Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Lịch sử trang viên OYAMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.33 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
• ■ •
ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LỊCH SỬ TRANG VIÊN OYAMA
Chủ trì đề tài: PHAN HẢI LINH
Mồ số đề tài: QX.2003.01
Cơ quan chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN
ĐAI HOC Q UỐ C GIA HÀ NÓ!
■RƯNG TAM TH O \G Ĩ'N THƯ VlEN
p ĩ / 4 3 4 -
HÀ NỘI 2005
MỤC LỤC
■ ■
Mỏ đầu 1

Chương 1: Quá trình thành lộp trang viên Oyama thòi Heian

7,7. Thung lùng Oyama trước thời Heian
1.2. Quá trình lập trang của Đông tụ ^ 3
1.3. Tình hình khai khẩn và canh tác trong trang viên Oyama
thòi Heian
1.4. Mối quan hệ giữa trang viên và quốc ty 23
Chương 2: Trang viên Oyama thòi Kamakura 34
2. ĩ. Sụ xôm nhập của thủ hộ Nakazawa 34
2.2. Tình hình thủy lợi và canh tác thời Kamakura 41
2.3. Trang dân và danh chủ thòi Kamakura 40
Chương 3: Trang viên Oyama thòi Muromachi 54
3.1. Tĩnh hình canh tác thòi Muromachi 54
3.2. Quá trình can thiệp của thủ hộ vào trang viên 5 7
3.3. Phiên chế các danh chủ và nỗ lục khôi phục trang viên 61


của Đông tụ
3.4. Sụ tan rã của trang viên Oyamo £ 3
Thay lài kết ó8
1. Khái niệm trong viên và phân kì lịch sủ trang viên £Q
2. Phân loại trang viên theo giai đoạn và dặc diểm
3. Làng trong trang viên
/0
Tài liệu tham khào 8Q
Phụ lục 3 5
MỞ ĐẦU
Đ ã nhiều thập kỉ nay, trang viên được coi là vấn đề trung tâm trong việc
nghiên cứu lịch sử ch ế độ ruộng đất Nhật Bản và tình hình kinh tế xã hội Nhật
Bản cuối thời Cổ đại đến đầu thời Cận thế. Khái niệm shoen ( í £ 0 , trang viên)
xuất hiện trong tiếng Nhật vào khoảng giữa thế kỷ thứ v i n và tồn tại trong
lịch sử Nhật Bản đến thế kỷ XV I với ý nghĩa là những vùng đất đai (chủ yếu là
ruộng canh tác) tư hữu qui mô lớn-cơ sở kinh tế cơ bản của ba thế lực: công
gia (gồm quan lại, quí tộc cao cấp, đứng đầu là Thiên hoàng), vũ gia đứng đầu
là Mạc phủ và chùa xã trung ương.
Trong nghiên cứu về trang viên, trang viên thòi Heian và Kamakura
được khảo sát và nghiên cứu kĩ nhất, do các tài liệu liên quan đến trang viên
thời kì này đã được sưu tập và công bố rộng rãi như Heian ibun (^i&rijt
Bình An di văn), K am akura ibun {ỷịếlẾM.^c, Liêm Thương di vãn). Ngoài
ra, tư liệu về trang viên của các chùa xã lớn như chùa Todai Đông
Đại tự), Kofuku Hưng Phúc tự) được lưu giữ khá đầy đủ và được
quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Trong khi đó, lịch sử trang viên thời
Muromachi (I&PT, Thất Đính) và Sengoku (ặicEI, Chiến Quốc) thường không
được nghiên cứu độc lập mà gắn liền với việc nghiên cứu quá trình lãnh chủ
hoá của đảng cấp vũ sĩ hay sự ra đời của các làng tự trị.
Trang viên được các học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhiều
sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong số các nhà Nhật Bản học người Nga

nghiên cứu trang viên phải kể đến I. M. Tsyritsin. và E. K. Simonova-
Gudzenko. Nếu Tsyritsin nhấn mạnh vai trò của trang viên như một trong
những vấn đề cơ bản của ch ế độ phong kiến Nhật Bản và nhận định chế độ
trang viên ở Nhật Bản chỉ tổn tại đến thế kỉ XIV, thì Gudzenko đã khẳng định
ràng cuối thế ki XV, mặc đù bước vào con đường tan rã, nhưna kinh tế trang
viên vẫn phát huv vai trò quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp, thù công
nghiệp và thương nghiệp ở Nhật Bản.
Trang viên cũng là m ột đề tài được nhiều học giả phương Tây quan tâm.
Tiêu biểu là The Early D evelopm ent o f the Shoen (Sự phát triển sớm của trang
viên) của Elizabeth Sato, Estate and Properry in the Late H eian P erio d (Đất
đai và sở hữu cuối thòi Heian) của Cornelius J. Kiley phân tích về quá trình
hình thành và đặc điển của các loại hình trang viên cuối thời Heian, Jito Land
Possession in the Thirteenth Century: The C ase o f Shitaji Chubun (Quyền sở
hữu đất đai của jito u thế kỉ XIII: Trường hợp hạ địa trung phân) của Jeffrey p.
Mass khảo cứu vai trò của chính sách shitaji chubun hạ địa trung
phân) đối với quá trình địa chủ hóa jỉto (địa đầu) thời Kamakura.
ở Nhật Bản, trang viên được bắt đầu nghiên cứu từ thế kỉ XIX trong tác
phẩm Shoen ko Khảo sát về trang viên) của Kurita Hiroshi. Tiếp đó,
đầu thế kỉ X X đã xuất hiện rải rác các nghiên cứu của Yashiro Kuniharu,
Takeuchi Sada, Nishioka Toranotsuke, Fujima Ikuo Đặc biệt, Ishimoda Sho
là người có đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu trang viên sau chiến
tranh. Trong tác phẩm nổi tiếng Chuseteki sekai no keisei
Sự hình thành xã hội trung thế), Ishimoda đã thông qua tư liệu cụ thể của
trang viên Kurota ( l i PB, Hắc Điền) thuộc sở hữu của Đ ông Đại tự để tìm hiểu
những biến đổi của cơ sở hạ tầng trong trang viên từ cuối thời c ổ đại sang thời
Trung thế. Ishimoda Sho nhấn mạnh vai trò của chế độ sở hữu của các hào tộc
địa phương trong quá trình hình thành trang viên và khẳng định trang viên sơ
kì được hình thành dưới thời nhà nước luật lệnh. Ông đặc biệt coi trọng việc
nghiên cứu đời sống nông dân và sản xuất nông nghiệp. Ishimoda coi Thiên


