ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠÍ HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN
ĐỀ TÀI:
NGHIỀN CỨU HỆ THÓNG s ử DỤNG ĐẤT CỦA CÁC NHÓM
DÂN TỘC PHỤC VỤ PHÁT TRIÉN BỀN VỮNG XÃ ĐỒNG SANG,
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
Mã số: QT - 09 - 42
Chủ trì đề tài: TS. Trần Văn Tuấn
Những người tham gia: Th.s Nguyễn Xuân Sơn
Th.s Lê Thị Hồng
ThS. Phạm Thị Phin
CN. Nguyễn Thị Bích Hảo
ĐẠI HỌC QUÒ C G ia h a NỌ '
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TÓM TẮT BÁO CÁO
1. Tên đề tài: Nghiên cứu hệ thống sử dụng đất của các nhóm dân tộc phục
vụ phát triển bền vững xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Mã số: QT - 09 - 42
2. Chủ trì đề tài: TS. Trần Văn Tuấn
3. Cán bộ phối hợp: ThS. Nguyễn Xuân Sơn
ThS. Lê Thị Hồng
Ths. Phạm Thị Phin
CN. Nguyễn Thị Bích Hảo
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
4.1. Mục tiêu: làm rõ đặc điểm và hiện trạng các hệ thống sử dụng đất của
từng nhóm dân tộc (Thái, H Mông, Kinh) trên địa bàn xã Đông Sang, từ đó đề
xuất các định hướng và giải pháp sử dụng đất bền vững phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu .
4.2. Nội dung:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống sử dụng đất và vai trò của nó
đối với phát triển bền vững.
- Phân tích đặc điểm của các hệ thống sử dụng đất của từng nhóm dân
tộc trên địa bàn xã Đông Sang trong mối quan hệ với tập quán canh tác, khai
thác sử dụng đất.
- Đánh giá hiện trạng các hệ thống sử dụng đất của các nhóm dân tộc
tại khu vực nghiên cứu đối với yêu cầu phát triển bền vững.
- Đánh giá tiềm năng đất đai và mức độ thích nghi sinh thái của đất đai
đối với một số loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất định hướng sử dụng đất, các giải pháp sử dụng bền vững tài
nguyên đất tại khu vực nghiên cứu.
5. Các kết quả đạt được
- Làm rõ đặc điểm các hệ thống sử dụng đất của từng nhóm dân tộc trên
địa bàn xã Đông Sang: của người Thái gắn với trồng lúa ruộng nước và làm
nương, trồng rau và cây ăn quả; của người H Mông gắn với khai thác rừng,
làm nương, chăn nuôi đại gia súc; của người Kinh gắn với các hoạt động phi
nông nghiệp (kinh doanh, dịch vụ).
- Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các hệ thống sử dụng đất của
các nhóm dân tộc trên địa bàn xã Đông Sang còn thấp. Tình trạng độc canh
cây ngô trên đất dốc dẫn đến xói mòn, rửa trôi làm giảm chất lượng đất.
- Đã đánh giá phân hạng thích nghi đất đai cho ba loại hình sử dụng đất
chính gồm: ngô, mận và chè
- Đã đề xuất định hướng sử dụng đất xã Đông Sang theo hướng mở
rộng diện tích trồng cây lâu năm, phát triển rừng; thiết lập các mô hình hệ kinh
tế - sinh thái nông hộ và mô hình sử dụng đất bền vững.
- Công bổ 01 bài bảo: Trần Văn Tuấn, Nguyễn Xuân Sơn. Phân tích
hiện trạng sử dụng đất của các nhỏm dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền
vững tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học đo
đạc và bản đồ số 03/2010.
- về đào tạo: đã hướng dẫn 01 khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng phương
án quy hoạch sử dụng đất xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến
2020” (sinh viên Nguyễn Thị Bích Hảo khóa K50 ngành Địa chính). Đã bảo
vệ tháng 6/2009.
6. Tình hình kỉnh phí của đề tài:
Kinh phí: 25.000.000 đ, thực hiện trong 1 năm.
KHOA QUẢN LÝ
TS. Trần Anh Tuấn
CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
TS. Trần Văn Tuấn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
A r / V / ~
' ỷ ^ K J ỉ t o m ỷ J U fà r .c ỵ
PROJECT SUMMARY
1. Project title: Research on land use system of etthnic groups for sustainable
development in Dong Sang commune, Moc Chau district, Son La province
2. Code number: QT - 09 - 42
3. Project head: Dr Tran Van Tuan
4. Research objective and contents
4.1 Objective
- Project aims to define the characteristics and status in land use system of
each etthnic group (Thai, HMong, Kinh) in Dong Sang commune, base
on that propose the orientations and solutions in sustainable land use in
order to serve for socio - economic development in the study area.
4.2 Research contents
- Researching on theoretical base of land use system and its role for the
sustainable development.
- Analysis of the characteristics of each etthnic group’s land use systems in
the relationship with the farming habit and land using habit.
- Status evaluation the etthnic group’s land use systems in the study area
with regard to sustainable developing purposes.
- Land potential evaluation and ecological adaptation level of land with
regard to some main land use types at the study area.
