Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CHI NHÁNH THÀNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.94 KB, 84 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
PHẦN I:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÀNH CÔNG...........................................................................3
1.1. Giới thiệu chung về Vietcombank Thành Công............................................3
1.1.1. Giới thiệu chung về Vietcombank..................................................................3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Thành Công......................5
1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................5
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Thành Công.....................................6
1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám đốc và từng phòng ban...............7
1.1.2.4. Các kết quả hoạt động kinh doanh......................................................10
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái
tại Chi nhánh Thành Công. .................................................................................17
1.2.1. Thực trạng công tác thẩm định dự án nói chung tại Chi nhánh....................17
1.2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại
Chi nhánh................................................................................................................21
1.2.2.1. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam nói chung
và thủ đô Hà Nội nói riêng...............................................................................21
1.2.2.2. Tình hình thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chi
nhánh Thành Công thời gian qua.....................................................................23
1.2.2.3. Quy trình thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái............23
1.2.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái............26
1.2.2.4.1 Thẩm định năng lực chủ đầu tư....................................................26
1.2.2.4.2 Thẩm định dự án đầu tư:..............................................................27
Thẩm định tính cạnh tranh của sản phẩm đầu ra.............................................30
Thẩm định các rủi ro có thể xảy ra và khả năng giảm thiểu.............................30
1.2.2.4.3 Thẩm định tài sản đảm bảo: ........................................................31
1.2.2.5. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái.....32


Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án nói chung và dự án
đầu tư phát triển du lịch sinh thái nói riêng tại Chi nhánh Thành Công.................33
1.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan.......................................................................33
1.2.3.2. Nhóm nhân tố khách quan...................................................................34
1.2.4. Phân tích tình hình thẩm định một dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái
tại Chi nhánh Thành Công......................................................................................36
1.2.5. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển tại Chi nhánh Thành
Công thời gian qua..................................................................................................66
1.2.5.1. Những kết quả đạt được......................................................................66
1.2.5.2. Những tồn tại.......................................................................................66
PHẦN II:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI Chi nhánh Thành Công............................................................................68
2.1. Định hướng phát triển trong thời gian tới của VCB Thành Công ............68
2.1.1. Định hướng chung của hệ thống Vietcombank............................................68
2.1.2. Định hướng cụ thể của Chi nhánh Thành Công............................................68
2.2 Một số giải pháp..............................................................................................69
2.2.1 Một số giải pháp về nội dung, quy trình thẩm định dự án.............................69
2.2.2 Một số giải pháp về phương pháp thẩm định dự án.......................................70
2.2.3 Một số giải pháp về chính sách tuyển dụng, đãi ngộ và đào tạo đối với cán bộ
thẩm định dự án......................................................................................................71
2.2.4 Một số giải pháp về công tác tổ chức thẩm định dự án.................................72
2.2.5 Một số giải pháp về công nghệ - kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin và lưu trữ
cơ sở dữ liệu............................................................................................................73
2.2.6 Một số giải pháp về công tác định giá tài sản bảo đảm đối với hoạt động cho
vay dự án đầu tư......................................................................................................76
2.3. Một số kiến nghị.............................................................................................76
2.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành và chính quyền địa phương....77

2.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, Hội sở chính Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam và các Ngân hàng thương mại khác................................77
2.3.3. Kiến nghị đối với Khách hàng của Chi nhánh..............................................78
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C
KẾT LUẬN........................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................81
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C
LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng với hai chức năng cơ bản nhất là huy động
vốn và sử dụng vốn, là cầu nối hút vốn từ nơi nhàn rỗi, bơm vào nơi khan thiếu vốn. Do
đó, vai trò của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong nền kinh tế hiện đại rất quan trọng.
Đối với Việt Nam, đất nước có dân số 84 triệu người đã có những đổi mới toàn diện
trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính trên con đường hội nhập. Từ một hệ thống đơn cấp,
ngành ngân hàng của Việt Nam đã chuyển mình và thay đổi theo hệ thống đa cấp. Một
số lớn những ngân hàng TMCP đã được thành lập và sự hiện diện của các chi nhánh
ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh đã làm bức tranh ngân hàng của Việt
Nam thêm phần đa dạng. Có thể thấy rằng ngành ngân hàng Việt Nam đang chuyển dần
tới một hệ thống ngân hàng của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng quốc doanh lớn, luôn giữ vai
trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Quá trình cổ phần hóa với thành công
của đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2007 đã đánh dấu cột mốc
quan trọng trong tiến trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông lệ quốc tế, mở rộng loại hình
kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ
sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu
trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai
đoạn năm 2015 – 2020.
Xuất phát từ những kiến thức đã học và tìm hiểu, sau quá trình thực tập tổng hợp tại
Phòng Khách hàng – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thành
Công, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt cùng các

cán bộ hướng dẫn thực tập tại Chi nhánh Thành Công, tôi đã hoàn thành bản Chuyên đề
thực tập tốt nghiệp.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 1
Kết cấu của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm các phần sau:
- Lời mở đầu.
- Nội dung chính:
Phần I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thành Công.
Phần II: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm
định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chi nhánh Thành Công.
- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ hướng dẫn, Phòng Khách hàng – Ngân
hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công cùng
PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt đã giúp tôi hoàn thành bản Chuyên đề này.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 2
PHẦN I:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH THÀNH CÔNG
1.1. Giới thiệu chung về Vietcombank Thành Công.
1.1.1. Giới thiệu chung về Vietcombank.
• Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt:
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
• Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Anh:
Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam.
• Tên giao dịch tiếng Anh (viết tắt):
• Trụ sở chính:
Số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

