Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại (Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 151 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHAN THỊ HỒNG TRANG




NỘI DUNG ĐỜI SỐNG THẾ SỰ TRÊN
BÁO IN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân
2009-2010)




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học










Hà Nội-2011





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






PHAN THỊ HỒNG TRANG





NỘI DUNG ĐỜI SỐNG THẾ SỰ TRÊN
BÁO IN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(Khảo sát báo Tiền Phong, Lao Động, Quân đội nhân dân
2009-2010)




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THÀNH HƯNG





Hà Nội-2011


1

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 9
7. Kết cấu luận văn 10
Chƣơng 1: THÔNG TIN THẾ SỰ - MỘT NHU CẦU TỰ
THÂN VÀ QUY LUẬT TẤT YẾU CỦA TRUYỀN THÔNG
ĐẠI CHÚNG 11

1.1 Khái niệm “Nội dung đời sống thế sự” 11
1.2 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam
đương đại là tất yếu 13
1.2.1 Vài nét về diện mạo báo chí Việt Nam đương đại 13
1.2.2 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam là
vấn đề mang tính lịch sử 15
1.2.3 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam xuất
phát từ hiện thực đời sống báo chí 17
1.2.4 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam xuất
phát từ nhu cầu thực tế của công chúng đương đại 19
1.3 Chức năng của báo chí khi truyền tải nội dung đời sống thế sự 20
1.3.1 Chức năng văn hóa giải trí 20
1.3.2 Chức năng làm “mềm hóa” thông tin 22

2

1.3.3 Chức năng giáo dục-định hướng nhân cách 24
Chƣơng 2: CÁC MẢNG NỘI DUNG PHẢN ÁNH ĐỜI SỐNG
THẾ SỰ 27
2.1 Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước 27
2.2 Phản ánh những mối quan hệ đạo đức-nhân sinh trong gia đình 35
2.3 Phản ánh những mối quan hệ đạo đức-nhân sinh ngoài xã hội 44
2.4 Phản ánh những hiện tượng đời thường, bình dị nảy sinh trong cuộc
sống thường nhật 52
Chƣơng 3: HÌNH THỨC THỂ HIỆN NỘI DUNG ĐỜI SỐNG
THẾ SỰ TRÊN BÁO IN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 59
3.1 Các thể loại, dạng bài tương thích 59
3.1.1 Thể loại “Câu chuyện báo chí” 59
3.1.2 Thể loại “Tiểu phẩm” 63

3.1.3 Dạng bài “Tư vấn” 68
3.1.4 Dạng bài “Tản văn-tạp văn” 72
3.2 Các chuyên mục, chuyên trang 77
3.2.1 Trên Lao Động 77
3.2.2 Trên Tiền Phong 80
3.2.3 Trên Quân đội nhân dân 83
3.3 Các yếu tố đặc thù và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông của
thông tin thế sự trên báo in Việt Nam 88
3.3.1 Các yếu tố đặc thù 88
3.3.2 Nội dung đời sống thế sự - nguồn thông tin bổ trợ, hữu dụng của
báo chí 89
3.3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của thông tin thế sự 91

3

KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Tài liệu tiếng Việt 100
Tài liệu dịch 103
Báo chí 104

4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện thực đời sống và hoạt động nhận thức, trong đó có hoạt động báo
chí có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xuất phát từ hiện thực cuộc sống,
chứng kiến và thẩm định những sự kiện diễn ra hàng ngày hàng giờ, nhà báo
tìm được những tư liệu xác thực và lấy đó làm chất liệu cho hoạt động phản
ánh - sáng tạo trong tác phẩm báo chí của mình.

Cuộc sống càng phát triển, hiện thực càng phong phú thì nhu cầu được
tiếp nhận các thông tin cụ thể, sinh động từ cuộc sống đời thường của công
chúng cũng ngày càng đa dạng hơn. Công chúng không còn bằng lòng với
những cách thức đưa tin trực tiếp, có tính chất thông tấn chính luận thông
thường nữa mà đòi hỏi thông tin phải được chuyển tải đa dạng, vừa có giá trị
giải trí, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đó cũng chính là lý do tại sao trên
báo chí hiện nay, “đất” dành cho các bài báo mang nội dung thế sự, thường
nhật, gắn liền với hình thức giàu tính văn học tương đối nhiều, số lượng các
nhà báo đi theo hướng khai thác thông tin thế sự cũng ngày càng tăng. Công
chúng tìm đến với báo chí ngoài mục đích tìm kiếm thông tin còn muốn cảm
nhận, chiêm nghiệm cách mà nhà báo gửi gắm thông tin đến công chúng. Các
tác phẩm phản ánh nội dung thông tin này với tất cả những giá trị của nó đã
trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của công chúng đương đại.
Căn cứ vào thực tiễn hoạt động báo chí, đặc biệt là theo dõi sự phát
triển của một số loại hình báo chí giàu tính nghệ thuật, gần với văn học lâu
nay, chúng tôi nhận thấy hình thức thông tin “mềm”, lối viết uyển chuyển,
linh hoạt, giàu tính hình tượng đang trở thành một trong những xu hướng vận
động của báo chí đương đại. Trên báo in, đa phần các báo lớn, nhỏ, kể cả báo

