Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đặc điểm Diatomeae trong trầm tích Holocen cửa vùng ven biển sông Tiền (Tiền Giang) và ý nghĩa cổ sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.28 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
***********
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐẶC ĐIỂM DIATOMEAE TRONG TRẦM TÍCH
HOLOCEN CỬA SỒNG VEN BIỂN SÔNG TIỀN
(TIỀN GIANG) VÀ Ý NGHĨA CÔ SINH THÁI
MÃ SỐ: QT 09- 48
CHỦ TRÌ ĐÈ TÀI: THS. NGUYÊN THỊ THU cúc
CÁN B ộ THAM GIA: TS. NGUYỄN THÙY DƯƠNG
t * I U Q C Q U O C G i a h a N Ọ i
TRU' to AM THÒN G TIN THƯ VIỆN
n r / m
______
=
7
HÀ NỘI- 2010
BÁO CÁO TÓM TẮT
Tên đề tài: Đặc điểm Dỉatomeae trong trầm tích Hoỉocen cửa sông ven biển sông
Tiền (Tiền Giang) và ỷ nghĩa cổ sinh thải.
a. Mã số: QT09- 48
b. Chủ trì đề tài: ThS. Nguyễn Thị Thu Cúc
c. Cán bộ tham gia: TS. Nguyễn Thùy Dương
d. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu:
- Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm Ditomeae trong trầm tích Holocen đới cửa
sông ven biển sông Tiền nhằm tìm ra quy luật phân bố của chúng theo không gian,
thời gian. Dựa vào ý nghĩa cổ sinh thái của các tập họrp Diatomeae có thể xác định
được môi trường thành tạo trầm tích đồng thời xác định tiến hỏa môi trường trầm tích
phục vụ công tác tìm kiếm khoáng sản ven biển.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Diatomeae: phân tích thành phần giống loài và đặc điểm sinh thái của


Diatomeae
+ Xác định môi trường thành tạo trầm tích và tiến hóa môi trường trầm tích trên
cơ sở kểt quả phân tích Diatomeae
e. Kết quả đạt được
- Bảng danh sách hóa thạch Diatomeae gồm 83 loài thuộc 31 giống khác nhau
trong đó 37 loài thuộc phụ lớp Diatomeae Trung tâm (Centrophyceae) và 46 loài thuộc
phụ lớp Diatomeae Lông chim (Pennatophyceae). 02 bản ảnh Diatomeae khu vực
nghiên cứu
- 01 bài báo gửi trên tạp chí chuyên ngành với tiêu đề: Diatomeae và ỷ nghĩa cỏ
sinh thái trong trầm tích Hoỉocett- hiện đại vùng cửa sông ven biển sông Tiền.
- 01 báo cáo tổng kết
i
f. Tình hình sử dụng kinh phí của đề tài
- Kinh phí hỗ trợ: 25.000.000đ
STT
Nội dung
Sổ tiền
1
Thuê khoán chuyên môn
15.000.000
2 Công tác phí
4.700.000
3 Hội nghị, hội thảo
3.300.000
4
Chi khác
2 .000.000
Tổng 25.000.000
KHOA QUẢN LÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
TS. Vũ Văn Tích ThS. Nguyễn Thị Thu Cúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T ự NHIÊN
#wó Hlệli TBƯỞMG
ABSTRACT
a. Title
Diatoms o f the Holocen sediment at the Tien River mouth area and their
paleoecological significance.
Code: QT.09-48
b. Head of the project: MSc. Nguyen Thi Thu Cue
c. Participants: Dr. Nguyen Thuy Duong
d. Objectives and contents of the project
- Objective:
+ Base on characteristics of Diatoms in Holocene sediment at the Tien river
mouth area to find out distributed features according to space and time.
+ Base on ecological characteristics of Diatoms assemblages to reconstruct
sedimentary environment and sedimentary evolution process that will be an useful
information of minerals seeking and surveying.
- Content of the project
+ Diatoms: analyzing taxon composition and ecologycal characteristics of
Diatoms in Holocene sediment at Tien river mouth area.
+ Reconstructing sedimentary environment and sedimentary evolution process
based on analyzed Diatoms results.
e. Main results
- Bảng danh sách hóa thạch Diatomeae gồm 83 loài thuộc 31 giổng khác nhau
trong đó 37 loài thuộc phụ lóp Diatomeae Trung tâm (Centrophyceae) và 46 loài thuộc
phụ lóp Diatomeae Lông chim (Pennatophyceae). 02 bản ảnh Diatomeae khu vực
nghiên cứu
- A list Diatoms consist of 83 species in 31 genus (37 species in Centrophyceae
and 46 species in Pennatophyceae). 2 pictures of Diatoms at Tien river mouth area.
- Publications: 01 article submitted
- 01 final report

f. Research grant.
The research grant was used as follow:
Employing experts 15.000.000
Expense 4.700.000
Seminars 3.300.000
Other 2.000.000
Sum 25.000.000
MANAGING INSTITUTION
COORDINATOR
DR. v u VAN TICH MSC. NGUYEN THI THU c u c
HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE
IV
MỤC LỤC
MỞ ĐÀU 2
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ Tự NHIÊN - KINH TÉ NHÂN VĂN

3
1.1.2. Đặc điêm địa hình
.
4
1.1.3. Đặc điểm khí hậu 5
1.1.4. Đặc điểm thủy văn 5
1.2. Đặc điểm kinh tế nhân v ã n 6
1.2.1. Dân c ư

6
1.2.2.Kinh tế 7
CHƯƠNG 2: cơ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u

12

2.1. Cơ sở tài liệu 12
2.2. Phuffng pháp nghiên cứ u 12
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 12
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
.
12
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỀM ĐỊA TÀNG HOLOCEN KHU v ự c CỬA SÔNG VEN BIỀN
SÔNG TIÈN

; * 14
3.1. Hệ tầng Bỉnh Đại (Q i'A d ) 14
3.1. Hệ tầng Hậu Giang. Trầm tích biển (m Q i 2f tg ) 14
3.2.Hệ tầng Cửu Long (Q2i c f )
.
15
CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM DIATOMEAE KHU vực CỬA SÔNG VEN BIỂN TIỀN
GIANG 17
4.1. Một vài nét sơ lược về Diatom eae 17
4.2. Diatomeae vùng cửa sông ven biển sông T iền

.

18
4.2.2.Lỗ khoan BT2 (xi An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) 24
4.2.3.Lỗ khoan BT3 (xi Binh Chiến, huyện Binh Đại, tinh Bến T re) 27
4.3. Quy luật phân bố Diatomeae theo không gian và thời gian trong trầm tích Holocen khu vực cửa sông
ven biển sông T iền
.