hoàng là tàn dư của ch ế độ cổ đại và ví các lãnh chủ - vũ sĩ nắm quyền sở hữu
trang viên thế kỉ XEI-XIV như các lãnh chúa phương Tây.
Sau Ishimoda, ở Nhật Bản đã xuất hiện nhiều nghiên cứu thành công về
trang viên của Nagahara Keiji, Kikuchi Takeo, M iyagawa Mitsuru, Kurođa
Toshio trên cơ sờ phát hiện và phân tích các vãn thư cổ của từng trang viên
cụ thể. Đặc biệt Kuroda Toshio đã đưa ra những quan điểm mới về nghiên cứu
trang viên trong tác phẩm Nihon chusei hokenseiron ( 0
2
Chế độ phong kiến ở Nhật Bản thời trung thế). Ông cho rằng quan điểm của
Ishimoda về các trang viên tổn tại như các lãnh địa kiểu phương Tây có thể
phù hợp với các trang viên ở miền đông Nhật Bản, địa bàn chính của Mạc phủ
Kamakura. Còn ở miền tây Nhật Bản mối quan hệ giữa 3 thế lực lãnh chủ với
trang viên phức tạp hơn nhiều. Ông khẳng định trong thế kỉ X -XIV, cả 3 thế
lực lãnh chủ đều dựa vào vũ sĩ để bảo vệ địa vị và lấy trang viên làm cơ sở
kinh tế. Ông cho rằng chính trang viên với hệ thống sở hữu, quản lý nhiều
tầng là m ô hình cơ bản của chế độ phong kiến sơ kì ở Nhật Bản.
N goài ra, không thể không nhắc đến m ột học giả nữa có vai trò quan
trọng m ở ra những vấn đề mới trong việc nghiên cứu trang viên là giáo sư
Amino Yoshihiko thuộc trường đại học Kanagawa. Lúc đầu Am ino cũng quan
tâm đến chế độ sở hữu và đưa ra những lý giải về trang viên giống như Kuroda,
nhưng về sau ông đi sâu nghiên cứu đời sống của các tầng lớp xã hội khác
ngoài nông dân như thợ thủ công, thương nhân, nghệ nhân và những người có
thân phận thấp kém bị phân biệt trong xã hội. Qua các công trình nghiên cứu
về lịch sử các trang viên cụ thể như Chusei shoen no yoso
Diện mạo trang viên thời trung thế, khảo sát về lịch sử trang viên Tara),
Amino đã nhận định rằng dưới thời Kamakura, giai cấp quí tộc và chùa xã lớn
chủ yếu dựa vào thương nhân, thợ thủ công, còn nông dân ngày càng bị vũ sĩ
khống chế. Bằng việc nghiên cứu sinh thái nông nghiệp và kĩ thuật canh tác,
ông chứng minh rằng nền nông nghiệp đương thời còn kém phát triển và thiếu
ổn định, do đó thế lực của vũ sĩ và Mạc phủ thời Kamakura cũng không ổn

định, khác với thế lực của M ạc phủ thời Tokugawa. Mặt khác, A m ino cho
rằng trong các thế kỉ X -X IV , thực chất ở Nhật Bản gần như tồn tại hai quốc
gia khác nhau VỚI hai ý thức dân tộc khác nhau: m iền đông Nhật Bản là quốc
gia của Mạc phủ, còn m iền tây là của Thiên hoàng. Quá trình thống nhất hai
quốc gia này diễn ra từ thời Muromachi và hoàn thành thời Edo. Vì vậy tổ
chức trang viên cũng có sự khác biệt giữa các miền.
Trong nhĩm s nãm 1970, 1980, việc nghiên cứu trang viên đã được tiến
hành rộng rãi trên qui m ô cả nước. Nhiều đoàn nghiên cứu đã của các trường
3
đại học và viên nghiên cứu đã được tổ chức trên cơ sở kết hợp các phương
pháp truyền thống như nghiên cứu sử liệu, điều tra khảo cổ học, dân tộc học
với các phương pháp hiện đại như quan sát địa hình và chụp ảnh từ trên không,
nghiên cứu địa danh, khai thác nguồn tư liệu tranh cuốn, sơ đồ cổ để tái lập
bản đồ từng trang viên. N ội dung nghiên cứu cũng trở nên phong phú. Nếu
trước kia người ta chỉ tập trung vào nghiên cứu tình hình canh tác ruộng lúa,
thì đến thòi kì này các nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của việc canh tác
nương rẫy, vườn tược, khai thác sơn lâm hải sản và chú ý đến nghiên cứu đời
sống cư dân m iền núi và m iền biển. Vai trò của giao thông và mối quan hệ
trao đổi giữa các trang viên cũng được nhấn mạnh qua nghiên cứu của Toda
Yoshisane, W akida Haruko Hướng nghiên cứu tổng hợp để rút ra mô hình
chung cho trang viên của một vùng hay trên qui mô cả nước, tìm hiểu vể vị trí
của trang viên trong lịch sử Nhật Bản, các cơ sở phân kì trang viên, vai trò và
quyền lợi của lãnh chủ, sự phân hoá xã hội trong trang viên vẫn tiếp tục.
Tiêu biểu là công trình Shoensei seỉritsu to Ochokokka (ĩtlll/ỉẾ A l ẻ: ĩE ậ ílS
W-), Sự thành lập ch ế độ trang viên và quốc gia vương triều) của Sakamoto
Shojo. Trong tác phẩm này Sakamoto đã chứng minh quan điểm cũ rằng chế
độ trang viên định hình trong thời Nhiếp chính (giữa thế kỉ X-cuối XI) là chưa
đủ cơ sở. Quan điểm của ông về quá trình hình thành chế độ trang viên diễn ra
chủ yếu trong thời V iện chính (1086-1192) ngày càng được nhiều người ủng
Đầu những năm 2000, một số học giả trẻ tuổi như Takahashi Ichiju,

Kawabata Shin đã cố gắng đưa ra những lý giải mới cho một số vấn đề của
trang viên. Takahashi Ichiju, trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc của
Hội nghiên cứu Lịch sử Nhật Bản tháng 5 nãm 2001 tại Kyoto, đã nhấn mạnh
vai trò của các vùng đất kano gia nạp, chỉ đất công và đất do nông dân
tự khai hoang trong phạm vi trang viên), qua đó, phê phán tính tuyệt đối của
quan niệm về quyền bất thâu bất nhập của trang viên và mổ hình trang viên
lãnh vực tuyệt đối. Ôn» cũng đề cao quan điểm của Nagahara Kenji về vai trò
4
cùa bộ máy nhà nước, đặc biệt là Viện của Thái thượng hoàng trong việc hình
thành trang viên.
Kawabata Shin, trong tác phẩm Shoensei seiritsushi no kenkyu (iiilltlrfrj
Trang viên chế thành lập sử chi nghiên cứu), đã đề ra hai
hướng nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề còn tranh cãi về lịch sử trang
viên là:
1. Xem xét lại những vấn đề đật ra về chế độ trang viên trên cơ sở kế thừa
các nghiên cứu về cơ cấu thời kì những năm 1960-1970, kết hợp với các
nghiên cứu địa phương cụ thể từ cuối những nãm 1970 đến nay. Qua đó,
xây dựng lại một mô hình chung vể trang viên Nhật Bản phù hợp với
trình độ và phương pháp nghiên cứu mới.
2. Khẳng định tính đặc thù của từng trang viên và từng khu vực bằng các
nghiên cứu điền dã, so sánh đối chiếu các trang viên với nhau và với mô
hình chung của trang viên.
Tâm đác với những công trình nghiên cứu của các học giả như Ishimoda
Sho, Oyama K yohei, Kawabata Shin, trong bài nghiên cứu này, tôi muốn
thông qua lịch sừ cụ thể của một trang viên ở phía bắc thành phố Osaka là
trang viên Oyama để phân tích tính đặc thù của trang viên này, cũng như tìm
ra những đặc điểm chung với các trang viên cùng khu vực, cùng chù sở hữu. từ
đó góp phần làm sáng rõ một số vấn đề còn đang tranh cãi của lịch sử trang
viên Nhật Bản nói chung (như mối liên hệ giữa trang viên sơ kì và trang viên
Trung thế, con đường hình thành trang viên ủy thác, mối quan hệ giữa lãnh