5

địa phương đều xuất hiện mảng nội dung thế sự với tư cách là bài viết trội có
thế mạnh. Một mặt đặc trưng với lối viết mềm mại trên cái nền thông tin
mang tính báo chí đã làm cho những bài báo mang nội dung đời sống thế sự
ngày càng phát triển mạnh mẽ và có một chỗ đứng xứng đáng trong nền báo
chí Việt Nam hôm nay.
Tuy nhiên, những khái quát lý thuyết về mảng báo chí mang nội dung
đời sống thế sự vẫn ít được triển khai và chưa có tính hệ thống. Vì thế, trong
khuôn khổ của luận văn dưới đây, chúng tôi xin được góp thêm một góc nhìn
lý luận và thực tiễn về mảng nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam

đương đại với hi vọng góp phần hoàn thiện hơn hệ thống nghiên cứu báo chí
học.
Chính vì những đòi hỏi từ thực tiễn nghiên cứu về mảng nội dung đời
sống thế sự trên báo in Việt Nam trong sự vận động đi lên, xuất hiện nhiều
điểm mới mẻ nên mặc dầu biết sẽ gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu,
chúng tôi vẫn cố gắng tìm hiểu, phân tích, tổng hợp dựa trên tính cấp thiết của
vấn đề. Đề tài nghiên cứu “Nội dung đời sống thế sự trên báo inViệt Nam
đương đại” sẽ được chúng tôi khảo sát qua ba tờ báo: Lao Động, Tiền Phong
và Quân đội nhân dân trong các năm 2009, 2010.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mảng nội dung đời sống thế sự là cách gọi khu biệt và tổng hợp những
bài báo ở các thể loại khác nhau cùng có chung một hướng thể hiện, cách
chuyển tải thông tin mềm mại, gần gũi với cuộc sống thường nhật. Tính đến
thời điểm hiện tại, vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ
thống về mảng nội dung này trên báo chí đương đại, chỉ có một số sách giáo
trình chuyên ngành và một số khóa luận, luận văn nghiên cứu về một hay vài

6

thể loại nhỏ thuộc nhóm các thể loại thường được vận dụng để phản ánh nội
dung đời sống thế sự như:
- Bài viết “Sức hấp dẫn của những câu chuyện đời thường trên báo
chí”- Tác giả: Trần Quang (Trong “Báo chí-Những vấn đề lý luận và thực
tiễn” – Tập 6 – Nhiều tác giả, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội, 2005)
- Khóa luận: “Câu chuyện báo chí trên báo Tiền Phong và Phụ san
Hạnh phúc Gia đình”. Tác giả: Đặng Thị Thu Hường. Người hướng dẫn:
PGS.TS Dương Xuân Sơn.
- Khóa luận “Sơ khảo về tiểu phẩm báo chí”. Tác giả: Trần Thế Trung.
Người hướng dẫn: Trần Quang.
- Khóa luận “Tiểu phẩm Báo chí”. Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thảo.

Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Xuân Sơn.
- Luận văn: “Sự vận động và phát triển của tiểu phẩm báo chí Việt Nam
hiện đại”. Tác giả: Trần Ngọc Hà. Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm
Thành Hưng.
Hơn nữa, thời điểm khảo sát của những khóa luận nghiên cứu trên được
thực hiện từ những năm trước, vì thế cũng chưa tiếp cận được những điểm
mới, xu hướng vận động mới của bản thân những thể loại đó nói riêng và
mảng thông tin đời sống thế sự trên báo chí nói chung.
Do đó, thừa hưởng những kết quả nghiên cứu nói trên, chúng tôi muốn
làm sâu sắc và phong phú hơn kho tàng lý luận về những đặc trưng ở mảng
nội dung và nghệ thuật thể hiện của mảng thông tin thế sự trên báo in Việt
Nam đương đại.

7

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn phác họa những đặc điểm cơ bản nhất mang tính đặc thù của
mảng thông tin nội dung đời sống thế sự trên báo chí Việt Nam giai đoạn hiện
nay. Bên cạnh đó, luận văn còn tiến hành khảo sát mối quan hệ của mảng
thông tin thế sự với mảng thông tin còn lại trên báo chí, đồng thời nêu những
khuyến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả truyền thông của loại thông tin
này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ triển khai những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể. Thông qua việc sưu tầm, khảo sát tất cả các bài báo chuyển
tải nội dung đời sống thế sự trên 3 tờ báo: báo Lao Động, Tiền Phong và
Quân đội nhân dân trong các năm 2009, 2010; luận văn sẽ đưa ra những đánh
giá, nhận xét góp phần vào việc tập trung khái quát và hệ thống hóa các vấn
đề lý luận chung về thông tin thế sự trên báo in Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận

văn cũng sẽ đi tìm và chỉ ra những nét độc đáo về mặt hình thức chuyển tải
nội dung thông tin thế sự trên báo in Việt Nam bằng việc nghiên cứu các đặc
trưng về mặt thể loại-dạng bài, chuyên mục, ngôn ngữ thể hiện,…
Từ việc phân tích, nghiên cứu nội dung, hình thức của mảng thông tin
nội dung thế sự, luận văn sẽ cố gắng đưa ra các đề xuất, các khuyến nghị, giải
pháp để nâng cao hiệu quả thông tin của mảng nội dung này trên báo chí Việt
Nam đương đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với mảng nội dung đời sống thế sự, đã có hàng nghìn trang báo gắn
liền với nhiều cây bút tên tuổi, song với phạm vi đề tài của luận văn “Nội