• Tel : (84-4) 3.9343137
• Fax : (84-4) 3.8269067
• Swift : BFTV VNVX
• Website : Http://www.vietcombank.com.vn
• Biểu trưng (logo):
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 3
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN) được thành lập vào ngày 01 tháng
04 năm 1963, theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành, trên cơ sở
tách ra từ Cụ quản lý Ngoại hối Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam) và hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Trung ương. Tại thời
điểm đó, NHNT VN có chức năng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất kinh doanh trong
lĩnh vực kinh tế đối ngoại và cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của cả nước.
- Ngày 26 tháng 9 năm 2007, theo Quyết định số 1289/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, NHNT VN được phê duyệt phương án cổ phần hoá, chuyển đổi trở thành
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đây là một cột mốc quan trọng, chứng tỏ sự
quyết tâm của Vietcombank theo định hướng phát triển trở thành một trong 70 tập đoàn
tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Á vào năm 2015.
- Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) chính
thức công bố kết quả của phiên đấu giá IPO Vietcombank với tổng số cổ phần là 97,5
triệu cổ phần, tổng giá trị cổ phần là 10.516.320.430.000 đồng. Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam trở thành Ngân hàng quốc doanh đầu tiên được cổ phần hóa.
- Trải qua hơn 45 năm trưởng thành và phát triển, tính đến thời điểm cuối năm
2007, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 01 Sở
Giao dịch tại Hà Nội; 58 Chi nhánh và 146 Phòng Giao dịch trên toàn quốc; 4 Công ty
con trực thuộc; 3 Văn phòng đại diện tại Singapore, Paris (Pháp), Moscow (Nga), với
đội ngũ nhân viên toàn hệ thống gần 9.200 người. Ngoài ra, Vietcombank còn tham gia
góp vốn, liên doanh liên kết với nhiều đơn vị trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh bất
động sản, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư...
- Vietcombank đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý như giải thưởng “Ngân hàng
tốt nhất Việt Nam" của tạp chí EUROMONEY và THE BANKER, giải thưởng Sao

Khuê 2005 của Hiệp hội VINASA, giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006 của
Thời báo Kinh tế Việt Nam.
- Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là thành viên của:
• Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.
• Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT.
• Câu lạc bộ Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 4
- Tổng tài sản của Vietcombank tại thời điểm cuối năm 2007 là 197.408 tỷ đồng,
tăng 18,1% so với năm 2006, vốn chủ sở hữu là 13.552 tỷ đồng, thu nhập trước thuế và
dự phòng đạt 4.136 tỷ đồng, ROAA đạt 1,44% và ROAE đạt 21,21%.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Thành Công.
1.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập ngày 11/03/1985 theo
Quyết định số 177/ NH.QĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Vietcombank Hà Nội là Chi nhánh cấp I trong hệ thống Vietcombank. Tính đến thời
điểm cuối năm 2006, mạng lưới hoạt động của Vietcombank Hà Nội bao gồm 04 Chi
nhánh cấp II, 06 Phòng Giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ trên địa bàn Hà Nội.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công được thành lập theo Quyết định số
525/QĐ/TTCB – ĐT ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam, với vai trò là Chi nhánh cấp II trực thuộc Chi nhánh cấp I
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Trụ sở chính của Chi nhánh đặt tại số 30-32 Láng Hạ,
Quận Đống Đa, Hà Nội.
Ngày 08 tháng 12 năm 2006, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam đã ký
Quyết định số 914/QĐ/TTCB-ĐT về việc nâng cấp Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương
Thành Công trở thành Chi nhánh cấp I từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Kể từ đây, Chi
nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công hạch toán độc lập và là thành viên trực
thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 05 tháng 06 năm 2008, theo Quyết định số 437/QĐ.NHNT.TTCB-ĐT của Chủ
tịch Hội đòng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân
hàng Ngoại thương Thành Công được chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ

phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công kể từ ngày 02 tháng 06 năm
2008, trên cơ sở tiếp nhận toàn bộ cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài sản và các vấn đề liên
quan của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thành Công.
Với mong muốn “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt”, trải qua hơn 8 năm
thành lập và phát triển, Chi nhánh Thành Công đã và đang không ngừng nỗ lực xây
dựng thương hiệu, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch
vụ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động... nhằm mang
lại những tiện ích và sự hài lòng tuyệt đối cho Khách hàng khi đến với Chi nhánh.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 5
BAN GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng
Khách hàng
Phòng Kinh
doanh Dịch vụ
Tổ Tổng hợp
Phòng Kế toán
thanh toán
Phòng Hành
chính Nhân sự
PGD Thái Hà
PGD Đồng Tâm
PGD Mỹ Đình
GIÁM ĐỐC
Tổ Tin học
Bộ phận
Thanh toán thẻ
Bộ phận
Ngân quỹ
PGD