28

CHƯƠNG 5. Ý NGHĨA CỔ SINH THÁI CỦA DIATOMEAE

32
5.1. Đ ặc điểm sinh thái ciia D iatom eae 32
5.2. Đặc điểm sinh thái của Diatomeae khu vực nghiên cứu
.
33
KÉT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.
39
MỞ ĐẦU
Vùng cửa sông ven biển là một vùng có hệ sinh thái đặc thù, đây là nơi giao
thoa giữa môi trường lục địa và môi trường biển, là nơi tranh chấp giữa đất liền và
biển cả. Tuy là nơi ẩn chứa nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng cũng là nơi
tiềm ẩn rất nhiều tai biến thiên nhiên mà hiểm họa thật khó lường. Đây cũng là bàn
đạp để con người tiến ra biển. Vùng cửa sông ven biển sông Tiền là một phần diện tích
thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đây là một trong những vùng giàu có
nhất của đồng bằng Nam bộ nhờ phù sa màu mỡ của sông Cửu Long bồi đắp. Vùng
nghiên cứu nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh nơi có sáu cửa
sông thuộc hệ thống Sông Tiền (Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông,
Cửa Cổ Chiên và Cửa Cung Hầu) đổ ra Biển Đông.
Diatomeae là một nhóm hóa thạch vi cổ sinh rất có ý nghĩa trong nghiên cứu
trầm tích Đệ tứ nhờ đặc tính phân bố rộng rãi và chỉ thị môi trường của nó. Trầm tích
Holocen- hiện đại vùng cửa sông ven biển sông Tiền (thuộc hệ thống sông Mekong)
chứa rất phong phú Diatomeae. Các phức hệ Diatomeae trong trầm tích này minh
chứng cho sự có mặt của biển tại khu vực nghiên cứu qua các giai đoạn khác nhau.
Dựa vào các phức hệ Diatomeae có mặt cho phép khôi phục lại điều kiện cổ sinh thái,
hay môi trường thành tạo trầm tích holocen- hiện đại vùng cửa sông ven biển sông

Tiền.
Nội dung báo cáo
Mở đầu
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên kinh tế nhân văn
Chương 2: Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đặc điểm địa tầng Holocen khu vực cửa sông ven biển sông Tiền
Chương 4: Đặc điểm Diatomeae khu vực cửa sông ven biển sông Tiền
Chương 5: Ý nghĩa cổ sinh thái của Diatomea
Kết luận
Tài liệu tham khảo
2
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ T ự NHIÊN - KINH TÉ NHÂN VĂN
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cửu
Vùng nghiên cứu bao gồm đới cửa sông ven biển thuộc hệ thống sông Tiền được
giới hạn bởi:
Vĩ độ Bắc từ 9° 39' 35" đến 10° 21' 13,6"
Kinh độ Đông từ 106° 16' 56,7" đển 106° 51' 8,4"
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
106' 16' 56.7"
T
106 51' 8.4'
MY TH'’’


Vinh tí inh
_____
i ho <’ 10 ©
Chilli T hanh
TỈNH TIỂN GIANG

© T all H n .1
«LK42 _ Phưoc Ciinv
•LK40 q
O.K41
BENTPE
G io n g T ro m
è)
' 3 M o C ày
•LK32
Tá II G i.1
TỈNH BÊN TRE
« «.K 43
•LK4 4 P h iio Đ .li*
—ffiBiDh Đại
' ♦ VLK35
B in h H u ẹ ^ K :u T h ím L od ịị
•L K30
T o n Kèm
r à n g L o n g
TPA VINHp-
rh íiii TliÁnh
M ỹ Đưc
T h anh Phu
Rạ Tri
e
(ỹ ÍLK37
•-K 38
An Thun II
•-K33
T litM ỉ.(II

•LK3Q
A n Đíe 11*^31
TỈNH TRÀ VINH
Li'11
(ípíBTWCCQ9
*.K28
«LK29
"-Kphanb Pbiroc
C áuN im ny V ' '° n*
é>
«.K47
«LK25
ầ.K26
á p Thọ
*.K 46
«.K21
106 16' 56.7"
106 51 • 8.4'
10
20
CHÚ GIẢI:
kilo m e tres
(♦. VỊ tri ió khoa n ma V
V ị fii lo klioau tay
3
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Sông Tiền đổ ra đổ ra biển qua sáu cửa sông, từ bắc xuống nam là Cửa Tiểu,
Cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa cổ Chiên và cửa Cung Hầu. có địa hình
bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1 % và cao trình biến thiên từ Om đến 1,6m so với mặt
nước biển, phổ biến từ 0,8m đến l,lm . Nhìn chung, toàn vùng không có hướng dốc rõ

ràng, tuy nhiên có những khu vực có tiểu địa hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa
hình chung.
Các tỉnh trong vùng nghiên cứu có địa hình thấp, khá bàng phẳng, nhìn từ ảnh
vũ trụ, Bến Tre hiện ra như một lưỡi phù sa mới của sông Tiền, mang đặc trưng riêng
của đồng bằng sông Cửu Long là mức độ bằng phẳng rất cao. Độ chênh cao tuyệt đổi
giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất chỉ là 3,5 m. Phần đất cao nhất đi từ Chợ Lách
đến Châu Thành, nằm về phía bắc và tây bắc của thị xã Bến Tre. Đây là khu vực của
cồn sông cổ bị lũ hàng năm đem phù sa phủ lấp lên. Độ cao tuyệt đối có nơi đạt trên 5
m, nhưng đa sổ đi từ 3 đến 3,5 m. Một phần đất cao nữa nàm theo các bờ biển cổ, với
những gờ bờ biển cổ, gọi là giồng, có độ cao tuyệt đối từ 2 đến 5 m. Đa số địa danh
cao đều mang thêm từ giồng ở phía trước, như Giồng Trôm, Giồng Tre. Giồng Mù u ,
v.v
Phần đất thấp gồm có 2 loại, đó là các lòng máng của những dòng sông cổ và
mới, đã bị lấp hoàn toàn hoặc từng phần bởi trầm tích lũ hiện nay. Ví dụ như Phước
An, Phước Tú ở huyện Châu Thành, hoặc Phong Phú, Phú Hòa ở huyện Giồng Trôm.
Loại thứ hai là những vũng mặn cổ, nay cũng đã được lấp đầy từng phần như xóm Chợ
Cũ của huyện Ba Tri; Bình Quới, Mỹ Hòa ở huyện Giồng Trôm. Loại này chỉ có độ
cao từ 1 đến 1,5 m và đa sổ bị ảnh hưởng triều rất mạnh. Ví dụ: ở xóm Rạch Vọp, ảnh
hưởng triều xảy ra mỗi ngày, tạo nên một loại trầm tích keo hóa gọi là trầm tích đồng
thủy triều.
Cuối cùng là những vùng đất trũng thật thấp, luôn luôn ngập nước ở mực triều
trung bình, gồm có đất đầm mặn và bãi thủy triều. Loại này khó vượt quá cao độ 0,5
m. Diện tích chung có tính giới hạn, nằm cạnh ven biển. Đất đầm mặn phát triển nhiều
ở huyện Bình Đại nhưng trở nên ít đi ở huyện Ba Tri và kém phát triển ở huyện Thạnh
Phú.
Ở Trà Vinh có địa hình mang tính chất đồng bàng ven biển với các giồng cát,
chạy ỉiên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng về phía biển, các
giồng này càng cao và càng lớn. Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kênh
rạch chàng chịt nên địa hình khá phức tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao,
xu thế dổc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng. Nhìn chung, cao trình phổ biến là từ 0,4 -

