Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển du lịch sinh thái Thành phố Hội An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 26 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG



LÊ VĂN BÌNH


PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
THÀNH PHỐ HỘI AN


Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN






Đà Nẵng – Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP




Phản biện 1: TS. Trương Sĩ Quý


Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Hảo




Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
16 tháng 12 năm 2013


Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.
Tuy nhiên, loại hình du lịch sinh thái mới bước đầu được quan tâm đầu
tư, khai thác nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của
địa phương. Vì vậy, để du lịch sinh thái Hội An ngày càng phát triển
đòi hỏi phải có định hướng và giải pháp phát triển một cách đồng bộ,
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn và thực hiện đề tài: “
Phát triển du lịch sinh thái Thành phố Hội An” với hy vọng muốn góp
thêm một phương pháp tiếp cận về xây dựng định hướng chiến lược và

các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Hội An trong thời gian đến.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hiện nay đã có một số tác giả nghiên cứu về DLST
Các tác giả trên đã khái quát những vấn đề cơ bản về DLST, là
một công trình khoa học mới trên cơ sở kế thừa nhiều công trình nghiên
cứu trước đó và được vận dụng vào điều kiện thực tế của Hội An nên
nó mang ý nghĩa thực tiễn rất cao với mong muốn bổ sung và khắc
phục những thiếu sót mà các nghiên cứu ở trên gặp phải. Đồng thời,
đưa ra được các giải pháp phát triển DLST Hội An trong thời gian đến.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch sinh thái
và phát triển du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu thực trạng phát triển và những nhân tố tác động đến
du lịch sinh thái Thành phố Hội An giai đoạn 2008 -2012.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển DLST Thành phố Hội An.
4. Câu hỏi nghiên cứu.
- Khái niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
du lịch sinh thái là gì ?
- Du lịch sinh thái của Hội An phát triển như thế nào và nguyên
nhân của thực trạng ấy là gì ?


2

- Những giải pháp nào là khả thi trong phát triển du lịch sinh thái
của Hội An thời gian tới ?
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biểu hiện của nội dung phát triển du
lịch sinh thái Thành phố Hội An và nhân tố tác động đến các biểu hiện này.
- Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Trên địa bàn Thành phố Hội An.
Về thời gian: Giai đoạn 2008 - 2012 và đề ra giải pháp phát triển
du lịch sinh thái Thành phố Hội An trong trung và dài hạn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn.
Phân tích các số liệu kinh tế và nghiên cứu thực trạng
phát triển DLST Hội An giai đoạn 2008 – 2012.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: Khái quát hóa và góp phần củng cố hệ thống lý luận
về du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái.
- Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2008 – 2012, đề
xuất một số giải pháp phát triển DLST Hội An trong thời gian đến.
8. Bố cục đề tài
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch sinh thái
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái Thành phố Hội
An giai đoạn 2008 – 2012
Chương 3: Một số cơ sở đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh
thái Thành phố Hội An trong thời gian đến
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI

1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng du lịch sinh thái ( DLST )
a. Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về DLST nhưng có thể tất cả các


3


khái niệm đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
và văn hóa bản địa gắn với việc diễn giải, giáo dục môi trường theo
hướng bền vững về mặt sinh thái. DLST phải có sự tham gia của cộng
đồng địa phương và mang lại lợi ích cho họ.
b. Đặc trưng
* Đặc trưng cơ bản
+ Tính đa ngành
+ Tính liên vùng
+ Tính mùa vụ.
+ Tính đa mục tiêu
+ Tính xã hội hóa
* Đặc trưng riêng
+ Tính giáo dục về môi trường
+ DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng nguồn tài
nguyên một cách bền vững
+ DLST góp phần mang lại lợi ích kinh tế, phát huy các giá trị
truyền thống văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư địa phương
1.1.2.Tài nguyên du lịch sinh thái
“ Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm,
các tuyến hoặc các khu DLST bao gồm các cảnh quan thiên nhiên, các
di tích lịch sử, các giá trị văn hóa, các công trình sáng tạo của nhân loại
có thể sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu về DLST ” [1, tr.105]
a. Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học
b. Các tài nguyên DLST đặc thù
c. Văn hóa bản địa
1.1.3. Khu du lịch sinh thái
a. Khái niệm khu DLST
“ Khu DLST là một đơn vị lãnh thổ có quy mô nhất định, có tổ
chức khai thác tài nguyên DLST (theo các nguyên tắc phát triển của