8

dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại” thì đây là một “sân
chơi” quá rộng lớn mà chúng tôi rất khó để khái quát hết. Vì thế, để có thể
tổng kết được những vấn đề mang tính lý luận của mảng thông tin thế sự trên
báo in Việt Nam, chúng tôi phải quy chiếu vấn đề nghiên cứu trong một giai
đoạn nhất định. Cũng do phạm vi rộng lớn như vậy nên luận văn lựa chọn
khảo sát mảng nội dung đời sống thế sự trên ba tờ báo lớn: Lao Động, Tiền
Phong và Quân đội nhân dân trong các năm 2009, 2010. Đây là ba tờ báo có
những chương, mục đặc thù cho mảng nội dung thế sự. Việc tổng hợp, nghiên
cứu, so sánh, phân tích sẽ giúp chúng tôi rút ra được những vấn đề lý luận
mang tính chính xác tương đối về mảng nội dung này.
Như vậy, phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung chủ yếu vào
báo chí đương đại trong hai năm gần đây 2009-2010. Đối tượng nghiên cứu
của luận văn sẽ là nội dung đời sống thế sự được thể hiện qua những bài báo
trên ba tờ: Lao Động, Tiền Phong và Quân đội nhân dân hai năm 2009-2010.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh; dựa trên đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng,
Nhà nước Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ của báo chí; dựa trên những lý
thuyết về thể loại báo chí. Bên cạnh đó, luận văn cũng kế thừa kết quả nghiên
cứu của các công trình khoa học liên quan đã được công bố.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp logic-lịch sử: Nhìn nhận, đánh giá các tác phẩm mang nội
dung thông tin thế sự trên nền tảng logic lịch sử và hoàn cảnh xã hội.

9

Phương pháp tổng hợp, so sánh các tác phẩm báo chí và các tác giả liên
quan đến phạm vi, đối tượng và đề tài nghiên cứu qua việc hệ thống hóa tài
liệu và các tác phẩm báo chí.
Phương pháp nghiên cứu văn bản, cụ thể là phân tích, đánh giá các tác
phẩm mang nội dung thông tin thế sự trên các tờ báo.
Dựa trên nền tảng lý luận, các sách vở, giáo trình có liên quan đến
phạm vi đề tài mà luận văn quan tâm nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về tầm quan
trọng, chức năng, nội dung và cách thức phản ánh của mảng thông tin về nội
dung đời sống thế sự trên báo chí hiện nay. Thông qua đó, luận văn góp phần
đưa ra những tổng kết mang tính đặc trưng nhất về mảng thông tin thế sự của
báo chí đương đại.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp phần phác họa những nét cơ bản nhất
về thông tin đời sống thế sự trên báo in. Từ đó, nêu lên giá trị của hình thái
thông tin này, mối quan hệ với mảng thông tin còn lại của báo chí cũng như
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mảng thông tin phản ánh nội
dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam.
Đồng thời, với luận văn này chúng tôi hy vọng những suy nghĩ, đề xuất

của mình có thể trở thành một tài liệu có ý nghĩa tham khảo, gợi ý cho các
nhà quản lý, các nhà báo, các bạn sinh viên và những người quan tâm tới đề
tài này.



10

7. Kết cấu luận văn
Luận văn được cấu trúc như sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung: Bao gồm 3 chương
+ Chƣơng 1: Thông tin thế sự - Một nhu cầu tự thân và quy luật tất yếu của
truyền thông đại chúng
+ Chƣơng 2: Các mảng nội dung phản ánh đời sống thế sự
+ Chƣơng 3: Hình thức thể hiện nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt
Nam đương đại
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục








11


Chƣơng 1: THÔNG TIN THẾ SỰ - MỘT NHU CẦU TỰ THÂN VÀ
QUY LUẬT TẤT YẾU CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
1.1 Khái niệm “Nội dung đời sống thế sự”
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2010), “Thế sự được
hiểu một cách khái quát nhất là việc đời, chuyện đời thường”. Như vậy, hiểu
nôm na thì thế sự chính là những câu chuyện, những tình huống đời thường
diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Có thể nói, đời sống thế sự là một khái niệm do chúng tôi tự xác định
mang tính ước lệ để khu biệt một mảng nội dung mà báo chí đương đại rất
quan tâm hướng tới: đó là những vấn đề mang tính thời sự của xã hội nhưng
lại được chuyển tải một cách mềm mại, linh hoạt dưới dạng những câu
chuyện kể dung dị, những tình huống, những xung đột,… hết sức gần gụi, đời
thường. Tính chất dung dị, đời thường này của mảng thông tin đời sống thế sự
rất dễ đi vào lòng người đọc bởi họ thấy gần gũi với mình và thấp thoáng đâu
đó là “những câu chuyện của chính mình”.
Như vậy, đối tượng hướng đến của mảng thông tin đời sống thế sự trên
báo chí thường không phải là những sự kiện, hiện tượng xảy ra đột ngột, gây
chấn động dư luận, làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một xã hội mà là
những vấn đề không mang tính cấp bách song có giá trị thời sự, luôn được cả
xã hội quan tâm. Đề tài mà mảng thông tin đời sống thế sự tập trung khai thác
là những sự kiện thuộc về con người mà bất kỳ ai cũng đều có thể nếm trải
hoặc chiêm nghiệm.
Vì thế, người đọc khi tìm đến với hình thái thông tin thế sự cũng có
cách tiếp nhận khác và mối quan tâm khác. Họ không chú tâm đi tìm cụ thể
nhân vật chính trong những tác phẩm báo chí là ai, cũng không quan tâm đến
những tình tiết thế sự trong tác phẩm có thật hay không. Điều mà công chúng