chủ trang viên với trang dân và lãnh chủ địa phương )
Trang viên Oyama (^ U -l, Đại Sơn) nằm ở vùng thung lũng phía nam
núi Oyama, tỉnh H yogo ( Ẵ ® , Binh Khố) ngày nay. Khu vực này trước kia
thuộc quận Taki ( ^ í í l ỉ l ỉ, Đa Kỉ quận), tỉnh Tamba (;F]-;J£[I], Đan Ba quốc).
Trang viên Oyama được giới nghiên cứu lịch sử Nhật Bản đánh giá là một
trong những tranơ viên có nguồn sử liệu phong phú nhất. Tiêu biểu là các bộ
Kyo 0 gokokuji m onjo Giáo Vương hộ quốc tự văn thư),
5
Toji hyakugo m onjo ( K t p H p Ẵ Ế , Đ ông tự bách hợp vãn thư) do Đ ông tự
quản lý. Ngoài ra còn Heian ibun Bình An di văn), Kam akura
ibun Liêm Thương di văn), O yam a sonshi Đại Sơn
thôn sử), N akazawa m onjo ( Í / K Ẵ Í (Trung Trạch vãn thư) Nãm 1991,
phần lớn các sử liệu liên quan đến trang viên Oyama từ thời Kamakura trở đi
được Ban biên tập Lịch sử tỉnh Hyogo tập hợp lại và xuất bản trong tập
Shiryohen chusei 6 (5& $4ls * 6 , Sử liệu biên - Trung thế phần 6) thuộc
bộ H yogokenshi (^J|[ỊặíSEĩ, Binh Khố huyện sử).
Đầu những nãm 80, trước nguy cơ di tích trang viên Oyama có thể bị
xâm hại, một cuộc điều tra liên ngành khảo cổ học, sử liệu học, địa lý - địa
mạo học và dân tộc học đã được tiến hành liên tục trong 5 năm (từ năm 1984
đến năm 1988). Kết quả của cuộc điều tra này được công bố trong
Tam banokuni O yam anosho Genkyochosa hokoku (^HỔỈlU^I-UĩtẸtỉ^llpỊĩiịệlsỉ
C3 , Đan Ba quốc Đ ại Sơn trang hiện huống điều tra báo cáo). Đây là một
nguồn tư liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử trang viên Oyama nói riêng
và lịch sử trang viên Nhật Bản nói chung. Trong thời gian thực tập tại trường
Đại học Tổng hợp Osaka, bản Báo cáo điều tra những nãm 80 này đã giúp
chúng tôi rất nhiều trong những lần đi điền dã tại trang viên và tìm hiểu về hệ
thống thuỷ lợi của các làng Nishitai, Ikejiri, Ichii.
Trong bài viết này, các khái niệm và thuật ngữ lịch sừ, kinh tế, xã hội,
tên người, địa danh bằng tiếng Nhật khi được đưa ra sử dụng lần đầu tiên
đểu được ghi âm Nhật (ghi chú nguyên vãn chữ Hán và âm Hán V iệt) và giải

thích ý nghĩa. Sau đó, trong các lần sử dụng tiếp theo, các thuật ngữ có tên
tiếng Việt như shoen (trang viên), ryoshu (lãnh chủ) được ghi luôn bằng âm
Hán Việt, các thuật ngữ khác được ghi bằng âm Nhật. Tên các nhân vật lịch sử,

địa danh và tên sách cũng được ghi âm Nhật (ghi chú nguyên văn tiếng Nhật
và âm Hán V iệt) khi xuất hiện lần đầu tiên. Ngoài ra, trong m ỗi chương, tôi sử
6
dụng hệ thống bản đồ, tranh và ảnh đã được chú thích lại bằng tiếng V iệt để
minh hoạ và các bảng, sơ đồ hệ thống những vấn đề chính của chương.
Lịch sử trang viên Oyama từ thế kỉ v r n đến XVI được trình bày theo
các vấn đề chính sau:
M ở đầu: Trình bày nguyên nhân lựa chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài, lịch
sử nghiên cứu vấn đề, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong
đề tài và đóng góp của đề tài.
Chương 1: Q uá trình thành lập trang viên Oyam a thòi H eian
Ỉ.I. Thung lũng O yama trước thời Heian
1.2. Quá trình lập trang của Đông tự
1.3. Tình hình khai khẩn và canh tác trong trang viên Oyam a thời H eian
1.4. M ối quan hệ giữa trang viên và quốc ty
C hương 2: T rang viên O yam a thời K am akura
2.1. Sự xâm nhập của thủ hộ N akazaw a
2.2. Tình hình thủy lợi và canh tác thời Kamakura
2.3. Trang dãn thời K am akura
C hương 3: T rang viên O yam a thời M uromachi
3.1. Tình hình canh tác thời M urom achi
3.2. Quá trình can thiệp của thủ hộ vào trang viên
3.3. Phiên chê cúc danh chủ và nỗ lực khôi phục trang viên của Đ ông tự
3.4. Sự tan rã của trang viên Oyama
Thay lời kết:
- Đ ối chiếu trana viên O yam a với lịch sử trang viên Nhật Bản nói chung

- Ý nghĩa của neuổn tư liệu của trang viên Ooyama trong nghiên cứu lịch sử
trang viên Nhật Bản nói chung
Qua đề tài nghiên cứu này, tôi cô' gắng trình bày lịch sử trang viên
Oyama theo các vấn đề chính gồm:
7
- Tuyển chọn, dịch ra tiếng V iệt và phân tích nội dung một số tư liệu, bản vẽ
cổ liên quan đến lịch sử trang viên Oyama (Đại Sơn) tỉnh H yogo, Nhật Bản,
trong các thế kỉ IX-XVI. Đ ối chiếu với tư liệu điền dã và các nghiên cứu liên
quan.
- Phân tích quá trình hình thành, phát triển và tan rã của trang viên Oyama,
nêu bật đặc điểm của trang viên, sự biến đổi cấu trúc sở hữu-quản lý-sử dụng
đất đặc trưng của trang viên qua các thời kì.
- So sánh với mô hình chung của trang viên Nhật Bản, đưa ra nhận xét về một
số vấn đề đang tranh luận trong giới nghiên cứu trang viên như phân kì trang
viên, loại hình trang viên, đặc điểm trang viên theo khu vực
- Nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu nguồn tư liệu gốc kết hợp khảo sát điền
dã trong việc nghiên cứu lịch sử trang viên Nhật Bản và lịch sử Nhật Bản nói
chung.
Trang viên Nhật Bản là một đề tài khó, nghiên cứu về một trang viên cụ
thể lại càng khó hơn nhất là trong hoàn cảnh tôi không thể thường xuyên sang
Nhật Bản để bổ xung tư liệu. Hơn nữa, với năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm
nghiên cứu chưa nhiều nên chắc chắn nội dung của bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót. Tỏi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các nhà nghiên
cứu Việt Nam và Nhật Bản để có thể tiếp tục bổ xung và hoàn chỉnh đề tài
nghiên cứu này.
Hà N ội ngày 25 tháng 6 năm 2005
Phan Hải Linh
8
CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TRANG VIÊN OYAMA THỜI

HEIAN
Thung lũng Oyama
Thương
Thung lũng Oyama
Thung lũng Ichii, sau
là lảng Ichiitani
Thung lũng Ikejiri
sỏng Oyama
Khu vực làng
Kamogiku
Sông Sasayama
Khu vực làng
Nishitai
Hình 1: Bản đồ thung lũng Oyama và các đường nước chính
1.1, Thung lủng Oyama trước thời Heian
Trên bản đổ, địa vực của trang viên Oyama gồm 3 thung lũng nhỏ là
Oyam a, Ichii (trong sử liệu ghi là — # , tức Nhất Tỉnh; nhưng hiện nay được
viết là — EP, tức Nhất Ấn) và Ikejiri (; Ế ^ , Trì Khao) do các nhánh thượng lưu
9
sồng Oyama tạo nên; và m ột phần đất trũng ờ phía đông nam, thuộc thị trấn
Nishiki O Í S , Tây Kỉ) ngày nay. Riêng thung lũng Oyam a có hai nhánh:
nhánh phía tây là Oyama thượng và nhánh phía đông là Oyama (H l).
Theo kết quả điều tra khảo cổ học năm 1986, khu vực này bắt đầu được
khai phá từ giữa thời Yayoi (ijfcifc, Di Sinh, Tr.CN III-CN i n ) 1. Các đấu tích
sớm nhất của con người gồm dấu vết nền nhà kiểu tateana (i£7X , Thụ Huyệt)2
cỡ nhỏ và một số công cụ bằng đá và gốm, được tìm thấy tại khu vực chùa
Choan (Íclíc, Trường An), ở đòng nam thung lũng Ichii. Khu vực này được
các nhà nghiên cứu phán đoán là địa điểm của làng Kamoguki ( M íê H , Hạ
Mậu Thuyên) thời Trung thế3. Các dấu tích hậu kì Yayoi và sơ kì Kofun CẺ"Ịft,
Cổ Phần, III-VIII) được tìm thấy nhiều trên phạm vi rộng hơn. Tiêu biểu là di