DLST), có định hướng, quy hoạch phát triển, có cơ sở hạ tầng và cơ sở


4

vật chất kỹ thuật phù hợp để phát triển DLST, thỏa mãn nhu cầu
chuyên biệt của khách DLST ” [17, tr.66]
b. Sơ lược về một số khu DLST
1.1.4. Sản phẩm du lịch sinh thái
a. Khái niệm sản phẩm DLST
“ Sản phẩm DLST bao gồm các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho
khách du lịch trên cơ sở kết hợp việc khai thác các nguồn lực bản địa với
sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương. Một mặt làm
thỏa mãn nhu cầu DLST của du khách, mặt khác giáo dục môi trường và
góp phần vào sự bảo tồn và phát triển điểm đến du lịch.” [18, tr.14]
b. Đặc điểm của sản phẩm DLST
- Sản phẩm DLST hướng tới bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn
hóa, xã hội ở nơi đến du lịch.
- Sản phẩm DLST bao hàm cả các dịch vụ thuyết minh, diễn giải
mang tính giáo dục.
- Sản phẩm DLST trực tiếp mang lại phúc lợi cho cộng đồng dân
cư địa phương
1.1.5. Khách du lịch sinh thái
Khách DLST là những người quan tâm hơn cả đến các giá trị tự
nhiên và các giá trị nhân văn ở những khu vực thiên nhiên hoang dã.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.2.1. Khái niệm
“Phát triển DLST là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự
nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du
lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế trong khi vẫn đóng góp cho

bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, cho công tác bảo vệ môi
trường và góp phần nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương”[1], [8]



5

1.2.2. Nội dung phát triển du lịch sinh thái
a. Xây dựng quy hoạch phát triển DLST
Quy hoạch phát triển DLST phải được tiến hành trong khuôn khổ
quy hoạch quản lý tổng thể của khu vực, thường là một làng quê đặc
biệt có hệ sinh thái đặc trưng hay một khu bảo tồn thiên nhiên, một
vườn quốc gia.
b. Phát triển sản phẩm DLST và phát triển thị trường, quảng
bá thu hút khách du lịch
+ Phát triển sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú,
đa dạng của khách du lịch để du khách có được nhiều sự trải nghiệm thực
tế trong chuyến đi sẽ góp phần thu hút và quảng bá hình ảnh điểm đến.
+ Phát triển thị trường, quảng bá thu hút khách du lịch.
- Phân đoạn thị trường
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
- Quảng bá là hoạt động mang hình ảnh DLST đến với du khách
c. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý và thu hút các nguồn
lực phát triển DLST
- Các chính sách phát triển kinh tế-xã hội ổn định, cơ chế điều
hành công khai sẽ tạo nền tảng pháp lý, môi trường thuận lợi cho việc
phát triển, góp phần giải quyết việc làm và mang lại lợi ích cho cộng
đồng, khuyến khích và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên DLST, các
hệ sinh thái một cách bền vững và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển.
- Để phát triển DLST cần có nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực

lao động, vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật là yếu tố
quan trọng trong việc phát triển DLST. Do đó, chính quyền địa phương
phải có những cơ chế, chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực, vốn,
đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như ưu đãi về tiền thuê đất, thuế; hỗ trợ
công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư…


6

d. Gắn phát triển du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quá trình phát
triển DLST, thông qua việc thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch,
các nội quy, quy định ở các khu du lịch, thông qua công tác tuyên
truyền, quảng bá…nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng
đồng xã hội, khách du lịch,…trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên và
các hệ sinh thái.
e. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong
phát triển du lịch sinh thái
Cộng đồng dân cư địa phương là những người trực tiếp giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử - văn hóa, các làng
nghề truyền thống của người dân bản địa. Vì vậy, cần khuyến khích sự
tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển DLST thông qua
việc góp ý vào các quy hoạch, các thiết kế, tham gia quản lý, cung ứng
nguồn nhân lực ở các khu DLST, cung cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú,
vận chuyển, sản phẩm lưu niệm…cho khách du lịch góp phần mang lại
thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương.
1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DLST
1.3.1. Số lượng các khu DLST và sản phẩm DLST
Việc phát triển DLST được coi là phát triển nếu như số lượng các
khu DLST được quan tâm đầu tư, phát triển cả về số lượng và chất

lượng, phù hợp với việc sử dụng và khai thác, tôn tạo một cách có hiệu
quả các nguồn tài nguyên DLST.
Các sản phẩm càng phong phú thì tạo ra được nhiều sự lựa chọn
cho du khách khi đến tham quan.
1.3.2. Quy mô thị trường khách du lịch
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá kết quả phát
triển DLST. Các thông tin về thị trường khách du là cơ sở cho việc đánh