Nam Thanh Xuân
Bộ phận
Thể nhân
• Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công.
• Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank For
Foreign Trade Of Vietnam – Thanh Cong Branch.
• Tên giao dịch viết tắt: Vietcombank Thành Công.
• Trụ sở chính: Số 30 – 32 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Q.Đống Đa, Hà Nội.
• Giám đốc : Nguyễn Minh Hiền.
• Điện thoại : 043 7.761.739 - 043 7.761.813
• Fax : 043 7.761.747
• SWIFT Code: BFTV VNVX 045
1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Thành Công.
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức Vietcombank Thành Công
Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Thành Công phân theo 2 cấp: Trụ sở chính và các
Phòng giao dịch trực thuộc quản lý của Vietcombank Thành Công, cụ thể là:
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 6
 Trụ sở chính: Số 30 – 32 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. Trụ
sở chính bao gồm các phòng ban như Phòng Khách hàng, Phòng Kế toán Thanh toán,
Phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Hành chính nhân sự, Tổ Tổng hợp, Tổ Tin học.
 4 Phòng Giao dịch:
• PGD số 01 – Số 89 Thái Hà, Quận Đống Đa.
• PGD Đồng Tâm – Ngã tư Lê Thanh Nghị và Trần Đại Nghĩa, Hai
Bà Trưng.
• PGD Nam Thanh Xuân – Số 603 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân.
• PGD Mỹ Đình – Số 30, TT4, ĐTM Mỹ Đình, Từ Liêm.
1.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám đốc và từng phòng ban.
1.1.2.3.1. Ban Giám đốc
Ban Giám đốc bao gồm ba người, một Giám đốc và hai Phó Giám đốc.

Giám đốc là người đứng đầu Chi nhánh Thành Công, có nhiệm vụ tổ chức, điều
hành mọi hoạt động của Chi nhánh, đại diện cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Chi
nhánh. Giám đốc Chi nhánh do Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam phân công bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm.
Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc phụ trách kinh doanh dịch vụ và Phó giám
đốc phụ trách tin học - thanh toán quốc tế. Các Phó Giám đốc do Hội đồng quản trị hoặc
Tổng giám đốc phân công bổ nhiệm hay miễn nhiệm, có chức năng và nhiệm vụ điều
hành mọi hoạt động của Chi nhánh trong phạm vi quản lý của mình và thay mặt Giám
đốc quản lý Chi nhánh khi Giám đốc đi vắng.
1.1.2.3.2. Phòng Khách hàng
Phòng Khách hàng là đầu mối thiết lập quan hệ với Khách hàng, duy trì củng cố và
không ngừng mở rộng mối quan hệ tín dụng với Khách hàng trên tất cả các hoạt động,
tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách
an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Chi nhánh. Các chức năng nhiệm vụ cụ thể:
+ Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu, xây
dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia chính sách khách hàng và đánh giá việc
thực hiện chính sách khách hàng.
+ Triển khai các biện pháp marketing, giới thiệu cho Khách hàng về các sản phẩm
dịch vụ mà Vietcombank Thành Công có lợi thế và có thể cung ứng.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 7
+ Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với Khách hàng; Thẩm định,
xét duyệt cho vay đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn của Khách hàng, đôn đốc
Khách hàng phối hợp với các phòng ban có liên quan thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng
hạn.
+ Thực hiện vai trò tham mưu Ban giám đốc trong kế hoạch phát triển của Chi nhánh.
1.1.2.3.3. Phòng Kinh doanh dịch vụ.
Phòng Kinh doanh dịch vụ bao gồm các bộ phận:
+ Bộ phận Thanh toán thẻ: Có chức năng và nhiệm vụ marketing, phát hành và thanh
toán các loại thẻ của nước ngoài phát hành và thẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
theo quy định. Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, các máy ATM trên địa

bàn.
+ Bộ phận Ngân quỹ: Có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra thu chi theo chứng từ kế
toán, kiểm đếm toàn bộ tiền Việt Nam, ngoại tệ của khách hàng có mở tài khoản tại Chi
nhánh, giúp các đơn vị nhận biết ngoại tệ thật, giả và tham gia quản lý quỹ.
+ Bộ phận Thể nhân: Có chức năng và nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng cho Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, các hộ kinh doanh cá thể.
1.1.2.3.4. Phòng Kế toán thanh toán .
Bộ phận kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Quản lý giám sát toàn bộ tài khoản của khách hàng, tài khoản nội bộ của Chi
nhánh; quản lý các tài khoản tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tài khoản tiền vay của Chi
nhánh tại Hội sở chính và các tổ chức tín dụng khác; tính lãi định kỳ cho khách hàng
trên tài khoản tiền gửi sau đó chuyển kết quả đến bộ phận quản lý khách hàng.
+ Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ của Chi nhánh;
quản lý thu nhập và chi phí của Chi nhánh, kịp thời phản ánh cho Ban Giám đốc những
hiện tượng bất thường.
+ Thực hiện nguyên tắc, chế độ kế toán thống kê, lập và gửi các báo cáo tài chính
của Chi nhánh theo quy định của Hội sở chính.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 8
+ Quản lý việc tổ chức thực hiện các yêu cầu chuyển tiền đến các điểm giao dịch
ATM, các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh; kiểm tra tính pháp lý và xử lý các yêu
cầu liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền vay của khách hàng.
Bộ phận thanh toán có các chức năng nhiệm vụ sau:
+ Xử lý nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ của
Khách hàng,
+ Phát hành thư bảo lãnh trong nước và nước ngoài có mức ký quỹ 100% và dưới
100% do Phòng Khách hàng chuyển tới.
+ Quản lý nghiệp vụ thanh toán cho người hưởng ở nước ngoài theo yêu cầu của
Khách hàng.
1.1.2.3.5. Phòng Hành chính - Nhân sự.
Phòng Hành chính - Nhân sự có các chức năng nhiệm vụ sau:

+ Thực hiện quản lý các vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự, tuyển dụng, đào tạo
cán bộ tín dụng cho Chi nhánh. Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng thi đua, kỷ luật,...
+ Thực hiện công tác hành chính quản trị của Chi nhánh, tham mưu cho Ban Giám
đốc về những vấn đền liên quan đến công tác hành chính quản trị như tiếp đón khách,
xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công cụ lao động, bảo đảm trang thiết bị, môi trường
làm việc cho cán bộ công nhân viên (văn thư, đội xe, bảo vệ...)
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 9
1.1.2.3.6. Tổ Tin học.
Tổ tin học có chức năng nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức tiếp nhận, thực hiện công tác nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng.
+ Thực hiện quản lý, bảo dưỡng các thiết bị tin học, các chương trình vi tính và phần
mềm ứng dụng phục vụ cho các nghiệp vụ của Chi nhánh.
+ Thực hiện quản lý mạng, tiếp nhận thông tin trong và ngoài Chi nhánh, bảo mật số
liệu theo đúng quy định, hướng dẫn các nghiệp vụ tin học khi có quy trình mới.
1.1.2.3.7. Tổ Tổng hợp.
+ Thực hiện chức năng lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý và hàng tháng
của Chi nhánh.
+ Thự hiện chức năng lập Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm
hoặc hàng quý của Chi nhánh, trên cơ sở tổng hợp và thống kê những số liệu kinh doanh
của Chi nhánh.
1.1.2.3.8. C ác Phòng Giao dịch.
+ Là bộ phận phụ thuộc Chi nhánh, có địa điểm hoạt động độc lập, hạch toán báo sổ
và có con dấu riêng. Đứng đầu Phòng Giao dịch là Trưởng phòng giao dịch do Giám
đốc Chi nhánh bổ nhiệm.
+ Phòng Giao dịch có chức năng và nhiệm vụ thực hiện một số giao dịch với khách
hàng theo quy định như nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay theo một
số hạn mức và đối tượng nhất định.
1.1.2.4. Các kết quả hoạt động kinh doanh
1.1.2.4.1. Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn

Công tác huy động vốn và sử dụng vốn của Vietcombank Thành Công trong thời gian
qua đã hoàn thành tốt theo chủ trương, kế hoạch đề ra và phát huy thế mạnh của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn của Vietcombank Thành Công là 2.656 tỷ
VNĐ, tăng 20% so với cuối năm 2006 và vượt 4% kế hoạch do Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam giao cho cả năm 2007 cho Chi nhánh.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 10
Trong đó, nguồn vốn huy động là 2.596 tỷ, tăng 17% so với cuối năm 2006, cơ cấu
vốn huy động bao gồm:
- Bằng ngoại tệ : 1.427,8 tỷ đồng.
- Bằng Việt Nam đồng : 1.168,2 tỷ đồng.
Bảng: Huy động vốn qua các năm của Vietcombank Thành Công
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
(%) (%) (%)
I. Theo loại tiền huy động
1.1.Ngoại tệ 902,110 51 1189,229 53 1427,800 55
1.2.VND 875 49 1067,500 47 1168,200 45
II.Theo nguồn huy động vốn
2.1. Tiền gửi của các TCKT 334,009 19 423,857 19 493,240 19
2.2. Tiền gửi của dân cư 1244,680 70 1618,094 72 1817,200 70
2.3. Phát hành GTCG 159,421 9 168,878 7 207,680 8
2.4. Huy động khác 39 2 45,9 2 77,880 3
Tổng cộng 1777,110 100 2256,729 100 2596 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Thành Công)
Số vốn huy động được dùng để thực hiện đầu tư tín dụng chiếm 35%, phần còn lại
Chi nhánh thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng năng lực nguồn vốn cho toàn hệ
thống Vietcombank.
Nhờ có huy động vốn tăng mạnh đã đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn. Đồng

thời, góp phần đẩy mạnh quan hệ giữa khách hàng vay vốn và Vietcombank Thành
Công, từ đó góp phần mở rộng quan hệ tín dụng cho Vietcombank Thành Công cũng
như phát triển các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng.
1.1.2 . 4. 2. Hoạt động tín dụng, bảo lãnh
Sự tăng trưởng nguồn vốn cộng với những diễn biến tích cực của nền kinh tế đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Vietcombank Thành Công sử dụng hiệu quả nguồn vốn của
mình. Trong giai đoạn 2005 – 2007, một mặt do nền kinh tế tăng trưởng mạnh ở hầu hết
các lĩnh vực, nhu cầu vay vốn gia tăng mạnh, mặt khác môi trường kinh doanh tài chính
ngân hàng đang tiến dần tới hội nhập kinh tế nên các chính sách, chế độ liên quan đến
hoạt động ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng cũng được tháo gỡ đã đem lại cơ hội
cho kinh doanh tín dụng ở ngân hàng thương mại nói chung và Vietcombank Thành
Công nói riêng.
Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Vietcombank Thành Công đã lựa chọn chiến lược
hoạt động trong giai đoạn 2005 - 2007 với phương châm “An toàn và hiệu quả”, quan
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 11
530
658
691
688
926
0
200
400
600
800
1000
2003 2004 2005 2006 2007
tâm duy trì khách hàng truyền thống kết hợp với chủ động tìm kiếm các khách hàng
tiềm năng. Cùng với cẩm nang tín dụng và hệ thống tính điểm và xếp hạng doanh
nghiệp đã được áp dụng góp phần tạo thành những cơ sở vững chắc, giúp xác định hợp