1,0 m, chiếm 6 6 % diện tích đất tự nhiên.
Địa hình cao nhất (>4m) gồm các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn
(Câu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất
(<0,4m) tập trung tại các cánh đồng trũng xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên. Ngọc Biên (Trà
Cú); Thanh Mỹ (Châu Thành); Mỹ Hòa, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh
(Duyên Hải).
Do vậy, khác với các địa phương khác trong vùng, tại Trà Vinh đã hình thành
nền sản xuất nông nghiệp khá đa dạng và phong phú với cơ cấu màu lương thực, thực
phẩm dưới đất thấp cộng với cây ăn trái phát triển trên các giồng cát. Cây lúa chiếm ưu
thê ở các vùng trung bình - thấp, một số vùng trũng ven sông có thể nuôi tôm tự nhiên.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Vùng nghiên cứu có đặc điểm khí hậu gió mùa cận xích đạo. Mỗi năm có 2 mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng ] 1 với trung bình là 130 ngày mưa, tổng
lượng mưa trong mùa đạt khoảng 1.799mm. Mùa khô bắt đàu từ tháng 12 và kết thúc
vào tháng 3 năm sau, tổng lượng mưa trong mùa chỉ đạt vài trăm mm. Lượng mưa
trung bình trong các tháng dao động từ 30 - 50mm. Lượng mưa thấp hoặc không mưa
thường xảy ra vào tháng 2 - 4.
Nhiệt độ nước bề mặt vùng cửa sông ven biển sông Tiền thuộc loại cao, thường
trên dưới 30°c. Ở gần khu vực Côn Đảo nhiệt độ nước biển trung bình trong năm là
28,5°c. Vào mùa hè nhiệt độ nước biển tương đối đồng nhất từ tầng mặt đến tầng đáy.
Độ ẩm: đo nẳm trong khu vực gió mùa cận xích đạo và chịu ảnh hưởng trực tiếp
của khí hậu biển nên vùng nghiên cứu có độ ẩm cao. Độ ẩm trong năm thay đổi trong
khoảng 76 - 91%, trung bình 84%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 8 và thấp nhất là
tháng 4. Lượng nước bốc hơi trung bình năm thường trên 1000mm. Mùa khô lượng
nước bốc hơi bình quân hàng tháng là 130 - 140mm, mùa mưa lượng nước bốc hơi
hàng tháng trung bình từ 60 - 70mm.
1.1.4. Đặc điểm thúy văn
a. Mạng lưới sông suối.
Khu vực nghiên cứu thuộc khu vực hạ lưu của sông Mê Kông và là một nhánh

của sông Mê Kông, vận chuyển khoảng 70% lượng nước và bùn cát tống lượng nước
và bùn cát lơ lửng của cả hệ thống Mê Kông.
Sông Tiền chia nước qua 6 cửa (cừa Tiêu, cửa Đại. cửa Bai Lai (đã đắp đập),
cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Hàm Luông). Nhung hiện nay. cửa Ba Lai (thuộc
sông Tiền) đã ngừng cháy do có đập và cống Ba Lai ngăn lại (năm 1999). Như vậy, về
thực chất hiện nay dòng sông Tiền chỉ còn 5 cửa sông đang hoạt động là: cửa Tiểu,
cửa Đại, cửa Hàm Luông, cừa c ổ Chiên, cửa Cung Hầu.
Mạng lưới sông, kênh, rạch phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao
thông thủy phát triển.
b. Chế độ dòng chảy
Chế độ dòng chảy sông Tiền chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều yếu tố tác động:
dòng chảy sông Mê Kông, thủy triều biển Đông, thủy ừiều biển Tây-vịnh Thái Lan và
chế độ mưa ở đồng băng. Nguồn nước chảy về sông Tiền là khá lớn, hàng năm có
khoảng 422 tỷ m3 nước từ thượng nguồn cộng với lượng nước mưa trung bình năm
cung cấp cho sông Cửu Long khoảng 67 tỷ m3. Tổng lượng nước hằng năm ở ĐBSCL
khoảng 500 tỷ m3.
Dòng chảy sông Mê Kông có hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt. Ở thượng
lưu mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII
và kết thúc vào tháng V. Biển Hồ có vai trò điều tiết dòng chảy ở hạ lưu Pnôngpênh,
tuy thế ở hạ lưu vẫn còn sự tương phản sâu sắc giữa mùa lũ và mùa kiệt, lưu lượng
giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất vẫn chênh lệch rất lớn. Vào mùa lũ, lưu lượng
tăng cao đột ngột và đạt trung bình từ 20.000 đến 30.000m3/s, trong đó vào mùa khô
lưu lượng giảm nhỏ và chỉ còn khoảng 2.000-4.000m3/s, bàng 10-20% lưu lượng các
tháng mùa lũ.
- Mùa lũ: So với lũ ờ vùng thượng lưu, lũ ĐBSCL diễn ra hiền hòa hom. Do tác
dụng điều tiết của Biển Hồ và khi về đến đồng bằng lại có dòng chảy tràn bờ nên mực
nước lũ ở Tân Châu, Châu Đốc dâng từ từ. Lũ lên và xuống với cường suất nhỏ, trung
bình 5-7cm/ngày. Những trận lũ lớn và sớm cũng chỉ đạt 10-12 cm/ngày. Cường suất
lũ lớn nhất trong thời đoạn ngắn cũng chi đạt 20-30cm/ngày. Tốc độ truyền lũ chậm
l,5-2km/h, nếu gặp kỳ triều cường tốc độ truyền lũ giảm đi rõ rệt, vì vậy khả năng