chỉ Kitano Bắc Dã) nàm trên vùng đất cao phía đông nam thung lũng
Ikejiri với 6 ngôi nhà tateana nhỏ và 2 ngôi nhà lớn, có thể là nơi sinh hoạt
cộng đổng của cư dân trong làng4. Trước đó, các nhà khảo cổ học đã phát hiộn
tại thị trấn Nishiki dấu tích các xóm làng tồn tại liên tục trong suốt thời Yayoi
đến đầu thời Kofun. Tổng hợp các kết quả khai quật trên, chúng ta có thể hình
dung lại quá trình khai phá vùng đất này như sau: đầu thời Yayoi con người
đã bắt đầu khai phá vùng thung lũng Sasayama (íiilll, Tiểu Sơn) ở phía nam.
'Oyama Kyohei: Chusei Shoen no sekai, tr. 21
2 Đây là kiếu cư trú dặc trưng của người Nhật thời nguyên thuỳ và cổ đại. Người ta chọn những địa điểm gần
nguồn nước, đào các hố hình tròn hay vuông sâu khoảng 50-100 cm, rộng khoảng 20-30 mét vuông, đập bầng
mặt hố làm nén nhà, thành hô' làm tuờng. Trên nển nhà, người ta dào 4-8 lỗ để dựng cột. Để dun nấu, người ta
dào mộl bếp lừa ờ giữa nhà. Từ thời Kofurt, nhiều ngồi nhà dã có bếp lò bằng dất dắp. Mái nhà lợp bằng lá và
có. Xung quanh nhà là các rãnh thoát nước. Một xóm làng có thể có vài nhà đến vài chục ngõi nhà tập trung
thành hình vùng cung hav móng ngựa. Ở giữa là nhà của thù rinh hoặc nhà sinh hoạt cộng đổng có kích cỡ lớn
hơn, xung quanh có kho dựng kiểu nhà sản cao ráo.
1 Trước Đại chiến thế giới thứ hai, việc phản kì lịch sử Nhặt Bản thường dựa vào các giai đoan vãn hoá như
Jomon, Yayoi, Kofun , hay các trung tàm chính trị như Nara, Heian, Kamakura Sau chiến tranh, các nhà
nghiên cứu lịch sử Nhật Bàn, chịu ảnh hường cùa phương pháp phân kì lịch sừThế giới, dã phân chia lịch sử
Nhậl Bản thành các thời kì lớn là Nguyẻn thủy, Cổ đại, Trung đại (Phong kiến), Cận đại và Hiện đai. Riêng
thời Trung đại, hay thời Phong kiến, được các sù gia Nhạt Bản chia thành thời Trung thế (tương dương với sỡ
kì Trung đai, gổm các giai đoạn Kamakura, Muromachi, Azuchi-Momoyama) và thời Cận thế (tương đương
với Hặu kì Trung dại, ớ Nhật Bản là thời Edo).
4 Ván để qui mô cùa làn® Nhâl Bàn thời có dại đã đươc các kết quả khảo cổ hoc gần dây làm sáng tó nhiều.
Làn° thời cố dại thường có qui mõ nhỏ và mang nặng tính du cư, nhiéu truờng hợp dấu tích sinh hoat mất hản
tron® các tầng vãn hoá trẽn. Trong đó. các làng cổ đại ớ khu vục Kinki có đặc điếm chung là mỗi làng thường
nòm hai dến bổn xóm phân bố tập trung. Mỗi xóm có vài nhà tatearw. xung quanh có vườn, ruống và nhà kho.
Các n“ỏi nhà có qui mô như nhau, riêng nhà ớ của trướng làna và nhà sinh hoat chung cùa làng có qui mõ lớn
hơn hắn.
10
Từ giữa thời Y ayoi, m ột số người đã di chuyển lên phía bắc khai phá các

thung lũng sông Oyama. Đầu tiên người ta dựng nhà ở trên đồi cao và canh tác
vùng đất thấp phía nam thung lũng Ichii (di chỉ Trường An tự). Đến cuối thời
Yayoi, con người đã vượt qua vùng đồi thấp phía đông thung lũng Ichii để mở
rộng địa bàn canh tác sang phía nam thung lũng Ikejiri (di chỉ Kitano).
Dấu tích cư trú của con người giai đoạn sơ kì và trung kì Kofun (III-V)
chi được tìm thấy trong di chỉ Kitano (thung lũng Ikejiri). Trong khi đó, ở
thung lũng Sasayama, người ta lại tìm thấy rất nhiều mộ cổ thời Kofun, gồm
một số ngôi m ộ qui m ô lớn như Iizuka (15 ^ , Phản Trủng), Hokujo ( ^ t ^ ,
Bắc Đ iều) và khoảng 200 ngôi mộ nhỏ tập hợp thành từng nhóm gồm vài
ngôi mộ đến vài chục mộ. Cạnh đó ỉà dấu tích của các lò gốm sản xuất đổ tuỳ
táng. V iệc xuất hiện các ngôi mộ cổ này phản ánh tình trạng phân hoá giàu
nghèo ở miền đông thung lũng Sasayama. Nhờ điều kiện địa hình bằng phẳng
và nguồn nước tưới tiêu ổn định, cư dân ở đây có thể đã đạt trình độ phân hoá
cao hơn so với cư dân sống trong các thung lũng Oyama ở phía bắc.
Phải đến cuối thời Kofun, tức là từ thế kỉ VI, con người mới để lại nhiều
dấu tích sinh hoạt và canh tác trên vùng đất phía tây bắc thung lũng Ichii và
Oyama. Trong thung lũng Oyama có 2 di chỉ là Yuhana (Ẻ tĩt , Hùng Hoa) có
niên đại thế kỉ VI và Kagohara Lung Nguyên) có niên đại cuối thế kỉ
Vl-đầu thế kỉ VII. Tại thung lũng Ichii, người ta tìm thấy dấu vết nhà tateana
và 4 ngôi m ộ cổ có niên đại nửa sau thế kỉ VI, ờ di chỉ Nishimuki O f o ], Tây
Hướng). Dấu vết làng thế kỉ VI-VII tiếp tục được tìm thấy ở di chỉ Kitano.
Trên vùng núi phía tây nam di chỉ này, người ta đã phát hiện ra khoảng 20
ngôi mộ cổ, trong đó có 3 ngôi mộ có kích thước lớn. Đây có thể là mộ của
các trưởng làng. Như vậy, trong khi phần lớn các di chỉ khảo cổ học thời Yayoi
và Kofun được tìm thấy trong thung lũng Oyama chỉ có một tầng vãn hoá có
niên đại hạn chế, chỉ có di chỉ Kitano có qui mô lớn hơn, với nhiều tầng vãn
hoá liên tục trong suốt các thế kỉ III-VIII và số lượng mộ cổ nhiều hơn hẳn các
nơi khác. Điều đó cho thấy vị trí quan trọng của làng Kitano trong khu vực.
11
Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể Kitano là một ỉàng mẹ và từ đây một

