có thể định nghĩa như một số ký hiệu được
cấu tạo để truyền một ý nghĩa. Muốn truyền thông có hiệu quả, người phát phải dùng những

“mã” mà người thu biết. Một mã là một mối quan hệ được cấu trúc theo quy ước của một
cộng đồng dân cư trong xã hội tạo nên để có thể truyền thong một điều gì. Ví dụ: Ngôn ngữ
của một dân tộc là một “mã” truyền thông của dân tộc đó.
c) Kênh
Theo thuật ngữ, một cách đại cương, chúng ta có thể định nghĩa “kênh” như là một hệ
thống qua đó các thông điệp được truyền đi từ người phát đến người thu. Khi khảo sát một
quá trình truyền thông, thuật ngữ “kênh” có hai nghĩa:
Công nghệ dạy học
Trang 6
- Nghĩa thứ nhất: Kênh được xem xét trong quan hệ với các phương tiện được dùng để
truyền thông.
- Nghĩa thứ hai: Kênh được xem xét trong quan hệ với các giác quan của con người được
gọi là “kênh cảm giác”.
Kênh được coi như một phương tiện
Các thiết bị dùng trong truyền thông như radio, telephon, tạp chí, phim, băng video là
phương tiện.
Kênh cảm giác
Chúng ta có thể coi kênh như một kỹ năng của cảm giác qua đó người nhận thu được
thông điệp tốt nhất. Người phát phải chọn kênh cảm giác nào để kích thích người thu khi
anh ta phát thông điệp. Nói một cách khác, người phát muốn người thu dùng cảm giác gì
(nghe, nhìn, sờ, nếm hay ngửi) để nhận thông điệp của mình.
Trong quá trình dạy học, để truyền thông một thông điệp có hiệu quả, người phát phải cân
nhắc khi thực hiện:
- Loại thông điệp nào sẽ được truyền bằng lời hỏi đáp trong lớp?
- Loại thông điệp nào sẽ được truyền bằng hình?
- Loại thông điệp nào sẽ được truyền bằng các giác quan khác?
Từ những cân nhắc đó, người phát phải lựa chọn loại phương tiện thích hợp để kích thích
vào kênh cảm giác của người nhận. Vấn đề lựa chọn phương tiện dạy học sẽ được trình bày
trong Phần II của cuốn sách này.
d) Nhiễu

Để đơn giản hóa vấn đề “nhiễu” có thể định nghĩa vấn đề đó như “một sự cản trở” hay
“hàng rào cản trở” quá trình truyền thông. Trong truyền thông, chúng ta có thể nhận biết
chúng ta có thể nhận biết các loại “hàng rào cản trở” sau:
- Hàng rào vật lý như tiếng ồn, nhiễu sóng điện từ trong các chương trình radio, TV, sự
quá sáng hay kém sáng trong lớp học…
- Hàng rào tâm lý có quan hệ đến sự biến đổi của các cơ quan của người phát hay người
thu như nghe, nhìn kém, đau đầu, các cơn đau bất chợt tại một nùng nào đó trên cơ thể
con người…
- Hàng rào ngữ nghĩa xảy ra khi người phát dùng những “mã” mà người thu không thể
hiểu được hay dùng những ký hiệu mà người thu có thể hiểu khác nghĩa.
e) Ngƣời thu
Một trong những phần tử chủ chốt trong lý thuyết truyền thông là nhân vật nằm ở cuối dây
chuyền truyền thông: đó là người thu. Khi chúng ta truyền thông điệp dưới dạng chữ viết thì
người thu quan trọng nhất chính là người đọc và khi chúng ta truyền thông điệp bằng lời nói
thì đó là người nghe. Phân tích các đặc tính của người thu, các yếu tố ảnh hưởng đến tính
hiệu quả của quá trình truyền thông cũng giống như người phát.
- Kỹ năng truyền thông
Nếu người thu không có kỹ năng đọc, nghe hay nhìn…anh ta không thể nhận và giải mã
thông điệp do người phát viết, nói hay biểu diễn.
- Thái độ
Công nghệ dạy học
Trang 7
Cách mà người thu giải mã một thông điệp được xác định bằng yếu tố với bản thân, đối
với người phát và đối với thông điệp.
- Trình độ kiến thức
Nếu người nhận không biết “mã” mà người phát truyền đi thì anh ta không thể hiểu được
thông điệp. Nếu người nhận không có một kiến thức cơ bản nào có liên quan đến thông
điệp, anh ta cũng không thể hiểu được thông điệp. Bởi vậy khi lập thông điệp, người
phát phải căn cứ trình độ kiến thức của người thu thì sự truyền thông mới đạt kết quả.
- Hệ thống văn hóa xã hội

Phạm trù văn hóa xã hội không chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp thu các thông điệp mà còn
là phương sách để các thông điệp được ghi nhớ. Cũng giống như người phát, những giá
trị văn hóa, những tiêu chuẩn cuộc sống và địa vị xã hội của người thu là các yếu tố ảnh
hưởng đến cách tiếp thu và ghi nhớ thông điệp của người nhận.
e. Phản hồi
Phản hồi là một sự tạo ra quá trình truyền thông mới theo chiều ngược lại. Thông qua sự
phản hồi có thể đánh giá mức độ thành công và nhận biết các điểm yếu của quá trình truyền
thông. Trong sự truyền thông giữa các cá nhân, phản hồi là phản ứng của người thu để
người phát điều chỉnh phương pháp và nội dung truyền thông cho phù hợp.
Bởi vậy có thể nói truyền thông dạy học là một sự trao đổi thông điệp giữa hai hay nhiều
người, đồng thời phát và nhận thông điệp của nhau. Trong một quá trình truyền thông có
hiệu quả, cả người phát và người thu đều phái có kỹ năng lập mã và giải mã các thông điệp.

3. Cấu trúc của phƣơng pháp dạy học theo quan niệm công nghệ.
Như đã trình bày trong mô hình truyền thông dạy học trên, học sinh vừa là khách thể vừa
là chủ thể có ý thức trong quá trình nhận thức. Mục đích các hoạt động của giáo viên và học
sinh dựa theo mục đích học tập, do đó có thể xây dung cấu trúc của phương pháp dạy học
theo sơ đồ sau:















Hoạt động
của giáo
viên

Hoạt động
của giáo
viên

Hoạt động
của học sinh

Sự chuyển
hoá của đối
tượng

Phương tiện
của giáo
viên

Mục đích
của học sinh

Phương tiện
của học sinh

Kết quả

Hình 1-5 Cấu trúc của phương pháp dạy học

Công nghệ dạy học
Trang 8
Theo sơ đồ cấu trúc của phương pháp dạy học có thể rút ra một số nhận xét:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh đều dựa vào mục tiêu.
 Công việc dạy của giáo viên chỉ đạo công việc học của học sinh.
 Phương tiện của học sinh phải tương ứng với phương tiện của giáo viên