thoát lũ kém. Một đặc điểm nổi bật là lũ ĐBSCL là lũ một đỉnh. Đỉnh lũ xuất hiện vào
cuối tháng IX đến nửa đấu tháng X. Tháng VIII cũng thường xất hiện đỉnh phụ, bởi
sau đỉnh này vào tháng IX lũ hoặc bị hạ thấp đôi chút hoặc gần lằm ngang hay tăng
chậm hơn so với kỳ trước và sau đó. Tháng có dòng chảy lớn nhất ở Tân Châu là tháng
IX, sớm hơn ] tháng so với Châu Đốc.
1.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn
1.2.1. Dân cư
Khu vực ven biển vùng nghiên cứu thuộc ba tỉnh Tiền Giang, Bển Tre và Trà
Vinh. Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, Khmer và Hoa. Họ sống tập trung ở
ven các đường giao thông, ven biển và dọc theo các kênh rạch lớn. Dân ở đây chủ yếu
sổng bàng nghề nông nghiệp và thủy sản.
Cộng đồng dân cư tại Tiền Giang gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm,
các dân tộc khác đã từng sinh sống ở Việt Nam và người nước ngoài.
Dân số trong vùng phát triển tương đối nhanh trong những năm đầu, sau khi
chiến tranh kểt thúc. Sau đó, vào thế kỷ XXI, tốc độ tăng dân số dẩn đi vào ổn định
theo kế hoạch phát triển dân số của cả nước và của vùng.
Có thể thấy ràng, dân số của các tỉnh vùng cửa sông Cửu Long tăng theo tỷ lệ
tăng tự nhiên của mình, không có ảnh hưởng của tăng dân số cơ học, tức là không có
sự di cư từ các miền đất khác đến đây. Kể cả khi các tỉnh này thành lập các khu, cụm
công nghiệp thì sức hút Lao động từ nơi khác đến cũng không đáng kể.
Như vậy, dân số khu vực tập trung chủ yếu vào các vùng nông thôn, dân số
thành thị chiếm một phần không nhiều, tỷ lệ Nam thường thấp hom nữ. Điều này cho
thấy nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế khu vực, chủ yếu là nông
nghiệp truyền thống. Vì vậy, hiện tượng nông nhàn vẫn còn phổ biến.
Tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số của lứa tuổi từ 19 tuổi trở xuống phản ánh thành
phần dân số sống phụ thuộc ở khu vực rất cao, nó đặt ra nhiều vấn đề về trường lớp,
khu vui chơi và công ăn việc làm cho những thanh niên đến tuổi Lao động v.v
Sổ người già từ 60 tuổi trở lên ở đây chiếm tỷ lệ trung bình so với khu vực
(7%), song đây là vấn đề đang đặt ra những yêu cầu về phục vụ, giải trí. khám chữa
bệnh và những vấn đề bảo vệ sức khỏe để nâng cao tuổi thọ của người dân.

1.2.2.Kinh tế
a. Nông, lâm, ngư nghiệp
Vùng cửa sông châu thổ sông Cửu Long lấy nông nghiệp làm ngành sản xuất
chính, sản xuẩt nông nghiệp đã có từ ngàn đời nay và là nguồn thu nhập chính của
người dân trong vùng.
Phát triển nông nghiệp trong vùng tập trung vào cây nông nghiệp chính đó là cây
lúa, chính vì vậy đã tạo cho vùng thế mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo ra khu vực và
quốc tế. Hàng năm, đồng bàng sông Cửu Long xuất khẩu 50% lượng gạo trong cả
nước.
Một thế mạnh nữa của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng cửa sông
ven biển sông Cửu Long nói riêng là nuôi trồng thủy sản. Chính thể mạnh này đã làm
giầu, làm cho vị thế vùng đất trù phú này được nâng lên rõ rệt. Điều này thể hiện ở
lượng tôm xuất khẩu ra nước ngoài, chiếm 60% lượng tôm xuất khẩu của cả nước.
Ngoài ra, từ đây còn xuất đi các mặt hàng như lạc, cà phê, hạt điều, đậu nành, vừng,
trứng muối, lông vịt, v.v.
7
b. Giao thông vận tải
Vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Tiền theo cách gọi dân gian là một vùng
sông nước, do đó hoạt động giao thông thuỷ trên các sông ngòi, kênh rạch của vùng
cửa sông Cửu Long là đặc trưng của hệ thống giao thông ở đây, đặc trưng này có từ
ngàn xưa, là truyền thống giao thông và vận chuyển hàng hoá của vùng. Đây cũng là
một trong những hoạt động lâu dài và có tác động tích dồn ảnh hưởng đến lắng đọng
phù sa, xói lở bờ và lòng dẫn.
Các tuyến vận tải thuỷ liên quan chặt chẽ đến các luồng lạch và có ảnh hưởng
đến quá trình tự nhiên trên các dòng sông, các kênh rạch. Các hệ thống đường thuỷ lại
liên quan nhiều đến các cảng sông, cảng biển.
Hệ thống sông Tiền cũng như các nhánh kênh rạch khác trong khu vực có khả năng
phục vụ nhiệm vụ vận tải cho các loại tàu thuyền hầu như quanh năm. Các sông ngòi, kênh
rạch trên vùng đồng bàng sông Cửu Long có thể cho các phương tiện trên 100 tấn ra
vào thì sông chiếm 35%, rạch chiếm 9% và kênh chiếm 56%. Vì vậy vai trò của các

kênh là rẩt lớn, sau đỏ đến các dòng sông. Khối lượng hàng hoá vận chuyển trên
đường thuỳ hàng năm tăng khoảng 13.5%. chiếm 65-70% về tấn vận chuyển hàng hoá
và 70-78% về tấn hàng hoá luân chuyển.
Ngoài hệ thống sông chính, hệ thống kênh rạch trên địa bàn là những tuyến giao
thông nội vùng quan trọng, nhiều kênh rạch tham gia vào hệ thống giao thông ngoại
vùng, liên kết với các hệ thống sông chính (các cửa sông lớn), làm thành mạng giao
thông hữu hiệu từ bao đời nay trên miền đất cửa sông đồng bằng sông Cửu Long.
Hàng hoá chính của vùng là nông-hải sản và được vận chuyển chủ yếu bằng
đường thuỳ. Khoảng 65% khối lượng hàng hoá trong khu vực được vận chuyển bàng
các phương tiện thuỷ trên các kênh rạch của vùng. Ngoài việc vận chuyển hàng hoá,
giao thông thuỷ còn vận chuyển khoảng 70% số lượng hành khách đi lại trên vùng
đồng bàng sông Cửu Long nói chung và nhất là ớ khu vực cửa sông nói riêng.
c. Thông tin liên lạc
Trước năm 1992. mạng lưới thông tin liên lạc của hầu hết các tỉnh Nam Bộ rất ít
được đầu tư. thiết bị lạc hậu không đồng bộ. Sau 1993 trong chiến lược hiện đại hóa
mạng lưới thông tin liên lạc của cả nước, ngành thông tin liên lạc của các tỉnh ven biển
sông Cửu Long được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Hiện nay, các tỉnh này là một trong
những tỉnh trong đồng bàng sông Cửu Long có hệ thông bưu chính viễn thông được
trang bị hiện đại, công nghệ cao và chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đển các
tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
d. Thương mại, dịch vụ, du lịch
Trên toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều điểm du lịch ý nghĩa quốc
gia và quốc tế, cần Thơ có bến Ninh Kiều, chợ nổi Phụng Hiệp, Phong Điền, Cà Mau
có hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau, sân chim Vĩnh Thành (Vĩnh Lợi), Tân Khánh
(Ngọc Hiển), Kiên Giang có đảo Phú Quốc, An Giang có núi Sam, Tiền Giang có cù
Lao Thới Sơn, Tân Phong, chợ nổi Cái Bè, Bến Tre có sân chim Ba Tri, Đồng Tháp có
vườn cò Tháp Mười, vườn sểu Tam Nông, Sóc Trăng có chùa Dơi
Bên cạnh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: giao thông thủy và bộ, khách
sạn, nhà hàng đang được tăng cường phát triển, các loại hình du lịch cũng phát triển
đa dạng, bao gồm:

- Du lịch cảnh quan thiên nhiên trên trên sông, trên biển, cù lao, cồn cát.
- Du lịch di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa - nghệ thuật.
- Du lịch vui chơi - giải trí.
- Du lịch an dưỡng nghỉ mát.
- Du lịch kết hợp kinh tế.
Các địa phương trong vùng có tiềm năng cao về du lịch tự nhiên và nhân vãn, đó
là các điểm di tích, các thắng cảnh các lễ hội tầm quốc gia:
- Ở tỉnh Tiền Giang:
+ Hội Vàm Láng (xã Kiển Phước, huyện Gò Công Đông); hội Tử Kiệt (xã
Thanh Hoà, huyện Cai Lậy).
+ Di tích văn hoá Óc Eo Gò Thành (xã Tân Thuận, huyện Chợ Gạo); di tích lịch
sử Rạch Gầm-Xoài Mút (xã Kim Sơn, huyện Châu Thành); Các chùa Vĩnh Tràng (Tp
Mỹ Tho); chùa Hội Thọ (ấp Mỹ Hưng, huyện Cái Bè), chùa Linh Thứu (xã Thạnh Phú,
huyện Châu Thành), chùa Thanh Tước (xã Long Thuận, TX Gò Công); đình Long
Hưng (xã Long Hưng, huyện Châu Thành), đình Tân Hiệp, (xã Tân Hiệp, huyện Châu
Thành), luỹ Pháo đài (xã Phú Đông, TX Gò Công), di tích Áp Bẳc (xã Tân Phú. huyện
Cai Lậy).
9
+ Lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia (TX Gò Công), mộ Thủ Khoa Huân
(huyện Chợ Gạo), Mỹ Tho đại phố.
+ Các danh thắng: cồn Thới Sơn, trại nuôi rắn Đồng Tâm, Đồng Tháp Mười,
chợ nổi Cái Bè và cù Lao Tân Phong.
- Ở tỉnh Bển Tre:
+ Hội đình Phú Lễ (xã Phủ Lễ, huyện Ba Tri); hội tế cá Ông (huyện Bình Đại,
huyện Ba Tri).
+ Chùa Hội Tôn (xá Quới Sơn, huyện Châu Thành), chùa Tuyên Linh (xã Minh
Đức, huyện Mỏ Cày), chùa Viên Minh (TX Bển Tre).
+ Làng du kích Đồng khởi (huyện Mỏ Cày), mộ Nguyễn Đình Chiểu, mộ Võ
Trường Toản, mộ Phan Thanh Giản (huyện Ba Tri).
+ Các danh thắng: cồn Phụng (cồn Đạo Dừa, xã Tân Thạch huyện Châu

Thành), cồn Qui (huyện Châu Thành), cồn Ốc (cồn Hưng Phong, xã Hưng Phong,
huyện Giồng Trôm), cồn Tiên (xã Tiên Long, huyện Châu Thành), sân chim Vàm Hồ
(huyện Ba Tri), vườn cây ăn trái Cái Mơn (chợ Lách),
- Ở tình Trà Vinh:
+ Lễ hội Nghinh Ông (lễ hội cúng biển Mỹ Long xã Mỹ Long, huyện cầu
Ngang); các lễ hội hàng năm của bà con Khơ me Nam Bộ như lễ đón năm mới, lễ cúng
ông bà, lễ cúng trăng, lễ dâng bông, lễ dâng phước.
+ Chùa Hang (xã Đa Lộc, huyện Châu Thành), chùa Âng, chùa Sam-rông-ek
(xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành), chùa Cò (chùa Gồng lớn. xã Đại An, huyện Trà
Cú), chùa Lưỡng Xuyên (chùa Long Phước, TX Trà Vinh), chùa Di Đà (chùa Tiên
Châu, xã Bình Lương, huyện Châu Thành)
+ Đền thờ Bác Hồ (xã Long Đức, TX Trà Vinh).
+ Các danh thắng: cồn Nghêu (cồn Nạnh, xã Mỷ Long, huyện cầu Ngang), ao
Bà Om (ao Vuông, xã Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành), bãi biển Ba Động (xã Trường
Long Hoà, huyện Châu Thành.
Trong các lĩnh vực hoạt động du lịch, du lịch sinh thái thực sự mới được phát
triển cách đây không lâu và đang là một trong những hướng phát triển kinh tế có thế
mạnh trong vùng cưa sông Cửu Long: song có thê nhận xét là sự phát triển còn chưa
cân xứng với tiềm năng hiện có bời nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu
là thị trường khách du lịch là rất hạn chế vâ cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch là rât
thấp kém, việc quy hoạch phát triển du lịch và du lịch sinh thái là hoàn toàn chưa có
quy hoạch, tự phát và thiếu tầm nhìn, dẫn tới thiếu đầu tư cho hoạt động kinh tê trong
lĩnh vực này.
Trong vùng nghiên cứu, ngành nghề phát triển mạnh nhất là nông nghiệp và
thủy sản, đây là 2 ngành đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế cũng như công ăn việc làm
cho nhân dân địa phương. Ngoài ra trong vùng còn phát triển các ngành như công
nghiệp, dịch vụ, thương mại, tuy nhiên tốc độ phát triển chưa cao.
11
CHƯƠNG 2: c ơ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ử u
2.1. Cơ sở tài liệu

Cơ sở tài liệu của bài báo là toàn bộ mẫu trầm tích Holocen cùa 3 lỗ khoan máy
LKBTị, LKBT2 và LKBT3 được khoan tại tỉnh Bến Tre. Trầm tích Holocen tại lỗ
khoan LKBTI là 26,4 - Om gồm 9 mẫu phân tích Diatomeae; LKBT2 là 57,5 -Om gồm
13 mâu phân tích Diatomeae; LKBT3 53,4m- Om gồm 19 mẫu phân tích Diatomeae.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Thực địa khảo sát đặc điểm địa chất khu vực và đối tượng nghiên cứu
+ Mô tả, lấy mẫu các mặt cắt chuẩn đại diện cho các kiểu nguồn gốc, tướng đá
môi trường trầm tích khác nhau
+ Mô tả các lỗ khoan chuẩn
+ Lấy mẫu cổ sinh và mẫu trầm tích
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thi nghiệm
1. Gia công, làm sạch, làm giàu Khuê tảo từ mẫu lấy ngoài thực địa
Các mẫu gia công phải được mô tả và ghi số mẫu gia công tương ứng với số
mẫu thực tế vào sổ gia công rồi tiến hành các bước sau:
Mầu được ngâm và rửa nhiều lần bằng nước cất và bột Pyrophotphat Natri
(Na4P20 7 .10H20 ) cho tới khi hết vật liệu sét thì tiến hành làm giàu mẫu bàng dung
dịch nặng.
Dung dịch nặng được dùng để làm giàu Khuê tảo là iotua cadimi và iotua kali
(Cdl2 + KI) tý trọng 2,5. Sau khi làm giàu, mầu được quay li tâm và rửa lại bằng nước
cất cho vào ống nghiệm để nghiên cứu. phân tích.
2. Phăn tích vỉ cổ sinh dưới kính hiển vi sinh vật
a. Phân tích Diatomeae trên tiêu bản tạm thời
- Chuẩn bị tiêu bản tạm thời: cho một giọt trầm tích chứa khuê tảo đã được làm
giàu lên tẩm lam (sau gia công) và nhỏ một vài giọt nước cất, trộn đều. phủ lamen 18 X
18mm.
- Tiến hành phân tích theo thứ tự từng hàng ngang, dọc trẽn tiêu bản. Trong quá
trình phân tích, cần thống kê các loài đã gặp, tần sổ gặp mỗi loài và thống kẽ số lượng
mảnh vỏ.
b. Phân tích trên tiêu bản cố định và chụp ảnh

