Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thể loại điều tra trên báo chí Việt Nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.55 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỒNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ H ổi v à n h â n v ã n
KHOn ĐÁO CHÍ
' i v r ì n Q iitu ig
THE LOẠI ĐIẾU TRA
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
ĐÊ TÀI NGHIÊN CÚLr KHOA HỌC QX . 2000 ■ 03
HÀ NỘI 2001
t,rỊCCCỊi
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích nghiên cứu.
ở Việt Nam hiện nay có một số cơ sở đào tạo người làm báo chuyên
nghiệp như khoa báo chí - trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia
Hổ Chí Minh, khoa Báo chí - Ngữ văn, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Mình. Đó là 3 cơ sở đào tạo chính. Ngoài ra,
một số địa phương còn mở lớp tại chức hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.
Điéu đó chứng tổ rằng nhu cầu đào tạo người làm báo là rất lớn. Tuy vậy,
cho đẽn nay, tất cả các cơ sở đào tạo vẫn chưa có một hệ thõng giáo trình
đáy đủ và thống nhất. Mặc dù một số cơ sở đào tạo như khoa báo chí trường
Đại học khoa học Xã hội và Nhân vãn Hà Nội, Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền đã có một sồ sách chuyên ngàiih, nhưng so với nhu cẩu học và tham
khảo của sinh viên cũng như giới báo chí cả nước thì vẫn là quá ít ỏi. v ả lại,
ngay trong các cuốn sách đang sử dụng hiện nay vẫn còn quá nhiều sự bất
cập, không thống nhất, đặc biệt là vấn đề quan niệm vể thể loại báo chí. Có
thể nêu lên vài ví dụ: cùng một Ihể loại phóng sự, Iihưng có tác giả coi đó là
thể loại thuộc nhóm thông tấn, người khác lại coi đó ]à thể loại thuộc nhóm
kí báo chí. Một vấn đề không kém phần quan trọng đối với ngưòi học nghề
làm báo là phải phân biệt được đặc điểm thể loại và các nhóm thể loại. Thê
nhưng những công trình nghiên cứu vốn rất ít ỏi lại chứa đựng nhiều mftu
thuẫn vể vấn để này. Trong khi một vài tác giả nêu quan niệm rằng báo chí


Việt Nam hiện nay đang tổn tại ba nhóm thể loại là thông tấn, chính luận và
chính luân - nghệ thuật, thi có tác giả lại nêu quan niệm niệm khác: nhóm
thể loại thứ ba của hệ thống thể loại báo chí là kí báo chí. Trong đó các tác
giả không đề cập đẽn các thể loại trào phúng mà hiện nay háu như các báo
I
đều đang sử dụng lộng rãi và có hiệu quả xã hội rất cao. Một vấn đẻ quan
trọng nữa là dùng một thuật ngữ để chỉ những nội đung khái niệm khác
nhau. Ví dụ thuật ngữ "bài báo" được ông Tạ Ngọc Tấn dùng để nói về một
thể loại phản ánh, phân tích, đánh giá tươiig đổi toàn diện một sự kiện, hiện
tượng trong đời sống hiện thực của con người1. Còn trong cuốn "Cách viết
một bài báo" lại nêu lên một quan niệm hoàn toàn khác: "Bài báo là một
trong những thể loại báo chí cổ lâu nhất. Cách đây hàng trăm năm các
chính khách, các học giả và các nghệ sĩ đã bắt đầu viết ra nhữỉtg học
thuyết, những châm ngôn chính trị hoặc những nguyên lí thẩm m ĩ của mình
dưới hình thức những bài báo." Như vây 1ỈL cùng một khái niệm nhưng cúc
tác giả có những quan niệm lất khác nhau, một người coi bài báo chỉ phản
ánh một sự kiện, người khác coi bài báo đề cập một loạt vấn đề. Có lẽ đó là
một trong những lí do để một tác giả đã viết cho tạp chí "Người làm báo"
như sau: "Hầu hết giữa các trung tâm báo chí chưa cổ một giáo trình thống
nhất. Thậm chí, cớ nơi ngay trong một kìioa báo'chí, giữa các giỏng viền
cũng không thống nhất được với nhau về một số khái niệm, nội dung nghiệp
vụ báo chí." Những bất cập như vậy rất dễ gây nên sự nhầm lẫn đối với học
viên ngành báo chí, cho nên lất cần được khắc phục. Phương pháp duy nhất
để có được một cách nhìn nhận vấn đề xấp xỉ gần với báo chí học là tăng
cường nghiên cứu vể báo chí học.
Hiện nay mảng lí luận báo chí, đặc biệt là phần lí thuyết và thực hành
thể loại, đang thiếu hụt một cách trầm trọng. Hầu hết các cơ sở đào tạo
đang dạy "chay" một số môn học về thể loại. Vì vậy trong phạm vi đề tài
này chúng tôi tập trang giải quyết hai vấn đề quan trọng nhất về thể loại
báo chí là trình bày quan niệm của mình về hệ thống thể loại, đổng thời tìm

hiểu kĩ hơn về thể loại điều tra và những yếu tố có liên quan đến thể loại
1 Tạ Ngọc TÍĨJ1 (cliii biổn), Nguyỗn Tiến Iiai: Tác pliíỉm báo clií, T l, Nxb Giáo dục, II., 1995, tr. 125.
2
này. Nếu xét vé tổng thể thì đề tài này chi là một phần nhỏ trong những vấn
đẻ về lí luận báo chí mà các cơ sở nghiên cứu và đào tạo đang cần tiếp tục
tìm hiểu trong nhiểu năm sau. Vì vậy, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi
tạp trung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thể loại điều tra,
những đặc điểm nổi bật của thể loại, Vai trò và vị trí của thể loại điều tia
trên báo chí việt Nam đương đai, tình hình sử dụng thể loại này của báo chí
Việt Nam trong thời kì mở cửa, đồng thời tìm hiểu một số vấn đề về mô
hình cấu trúc của tác phẩm điều tra Tất cả nhằm vào mục tiêu trước mắt là
phục vụ cho cồng tác giảng đạy ở khoa báo chí của trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân vãn Hà Nội. Mục đích cuối cùng của đé tài là góp phần
làm phong phú thêm hệ thống lí luận báo chí Việt Nam voón đang còn
nhiều mảng trống.
2. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài kế thừa và vận dụng hệ thồng lí luận mác xít và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề báo chí, đổng thời tiếp cận hệ thống lí luận báo chí hiện
đại, nhằm rút ra được những quan điểm lí luận đúng đắn, cụ thể và có ý
nghĩa thiết thực cho việc hướng dẫn thực hành báo chí.
Trong quá trình nghiên cứu, cố gắng bám chắc và khai thác hệ thống lí
luận báo chí hiện có và phát triển đề tài để có tính khoa học cao hơn. Đặc
biệt chú ý đến mảng lí thuyết và thực hành thể loại báo chí (trong đó có thể
loại điểu tra), đồng thời chú ý đến những vấn đề lí luận báo chí mới được
nghiên cứu trong những năm gán đây, kể cả trong nước và ngoài nưóc.
Để tiện cho việc nghiên cứu và trình bày những quan điểm lí luận của
mình, chúng tôi sẽ hệ thống lại những ý kiến có liên quan đến lí luân báo
chí nói chung và lí thuyết thể loại trong đó có thể loại điều tra, và mạnh dạn
trình bày quan niệm của chúng tôi vé định nghĩa thể loại.
v ề phương pháp tiếp cận vấn đề, chúng tôi sẽ sử đụng nhiều phương

