ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
BÙI THỊ LAN PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ
XÃ DƯƠNG LIỄU HUYỆN HOÀI ĐỨC VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Ngành: Quản lý tài nguyên thiên nhiên
Hà Nội - 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
BÙI THỊ LAN PHƯƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ
XÃ DƯƠNG LIỄU HUYỆN HOÀI ĐỨC VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
Ngành: Quản lý tài nguyên thiên nhiên
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu Cúc
Hà Nội - 2012
Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sĩ
NGUYỄN THỊ THU CÚC, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Địa chất,
trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và
tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa học này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị công tác trong Phòng Tài nguyên môi
trường huyện Hoài Đức, các anh chị công tác trong phòng Địa chính xã Dương
Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu
để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, nơi đã sinh thành và nuôi
dưỡng con nên người. Cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ mình trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Bùi Thị Lan Phương
DANH MỤC VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
BVMT Bảo vệ môi trường
COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand )
CBNS Chế biến nông sản
QCVN 08: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
QCVN 40: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5
1.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 7
1.2.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề 7
Bảng 1.1. Biểu thống kê một số nguyên liệu sản xuất chính năm 2011 10
Bảng 1.2. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề năm 2010 11
1.2.3. Đóng góp của làng nghề vào sự phát triển KT – XH của địa phương 12
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 13
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 13
2.2.1. Quan điểm hệ thống 13
2.2.2. Quan điểm tổng hợp 13
2.2.3. Quan điểm tiếp cận địa lý 14
2.2.4. Quan điểm phát triển bền vững 14
Chương 3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ VÀ CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ HIỆN TẠI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 16
3.2.1. Các chất thải trong sản xuất tinh bột 17
Bảng 3.1. Định mức thải trung bình của 1 tấn nguyên liệu: 18
Bảng 3.2. Định mức nước trong sản xuất tinh bột (cho 1 tấn nguyên liệu)[2]. .21
Bảng 3.3. Đặc trưng nước thải sản xuất tinh bột làng nghề [2] 22
3.2.2. Các chất thải khác 23
Bảng 3.4. Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc trong 1 ngày đêm[3] 23
3.3.1. Rác thải và nước thải sản xuất 24
Bảng 3.5. Biểu thống kê tình hình rác thải xã Dương Liễu[13] 25
Bảng 3.6. Tổng lượng nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột[13] 26
3.3.2. Rác thải và nước thải sinh hoạt 26
Bảng 3.7. Lượng nước thải trong sinh hoạt.[13] 26
3.3.3. Hiện trạng môi trường làng nghề Dương Liễu 26
Bảng 3.8. Nồng độ một số chỉ tiêu trong nước mặt của xã Dương Liễu 27
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu trong nước thải xã Dương Liễu 27
3.5.1. Các giải pháp xử lý hiện tại của điạ phương 29
3.5.2. Kết quả đạt được và các nguyên nhân chính 31
Chương 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 31
4.1.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học 32
4.1.2. Xử lý bằng phương pháp hóa lý 33
4.1.3. Xử lý bằng phương pháp sinh học 34
4.2.1. Định hướng phát triển làng nghề tới năm 2015 36
4.2.2. Dự tính lưu lượng nước thải trong tương lai 36
Bảng 4.1. Kết quả dự tính lượng thải sản xuất của làng nghề đến năm 2015 37
Bảng 4.2. Kết quả dự tính lượng thải sinh hoạt của làng nghề năm 2015 38
4.2.3. Đề xuất giải pháp xử lý và giảm thiểu ô nhiễm 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3
Hình 1.1. Vị trí xã Dương Liễu 3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5
Hình 1.2. Cơ cấu kinh tế của xã Dương Liễu năm 2011 7
1.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 7
1.2.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề 7
Hình 1.3. Công nghệ sản xuất 8
Hình 1.4. Quy trình sản xuất từ sắn củ, dong củ 9
Hình 1.5. Sơ đồ sản xuất miến dong kèm dòng thải 9
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ sản xuất mạch nha 10
1.2.3. Đóng góp của làng nghề vào sự phát triển KT – XH của địa phương 12
Hình 1.7. Biểu tỷ trọng cơ cấu kinh tế từ năm 2004 – 2011 12
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 13
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 13
2.2.1. Quan điểm hệ thống 13
2.2.2. Quan điểm tổng hợp 13
2.2.3. Quan điểm tiếp cận địa lý 14
2.2.4. Quan điểm phát triển bền vững 14
Chương 3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ VÀ CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ HIỆN TẠI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 16