- Proposing orientation of land use and some solutions in sustainable land
use.
5. Achieved results
- Project has identified the characteristics of etthnic group’s land use
systems: Thai ethnic group are wet rice, tilling the field, vegetable and
fruit cultivation; H’Mong ethnic group are forest exploiting, tilling the
field and breeding; Kinh ethnic group are non-agriculture activities such
as: trading, service.
- Social, economic and environmental productivity of etthnic group’s land
use systems is still low. Com cultivation on the steep land lead to erosion
and land degeneration.
- Project has evaluated and classified the land adaptation level of some
main land use types for instance: com, tea, plum.
- Project has proposed the orientations of land use such as: enlargement the
perennial area and forest; establishing the economic-ecological models
for farmer and sustainable land use models.
- Published one paper: Tran Van Tuan, Nguyen Xuan Son. Analysis land
use status of ethnic minorities for sustainable development at Dong Sang
Commune, Moc Chau District, Son La Province. Journal of Surveying
and Map, 03/2010.
- Supported one Bachelor of Science in Land administration discipline.
Head of Project
Dr. Tran Van Tuan
MỤC LỤC
Chương 1
1.1
1.2
1.3
1.3.1
1.3.2
1.4
1.5
Chương 2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.2
2
.
2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
Chương 3
3.1
3.1.1
3.1.2
1
4
4
6
8
8
12
16
17
MỞ ĐÀU
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
Phát triển bền vững
Hệ thống sử dụng đất và vai trò của nó đối với phát triển bền vững
Những ảnh hưởng chủ yếu của các loại hình sử dụng đất chính tại
khu vực miền núi ở nước ta đối với môi trường
Loại hình sử dụng đẩt nông, lâm nghiệp
Loại hình sử dụng đất phỉ nông nghiệp
Cơ sở phương pháp luận về sử dụng đất hợp lý và bền vững ở khu 13
vực miền núi của nước ta hiện nay
Phương pháp nghiên cửu
ĐIÈU KIỆN Tự NHIÊN, KINH TÉ - XẢ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
HỆ THÓNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC NHÓM DÂN T ộ c
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG SANG
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đông Sang
Điều kiện tự nhiên
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hiện trạng hệ thống sử dụng đất của các nhóm dân tộc trên địa bàn 32
xã Đông Sang
Hiện trạng hệ thống sử dụng đất của dân tộc Thái 33
Hiện trạng hệ thống sử dụng đất của dân tộc HMông 36
Hiện trạng hệ thống sử dụng đất của dân tộc Kinh 38
Nhận xét, đánh giá các hệ thống sử dụng đất của các nhóm dân tộc 38
đối với phát triển bền vững
ĐẺ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP s ử DỤNG ĐẤT 40
PHỤC VỤ PHÁT TRIẺN BÈN VỬNG XÃ ĐÔNG SANG
Đánh giá tiềm năng đất đai xã Đông Sang 40
Tiềm năng đẩt đai cho mục đích phỉ nông nghiệp 40
Tiềm năng đất đai cho mục đích nông nghiệp 41
17
17
20
3.1.3 Tiềm năng đất đai sử dụng vào mục đích lâm nghiệp 48
3.2 Định hướng sử dụng bền vững đất đai xã Đông Sang 49
3.3 Đề xuất các mô hình hệ kinh tế -sinh thái và sử dụng đất bền vững 50
cho các nhóm dân tộc trên địa bàn xã
KÉT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Nội dung
Trang
Hình 1
Cấu trúc hệ thống sử dụng đất (Theo Dent và Young, 1987)
7
Hình 2
Đầu vào và đầu ra của hệ thống sử dụng đất
8
Hình 3
Cơ sở thiết lập mô hình hệ kinh tế sinh thái và sử dụng đất bền vững
15
Hình 4 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Đông Sang năm 2009 29
Hình 5
Biêu đô cơ câu các loại đât phỉ nông nghiệp năm 2009 31
Hình 6
Sơ đô đánh giá, phân hạng thích nghỉ đât đai trên cơ sở ứng dụng
ArcGis
46
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
Bảng 1
Nhóm các loại hình sử dụng đẩt chính khu vực nông thôn miên
núi
9
Bảng 2
Anh hưởng của phương thức sử dụng đât đên lượng đât bị xói
mòn
10
Bảng 3 Sự thay đôi tính chât đât sau khi phát đôt rừng trông lúa nương 11
Bảng 4 Diện tích, năng suẩt một sồ cây trồng chính trên địa bàn xã
Đông Sang
21
Bảng 5 Diện tích, cơ câu các loại đât chính xã Đông Sang 28
Bảng 6
Hiện trạng phân bố sử dụng đât của hai dân tộc Thái và H Mông
trên địa bàn xã Đông Sang
33
Bảng 7 Hiệu quả kinh tê các loại hình sử dụng đât chính của dân tộc
Thái trên địa bàn xã Đông Sang
35
Bảng 8
Hiệu quả kinh tê các loại hình sử dụng đât chính của dân tộc
H Mông trên địa bàn xã Đông Sang
37
Bảng 9
Bảng phân cap chỉ tiêu thích nghi sinh thái đối với cây ngô,
mận và chè Shan tại xã Đông Sang
44
Bảng 10
Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất
45
Bảng 11
Chỉ tiêu đánh giá thích nghi tông hợp
47
Bảng 12
Thống kê diện tích các mức độ thích nghi đất đai đối với cây
ngô
47
Bảng 13
Thống kê diện tích các mức độ thích nghi đất đai đối với cây
chè
48
Bảng 14
Thống kê diện tích các mức độ thích nghi đất đai đối với cây
mận
48
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Quá trình phát triển này diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ. Các
dạng tài nguyên cơ bản như đất, nước được khai thác, huy động tối đa vào sử
dụng, kết quả tất yếu là ở nhiều nơi tài nguyên bị suy giảm gây ra ảnh hưởng
xấu ngược lại với sự phát triển.