pháp khác nhau như so sánh, đối chiếu các quan điểm đã có, phân tích
nhiểu tác phẩm lí luân và thực tiễn báo chí để chỉ ra tính hợp lí và những
vấn để chưa ổn, thiếu tính khoa học để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn
để đang được nghiên cứu.
3. Lịch sử vấn đề.
Trong quá trình phát triển của báo chí tiếng Viột, đặc biệt là thời kì
Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939) đã có rất nhiều tác phẩm báo
chí vạch trần bộ măt xấu xa của chế độ thực dân Pháp. Tuy vậy, dấu hiệu
của bài điều tra mới chỉ dừng lại ở những thao tác nghiệp vụ trong quá trình
làm tư liêụ, còn khi xây dựng tác phẩm, các tác giả thường thể hiện dưới
dạng các tác phẩm giàu tính văn học như trào phúng hay phóng sự mà tính
chất "có địa chỉ" của bài báo không rõ làng. Trong lĩnh vực lí luân, mãi đến
năm 1970 ở nước ta vẫn chưa có các công trình nghiên cứu đầy đủ về hệ
thống thể loai báo chí nói chung và thể loại điều tra nói liêng. Một số công
trình biên dịch từ tiếng nước ngoài được in ở miền Nam có trao đổi về kinh
nghiêm hoạt động báo chí nhưng thiếu tính hệ thống. Năm 1977, trong
cuốn "Giáo trình nghiệp vụ báo chí" của trường Tuyên huấn Trung ương
xuất bản (lưu hành nội bộ) có bài "Điều tra biểu dương và phê bình trên
báo" các tác giả có đề xuất một số hướng dẫn nghiệp vụ quan trọng, nhưng
vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về điều tra với tư cách là thể loại
báo chí mà chỉ dừng lại trong quan niệm chung chung "ở đâu có mâu thuẫn
là ở đó có vấn đề. Điểu tra để tìm hiểu, giải thích và giải đáp vấn đề đó"2.
Ông Hữu Thọ đã giải thích nguyên nhân sự phát triển muộn mằn trong quá
trình phát triển của thể loại điều tra là: 'Trong xã hội cũ, những vấn đê
đáng được điều trơ, làm rõ, cần được giải thích đúng đắn đêu là nliữnq vấn
4
dê có thể đe doạ trực tiếp đến chính quyền thực dân, bọn quan lại và các
giai cấp bóc lột."3 Về phương diộn thực tiễn, từ khi báo chí cách mạng xuất
hiện, thể loại điều tra có mặt đều đặn hơn trên các báo, thực hiện tốt hơn
chức năng gỉáo dục tư tưởng, tổ chức - quản lí và nâng cao dân trí. Thời kì

đổi mới và phát triển của báo chí cách mạng, trên các báo và tạp chí, mặc
dù chưa có những bài viết chuyên sâu về lí luận thể loại điều tra nhưng một
vài tác giả đã bắt đầu đề cập đến thể loại này và coi điều tra như một bộ
phận cấu thành hệ thống thể loại báo chí. Trong số tháng 3 - 1993, tác giả
Trần Quang viết: "Trong nhóm thề loại chính luận báo chí có bài phởn ánh,
tiểu luận, bình luận, điều tra, phê bình, thư tín và điểm báo". Trong cuốn
"Tác phẩm báo chí - T ỉ ", các tác giả chia các tấc phẩm báo chí thành ba
nhóm thể loại bao gồm nhóm thông tấn, nhóm chính luận và nhóm thông
tấn - văn nghệ, nhưng không đề cập đến thể loại điều tra, nghĩa là theo các
tác giả của cuốn sách này thì thể loại điều tra nằm ngoài hệ thống thể loại
baó chí. Trong cuốn "Báo chí - những vân đề lí luận và thực tiễn", tác giả
Đinh Hường coi thể loại điều tra nằm trong nhóm thông tấn báo chí4. Nhà
báo Hữu Thọ, tác giả cuốn sách
"Công việc của người viết báo" đã đề cộp
đến thể loại điều tra đầy đủ hơn các tác giả trước ông và chú ý nhiều đến
phương pháp phân tích sự kiện trong thể loại này. Tuy nhiên ông vần chưa
nêu được quan niệm đầy đủ về một thể loại báo chí quan trọng mà hiện nay
đang là loại tác phẩm mà nhiều nhà báo quan tâm và còng chúng cũng đang
rất chú ý. Nhà báo Hữu Thọ quan niệm "điều tra và phóng sự điều 1ra là
một".
Trong cuốn sách "Viết báo như th ế nào11 của nhà nghiên cứu Đức
Díing phát hành cuối năm 2000, ỏng đã trình bày một mò hình về thể loại
3 Nliiổu lác già: Giáo trình nghiệp vụ báo chí, Nxb TuyCn huấn, H., 1977, tr. (lưu hãnh nội bộ).
1 1lihi Thọ: Cóng việc cùa người viết báo, Nxb Tuyên huííii, H., 1988, tr. 1^6.
4 Xem thêm: Dáo chí - những vấn đề lí luận và thực liễn, Nxb Đại học Quốc gia, H-, 1998, ư. 341.
5
báo chí và đề xuất một hình thức thông tin mà theo ông, hình thức thông tin
này chưa phải là một chỉnh thể, nghĩa là không có đầy đủ những tiêu chí để
tạo thành thể loại báo chí. Tác giả này đã nêu quan niệm lằng trong nhóm
chính luận báo chí chỉ có ba thể loại là xã luân, chuyên luận, bình luân, và