Hình 3.1. Nước dùng trong sinh hoạt 17
Hình 3.2.Sử dụng nước cho chăn nuôi 17
3.2.1. Các chất thải trong sản xuất tinh bột 17
Hình 3.3. Cân bằng vật chất trong sản xuất tinh bột từ dong củ 18
Hình 3.4. Cân bằng vật chất trong sản xuất tinh bột sắn 18
3.2.2. Các chất thải khác 23
Hình 3.5. Hình ảnh về chất thải xây dựng 24
Hình 3.6. Nước thải từ sx miến 24
3.3.1. Rác thải và nước thải sản xuất 24
3.3.2. Rác thải và nước thải sinh hoạt 26
3.3.3. Hiện trạng môi trường làng nghề Dương Liễu 26
Hình 3.7.Phơi miến trên mương bị ô nhiễm 26
Hình 3.8. Vớt rác trên kênh T5 26
Hình 3.9. Nước thải từ 1 hộ gia đình xuống cống rãnh chung 27
Hình 3.10. Một kênh dẫn nước tưới 27
Hình 3.11. Tỷ lệ người mắc bệnh ở xã Dương Liễu so với xã thuần nông Yên
Thọ 29
3.5.1. Các giải pháp xử lý hiện tại của điạ phương 29
3.5.2. Kết quả đạt được và các nguyên nhân chính 31
Chương 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 31
4.1.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học 32
4.1.2. Xử lý bằng phương pháp hóa lý 33
4.1.3. Xử lý bằng phương pháp sinh học 34
4.2.1. Định hướng phát triển làng nghề tới năm 2015 36
4.2.2. Dự tính lưu lượng nước thải trong tương lai 36
4.2.3. Đề xuất giải pháp xử lý và giảm thiểu ô nhiễm 38
Hình 4.1. Sơ đồ xử lý nước thải sơ bộ tại các hộ gia đình 43
Hình 4.2. Sơ đồ xử lý nước thải bằng các hồ sinh học 44
Hình 4.3. Xử lý nước thải kết hợp hóa lý và sinh học hiếu khí 45
Hình 4.4. Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất CBNS trong khu xử lý tập trung 46
Hình 4.5. Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề chế biến NSTP 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu 2
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5
1.2. Tổng quan về làng nghề 7
1.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 7
1.2.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề 7
1.2.3. Đóng góp của làng nghề vào sự phát triển KT – XH của địa phương 12
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Đối tượng, nội dung 13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 13
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 13
2.2. Quan điểm nghiên cứu 13
2.2.1. Quan điểm hệ thống 13
2.2.2. Quan điểm tổng hợp 13
2.2.3. Quan điểm tiếp cận địa lý 14
2.2.4. Quan điểm phát triển bền vững 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu 14
2.4. Quy trình nghiên cứu 15
Chương 3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ VÀ CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ HIỆN TẠI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 16
3.1. Hiện trạng cấp nước tại làng nghề 16
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làng nghề 17
3.2.1. Các chất thải trong sản xuất tinh bột 17
3.2.2. Các chất thải khác 23
3.3. Hiện trạng của môi trường làng nghề Dương Liễu 24
3.3.1. Rác thải và nước thải sản xuất 24
3.3.2. Rác thải và nước thải sinh hoạt 26
3.3.3. Hiện trạng môi trường làng nghề Dương Liễu 26
3.4. Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ của người dân 28
3.5. Các giải pháp xử lý hiện tại của địa phương 29
3.5.1. Các giải pháp xử lý hiện tại của điạ phương 29
3.5.2. Kết quả đạt được và các nguyên nhân chính 31
Chương 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI 31
4.1. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải 31
4.1.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học 32
4.1.2. Xử lý bằng phương pháp hóa lý 33
4.1.3. Xử lý bằng phương pháp sinh học 34
4.2. Đề xuất giải pháp 36
4.2.1. Định hướng phát triển làng nghề tới năm 2015 36
4.2.2. Dự tính lưu lượng nước thải trong tương lai 36
4.2.3. Đề xuất giải pháp xử lý và giảm thiểu ô nhiễm 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông
thôn Việt Nam. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội
nhiều làng nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và phát triển khá mạnh.
Đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và kinh tế
nông thôn nói riêng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên sự
phát triển làng nghề còn mang tính chất tự phát, tùy tiện, quy mô sản xuất nhỏ bé,
trang thiết bị còn lạc hậu. Tất cả những mặt hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng tới
sự phát triển sản xuất của làng nghề, tiêu tốn nguyên liệu mà còn ảnh hưởng nghiêm
trọng tới chất lượng môi trường làng nghề và sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Một trong các loại hình làng nghề phổ biến nhất tại nông thôn Việt Nam là
làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (làm bún, miến, bánh đa, chế biến tinh
bột…). Sự ô nhiễm môi trường ở các làng nghề này đặc biệt là môi trường nước
đang ở mức báo động, gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương. Các chỉ tiêu
cơ bản trong nước thải như COD, BOD, vi sinh… đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần. Phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường là vấn đề đang được quan tâm
hiện nay.