*. Các phƣơng pháp dạy học thƣờng dùng trong dạy công nghệ

Các phương pháp dạy học trình bày dưới đây được áp dụng phổ biến để dạy học theo công
nghệ cho mọi lứa tuổi: trình bày, biểu diễn, tranh luận, luyện tập và thực hành, kèm cặp, học
tập thể, trò chơi và luyện tập tương tự, khám phá, giải quyết vấn đề và dạy học chương trình
học. Trong mỗi phương pháp có thể sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau.
a) Trình bày
Việc trình bày một câu chuyện, một vở kịch, nhằm phổ biến các thông tin cho người học.
Đó là sự truyền thông một chiều được điều khiển bởi một nguồn mà không có sự trả lời tức
thời hay tương tác với người học. Nguồn có thể là một cuốn sách, một bằng âm thanh, một
băng video, một cuộn phim, một thầy giáo Đọc một cuốn sách, nghe một băng âm thanh,
xem một cuốn phim, một băng video hay dự một buổi chuyên đề là các ví dụ về phương
pháp trình bày.
b) Tranh luận
Sự tranh luận giữa các học sinh trong một nhóm nhỏ hay nhóm lớn; giữa các học sinh với
một thầy giáo trong một buổi kèm cặp đều có tác dụng lớn trong quá trình dạy học. Đó là
con đường hữu hiệu để đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của một nhóm học sinh trước
khi hoàn thành mục tiêu dạy học, đặc biệt là đối với một nhóm học sinh mà thầy giáo chưa
gặp trước. Trong trường hợp đó sự tranh luận có thể giúp cho thầy giáo thiết lập được mối
quan hệ cảm thông với nhóm học sinh mà khuyến khích sự cộng tác giữa thầy và trò trong
dạy học.
Sự tranh luận cũng là một hình thức chuẩn bị để hướng sự chú ý của khán giả vào sự trình
bày một phương tiện. Một số phương tiện dễ hướng tới sự tranh luận khi sử dụng. Ví dụ,

transparency (tấm nhựa trong có vẽ các hình để dạy học) dễ tạo nên sự tranh luận hơn băng
video.
Sự tranh luận trước khi trình bày chủ yếu giúp cho học sinh trả lời một số câu hỏi nào đó và
lưu ý học sinh cần hiểu vấn đề gì mà thầy giáo định nói. Sự tranh luận có thể coi như một kỹ
thuật ưu việt để đánh giá tính hiệu quả của công việc dạy học hơn là hình thức đánh giá
bằng viết. Đối với các nhóm học viên lớn tuổi, sự tranh luận tạo cơ hội cho việc trao đổi
kinh nghiệm giữa các học viên với nhau.
c) Luyện tập và thực hành
Trong luyện tập và thực hành, người học được dẫn dắt thông qua một loạt các bài tập thực
hành đã được thiết kế để nâng cao sự thành thạo một kỹ năng mới hay làm sinh động thêm
một kỹ năng đã có. Khi dùng phương pháp này, học sinh phải được hướng dẫn trước về các
khái niệm, nguyên lý hay thủ tục sẽ phải thực hành.
Công nghệ dạy học
Trang 9
Để bài luyện tập và thực hành có hiệu quả, phải bao gồm các thông tin phản hồi nhằm sửa
chữa và khắc phục các sai lầm mà người học có thể mắc phải trong quá trình học tập.
Một vài loại phương tiện được sử dụng có hiệu quả trong luyện tập và thực hành. Ví dụ
bằng âm thanh có tác dụng lớn trong luyện tập và thực hành nghe nói và viết chính tả khi
học ngoại ngữ v.v.
d) Dạy kèm cặp
Việc dạy kèm cặp thường được tiến hành trên cơ sở một kèm một và được dùng để dạy các
kỹ năng cơ bản, ví dụ dạy lái xe ô tô, dạy đọc. Người dạy kèm cặp có thể là một thầy giáo,
một máy vi tính với phần mềm dạy học hay một tài liệu dạy học. Nó đòi hỏi phải phân tích
câu hỏi, cung cấp các phản hồi thích hợp và hướng dẫn các dạng thực hành cho đến khi học
sinh nắm được các mục tiêu của nội dung dạy học. Việc bố trí kèm cặp bao gồm: thầy với
trò, trò với trò, máy tính với trò và tài liệu in với trò. Hiện nay máy vi tính là một phương
tiện rất phù hợp với vai trò kèm cặp vì nó có khả năng cung cấp một “menu” (bản kê) tổ hợp
các câu trả lời cho các trình độ khác nhau của học sinh.
e). Học nhóm
Có nhiều vấn đề, nếu các học sinh cùng nhau trao đổi trước và sau lớp học sẽ giúp họ nắm

vững vấn đề và nhớ lâu hơn khi học cá nhân. Việc học tập thể làm cho học sinh phát triển
khả năng làm việc theo nhóm rất có lợi khi ra trường làm việc tại những nơi yêu cầu tính
hợp tác cao trong sản xuất.
f). Trò chơi
Trò chơi được thực hiện trong một môi trường trong đó người học đóng vai theo các
nguyên tắc đã được giới thiệu trước và họ phải bằng nhận thức đã học cố gắng đạt tới các
mục tiêu quy định của trò chơi. Đây là một phương pháp rất năng động, đặc biệt là khi dạy
các nội dung buồn tẻ và lặp lại. Trò chơi có thể bao gồm một học sinh (đơn độc) hay một
nhóm học sinh. Trò chơi thường yêu cầu những người học phải dùng các kỹ năng giải quyết
vấn đề hay chứng tỏ đã nắm vững các nội dung đặc biệt đã học với độ chính xác và hiệu quả
cao.
Một loại trò chơi dạy học phổ biến là chơi doanh thương. Những người tham dự hình thành
một ban điều hành một công ty để ra quyết định liên quan đến một “tổ hợp doanh nghiệp
tưởng tượng”. Tất nhiên đội thắng là một trong các đội biết điều hành để thu được lợi ích
cao nhất cho tổ hợp.
g). Luyện tập tƣơng tự
Dùng phương pháp này, người học được tiếp xúc với tình trạng gần giống thực nhất. Nó
cho phép người học thực hành như thực mà không tốn kém hay gặp các rủi ro nguy hiểm.
Luyện tập tương tự có thể bao gồm: sự tham dự đàm thoại, vận hành tư liệu và thiết bị hay
tương tác với máy tính. Kỹ năng thực hành của học sinh với các thí nghiệm trong phòng thí
nghiệm vật lý là đề tài luyện tập tương tự phổ biến. Lập trình gia công cho máy CNC
(Computerized Numeric Control) và vận hành thử trên máy vi tính, tập lái máy bay, tập điều
khiển không lưu… Trên các máy luyện tập tương tự mang lại hiệu quả cao mà không cần
phải thực hành nhiều trên các thiết bị rất đắt tiền và dễ gặp nguy hiểm.
Công nghệ dạy học
Trang 10
h). Khám phá
Phương pháp khám phá sử dụng cách quy nạp hay điều tra để tiếp cận với việc học tập; nó
trình bày các vấn đề được giải quyết thông qua việc thử và tạo sai lệch. Mục đích của
phương pháp khám phá là khuyến khích sự tìm hiểu nội dung vấn đề sâu hơn thông qua việc