Để kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi
trường sinh thái, con đường duy nhất phải chọn là sự phát triển dựa trên
nguyên tắc bền vững. Đó là chiến lược chung toàn cầu về môi trường và đã
được khẳng định trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ta ban hành. Đẻ
đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì nhiệm vụ khai thác, sử dụng hợp lý
và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên đất - tư liệu sản xuất
chủ yếu và nền tảng cơ bản cho các hoạt động sản xuất đóng vai trò rất quan
trọng.
Trong những năm gần đây, việc khai thác sử dụng đất đai tại nhiều địa
phương ở nước ta ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên tại nhiều khu vực, nhất
là khu vực miền núi, hiện trạng khai thác sử dụng đất vẫn còn đặt ra nhiều
vấn đề cần giải quyết. Do đặc thù địa hình phức tạp và trên địa bàn phân bố
nhiều các nhóm dân tộc, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số với tập quán, trình
độ sử dụng đất còn lạc hậu dẫn đến tình trạng tài nguyên đất ở nhiều khu vực
ngày càng bị suy giảm về chất lượng và ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy
định hướng sử dụng đất dốc như thế nào cho các mục đích phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương đang là nhiệm vụ cấp
thiết.
Xã Đông Sang là một xã miền núi của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
có diện tích tự nhiên khá lớn (4553 ha) nhưng địa hình phức tạp. Trên địa bàn
xã phân bổ ba nhóm dân tộc gồm Thái, H Mông và Kinh. Mỗi dân tộc có tập
quán, trình độ khai thác sử dụng đất riêng. Trong những năm vừa qua dưới
sức ép của gia tăng dân số và phát triển kinh tế, áp lực đối với tài nguyên đất
trên địa bàn ngày càng gia tăng. Sự phát triển bền vững của xã trong giai
đoạn hiện tại và tương lai gắn liền với hệ thống sử dụng đất của các nhóm
1
dân tộc phân bố trên địa bàn. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu hệ thống sử dụng đất của các nhỏm dân
tộc phục vụ phát triển bền vững xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tinh Sơn
L a”
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện với mục tiêu làm rõ đặc điểm và hiện trạng các
hệ thống sử dụng đất của từng nhóm dân tộc (nhóm người Thái, H Mông,
Kinh) trên địa bàn xã Đông Sang, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp
sử dụng đất bền vững phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường
khu vực nghiên cứu .
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài đề ra các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống sử dụng đất và vai trò của nó đối
với phát triển bền vững.
+ Điều tra, khảo sát làm rõ đặc điểm và hiện trạng của các hệ thống sử
dụng đất của từng nhóm dân tộc (nhóm người Thái, H Mông, Kinh) trên địa
bàn xã Đông Sang trong mối quan hệ với truyền thống, tập quán canh tác,
khai thác sử dụng đất.
+ Đánh giá hiện trạng các hệ thống sử dụng đất của các nhóm dân tộc tại
khu vực nghiên cứu đối với yêu cầu phát triển bền vững.
+ Đánh giá tiềm năng đất đai và mức độ thích nghi sinh thái của đất đai
đối với một số loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn nghiên cứu.
+ Đề xuất định hướng sử dụng đất, các giải pháp sử dụng bền vững tài
nguyên đất và bảo vệ môi trường tại khu vực nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện được nhiệm vụ đã nêu ở trên
nhằm đạt mục tiêu đặt ra đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai theo FAO.
2
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.
- Phương pháp bản đồ và GIS.
- Phương pháp chuyên gia.
Cấu trúc đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng hệ thống
sử dụng đất của các nhóm dân tộc trên địa bàn xã Đông Sang
Chương 3: Đề xuất định hướng và các giải pháp sử dụng đất phục vụ
phát triển bền vững xã Đông Sang.
3
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
1.1 Phát triển bền vững
Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và của
các nước trên thế giới, phát triển bền vững là yêu cầu cấp thiết. Phát triển bền
vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ
dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa, riêng để hoạch
định chiến lược phù hợp đối với quốc gia đó.
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện vào năm 1980 trong ấn
phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên
và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế - IUCN với nội dung “Sự phát triển của
nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái”.
Khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987
trong báo cáo với tiêu đề “Tương lai của chúng ta”, hay còn gọi là Báo cáo
Brundland của ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới - WCED. Báo cáo
này ghi rõ: phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai”. Nói cách khác, đó là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, xã
hội và môi trường được bảo vệ, giữ gìn. Tháng 6 năm 1992, Hội nghị Thượng
đỉnh về Môi trường và Phát triển họp tại Rio de Janeiro đã đưa ra bản tuyên
ngôn iivể Môi trường và Phát triển” và “Chương trình nghị sự 21” (Agenda
21 - Action Plan for Sustainable Development for the 21st Century) thống
nhất định nghĩa về phát triển bền vững: “Phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không làm tổn hại
tới sự thỏa mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai ” và phát triển bền vững
phải là mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Tiếp đến, vào năm
2002, Liên Hiệp Quốc tổ chức một hội nghị tại Johannesburg, Nam Phi với sự
tham gia của 196 quốc gia “Hội nghị Thượng đinh thế giới về phát triển bền
vững”. Hội nghị Johannesburg đã xác định phải xúc tiến và thực hiện Agenda
4
21 và đã đề ra các mục tiêu cho thiên niên kỷ mới. Phát triển bền vững đã trở
thành tuyên ngôn và chiến lược hành động chung của nhiều quốc gia trên thế
giới.
Nội dung cơ bản của phát triển bền vững có thể được đánh giá bằng
những tiêu chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên và chất lượng môi trường.
Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo kết họp hài hòa
giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, cân đối tốc
độ tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên
thiên nhiên, khoa học công nghệ.
Phát triển bền vững về xã hội là xây dựng một xã hội có nền kinh tế
tăng trưởng nhanh và ổn định đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó
giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải được chăm lo cho mọi đối
tượng xã hội.
Phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường là các dạng tài nguyên
thiên nhiên tái tạo được phải được sử dụng trong phạm vi chịu tải của chúng
nhằm khôi phục được cả về số lượng và chất lượng, các dạng tài nguyên
không tái tạo được phải được sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Môi trường tự
nhiên (không khí, đất, nước, cảnh quan thiên nhiên, ) và môi trường xã hội
(dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môi trường sống, lao động và học tập
của con người, ) nhìn chung không bị các hoạt động của con người làm ô
nhiễm và tổn hại. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt được xử lý,
tái chế kịp thời, vệ sinh môi trường được đảm bảo, con người được sống
trong môi trường trong sạch,
Khái niệm phát triển bền vững được biết đến ở Việt Nam vào khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và bắt đầu được Nhà nước
Việt Nam thông qua từ ngày 12/9/1991 với chủ đề “Ke hoạch quốc gia về môi
trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 - 2000” - một trong những kế
hoạch quốc gia đầu tiên được xây dựng theo quan điểm phát triển bền vững
vừa được quốc tế chính thức công bố. Ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị ban hành
Chỉ thị số 36-CT/TW “Vẻ việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
5
thời kỳ CNH, HĐH đất nước” nêu lên quan điểm “Bảo vệ môi trường phải
gắn liền và là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước”. Tiếp
đó, Đại hội IX của Đảng khẳng định con đường phát triển kinh tế -xã hội của
Việt Nam là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trường kinh tể đi
đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, “phát triển
kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài
hòa giữa môi trường, giữa nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa
dạng sinh học” [13]. Ngày 17/8/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Định
hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam nhằm phát triển bền vững
đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế,
phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia thì tất cả
các cấp, các ngành, đơn vị hành chính đều phải quán triệt chủ trương của Nhà
nước, trong đó cấp xã - đơn vị hành chính cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.
1.2 Hệ thống sử dụng đất và vai trò của nó đối với phát triển bền vững
Theo quan niệm của FAO, hệ thống sử dụng đất (Land use system) là
sự kết hợp của loại hình sử dụng đất với điều kiện đất đai tạo thành hai hợp
phần tác động lẫn nhau và từ sự tương tác này sẽ dẫn đến các đặc trưng về
mức độ chi phí và đầu tư, năng suất, sản lượng cây trồng, mức độ và các biện
pháp cải tạo đất [15].
Như vậy mỗi một hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một
hợp phần sử dụng đất đai. Hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các
đặc tính, tính chất của đất đai như thổ nhưỡng, độ dốc, thành phần cơ
giới Hợp phàn sử dụng đất đai của hệ thống sử dụng đất là loại hình sử
dụng đất và các hoạt động đầu tư, sử dụng, cải tạo đất của con người (Hình
6
Hệ thống sử dụng đất
(Land use system)
Loại sử dụng đất
(Land utilization type)
Đơn vị đất đai
(Land unit)
Cái tao đất fLand improvement^
>
Nãng suất, thu nhập
íOutnutsì
3áu tự (InDUtsì
Yêu cấu sử dụng đất
(Land use requirements)
Chất lượng dất đai
(Land qualities)
Hìnhl. Cấu trúc hệ thống sử dụng đất (Theo Dent và Young, 1987)
Đầu vào của hệ thống sử dụng đất được xác định bởi các yếu tố của
quá trình sản xuất gồm: đất đai và các yếu tố tự nhiên như bức xạ, lượng
mưa, ; sự tác động của con người (lao động); đầu tư (vật tư, kỹ thuật). Đầu
ra của hệ thống sử dụng đất đó là hiệu quả kinh tế, xã hội và ảnh hưởng môi
trường (hình 2).