7

giá sự hấp dẫn của điểm đến, là cơ sở cho việc đưa ra các định hướng
phát triển DLST trong tương lai.
1.3.3. Quy mô và chất lượng các hoạt động quảng bá DLST
Đây là tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng các hoạt động mà
chính quyền các doanh nghiệp làm du lịch sử dụng các hoạt động để
quảng bá thu hút khách du lịch nhằm phát triển, mở rộng thị trường
khách du lịch và hiệu quả của các hoạt động này mang lại.
1.3.4. Quy mô các nguồn lực phát triển DLST
- Số lượng của nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực DLST,
trong đó số lượng đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phản ánh chất
lượng của nguồn nhân lực.
- Vốn đầu tư phát triển DLST.
- Việc ứng dụng khoa học công nghệ.
- Tình trạng cơ sở vật hạ tầng kỹ thuật ở các khu DLST.
1.3.5. Hoạt động giáo dục, diễn giải bảo vệ môi trường và hệ
sinh thái
Thực trạng môi trường tự nhiên và hệ sinh thái trong quá trình
phát triển DLST, công tác bảo vệ, giáp dục, diễn giải môi trường và bảo
vệ hệ sinh thái được triển khai thực hiện như thế nào và kết quả thực

hiện ra sao so với trước đây.
1.3.6. Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
động DLST
Đây là tiêu chí đánh giá các hoạt động mà cộng đồng dân cư địa
phương có khả năng và điều kiện để tham gia vào hoạt động DLST để
có những định hướng trong tương lai nhằm khuyến khích sự tham gia
của cộng đồng địa phương ngày càng nhiều và mang lại lợi ích cho họ.
1.4. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN DLST
1.4.1. Các nguyên tắc phát triển DLST

a. Phát triển DLST phải góp phần tích cực vào bảo vệ môi
trường, duy trì hệ sinh thái


8

b. Phát triển DLST phải gắn liền với giáo dục môi trường, tạo ý
thức trong việc bảo tồn tài nguyên DLST
c. Phát triển DLST phải có sự tham gia của cộng đồng địa
phương, tạo thêm công ăn việc làm và mang lại lợi ích cho họ
d. Phát triển DLST phải bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa và
các giá trị truyền thống của dân tộc
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DLST
a. Môi trường kinh tế
b. Môi trường chính trị
c. Môi trường luật pháp
d. Môi trường ngành du lịch và nhu cầu du lịch
e. Năng lực phát triển du lịch của địa phương
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
THÀNH PHỐ HỘI AN

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI
NGUYÊN DLST THÀNH PHỐ HỘI AN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3. Tài nguyên DLST
a. Các hệ sinh thái điển hình
+ Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm
+ Rừng dừa nước ở xã Cẩm Thanh
b. Các tài nguyên DLST đặc thù
+ Tài nguyên biển
+ Tài nguyên sông, lạch
c. Văn hóa bản địa


9

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST THÀNH PHỐ HỘI AN
2.2.1. Khái quát tình hình du lịch Thành phố Hội An
a. Lượng khách và ngày khách lưu trú tại Hội An
Qua hình 2.1 cho thấy lượng khách du lịch đến Hội An giai đoạn
2008-2012 tăng trưởng không đồng đều giữa các năm nhưng tốc độ
tăng trưởng bình quân cả giai đoạn tăng 5,91%, trong đó khách du lịch
quốc tế tăng 5,17% và khách du lịch nội địa tăng 8,20%.

Nguồn: Phòng Thương mại – Du lịch Thành phố Hội An
Hình 2.1. Tổng lượng khách đến Hội An giai đoạn 2008-2012

Qua hình 2.4 cho thấy lượng khách lưu trú và ngày khách lưu trú
tăng dần qua các năm, riêng năm 2009 lượng khách lưu trú giảm 76.722
lượt và ngày khách lưu trú giảm 199.231 ngày so với năm 2008 do tình
hình suy thoái kinh tế thế giới và trong nước nhưng bình quân ngày
khách lưu trú cả giai đoạn đạt trên 2,4 ngày là khá cao.