tham gia nội dung hay chính vấn đề đó. Người học theo phương pháp khám phá có thể rút ra
các nguyên tắc hay thủ tục từ các điều học trước dựa trên các thông tin trong sách tham
khảo hay các dữ liệu lưu trữ trong máy tính.
Nhiều loại phương tiện dạy học có thể giúp học sinh thực hiện việc khám phá hay điều tra.
Ví dụ, các phim dạy học có thể được dùng trong dạy học theo phương pháp khám phá ở
môn vật lý. Các học sinh xem phim để quan sát mối tương quan của các hiện tượng xảy ra
rồi tiến hành khám phá nguyên lý để giải thích các quan hệ đó. Ví dụ, bằng quan sát khi cân
một quả bóng trước và sau khi bơm đầy không khí, các học sinh khám phá ra rằng không
khí có trọng lượng.
i). Giải quyết vấn đề
Trong phương pháp này, người học sử dụng những kỹ năng đã nắm vững từ trước để giải
quyết một vấn đề đề được nêu ra. Người học phải xác định vấn đề một cách rõ ràng (có thể
nêu ra một giả thuyết), xem xét các dữ kiện (có thể với sự giúp đỡ của máy tính) và đưa ra
một giải pháp. Thông qua quá trình này, người học có thể hiểu các hiện tượng đang khảo sát
ở một trình độ cao hơn.
Một kiểu trong phương pháp dạy học giải quyết vấn đề hay dùng là sự khảo sát tình huống.
Ví dụ các sinh viên trong một lớp học thương mại được cho biết thông tin về tình trạng một
hãng sản xuất nhỏ và được giao nhiệm vụ thiết kế một giải pháp cho vấn đề năng suất thấp
trong sản xuất. Một trong các quyết định đầu tiên họ phải làm là thu thập số liệu về tình
trạng sản xuất của hãng và tìm các biện pháp khắc phục hoặc là đào tạo lại hay chấn chỉnh
thái độ làm việc của công nhân; hoặc là thay đổi công nghệ sản xuất, cải tiến hay thay đổi
thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
j. Dạy học chƣơng trình hóa
Dạy học chương trình hóa là một phương pháp dạy học trong đó học sinh tự học dưới sự
chỉ đạo sư phạm của một chương trình dạy đã được thiết kế trước.
Trong kiểu dạy học này, chức năng dạy học đã được khách quan hóa và hoạt động học tập
được chương trình hóa Chương trình dạy gồm có các bước kế tiếp nhau. Trong mỗi bước
gồm có bốn thành phần:
 Thông báo: Chứa đựng nội dung thông tin về khái niệm, sự kiện, hiện tượng,
 Thao tác: Học sinh thực hiện theo chỉ dẫn hay trả lời câu hỏi

 Kiểm tra: Đánh giá kết quả thực hiện của học sinh để quyết định có chuyển sang
bước kế tiếp hay không
 Liên hệ ngược: Học sinh biết được điều mình thực hiện là đúng hay sai
Các bước kế tiếp nhau với đầy đủ thành phần của một chương trình dạy được trình bày
trong hình 1-6


Công nghệ dạy học
Trang 11







Hình 1-6 - Cấu trúc của chương trình
Chính nhờ có sự hiện diện của thành phần liên hệ ngược và kiểm tra làm cho quá trình dạy
học trở thành một quá trình có điều khiển và được điều chỉnh theo cơ chế của điều khiển
học như hình 1.7 dưới đây.





Liên hệ nghịch trong
Phân loại chƣơng trình dạy
+ Chƣơng trình đƣờng thẳng
Đây là loại chương trình đơn giản và phổ biến nhất. Các bước sắp xếp kế tiếp nhau. Khi
học sinh trả lời đúng thì chuyển sang bước tiếp theo với một thông tin mới, còn nếu trả lời

sai thì phải tìm hiểu lại thông tin cũ, tự mình tìm ra nguyên nhân sai lầm và tìm cách khắc
phục theo sự hướng dẫn của chương trình. Mô hình của chương trình đường thẳng được
trình bày trên hình 1.8








Chương trình đường thẳng có các đặc điểm sau:
 Mỗi bước có một lượng thông tin rất nhỏ.
 Tài liệu thường được soạn cho người học yếu nhất. (cho nên còn gọi là chương trình
thích ứng tối thiểu) hạn chế tối đa khả năng sai lầm của học sinh ở mức độ dưới 5%
 Đòi hỏi học sinh tích cực tìm ra kết quả trả lời đúng. (Quá trình tìm ra kết quả chính
là quá trình học).
 Các câu hỏi thường đặt ra ở hai dạng:
 Điền vào chỗ trống (kiểu của Skinner).
 Chọn yếu tố đúng điền vào chỗ trống (kiểu của Pressey)
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Nội dung

Học sinh

Kết quả

Bước n

Bước 1
Bước 2
Bước 3
Công nghệ dạy học
Trang 12
Chương trình đường thẳng có hai nhược điểm:
 Học sinh phải học theo trình tự các bước kế tiếp, do đó tốc độ học chậm.
 Ít phát triển năng lực sáng tạo của học sinh vì nội dung thông tin và kiểm tra ở mức
độ dễ để học sinh yếu nhất cũng học được.
+ Chƣơng trình phân nhánh:
Chương trình này dựa vào loại trắc nghiệm có nhiều cách lựa chọn trong đó có một cách lựa
chọn đúng. Học sinh chọn một kết quả trả lời sẽ theo một nhánh hướng dẫn để biết kết quả
trả lời đúng hay sai, phân tích yếu tố sai lầm , nhận thông tin bổ sung hoặc trở lại thông tin
cũ để nắm vững nội dung hơn. Trên hình 1.9 trình bày một sơ đồ chương trình ba nhánh.