Dương Liễu là một trong những vùng trọng điểm chế biến nông sản của
thành phố Hà Nội. Chế biến nông sản đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân nơi
đây cải thiện cuộc sống một cách đáng kể. Các hoạt động sản xuất ngày càng gia
tăng về quy mô, năng xuất được nâng lên, sản phẩm ngày càng đa dạng. Song bên
cạnh đó, hiện tại khu vực này đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là
môi trường nước. Các giải pháp đã áp dụng cho Dương Liễu chưa giúp cải thiện
được tình hình do lượng thải ngày càng lớn. Là sinh viên ngành Quản lý tài nguyên
thiên nhiên, với mong muốn vận dụng những kiến thức mình đã được học để giải
quyết vấn đề trên nên em lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm làng nghề
xã Dương Liễu huyện Hoài Đức, Hà Nội và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm” để làm khóa luận tốt nghiệp.
Đề tài khóa luận được đặt ra với mục tiêu: Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm
môi trường đặc biệt là môi trường nước và đề xuất một số giải pháp quản lý, hạn
chế và khắc phục ô nhiễm khu vực làng nghề xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ là: Khảo sát các hoạt động của làng nghề phát sinh ô nhiễm môi
trường; Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến nông sản
Dương Liễu; Tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường
khu vực đặc biệt là môi trường nước và sức khỏe người dân; Dự báo lượng chất
Bùi Thị Lan Phương 1 K53 Quản lý TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
thải, nước thải của làng nghề xã Dương Liễu tới năm 2015; Đề xuất một số giải
pháp nhằm khắc phục, hạn chế ô nhiễm.
Khóa luận được chia làm 4 chương không kể mở đầu và kết luận:
Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Hiện trạng môi trường Dương Liễu và các biện pháp xử lý hiện
tại của địa phương
Chương 4: Một số đề xuất về giải pháp xử lý nước thải.
Trong quá trình thực tập và viết khóa luận, nhờ sự giúp đỡ của các anh chị
phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hoài Đức, phòng Địa chính xã Dương Liễu,
sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa Địa Chất, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình
của ThS. Nguyễn Thị Thu Cúc đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận của mình đúng
thời hạn.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thu Cúc, các thầy cô
trong Khoa Địa Chất – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà
Nội và các anh chị phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hoài Đức, các anh chị
phòng Địa chính xã Dương Liễu cùng bạn bè trong lớp đã giúp đỡ em trong thời
gian qua.
Do khả năng còn hạn chế và thời gian có hạn nên khóa luận tốt nghiệp này
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Bùi Thị Lan Phương
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
Bùi Thị Lan Phương 2 K53 Quản lý TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Dương Liễu
Huyện Hoài Đức
Hình 1.1. Vị trí xã Dương Liễu
Xã Dương Liễu nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hoài Đức, cách nội thành Hà
Nội khoảng 25km về phía Đông Bắc, với diện tích 410,57 ha. Có địa giới hành
chính như sau:
Phía Bắc giáp xã Minh Khai
Phía Nam giáp xã Cát Quế
Phía Đông giáp xã Đức Giang
Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phúc Thọ.
Bùi Thị Lan Phương 3 K53 Quản lý TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
b. Địa hình, địa chất
Dương Liễu nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ (Châu thổ sông Hồng).
Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ chạy theo địa hình từ Bắc xuống Nam,
có đê tả Đáy chia xã thành hai vùng rõ rệt gồm vùng đất đồng và đất bãi, không bị
hạn hán khi nắng kéo dài và không bị úng lụt lâu ngày khi có mưa lớn, thuận lợi cho
việc xây dựng các cơ sở cho sản xuất và cư trú.
Trầm tích trong khu vực nghiên cứu là các trầm tích Đệ tứ bao gồm các
thành tạo bở rời có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen thuộc 5 hệ tầng: 1) Hệ tầng
Lệ Chi (Q
1
1
lc), 2) Hệ tầng Hà Nội (Q
1
2-3
hn), 3) Hệ tầng Vĩnh Phúc (Q
1
3
vp), 4)Hệ
tầng Hải Hưng (Q
2
1-2
hh), Hệ tầng Thái Bình (Q
2
3
tb). Trong đó, các trầm tích lộ trên
mặt chủ yếu thuộc Hệ tầng Thái Bình với thành phần thạch học bao gồm cát, bột,
cuội, sỏi, sạn, được thành tạo trong thời kỳ Holocen muộn, nguồn gốc lục địa.
c. Khí hậu
Dương Liễu nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được
chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,5
o
C. Nhiệt độ trung bình mùa hè cao
nhất từ 36 – 37
o
. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 8 – 12
o
.