số nhóm gia đình đã tách ra lập xóm làng mới ở các địa điểm làn cận trong
thung lũng5.
Sang thời N ara Nại Lương, 710-794), các dấu tích xóm làng
trong khu vực trang viên Oyama sau này trở nên rất ít. Người ta chỉ tìm thấy
dấu vết nhà ở tại hai di chỉ Kitano và Yuhana. ỏ Yuhana phát hiện được 2
ngôi nhà và nhiểu dụng cụ khai thác và chế biến muối mỏ tại chỗ. Tại Kitano
phát hiện dấu tích hào nước và 1 ngôi mộ cổ có niên đại cuối Kofun đầu Nara.
Thay vào đó, dường như bộ mặt khu vực biến đổi hẳn bởi sự xuất hiện của 9
quần thể lò gốm có niên đại từ thế kỉ VIII đến giữa thế kỉ IX, nằm phân tán
trong các thung lũng Oyama, Ichii và Ikejiri. Riêng thung lũng Oyam a có tới
7 quần thể lò phân bố trong chu vi 1,5 km. Tiêu biểu là các lò gốm ở Oyama
tani, Yuhana, Shotani, Kitano Nhiều đồ gốm được tìm thấy có in dấu gun
(|ịỉ, quận) hay có chư chu (M , trù) viết bằng mực đen. Gần các lò gốm , người
ta tìm thấy dấu tích của 3 ngôi nhà và 1 nhà kho có qui m ô lớn hcm so với các
5 Oyama Kvohei Chttsei shoen no se k a i, tr. 35, 36
12
ngôi nhà tatean a trong vùng (ngôi nhà nhỏ nhất ở đây có 2 gian với diện tích
gần 40 m 2). N hiều khả năng đây là cơ quan quản lý việc sản xuất của quận.
Đ ể hiểu được nguyên nhân xuất hiện và phát triển các lò gốm ở đày,
cần nhìn lại bối cảnh chính trị ở Nhật Bản thời Nara. Thế kỉ VIII là thời kì nhà
nước Luật lệnh6 ờ Nhật Bản đã xây dựng về cơ bản bộ máy chính quyền trung
ương theo mô hình nhà Đường (Trung Quốc) và đang nỗ lực hoàn thiện bộ
máy quan nha địa phương và chế độ thuế khoá. Theo đó, các địa phương phải
cung cấp cho nhà nước những đặc sản của vùng. Oyam a thời N ara là nơi
thuận lợi cho việc xây dựng các lò gốm nhờ nguồn nguyên nhiên liệu (gỗ, đất
sét) tại chỗ (H .2), truyền thống làm đồ tuỳ táng từ thời Kofun và đường sông
thuận lại để vân chuyển sản phẩm. Có thể vào thời kì này, đây là nơi sản xuất
đồ gốm qui mô lớn cho cả tỉnh Tamba và cung cấp một phần cho kinh thành.
Nhiều khả năng việc các lò gốm này mất dấu tích vào nửa sau thế kỉ IX liên
quan đến việc Đ ông tự đứng ra mua vùng đất này và tiến hành khẩn hoang

trồng trọt.
1,2. Quá trình lộp trang của Đông tự
Chùa Toji (ĨỆĨtF, Đông tự), tên gọi đầy đủ là Kyo o Gokokuji ( ệ k ĩ- tầ .
I U # , Giáo Vương Hộ Q uốc tự) là một chùa lớn có thế lực thuộc phái Shingon
( I f , Chân Ngôn) ở Kyoto, do nhà sư Kukai ( í :M , Không Hải, 774-835)
sáng lập năm 823, Trong chùa, ông cho xây dựng hai viện: Denbo in
Truyền Pháp viện) là nơi giảng đạo và Shugeishuchi in ( íỆ llíllẵ lĩẾ , Tổng
Nghệ Chủng Trí viện) là nơi dạy học cho các sư tăng và con em thường dân.
Sau khi Kukai mất, tinh hình hoạt động của viện Tổng Nghệ sa sút, Lúc
này, ch ế độ Handen (SUES, Ban điền)7 của nhà nước Luật lệnh cũng đang rơi
6 Ritsum o kokka (ỊỊệ-TìWẰ%, Luật lệnh quốc gia) là khái niệm chi nhà nước cổ đai, xây dựng theo mô hình
nhà nước trung ương tãp quyền cùa Trung quốc (hời Đường. Đây là kiểu nhà nước cai trị báng pháp luật (gổm
các bộ Luật và Lệnh), tổn lại ờ Nhặt Bán từ sau cài cách Taika (;M t , Đai hoá 645) đến dầu thế ki XI.
7 Handen (SĨEB, Ban điển) là chính sách phân chia ruộng đất cho thán dãn theo khẩu phần goi là Kưbunden
(P ^ E S Kháu phần điển). Người được chia ruộng có nghĩa vụ nộp tò thuế và làm lao dịch cho nhà nước.
Quan lại quí tộc dươc chia ruộng theo tước vị và còn? lao phụng sư. Các chùa Phật giáo và dẽn thứ Thân dạo
13
vào tình ữạng bế tắc. Triều đình không thu đủ nguồn tô thuế từ ruộng đất công
để chu cấp cho bộ máy hành chính và các đền chùa lớn như trước. Chính vì
vậy, nhà nước khuyến khích các chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo mua đất
lập trang viên, tự khai khẩn và canh tác để trang trải các khoản phí tổn. Người
kế vị Kukai làm trụ trì Đ ông tự là sư Jitsukei (U m , Thực Huệ) đã quyết định
bán toà nhà của viện Tổng nghệ, lấy tiền mua ruộng đất ở vùng núi Oyama
thuộc tỉnh Tamba và lập nên trang viên Oyama. Nguồn tô thu được từ trang
viên được sử dụng cho các hoạt động của viện Truyền Pháp. Vì vậy, trong tư
liệu, Oyam a được gọi là sở lãnh trực tiếp cùa viện Truyền pháp thuộc Đông tự.
Đ ể hiểu rõ hem về hoạt động của trang viên Oyama, chúng tôi xin giải
thích qua về bộ máy tổ chức của chùa. Cơ quan lãnh đạo tối cao cùa chùa
được gọi là Jim ushigyo 7 , Tự vụ chấp hành), tức Ban điều hành của
chùa, gồm các nhà sư do Giáo hội Phật giáo ở Kyoto chỉ định. Ban điều hành

có chức năng quản lý chung, điều khiển các buổi lễ, truyền giảng đạo Còn
những hoạt động cụ thể của chùa được Hội sư tãng, gọi là Gusokai (#Mb
x ỉ, Cung tãng hội), trực tiếp thực hiện. Vào thời Heian, Ban điều hành nắm
quyền quản lý kinh doanh của chùa nên việc mua bán ruộng đất và canh tác
trang viên Oyam a cũng do người của Ban điều hành quyết định. Còn Hội sư
tăng chỉ thừa hành. Nhưng từ thế kỉ XIV, giữa Ban điều hành và Hội sư tăng
diễn ra sự tranh chấp quyền lợi gay gắt dẫn đến tình trạng chia sẻ ruộng đất
trang viên Oyama.
Tinh hình mua bán ruộng đất và thành lập trang viên ở vùng núi Oyama
đã được phản ánh qua sử liệu của chùa.
Minbushofu
( K o ỉ ỉ ^ ĩ í , dàn vụ tỉnh

phù)8 ngày 10 tháng 9 năm Jowa (7p;ÍP, Thừa Hoà) thứ 12 (845) là văn bản
chính thức côn g nhận quyền sở lãnh của chùa đối với trang viên Oyama.
Trong đó, diện tích và ranh giới của trang viên được ghi lại khá cụ thể (TL. 1)
cũn® dược chia đất đế xây chùa xá và lấy lương thực nuòi các sư táng. Ngoài ra, háng năm nhà nước ban cấp
cho các chùa và đển thờ lớn vải vóc, dầu thăp lấy từ thuê thu được cua cac tinh.
* Đây là °iấy chứn° nhận quyển sờ hữu trang viên do triều đình cấp cho các lãnh chù trẽn cơ sớ giấy tờ mua
bán ruộng dất và xác nhãn cùa quốc ty ớ địa phương
14
T ư liệu 1:
D ãn vụ tỉnh phù gửi quốc ty tỉnh Tamba.
Cho phép sá t nhập vào Đ ông tự đất của quận Taki có diện tích điên địa
là 44cho 140 bu9, gồm 9 cho 144 bu khẩn điền, I hồ chứa nước có con
đê dài 70 trượng, 35 cho đất rừng và đất hoang.
Ranh giới: đông giá p công điền, tây giáp núi Hane, nam giáp sông, bắc
giáp núi O yam a i0
Như vậy, vào giữa thê' kỉ IX, khi Đông tự đứng ra mua đất lập trang ở
Oyama, diện tích đất canh tác trong trang viên chỉ có hơn 9 ha, còn lại 35 ha