Hệ thống sử dụng đất đóng vai trò quyết định đối với phát triển bền
vững của từng địa phương và cả nước. Vai trò này xuất phát từ đặc điểm và
chức năng của hệ thống:
- Hợp phần đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường
sống, có đất đai mới có các hoạt động sống diễn ra. Đất đai ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống của con người và các sinh vật.
- Đất đai là nền tảng phân bố mọi hoạt động sản xuất của con người.
Trong công nghiệp, dịch vụ đất đai là địa bàn, cơ sở phân bổ không gian, địa
điểm để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất nông,
lâm nghiệp, đất đai có vai trò đặc biệt, không những là địa điểm thực hiện
quá trình sản xuất mà nó còn là tư liệu lao động để con người khai thác và sử
dụng.
7
Đầu vào về kinh tế:
- Máy móc
- Lao động
- Hạt giống
Đầu vào về môi trường:
- Bức xạ
- Lượng mưa
- Dinh dưỡng đất
Ỵ
ĐẦU VÀO
■ ị / '
Rủi ro
HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
Thiêt hai
ĐẦU RA
Đầu ra về kinh
tế: Nãng suất
v — 1 I
Đầu ra về môi trường:
- Rửa trôi đất
- Đất bị mặn hoá
- Ô nhiễm nước ngẩm
- Mất thảm thực vật tự
nhiên
Hình 2: Đầu vào và đầu ra của hệ thống sử dụng đất
(theo Đào Châu Thu, Nguyễn Khang 1998)
- Hợp phần loại hình sử dụng đất nếu được bố trí hợp lý sẽ có tác động
tích cực và cải thiện môi trường sinh thái. Ngược lại, nếu bố trí không hợp lý
sẽ dẫn đến hậu quả về xã hội, môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến phát
triển bền vững.
- Sự kết hợp, sử dụng họfp lý hợp phần đất đai và hợp phần loại hình sử
dụng đất phụ thuộc vào phương thức tổ chức khai thác, sử dụng của con
người, của cộng đồng dân cư, dân tộc trên từng địa bàn nhằm đảm bảo hài
hòa ba lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường.
1.3 Những ảnh hưởng chủ yếu của các loại hình sử dụng đất chính tại
khu vực miền núi ở nước ta đối với môi trường
1.3.1 Loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp
Miền núi Việt Nam nói chung đa phần diện tích đều là đất dốc. Do đặc
thù về địa hình, tập quán canh tác, cũng như các điều kiện tự nhiên - kinh tế
xã hội nên hệ thống sử dụng đất ở khu vực miền núi tương đối đa dạng.
Trong hệ thống này, không những đa dạng về loại đất (thổ nhường), loại hình
8
sử dụng đât mà còn phong phú về chủng loại cây trồng. Có những loại hình
sử dụng đât mang đậm truyên thông của đồng bào các dân tộc vùng cao, có
những loại hình sử dụng đất gắn với trình độ thâm canh cao của đồng bào
người Kinh. Thực tien cho thấy, hầu hết các loại hình sử dụng đất đều có tác
động đên tính chât đât cũng như môi trường sinh thái: bên canh tác động tích
cực làm cải thiện tính chât .đất cũng có các tác động tiêu cực làm nghèo dinh
dưỡng đât, gia tăng xói mòn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và hệ
sinh thái.
Các loại hình sử dụng đất ở khu vực miền núi có thể phân thành các
nhóm chính như sau:
Bảng 1. Nhóm các loại hình sử dụng đất chính khu vực nông thôn
miền núi
Nhóm
Các loại hình sử dụng đất
Ruộng
Chuyên lúa (1 vụ lúa, 2 vụ lúa)
Lúa - màu (1 vụ màu - 1 vụ lúa)
Nương
Nương chuyên canh ngô, sắn, nương lúa, nương có
bỏ hóa, nương không bỏ hóa
Cây lâu năm
Vườn cây ăn quả
Nương chè, cà phê
Rừng
Rừng trông, rừng tự nhiên, rừng khoanh nuôi
Đât trông đôi trọc
Đât trông đôi trọc
- Nhóm ruộng: bao gồm ruộng lúa nước và ruộng bậc thang. Ruộng
nước có khả năng giữ đất, giữ nước tốt. Canh tác ruộng bậc thang cũng là
cách giữ đất hữu hiệu, giảm thiểu xói mòn. Ruộng bậc thang thường được
xây dựng tại những khu vực có độ dốc nhỏ hơn 20°. Nếu không làm ruộng
bậc thang, canh tác trên nương 1 vụ sẽ làm xói mòn 1-2 cm đất (nguồn -
Đường Hồng Dật, 2002).