12
- Chuẩn bị tiêu bản cố định.
- Phân tích tảo trên tiêu bản cố định: tiến hành soi theo hàng ngang, dọc, ghi lại
các loài đã phân tích được, đánh dấu vị trí loài cần chụp ảnh. Khi chụp ảnh, phải lưu ý
tính độ phóng đại của kính để tính độ phóng đại của ảnh chụp được.
3. Phương pháp cổ sinh thái
Phương pháp cổ sinh thái là phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật
cổ và môi trường sống của chúng. Những thay đổi về điều kiện môi trường (nhiệt độ,
độ muối, ) dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của các quần thể sinh vật. Do đó nghiên cứu
cấu trúc của các tập hợp hóa thạch cho phép làm sáng tỏ các điều kiện môi trường
trong quá khứ địa chất, cụ thể là môi trường thành tạo trầm tích xảy ra đồng thời với
quá trình tồn tại và phát triển của các tập hợp hóa thạch ấy. Nghiên cứu sự thay đổi
liên tục thành phần hóa thạch trong các mặt cắt địa chất cụ thể sẽ cho phép khôi phục
lại diễn biến của môi trường theo thời gian. Mỗi thay đổi của điều kiện môi trường đều
để lại dấu ấn trong cấu trúc của các tập hợp hóa thạch. Đó là cơ sở để phân chia địa
tầng các mặt cắt địa chất cụ thể, liên hệ giữa chủng với nhau và là cơ sở để khôi phục
lại môi trường thành tạo các trầm tích nghiên cửu.
Cổ sinh thái của hóa thạch được xác lập trên cơ sở sau:
- So sánh các hóa thạch nghiên cứu với các dạng còn đang sống hay những
dạng hiện đại nhưng gần gũi với chủng về huyết thống.
- Dựa trên cơ sở các nhóm hóa thạch đồng hành khác
- Dựa trên cơ sở đặc điểm trầm tích khoáng vật,
13
Trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu chiếm chủ yếu các diện lộ trên bề mặt.
Chúng được thành tạo trong 3 giai đoạn kế tiếp nhau đặc tnmg cho các quá trình biển
tiến và thoái trong thời kỳ này. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cổ địa lý, các trầm tích trong
từng giai đoạn tồn tại với nhiều kiểu nguồn gốc khác nhau.
Holocen hạ
3.1. Hệ tầng Bình Đại {Qibđ)
Hệ tầng Bình Đại được thiết lập tại lỗ khoan Bến Tre 3 tại xã Bình Tri - huyện

Bình Đại - tỉnh Bến Tre, tọa độ là: X 10001’21,2”, Y 106042’0<r . Hệ tầng Bình Đại
gồm: sét màu xám phớt hồng lổm đốm màu vàng phủ trực tiếp trên sét màu xám sáng
phớt hồng có tích tụ laterit của hệ tầng Mộc Hóa. Sét màu nâu chứa nhiều mùn bã thực
vật đang hóa than. Tại độ sâu 53,55m - 54m lấy mẫu C14 của thực vật hóa than cho
tuổi C14 10.130 ± 110 năm trước đây. Từ độ sâu đó tới độ sâu 41 m là sét xen kẽ các
lớp bột chứa nhiều mùn bã thực vât, vẩy sericit và các tích tụ cacbonat màu vàng dạng
hạch, đôi chỗ có phân lớp nằm ngang. Tiếp theo trên sét là lớp cát hạt mịn màu xám
xanh chứa vỏ sò, ốc và mảnh vỡ của chúng. Trên lớp cát là lớp bột cát màu xám, xám
đen xen với lớp sét mỏng màu xám phớt hồng chứa nhiều mảnh vỡ vỏ ốc. Lớp này cỏ
cấu trúc đan xen giữa bột và cát. Kết thúc hệ tàng này là lớp sét bột, bột sét màu xám
chứa nhiều mảnh vụn vỡ vỏ ốc. Đây là toàn bộ trầm tích của hệ tầng Bình Đại, thời
gian thành tạo khoảng 11.700 -8.000 năm cách ngày nay. Trầm tích hệ tầng Bình Đại
chủ yếu gặp trong các lỗ khoan, độ dầy 2 2m.
Holocen trung
3.2. Hệ tầng Hậu Giang. Trầm tích biển (m Qjhg).
Hệ tầng Hậu Giang được tác giả Lê Đức An (1982) thiết lập trên cơ sở khao sát
đo vẽ bản đồ địa chất - khoáng sản Nam Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 cho các thành tạo
trầm tích sét, bột cát, đặc biệt sét màu xám xanh rất tiêu biểu cho trầm tích nguồn gốc
biển. Trầm tích của hệ tầng này phân bố khá rộng rãi chủ yếu gặp trong các lỗ khoan.
Hệ tầng Hậu Giang trong tờ Phú Quốc - Hà Tiên gồm cát hạt trung, hạt mịn, sét bột và
cuội sỏi. dày 1 - 4m. Tại Cà Mau - Bạc Liêu trầm tích của hệ tầng gặp chủ yếu là cát
bột sét với độ dày 15 - 30m. Tại Trà Vinh - Côn Đảo trầm tích của hệ tầng gặp chủ
yếu là sét, bột sét và cát với độ dày 15m. Tại Mỹ Tho trầm tích của hệ tầng gặp chủ
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIẺM ĐỊA TẦNG HOLOCEN KHU v ự c CỬA SÔNG VEN
BIẺN SÔNG TIÊN
14
yếu là cát, sét bột. Tại An Biên - Sóc Trăng, tại lỗ khoan Sóc Trăng của đề tài trầm
tích của hệ tầng gồm sét màu nâu vàng, nâu đỏ xen kẹp lớp bột màu vàng nâu có các
lớp cổ mùn thực vật, bột màu vàng chứa các lớp mỏng sét màu trắng phớt vàng, chứa
các lớp mỏng mùn thực vật. Tại độ sâu 25,5m ở lỗ khoan Sóc Trăng, xã Trung Bình -