Độ ẩm trung bình cả năm đạt 60%, tháng cao nhất có thể lên tới 90%, tháng
thấp nhất là 45%. Lượng mưa trung bình năm là 1800 – 1900 mm/ năm, tập trung
vào các tháng 6,7,8. Số giờ nắng trong năm khoảng 1.567 giờ.
Hai hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Đông Nam
Điều kiện khí hậu ở đây khá thuận lợi cho việc sản xuất chế biến nông
sản và phát triển nghề trồng lúa, cây rau màu cũng như việc phơi sấy sản phẩm.
d. Thủy văn
Dương Liễu nằm ven sông Đáy nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nông
nghiệp và điều hòa khí hậu ở địa phương. Hệ thống ao hồ chiếm 10% diện tích đất
tự nhiên và là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra còn có hệ
thống mương rải khắp khu vực làm nhiệm vụ cấp thoát nước cho nông nghiệp. Tuy
nhiên hệ thống tiêu nước thải thường xuyên cũng như tiêu nước chống úng chưa
đáp ứng, hiện tại không đảm bảo chất lượng nhất là hệ thống kênh T5 còn gây ngập
úng cục bộ trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Bùi Thị Lan Phương 4 K53 Quản lý TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
e. Thổ nhưỡng
Đất đai của xã Dương Liễu hình thành trên nền phù sa cổ của sông Hồng và
sông Đáy nên chủ yếu là đất phù sa và đất thịt nhẹ thích hợp cho trồng lúa và cây
rau màu. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình và nặng.
Đất đai có nguồn gốc phù sa sông Hồng được phân ra hai loại đất chính:
Đất phù sa được bồi đắp hàng năm phân bố ở ngoài đê sông Đáy
Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm phân bố ở phía trong đê sông Đáy.
Tổng diện tích đất tự nhiên được thống kê năm 2011 là 410.57 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp: 291.38 ha, chiếm 70.98% diện tích đất tự nhiên
Đất chuyên dùng: 61.51 ha, chiếm 15% diện tích đất tự nhiên
Đất ở: 53.36 ha, chiếm 12.98% diện tích đất tự nhiên
Đất chưa sử dụng: 4,27ha chiếm 1.04% diện tích đất tự nhiên.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Dân số và việc làm:
Dân số xã Dương Liễu tính đến năm 2011 là 12.969 người với 3051 hộ sống
phân bố ở 14 cụm dân cư gọi là xóm, trong đó có 4 xóm vùng bãi và 10 xóm vùng
đồng. Tính đến thời điểm tháng 6/2011 toàn xã có khoảng 2.600 hộ tham gia vào
một công đoạn hay cả quá trình sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.
Hàng năm ngành CN – TTCN, thương mại và dịch vụ ở địa phương đã tạo
điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong xã và thu hút đáng kể lao
động từ các địa phương khác tới tham gia. Toàn xã có khoảng 4500 lao động địa
phương và 300 – 500 lao động từ bên ngoài đến làm thuê.
Nhờ sản xuất chế biến nông sản kết hợp với nông nghiệp, thương mại dịch
vụ, mức thu nhập của người dân nơi đây ngày càng được nâng lên, đạt 15 triệu
đồng/ người/ năm.
b. Văn hóa xã hội:
Được sự quan tâm chỉ đạo Đảng ủy, HĐND – UBND xã, ban chỉ đạo nếp
sống văn hóa,văn nghệ đoàn thể đã đề ra phương hướng hoạt động và thực hiện các
mục tiêu để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể
thấy Dương Liễu là một trong các xã nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực cả về
kinh tế và xã hội những năm gần đây
c. Cơ sở hạ tầng:
Bùi Thị Lan Phương 5 K53 Quản lý TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp các ngành, sự nỗ lực
phấn đấu của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Với phương châm nhà
nước cùng nhân dân cùng làm, Dương Liễu đã xây dựng nhiều công trình phúc lợi
công cộng cho 4 nội dung : Điện – Đường – Trường – Trạm.
Điện: Hiện tại xã Dương Liễu có 17 trạm biến áp với công suất 8.750 KVA
với sản lượng tiêu thụ năm 2010 ~ 11 triệu KW. Hệ thống điện ở đây được cải tạo
liên tục nhưng khi vào niên vụ sản xuất do các máy động cơ điện hoạt động hết
công suất nên thường sảy ra hiện tượng quá tải.