Nguồn: Phòng Thương mại – Du lịch Thành phố Hội An
Hình 2.4. Ngày khách lưu trú tại Hội An giai đoạn 2008-2012


10

b. Cơ cấu khách lưu trú
Thị trường khách du lịch quốc tế của Hội An trong giai đoạn này
chủ yếu là khách ở các nước Châu Âu như Úc, Pháp, Hà Lan, Tây Ban
Nha, NewZeaLand…, các nước ở Châu Mỹ như Mỹ, Canada và các
nước ở Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…

Nguồn: Phòng Thương mại – Du lịch Thành phố Hội An
Hình 2.6. Cơ cấu khách lưu trú năm 2012
c. Doanh thu du lịch
Qua hình 2.7 cho thấy doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu
du lịch có tăng giảm qua các năm do ảnh hưởng của tình hình suy thoái
kinh tế thế giới và lạm phát trong nước nhưng tốc độ tăng trưởng doanh
thu bình quân cả giai đoạn đạt 17,96%.

Nguồn: Phòng Thương mại – Du lịch Thành phố Hội An
Hình 2.7.Doanh thu du lịch trên địa bàn Thành phố Hội An
d. Cơ sở lưu trú
Năm 2008 là 79 cơ sở với 3.213 phòng thì đến năm 2012 là 87 cơ

sở với 3.887 phòng, tăng 8 cơ sở và 674 phòng so với năm 2008.


11

2.2.2. Thực trạng nội dung phát triển DLST Thành phố Hội An
a. Thực trạng quy hoạch phát triển DLST
- Quy hoạch chậm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.
- Hiện tượng chồng lấn quy hoạch hoặc phối kết hợp trong quy
hoạch các dự án còn chưa đồng bộ, có trường hợp còn kéo dài gây ảnh
hưởng đến sự phát triển DLST.
b. Phát triển sản phẩm DLST và phát triển thị trường, quảng
bá thu hút khách du lịch
* Thông qua các nỗ lực của chính quyền, của các doanh nghiệp,
của cộng đồng địa phương, sản phẩm DLST ngày càng phong phú như:
+ Đi xe đạp, chèo thuyền tham quan các làng quê sinh thái.
+ Tham quan các làng nghề truyền thống .
+ Tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán và lối sống hàng ngày
của người dân địa phương.
+ Lặn biển, nghiên cứu đa dạng sinh học, leo núi, đi bộ ngắm
động thực vật trong rừng
* Thị trường và hoạt động phát triển thị trường, quảng bá thu hút
khách du lịch
Ngày càng được đẩy mạnh cả trong nước và quốc tế, cả về số
lượng lẫn quy mô hoạt động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng
+ Số lượng khách du lịch đến các khu DLST

Nguồn: Phòng Thương mại – Du lịch Thành phố Hội An
Hình 2.11. Lượng khách đến các khu DLST



12

Qua hình 2.11 cho thấy tổng lượng khách đến các khu DLST, kể
cả lượng khách quốc tế và khách nội địa đều tăng qua các năm. Tốc độ
tăng trưởng trung bình cả giai đoạn đạt trên 24%, trong đó lượng khách
quốc tế tăng trên 20% và khách nội địa tăng gần 30% là khá cao.
+ Doanh thu DLST

Nguồn: Phòng Thương mại – Du lịch Thành phố Hội An
Hình 2.13. Doanh thu DLST trên địa bàn Thành phố Hội An
Qua hình 2.13 cho thấy doanh thu DLST và tốc độ tăng trưởng
doanh thu DLST hàng năm khá cao, bình quân cả giai đoạn đạt 27,84%
là khá tốt chứng tỏ việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ DLST đáp ứng
được nhu cầu của du khách và việc chi tiêu cho các sản phẩm, dịch vụ
DLST của khách du lịch khi đến các khu DLST là tương đối cao.
c. Chính sách, cơ chế quản lý và thu hút các nguồn lực phát
triển DLST
* Chính sách và cơ chế quản lý DLST
Một số chính sách và cơ chế quản lý đã được ban hành như:
+ Đề án xây dựng Hội An Thành phố sinh thái.
+ Đề án xây dựng Cẩm Thanh – Làng quê sinh thái đặc thù.
+ Đề án phát triển du lịch Cù Lao Chàm đến năm 2015.
+ Đề án phục hồi các làng nghề truyền thống như làng mộc Kim
Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế


13

+ Thành lập các ban quản lý khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh

quyển thế giới Cù Lao Chàm, ban quản lý các làng nghề cùng với việc
ban hành các quy chế hoạt động, các cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ
về vốn, ngân sách, thuế, thời gian thuê đất
Tuy nhiên, chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi riêng cho các nhà
đầu tư bỏ vốn đầu tư các dự án phát triển DLST ở các vùng bị thấp lụt
và trở ngại về giao thông như ở Cẩm Nam, Cẩm Kim, Tân Hiệp. Một
số cơ chế quản lý có mặt còn bất cập, chồng chéo nhau.
* Thu hút các nguồn lực phát triển DLST
Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch tại
các điểm DLST vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu, trong đó
lao động được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch là 93
lao động, chiếm tỷ trọng 28,10%; còn lại 71,90% lao động chưa được
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch.
Qua hình 2.15 cho thấy nguồn vốn đầu tư cho phát triển DLST có
tăng giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng khá thấp, bình quân 14,07%


Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch Thành phố Hội An
Hình 2.15. Vốn đầu tư phát triển DLST
so với tổng vốn đầu tư cho ngành du lịch chứng tỏ việc đầu tư và
hoạt động thu hút đầu tư phát triển DLST chưa được quan tâm thực
hiện đúng mức, hiệu quả chưa cao, có dự án đã gần 10 năm kêu gọi đầu tư


14

nhưng chưa được như dự án khu công viên văn hóa đa chức năng , khu
du lịch sinh thái GaMi, khu du lịch sinh thái Cồn Bắp, Cồn Ba Xã
Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã góp phần tích cực vào
việc cập nhật và xử lý các thông tin về du khách và phục vụ cho việc

phát triển DLST của Hội An.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển DLST được quan tâm
đầu tư nâng cấp cơ bản đảm bảo cho việc phục vụ và phát triển DLST.
d. Gắn phát triển DLST với hoạt động bảo vệ, diễn giải và giáo
dục môi trường
Đã được chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã tạo được
sự chuyển biến mạnh trong nhận thức và hành động của cộng đồng và
của khách du lịch. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát và công tác
giáo dục, diễn giải bảo tồn hệ sinh thái chưa được thường xuyên, liên
tục nên tình trạng đánh bắt hải sản, cua đá trái phép, mang thức ăn
xuống các bãi tắm vẫn còn xảy ra gây ảnh hưởng đến môi trường tự
nhiên và hệ sinh thái.
e. Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương trong
phát triển DLST
Trong xây dựng các quy hoạch, các đề án phát triển DLST và
trong việc cung cấp các dịch vụ ăn uống, lưu trú, sản phẩm hàng lưu
niệm, vận chuyển, hướng dẫn viên, cung cấp lao động, bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân bản địa và mang
lại lợi ích cho họ.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DLST HỘI AN
2.3.1. Những thành tựu
a. Về kết quả
Đa số các chỉ tiêu trong giai đoạn 2008 – 2012 đã hoàn thành
vượt mức. Hiện tại Hội An đã vươn lên trở thành trọng điểm du lịch
của khu vực miền Trung và cả nước.


15

b. Về nội dung phát triển DLST

- Đã xây dựng và ban hành các đề án để phát triển phát triển
DLST .
- Các sản phẩm DLST ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Hoạt
động phát triển thị trường, quảng bá thu hút khách du lịch được chú
trọng góp phần thu hút khách đến nhiều hơn ở các khu DLST.
- Chính sách và cơ chế quản lý DLST được ban hành và tổ chức
thực hiện bước đầu có hiệu quả.
- Việc thu hút các nguồn lực phát triển DLST được quan tâm chú
trọng.
- Nhiều hoạt động về bảo vệ, diễn giải và giáo dục môi trường
được triển khai tích cực và mang lại hiệu quả khá tốt.
- Bước đầu đã huy động được sự tham gia tích cực của cộng
đồng dân cư địa phương trong phát triển DLST.
2.3.2. Những hạn chế
a. Về kết quả
- DLST phát triển vẫn chưa tương xứng và phát huy hết tiềm
năng, lợi thế của Hội An.
- Số lượng du khách đến với các khu DLST và doanh thu DLST
vẫn còn rất ít so với tổng lượt khách đến và tổng doanh thu du lịch của
Thành phố Hội An, bình quân khoảng 10%.
b. Về nội dung phát triển DLST
- Chưa xây dựng quy hoạch phát triển DLST. Việc tổ chức thực
hiện các quy hoạch, các dự án còn chậm, nhiều lúng túng.