Hình 1-9 Chương trình phân nhánh

Chương trình phân nhánh có các đặc điểm sau:
 Mỗi bước chứa đựng lượng thông tin lớn hơn trong chương trình đường thẳng
 Câu hỏi và kết quả trả lời dựa trên những thắc mắc và sai lầm điển hình thường gặp
ở học sinh.
 Thích hợp với nhiều mức độ học sinh.
Hầu hết các phương pháp dạy học được trình bày ở trên đều có thể dùng để dạy bất cứ nội

dung học tập nào và bất cứ nhóm học sinh nào. Tuy nhiên có thể có một vài phương pháp
phù hợp hơn với một số nội dung và một vài đối tượng học sinh. Qua thử nghiệm các
phương pháp khác nhau với các học sinh của mình, các thầy giáo sẽ xác định được phương
pháp hay tổ hợp hương pháp có hiệu quả.
Các phương pháp dạy học khác nhau có thể chia làm hai kiểu:
 Dạy học phụ thuộc vào sự trình bày của giáo viên hay hướng dẫn viên – Dạy học có
thầy giáo.
 Dạy học không phụ thuộc vào sự trình bày của thầy giáo như phương pháp dạy học
chương trình hóa - Dạy học không có thầy giáo hay còn gọi là “tự học”. Tất nhiên có
những giai đoạn cũng cần có sự hướng dẫn ban đầu hay tổng kết của giáo viên hay
hướng dẫn viên.
Cả hai kiểu dạy học này, phương tiện dạy học có những tác động đặc biệt quan trọng đến
kết quả cuối cùng của quá trình dạy học.
III. Vai trò của các giác quan trong quá trình truyền thông dạy học
Như mô hình truyền thông hai chiều dạy học, các giác quan thuộc kênh cảm giác đóng vai
trò quan trọng trong kết quả của quá trình truyền thông.
1a
1b
1
2
Công nghệ dạy học
Trang 13
Trong dân gian ta có câu: “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một
làm”, để nói lên tác dụng khác nhau của các loại giác quan trong quá trình truyền thụ kiến
thức. Người ta đã tổng kết được mức độ ảnh hưởng của các giác quan trong quá trình truyền
thông như sau:
1. Sự tiếp thu tri thức khi học đạt đƣợc:

1% qua NẾM
1,5% qua SỜ

3,5% qua NGỬI
11,0% qua NGHE
83,0% qua NHÌN

2. Tỷ lệ kiến thức nhớ đƣợc sau khi học đạt đƣợc nhƣ sau:

20% qua những gì mà ta nghe được;
30% qua những gì mà ta nhìn được;
50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được;
80% qua những gì mà ta nói được;
90% qua những gì mà ta nói và làm được.
ở Ấn Độ, tổng kết quá trình dạy học cũng dẫn đến kết luận:
tôi nghe - tôi quên.
tôi nhìn - tôi nhớ.
tôi làm - tôi hiểu.
















Công nghệ dạy học
Trang 14
CHƢƠNG 2
CÔNG NGHỆ DẠY HỌC VÀ
VAI TRÒ CỦA PHƢƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC

I. Khái niệm chung về công nghệ dạy học:
Thuật ngữ “Công nghệ” đã được sử dụng từ lâu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Ví dụ
trong ngành chế tạo máy, công nghệ gia công một chi tiết máy bao gồm từ việc chọn một
phương pháp chế tạo phôi đến việc lựa chọn quá trình gia công. Từng bước gia công được
cân nhắc cẩn thận về máy, đồ gá, dao cụ và các chế độ cắt gọt hợp lý cho đến các bước kiểm
tra cuối cùng trước khi sản phẩm được nhập kho. Như vậy công nghệ gia công là một quá
trình được thiết kế một cách tỉ mỉ, được chia thành các nguyên công, từng bước nhỏ quy
định và các quy tắc tiến hành công việc một cách chặt chẽ.
Trong quá trình phát triển dạy học chương trình hóa, các nhà giáo dục đã đưa ra một quá
trình phân tích nhiệm vụ dạy học, chia chúng ra thành các nhiệm vụ chính và phụ, rồi lại
chia các nhiệm vụ ra thành các bước nhỏ cần thiết để dẫn dắt người học đạt được các mục
tiêu học tập đặc biệt. Việc thực hiện quá trình dạy học như vậy cũng giống như một quá
trình sản xuất công nghiệp đã nêu trên nên các nhà giáo dục đã dùng một thuật ngữ mới là
“công nghệ dạy học”.
Chúng ta có thể định nghĩa “công nghệ dạy học” là một sự sắp xếp các công việc dạy và học
theo một hệ thống đặc biệt được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức cho người học theo một
kết quả đã được dự đoán trước, điều hành quá trình dạy học một cách có hiệu quả để đưa
người học đạt đến các mục tiêu học tập đặc biệt.
1. Sự phát triển của công nghệ dạy học
Công nghệ dạy học là một lĩnh vực nghiên cứu rất mới. Nó đã trải qua một quá trình phát
triển rất dài và từng bước. Nếu xem lại lịch sử phát triển của giáo dục thì công nghệ dạy học
có nguồn gốc xa xưa kể từ khi con người phát minh ra giấy viết (2000 năm TCN tại Trung
Quốc và năm 750 SCN tại Châu Âu), chữ viết và sau đó là ngành in (nghề in khắc gỗ đã có
ở Trung Quốc từ thế kỷ VI, ở Châu Âu là từ thế kỷ XII nhưng nghề in thực sự phát triển sau

khi Gutenbeg phát minh ra khuôn in chữ đúc bằng kim loại năm 1436). Công nghệ dạy học
thực sự phát triển mạnh mẽ từ những sự thử nghiệm giáo dục trên cơ sở thị giác của những
năm 1920. Tiếp theo, nó đã dựa vào các lý thuyết về truyền thông vào dạy học, các trào lưu
tâm lý học giáo dục của những năm 1920, cuối cùng nó áp dụng những khái niệm về sự
quản lý và các hệ thống truyền thông cho các chức năng sư phạm của những 1960.
Hai trào lưu tâm lý học xuất hiện trong những năm 1950 tạo tiền đề cho việc hình thành một
lý luận tương đối hoàn chỉnh về công nghệ dạy học là:
 Tâm lý học ứng xử: Mô hình Skinner
 Tâm lý học nhận thức: Mô hình Jean Piaget
2. Các đặc điểm của công nghệ dạy học:
Công nghệ dạy học có năm đặc điểm chủ yếu: Hệ thống hóa, tính phương tiện, quan điểm
hệ thống, tính khoa học và mục tiêu học tập.
Công nghệ dạy học
Trang 15
a. Hệ thống hóa
Hợp lý hóa và hệ thống hóa là trung tâm của công nghệ dạy học. Có hệ thống là một từ xuất
phát từ bản chất của mô hình sư phạm. Nghiên cứu thao tác và giảng dạy chương trình hóa
đều gắn liền với thuật ngữ này. Hệ thống hóa tức là tiến hành từng bước, có lôgíc và tiệm
tiến của một tập hợp các thao tác hoặc hoạt động. Mỗi giai đoạn của hoạt động như phân
tích, thiết kế, sản xuất, đánh giá, phổ biến, đưa vào sử dụng đều là đối tượng nghiên cứu của
hệ thống hóa. Hệ thống hóa phản ánh tính chất chặt chẽ của các hoạt động trong công nghệ
dạy học.
b. Tính phƣơng tiện
Đặc điểm này tương ứng với việc sử dụng phương tiện truyền thông và đồ dùng dạy học.
Phương tiện truyền thông nghe nhìn được khởi đầu bằng việc lựa chọn, sản xuất và sử dụng
thiết bị nghe nhìn, tiếp theo là việc gây tín nhiệm để sử dụng chúng. Ngày nay, mặc dù có
những định hướng mới trong công nghệ dạy học, dụng cụ và các phương tiện phổ thông vẫn
là thành phần cơ bản của phương tiện dạy học. Tuy nhiên các phương tiện ngày càng mở
rộng do sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật mang lại thuận lợi cho việc thiết kế
công nghệ dạy học.