lý giới hạn tín dụng cho các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Ngoài ra,
Vietcombank Thành Công đã có sựu chuyển hướng trong chính sách tín dụng nhằm đầu
tư vào các ngành, lĩnh vực an toàn, hiệu quả đồng thời hạn chế và kiểm soát chặt chẽ
đầu tư vào các ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn. Với nỗ lực của tập thể cán bộ Chi
nhánh, tính đến 31/12/2007 tổng dư nợ đạt 926 tỷ VNĐ, tăng 35% so với 2006, chất
lượng tín dụng được đảm bảo với tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,28% trong tổng dư nợ.
Công tác bảo lãnh năm 2007 của Chi nhánh cũng đạt kết quả tốt. Đến 31/12/2007 số
dư bảo lãnh của chi nhánh là 116 tỷ VNĐ, tăng 61% so với năm 2006 và số món bảo
lãnh phát hành đạt 400 món tăng 16% so với năm 2006. Kết quả này cho thấy nghiệp vụ
bảo lãnh tại chi nhánh không ngừng phát triển và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
cũng như của tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Năm 2007, dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 926 tỷ VNĐ, trong đó:
• Dư nợ cho vay ngắn hạn: 769 tỷ VNĐ.
• Dư nợ cho vay trung và dài hạn: 157 tỷ VNĐ.
Biểu đồ: Dư nợ cho vay qua các năm của Vietcombank Thành Công
Đơn vị: Tỷ đồng


(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Thành Công)
1.1.2.4.3. Công tác kế toán và dịch vụ ngân hàng.
Với việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, công tác thanh toán của ngân hàng
đã đảm bảo tính chính xác, kịp thời cho các giao dịch chuyển vốn của khách hàng với
thời gian ngắn nhất và chất lượng tốt nhất nhằm tạo điều kiện tăng nhanh tốc độ chu
chuyển của đồng vốn ngân hàng. Hiện nay, Vietcombank Thành Công cung cấp các
dịch vụ tự động hoá cao cho khách hàng như VCB-iB@nking, VCB SMS-B@nking,
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 12
thanh toán hoá đơn tự động, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24... hệ thống
thanh toán SWIFT toàn cầu, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
Nhờ đó, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng đông, số lượng tài khoản mới
trong năm 2007 là 398 tài khoản đơn vị và 10.923 tài khoản cá nhân, đưa tổng số tài

khoản đơn vị tại Chi nhánh lên 1.635 tài khoản, tăng 32% và tổng số tài khoản cá nhân
lên 31.826 tài khoản, tăng 52% so với năm 2006. Chi nhánh hiện có 12 đơn vị đăng ký
sử dụng dịch vụ VCB Money và 116 đơn vị sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản,
doanh số trả lương bình quân là 19 tỷ VNĐ/tháng và trên 6500 tài khoản nhân viên. Chi
nhánh không gặp phải bất kỳ sự phàn nàn hoặc khiếu nại của khách hàng nào về thái độ
và chất lượng phục vụ tại khâu thanh toán, kế toán ngân hàng.
1.1.2.4.4. Công tác phát hành và thanh toán thẻ.
Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài chính tối ưu
nhất, Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở Việt Nam triển khai
dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất
hiện nay. Phát huy những thế mạnh trong công tác phát hành và thanh toán thẻ của
Vietcombank, hiện nay Vietcombank Thành Công phát hành các loại thẻ sau:
- Thẻ ghi nợ nội địa:
+ Thẻ Vietcombank Connect24
+ Thẻ Vietcombank SG24
- Thẻ ghi nợ quốc tế:
+ Thẻ Vietcombank MTV Mastercard
+ Thẻ Vietcombank Connect24 Visa
- Thẻ tín dụng quốc tế:
+ Thẻ Vietcombank Visa.
+ Thẻ Vietcombank MasterCard.
+ Thẻ Vietcombank American Express.
+Thẻ Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông Sen Vàng)
Bên cạnh đó, Vietcombank Thành Công còn cung cấp dịch vụ thanh toán 06 loại thẻ
quốc tế sau: Thẻ Visa, Mastercard, JCB, American Express, Diners Club và China
UnionPay.
Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2007 đạt 10.131 thẻ, nâng tổng số thẻ
ATM đến 31/12/2007 là 32.016 thẻ, tăng 47% so với năm 2006.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 13
Số lượng phát hành mới thẻ thanh toán quốc tế trong năm 2007 đạt 2.455, tăng 379%