Giao thông: Dương Liễu là địa phương không có quốc lộ, tỉnh lộ đi qua mà
chỉ có đường liên thôn, liên xã. Hệ thống giao thông được đầu tư không đồng bộ
nên phần nào hạn chế cho lưu thông hàng hóa, đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó,
mật độ giao thông vào các tháng niên vụ sản xuất rất lớn có ngày lưu lượng xe ô tô
vận tải ra vào làng nghề lên tới 400 chiếc.
Trường học: Dương Liễu có 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học, hai
trường mầm non. Trong đó trường tiểu học và trường mầm non đều được công nhận
là trường chuẩn Quốc gia.
Trạm y tế: Xã có 1 trạm y tế được xây dựng theo phương pháp chống lũ của
vùng phân lũ, đảm bảo đầy đủ giường bệnh và trang thiết bị phục vụ cho việc khám
chữa bệnh cho nhân dân.
d. Cơ cấu kinh tế:
Tổng thu nhập ước đạt 198 tỷ đồng đạt 106,5% so với kế hoạch cả năm
2011. Tăng trưởng kinh tế đạt 17,1%, trong đó:
+ Ngành nông nghiệp đạt 22,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,2%, đạt 108,3% kế
hoạch cả năm, so với cùng kỳ tăng 2,7 tỷ đồng, giảm tỷ trọng 0,3%.
+ Ngành CN – TTCN đạt 114,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58%, tăng tỷ trọng
0,2%.
+ Ngành thương mại dịch vụ đạt 61,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30,8%, đạt
106% kế hoạch cả năm, so với cùng kỳ tăng 9,2 tỷ đồng, tăng tỷ trọng 0,1%.
Bùi Thị Lan Phương 6 K53 Quản lý TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
Hình 1.2. Cơ cấu kinh tế của xã Dương Liễu năm 2011
1.2. Tổng quan về làng nghề
1.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
Là một trong những xã nằm trong vùng trọng điểm chế biến nông sản của Hà
Nội, Dương Liễu được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là Làng nghề
chế biến nông sản từ năm 2001.
Song thực tế, từ những năm 60 của thế kỷ 20, một số hộ gia đình thông qua
nghiên cứu thực tiễn, từ việc chỉ sản xuất tinh bột bán ra thị trường, các hộ đã thí
nghiệm lấy tinh bột hấp nóng để thành sợi miến như hiện nay. Và từ đó trở đi nghề
sản xuất miến dong được hình thành và phát triển cùng với chế biến tinh bột sắn,
tinh bột dong riềng. Cho đến cuối những năm 80 đầu thập kỷ 90, xã lại có thêm
nghề mới đó là nghề chế biến bún, phở khô từ gạo tẻ. Khoảng 5 năm sau đó xuất
hiện nghề tách vỏ đỗ xanh. Đến năm 2005, các hộ tiếp tục phát triển nghề sản xuất
bánh kẹo các loại.
Như vậy lịch sử hình thành làng nghề này được đánh dấu từ những năm 60
của thế kỷ 20. Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, qua thống kê xã Dương
Liễu có gần 1200 hộ sản xuất chế biến nông sản. Nhìn chung tổng các hộ hoạt động
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ liên quan đến nghề chế biến
nông sản ở đây chiếm hơn 70%. Ngoài ra mấy năm gần đây, xuất hiện một số ngành
nghề mới như: làm bánh kẹo, sản xuất giường ghế đan, mành mỏng, thêu.
1.2.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề
a. Hiện trạng về công nghệ và thiết bị sản xuất
Bùi Thị Lan Phương 7 K53 Quản lý TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
Cũng như các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm khác, sản xuất và chế
biến nông sản Dương Liễu có tỷ lệ cơ khí hóa rất thấp. Do quy mô sản xuất nhỏ,
vốn đầu tư hạn hẹp nên việc đầu tư cho thiết bị sản xuất nhất là thiết bị hiện đại hầu
như không được quan tâm.
Trong những năm gần đây tốc độ đầu tư để đổi mới công nghệ nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực của xã.
Tuy nhiên quá trình đầu tư đổi mới khoa học còn mang tính chắp vá và thiếu đồng
bộ, công nghệ sản xuất chỉ tập trung đổi mới ở một số khâu, một số quy trình nhằm
giảm bớt sức lao động, tạo ra năng xuất cao (như máy khuấy trộn, máy bóc tách vỏ
nông sản, máy hấp tráng miến, máy cắt miến….).
Hiện nay các thiết bị máy móc dùng cho sản xuất chế biến hầu như do các
xưởng cơ khí của địa phương sản xuất tại chỗ. Bao gồm các dạng máy tự động và
bán tự động. Về ưu điểm của các loại máy này là thuận tiện khi mua bán, trao đổi,
sửa chữa, giá thành rẻ, dễ sử dụng. Về hạn chế: do các máy này còn bán thủ công
nên chưa thân thiện với môi trường, chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sức cạnh
tranh trên thị trường còn yếu, năng suất thấp nên lượng lao động và thời gian đầu tư
cho sản xuất còn nhiều.