xếp điều tra vào nhóm thể loại thông tấn. Có hiện tượng này là do cách xác
định tiêu chí để phân chia thể loại. Tác giả nêu quan niệm rằng điều tra nằm
trong nhóm thông tấn, nhưng lại không lí giải tại sao lại như vậy. v ề vấn đề
này chúng tôi sẽ bàn kĩ trong phần nội dung của đề tài.
Ngoài những tư liệu đã nêu, trong những năm gần đây, một số siiih
viên khoa báo chí, trường đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã
thực hiện một số luận văn tốt nghiệp về thể loại điều tra, nhưng những luân
văn này chủ yếu nghiên cứu một mảng đề tài của báo chí hoặc một vài tờ
báo cụ thể trong một thời gian ngăn. Vì thế kết quả nghiên cứu không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Những giới hạn về thời lượng và đung lượng của
các khoá luận hay luận vãn là nguyên nhân các hạn chế của một khoá luận
tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học. Tuy vậy, các luân văn nói trên đều có
những đóng góp thiết thực cho công tác nghiên cứu lí thuyết và thực hành
thể loại điều tra. Một số tác giả, khi nghiên cứu đã nêu vấn đề là nhiều nhà
báo khi công bố tác phẩm thưòng ghi là điểu tra hoặc phóng sự điều tra. Vì
thẽ khi nghiên cứu đặc điểm thể loại cẩn phân biệt sự khác nhau giữa điều
tra và phóng sự điều tra. Tìm hiểu quan điểm lí luận của một số nước trên
Ihế giới vể loại bài phóng sự có nhiều vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Ngưòi
M7 quan niệm phóng sự là "sự mô tả, tường thuật một cuộc họp quốc liội",
người Đức coi đây là một hình thức đưa tin, ngưòi Pháp cho rằng phóng sự
là thể loại có khả năng trình bày kết quả của một cuộc điều tra về những sự
việc và con người đang tiềm ẩn những bí mật.
Tóm lại, mặc dù trưóc đây đã có một số công trình nghiên cứu về thể
loại tác phẩm điều tra, nhưng không nhiều, vả lại các công trình đó tuy đã có
những đóng góp rất đáng trân trọng song để đáp ứng được nhu cầu của công
tác giảng dạy và thực hành báo chí thì vẫn còn cần phải tiếp tục nghiên cứu
bổ sung thêm về nội dung và tính hệ thống, hoàn chỉnh hơn về mặt lí luận
cho một thể loại báo chí đang được giới báo chí sử dụng nhiều và số lượng
độc giả quan tâm đến các bài điều tra đang ngày một tăng lên.
4. Đóng góp mới của để tài.

- Có cái nhìn tổng quát về hệ thống lí luận báo chí và báo chí học.
- Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của báo chí học, cũng có nghĩa là chỉ ra
được khi thực hành nghề báo thì một phóng viên có những mối liên hệ như
thế nho với điều kiện xã hội và nghề nghiệp, từ đó chỉ ra việc đào tạo nhà
báo cần quan tâm đến những môn học nào.
- Tập hợp, hộ thống hoá tư liệu lí luân về thể loại báo chí.
- Xem xét một cách toàn diện về đặc trưng của thể loại điều tra trên báo
chí Việt Nam đương đại, chỉ ra vai trò và vị trí của thể loại này trên báo
chí.
- Điểm qua một số quan niệm vể thể loại điều tra, đổng thời mạnh dạn đề
xuất một định nghĩa về thể loại này.
- KhẲng định vị trí của thể loại điều tra trên báo chí hiện nay là thể loại
quan trọng.
- Làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên khoa báo chí trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đổng thời là tài liệu nghiỏn cứu và
tham khảo cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và sinh viên khoa báo chí
nói riêng và giới báo chí cũng như cá nhà nghiên cứu về báo chí học, nói
7
chung.
5. Cấu trúc của đề tài.
Để đảm bảo tính hệ thống và tính khoa học của một đề tài nghiên cứu,
chúng tôi tổ chức bố cục như sau:
- Trong phần mở đầu, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề mang tính
quy phạm như mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, lịch sử vấn dề,
phương pháp nghiên cứu
- Phần thứ nhất của để tài là “ Một số vấn để vể báo chí và báo chí
học”. Trong phần này chúng tôi tập trung khảo sát hai vấn đề quan trọng
của báo chí học là phân biệt dirọc sự khác nhau của hai hệ thống: báo chí và
khoa học nghiên cứu về báo chí, sự liên quan của hai hệ thống này. Một
trong những nội dung quan trọng của phần này là tìm hiểu về đối tượng

nghiên cứu của báo chí học. Trong phần này, chúng tôi muốn làm sáng lỏ
một vấn đề là khi học báo chí, người học cẩn được trang bị những loại kiến
thức nào. Tìr đây có thể giúp cho người học khả năng học và tự học trong
suốt quá trình đào tạo và cả phương pháp tự đào tạo trong thực hành báo
chí. Một nội dung quan trọng của phần này là trình bày tương đối clíìy (lủ về
hệ thống thể loại của báo chí Việt Nam hiện nay.
- Phần Ihứ hai là phần chủ yếu của đề tài giới thiệu tỉ mỉ về thể loại
điều tra trên báo chí - một thể loại quan trọng mà hiện nay các cơ quan báo
chí sử dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả xã hội cao.
- Phần kết luân là những đánh giá tổng quát về đề tài đã được nghiên
cứu và những đổ xuất, kiến nghị đối với công tác đào tạo người làm báo.
- Phần phụ lục của đé tài là những bài báo có liên quan dến dề tài dã
được công bố.
8
PHẦN THỨ NHẤT
MỘT Số VẤN ĩ)l v l BẢO Crlí VÀ BẢO CHÍ HỌC
BÃO CHÍ VÀ KHOA HỌC
1. Sự giống nhau và khác nhau giữa hai hệ thống.
Sau hơn 130 năm hoạt động, báo chí tiếng Việt đã có nhiều đóng góp
đáng quý cho sự phát triển Việt ngữ và vãn hoá dân tộc. Đặc biệt là báo chí
cách mạng đã có vai trò quan trọng trong cồng tác tuyên truyền, cổ động và
tổ chức cho thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng
chiến trường kỳ chống xâm lược. Ngược lại, ngành khoa học về báo chí lại
chưa được chũ ý nhiều. Cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu vể báo
chí còn rất ít. Để có một nền báo chí phát triển ngang tầm với các nước
trong khu vực và thê giới không thể không quan tâm đến lĩnh vực này. Vì
vậy trong bài viết này chúng tôi muốn tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau
giữa khoa học về báo chí và báo chí, ảnh hưởng của khoa học đối vói công
tác thực hành báo chí ra sao và ngược lại, phương pháp tiếp cân với hiện
thực khách quan của hai hệ thống Trên cơ sở đó, có thể rút ra những tliéu