so với năm 2006, nâng tổng số thẻ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 3.855 thẻ.
Doanh số thanh toán thẻ tín dụng năm 2007 đạt 16 tỷ VNĐ tăng 21% so với năm 2006.
Đến cuối năm 2007 Chi nhánh có 06 đơn vị chấp nhận thẻ và 01 điểm tạm ứng tiền mặt
tại quầy.
Biểu đồ: Tổng số thẻ phát hành qua các năm tại Vietcombank Thành Công:
Đơn vị: Thẻ
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Thành Công)
1.1.2.4.5. Kinh doanh ngoại tệ.
Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh
vực kinh doanh ngoại hối. Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm
trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của
Khách hàng, Vietcombank nói chung cũng như Vietcombank Thành Công nói riêng còn
giúp Khách hàng tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp
đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với
thực trạng hoạt động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của Quý Khách.
Hiện nay, Vietcombank Thành Công cung cấp các sản phẩm ngoại hối sau:
- Mua bán ngoại tệ:
+ Giao dịch giao ngay (Spot)
+ Giao dịch kỳ hạn (Forward)
+ Giao dịch quyền chọn (Option)
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 14
41,7
56,5
69,5 3
85,92
145,48
0
50
100
150

200
2003 2004 2005 2006 2007
+ Giao dịch tương lai (Future)
+ Giao dịch hoán đổi
• Hoán đổi ngoại tệ (FX Swap)
• Hoán đổi lãi suất (IRS)
- Vay gửi trên thị trường liên Ngân hàng;
- Giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ;
- Uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước;
- Cho vay VNĐ theo lãi suất USD.
Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 231 triệu USD, tăng 196% so với cùng kỳ
năm 2006. Đây là mức tăng cao nhất trong lịch sử hơn 7 năm hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh Thành Công.
Chi nhánh cũng đã chủ động và có nhiều biện pháp để tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng đủ
nhu cầu cho khách hàng cũng như thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam, đảm bảo hài hoà lợi ích của khách hàng và ngân hàng trong
những tháng cuối năm khi thị trường dư thừa ngoại tệ.
1.1.2.4.6. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu
Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗi trợ của các bộ phận nghiệp vụ có
liên quan và với sự cố gắng của các cán bộ nên kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu
trong năm 2007 đạt kết quả cao.
Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu toàn chi nhánh đạt 145,48 triệu USD tăng
68% so với năm 2006. Trong đó:
Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 88,85 triệu USD, tăng 80% so với năm 2006.
Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 56,63 triệu USD, tăng 54% so với năm 2006.
Biểu đồ: Kim ngạch thanh toán XNK qua các năm của Vietcombank Thành Công
Đơn vị: Triệu USD
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 15
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Thành Công)
1.1.2.4.7. Công tác ngân quỹ

Trong năm 2007, Chi nhánh đã mở thêm 05 cửa thu chi tiền mặt tại trụ sở chính vừa
đáp ứng số lượng khách hàng ngày càng tăng vừa giảm tải công việc cho các cán bộ,
tránh những sai sót xảy ra. Doanh số thu chi VNĐ năm 2007 đạt 13.307 tỷ đồng tăng
63% so với năm 2006 và doanh số thu chi ngoại tệ đạt 145 triệu USD bằng 86% so với
năm 2006.
Bên cạnh đó, Vietcombank Thành Công vẫn luôn đảm bảo thu chi đúng đủ, phát
hiện và trả lại tiền thừa cho khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng và thu được nhiều
tiền giả. Năm 2007, Chi nhánh thu được 30.780.000 VNĐ tiền giả và trả lại 149.300.000
VNĐ tiền thừa cho khách hàng.
1.1.2.4.8. Các hoạt động khác
Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2007: Tổng doanh thu
189,162 tỷ đồng, thu nhập trước thuế 2.745 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 21,385 tỷ đồng.
Trong năm 2007, cơ cấu tổ chức hành chính nhân sự luôn đảm bảo cho các phòng
ban, bộ phận nghiệp vụ hoạt động liên tục, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh. Ban giám
đốc được tham mưu tích cực trong việc luân chuyển cán bộ, đào tạo trình độ cho cán bộ
qua các khóa học trong nước và nước ngoài. Tổng số nhân viên của Chi nhánh là 135
người, độ tuổi trung bình là 26 tuổi, có 10 thạc sĩ, 8 trung cấp và còn lại là trình độ đại
học cao đẳng, chiếm 87%.
Hoạt động công đoàn của Chi nhánh đã mang lại cho tập thể cán bộ công nhân viên
sự gắn kết, có ý thức trách nhiệm cao thông qua các hoạt động tham quan, nghỉ mát,
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Hoạt động thi đua, các phong trào nghiên cứu, thể dục thể thao, văn nghệ cũng được
thực hiện sôi nổi, tạo không khí phấn khởi, hăng say công tác trong toàn Chi nhánh. Các
phong trào thi đua đã thực hiện trong năm 2007 là:
Phong trào thi đua người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến.
Phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm
Công đoàn cơ sở phát động phong trào thi đua phụ nữ hai giỏi: “Giỏi việc ngân hàng,
đảm việc nhà”.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 16
1.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh

thái tại Chi nhánh Thành Công.
1.2.1. Thực trạng công tác thẩm định dự án nói chung tại Chi nhánh.
Đối với hoạt động đầu tư dự án, Chi nhánh Thành Công đã tiến hành thẩm định, cấp
vốn vay đầu tư cho khoảng 40 dự án trong giai đoạn 2005 – 2007. Các dự án được cho
vay thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (xây dựng cơ bản, sản xuất công nghiệp, bán lẻ,
kinh doanh, thủy điện, viễn thông, giải trí...) có thể kể ra một số dự án lớn như Dự án
thủy điện Mai Châu, Dự án Đồng Phát, các dự án tăng cường năng lực sản xuất của các
doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội...
Về đối tượng và giá trị cấp tín dụng cho vay dự án, Chi nhánh Thành Công chỉ xét
duyệt cho vay đối với các khoản vay theo dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội, có tổng giá
trị khoản cấp tín dụng tối đa là 20 tỷ VND. Ngoài các trường hợp trên, Chi nhánh phải
chuyển dự án đầu tư xin vay vốn lên Phòng đầu tư dự án - Hội sở chính để xét duyệt.
Quyết định cho vay sẽ phụ thuộc vào kết quả thẩm định của Phòng đầu tư dự án – Hội
sở chính và quyết định của Hội đồng tín dụng TW.
Về nội dung thẩm định dự án, Chi nhánh tiến hành thẩm định dự án trên 3 nội dung
chính, đó là thẩm định về chủ đầu tư, thẩm định về dự án đầu tư và thẩm định về tài sản
đảm bảo. Tùy thuộc vào từng dự án cụ thể, thuộc từng lĩnh vực, trong từng thời điểm
khác nhau mà cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định dự án theo các nội dung cụ thể
chuyên sâu khác nhau, nhưng vẫn căn cứ theo 3 nội dung chính nêu trên.
Về quy trình thẩm định dự án, Chi nhánh Thành Công đã thực hiện thống nhất theo
Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp và Quy trình tín dụng đối với
Doanh nghiệp vừa và nhỏ do Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam ban hành. Quy trình này bao gồm 10 bước, đảm bảo tính thống nhất, khoa học, khả
năng kiểm soát, hạn chế và phân tán rủi ro trong hoạt động đầu tư dự án của
Vietcombank nói chung cũng như Vietcombank Thành Công nói riêng.
Sơ đồ: Quy trình cho vay theo dự án tại Vietcombank Thành Công
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 17
Đề xuất cho vay
Thẩm định rủi ro khoản vay
Phê duyệt khoản vay

Soạn thảo và ký kết Hợp đồng
Nhập dữ liệu vào hệ thống
Rút vốn vay
Quản lý và giám sát khoản vay
Điều chỉnh tín dụng
Thu hồi nợ vay
Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn
(Nguồn: Quy trình tín dụng đối với Khách hàng là Doanh nghiệp _ VCB)
Về kết quả thực hiện cho vay theo dự án, trong gian đoạn 2005 – 2007, Chi nhánh đã
đạt được những kết quả khả quan, đáp ứng phần nào nhu cầu vay vốn để thực hiện các
dự án đầu tư của các doanh nghiệp. Số lượng dự án đầu tư không ngừng tăng lên, tổng
dư nợ cho vay theo dự án cũng không ngừng tăng qua các năm. Điều này được thể hiện
qua bảng tổng kết sau:
Bảng: Tình hình cho vay theo dự án tại Chi nhánh Thành Công
giai đoạn 2005 – 2007
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
Số dự án xin vay vốn
Tổng số dự án
8
12 15 18
Tổng số tiền (tỷ đồng)
280
325,5 390 450
Số dự án được thẩm định
Tổng số dự án
7
9 13 15
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 18
Tổng số tiền (tỷ đồng)
270,5

310 340 400
Tỷ lệ được thẩm định
Tổng số dự án
87,5%
75% 86,67% 83,33%
Tổng số tiền
96,61%
95,24% 87,18% 88,89%
Số dự án được chấp nhận
Tổng số dự án
6
9 11 14
Tổng số tiền (tỷ đồng)
260
280 300 380
Tỷ lệ được chấp nhận
Tổng số dự án
85,71%
100% 84.62% 93.33%
Tổng số tiền
96,12%
90.32% 88.24% 95%
Tổng số dự án xin vay vốn 53
Tổng số dự án được thẩm định 44
Tổng số dự án được chấp nhận 40
(Nguồn: Báo cáo thẩm định giai đoạn 2004 – 2007, Vietcombank Thành Công)
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 19
Qua bảng trên, ta thấy, số dự án đầu tư mà Chi nhánh cho vay tăng đều qua các năm,
năm 2007 tăng 8 dự án so với năm 2004, tỷ lệ tăng là 133,3%. Tổng dư nợ năm 2007 so
với năm 2004 tăng 120 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 46,15%. Riêng giai đoạn 2006 – 2007, tổng