- Nhóm nương, rẫy
Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Minh, viện khoa học kỹ thuật nông
nghiệp Việt Nam cho thấy, loại hình sử dụng đất nương độc canh (lúa nương,
9
nương sắn, nương ngô ) không có biện pháp chống xói mòn tầng đất mặt bị
rửa trôi mạnh, các hạt sét, câu trúc đât bị phá hủy, đất chặt cứng, sức chứa ẩm
thấp, lượng chất hữu cơ so với cây lâu năm giảm đi một nửa, đất trở nên
chua, nghèo dinh dưỡng [5].
Trồng cây ngắn ngày cũng làm cho lượng đất bị xói mòn khoảng 100 -
150 tân/ha/năm. Việc cày bừa làm đât để gieo trồng ngày nay trước khi mùa
mưa đên gây xói mòn nhiêu hom là phương thức chọc lỗ tra hạt của một số
đồng bào dân tộc. Đất bỏ hóa có thảm cỏ và cây bụi che phủ thì lượng đất
mất khoảng 1 0 -4 0 tấn/ha/năm [3].
Khi con người phát rẫy, khai hoang để canh tác, lóp thảm rừng bị biến
mất, đất bị tác động của các trận mưa, gây xói mòn, rửa trôi và đất dần bị
thoái hoá. Tốc độ thoái hoá nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ che phủ,
độ dốc, dòng chảy bề mặt và khả năng chống chọi của đất. Lớp phủ thực vật,
đặc biệt là thảm thực vật rừng nhiệt đới là chiếc áo tốt nhất bảo vệ cho đất
khỏi bị hoặc giảm bớt xói mòn. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả thì
lượng đất bị xói mòn dưới thảm rừng tự nhiên là ít nhất. Sau khi phá rừng để
trồng cây trên cùng độ dốc do độ che phủ khác nhau thì lượng đất bị xói mòn
cũng khác nhau.
Bảng 2: Ảnh hưởng của phương thức sử dụng đất đến
lượng đất bị xói mòn
Phương thức sử dụng
(loại hình sử dụng đất)
Lượng đất bị xói mòn
(tấn/ha/năm)
Không trông trọt, có cỏ tự nhiên 150- 235
Trông săn hoặc lúa nương
175 - 260
Trồng cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê)
22-70
Đât còn rừng
3 - 12
Nguồn: [6 ]
Tuy nhiên, ở vùng đất dốc, trồng cây nông nghiệp có băng chắn trồng
xen làm giảm sự xói mòn đất từ 25 - 50%, hạn chế sự rửa trôi các cation
kiềm kiềm thổ, tăng lượng lân dễ tiêu, tăng lượng hữu cơ trả lại đất làm cho
đất tơi xốp, có sức chứa ẩm cao hơn là diện tích đất trồng trọt không có biện
pháp chống xói mòn.
10
- Nhóm cây lâu năm
Cây lâu năm tuy răng vẫn được đánh giá là loại cây bảo vệ đất tương
đối tốt tuy nhiên, trồng ở khu vực miền núi với độ dốc tương đối lớn vẫn gây
ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn, mât chât dinh dưỡng của đất. Hàm lượng
mùn trong đât là chỉ tiêu của độ màu mỡ của đất, khi mới khai hoang được
xác định là 3,5%. Sau 5 năm trông chè còn 2,5%; chè tuy là cây lâu năm
chống xói mòn tốt vẫn mất 1% mùn. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Quy
hoạch và thiết kế nông nghiệpi trên đất có độ dốc 15 - 25° và lượng mưa
khoảng 1500mm/năm, thì lượng đất mất do xói mòn của đất trồng chè, cà phê
cũng là 22 - 27 tấn/ha [ 6 ].
Nhiều chỉ tiêu khác về độ màu mỡ của đất cũng diễn biến theo chiều
hướng xấu đi, như khả năng giữ chất dinh dưỡng trong đất giảm, kết cấu kém
đi.
- Rừng: Lớp phủ thực vật, đặc biệt là thảm thực vật rừng nhiệt đới là
chiếc áo tốt nhất bảo vệ cho đất khỏi bị hoặc giảm bớt xói mòn. Khi còn cây
che phủ đất thì còn giữ được độ ẩm và mát cho rễ cây phát triển tốt. Nhưng
tính chất đất đã thay đổi sau khi phát và đốt rừng.
Bảng 3: Sự thay đồi tính chất đất sau khi phát đốt rừng
trồng lúa nương
Phương thức sử dụng đât Mili đương lượng/100 g đầt %
Độ chua
trao đổi
Độ chua
thủy
phân
Dung
lượng
hấp thụ
Hữu
cơ
N
P A
k 20
Đất còn rừng trước mùa
mưa
3,75
7,62
16,7
4,15 0,26
0,09
1,82
Đât còn rừng sau mùa
mưa (lượng mưa 2450
mm)
3,60
7,51
16,9 4,18 0,25 0,09 1,83
Đất đã đốt phá để trồng
lúa nương sau một mùa
mưa
5,17
5,42 9,8
1,79
0,12
0,06
1,25
Nguồn: [6 ]
*MÔ hình nông lâm kết họp
Mô hình nông lâm kết hợp thường được thực hiện ở những vùng xa nơi
11
ở chủ yêu là ở vùng rừng tái sinh, cây gỗ thưa thớt, cây bụi hoặc tre nứa. Loại
hình này chưa phổ biến, diện tích rừng thường chiếm 79 - 80%, diện tích
nông nghiệp chiếm 15 — 20% chủ yếu là trồng sắn, lúa nương, đậu đỗ ở nơi ít
doc. Với phương thức trồng này, độ phì nhiêu của đất được duy trì và cải
thiện.