hổ ích cho việc tổ chức các hoạt động của báo chí và đặc biệt là cổng lác
<6/
Ở nhiểu nước trên thế giới, ngành khoa học về báo chí đã được chú ý từ
lâu và có tác đụng không nhỏ đối vói hộ thống báo chí thực tiễn. Từ những
năm bảy mươi, nhà triết học người Đức Henmut Spinnơ (Helmut f. Spinner)
khi so sánh sự hoạt động giữa hai hệ thống báo chí và khoa học đã chỉ ra
những đặc điểm của từng lĩnh vực và ông gọi nhà báo là thám tử trí năng.
Trong khi phân tích những thao tác nghề nghiệp của các nhà chuyên môn,
ông nhận thấy báo chí hiện đại đang dần dần làm quen vói khả năng nhận
thức độc lập. Điếu này đưa báo chí thoát khỏi quan niệm cho lằng báo chí
là công cụ của người đưa tin thuần tuý; trái lại, nó có vai trò làm cẩu nối
giữa các ngành khoa học và là địa chỉ đáng tin cậy của sự thật. Khi xã hội
càng phát triển, nhu cầu thông tin của công chúng càng tăng lên. Sự đòi hỏi
về độ chính xác và tính chất trí tuệ của thông tin sẽ tĩở thành sức ép lớn đối
với giới báo chí. Nhưng đòi hỏi đó của xã hội lại là động lực để hướng tới
một nền báo chí lý tưởng bởi một điều chắc chắn là hệ thống báo chí trong
một xã hội phát triển bao gồm không chỉ có phóng viên và báo cáo viên -
những người mà cho đến nay đường như là những đại biểu duy nhất cho hệ
thống báo chí.
Spinnơ muốn giải phóng báo chí khỏi những yêu cầu không phù Hợp,
thay vào đó, khái niệm thời sự như là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá sự
thành công của báo chí, ông viết: Cái chúng ta đánh giá cao khồng phải là
đơn vị đo lường luân lý, mà là mức độ thông tin thời sự cao của một cơ
quan báo chí. Sự khác biệt giữa phóng viên và nhà khoa học, cái để đánh
giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đã được chỉ rõ ]à sự tập trung tâm trí vào
cái đây và bây giờ, từ bỏ cả sự nổi tiếng có thể mang lại cho một bài báo,
điều mà mỗi phóng viên đều có quyền mong ước được lưu danh và được
trích dẫn.
đào tạo người làm báo chuyên nghiệp.
11

Spinnơ coi sự giống nhau giữa khoa học và báo chí là sự hoạt động
truyền tin độc lập, tự đo trong sự khen, chê một cách công khai những công
trình đã được xuất bản, là trách nhiệm đối với sự thật. Còn sự khác nhau
giữa báo chí và khoa học, theo ông là cách thức nhận biết, là phương pháp
đạt tới sự hiểu biết và phương pháp kiểm tra sự hiểu biết đó.
Tuy vậy sự giớng nhau và khác nhau giữa báo chí và khoa học chưa
được ông trình bày một cách đầy đủ và hoàn toàn sáng tỏ.
Chúng ta hãy sắp xếp một số sự giống nhau và khác nhau giữa khoa
học và báo chí như là hai hệ thống hoạt động riêng lẻ, độc lập. Sự giống
nhau dễ nhận thấy nhất thể hiện ở nhiệm vụ và sự liên quan hành động, và
cả ở mức độ tin cậy:
- Cả báo chí và khoa học đều “sản xuất" thông tin và cung cấp thông tin
cho xã hội như một thứ hàng hoá (mặc dù đây là hàng hoá đặc biệt), mòi
giói tri thức.
- Báo chí và khoa học đều mong muốn những thông tin do mình
cung cấp cổ giá trị đối với xã hội, qua đó chứng tỏ cho toàn xã hội
thấy được công trạng của họ.
- Cả nhà báo và nhà khoa học khi “sản xuất” tri thức đều dựa trên
những phương pháp nghề nghiệp nhất định.
- Trong khi tái tạo hiện thực, cả báo chí và khoa học đều cố gắng đạt
tới tính khách quan, đĩ nhiên điều này chỉ có thể thực hiện được trong
một xã hội có nền dân chủ hiện thực; đổng thời tính khách quan còn bị
chi phối bởi tính khuynh hưóng của cả hệ thống báo chí.
- Hiện nay về cơ bản, cả báo chí và khoa học đều được hoạt động một
cách có tổ chức, đứng đẩu các tổ chức đó là những nhà chuyên mun
- Cả báo chí và khoa học đều có chung những khó khăn như:
công chúng đặt niềm tin chủ yếu vào các phóng viên và các nhà khoa
học khi họ công bố những tư liệu với tư cách là người tạo dựng nên
bức tranh thế giới, niềm tin của họ chủ yếu hướng vào các chuyên gia.
Vấn đề tâm lý xã hội này được bộc lộ rất rõ khồng phải chỉ hiện nay,

khi thế giới đã bước sang thời kỳ hậu công nghiệp, mà nó đã thống trị
công chúng từ xưa, khi thuyết “chính đanh định phận” còn bao trùm
lên tâm lý của mọi người.
Còn sự khác biệt trong hoạt động của khoa học và báo chí thể
hiện đặc biệt rõ ở sự tiếp nhận và các phương tiện sẵn có:
- Nhìn chung khoa học tìm kiếm tính đều đặn, còn báo chí, trước tiên
là tìm kiếm cái mới, tất nhiôn phải là cái có ý nghĩa xã hội tích cực,
nhưng phải gây được sự chú ý. Cái mới trong báo chí có thể là cái cá
biệt, nhưng phải có thể là mầm mống của cái sẽ phổ biê'n.(Ví dụ như
một cách làm ăn mới, cách quản lý mới có hiệu quả một kiểu tệ nạn
xã hội mới v.v ).
- Trong báo chí, nhiệm vụ đầu tiên là phát hiện các vấn đề thời sự.
Ngược lại, trong khoa học, là việc giải quyết các vấn đề đã được đạt ra từ
trước.
- Trong lĩnh vực báo chí, trữ lượng về thời gian và không gian có tổ
cliírc hạn hẹp hơn trong khon học.
Trên cơ sở của những sự khác biệt này, chúng ta không thể nêu lên
những yêu cổu về sự giống nhau trong sự phản ánh hiện thực của báo chí và
khoa học. Ví dụ như chất lượng của sự khám phá: ai mong muốn ở đây một
sự khoa học hoá, một sự cải tiến căn bản, tức là người đó không nhân IhAy
sự khác nhau giữa hai hộ thống. Sự khác biệt này còn thể hiện lõ ở chỗ khi
cả báo chí và khoa học dường như cùng hoạt động theo những phưưng pháp
giống nhau: đó là tính khách quan.
2. Quan nỉệin hiện thực trong báo chí và trong khoa học
Việc khám phá sự thật và tri thức trong hai hệ thống hoạt động (báo chí
và khoa học) dựa trôn cơ sở nào? Rupin (Rupil) - giáo sư ngành Báo chí học
người Đức nhấn mạnh rằng đối với báo chí và khoa học là những sự kiện
xảy ra trong đòi sống xã hội, có thể cảm nhận được hoặc nhìn thây được.
Những sự kiện đó có đặc tính như là cơ sở của sự sống và hành động của
con người. Khoa học và báo chí, ngay từ đẩu đã cố gắng đơn giản hoá về