dư nợ tăng 80 tỷ, cao nhất trong vòng 4 năm. Điều này chứng tỏ trong năm 2007, tổng
vốn trung bình tài trợ cho mỗi dự án là lớn hơn so với các năm trước. Nguyên nhân là do
trong năm 2007, Chi nhánh Thành Công tách ra khỏi Chi nhánh Hà Nội, trở thành Chi
nhánh cấp I và hạch toán độc lập nên thẩm quyền cho vay theo dự án lớn hơn so với
trước đây, dẫn đến tổng dư nợ tăng mạnh.
Ngoài ra, tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh còn được thể hiện thông qua
biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa số lượng dự án được thẩm định với số lượng dự
án được cho vay.
Biểu đồ: Số dự án cho vay so với tổng số dự án thẩm định
Đơn vị: Dự án
(Nguồn: Báo cáo thẩm định giai đoạn 2004 – 2007, Vietcombank Thành Công)
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 20
1.2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Chi
nhánh.
1.2.2.1. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam nói chung và
thủ đô Hà Nội nói riêng.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về du lịch. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, ¾
địa hình là đồi núi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bờ biển dài và đẹp dọc đất
nước, bề dày lịch sử văn hóa với những đặc trưng riêng đã khiến cho nước ta trở thành
điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế
tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao, nhu cầu du lịch ngày càng lớn, ngày càng có nhiều công ty du
lịch ra đời, với các dự án đầu tư, các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng và
sôi động.
Nếu như năm 1988, nước ta chỉ có 1 dự án đăng ký đầu tư với số vốn 7,7 triệu USD,
thì đến những năm tiếp theo dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam đã tăng
lên nhanh chóng. Hình thức đầu tư phổ biến là liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Số
lượng dự án trải khá đều trong cả 3 miền, tuy nhiên có sự khác biệt trong lượng vốn đầu
tư. Tám tháng đầu năm 2008, ngành du lịch Việt Nam chứng kiến bước nhảy vọt trong
lĩnh vực đầu tư du lịch. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn đăng ký đầu tư

đã vượt xa tổng số vốn đăng ký trong cả giai đoạn 1988-2007.
Chương trình quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010 nhằm mục tiêu tổng quát là
phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch
phát triển trong khu vực. Ngoài ra, du lịch Việt Nam còn có các mục tiêu cụ thể:
- Tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế tăng từ 10-20%/năm; tỷ lệ tăng trưởng khách nội
địa tăng 15-20%/năm. Thu nhập từ du lịch năm 2010 đạt khoảng 4-5 tỷ USD.
- Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch
- Nâng cao vị thế Việt nam trên trường quốc tế
- Phát triển du lịch bền vững.
Theo nhận định của Tổng Cục Du lịch, Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá đúng tiềm
năng du lịch Việt Nam trong bối cảnh du lịch Châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển
mạnh, định hướng phát triển một các cụ thể và rõ ràng tạo điều kiện cho ngành du lịch
có đầy đủ căn cứ và mục tiêu để phấn đấu.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 21
Trong số các loại hình du lịch hiện nay, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển
du lịch sinh thái - loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo
tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái. Du lịch sinh thái cũng là một mũi nhọn
trong Chương trình hành động Quốc gia về du lịch 2006 – 2010, với mục tiêu khai thác
trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát triển các di sản văn
hoá, thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại các
điểm du lịch. Có thể kể ra nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng
cấm như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên... Các khu
du lịch sinh thái nổi tiếng như Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Hội An, Khu du lịch sinh
thái Côn Đảo, Phan Thiết, Chân Mây – Lăng Cô, Cát Bà, Hòn Dáu - Đồ Sơn, Flamingo
Đại Lải Resort, Furama Resort Đà Nẵng... với vốn đầu tư hàng chục triệu USD. Đặc
biệt, đã có tới 6 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự
trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền.
Trên địa bàn thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa – chính trị – du lịch của cả nước, du
lịch sinh thái cũng là một loại hình du lịch thế mạnh và thu hút rất nhiều khách du lịch.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, nhằm hướng tới 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà

Nội, thủ đô đang tích cực triển khai thực hiện và hoàn thiện 8 dự án du lịch sinh thái lớn
với tổng diện tích xây dựng 3.700 ha, vốn đăng ký 9.732 tỷ đồng, đó là các dự án đầu tư
khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn, khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu,
Khu du lịch sân Golf và dịch vụ hồ Văn Sơn... Quan điểm của Hà Nội trong phát triển
du lịch sinh thái là chú trọng yếu tố bền vững gắn liền với bảo vệ thiên nhiên và môi
trường. Do vậy, các dự án du lịch sinh thái lớn này khi phê duyệt đầu tư đều có đánh giá
tác động môi trường, xử lý môi trường. Đặc biệt, các dự án du lịch liên quan đến rừng
đều có chương trình lồng ghép trồng rừng trong phát triển du lịch. Điển hình như khu
vực sườn Đông núi Ba Vì khi phát triển dự án du lịch, rừng cây phát triển tốt. Một số
khu du lịch khác cũng có ý thức trong bảo vệ cảnh quan môi trường như Khu du lịch
sinh thái Đầm Long - Bằng Tạ đang bảo tồn hàng chục loài động vật quý hiếm cùng
nhiều loài thực vật trong khu rừng nguyên sinh. Khu du lịch Ao Vua đã đầu tư hàng
chục tỷ đồng phát triển du lịch sinh thái, trồng 150 ha rừng phủ xanh đất trống đồi trọc,
vận động người dân không săn bắn bừa bãi. Khu du lịch Thác Đa đầu tư bảo vệ trên 100
bụi cây trúc, tạo cảnh quan đẹp để thu hút khách du lịch.
Sinh viên: Đoàn Đức Nam – Lớp Đầu tư 47C 22

×