3. Vai trò của phƣơng tiện dạy học trong giáo dục
Như đã nêu trong hình 1 – 1, chương 1, trong mối quan hệ giữa các thành phần tham gia
quá trình dạy học, phương tiện chở thông điệp đi theo một phương pháp dạy học nào đó.
Phương tiện có thể đóng nhiều vai trò trong quá trình dạy học. Các phương tiện dạy học
thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên
và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các
giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho học sinh nhận
biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở
cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
Thực tiễn sư phạm cho thấy, phương tiện dạy học có vai trò chủ yếu như sau:
- Có thể cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác, như
vậy nguồn tin họ thu nhận được trở nên đáng tin cậy và được nhớ lâu bền hơn.
- Làm cho việc giảng dạy trở nên cụ thể hơn. Vì vậy tăng thêm khả năng của học sinh
tiếp thu những sự vật, hiện tượng và các quá trình phức tạp mà bình thường học sinh
khó nắm vững được.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà việc lĩnh hội kiến thức của học sinh lại nhanh hơn.
- Giải phóng người thầy giáo một khối lượng lớn các công việc tay chân, do đó làm
tăng khả năng nâng cao chất lượng dạy học.
- Dễ dàng gây được cảm tình và sự chú ý của học sinh.
- Bằng việc sử dụng phương tiện dạy học, giáo viên có thể kiểm tra một cách khách
quan khả năng tiếp thụ kiến thức cũng như hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh.
Dưới đây là bảng mô tả hiệu quả của các phương tiện dạy học:




Công nghệ dạy học
Trang 16









































Hình 2-3: Hiệu quả sử dụng của các loại phương tiện dạy học

Đồ án, tham quan

Thực hành cá nhân
Thực hành

TV
Phim vòng màu

Phim hoạt động màu có tiếng

Phim hoạt động trắng câm

Hình chiếu qua đầu

Phim vòng
Slide màu
Slide đen trắng

Đèn chiếu ảo

Tranh có tầm sâu

Mô hình hoạt động

Mô hình bộ phận

Mô hình tĩnh

Hình vẽ bảng

Tranh
Phấn màu
Bảng
phấn
trắng

Lời

PHƢƠNG TIỆN
TRỰC TIẾP
HIỆU
QUẢ NHẤT
PHƢƠNG TIỆN
CHIẾU HIỆU QUẢ
HƠN PHƢƠNG
TIỆN KHÔNG
CHIẾU

PHƢƠNG TIỆN
KHÔNG CHIẾU

PHƢƠNG TIỆN KÉM HIỆU QUẢ

PHƢƠNG TIỆN TRỰC TIẾP HIỆU QUẢ NHẤT

Công nghệ dạy học
Trang 17
II. Các yếu tố của công nghệ dạy học:
1. Đầu ra – Mục tiêu đào tạo
 Phân tích nội dung các vấn đề cần truyền thông- nội dung thông tin như trên đã nêu, mỗi
nội dung đòi hỏi phải có các phương tiện thích hợp để truyền tải, ví dụ khi để một câu
chuyện có thể trực tiếp để truyền lời nói hay kịch truyền thanh.
 Phân tích các mục tiêu cần truyền thông là các mục tiêu mà học sinh phải đạt được sau
khi kết thúc một quá trình day học. Các mục tiêu đó là:
 Lĩnh vực nhận thức được thể hiện qua các thông tin bằng lời hay hình ảnh hay kỹ
năng trí tuệ .
Các kỹ năng bằng lời và hình ảnh yêu cầu người học đưa ra các câu trả lời đặc biệt
tương ứng với một sự kích thích nào đó, chúng thường đòi hỏi phải nhớ hay nhắc lại,
mặt khác kỹ năng trí tuệ yêu cầu các hoạt động tư duy và sự điều hành các thông tin.
Lĩnh vực nhận thức bao gồm các khả năng tư duy đơn giản đến phức tạp.
 Kiến thức thể hiện ở các khả năng nói lại các đặc trưng, nhớ lại, định nghĩa, xác
nhận nhắc lại.
 Lĩnh hội: truyền đạt lại, giải thích ,chú giải tổng kết ngoại suy
 Áp dụng: sử dụng những tư tưởng và thông tin dạy học được.
 Sáng tạo: phân tích một ví dụ hay một hệ thống thành các thành phần; tổ hợp các
thành phần ;tổ hợp các thành phần để tạo lên các sản phẩm mới.
 Lĩnh vực tình cảm được hình thành tùy theo mức độ thay đổi bên trong hay tạo nên
một thái độ hay một giá trị của cá nhân.
 Tiếp nhận là sự nhận biết và quan tâm đến một sự kích thích nào đó (lắng nghe
hay nhìn).
 Trả lời là sự tham gia năng động hay sự phản ứng theo một vài cách đối với thông
điệp được truyền.
 Đánh giá là sự tự nguyện bày tỏ một thái độ hay biểu thị một sự thích thú

 Đặc trưng hóa là sự biểu diễn một hệ thống giá trị bên trong, phát triển một phang
cách sống đặc trưng dựa trên một giá trị hay một hệ thống giá trị.
 Lĩnh vực kỹ năng động lực: Lĩnh vực kỹ năng động lực có thể được thấy như một
sự tiến bộ theo mức độ điều phối các công việc được yêu cầu của học sinh:
 Bắt chước là sự nhắc lại các hành động đã được xem biểu diễn.
 Vận hành là sự thực hiện một hành động đã được xem.
 Tính chính xác là sự thực hiện một hành động đã được học một cách chính xác.
 Đúng khớp, thực hiện một cách có tiềm thức, hiệu quả, nhịp nhàng, phối kết hợp
các kỹ năng.
 Lĩnh vực tƣơng tác cá nhân bao gồm 6 loại:
 Tìm kiếm và cung cấp thông tin: hỏi và đưa ra sự kiện, dư luận hay gạn lọc thông
tin từ một hay nhiều cá nhân.
 Đề xuất: Đặt ra một khái niệm mới, một lời đề nghị hay một lớp hành động.
 Xây dựng và hỗ trợ: Mở rộng, phát triển và nâng cao vai trò một cá nhân, các đề
nghị hay cầu mong của người ấy.
 Đưa vào và lấy ra: Tổng kết hay lôi kéo các viên khác vào cuộc tranh luận hay trò
chuyện.
 Phản đối và quan tâm: Tuyên bố trực tiếp các ý kiến khác nhau hay phê phán các
luận điểm của người khác.
Công nghệ dạy học
Trang 18
 Tổng kết: Nêu lại dưới một hình thức tổng hợp nội dung của các cuộc tranh luận
trước hay một cuộc quan sát đã tiến hành.
2. Đầu vào - Đối tƣợng ngƣời học
a. Phân tích đặc tính của học sinh. (xem mục mô hình truyền thông hai chiều).
b. Phân tích đặc tính của thầy giáo. (xem mục mô hình truyền thông hai chiều).
c. Phân tích môi trường sư phạm, địa bàn dân cư. Các vấn đề liên quan đến môi trường sư
phạm và bố trí lớp học.
3. Nội dung dạy học