không gian và thời gian của chúng. Tuy nhiên cần hiểu lằng báo chí và
khoa học có những cách thức tiếp cận và khám phá khác nhau về các sự
kiện. Trong báo chí, các sự kiện, theo ý nghĩa cơ bản về từ vựng là những gì
có thể nhìn thấy. Có nghĩa là các sự kiện thời sự có chọn lọc được các
phương tiện thông tin "bắt" lấy theo tỷ lệ và phương pháp liêng. Những gì
côn lại sẽ rơi qua lưới lọc của các cơ quan báo chí. Thồng thường những tác
phẩm thuộc các thể loại thông tấn bao giờ cũng ngắn hơn các thể loại chính
luận hay nghệ thuật - chính luận, vì nó chỉ tái hiện một sự kiện liêng lẻ,
“một mẩu cuộc sống” nào đó. Mục đích phản ánh và cấu trúc tác phắm của
nhóm thể loại này đã khống chế ngặt nghèo phạm vi hoạt động của plióng
viên. Vả lại, đo sự khống chế của diện tích tờ báo thường mflu thuẫn với
những tin tức cần công bố, bắt buộc biên tập viên phải sàng lọc các chi tiết
trong một tấc phẩm vốn đã rất ngắn, đến mức cái gì chỉ được trình bày
trong 30 hay 31 dòng, điều gì được được viết nhiểu hơn, nếu thiếu sự cân
trọng và nghiêm túc trong lao động của biên tập viên, có thể những ý tưởng
hay nhất của một tác phẩm lại bị cắt bổ. Đây cũng là một điểm khác với
1 i
khoa học.
Hệ thống báo chí có một tổ chức tương đối ổn đinh, v ế nguyên tắc, cấu
trúc này không thay đổi chừng nào nó còn đảm bảo tính thống nhất của hệ
thống. Ví đụ bằng một giả thiết: với một phương pháp thể hiộn khác di của
một bài phóng sự mà lại có thể tăng thêm khả năng tái hiện hiện thực, tăng
thêm ảnh hưởng và sức tác động của thể loại này chẳng hạn. Trong báo chí
Mỹ, về vấn đề này, đã có ý kiến đế nghị xây dựng phương pháp truyền
thông theo các tiêu chuẩn của khoa học xã hội duy nghiệm. Từ đó xuất hiện
khái niệm “ báo chí chuẩn xác” nêu quan niệm về mục đích của các thể loại
báo chí là sự tìm kiếm tính đểu đặn và tiếp cận với các phương pháp khoa
học.
Yêu cầu vế tính khách quan - điều mà cả phóng viên và nhà khoa học
đều coi trọng được thể hiện rõ nhất ở nhiệm vụ chung của cả báo chí và

khoa học, nhưng sự đổng nhất này chỉ có vẻ hợp lý khi mới nhìn thoáng
qua, bởi vì báo chí và khoa học là những hệ thông hoạt động khác biệt,
quan niệm của chúng về tính khách quan khác nhau.
Trong báo chí phương Tây hiện nay, tính khách quan dường nlur là
một cách thể hiện có tính chất kỹ thuật, việc nhà báo không bộc lộ chính
kiến cá nhan khi đưa tin như là một nguyên tắc nghề nghiệp. Công chúng
chỉ nghe được các vấn để thuộc hai phía, chẳng hạn như trong thời gian
đang diỗn la chiến tranh ở Nam Tư, các phương tiện thông tin của phương
Táy đã liên tục đưa tin về cuộc chiến này. Nhưng ngay cả khi người nghe đã
chuẩn bị trước tinh thần cảiih giác thì vẫn cảm thấy họ đưa tin khách quan
đến mức vỏ tư, nếu cần bộc lọ quan điểm của mình, các nhà báo phương
Tây thường nhấn mạnh bằng cách "gạch đít" lời dẫn hoặc lặp lại và bổ sung
thêm các tình tiết , lất nhiẻn khõng bao giờ họ cho crtng chúng biết dược
mục đích sâu xa của cuộc chiến. Như vậy là mặc đù họ cố gắng để chứng
1C
minh lằng báo chí của họ chỉ tôn trọng sự thật, những sự thạt "trán trụi trinh
nguyên" như nó vốn có, họ phủ nhận tính khuynh hướng của báo chí, đạc
biệt là khuynh hướng chính trị; nhưng khuynh hướng chính trị cỉia họ dược
thể hiện ngay trong việc lựa chọn tin tửc. Tại sao công chúng chỉ được biết
những tin tức có lợi cho các thế lực cầm quyền? Đó là chưa nói đến cả
một bộ máy “ bóp méo thông tin” với những trang thiết bị hiện đại và đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp do cục tình báo CIA điều hành như vụ biến
hố chồn người tạp thể thời Hít-le thành hố chôn người tập thể do quAn đội
Nam Tư thực hiện
ở Côsôvô hổi cuối năm 1998 vừa qua. Chính Rich Bic
kham - một chuyên gia của bộ phận s - r (Serach and Remaki - Tìm tòi và
gia công) cho biết: “Thường người ta nhìn thấy hình ảnh đau thương tiên
tiuyển hình, nhưng chúng chưa có tác động mạnh về chính trị và qufln sự tlìi
đó là sự thật. Nhưng nếu chú thích hoặc bình luận theo một khía cạnh khác
thì lại có tác động rất lớn đến dư luận và thái độ của các chính phủ. ĐAy là