Như vậy, loại hình sử dụng đất có khả năng duy trì độ phì, giảm thiểu
xói mòn đất là rừng, ruộng và cây lâu năm. Loại hình sử dụng đất có khả
năng duy trì độ phì kém nhất là nương rẫy độc canh cây hàng năm và đất
trống đồi trọc.
1.3.2. Loại hình sử dụng đất phi nông nghiệp
Đối với khu vực nông thôn miền núi, loại hình sử dụng đất phi nông
nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường và tính chất đất là khai thác
khoáng sản. Đây là một hoạt động công nghiệp không giống các hoạt động
công nghiệp khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng lớn đất đá ra
khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống rất lớn và rất sâu. Một khối lượng lớn
chất thải rắn được hình thành do nhũng vật liệu có ích thường chỉ chiếm một
phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn đến nhiều khi khối lượng
đất đá thải vượt khối lượng quặng nằm trong lòng đất. Môi trường chịu ảnh
hưởng lớn nhất trong khu khai thác là chất thải rắn, không sử dụng được cho
các mục đích khác, đã tạo nên trên bề mặt địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các
hố sâu và các đống đất đá.
Đặc biệt ở những khu vực khai thác "thổ phỉ", tình hình còn khó khăn
hơn nhiều. Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị bồi
lấp do sạt lở, xói mòn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp đất mặt.
Các cồn đống cuội, đá thải trong quá trình khai thác vàng trên lòng sông ngăn
cản, thay đổi dòng chảy gây sự xói lở đất bờ sông, đê điều, gây úng lụt cục
bộ. Việc đổ bỏ đất đá thải tạo tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các
thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực lân cận. Quá
trình san lấp mặt bằng, xây dựng nhà tạm hoặc thủ công, hoặc cơ giới đều
gây tiếng ồn, gây bụi làm ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm nguồn
nước cũng như làm đảo lộn môi trường đất tạo nên một vùng "đất mượn".
Vùng "đất mượn", đặc biệt là ở những khu vực có độ dốc lớn, khi có mưa lớn
thường gây ra các dòng bùn di chuyển xuổng vùng thấp, vùng đất canh tác,
12
gây tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra
lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi trường kinh tế và môi trường xã hội.
Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông lâm
nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để
làm khai trường, bãi thải, thải các chất thải rắn như cát, đá, sỏi, bùn ra đất
nông nghiệp, thải nước từ các hệ tuyển làm ô nhiễm đất nông nghiệp và giảm
sút năng suất cây trồng.
Ngoài loại hình sử dụng đất cho hoạt động khai thác khoáng sản, các
loại hình khác như sử dụng đất cho hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng đô thị nếu không được bố trí hợp lý và áp dụng các
biện pháp bảo vệ môi trường cũng sẽ gây ra những tác động xấu đối với sự
phát triển bền vững của khu vực miền núi nước ta.
1.4. Cơ sở phương pháp luận về sử dụng đất hợp lý và bền vững ở khu
vực miền núi của nước ta hiện nay.
Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nguồn tài nguyên
đất là vấn đề quan tâm của hầu hết các nước trên thế giới. Cách đây hơn 40
năm, Hội nghị chuyên viên giữa các Chính phủ về những cơ sở khoa học của
việc sử dụng họfp lý và bảo vệ các nguồn dự trữ của sinh quyển đã diễn ra
năm 1968 tại Pháp do Liên Hợp Quốc tổ chức. Các điều kiện để sử dụng một
nguồn dự trữ nào đó một cách hợp lý được xem xét đánh giá là: a/ Chất lượng
và những thuận lợi về vị trí; b/sự cần thiết thỏa mãn nhu cầu của một nhóm
dân cư nào đó; c/ hiệu quả của những kết quả có thể đưa lại; d/ khả năng duy
trì những kết quả này trong một thời gian dài; e/giá thành của đầu tư; f/ ảnh
hưởng của việc sử dụng tài nguyên đó đến các hoạt động khác của dân cư. Đe
sử dụng hợp lý các nguồn dự trữ, nhất là đất, nước đều cần phải có sự phối
hợp toàn diện các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, và phụ thuộc trực tiếp vào
nhận thức của xã hội về vấn đề đó một cách cụ thể [9]. Nhiều nhà nghiên cứu
đã đưa ra định nghĩa về sử dụng hợp lý đât đai, trong đó đáng quan tâm là
quan niệm của nhà khoa học Nga GS. v.p. Trôiski: sử dụng hợp lý đất là sự
sử dụng phù hợp với lợi ích của nền kinh tế trong tổng thể, đạt hiệu quả nhất
đổi với mục đích đặt ra trong khi vẫn đảm bảo tác động thuận với môi trường
xung quanh và bảo vệ một cách hữu hiệu đất đai trong quá trình khai thác sử
dụng [17].