huyện Long Phú - tỉnh Sóc Trăng ( tọa độ X 9°29’52,74”, Y 106°12’3,7” ), mùn thực
vật được xác định C14 có tuổi 4.990 ± 175 năm trước đây. Ngoài ra còn gặp tại các lỗ
khoan Bến Tre 1 (xã Yên Trạch - huyện Thạnh Phú - tỉnh Bển Tre, tọa độ X
9°53’3,56”, Y 106°35’14,6” ), ở độ sâu 15m của lỗ khoan, các mảnh vỡ vỏ sò được
phân tích C14 cho tuổi 5.860 ± 160 năm cách ngày nay. Tại lỗ khoan Bến Tre 2(xã An
Đức - huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre, tọa độ X 10°00’55,62”, Y 106°34’56,94” ), ở độ
sâu 22,6m hoặc ở độ sâu 10,25m có tuổi tuyệt đối C14 4.090 ± 260 - 3.820 ± 125
năm. Tại lỗ khoan Bến Tre 3, ở độ sâu 31m tuổi C14 là 6.030 ± 195 năm, tại độ sâu
23m tuổi C14 là 5.060 ± 175 năm, Lỗ khoan Trà Vinh (xã Long Hữu - huyện Duyên
Hải - tỉnh Trà Vinh, tọa độ X 9°4r37,5’\ Y 106°30’20” ), ở độ sâu 22,2m tuổi C14 là
5.540 ± 300 năm. Tại độ sâu 32,2m - 33m lấy mầu vỏ ốc xác định C14 cho tuổi 7.050
± 230 năm trước đây.
Trầm tích hệ tầng Hậu Giang được các tác giả trước đây xếp vào Holocen sớm
- giữa, theo Nguyễn Ngọc Hoa và nnk (1991), Nguyễn Địch Dỹ và nnk (1995) đều xác
định trầm tích của hệ tầng Hậu Giang có tuổi Holocen giữa, nguồn gốc trầm tích biển
được ký hiệu mQ22hg. Thời gian thành tạo trong khoảng 8.000-4.000 năm cách ngày
nay.
Holocen thượng
3.3.Hệ tầng Cửu Long (Q23c/)
Hệ tầng Cửu Long được Lê Đức An 1982 thiết lập. Trầm tích hệ tầng Cửu
Long gồm: sét màu nâu có tích tụ cacbonat màu vàng, ít vảy mica chứa nhiều mảnh
vụn vỏ sò, ốc và mùn thực vật. Đặc biệt, các tích tụ cacbonat màu vàng có hình dạng
hạch. Lưu ý tại độ sâu 20,4m, 20,63m sét pha cát màu trắng xanh chửa ổ cuội sỏi, sạn
laterit; bột sét màu nâu, xám đen, nâu sẫm chứa các 0 mùn thực vật. Tính từ trên
xuống dưới thì lượng sét tăng lên; cát mịn màu xám, xám đen, xám nâu đan xen với sét
xám nâu, cát hạt thô đến trung màu xám đen xen cát màu vàng. Tại lỗ khoan Sóc
Trăng, ở độ sâu 20,5m phân tích C14 vỏ sò cho tuổi tuyệt đối là 3.840 ± 155 năm
trước đây. Vì vậy. ranh giới giừa Holocen giữa và Holocen muộn tại lỗ khoan Sóc
Trăng được xác định ở độ sâu 20,63m. Ngoài ra, trầm tích hệ tầng Cửu Long còn gặp
tại lỗ khoan Ben Tre 1 từ độ sâu 14m trở lên. Tại lỗ khoan Bến Tre 2 ranh giới giữa

Holocen giữa và Holocen muộn ở độ sâu 10,25m. Lỗ khoan Bến Tre 3 tại độ sâu 20m
được xem như là mốc ranh giới giữa Holocen giữa và Holocen muộn. Tại lỗ khoan Trà
15
Vinh mốc ranh giới này được lấy ở độ sâu 22m. Thời gian thành tạo trong khoảng
4.000 năm cách ngày nay cho đến hiện tại.
Các thành tạo trầm tích Holocen còn gặp trong các lỗ khoan: 99.1, 99.ỈI, 2000,
2TB, 1 AT, 3AT, 4AT của Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển; Ik 10 Sóc Trăng, lk
21 Tiểu
càn, lk 4 Trà Vinh, Ik 217 Long Toàn, lk 219 Ben Tre ( Liên đoàn Địa chất 6
); lk 1CL Trà Cú ( Dầu k h í); lk DTI, BT1, BT2, TV1, TC1 ( Nguyễn Văn Lập, Tạ
Kim Oanh ) và các lỗ khoan nghiên cứu địa chất thủy văn, các lỗ khoan thuộc mặt cắt
Trà Vinh - Ba Động, mặt cắt Trà Vinh đi Sóc Trăng được tập thể tác giả thu thập và
phân tích phục vụ cho việc phân chia địa tầng Holocen vùng nghiên cứu.
16
4.1. Một vài nét sư lược về Diatomeae
Lớp Diatomeae (hay còn gọi là Khuê tảo) thuộc ngành Bacillariophyceae là
thực vật bậc thấp (theo các tác giả trước đây). Diatomeae xuất hiện từ Jura và phát
triển rône rãi đến neàv nav. Đó là loai Tảo hiển vi đom bào, sống cá thể hoặc quần thể
dạng sợi, dạng xích, dạng sao, dạng bụi,
Kích thước mỗi cá thể từ vài n đến vài
trăm |i. Vỏ tế bào Diatomeae có thành
phần là silic ngậm nước (S1O2 + nH2 0 ).
Độ dày vỏ mỏng (khoảng 0.08 - 2.25|a),
trong suốt, có tỷ trọng 2.07. v ỏ của chúng
tựa như một hộp gồm hai mảnh vỏ đậy
khít nhau: mảnh trên như nẳp đậy
(epitheca) và mảnh dưới (hypotheca). Mỗi
mảnh vỏ có mặt vỏ (valve) và vành bao.
Phần xếp trùng khít nhau của vành bao
trên và dưới tạo nên phần đai (connesting