- Công tác quảng bá tiếp thị cần phải có một trung tâm thông tin
du lịch chuyên làm một nhiệm vụ quảng bá tuyên truyền, sự phối hợp
quảng bá giữa các kênh ( nhà nước, doanh nghiệp) chưa đồng bộ.


16


- Tính chủ động trong quản lý chưa được phát huy, việc phân
công trách nhiệm chưa cụ thể, rõ ràng, vẫn còn tình trạng chồng chéo
nhau trong công tác quản lý.
- Chất lượng nguồn nhân lực ở các khu DLST vẫn còn nhiều hạn
chế, hiện mới có 28,10% lao động qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ.
- Chính sách khuyến khích, thu hút các nguồn lực phát triển
DLST chậm được ban hành và còn nhiều bất cập nên chưa thu hút được
các nguồn lực, đặc biệt đối với các dự án phát triển DLST ở các cồn,
bãi trên các sông và ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm
- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện giáo dục, diễn giải
bảo tồn hệ sinh thái ở các khu DLST chưa thường xuyên, liên tục. Tình
trạng khai thác, đánh bắt trái phép các nguồn hải sản, cua đá vẫn còn
xảy ra, vệ sinh môi trường ở các bãi biển, kênh lạch ngày càng ô
nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và hệ sinh thái.
- Cộng đồng địa phương chưa có vai trò trong việc quyết định
cũng như kiểm soát các kết quả của các kế hoạch du lịch. Vẫn còn tình
trạng giới thiệu không đầy đủ về các giá trị văn hóa lịch sử bản địa.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.
- Tình hình bất ổn về an ninh chính trị, khủng hoảng kinh tế, tài
chính thế giới đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển DLST của Hội An.
- Do môi trường luật pháp chưa thuận lợi để thu hút đầu tư. Việc
vận dụng chính sách, giải quyết các thủ tục hành chính còn chậm đã ảnh
hưởng đến việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển DLST.
- Năng lực phát triển DLST của địa phương có mặt còn hạn chế.
Đăc biệt là hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật ở một số khu
DLST vẫn chưa được đầu tư một cách đồng bộ.
- Công tác xúc tiến, quảng bá DLST chưa được quan tâm đúng
mức và thực hiện đồng bộ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2



17

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
THÀNH PHỐ HỘI AN

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI THÀNH PHỐ HỘI AN
3.1.1. Quan điểm phát triển DLST của Thành phố Hội An
a. Phát triển DLST Hội An phải phù hợp với quan điểm và
pháp luật của Nhà nước về phát triển hoạt động du lịch; phải phù
hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, của
Thành phố
b. Phát triển DLST phải góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi
trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên
c. Phát triển DLST phải đảm bảo giữ gìn và phát huy truyền
thống văn hóa, lịch sử của dân tộc và bản sắc văn hóa của người dân
Hội An
d. Phát triển DLST Hội An phải dựa trên sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa các ngành, phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng và
mang lại lợi ích cho cộng đồng
e. Phát triển du lịch phải đi đôi và gắn liền với việc bảo đảm
quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội
f. Phát triển DLST phải mang tính kế thừa, có trọng tâm, trọng
điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và
hiệu quả
3.1.2. Mục tiêu phát triển DLST
a. Mục tiêu kinh tế

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cải thiện
cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật ở các khu DLST, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của cộng đồng dân cư địa phương.


18

- Đến năm 2015 đón từ 350.000 đến 400.000 lượt khách đến
tham quan ở các khu DLST.
- Đến năm 2015 doanh thu DLST tăng từ 2,5 đến 3 lần so với
năm 2012.
- Hàng năm bố trí tối thiểu từ 25% đến 30% tổng nguồn vốn
ngân sách đầu tư cho du lịch để đầu tư phát triển DLST.
b. Mục tiêu xã hội
- Giữ gìn các truyền thống văn hóa đặc trưng của địa phương.
- Bảo tồn tài nguyên DLST, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến
cảnh quan môi trường.
- Góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển thể chất, nâng cao
dân trí và phát triển cuộc sống của cộng đồng địa phương.
c. Mục tiêu về bảo vệ môi trường
- Bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã
hội, nhân văn một cách bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất những tác
động của hoạt động DLST có thể gây ảnh hưởng tới môi trường.
- Các dự án phát triển DLST phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
- Phải giải quyết hài hòa lợi ích giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội
- môi trường.
d. Mục tiêu về quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội
Phát triển DLST phải đảm bảo tình hình an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội.