13
Trong điêu kiện các nguồn tài nguyên đất đai hạn chế và sức ép khai
thác sử dụng ngày càng lớn, yêu cầu đảm bảo sử dụng đất hợp lý và bền vững
nhăm đảm bảo thỏa mãn nhu câu không những cho nhu cầu của con người
thê hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau ngày càng trở nên cấp thiết. Tại Hội
thảo về ’’Khung đánh giá việc quản trị đất đai bền vững” của FAO năm 1991
đã đưa ra 5 nguyên tăc chính là nền tảng cho việc sử dụng đất bền vững [16]:
1. Duy trì nâng cao sản lượng (khả năng sản xuất - Productivity)
2. Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (An toàn - Security)
3. Bảo vệ tiềm năng tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa
chất lượng đất đai (Bảo vệ - Protection)
4. Có thể tồn tại về mặt kinh tế (Khả năng thực hiện - Viability)
5. Có thể chấp nhận về mặt xã hội (Khả năng chấp nhận -
Acceptability).
Trong điều kiện ở nước ta và cụ thể là tại khu vực miền núi, nhiều khu
vực, đơn vị lãnh thổ hành chính có điều kiện địa hình rất phức tạp, quỹ đất
đai phần lớn là đất dốc, thậm trí có những nơi hon 90% diện tích là đất có độ
dốc > 25° nên vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và các
mục đích kinh tế, xã hội như đảm bảo lương thực, xóa đói giảm nghèo là vấn
đề mang tính mâu thuẫn, xung đột. Tuy nhiên, mâu thuẫn này có thể từng
bước được giải quyết trên cơ sở đưa ra phương án sử dụng đất hợp lý đảm
bảo hài hòa 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể phải đạt được 3
yêu cầu cơ bản sau:
- về mặt kinh tế: sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế tương đối cao, được
thị trường chấp nhận;
- về mặt xã hội: Thu hút được lao động, giải quyết việc làm, nâng cao
đời sống của người dân;
- về môi trường: giảm thiểu và cơ bản ngăn chặn được sự thoái hóa, ô
nhiễm đất; cải thiện môi trường.
Để đạt được mục tiêu sử dụng đất hợp lý hướng tới bền vững thì việc
tổ chức các hệ thống sử dụng đất trên quan điểm kinh tế - sinh thái là một
14
hướng quy hoạch lãnh thổ có hiệu quả cao. Theo hướng này cần thiết lập các
mô hình hệ kinh tế - sinh thái hộ gia đình (rộng hom là mô hình kinh tế - sinh
thái thôn, bản) và từ đó xây dựng các hệ thống sử dụng đất hợp lý cho hiệu
quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Xác lập mô hình hệ kinh tế - sinh thái chính là xác định cây trồng, vật
nuôi, sản xuất cái gì phù hợp với điều kiện sinh thái lãnh thổ, phù họp với
tầm văn hoá (trình độ và khả năng tiếp thu kiến thức sản xuất) của người dân,
cho hiệu quả kinh tế cao và gắn với bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đánh giá
các điều kiện lãnh thổ, nhất là hệ thống sử dụng đất của các nhóm dân tộc,
sinh thái tài nguyên đất và đặc điểm kinh tế, nhân văn của khu vực nghiên
cứu tiến hành xây dựng các mô hình hệ kinh tế - sinh thái và sử dụng đất phù
hợp cho người dân (hình 3).
Hình 3. Cơ sở thiết lập mô hình hệ kình tế sinh thái và sử dụng đất bền vững
15
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: làm rõ đặc điểm đất đai và
loại hình sử dụng đất thuộc các hệ thống sử dụng đất của từng nhóm dân tộc
trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn: Cơ sở của phương pháp là
tiếp cận với người dân địa phương để thu thập thông tin phục vụ mục đích
nghiên cửu. Đề tài đã thực hiện điều tra một số hộ gia đình trong từng nhóm
dân tộc để thu thập các thông tin về mức đầu tư và nguồn thu nhập từ các loại
hình sử dụng đất tiêu biểu trong khu vực. Ngoài ra còn thực hiện lấy ý kiến
của một số cán bộ lãnh đạo ở các cấp huyện, xã và các phòng, ban có liên
quan.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích làm rõ đặc điểm của các
hệ thống sử dụng đất và đánh giá tổng họp về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi
trường đổi với mục tiêu phát triển bền vững.
- Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái: dùng để đánh giá tiềm năng
và mức độ thích nghi đất đai đối với các loại hình sử dụng đất.
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: phân tích hiệu quả kinh tế của
các loại hình sử dụng đất.
- Phương pháp bản đồ và GIS: dùng để thành lập các bản đồ hiện trạng
sử dụng đất, bản đồ phân hạng thích nghi đất đai xã Đông Sang.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các cán bộ địa phương
về định hướng và các giải pháp sử dụng đất bền vững xã Đông Sang.
16