Đặc biệt hiện nay làng nghề chưa có đầu tư công nghệ cho vấn đề giảm thiểu
ô nhiễm môi trường. Lượng nước thải và bã thải hàng năm rất lớn nhưng không qua
xử lý mà thải trực tiếp vào kênh mương rồi đổ vào sông Đáy, sông Nhuệ gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Những hạn chế trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chung của làng
nghề và tác động nghiêm trọng đến môi trường làng nghề.
Hình 1.3. Công nghệ sản xuất
b. Quy trình sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
Bùi Thị Lan Phương 8 K53 Quản lý TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
Hình 1.4. Quy trình sản xuất từ sắn củ, dong củ.
Hình 1.5. Sơ đồ sản xuất miến dong kèm dòng thải.
Bùi Thị Lan Phương 9 K53 Quản lý TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ sản xuất mạch nha.
c. Nguyên liệu cung cấp cho làng nghề.
Nguyên liệu sản xuất chính tập trung vào một số nông sản như: củ sắn, củ
dong riềng, đỗ xanh, lạc, vừng…
Các nguyên liệu sắn củ, dong củ chủ yếu được mua từ các vùng khác về như
Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc… Vừng, lạc, đỗ xanh chủ yếu mua từ
các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Hồng và một phần không nhiều là từ nông
nghiệp của địa phương.
Tuy nhiên sản lượng tinh bột sắn, dong do làng nghề sản xuất ra không đủ
cung cấp cho các ngành công nghiệp nhẹ nên vùng vẫn phải nhập khẩu tinh bột, chủ
yếu là tinh bột dong từ Trung Quốc.
Bảng 1.1. Biểu thống kê một số nguyên liệu sản xuất chính năm 2011
Stt Nguyên liệu chính Số lượng (tấn)
1 Củ sắn 140.000
2 Củ dong 60.000
3 Đỗ xanh bóc tách 6.250
4 Vừng lạc sơ chế 1.200
5 Tinh bột gạo, sắn, dong, bột mỳ 150.000
Nguồn: UBND xã Dương Liễu.
Bùi Thị Lan Phương 10 K53 Quản lý
TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
d. Hình thức tổ chức sản xuất
Sản xuất phi nông nghiệp ở xã Dương Liễu vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, phân
tán. Hình thức tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Cơ sở sản xuất đặt tại khu
nhà ở, chưa có hệ thống phân loại nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.
e. Nguồn lao động
Hiện nay chế biến nông sản là ngành thu hút nhiều lao động nhất ở Dương
Liễu. Hiện tại có hơn 40% số hộ ở Dương Liễu làm nghề chế biến nông sản, phân
bố khắp các xóm trong toàn xã.
Ngoài hơn 4000 lao động chuyên và kiêm trong các hoạt động CBNS, hàng
năm nhất là vào vụ chính làng nghề còn thuê hàng trăm lao động từ nơi khác đến
như Phú Thọ, Vĩnh Phúc…; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và không
ngừng nâng cao.
f. Sản phẩm và thị trường
Sản phẩm chính của làng nghề Dương Liễu là: tinh bột sắn, tinh bột dong,
mạch nha phục vụ cho các công ty dược, sản xuất miến dong, bún khô, phở khô,
công nghiệp nhẹ (hồ vải, keo gián, giấy, bánh kẹo…). Cùng với sự phát triển của cả
nước, các sản phẩm của làng nghề như bún khô, miến dong, đỗ xanh bóc tách…
không chỉ có mặt ở các địa phương trong cả nước mà còn xuất khẩu sang một số thị
trường khác như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nga, Ba Lan…
Bảng 1.2. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề năm 2010
(Đơn vị: tấn)
TT Các sản phẩm chủ yếu Sản lượng
1 Tinh bột sắn 60.000
2 Tinh bột dong 20.000
3 Bánh kẹo các loại 18.000
4 Đỗ xanh bóc vỏ 4.500
5 Vừng lạc sơ chế 1.000
6 Miến dong 2.000
7 Bún phở khô 1.000
8 Mạch nha 10.000
9 Tổng 116.500
Nguồn: UBND xã Dương Liễu.