12

chú ý chính là những vấn đề xã hội phía sau đó liên quan đến đời sống chung

của cả một tập thể, cộng đồng. Do đó, tất cả những cảnh huống, những tình
huống, những sự kiện nho nhỏ trong đời sống thường nhật của con người đều
có thể trở thành “nguyên vật liệu” của thông tin thế sự trên báo chí.
Mảng thông tin về đời sống thế sự thường vay mượn hình thức biểu
hiện của văn học để chuyển tải những vấn đề mang tính thời sự của xã hội
dưới dạng những câu chuyện kể, những tình huống được thuật lại một cách
đời thường, gần gụi. Chính sự giúp sức của những phương thức chuyển tải và
biểu hiện có tính nghệ thuật sinh động đã giúp trí tưởng tượng của tác giả bài
báo vừa giữ được vai trò chủ chốt trong tác phẩm vừa không thể xa rời hiện
thực cuộc sống. Cần phải khẳng định ngay rằng, trong mảng thông tin đời
sống thế sự, trí tưởng trượng là một phương tiện giúp nhà báo khai thác hợp
lý những câu chuyện có thực trong cuộc sống chứ không phải chuyện được
“bịa” ra. Thông tin đời sống thế sự trên báo in Việt Nam đương đại thường
được chuyển tải dưới các hình thức thể loại quen thuộc như: Câu chuyện báo
chí, Tiểu phẩm, tản văn, tạp văn, tư vấn gắn liền với các hình thức chuyên
mục và các lối viết văn nghệ, sáng tạo, linh hoạt.
Khi dùng khái niệm thông tin “đời sống thế sự”, chúng tôi còn muốn
khu biệt nó với hình thức thông tin có tính chính thống, quan phương, mang
tính thông tấn - chính luận. Khái niệm thông tin đời sống thế sự gần với khái
niệm thông tin chính luận nghệ thuật - một thuật ngữ gây nhiều thắc mắc, băn
khoăn, vì khó dung hoà được cái chính luận với cái nghệ thuật. Khái niệm này
cũng không loại trừ, phủ định khái niệm thông tin (hay nhóm thể loại) “chính
luận - nghệ thuật”. Bởi vì đây là một cách tiếp cận thực tiễn hoạt động báo
chí, một góc nhìn khác đi, xuất phát từ lý thuyết truyền thông đại cương.

13

Mảng thông tin khai thác về nội dung đời sống thế sự khác mảng thông
tin thống tấn ở cả đề tài khai thác và cách khai thác. Nếu như mảng thông tin
thông tấn chú ý đến những vấn đề, sự kiện thời sự, nóng hổi trong đời sống

chính trị xã hội thì mảng thông tin thế sự lại tập trung khai thác những câu
chuyện dung dị gần gụi trong cuộc sống đời thường của mỗi con người. Nếu
thông tin thông tấn rất ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật, chủ yếu chỉ dùng
cách thuật, tả để phản ánh thông tin thì mảng thông tin thế sự lại sử dụng rất
linh hoạt các biện pháp nghệ thuật để phản ánh thông tin một cách mềm mại
nhất, sống động nhất và hấp dẫn nhất. Chính vì sự khác biệt này mà các bài
báo mang nội dung đời sống thế sự rất dễ được nhận diện trên các trang báo
và trong các chuyên mục cụ thể. Hiện nay, trên các trang báo của báo chí
phương Tây, thể loại này được sử dụng khá nhiều. Một số báo ngành và báo
địa phương của nước ta hầu như cũng không thể thiếu nó cho mỗi số báo.
Trên các trang báo của trung ương, tần suất xuất hiện của những bài báo thuộc
mảng nội dung này cũng càng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, sự khu biệt phân chia giữa mảng thông tin về đời sống thế
sự với mảng thông tin thông tấn-chính luận hay giữa thông tin thế sự với phần
còn lại của của thông tin báo chí chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế, do
sự vận động và phát triển của đời sống báo chí, có nhiều tác phẩm mang tính
giao thoa với những yếu tố vay mượn, đan cài qua lại.
1.2 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam
đƣơng đại là tất yếu
1.2.1 Vài nét về diện mạo báo chí Việt Nam đương đại
Diện mạo báo chí Việt Nam hiện tại có thể nói đang có những bước
phát triển mạnh mẽ và vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Sự đa dạng và
thành công của những loại hình báo chí cũng như sự phát triển nhanh chóng

14

và trưởng thành của đội ngũ những người làm báo đã để lại những dấu ấn và
thành tựu không thể phủ nhận sau 20 năm đổi mới. Báo chí ngày càng chứng
minh vai trò to lớn của mình, không chỉ là công cụ sắc bén phục vụ sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước mà còn thực sự trở thành diễn đàn của các