3.1.3. Các yếu tố môi trường vĩ mô và môi trường ngành du lịch
a. Các yếu tố môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế
- Môi trường chính trị
- Môi trường luật pháp
b. Môi trường ngành du lịch
Các quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam tạo tiền


19

đề, cơ sở cho việc phát triển quy hoạch và đề ra các chiến lược, chương
trình, kế hoach để phát triển du lịch của các khu vực, các tỉnh, thành,
các địa phương và của đất nước trong thời gian đến.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST THÀNH PHỐ HỘI AN
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch phát triển các khu DLST
Xây dựng mới quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát
triển DLST cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Trong đó, cần
tập trung quy hoạch phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao
Chàm trở thành khu DLST biển đảo trọng điểm cùng với việc quy
hoạch các cồn bãi ở các sông Cổ Cò, sông Đế Võng và sông Thu Bồn
để phát triển mạnh loại hình DLST.
3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm DLST theo chiều sâu,
đảm bảo chất lượng và hiệu quả
- Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm DLST biển, đảo, rừng,
sông, lạch, các làng quê sinh thái, các làng nghề truyền thống theo
chiều sâu một cách có chất lượng, hiệu quả và mang đậm bản sắc của
vùng đất và con người Hội An.
- Kết hợp phát triển sản phẩm DLST với các sản phẩm du lịch
khác như tham quan Đô thị cổ Hội An, tham quan các lễ hội tạo nên

sự phong phú, đa dạng cho khách du lịch.
3.2.3. Giải pháp về phát triển thị trường và quảng bá thu hút
khách du lịch
* Giải pháp về phát triển thị trường
+ Thị trường khách quốc tế
Cần tập trung vào những thị trường có lượng khách lớn, có khả
năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày ở Hội An trong thời gian qua như thị
trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Anh, Hà Lan,
Tây Ban Nha , mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về phát triển DLST.
+ Thị trường khách nội địa


20

Đây là thị trường có tính ổn định với lượng khách đến Hội An rất
lớn, trung bình hàng năm gần 50% và nhu cầu du lịch trong nước ngày
càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Hướng khai thác đối với thị
trường khách nội địa là đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour cuối tuần và
các tuor vào dịp lễ, tết
* Giải pháp tuyên truyền, quảng bá thu hút khách du lịch
+ Tổ chức các chương trình hội chợ, hội thảo du lịch để giới
thiệu, quảng bá nhằm thu hút khách du lịch.
+ Phòng thương mại – du lịch Thành phố có vai trò chủ đạo
trong hoạt động xúc tiến quảng bá và hướng dẫn, hỗ trợ các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực DLST và các khu DLST xúc tiến
quảng bá.
+ Thành lập trung tâm đón tiếp khách du lịch để du khách nghĩ
chân và giới thiệu những thông tin, hình ảnh DLST cho du khách trước
khi khách tham quan.
+ Xây dựng website DLST riêng quảng bá, giới thiệu đến với

khách du lịch.
+ Nội dung xúc tiến quảng bá cần tập trung vào điểm đến, vào
các sản phẩm DLST đặc trưng của Hội An.
+ Công tác xúc tiến, quảng bá cần huy động các nguồn lực và tổ
chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ giữa các cấp, các ngành,
các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, xã hội và người dân.
3.2.4. Giải pháp về chính sách, cơ chế quản lý và thu hút các
nguồn lực phát triển DLST
a. Giải pháp về chính sách, cơ chế quản lý
+ Cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư
mang tính đặc thù riêng của Hội An như chính sách ưu đãi về giá, về
thời hạn cho thuê đất, về thuế, về giãn thời gian nộp tiền thuê đất, hỗ
trợ về thủ tục hành chính, mở rộng loại hình lưu trú homestay ở các khu
DLST và các làng quê sinh thái