là rừng hoang chưa khai phá. v ề vị trí hồ chứa nước có con đê dài 70 trượng
(khoảng 212m ) được ghi trên vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Hiện nay tại vùng
thung lũng Oyama chỉ có hồ Ikejiri trong nhánh thung lũng Ikejiri là có niên
đại thời Heian. Nhưng hồ nước được ghi trong tư liệu 1 lại được chú ở phần
sau là nằm trong nhánh thung lũng Oyama. Phải chãng hồ nước này là một
đoạn của nhánh sông Oyamatani (^:iJLl^JỈ|, Đại Sơn Cốc xuyên) và đã bị lấp
đi sau này11. Ranh giới của trang viên được xác định là phía đông giáp ruộng
công (chỉ vùng đất trũng phía đông thung lũng Sasayama), phía tây giáp núi
Kane (trong giấy viết chệch là Hane), phía nam giáp sông (sông Oyama chảy
ngay phía nam và dưới đó là sông Sasayama), phía bắc giáp núi Oyama.
Tiếp đó, trong Tỉnh phù còn ghi rõ vị trí của các thửa ruộng thuộc 9 cho
mà Đ ông tự đã mua. Chúng tôi xin trích giới thiệu một đoạn sau:
Tư liệu 1 (tiếp):
9 Đơn V Ị đo diện tích thời kì này là cho ff]\ tan Jx, shiro ft, bu ị£. 1 cho (gân 1 ha)=10 tan=720 shiro =
3600bu
!0
7*JfêÀ!C#fflit!ỉỄ*fêi»0ír{ãiậfèẺÊ ĨE££IỈỈ
0 1 KPBttffl HPg$'lLUiiit ffiPIJil imxihtg ($118)-
(Heian ibun IU liệu sô 77. tr. 70-72)
Oyams Kyohei: Chusei sho e n n oseka i, tr. 145, 150
Đ ấ t trong hương Kawauchi, lô 1 3 Oyam a: Thửa 1: ruộng O yam a
H igashitam a 5 tan; thửa 2: ruộng Oyam a H igashitam a 5 tan; thửa 7:
ruộng Toko 3 tan 308 bu
Lô 2 .4 12 Mom om oto: thừa 25: ruộng Yozu 6 tan 250 bu; thửa 26: ruộng
O yama 8 tan 272 bu; thửa 27: ruộng Oyam a 5 tan 72 bu; thửa 33:
ruộng Kosaka 1 tan 72 bu; thửa 34: ruộng ỉm ade Kitatama 72 bu; thủa
36: ruộng của 3 hộ ỉ tan 140 bu 13
Đ ể dễ hình dung vị trí các lô đất và thửa ruộng trên, chúng tôi xin giới
thiệu bản đồ trang viên Oyama thời Heian (H .3)14. Đây là bản đồ phục hồi lại
vị trí các lô đất trong trang viên Oyama do nhà sử học M izuno Shoji

thực hiện năm 1988 trên cơ sở khảo sát thực địa kết hợp với phân tích các địa
danh trong sử liệu15. Tổng cộng có 12 lô đất, trong đó 3 lô có hàng ngang
không đánh số có tên gọi là dokujo (5^7^, độc điều). Đ ể tiện theo dõi, chúng
tôi tạm đánh số trong bảng là 0.1, 0.2, 0.3. Như vậy, tên gọi và vị trí của 12 lô
đất có thể thống kê theo bảng sau.
Bảng 1: Các lô đất trong trang viên Oyama thòi Heìan
TT
TÊN LÔ ĐẮT
Vị TRÍ
12 Đây là cách gọi tên các lô đất theo Jorisei Điều lí chế). Chế độ này !ả phương pháp qui hoạch
ruộng đất xuất hiện vào 2 iữa [hế kí vin và tổn tại đến đầu thời Trung thế. Theo đó, ruộng đất được chia ihành
các lô vuỏng lớn như kiểu bàn cờ. Các cột dọc là ri (M, 10 và được gọi tên theo ihứ tự 1, 2, 3 từ phải sang
trái, các hàng ngang là jo ( diểu) dược gọi tẻn theo thứ tự từ trên xuóng. Mỗi cạnh đều có dộ dài là 6 cho (
Bj, đính) dài, tức khoáng 109m. Khi gọi tên lô đất, người ta gọi theo thứ tư hàng ngang và cột dọc, ví dụ — ệk
09M tức là lò đất ờ dòng 2 CỘI 4, chúng tôi viết tát là 2.4. Một số lô đất được ghi kèm tèn địa danh như
Momomoto, Oyama
nhiệm vụ kiểm tra lại tinh hình canh tác trong tinh và lập sổ ruộng mới. Các trang viẽn muốn xin giấy chúng
nhân cũng phải lập số kẽ khai ruộng đất theo cách này.
13 ỉĩỊrĂÌăÍẾ-ẩHXlUM
-fc»/J'H = 8 = S A £ - (*« )
tt-tXOjE0EISi: + - $
($18) ■■■
(Heian ibun tư liệu sô 77, tr. 70-72)
14 Oyama Kyohei: Cliusei Shoen no sekai, tr. 125
15 Xem chú thích 8
16
1
0.1 Aribo Yamadera
Thung lũng Ikejiri
2

1.1 Arikata (—
3
2.2 Kurise
4
0.2 Kunugimoto
Thung lũng Ichii
5
1.2 Kunugimoto
6
2.3 Fukahato(“
7
0.3 Dokujo (ỈỀ ^ )
Thung lũng Oyama
8
1.3 Oyama (—
9
2.4 Momomoto (H ^ E 9 $1-^11)
10
1.5 Enokise (— 1L)
Thung lũng Oyama
thượng
11
1.4 K o m a k o í- ^ r a ĩâ Ỹ )
12
2.5 Ajibuchi (—
Nguồn: Thống kè theo Chuseỉ Shoen no sekai, tr. 122-125
Đ ối chiếu với bản đồ, ta có thể nhận thấy việc phân chia các lô đất ở
trang viên Oyam a không hoàn toàn theo nguyên tắc bàn cờ như qui định của
£ẵ' ^oc uo'C. ' -T* • HA 1*0 '
t r u n g T:N THƯ 7'ẺM

l y f ? 4 3 +
_______
ch ế độ Đ iều lý: Các Lô số 10, 11 nằm chếch theo hướng tây bắc đông nam dọc
theo thung lũng O yam a thượng. Ngoài ra, các lô đất số 7, 8, 9 nằm dọc theo
hướng bắc nam trong thung lũng Oyama dài hẹp, nên có hình chữ nhật dài,
chứ không phải là các lô đất vuông như thông lệ. 3 lô đất đặc biệt số 1, 4 và 7
được đánh số riêng, còn các lô đất khác được đánh số theo nguyên tắc hàng
ngang và cột dọc của ch ế độ Đ iều lý. Như vậy, kích thước, hướng và cách gọi
tên các lô đất phụ thuộc vào đặc điểm địa hình và địa danh của vùng núi
Oyama. Điều này cho thấy chế độ Điều b' do triều đình ban hành, nhưng khi
áp dụng trên thực tế biến đổi rất linh hoạt, phù hợp với điều kiện cùa từng địa
phương. Phải dựa trên nguồn tư liệu địa phương và điều tra điền dã mói có thể
hiểu được tính linh hoạt và thực trạng của chế độ này.
Dựa vào kê khai trong Tỉnh phù có thể xác định được vị trí cùa các thừa
ruộng trong số hơn 9 cho mà Đ ông tự mua lại lúc mới lập trang. Các thửa này
chủ yếu tập trung ở các lô đất số 7 (Dokujo), 8 (1.3 Oyama) và 9 (2.4
M om om oto) tức là nằm trong thung lũng Oyam a16, Có lẽ cũng chính vì vậy
mà Oyam a đã trở thành tên gọi của trang viên. Thực tế điền dã cho thấy đây là
khu vực có địa hình dốc thoai thoải từ bắc xuống nam, lại có nhánh sông
Oyamatani chảy dọc theo thung lũng, cung cấp nước cho các thửa ruộng. Đày
cũng là nơi đã từng tập trung các lò gốm thời Nara. Phải chăng chính những
xóm thợ gốm trước kia đã khai khẩn và tiếp tục canh tác ở đây sau khi Đông
tự đứng ra mua đất đai và thành lập trang viên ở thung lũng Oyama.
Sử liệu tiếp theo liên quan đến qui mô của trang viên Oyama thời Heian
là U daijin F ujiwara Tadahirake cho Hữu Đại Thần
Đằng N guyên Trung Bình gia điệp) ngày 11 tháng 9 năm Engi (5 Ỉ H , Diên

Hỉ) thứ 20 (920), tức là hơn 70 năm sau khi trang viên Oyama được thành lập

(TL.2).