tầng lớp nhân dân. Hoạt động báo chí ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
công chúng trong việc nắm bắt tình hình thời sự chính trị trong nước và quốc
tế, những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, công
nghệ và mọi mặt của cuộc sống. Tính hai chiều, tính công khai, minh bạch,
dân chủ trong hoạt động báo chí ngày càng được coi trọng.
Các loại hình thông tin ngày càng phát triển phong phú, đa dạng. Theo
số liệu của Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin
và Truyền thông), tính đến tháng 5 năm 2009, cả nước đã có 706 cơ quan báo
chí in. Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tập
trung nhiều báo trung ương, tất cả các tỉnh, thành phố còn lại đều có hệ thống
báo, tạp chí riêng. Trong số 706 cơ quan báo chí cả nước có 178 báo (trung
ương 76 báo; địa phương 102 báo) và 528 tạp chí (trung ương 414 tạp chí; địa
phương 114 tạp chí). Hàng năm có hơn 600 triệu bản báo phát hành ở nước ta,
bình quân có trên 7.5 bản báo/người/năm, hầu hết các trung tâm tỉnh lỵ đều
đọc được báo phát hành trong ngày. Có 277 cơ quan báo chí tự cân đối được
thu chi trong tổng số 706 cơ quan báo chí in. Ngoài ra, cả nước có 67 đài phát
thanh, truyền hình (trung ương 2, địa phương 65), 606 đài cấp huyện (trong
đó có 288 đài đã phát sóng FM) và hệ thống truyền thanh xã phường trong
mạng lưới truyền thanh cơ sở. Đài truyền hình Việt Nam đã phát sóng 5 kênh.
Ngoài đài truyền hình quốc gia, còn có 4 trung tâm truyền hình khu vực thuộc
đài quốc gia và ở 64 tỉnh, thành phố đều có đài truyền hình và phát thanh
riêng. Cả nước có 5 báo điện tử và 88 trang tin điện tử của các cơ quan báo

15

chí và 1 hãng thông tấn quốc gia (vừa là ngân hàng thông tin đồng thời là cơ
quan chủ quản của nhiều cơ quan báo chí in).
Trong những năm qua, báo chí cả nước đã làm tốt chức năng vừa là cơ
quan ngôn luận của tổ chức Đảng và Nhà nước, vừa góp phần quan trọng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cổ vũ nhân tố mới, mở rộng

giao lưu hợp tác quốc tế, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
Nhà nước và các cơ quan chủ quản đã có sự đầu tư đúng mức cho sự phát
triển báo chí, công tác phát hành báo chí ngày càng tiến bộ với nhiều thành
phần tham gia. Nhà nước ngày càng chú trọng đầu tư phát triển hệ thống
truyền dẫn phát thanh - truyền hình, mạng lưới báo in trong cả nước, từng
bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động báo chí ngày càng phát triển xứng tầm.
Qua bức tranh toàn cảnh này, có thể thấy báo chí Việt Nam đang có
những bước tiến vững mạnh, rắn rỏi và tạo được hiệu quả truyền thông mạnh
mẽ trên mọi mặt trận, trở thành phương tiện tinh thần không thể thiếu trong
đời sống xã hội.
1.2.2 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam là
vấn đề mang tính lịch sử
Là một loại hình ý thức, một hình thái của hoạt động nhận thức con
người, báo chí không thể vận động và phát triển tự thân, mà luôn thu hút và
đồng hóa những phương tiện nhận thức và phản ánh đời sống. Vì thế, sự ảnh
hưởng của văn học vào báo chí và ngược lại, từ báo chí đến văn học là hiện
tượng tất yếu, mang tính quy luật. Tuy nhiên, trong quan hệ tương tác này,
cần phải chú ý nhiều hơn đến sự tác động trước tiên của văn học đối với báo
chí bởi văn học là một loại hình nhận thức và sáng tạo tinh thần đã có lịch sử
hàng ngàn năm tuổi, trong khí đó, báo chí là một hình thức thông tin và nhận

16

thức mới chỉ có vài trăm năm lịch sử, chưa kể đến báo chí Việt nam mới chỉ
có một lý lịch chưa đầy hai thế kỷ. Chính vì thế, công chúng trước khi là độc
giả của báo chí đã là độc giả của văn học.
Cần khẳng định rằng, sự ảnh hưởng của văn học vào báo chí không hẳn
là một quá trình tự phát mà là sự ảnh hưởng mang tính tích cực và chủ động.
Từ Cách mạng Tháng Tám trở về trước, báo chí Việt Nam có nhiều giai đoạn

gần với văn học và mang màu sắc văn chương. Chúng ta cũng bắt gặp hàng
loạt những tác giả nổi tiếng cả trong sáng tác văn học lẫn hoạt động báo chí.
Cũng không ít nhà văn đã dùng báo chí như một phương tiện kiếm sống “nhờ
báo nuôi văn”. Có rất nhiều nhà báo xuất thân từ nhà văn, đồng thời cũng có
rất nhiều nhà văn sống bằng nhuận bút đăng tải truyện ngắn, tiểu thuyết trên
báo chí. Nếu tính những cây bút nhà báo-nhà văn từ những năm đầu thế kỷ
đến quãng 1932 ta có một bảng danh sách khá dài những tên tuổi như: Tản
Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Dương Phương Dực, Sở bảo Doãn Kế Thiện, Mai
Đăng Đệ, Nguyễn Bá Trạc, Phạm Quỳnh, Phan Khôi,… Cho đến giai đoạn
1932-1935 là Tự lực văn đoàn, là Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Lê Văn
Trương, Ngọc Giao, Thanh Châu, Vũ Trọng Phụng, Lê Tràng Kiều và nhiều
gương mặt khác. Chính vì thế, ngay từ khi báo chí mới xuất hiện thì đã giành
rất nhiều “đất” để đăng tải những tác phẩm văn học, những câu chuyện tiểu
thuyết. Đã có một thời, độc giả của báo chí cũng chính là độc giả của văn học.
Nói thế để thấy rằng, ngay từ thuở sơ khai của báo chí Việt Nam thì văn
chương đã có ảnh hưởng rất lớn tới việc làm báo. Việc nhà văn đồng thời là
nhà báo đã chi phối trực tiếp đến nội dung cũng như hình thức biểu đạt của
các tác phẩm báo chí. Có thể nói, đây là một hiện tượng có ý nghĩa đặc thù
của nền báo chí Việt Nam. Nó đã bao quát và chi phối toàn bộ nền báo chí
Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên. Vì thế, việc xuất hiện những tác phẩm
báo chí mang màu sắc văn học là điều dễ hiểu.