21

+ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các cấp, các ngành
trong phát triển DLST, có cơ chế, chính sách trong việc thu hút, đào
tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
+ Cần củng cố, kiện toàn các Ban quản lý các khu DLST theo
hướng tinh gọn, hiệu quả, tránh chồng chéo như hiện nay.
+ Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về xả rác
thải, nước thải ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
+ Thành lập hiệp hội DLST với chức năng chính là điều phối các
hoạt động liên quan đến DLST.
b. Giải pháp thu hút các nguồn lực phát triển DLST
+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ

chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
+ Thành phố cần cân đối ngân sách từ nguồn xây dựng cơ bản
hàng năm và tranh thủ từ các nguồn hỗ trợ của Chính phủ, của Tỉnh để
đầu tư phát triển DLST.
+ Huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, các doanh
nghiệp, cá nhân và của nhân dân trong phát triển DLST
+ Tranh thủ các nguồn vốn quốc tế như ODA, FDI để đầu tư
phát triển DLST.
+ Thành lập quỹ hỗ trợ và phát triển DLST để huy động các
nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển DLST.
3.2.5. Giải pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và diễn giải
môi trường
+ Thông qua các bảng hướng dẫn, nội quy, quy chế ở các khu
DLST; thông qua đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên, tờ rơi, tập
gấp, các cuộc hội nghị, hội thảo, sinh hoạt của cộng đồng dân cư
+ Xây dựng mô hình truyền thông về hạn chế sử dụng túi ni lông,
phân loại rác thải tại nguồn để tuyên truyền, phổ biến mục đích, yêu
cầu, ý nghĩa, giá trị của việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao


22

nhận thức và chuyển biến mạnh về hành động của xã hội, của du khách
đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái để đảm bảo
phát triển một cách bền vững.
3.2.6. Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa
phương trong phát triển DLST
+ Tham gia góp ý kiến trong xây dựng quy hoạch phát triển
DLST; đưa ra sáng kiến độc lập và tự huy động nguồn lực để xây dựng
kế hoạch, quyết định về phát triển DLST, và kiểm soát các kết quả đó.

+ Tham gia vào làm hướng dẫn viên, tuyên truyền viên, cộng tác
viên, người dẫn đường và làm việc ở các ban quản lý các khu bảo tồn,
các khu DLST.
+ Khuyến khích cộng đồng địa phương cung cấp các dịch vụ ăn
uống, lưu trú theo mô hình homestay, vận chuyển, hàng lưu niệm để
phục vụ nhu cầu của du khách.
+ Thành phố thường xuyên mở các lớp đào tạo hướng dẫn viên,
các lớp tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ về DLST,các lớp dạy ngoại
ngữ, dạy nghề cho cộng đồng địa phương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu những nội dung của đề tài phát triển DLST
Thành phố Hội An, tác giả đi đến một số kết luận sau:
* Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về DLST nhưng nhìn
chung đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa gắn với hoạt động diễn giải, giáo dục môi trường theo
hướng bền vững, phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương và
mang lại lợi ích cho họ.
* DLST Hội An được quan tâm đầu tư phát triển và đạt được
những kết quả khả quan, các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu, vốn đầu
tư cơ sở vật chất kỹ thuật tăng rõ rệt theo từng năm; sản phẩm ngày
càng phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng cao; hoạt động quảng
bá thu hút khách du lịch, mở rộng thị trường và diễn giải, giáo dục môi
trường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
được quan tâm chú trọng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế

sẵn có. Công tác quy hoạch phát triển DLST còn chậm, chính sách và
cơ chế quản lý còn còn chồng chéo, số lượng khách đến các khu DLST,
doanh thu DLST và vốn đầu tư cho DLST chưa cao, hệ thống cơ sở vật
chất, hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ; các hoạt động giáo dục và diễn
giải môi trường, kiểm tra, kiểm soát chưa được thường xuyên, liên tục;
cộng đồng địa phương chưa chủ động tham gia trong các hoạt động
phát triển DLST.
* Để DLST Thành phố Hội An ngày càng phát triển, theo tác giả
thì chính quyền và các khu DLST ở Hội An cần áp dụng và tổ chức
triển khai thực hiện các giải pháp mà tác giả đã đưa ra trong đề tài để
khắc phục những hạn chế trong giai đoạn qua và phát triển DLST một
cách bền vững trong thời gian đến. Đồng thời, tác giả đưa ra một số
kiến nghị đối với các cấp như sau:
+ Đối với Chính phủ và Tổng cục du lịch Việt Nam

×