Bùi Thị Lan Phương 11 K53 Quản lý
TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
g. Phân bố sản xuất
Trong các nghề chế biến NSTP ở Dương Liễu hiện nay chiếm tỷ trọng cao
nhất về khối lượng sản phẩm cũng như số hộ sản xuất vẫn là sản xuất tinh bột sắn
và dong (67% về sản lượng và hơn 50% về số hộ sản xuất). Ở tất cả các xóm đều có
hộ tham gia sản xuất tinh bột, trong đó làm bột thô tập trung ở các xóm như: Đoàn
Kết, Gia, Me Táo, Đồng Phú, Đình Đàu, Hợp Nhất. Quy mô sản xuất của các hộ
khá lớn, có nhiều hộ sản xuất khoảng 3 – 4 tấn nguyên liệu / ngày. Làm tinh bột chủ
yếu ở các xóm Mới, Đồng Phú, Me Táo, Quê. Làm miến dong chủ yếu ở các xóm
Gia, Chùa Đồng, Chàng Trũng. Hiện nay đang mở rộng ra nhiều xóm với quy mô
khoảng 5 tạ/ngày/hộ. Các nghề khác như sơ chế vừng lac,đỗ xanh, làm mạch nha,
bánh kẹo cũng rải rác ở các xóm.
Do điều kiện đất đai chật hẹp và chưa có quy hoạch sản xuất hợp lý nên hiện
nay làng nghề đang thiếu cơ sở vật chất cho sản xuất. Nơi sản xuất chính phần lớn
chung với nơi ở, sinh hoạt. Còn khu vực cho phơi các sản phẩm được tập trung hầu
hết ở cánh đồng, đường đê và ven các tuyến đường bê tông, trên các khoảng đất
trống.
1.2.3. Đóng góp của làng nghề vào sự phát triển KT – XH của địa phương.
Tổng thu nhập năm 2011 ước đạt 198 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế đạt 17,1%.
Trong đó: ngành nông nghiệp đạt 22,1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11,2%. Ngành CN –
TTCN đạt 114,8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58%. Ngành TMDV đạt 61,1 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 30,8%. Thu nhập bình quân đạt 15 triệu đồng/ người/ năm.
Hình 1.7. Biểu tỷ trọng cơ cấu kinh tế từ năm 2004 – 2011.
Như vậy nhìn vào kết quả trên ta thấy được thu nhập của người dân
làng nghề Dương Liễu chủ yếu dựa vào chế biến nông sản thực phẩm.
Bùi Thị Lan Phương 12 K53 Quản lý
TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, nội dung
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các hộ sản xuất chế biến nông sản trên địa bàn xã Dương Liễu huyện Hoài
Đức, Hà Nội. Cụ thể là sản xuất chế biến tinh bột sắn, dong, miến dong, bánh kẹo,
vừng lạc sơ chế, đỗ xanh bóc vỏ.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát các hoạt động của làng nghề phát sinh ô nhiễm môi trường
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề CBNS Dương Liễu
Tìm hiểu ảnh hưởng của sản xuất tới môi trường và sức khỏe của người dân
Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục ô nhiễm
2.2. Quan điểm nghiên cứu
2.2.1. Quan điểm hệ thống
Các hợp phần tự nhiên cũng như kinh tế xã hội vốn là một thể thống nhất
không thể tách rời. Môi trường sống của một cộng đồng là một khoảng không gian
bao quanh tất cả các hợp phần tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội nơi mà họ đang cư
trú. Hơn thế nữa, các địa bàn nghiên cứu cũng có mối quan hệ mật thiết đối với các
vùng lãnh thổ xung quanh nó, thậm chí không liền kề nhưng có các mối quan hệ về
kinh tế xã hội. Cũng có thể nói vùng nghiên cứu vừa là một hệ thống kín vừa là một
hệ thống mở, chúng có mối quan hệ khăng khít với nhau trong quá trình trao đổi vật
chất và năng lượng. Bởi vậy khi nghiên cứu về môi trường của vùng đó nhất thiết
phải đặt các đối tượng nghiên cứu trong một chỉnh thể thống nhất dựa trên quan
điểm hệ thống.
2.2.2. Quan điểm tổng hợp
Để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường
nước ở làng nghề Dương Liễu thì phải có cái nhìn tổng quan từ nguyên nhân đến
thực trạng và xu hướng biến đổi của vấn đề. Do vậy phải nắm bắt được những thông
tin về các khía cạnh có liên quan, bao gồm cả các yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế -
xã hội trong khu vực, bởi lẽ chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và
cùng ảnh hưởng tới thực trạng cũng như xu hướng biến đổi của môi trường làng
nghề. Vì vậy để đánh giá hiện trạng ô nhiễm nguồn nước tại làng nghề này phải
xem xét mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng nguồn nước ở nơi đây, việc phân
tích đánh giá tổng hợp đối với các vấn đề là hết sức cần thiết.