17

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, thực tiễn cách mạng nước ta luôn đòi
hỏi một nền văn học và báo chí cách mạng. Công cuộc hiện đại hóa đất nước,
xây dựng một xã hội công bằng, văn minh của nước ta vẫn là một cuộc cách
mạng lâu dài nhằm thiết lập một nền văn hóa vừa hiện đại vừa mang tính kế
thừa truyền thống. Báo chí Việt Nam trước yêu cầu đó không thể thuần túy
chỉ là một cỗ máy phát tin vô cảm mà phải là người sáng tạo và kiến tạo

những nhân cách tốt đẹp. Việc mượn hình thức của văn học để chuyển tải
thông tin chính là cách báo chí đã dùng văn học như một trợ thủ đắc lực để
thực hiện những chức năng cao quý đó. Nhờ đó, thông tin báo chí mới dễ
được công chúng đón đọc và tiếp nhận. Từ đó, báo chí mới có thể cải biến
một cách sâu sắc và tinh tế nhất thế giới bên trong của con người. Chính vì
những tiền đề mang tính logic lịch sử đó mà việc xuất hiện những bài báo
phản ánh thông tin đời sống thế sự mang màu sắc văn học trên báo chí đương
đại là điều tất yếu và dễ hiểu.
1.2.3 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam xuất
phát từ hiện thực đời sống báo chí
Báo chí ra đời xuất phát từ chính hiện thực đời sống. Có thể nói, sự
phong phú và đa dạng của cuộc sống chính là nguồn thông tin, nguồn cảm
hứng đồng thời là đối tượng nghiên cứu và khám phá của nhà báo. Cuộc sống
càng phát triển, thông tin càng dồi dào thì chức năng, nhiệm vụ thông tin của
báo chí cũng càng phải tích cực, mạnh mẽ để đáp ứng đầy đủ và chính xác
yêu cầu bức thiết của hiện thực đời sống. Đứng trước một thế giới hiện thực
chứa đầy thông tin, báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh
hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan
tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính điều đó đã giúp báo chí trở thành
một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một
hình thái ý thức xã hội nào có được.

18

Chính sự tự thân đòi hỏi của báo chí đã góp phần tạo nên một thị
trường khá sôi động của báo chí Việt Nam. Ở các sạp báo lớn có hàng trăm
loại tờ báo, thậm chí ngay cả người bán báo lẻ nào cũng có tới dăm bảy loại
báo. Khoảng thời gian bắc qua hai thế kỷ đã tạo nên một bước ngoặt trong
lịch sử phát triển của đời sống báo chí. Tự bản thân báo chí trước sự đổi mới
trong chủ trương, chính sách quản lý của Nhà nước cũng phải có sự vận động

mạnh mẽ để vừa đáp ứng nhiệm vụ chính trị, vừa thu hút người đọc, người
xem. Vì suy cho cùng, mọi thông tin có ý nghĩa và mục đích tuyên truyền
trước hết phải đến được với bạn đọc, người nghe, người xem. Chính môi
trường mới đó đã làm nảy sinh không ít sự sáng tạo, sự “đổ mồ hôi, sôi nước
mắt” của người làm báo để tạo nên những thông tin phong phú, đa dạng và
hấp dẫn nhất. Báo chí không chỉ phản ánh đơn thuần những sự kiện chính trị
xã hội nữa mà còn cần đổi mới, đi sâu, đi sát, phản ánh đến tận cùng từng hơi
thở cuộc sống, đó là những tình huống xung đột, những câu chuyện dung dị,
những mảnh đời bé nhỏ, những mẩu thoại độc đáo,… trong cuộc sống bình dị
thường nhật của con người xung quanh. Có thế, báo chí mới có thể tăng được
sức mạnh cạnh tranh trong đời sống báo chí đương đại vô cùng sôi động. Đó
cũng chính là lí do xuất hiện ngày càng nhiều những mảng nội dung đời sống
thế sự trên báo in Việt Nam nói riêng và trên hệ thống báo chí Việt Nam nói
chung.
Hiện thực được tái hiện trên báo chí là hiện thực sôi động, tiêu biểu và
luôn luôn đổi mới, là những điều vừa xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra. Tuy
nhiên, không phải vì thế mà hiện thực trên báo chí chỉ có ý nghĩa và giá trị tức
thời. Thực tiễn báo chí đã chỉ ra rằng, nhiều tác phẩm báo chí , do đã đề cập
đến những vấn đề thực sự tiêu biểu, thực sự điển hình, lại được thể hiện dưới
những ngòi bút sắc sảo của những nhà báo tài năng nên có sức sống rất lâu
bền. Có thể nói, sự ra đời của mảng nội dung thông tin thế sự trên báo in Việt