điều mà đôi khi chúng tôi phải làm" 5
Còn báo chí của ta công khai khẳng định tính khuynh hướng trong
cách thức tiếp cận hiện thực khách quan. Tính khuynh hưóng của báo chí
chúng ta được xác định rõ là khuynh hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu
dan giàu, nước mạnh xã hội công bằng, văn minh và vì một nền văn hoá
đẠm đà bản sắc dan tộc. Tính khuynh hướng đó tác động và chi phối tính
khách quan của cả hệ thống báo chí và của từng nhà báo trong hoạt động
thực tiễn. Vì thế tính khách quan của báo chí chúng ta không chấp nhạn sự
bịa đặt thông tin và bóp méo thông tin, nhưng cũng không chấp nhận chủ
nghĩa tự nhiên trong sáng tạo tác phẩm và những thông tin có thể làm tổn
hai tới lợi ích quốc gia, dân tộc và có hại đối với truyền thống vãn hoá và
5 ,'llico Valcms Aclucls (Irícli lại lừ 'Thê'giới mới" sô' 331-1999, tr.63-65).
If>
đạo đức của nhíln đân.
Khoa học lại chú ý đến những yêu cầu khác: quan niệm khách quan cùa
nó dựa trên câu hỏi về lý thuyết nhận thức, như sự cách biệt giữa chủ quan
và khách quan và qua đó có thực hiện được những nhận thức có giá trị
không. Đòi hỏi vế tính khách quan khoa học xuất phát từ một plnrơng pháp
luân khoa học đặc biệt, đảm bảo tính kliách quan trong nghiên cứu vói mục
đích tiến dần tới thực tiễn, nghiã là có thể thực hiện được. Điều này thưc ra
không xa lạ đối với quá trình phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống báo
Như vậy, yêu cầu vể tính khoa học của báo chí chính là xác (lịnh
được và thực hiện được chức năng có tính mục đích của một nền báo clií. Ví
dụ Ìihư báo chí của ta hiộn nay có mục đích là góp phân thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiên đại hoá đất nưức. Cụ thể là mỏi phóng viên phíìi
thể hiện được tính cliất trí tuệ của mình qua từng tác phẩm dìi nhỏ Imy lớn,
để phần thông tin trong mỗi tác phẩm sẽ là phần tri thức được sử chiM£ de
định hướng, để tác động đến những hoạt động tích cực và để quàn lý x;i liội.
nghĩa là thông tin báo chí phải tham gia vào việc giữ gìn những đặc điểm
phẩm chất, sự hoàn thiện vh góp phắn tác động tạo nên tính hệ thống củn sự

phát triển bền vững.
Hiộn nay, ở các nước phát triển của phương Tây, nơi có một nền báo
chí phát triển, nhưng những tập đoàn truyền thồng hùng mạnh đó lại bị chi
phoi bởi các “ông chủ” tư nhàn, vì vậy báo chí vẫn hoạt động theo nguyên
tác “ai chi tiền, người ấy có quyền chọn nhạc" cho nên yôu cắu vô tính
khách qunn và sự thật trong tin tức báo chí đang gây nhiều tranh cãi.
3. Lý thuyết và thực liành trong khoa học.
ynịcecu
I
Khoa học phục vụ việc giải quyết các vấn đề xã hội qua sự công bô
kết quả của các cồng trình nghiên cứu có hệ thống và tạo lập lý thuyêt. Tối
thiẽu hai nhiệm vụ và hình thức của hệ thống khoa học được phân biệt rõ:
- Tìm vể lý thuyết đã được kiểm chứng, có độ tin cậy để làm lợi cho
xã hội trong lâu dài (nghiên cứu cơ bản)
- Tìm kiếm kết quả cho những lợi nhuận thực tiễn, trực tiếp clôi với
xã hội cũng như các đơn vị sản xuất và lợi ích của họ (nghiên cứu theo uỷ
quyển hay theo đơn đạt hàng).
Nhìn chung, điểm xuất phát của việc nghiên cứu khoa học là mflu
thuẫn giữa mục đích, ước muốn của nhà khoa học và yêu cầu trực tiếp,
trước mắt cùa xã hội. Mâu thuẫn này, nói theo cách của nhà báo là “sự
chuyển màn" cho các công trình khoa học.
Theo sự phân chia nhiệm vụ giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu
theo uỷ quyền thì việc nghiên cưú cơ bản, trước hết, phải khám phá các quy
luât chung và các kết quả rút 1'a từ đó sẽ được sử dụng để giải quyết các vản
để xã hội cụ thể. Trong thực tế, mà lõ nhất là thực tiễn nghiên cứu xã hội và
giao dịch thì tình hình lại khác hẳn. Từ ngày có chủ trương đổi mới đất
nước, bắt đầu có hình thức nghiên cứu theo uỷ quyền (theo đơn dặt hàng).
Điểu này đối với nhiều nhà nghiên cứu là khá đột ngột vì trước đó họ chưa
hể có sự chuẩn bị. Vì thiếu chuẩn bị cho nên các nhà nghiên cứu không thể
khồng gập nhiều lúng túng ở giai đoạn đầu, đồi khi họ phải dựa vào những

lý thuyết mơ hổ hoặc lý thuyết “nhập ngoại" và các phương pháp chưa được
thử nghiệm đầy đủ để rút ra các kết quả. Đó là một thực tế của khoa học inà
kết quả của nó được chúng minh là tốt qua ứng dụng thực tiễn và thám dò
dư luận.
Trong việc nghiên cứu các mối liên hệ như khi đối điện với các tác
I'
phẩm hay các chương trình trên phương tiện truyễn thông thì sự khác biệt
giữa lý tưởng nghiên cứu khoa học và thực tiễn nghiên cứu càng lộ lõ. Ví dụ
như mãy năm trước đây, khi quy định của Nhà nước là không được đăng
quảng cáo ở trang nhất của báo thì một vài tờ báo lại đăng quảng cáo ở tờ
bìa và lấy tờ bìa này làm tờ bọc của cả số báo, hay như một tờ báo phía
Nam đã dưa tin rằng 49/53 sản phẩm của nhà máy hải sản Hạ Long có cliíra
vi rút gãy bệnh cho người tiêu đùng, làm cho nhà máy này thất thu mỗi
tháng hàng mấy chục triệu đổng6, hoăc vl mục đích thương mại, công
chúng có thể bắt gặp những “tít” báo giạt gân như “Dùng đao thớt để giữ
chồng", "Đêm hoan lạc tột cùng của tên nhất dạ đế vương","Sống thử cho
biết " Những hiện tượng trên đây đã gây nên nhiều cuộc bàn luân trong xã
hội, trong đó có những mâu thuẫn về ý tưởng. Điều đó đặt ra cho các cơ
quan có chức năng tổ chức và quản lý báo chí việc xem xét kỹ hơn mối
quan hệ giữa tự do báo chí và trách nhiệm xã hội của nhà báo; đổng thưi
cũng cần chú ý đến vấn để tự do của ban biên tập khi cho phép cồng bố
những thông tin đó. Mặt khác, những người làm cồng tác nghiên cứu và
giảng dạy ở các cơ sở đào tạo người làm báo cũng không thể xem nhẹ việc
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho những người lao động tương lai khi họ
còn ngồi trên ghế nhà trường. Như vậy là thực tiễn lại đặt ra cho các nhà
nghiên cứu khoa học vể báo chí những đề tài mới. Còng việc này đòi hỏi
những người làm cổng tác nghiên cứu phải tự vượt lên mặc dù không hẻ có
một quá trình tạo lộp lý luận đầy đủ và thiếu cả các phươong pháp tiên tiên
để nghiên cứu về báo chí.
Cho nên, trong khoa học, lý luận càng phải gắn chật với thực tiễn.