T ư liệu 2:
16 Oyama Kyohei Kamakurajidai no sonraku ketsugo. Ir. 234
18
Đ iệp văn 17 của Hữu Đ ạ i Thần gửi Q uốc nha rình Tamba.
V ề việc trả lại ruộng đất gồm 46 cho 4 tan 156 bu vốn là sở lãnh của
Truyền Pháp viện thuộc Đông tự theo qui định cũ.
Vùng đ ất này tại quận Taki của tỉnh (Tamba). Đ ông giáp công điền, tây
giáp núi Hane, nam giáp sông, bắc giáp núi O yám a18.
Theo điều trần của Đ ông tự, đây là sở lãnh của viện Truyền Pháp
Quan tỉnh phù năm Jow a thứ 12, cũng ghi nhận phần ruộng đấ t này đ ã
là sỏ lãnh cùa Truyền Pháp viện trong địa phận tỉnh (T am ba). Theo dó,
trang gia đ ã được xây dựng, việc nộp tô cho chùa cũng được tiến hành.
Trong những năm qua, đ ã khai khẩn 11 cho 4 lan 56 bu ruộng, khai
thác 35 cho rừng, xăy 2 hồ nước, theo thời gian vùng đất hoang càng
được khai khẩn th êm }9
Như vậy, diện tích ruộng của trang viên Oyama vào đầu thế kỉ X đã
tăng thành 11 cho 4 tan 56 bu, tức là thêm 2 cho 3 tan 272 bu. D iện tích này
một phần do chùa mua bán thêm, nhưng phần chù yếu là do nông dân trong
trang viên đã khai khẩn những vùng rừng núi hoang xung quanh làng.
1.3. Tỉnh hình khai khẩn và canh tác trong trang viên Oyama
thòi Heian
V ề tình hình khai khẩn đất hoang mở ruộng của trang viên Oyama,
trong Toji denbo guke no cho Đ ông tự Truyền pháp cộng
17 Cho (fât, điệp) chi loại công vãn hay thư từ giữa các cơ quan khỏng cùng một hệ thống hành chính, như thư
cùa lãnh chủ gửi quốc, quận ty hay quan lại triều đình gửi các chùa xã
18 Một số nhà sử học Nhật Bản, dựa vào những chi tiết như tư liệu có ghi ranh giới dõng tây nam bãc được
công nhân là cổ nhất cùa Nhặt Bàn có niên dại nảm Manju (73 Vạn Thọ) thứ 4 (1027) dể nhãn đinh rằng
hai tư liệu số 1 và 2 trên đã được chép lại thời Trung thế. Tuy nhiên, điểu dáng lưu ý ờ đày là sự thống nhất vẽ
ranh giới trang viẻn được ghi trong hai cư liệu này.
s s s T ẩ n K ĩ P *R4*EB m s n i i j t f mPMJH

ttfflife ( í lẵ ) + Ể íĩS ỈS tẾ S . ỐÊỈẾI4B
To SEB + -PTE3iS:E-hA^. ÍC**Ìt£ì1ÍK &
kW iim (4>B§) -
(.Heian ibun tu liệu số 217, tr, 325-326)
19
gia điệp) của Đ ông tự gửi quận Taki ngày 11 tháng 9 nãm Engi (Diên Hỉ) thứ
15 (915) có ghi (TL.3):
Tư liệu 3:
Đ iệp văn cùa H ội tăng lữ viện Truyền p háp thuộc Đ ông tự gửi quận nha
Taki tỉnh Tamba.
V ề nguyện vọng được cấp quận phán20 cho ỉ cho 6 tan 12 bu ruộng mới
khai khẩn của bản trang.
Lô 1.3 O yama nửa phía nam gồm thửa ỉ: ruộng O yam a Higashitam a 7
tan, gồm bán điền 3 tan (có kèm bản đồ) và ruộng mới khai khẩn 7 tan;
thửa 2: ruộng Oyama H igashitama 8 tan, gồm bản điền 2 lan (có kèm
bản đổ) và ruộng mới khai khẩn 8 tan; thửa 16: ruộng Ikejiri 1 tan 72
bu, gồm bán điên 8 tan 288 bu (có kèm bản đồ) và ruộng mới khai khẩn
ỉ tan 72 bu.
Những thửa ruộng m ới khai khẩn trên nằm trong diện tích 44 cho và
hơn 100 bu được kê khai trong khoán văn21 của bẩn chùa. Những năm
gần đây (nhà chùa) dựa vào nguồn nước vốn có đ ể khai hoang mở
ruộng. N ay xin quận nha đối chiếu với khoán văn (đ ể xác nhận rằng
vùng đất mới khai khẩn nằm trong ranh giới của khoán văn) và cấp
quận phán đ ể làm bằng chứng cho đời sau22. Xin kính báo 22
20 Gunhan (ỉ|ỉậjj. tức quận phán) chí giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc sờ hữu ruộng đất cùa cơ quan
hành chính cấp quận (tương đương với huyện ờ nước ta hiện nay) cấp cho chù đất. Để được công nhàn quyển
sỡ hữu trang viên, khi lập trang lãnh chủ phải xin giấy chứng nhận cấp quặn và cấp quốc (tức tinh) rồi men
duợc tnểu đình cấp Minbushofu (K ẳP íầ íĩ, Dàn vụ tinh phù). Sau đó mỗi lán khai hoang hay mua bán, mỡ
rộng diện tích đéu phái dược cấp quàn hay quốc kiểm tra và chứng nhận thì mới đươc coi là ruộng cùa trang
viên và được miẻn thuế.