19

Nam chính là sự đáp ứng tất yếu cho nhu cầu đa dạng hóa, xã hội hóa thông
tin trên báo chí.
1.2.4 Sự xuất hiện của nội dung đời sống thế sự trên báo in Việt Nam xuất
phát từ nhu cầu thực tế của công chúng đương đại
Cuộc Cách mạng khoa học công nghệ và chính sách công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước khiến cho đời sống vật chất của con người ngày càng

nâng cao. Khi những nhu cầu về cơm ăn, áo mặc, học hành được đáp ứng thì
nhu cầu về văn hóa, tiếp nhận thông tin cũng ngày càng có những đòi hỏi cao
hơn và bức thiết hơn. Nếu như trước đây, công chúng báo chí chỉ quen tiếp
nhận những tác phẩm báo chí mang tính loan báo xuôi chiều thì công chúng
hiện đại muốn được thưởng thức, tiếp nhận những “mâm thông tin” với nhiều
món ăn đa dạng, phong phú, hấp dẫn hơn. Với mâm thông tin đó, họ có thể
thấy những câu chuyện bình dị gần gũi với chính họ, họ có thể thấy mình
ngay trong đó, họ có thể có được những bài học từ sau những cảnh đời, những
tình huống xung quanh,… Và đó chính là lí do vì sao nội dung đời sống thế
sự lại xuất hiện trên trang báo. Những câu chuyện đời thường giản dị, những
chia sẻ nho nhỏ của mỗi người với lối viết uyển chuyển, linh hoạt mang màu
sắc văn học giống như một dòng nước mềm mại rất dễ tuôn chảy và lay động
tận trái tim, tâm hồn người đọc.
Sự thay đổi này không chỉ là hướng đi riêng của báo chí Việt Nam mà
còn nằm trong xu thế chung của nền báo chí trên toàn thế giới. Theo một đề
án nghiên cứu gần đây của Hội chủ bút nhật báo Mỹ (American society of
Newspaper Editors) về những đòi hỏi và nhu cầu của độc giả, công chúng
không chỉ muốn có nhiều thông tin trong tờ báo của mình mà họ còn muốn
thông tin đó có liên quan và tập trung, gần gũi với họ cũng như cộng đồng
quanh họ.

20

Thêm một căn nguyên nữa, đó là từ trong chiều sâu tâm thức dân tộc,
tự cổ chí kim, người Việt Nam đã yêu mến chất văn chương, luôn dành cho
văn chương một vị trí trang trọng trong đời sống tinh thần của mình. Trước
khi là độc giả của báo chí, công chúng Việt Nam là độc giả của văn chương.
Vì thế, dù ít hay nhiều, những bài báo, những thông tin vay mượn hình thức
chuyển tải của văn học vẫn dễ chạm cửa ngõ tâm hồn công chúng, tiến đến
thỏa mãn nhu cầu, sở thích của người đọc. Phần đông người đọc hiện đại sẽ

rất khó “tiêu hóa” nổi một tờ báo nếu tờ báo đó chỉ thuần túy đưa tin. Vì thế,
loại hình thông tin thế sự với những câu chuyện kể, những tình huống đời
thường đã thật sự đáp ứng được thị hiếu của công chúng và được công chúng
yêu thích.
1.3 Chức năng của báo chí khi truyền tải nội dung đời sống thế sự
Là một mảng nội dung của báo chí Việt Nam đương đại, những bài báo
phản ánh đời sống thế sự mang đầy đủ trong mình những chức năng chung
của báo chí: chức năng giáo dục tư tưởng, chức năng quản lý và giám sát xã
hội, chức năng phát triển văn hóa và giải trí,…
Tuy nhiên, dựa trên những đặc thù về nội dung phản ánh và cách thức
chuyển tải thông điệp, chúng tôi nhận thấy mảng thông tin thể hiện nội dung
đời sống thế sự trên báo chí Việt Nam đương đại có những chức năng trội
mang tính đặc trưng không thể không bàn tới: đó là chức năng văn hóa và giải
trí, chức năng làm “mềm hóa” thông tin và chức năng giáo dục-định hướng.
1.3.1 Chức năng văn hóa giải trí
Là loại hình hoạt động thông tin mang tính chính trị-xã hội, ra đời do
nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định, báo
chí mang trong mình những tiềm năng to lớn đối với đời sống xã hội và một

21

trong những chức năng đầu tiên và to lớn mà báo chí mang lại chính là chức
năng văn hóa giải trí.
Trong luồng thông tin phát triển như vũ bão của cuộc sống hiện đại,
mảng thông tin đời sống thế sự trên báo in Việt Nam giống như một món ăn
tinh thần không thể thiếu của công chúng báo chí. Người đọc không những
muốn tiếp nhận những thông tin mang tính thông tấn mà còn muốn chiêm
nghiệm, nếm trải những câu chuyện, những tình huống đời thường của những
người xung quanh để được trải nghiệm thêm nhiều số phận, nhiều cảnh
huống.