Bùi Thị Lan Phương 13 K53 Quản lý
TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
2.2.3. Quan điểm tiếp cận địa lý
Việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước của khu vực cần chú ý tới
tính chất và mức độ theo các thời kỳ và các vị trí khác nhau của cùng một khu vực.
Sự ô nhiễm không được xử lý kịp thời sẽ gây tác động cộng dồn và gây sức ép ngày
càng lớn đối với khả năng đồng hóa của môi trường theo từng năm. Hơn nữa mức
độ ô nhiễm cũng có sự khác biệt theo các mùa (mùa mưa, mùa khô), các thời kỳ
trong năm (tháng sản xuất nhiều, tháng sản xuất ít) do đặc thù của sản xuất, thời
tiết… Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu cũng cần có những thông tin phải truy
hồi quá khứ hay dự báo tương lai. Do vậy khi nghiên cứu cần chú ý tới tính chất địa
lý của đối tượng theo thời gian và không gian để có những đánh giá và dự báo đúng
đắn.
2.2.4. Quan điểm phát triển bền vững
Quá trình CNH – HĐH và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng
cũng như các nước khác trên thế giới nói chung hiện nay đang đứng trước thách
thức lớn về môi trường sinh thái. Nếu không giải quyết kịp thời vấn đề này thì sẽ
không thể hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cần cân đối giữa
tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc sử dụng các nguồn lực kinh tế, cụ thể ở đây là sử
dụng tài nguyên thiên nhiên phải nằm trong phạm vi chịu tải của chúng để chúng có
thể khôi phục về số lượng và chất lượng theo quy luật của tự nhiên. Các dạng tài
nguyên không tái tạo cần được sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Nếu vượt quá khả năng
chịu tải của môi trường thì khả năng tự làm sạch, tự phục hồi của tự nhiên sẽ không
còn nữa, sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hệ sinh thái, tạo điều kiện thúc đẩy sự hủy hoại
môi trường của cộng đồng. Do vậy, cần phải kết hợp hài hòa cân đối giữa phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là một trong những phương pháp tiền đề, cơ bản đối với bất cứ nghiên
cứu nào. Các tài liệu cần thu thập bao gồm các đề tài nghiên cứu và các thông tin
liên quan tới khu vực nghiên cứu. Việc thu thập đầy đủ các số liệu là cơ sở cho việc
tiến hành nghiên cứu được thuận lợi và giúp người nghiên cứu định hướng rõ ràng
những nội dung cần làm rõ về đề tài. Công việc này được tiến hành trong giai đoạn
đầu tiên của luận văn và có thể được bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu. Các
tài liệu gồm có:
Bùi Thị Lan Phương 14 K53 Quản lý
TNTN
Trường đại học khoa học tự nhiên Luận văn tốt nghiệp
Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu từ
UBND xã Dương Liễu.
Các tài liệu thu thập trên internet, báo chí.
Các giáo trình và tài liệu liên quan đến xử lý nước thải.
b. Phương pháp phân tích hệ thống:
Mỗi hệ thống tự nhiên và kinh tế xã hội đều bao gồm nhiều bộ phận cấu
thành, chúng có mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại lẫn nhau. Phương pháp
này nhằm phân tích các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội với sự biến
đổi môi trường và cuộc sống của con người xung quanh nơi sản xuất.
c. Phương pháp thực địa:
Phương pháp này giúp quan sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quan khi
tiến hành nghiên cứu. Đồng thời bổ sung được những nội dung, những thông tin mà
các nghiên cứu trên tài liệu, các báo cáo chưa phản ánh được hết. Sau khi kết quả
được đưa ra vẫn cần đến khâu thực địa, khảo sát thực tế kiểm chứng các kết quả đó.
Trong phương pháp thực địa còn bao gồm phương pháp lấy mẫu nước để phân tích.
Nước được lấy vào chai nước khoáng 500ml, được bảo quản trong hộp xốp trước
khi chuyển về phòng thí nghiệm.
d. Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
Việc mô hình hóa các dữ liệu bằng các biểu đồ, sơ đồ giúp các nội dung trình
bày mang tính trực quan hơn, thể hiện rõ hơn các mối liên hệ được trình bày.
e. Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn các đối tượng và người dân sinh sống và sản xuất tại làng nghề để
biết được các khâu sản xuất, thực trạng môi trường và sự ảnh hưởng của việc sản
xuất tới chất lượng cuộc sống của người dân.
f. Phương pháp xử lý số liệu:
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, tính toán số liệu bằng các
phần mềm: Word, Exel để biên soạn số liệu, vẽ biểu đồ và tính toán các thông số
cần thiết.
2.4. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
Bước 2: Tổng quan về các vấn đề có liên quan tới đề tài.
Bùi Thị Lan Phương 15 K53 Quản lý
TNTN