4. Điều kiện dạy học

5. Quy trình

6. Phƣơng pháp dạy học

7. Kiểm tra việc dạy học theo công nghệ

Công nghệ dạy học
Trang 19
Chƣơng 3:
PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

I. Những vấn đề chung về phƣơng tiện dạy học
1. Các khái niệm cơ bản của phƣơng tiện dạy học.
a. Các vật liệu mang tin ( Medien)
Gồm những cơ sở vật chất chứa đựng những văn hóa được sản xuất theo yêu cầu của nội
dung chương trình học của các môn như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, mô hình mẫu
vật đĩa băng ghi âm, tài liệu chương trình.
Có loại vật liệu mang tin học sinh sử dụng trực tiếp không cần nhờ tới sự hỗ trợ của các
phương tiện chiếu như sách gáo khoa, bản vẽ, cũng có loại vật liệu mang tin trong đó, chỉ có
thể sử dụng được với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, như đĩa CDR, băng ghi âm, đĩa
ghi âm vv.
b. Công cụ dùng chế bản phƣơng tiện:
Là những dụng cụ, thiết bị dùng để phát triển các vật liệu mang tin
c. Các phƣơng tiện trình diễn:
Là các dụng cụ và thiết bị kỹ thuật dùng trình diễn các thông tin được lưu trữ trong các vật
liệu mang thông tin.
2. Tính chất và tác dụng của phƣơng tiện dạy học.
a. Tính chất ngƣng giữ:

Ghi chép bảo tồn và tái tạo một số đồ vật, hiện tượng biến cố hay quá trình nào đó.
Phim nhựa để nhiếp ảnh, bằng nhựa để ghi âm là những nguyên liệu để ngưng giữ. Khi một
cảnh vật được chụp, một giọng nói được thu thì các thông tin liên quan được lưu giữ, có thể
in thành nhiều bản giống y bản chính. Các sưu tập ảnh, băng và phim là các nguồn tư liệu
quan trọng để tái tạo các sự kiện chỉ xảy ra một lần trong lịch sử.
b. Tính chất gia công
Mỗi hiện vật hoặc sự kiện, quá trình đều có thể được biên chế theo nhiều lối, có thể thúc
đẩy, kìm hãm, giảm tốc Ví dụ: một phản ứng hóa học, quay ngược lại (máy chiếu phim
quay ngược lại, video ). Phương tiện có thể biên tập được. Băng ghi âm có thể cắt nối các
đoạn trích, bài nói hoặc bỏ đi các phần không liên quan. Phim quay các biến cố đã xảy ra
hàng chục năm về trước, có thể lựa chọn sắp đặt các đoạn trích, ráp nối để thành phim khoa
học dạy học.
c. Tính chất phân phối
Tính chất ngưng giữ cho phép lưu trữ thông tin quá thời gian, còn tính phân phối cho phép
truyền tải thông tin qua không gian. Ví dụ: có thể cùng lúc trình bày cho hàng triệu khán giả
về các kinh nghiệm được trình bày bởi cùng một giáo viên ở đài phát. Một số hệ thống Tivi,
phát thanh, video đã sử dụng tính chất này nhằm dạy học từ xa.
3. Mối quan hệ của phƣơng tiện dạy học với M, N, PP dạy học
Chúng ta xem xét vị trí của phương tiện dạy học trong quá trình dạy học. Phương tiện dạy
học là một trong các yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. Việc sử dụng phương tiện dạy
Công nghệ dạy học
Trang 20
học là nhu cầu tự thân của quá trình dạy học với tư cách là một quá trình truyền thông. Mối
quan hệ giữa phương tiện dạy học với các thành tố khác như mục tiêu dạy học, nội dung dạy
học, phương pháp dạy học và vị trí của nó được mô tả bằng sơ đồ dưới đây.









4. Phân loại phƣơng tiện dạy học
Các nhà giáo dục phân loại các phương tiện dạy học thành hai thành phần: phần cứng
(hardware) và phần mềm (software).
Phần cứng là cơ sở để thực hiện các nguyên lý thiết kế, phát triển các loại thiết bị cơ, điện,
điện tử… Theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện chiếu radio,
cassette, máy thu hình, máy dạy học, máy tính… Được gọi là phần cứng. Phần cứng là kết
quả tác động của sự phát triển khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. Phần cứng đã cơ giới
hóa, điện tử hóa quá trình dạy học, nhờ đó thầy giáo có thể dạy cho nhiều học sinh, truyền
đạt nội dung nhiều và nhanh hơn mà không tiêu hao nhiều sức lực.
Phần mềm sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật để cung cấp cho học
sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện cách ứng xử cho học sinh. Chương trình môn
học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa… được gọi là phần mềm. Phần mềm được
đặc trưng bằng sự phân tích, mô tả chính xác đối tượng, sự lựa chọn mục tiêu, sự đánh giá
củng cố kiến thức.
Sự phân loại trên mang tính chất tổng quát. Ngoài ra đi sâu vào các loại phương tiện dạy
học cụ thể, chúng ta có thể chia ra làm nhiều loại tùy theo tính chất, cấu tạo, mức độ phức
tạp chế tạo…
4.1. Phân loại theo tính chất: Các phương tiện dạy học được chia thành hai nhóm:
a. Nhóm truyền tin cung cấp cho các giác quan của học sinh dưới dạng tiếng hoặc hình ảnh
hoặc cả hai cùng một lúc. Những phương tiện truyền tin trong giáo dục phần lớn là các thiết
bị dùng trong sinh hoạt gồm có:
1. Máy chiếu phản xạ 9. Máy thu hình
2. Máy chiếu qua đầu 10. Máy dạy học
3. Máy chiếu slide 11. Máy tính
4. Máy chiếu phim 12. Camera
5. Máy chiếu phim dương bản 13. Máy truyền ảnh
6. Máy ghi âm 14. Phòng dạy tiếng