Không phải ngẫu nhiên mà mảng nội dung đời sống thế sự được rất
nhiều người ưa thích, đặc biệt là tầng lớp lao động bình dân. Họ đọc những
thông tin mang tính thế sự nhiều hơn các thể loại thông tin khác rất nhiều.
Đến một công trường xây dựng, đến một nông trang, đến một nhà máy, một
xí nghiệp sản xuất,… rất dễ bắt gặp cảnh những đám đông túm năm tụm ba kể
cho nhau nghe những câu chuyện đời thường, những mẩu đối thoại vui mà họ
vừa đọc được trên báo. Khác với những loại thông tin thông tấn thường được
thể hiện với nhiều con số, nhiều thống kê thời gian, ngày giờ,… khó nhớ, với
những thông tin thế sự, công chúng có thể ê a kể lại cho những người khác
cùng nghe mà không cần kể y chang như nhà báo. Họ có thể “biên tập” lại
ngôn ngữ kể bằng chính giọng điệu, ngôn ngữ của mình. Họ kể lại những mẩu
chuyện mà họ cảm thấy hay, thấy độc đáo cho những người khác cùng nghe,
để cùng trao đổi, luận bàn, cùng biến nó thành những đề tài nóng trong những
lúc giải lao tán chuyện làm quà. Nhờ có những câu chuyện đó, cuộc nói
chuyện của họ rôm rả hơn, nhiều tiếng cười tiếng nói hơn, đời sống tinh thần
nhờ đó cũng phong phú hơn.

22

Thông qua việc phổ biến một cách sinh động, hấp dẫn các cảnh huống,
những câu chuyện bình dị, đời thường trong đời sống xã hội một cách có nghệ
thuật, mảng thông tin thế sự giúp nâng cao trình độ hiểu biết và đáp ứng nhu
cầu văn hóa-giải trí của công chúng báo chí. Hàng loạt những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, hàng loạt những phong tục tập quán, lễ hội, kể cả
các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực như: văn học nghệ thuật, âm nhạc, điêu
khắc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh đều được phản ánh và trở thành đề tài của
mảng nội dung đời sống thế sự. Những giá trị văn hóa được thể hiện lồng
ghép qua những câu chuyện kể bình dị gần gũi càng trở nên có sức sống mãnh
liệt trong lòng công chúng. Với sức mạnh đó, mảng thông tin về nội dung đời
sống thế sự trên báo chí Việt Nam không chỉ quảng bá được những giá trị văn

hóa tinh thần mà còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa đó, khẳng định
bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế rộng mở hiện nay.
Điều đó kích thích mỗi thành viên xã hội không ngừng bổ sung vốn tri thức,
làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của mình. Đây cũng là điều kiện
để phát triển con người một cách toàn diện.
1.3.2 Chức năng làm “mềm hóa” thông tin
Thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ của sự bùng nổ thông tin. Xã hội hiện
đại cũng như thế được gọi là xã hội thông tin. Trong dòng chảy ồ ạt của nhiều
luồng thông tin đa chiều đến cùng một lúc, vấn đề còn lại vô cùng quan trọng
thuộc về nhà báo là cần phải xử lý thông tin như thế nào cho thuyết phục nhất,
được công chúng tiếp nhận hào hứng nhất. Trong bối cảnh đó, mảng thông tin
đời sống thế sự vẫn tạo được dấu ấn riêng và có chỗ đứng ngày càng vững
chắc trong lòng độc giả, đó là bởi các nhà báo đã lựa chọn được cách thức để
các thông tin đến được với bạn đọc một cách tự nhiên nhất, uyển chuyển nhất.

23

Những câu chuyện đời thường, những cảnh huống xung quanh vốn đã
gần gụi sau khi được chuyển tải dưới ngòi bút mềm mại, linh hoạt của nhà
báo thì lại càng dễ đi vào lòng người. Đặc biệt, những thông tin khô cứng như
những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước khi được cụ thể hóa dưới
những bài báo thế sự thì bỗng trở nên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu hơn rất nhiều.
Thay vì phải tìm hiểu thế nào gọi là bình đẳng giới, thế nào là thực hiện đúng
kế hoạch hóa gia đình, thế nào được bầu chọn là gia đình văn hóa,… giờ đây
người lao động có thể hiểu nó một cách đơn giản thông qua những bài báo
dung dị mang hơi thở sống động của cuộc đời kể về câu chuyện, tình huống
của chính những con người xung quanh đã sống như thế nào, đã làm ra sao.
Những thông tin vĩ mô được chuyển tải dưới những câu chuyện, tình huống
chân thật, dễ nhớ, dễ hiểu, đó là lý do vì sao mảng nội dung thông tin thế sự
trên báo chí đặc biệt phù hợp để chuyển tải những thông tin mang tính khô

cứng mà nếu để ở tình trạng nguyên bản sẽ rất khó để tuyên truyền hay
chuyển tải thông điệp đến công chúng.
Cộng thêm với năng lực ngôn từ phong phú, các nhà báo dễ dàng
chuyển tải, diễn đạt các vấn đề, các sự kiện trong đời sống xã hội bằng một
con đường riêng. Những ngôn ngữ bình dân, những khẩu ngữ, những đoạn
đối thoại gần gụi, cụ thể khiến cho những thông điệp chuyển tải trở nên mềm
mại, dễ hiểu và đến rất gần với công chúng.
Trong mảng nội dung về đời sống thế sự trên báo chí, các nhà báo sử
dụng rất phổ biến các biện pháp nghệ thuật vay mượn của văn học như: ẩn dụ,
hoán dụ, ngoa dụ, so sánh,… Những phương pháp này làm cho những khái
niệm tăng thêm khả năng khêu gợi cảm xúc, làm rõ thái độ đối với vấn đề
được nêu và làm nổi bật bản chất, ý nghĩa của nó. Lối viết này rất phù hợp với
tâm thức đọc của công chúng báo chí – những người vốn đã quen tiếp nhận

×