Tuy nhiên sẽ có một ranh giới trong việc chuyển tải tri thức từ liệ thống
khoa học sang hệ thống ứng dụng, bởi vì chúng khác nhau từ cấu trúc riêng
* n.ÍM lìr cliiítmg tiìnli "Vấn đe hâm nay" cũn Đài iruyỂn lilnli Viộl Nam.
19
biệt đến chức năng nhiệm vụ. Một sự chuyển tải trực tiếp trở nên khó khăn
hơn do trong hai ĩình vực này có sự khác nhau vế đối tượng nghiên cứu.
Cũng cần phải chú ý rằng khoa học về báo chí, nếu muốn hoàn thành trách
nhiệm của mình, phải phát triển cấu trúc về khái niệm, phương pháp và lý
luận mà không được giống với báo chí thực tiễn. Mặt khác, khoa học về báo
chí phải tạo nên những khái niệm kỹ thuật để báo chí thực tiễn sử đụng cho
công việc hàng ngày, và do đó, mặc đù nó ít có biểu hiện về năng lực khoa
học nhưng lại rất cần cho báo chí thực tiễn.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIẼN cứu CỦA BÁŨ CHl HỌC
Từ khi có chủ trương mở cửa và hội nhập với thế giới, trongĩĩnh vực
thổng tin đại chúng đã xuất hiện khái niệm truyền thông và truyền thồng
đại chúng. Nhiều người quan niệm rằng khái niệm truyén thông và khái
niệm báo chí là đồng nghĩa. Trưốc đây, khi chúng ta nói báo chí, cũng có
nghĩa là nói đến các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, đài
phát thanh, vô tuyến truyền hình, các hãng thông tán. Nhưng ngày nay, khái
niệm truyền thông được sử dụng tương đối phổ biến, nhiều người vẫn nghĩ
lằng nói truyền thông chỉ là một cách nổi khác đi của báo chí. Đã có một số
văn bản viết là
truyền thông đại clỉúng (gọi tắt là báo chí). Thực ra cách nói
này không thật chính xác, vì khái niệm truyền thông đại chúng có nghĩa
lông hơn khái niệm báo chí rất nhiều. Nói đến truyền thông tức là nói đến
tất cả mọi hình thức trao đổi thông tin giữa con người với con người, trong
đó có cả báo chí, thậm chí báo chí là một kênh rất quan trọng của truyền
thông đại chúng. Nhưng ngoài báo chí ra, truyẻn thông đại chúng còn bao
gồm cả các phương tiện và hình thức khác như điện ảnh, nhà xuất bản, các
dịch vụ tin tức, intơnét và vệ tiiih, các cuộc hội thảo, các hình thức vân dộng

quần chúng V.V Có những hình thức truyền thông như báo cáo viên nói
chuyện trực tiếp với công chúng không thồng qua một phương tiện hổ trợ
nào. Chúng ta có thể hình dung lĩnh vực truyến thông đại chúng như một
cái hình tròn, trong hình tròn đó chứa đụng một hình tròn bé hom. Hình tròn
bé hơn đó chính là báo chí.
Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã nêu một ví dụ đơn giản nhất về
truyền thông là một cuộc hội thoại thường ngày. Một người phụ nữ khi gặp
một người đàn ông đã nói: "Chào anh!" Cô ta là nguổn; mục đích của cô ta
là tạo mối liên hệ. Thông điệp là "Chào anh!”, kônh truyền phải là lời nói,
và người đàn ông mà thông điệp gửi đến là người nhận. Khi người đàn ỏng
21
nghe thấy lời chào và đáp lại, truyền thỏng đã xẩy ra. Hiệu quả là một sự
thân tình được đón nhận, anh ta mỉm cười và đáp "Chào em! Em có khoe’
không? Đây là phản ứng của anh ta; nó trở thành yếu tố phản hổi với ngưòi
phụ nữ và quá trình truyền thông đơn giản dã hoàn thiện.
Đây dường như là một sự phức tạp hoá một tình huống giao tiếp đơn
giản, nhưng nếu chúng ta hiểu được các thành phần trong quá trình truyền
thông đơn giản này thì sẽ hiêủ quá trình truyền thông đại chúng một cách
dễ dàng hơn.
Còn báo chí là những phương tiện thông tin đại chúng có dặc điểm
tnrớc hết là một quá trình truyền thông phi cá nhân, nghĩa là không thổ phát
hành một tờ báo hay một chương trình phát thanh, truyền hình bằng kiít quả
lao động của chỉ một người. Đã từ lâu, các nhà báo cách mạng Việt Nam
xác định báo chí là người tuyền truyền tập thể, người cổ động tập thể và
người tổ chức tập thể. v ề đối tượng tiếp nhận thông tin báo chí cũng mang
tính chất đại chúng, nghĩa là số lượng người cùng tiếp nhận một nguồn tin
thường là đồng đảo. Nhưng số lượng độc giả, khán giả, thính giả thường
thay đổi và ít có cơ hội để có thồng tin phản hổi. Để thực hiện một quá trình
truyền thông bằng báo chí, nhất định phải cần đến các công cụ như máy
móc, mực, giấy để in ấn, phương tiện để ghi hình, ghi âm và phát sóng