7. Máy quay đĩa 15. Các phương tiện ghi chép
8. Máy thu thanh
M
Mục tiêu
Phƣơng tiện
Nội dung
Phƣơng pháp
Công nghệ dạy học
Trang 21
b. Nhóm mang tin
Là nhóm mà bản thân mỗi phương tiện đều chứa đựng một khối lượng tin nhất định. Những
tin này được bố trí trên những vật liệu khác nhau và dưới các dạng riêng biệt. Các phương
tiện mang tin được nghiên cứu, thiết kế theo các nguyên tắc sư phạm và khoa học kỹ thuật
nhằm chuyển tải các thông điệp đến người học một cách thuận lợi và chính xác.
Những phương tiện mang tin gồm có các loại như sau:
 Các tài liệu in: là các phương tiện mang tin về các sự vật, hiện tượng và các quá trình
xảy ra trong tự nhiên được thể hiện dưới dạng viết, vẽ gồm có:
 Những tài liệu chép tay, vở viết, các tài liệu in và vẽ;
 Sổ tay tra cứu, các tài liệu hướng dẫn;
 Sách giáo khoa, sách chuyên môn;
 Sách bài tập, chương trình môn học.
 Những phương tiện mang tin thính giác: là các phương tiện mang tin dưới dạng tiếng
gồm có:
 Đĩa âm thanh;
 Băng âm thanh;
 Chương trình phát thanh;
 Những phương tiện mang tin thị giác: là các phương tiện được trình bày và lưu trữ tin
dưới dạng hình ảnh gồm có:
 Tranh tường, bản đồ, biểu bảng, đồ thị;
 Ảnh đen trắng và màu;

 Phim dương bản;
 Slide;
 Phim câm;
 Phim vòng.
 Những phương tiện mang tin nghe nhìn: là nhóm hỗn hợp mang tin cả tiếng lẫn hình. Có
một yếu tố tâm lý rõ ràng là nếu như càng nhiều giác quan tham gia vào việc tiếp nhận
những “tác nhân kích thích” thì việc hình thành những khái niệm và ghi nhớ kiến thức
càng dễ dàng hơn. Như trên đã trình bày, trong việc lĩnh hội kiến thức thì cơ quan thính
giác và thị giác đóng vai trò quan trọng nhất và tất nhiên ảnh hưởng tổng hợp của hai cơ
quan đó sẽ mạnh hơn so với từng cơ quan riêng rẽ. Từ đó có thể nói rằng phương tiện
mang tin nghe nhìn chiếm vị trí quan trọng trong việc truyền và tiếp thụ kiến thức.
 Các phương tiện mang tin nghe nhìn gồm có:
 Phim có tiếng;
 Slide có băng âm thanh kèm theo;
 Các buổi truyền hình;
 Các buổi ghi hình;
 Video;
 Phương tiện đa chức năng (mutilmedia).
 Những phương tiện mang tin dùng cho việc hình thành khái niệm và tập dượt: Với sự
giúp đỡ của những phương tiện này, học sinh có thể làm quen với các thiết bị và công cụ
sản xuất trong thực tế. Các quy trình sản xuất và các thao tác làm việc cũng như các hoạt
động của máy móc có thể được mô hình hóa và sao chép lại. Các phương tiện này tạo
Công nghệ dạy học
Trang 22
khả năng và thói quen nghề nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo và năng lực ứng xử theo yêu cầu
đào tạo.
Các phương tiện thuộc loại này gồm có:
 Các nguyên vật liệu độc đáo (đồ vật, chế phẩm, bộ sưu tập);
 Mô hình (tĩnh và động);
 Tranh lắp hoặc dán;

 Phương tiện và vật liệu thí nghiệm;
 Các máy luyện tập;
 Các phương tiện sản xuất.
Tổ hợp mang tin: Nét đặc trưng của nhóm này là sự ảnh hưởng của chúng đã giúp ích rất
nhiều cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học để đạt được đúng mục đích của quá
trình đào tạo.
Tổ hợp phƣơng tiện dạy học là phương tiện dùng để dạy tập thể dưới sự điều khiển của
thầy giáo tạo điều kiện thúc đẩy tính tích cực và các hoạt động học tập của học sinh.
4.2. Phân loại theo cách sử dụng
Các phương tiện dạy học được chia làm hai nhóm:
a. Phƣơng tiện dùng trực tiếp để dạy học
Nhóm này lại chia thành hai nhóm nhỏ:
 Các phương tiện truyền thống là các phương tiện đã được sử dụng từ lâu đời và ngày
nay từng lúc, từng nơi vẫn còn được sử dụng.
 Các phương tiện nghe nhìn được hình thành do sự phát triển của các ngành khoa học
kỹ thuật, đặc biệt là ngành điện tử. Do có hiệu quả cao trong truyền thông dạy học nên
phương tiện nghe nhìn được sử dụng ngày càng nhiều trong quá trình dạy học.
b. Phƣơng tiện dùng để chuẩn bị và điều khiển lớp học
Nhóm này gồm có các phương tiện hỗ trợ, phương tiện ghi chép và các phương tiện khác.
 Phƣơng tiện hỗ trợ: Các loại bảng viết, các giá cố định và lưu động dùng đặt các
phương tiện trình diễn, thiết bị thay đổi cường độ ánh sáng trong lớp nhằm giúp cho
thầy giáo sử dụng phương tiện được dễ dàng, có hiệu quả cao và không làm gián đoạn
quá trình giảng dạy của thầy giáo.
 Phƣơng tiện ghi chép: Các phương tiện giúp cho việc chuẩn bị bài giảng, lưu trữ số
liệu và kiểm tra kết quả học tập của học sinh được nhanh chóng và dễ dàng.
Ngày nay máy vi tính được sử dụng nhiều trong các trường học và được coi như một
phương tiện được dùng để trực tiếp dạy học, vừa có thể dùng cho việc kiểm tra, lưu trữ tài
liệu và chuẩn bị bài giảng. Hình 2-2 trình bày các loại phương tiện theo mỗi nhóm.
4.3. Phân loại theo mức độ chế tạo phức tạp
Các loại phương tiện cũng được chia làm hai nhóm:

a. Loại chế tạo không phức tạp:
Loại này có các tính chất sau:
 Do thầy giáo tự nghiên cứu, phát triển
 Cần ít thời gian chế tạo
 Sản phẩm của mỗi thầy giáo làm ra chỉ thích hợp riêng với thầy giáo đó khi dạy học
 Giá thành chế tạo không quá cao
 Có thể dễ dàng cải tiến
Công nghệ dạy học
Trang 23
 Tuổi thọ sử dụng thường ngắn (không quá hai năm)
b. Loại chế tạo phức tạp
Loại này có các tính chất sau:
 Được nghiên cứu và phát triển bởi một nhóm người (gồm kỹ thuật viên và giáo viên)
 Cần nhiều thời gian để chế tạo
 Sản phẩm làm ra được dùng phổ biến cho nhiều thầy giáo và ở nhiều nơi, thường là
các phương tiện dùng cho nhóm học sinh có kèm theo các tài liệu hướng dẫn cho
thầy và trò
 Giá thành chế tạo tương đối cao
 Thường là sản phẩm hoàn hảo (được thẩm định cẩn thận
 Tuổi thọ sử dụng thường dài (từ 2 đến 5 năm).
5. Nguyên tắc sử dụng phƣơng tiện dạy học
Phương tiện dạy học được sử dụng đúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội
dung và phương pháp dạy học lên rất nhiều. Như trên đã trình bày, phương tiện dạy học
không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà còn tác dụng thúc đẩy quá trình thu
nhận kiến thức và hiểu sâu sắc nội dung của thông điệp cần truyền.
Nếu không biết sử dụng phương tiện dạy học một cách khoa học, hợp lý theo một cách tiếp
cận hệ thống, thậm chí lại lạm dụng quá nhiều phương tiện trong giờ giảng thì hiệu quả của
nó không những không tăng mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng. Bởi
vậy các nhà sư phạm đã tổng kết ba nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học (gọi là nguyên
tắc 3Đ) như sau: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.

 Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng lúc
 Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đúng chỗ
 Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học đủ cường độ
6. Lựa chọn phƣơng tiện dạy học
Lựa chọn phương tiện dạy học phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 1. Mục tiêu, nhiệm vụ học tập
 2. Nội dung và phương pháp dạy học
 3. Đặc điểm của người học.
 4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường
 5. Thái độ và kỹ năng của thầy giáo
 6. Không gian, ánh sáng và cơ sở vật chất của lớp học










Công nghệ dạy học
Trang 24




















Hình 3-1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện dạy học.
Người thiết kế bài giảng và thầy giáo phải tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng trên và xuất phát
từ thực tế của nhà trường mà lựa chọn các lọa phương tiện dạy học thích hợp nhất cho mình
mới đảm bảo hiệu quả sử dụng cao. Chúng ta cũng phải luôn nhớ rằng việc lựa chọn phương
tiện dạy học là một phần việc trong sự tiếp cận hệ thống của quá trình dạy học hay là một
phần của công việc thiết kế một bài học và mục đích cuối cùng là phải xây dựng được một
danh mục các phương tiện dạy học được lựa chọn một cách hệ thống cho một đề mục, một
bài giảng hay môn học.
II. Phƣơng tiện dạy học truyền thống
1. Các loại bảng trình bày
1.1 Các điểm chung
Các loại bảng trình bày được xếp vào các loại
phương tiện không cần có nguồn sáng chiếu dọi
một cách trực tiếp.
Chúng có một số điểm chung như sau:
 Không cần nguồn điện hoặc ánh sáng
 Có nhiều kích cỡ hình dáng thu hút sự chú ý
 Dễ kiếm, dễ chế tạo

 Dễ thích nghi với bất kỳ một môn học nào
Bảng là một phuơng tiện nhìn dùng để trình bày các hình thức dạy học trực quan tượng
trưng và trực quan đồ vật, thí dụ như: chữ viết, ký hiệu, sơ đồ, đồ thị vẽ trên bảng phấn
Vấn đề và các cộng việc
yêu cầu đối với học sinh
Kiểu nhiệm vụ học tập (các
mục tiêu)
Người học
- Nơi ở
- Số lượng v.v…

Kiểu nhiệm vụ học
tập (các mục tiêu)

Các cản trở thực tế
- Tiền, thời gian
- Cái gì sẵn có
Đặc tính học sinh
- Phong cách học tập
- Kĩ năng….
Không gian dạy học, ánh
sáng, cơ sở vật chất
v.v…
Thái độ, kĩ năng của thầy
giáo
Chọn phương tiện
(Quyền định cuối cùng)


Hình 3-5: Sinh viên làm bảng biểu

Công nghệ dạy học
Trang 25
như tranh ảnh trình bày trên bảng thông đạt, mô hình nhỏ có thể trình bày trên bảng từ, các
nguyên bản và các mô hình nặng có thể trình bày trên bảng chốt, bảng khoen moóc. Giáo
viên sử dụng bảng này kết hợp với lời nói trong khi trình bày bài dạy, thuyết minh, chứng
minh, ôn tập.
Các loại bảng trình bày còn được dùng để hỗ trợ hoặc bổ sung các phương tiện và hoạt
động dạy học khác như trưng bày, triển lãm. Tùy theo vị trí rộng hẹp, nơi đặt, có bảng là
thành phần của một bức tường mặt chìm hay nổi, có loại bằng một mặt treo hoặc gắn cố
định trên vách gồm từ một tới vài ba tấm, hai đầu thẳng đứng có rãnh trượt để kéo lên
xuống; hoặc bảng hai mặt gỗm ba hay bốn tấm nhỏ, xếp dọc theo một cạnh như bản lề có
thể lật giở như trang sách, có loại bảng để bàn hoặc có giá ba chân, có bánh xe một mặt
hoặc hai mặt có thể quay 180o theo trục thẳng đứng hoặc nằm ngang. Hình dạng và kích
thước của bảng được làm theo yêu cầu tại chỗ vừa tầm tay, tầm mắt. Bảng thường có hình
vuông hay hình chữ nhật với kích thước thường dùng trong các trường học như sau:

Rộng: 0,6 0,9 1,2 (m)
Dài : 0,6 0.9 1,2 1,5 1,8 3,0 3,6 (m)

Khi dùng các loại bảng này để dạy học, học sinh thường có cơ hội để tham gia công việc
thiết kế và làm lấy tài liệu để trình bày dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Công việc giao cho
cá nhân và tập thể này có giá trị rất lớn trong quá trình học tập của học sinh.
1.2. Đặc điểm và công dụng của một số kiểu loại bảng trình bày
1.2.1 Bảng phấn
Bảng phấn là một phương tiện nhìn quen thuộc tiện lợi và rất cần thiết để dạy học. Giáo
viên có thể xây dựng từng ý chính của bài dạy trên bảng từng bước một trong khi vừa dùng
lời giảng chi tiết. Cách thức sử dụng bảng phấn có thể coi như một chỉ chỉ dẫn hoặc thước
đo về hiệu quả giảng dạy của giáo viên có sự sáng tạo. Bảng phấn chiếm vị trí hàng đầu
trong bảng kê các đồ dùng vì nó luôn có sẵn, không đòi hỏi tài nghệ đặc biệt, rẻ tiền, có thể
viết, vẽ, sửa đổi hoặc thêm bớt một cách dễ dàng.

Công dụng của bảng phấn
Bảng phấn có nhiều công dụng trong dạy học, đặc bệt là dùng để trình bày:
Hình vẽ Thuật ngữ Chứng minh Chỉ dẫn
Sơ đồ Định nghĩa Bài tập Ghi chú
Đồ thị Dàn bài Thí nghiệm Thông báo
Bản đồ Từ khóa Minh họa Giao bài tập
Lược đồ Tóm tắt Ôn tập Thông báo
Tình huống sử dụng bảng phấn
Giảng từng điểm, triển khai từng ý một, từ đơn tới phức để xây dựng một khái niệm. Vẽ
lược đồ, sơ đồ, kèm theo đúng lúc để để học sinh theo dõi bài học, minh họa bằng hình
vẽ, bằng câu viết trong khi thuyết trình. Liệt kê các giai đoạn thực hiện một dự án, một động
tác.v.v.

×