21 Kenbun khoán vãn) chi chung các vãn bản về quyển sở hữu ruộng đất trang viên.
22 Trong tư liệu dùng từ kugen ( i i ií , công kiểm) tức giấy chứng nhận quyển sờ hữu ruộng đất cùa chính
quyền cấp cho các chú dắt.
ETSHỈậimiíỉ EE Br BỀIS-t
-^LUEBHỀ-tíỉ mvn-tỉst) -*Lijffl3ĩ±A& <*
SrMAfS) <*BB A lS -S A +A Ị& tt® %iffi
HI. ttỉôEB. # S # X 3f*8 ỈÊ P B ĩ® í5 í* ^ Ìrtíl!ỉtii. g g M .
a a ttttS L » Ế Í # . just-" ($18)
20
Dựa vào tư liệu này, tính đến thời điểm năm 915, riêng lô 1.3 Oyama,
nhờ điều kiện nguồn nước thuận lợi, đã khai khẩn thêm được 1 cho 6 tan 72
bu ruộng. Những mảnh ruộng mới được khai khẩn được kê khai là shinkai (^T
HH, tân khai) để phân biệt với những mảnh ruộng mà chùa đã có từ trước là
honden (^ E 3 , bản điền). N gày 22 tháng 10 cùng nãm, quốc ty Minamoto đã
gửi công văn cho Đông tự công nhận quyền sở hữu của chùa đối với diện tích
đất mới khai hoang này24.
Tuy nhiên, không phải mảnh ruộng nào được khai hoang cũng có thể
canh tác lâu dài. Ngược lại, tình hình canh tác ở Nhật Bản thời c ổ đại và
Trung thế rất bấp bênh. Tinh trạng các mảnh ruộng được khai khẩn sau một
thời gian canh tác lại bị bỏ hoang ( ^ , hoang), biến thành rừng núi (lijfiJc), hay
bị ngập nước (Jỉ|/ị£) khá phổ biến. Đ iều này được phản ánh rõ nét trong tư
liệu của trang viên O yama mà Đông tự còn lưu trữ được. Trong tư liệu 1.1,
chúng tôi đã dịch một đoạn kê khai ruộng đất ở lô 2.4 Momomoto, gồm các
thửa số 25, 26, 27, 33, 35, 36. Sau đầy là đoạn tư liệu khác có đề cập đến tình
hình canh tác của một số thửa ruộng trong lô này sau 157 nãm (TL.4).
Tư liệu 4:
Đ iệp vãn của H ội tăng lữ Truyền Pháp viện thuộc Đông lự
Lô 2.4 M om om oto: Thửa 15: 6 tan 250 bu "bỏ kh ông”; thửa 16: 4 ran
108 bu “bỏ không”; thửa 21: 1 tan 108 bu ấ'bỏ không"; thửa 20: 5 tan
“bỏ không thửa 23: ỉ tan "bỏ không"; thửa 25: 6 tan 206 bu ,§sổ ghi

6 tan (đất chừa), canh tác 9 tan 30 thửa 26: 8 tan 272 bu "sổ ghi đất
công 6 rơn 20, khai khẩn được 2 tan 10, canh tác 9 tan 40"; thửa 27: 5
ỉan 72 bu “s ổ ghi 2 tan (công), canh tác 6 tan"; thửa 33: ỉ tan 12 bu
(Heian ibun tư liệu 212. ir. 23 1-232)
24 Heian ibun lư liệu 2 13, If. 322-323
21
“bỏ kh ông”; thửa 34 Kitatam a: 72 bu "bỏ không”; thửa 35: 216 bu
“bỏ không"; thửa 36: ỉ tan 140 bu "bỏ không” 25
Trên đây là m ột đoạn trong T oji Denbo guke cho (3Ệ[tMzĩ;ì1&5^IìÍê,
Đ ông tự Truyền Pháp cộng gia điệp) ngày 19 tháng 4 năm Choho ( í ỉ í i: ,
Trường Bảo) thứ 4 (1002). Đ ối chiếu đoạn tư liệu trên với tư liệu 1.1, chúng ta
thấy các mảnh ruộng s ố 25, 26, 27 của lô 2.4 Momomoto tiếp tục được canh
tác và có phần tăng thêm diện tích, còn các thửa số 33, 35, 36 bị bỏ không
canh tác. Thửa 34 (72 bu) không thấy kê khai vào năm 825 có lẽ đã được khai
khẩn sau đó, nhưng đến năm 1002 cũng đã bị bỏ không.
100 năm sau đó, trong Oyamanosho rikken tsubozuke
Đại Sơn trang lập khoán bình phó) ngày 15 tháng 7 nãm Kowa
Khang Hoà) thứ 4 (1102) , chúng tôi lại bắt gặp các thửa ruộng của lô 2.4
M om omoto nhưng trong tình trạng kê khai là yam a (lil, sơn) : Momom oto:
Thửa 23: ruộng canh tác 5 tan, bỏ hoang I tan 10, nương ỉ tan Ỉ0 (đ ã canh
tác); thửa 24: ruộng canh tác 4 tan, bỏ hoang 2 tan; tThửa 25, 26, 27, 28, 29,
30, 31, 32, 33, 34, 35, 36 đ ã thành núi 26. Tư liệu này là tsubozuke, tức sổ
ruộng do quốc tv cử người xuống đo đạc và kê khai, khác với các tư liệu trước
đó do nhà chùa tự kê khai và gửi lên quốc nha. Chắc hẳn các thửa 25 đến 36
do bị bỏ hoang lâu ngày, cây cối mọc um tùm nên bị quốc nha phê là núi.
25 aUNẼỈittSIÍ*-
t t - i f - f S B A # tí
lậElê >• J1 itHtf —IS r*'JI ttEii/vIS—Sa # ITHAS. <^f> •'F ttA
ÍĨAÉS — s - t + —
&

m ('/> 7\Jx tt ; □ — K + > ''FAMEa + J tr-fcEIS-fc +
“ %
ri2l~s
<á> IH^J r^FNj » E 1 ¥ - S +
W AtT-SSM
I £
r * 'J - (+SỐ)
(Heutn ibun tư liệu số 428, tr. 556-557)
26 (^BS)
(^BS) íẸ ?ằ -IS + ẵ - I S + < ^ E > a e g i s ÌÉ
1E-S tt-A tt-t tt A ttA m W - » = ttra WAlUB
(ÍI8)
(Heian ibun tư liệu sổ 1489. tr. 1426-1435)
22
1.4. Mối quan hệ giữa trang viên và quốc ty
1.4.1. Thủ tục kê khai và kiểm ruộng
Trong tư liệu 1.4, chúng tôi đã trích dẫn một đoạn trong Toji Denbo
guke cho KỈÉ, Đông tự Truyền Pháp cộng gia điệp) ngày 19
tháng 4 năm 1002. Đây vốn là bản kê khai ruộng đất do viện Truyền Pháp của
Đông tự lập. Hàng nãm, lãnh chủ trang viên phải nộp lên quốc ty bản kê khai
ruộng đất trong trang viên và nêu rõ tình hình canh tác trong năm. M ỗi thửa
ruộng phải ghi rõ vị trí (ghi theo số thứ tự của ch ế độ Đ iều lí) và diện tích. Sau
khi nhận được thư này, quốc ty chuyển cho Tadokoro (EBrít, Điền sở), tức cơ
quan quản lý ruộng đất. Người của Điền sở trực tiếp xuống kiểm tra đo đạc
ruông của trang viên và điền thêm nhận xét bằng bút đỏ vào bản kê khai của
nhà chùa. Nội dung phần nhận xét chủ yếu liên quan đến tình hình canh tác:
những thửa ruộng đang canh tác được đánh dấu bằng chữ saku ( ^ , tác),
những thửa không canh tác thì điền fusaku , bất tác). Loại ruộng đất và
diện tích cụ thể cũng được ghi chú, như đất chùa (tF, tự), ruộng công (•£>,
công), hay đất khẩn hoang (;□ , trị). Biện pháp này giúp quốc nha kiểm soát

tình hình canh tác thực tế, tránh tình trạng lãnh chủ viện cớ thiên tai, mất mùa
để xin giảm thuế.
Ngoài ra. người của Điền sở còn đối chiếu diện tích ruộng kê khai với
số ỉiệu trong sổ do quốc nha quản lý (viết tắt là m tức đồ), sổ ruộng của quốc
nha không được kê khai hằng năm như sổ của lãnh chủ mà thường được lập
vào đầu hay cuối nhiệm kì của mỗi Quốc ty nhằm tổng kiểm tra ruộng đất của
trang viên và thường kèm theo sơ đồ. Trong các tư liệu của trang viên Oyama
thời Heian còn lưu giữ hai quyển sổ ruộng do quốc nha lập như vậy, gọi chung
là tsubozuke. sổ ruộng năm Kovva thứ 4 (1102) đã trích dẫn ở tư liệu 5 được
gọi tắt là sổ Kowa, sổ ruộng được lập trước đó là vào tháng 7 năm Kohei (iS
¥■ Khang Bình) thứ 4 (1061), gọi tắt là sổ Kohei, nay chì còn lưu đươc bản
23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×