Khi đã xác định được rằng báo chí là một "kênh" quan trọng cíia
truyền thông đại chúng, muốn cho báo chí hoạt động có hiệu quả, chúng ta
nhất thiết phải quan tâm đến báo chí học - một ngành khoa học dù còn non
trẻ ở nưóc ta nhưng có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến hẹ thống báo chí
thực tiễn (nghề làm báo), đặc biột là trong công tác đào tạo người làm báo
tương lai ở các trường đại học.
Kết quả hoat đồng thưc tiễn cua báo chí có thê đạt đôn sự đon? nhát
22
tiong việc cung cấp những thành quả nhất định trong một xã hội nhất định.
Chung ta có thẽ trình bày quan niộm này một cách rõ ràng hơn: Những
thành quả mà báo chí đem lại cho xã hội hiện nay thể hiện ở chỏ báo chí
phan ánh hiện thực khách quan mà trong đó chúa đưng những giá trị mới
mẻ. Những giá trị này một mặt tác động trực tiếp đến công chúng, mặt
khác, những nhân viên làm công tác truyền thông vận dụng chúng để kết
hợp với những hiểu biết của mình như vấn đề nhăn chủng học, dân số học,
dăc diểm tam lý từng vùng, miền tao ra những thông tin mới phù hợp với
từng đối tượng phục vụ cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác truyền
thông. Có thể coi đó là giá trị thực tiễn của thông tin báo chí đối với giới
truyền thông. Ví đụ như giới truyển thông khai thác thông tin báo chí đồ
vận đụng vào công việc cụ thể trong tiếp thị, vân động quần chúng, nghiên
cứu thị trường, Nói cách khác là giới truyền thồng sẽ căn cứ vào những
mô hình hiện thực của xã hội để khai thác thông tin báo chí và vân dụng
một cách hợp lý.
Trong quá trình tái tạo hiện thực, hệ thống ứng dụng của báo chí (tức
nghề làm báo) thường chú trọng phản ánh những chủ đề có thể thu hút sự
chú ý của công chúng. Đó chính là sự biểu hiện của tính thường xuyên
trong hoạt động báo chí. Vấn đề này đặt ra cho hệ thống báo chí học nhiệm
vụ tìm hiểu xem tính thường xuyên nho là cơ bản trong việc tìm kiêm
những yếu tố có thể tạo nên sự chú ý. Đây cũng chính là mối quan tflm của
khoa học truyền thông. Vì thế khoa học truyền thông luôn luôn liên quan

đến thực tiễn nghề làm báo.
Qua việc báo chí học nghiên cứu để tạo lập lý thuyết và định hướng
cho hoạt động thực tiễn của nghể báo, tính thường xuyên sẽ được pliát hiên
và ]ý giải. Sự lý giải này gắn bó với nghề làm báo như là một hoạt dộng lái
tạo nằm trong tính thường xuyẺn của khoa học xã hội. Tuy nhiôn hiện tượng
71
này không thẽ hiện dểu nhau trong các loaị hình báo chí. Quan niêm trên
đây không có nghĩa là có sự đồng nhất giữa thực hành báo chí và báo chí
học mặc dù cả hai lĩnh vực này dểu có nhiệm vu nghiên cứu về khả năng tái
tạo hiện thực. Bởi vì báo chí học quan tâm trước hết đến những yếu tỏ có
khả năng quyết định đến sự xuất hiện của nội dung. Còn điều kiện để tạo
nên một cơ cấu hợp lý cùa các cơ quan báo chí và kết quả cỉia quá trình gfly
ảnh hưởng tói hành vi của các phương tiện thòng tin đại chúng chỉ có thể
nói tới trong từng trường hợp cụ thể.
Từ đó chúng ta sẽ thấy rằng giữa khoa học truyển thồng và báo chí
học có sự khác nhau. Trong khi khoa học truyển thông tệp trung sự chú ý
vào điểm đầu, nơi luôn luôn có sự biểu hiện hành vi của cơ quan hoặc của
ngưòi chủ có vai trò làm xuất hiện nội dung. Điều này tạo nên ranh giới
giữa công tác nghiên cứu về người truyền thông và các lĩnh khác của khoa
học truyén thông, ví dụ như nghiên cứu về tác đỏng của truyền thỏng.
Ngược lại, báo chí học với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu thường
hướng tói các quy tắc, cơ cấu, chức năng và địa vị của các phương tiện
thông tin đại chúng như báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình. Điều đó có
nghĩa là báo chí học giống như cầu nối giữa khoa học truyền thông và báo
chí thực tiễn. Có thể biểu thị quan niệm trên đây theo hệ thống:
Khoa học truyền thông —► Báo chí học ► Báo chí thực tiễn.
Để làm sáng lõ hơn về đối tượng của báo chí học, chúng ta hãy tìm
một ví dụ trong thực tiễn có tính phức tạp, như báo chí viết về các lĩnh vực
khoa học chẳng hạn. Đây là một lĩnh vực tương đối khó đối vói nhà báo. Sự
ngăn cách về sự hiểu biết các chuyên ngành sâu thường cản tiở cồng việc

của nhà báo, trong khi đó nhiệm vụ của báo chí là phải đơn giản hoá các
công thức bảng biểu và các thuật ngữ chuyên môn của các nhà khoa học
thành ngôn ngữ" đại chúng để độc giả có thể hiểu được. Vì thế nghiên cứu
về lĩnh vực này là điều cần thiết cho công tác giảng dạy.
Việc nghiên cứu về báo khoa học, trước hết phải tìm hiểu và nắm
chắc phạm vi đề tài, soi sáng cơ cấu trong mối liên hệ giữa nhà khoa học và
nhà báo, phân tích có hệ thống phạm vi tìm kiếm thồng tin của nhà báo
trong hoạt động của các nhà khoa học. Bằng cách đó ta có thể nhận biết
được những gì đã làm trở ngại đến viộc tìm kiếm thông tin và loại bỏ nó.
Nhiệm vụ của báo chí học trong lĩnh vực này còn phải chỉ rõ xem ở khAu
nào sự lựa chọn tin tức thường bị thất bại, nhằm giúp các phóng viên trong
việc phát triển cách chọn lựa thông tin phù hợp. Khi nghiên cứu về báo chí
khoa học phải nắm bắt và hệ thống hoá các phương pháp thu thập, xử lý và
chuyển tải thông tin của người làm báo khoa học. Bởi vì báo chí khoa học
có những đặc thù mà không thể ứng đụng phương pháp phổ thông như trong
các lĩnh vực khác.
Những nội dung mang tính quy phạm như trên vãn chưa thể gọi Ih
đầy đủ vì còn thiếu một phần kết vể lý thuyết, tương tự như phần quan trọng
mang tính thực tiễn. Bởi vì yêu cầu của công tác đào tạo là chí ít thì khi ra
trường, người làm báo cũng phải có đủ khả năng để diễn đạt ý tưởng của
mình thành văn bản. Đó chính là những khuôn mẫu mang tính chê định mà
trong thực tiễn báo chí gọi là phương thức diễn đạt bao gồm nội dung và
các hình thức thể hiện qua phương tiện thông tin. Những vấn đề này vỏ
cùng quan trọng đối với người làm báo, nhưng cũng chưa phải là yếu tồ
quyết định của công tác đào tạo. Qua hơn mười năm đào tạo người làm báo
ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khon học Xã
hội và Nhan vồn) có thể rút ra nhộn định như sau:
- Sinh viên được đào tạo ở trường, khi mới tốt nghiệp tỏ ra lất lúng 'mg
túng trong việc thu thập và xử lý thông tin.
?<Ị

×