band - nhìn từ phía bên vỏ). Phần thân hộp là vòng vỏ (gridle) (hình 4.1). Các mảnh vỏ
mang những hình dạng khác nhau và những cấu trúc khá đặc biệt, chúng chỉ được
quan sát thấy dưới kính hiển vi sinh vật có độ phóng đại 400 - 1000 lần. Tính đến nay
những đặc điểm về hình dạng và cấu trúc vỏ là cơ sở để phân loại Diatomeae.
Dựa vào hình dạng và cẩu trúc vỏ người ta phân ra làm hai kiểu vỏ: kiểu vỏ
trung tâm (mảnh vỏ tròn hoặc nhiều cạnh có cấu trúc đối xứng tỏa tia); kiểu vỏ lông
chim (mảnh vỏ dài có cấu trúc đối xứng hai bên). Tương ứng với hai kiểu vỏ người ta
phân lớp Diatomeae thành hai phụ lớp: phụ lớp Trung tâm (Centrophyceae) và phụ lớp
Lông chim (Pennatophyceae). Mỗi phụ lóp gồm các bộ, mỗi bộ gồm các họ khác
nhau Phụ lóp Trung tâm xuất hiện trong môi trường biển từ Jura, tồn tại phát triển ở
Creta, sang Kainozoi phát triển mạnh mẽ cả về thành phần giống loài, cả về số lượng
cá thể. Phụ lớp Lông chim xuất hiện vào Eoxen - Oligoxen. Đặc biệt vào Mioxen cả
hai phụ lớp này không chỉ sống ở biển mà tồn tại rộng rãi trong môi trường khác nhau
của lục địa. Sang Neogen đã phát triển tất cả các giống gặp được trong Pleistoxen và
hiện đại.
CVẠI *- - c QUOC GIA HA NỌl
TRUNG THÒNG TIN THU VIEN
1 ÕT h m
___
CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỀM DIATOMEAE KHU v ự c CỬA SÔNG VEN BIÈN
SÔNG TIÈN
17
1: Mặt vỏ (valve); 2: Mãnh vó trên (epitheca);
3: Mành vò dưới (hypotheca); 4: Đai vó (connesting
band): 5: Vòng vỏ (girdle)
Hình 4.2. Lớp Khuê tảo
a-c - sơ đồ cấu tạo vỏ Pinnuíaria
(hiện đại): a - dạng vỏ nhin từ phia
đai, b - dạng vỏ nhin từ mặt đĩa, c -
mặt cắt ngang qua vỏ; d -

Arachnodiscus (E);
e - Meiosira (N); g - quần thề dạng
chùm phức tạp của Chaetoceras
(hiện đại); đv - đai vỏ, 0-0 - trục hình
thái của tế bào (hướng sinh trưởng).
(Theo Drushis & Obrucheva, 1971).
Theo tài liệu c ổ sinh vật học của PGS. TS. Tạ Hòa Phương, Diatomeae được
xếp vào một ngành của thực vật bậc thấp. Ngành này được chia thành hai lớp Khuê tảo
trung tâm (Centrophyceae) và Khuê tảo lông chim (Pennatophyceae).
4.2. Diatomeae vùng cửa sông ven biển sông Tiền
Trầm tích Holocen- hiện đại vùng nghiên cửu phát hiện được 83 loài Diatomeae
thuộc 31 giống khác nhau trong đỏ 37 loài thuộc phụ lớp Diatomeae Trung tâm
(Centrophyceae) và 46 loài thuộc phụ lớp Diatomeae Lông chim (Pennatophyceae)
(bảng 4.1), điều đó cho thấy trong trầm tích chứa tương đối phong phú hóa thạch
Diatomeae. Trong tập hợp hóa thạch gặp được có 12 loài thuộc giống Coscinodỉscus
chiếm 14%, 8 loài thuộc giống Nitzschia (10%), 8 loài thuộc giống Thalassiosira
(10%), 6 loài thuộc giống Diploneis (7%), 6 loài thuộc giống Actinocyclus (7%), 5 loài
thuộc giống Navicula (6 %), 2 loài thuộc giống Cycỉoteỉla (2%) tuy chiếm số lượng
loài ít nhưng số lượng cá thể của giống tương đối phong phú và chiếm ưu thế về số
lượng cá thể trong mẫu, số lượng cá thể loài có mặt trong mẫu không ổn định theo
từng vị trí của lỗ khoan, nhưng có mặt ở hầu khắp các mẫu phân tích đó là các loài
Cycỉotelỉa styỉorum
. Cyclotella striata, Thaỉassionema nitzschioides, Paralỉa sulcata
tiếp đến là loài Actinocycỉus ehrenbergii, Actinocyclus elỉipticus, Coscinodỉscus
radiatus, Thalassiosỉra pacifica, Tuy một số loài có số lượng cá thể không nhiều
nhưng chúng được bảo tồn tốt góp phần làm phong phú cho tập hợp hóa thạch gặp
được: Achnanthes brevìpes, Actinoptychus undulatus, Coscinodiscus asteromphalus.
Diploneis weissflogii, Planktoniella sol, Thalassỉosira excentrỉca,
18
BẢNG 4.1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DIATOMEAE KHU vực CỬA SÔNG VEN BIÊN SỒNG TIÊN

STT
Thành phần
Phụ lớp
Centrophy-
ceae
Phụ lớp
Pennatophy
-ceae
Đặc
diem
sinh thái
LTBT]
l k b t 2
LKBTi
1 Achnanthes brevipes
+
1
+
+ +
2
Achnanthes hauskiana
+
1, b- dh
+
3
Actinocyclus sp.
+
b
+
+

4
Actinocyclus cf. ehrenbergii
+
b-dh,b, ]
+
5
Actinocyclus curvatulus
b, tm
+
+
6 Actinocycíus divisus
+
b-dh,b, 1
+ + +
7 Actinocyclus ehrenbergii
+
b-dh,b, 1
+
+
+
8 Actinocyclus eỉlipticus
+
b
+
+
+
9 Actinoptychus unduỉatus
+
bgb
+ +

+
10
Bacteriastrum hyalinum
+
b
+
11
Biddulphia sp.
+
b
+
12 Caloneis formosa
+
b
+
13 Campylodiscus cf, parvulus
+
bgb
+
14 Campylodiscus cf. unduỉatus
+
bgb
+
15 Campylodiscus sp.
+
b
16 Campyloneìs aff. notabilis
+
b
+

17 Chaetoceros sp.
f
b, tm
+
18 Cocconeis costata
+
1, b-dh
+
19
Cocconeis placentula
+
1, b-dh +
+
20 Cocconeis scutelỉum
+
1, b-dh
+ +
2ì Coscinodiscus asteromphalus
b, tm
+
+
+
22 Coscinodiscus curvatulus
b, b- dh,
tm
+
-Ị-
+
23
Coscinodiscus gigas

+
b,tm
+
24
Coscinodiscus janischii
+
b
+
25 Coscinodiscus lineatus
-t-
b, tm
+
_Ị_
+
26 Coscinodiscus marginatus
+
b, tm
+
+ H-
27 Coscinodiscus nodulifer
+
b, tm
+
+
28 Coscinodiscus oculus- iridis +
b, tm
+
29
Coscinodiscus pseudoincertus
+

b
4 -
+
+
30 Coscìnodiscus radiatus
+
b. tm
+
-ệ-
+
31
Coscinodiscus s p .
+
b
+
+
32
Coscinodiscus subtiỉis
+
b, tm
+
+
33
Cycloteiìa striata
+
b- dh, 1
-
4-
+
34

Cycỉoteỉia styỉurum
+
bgb
+
+
4
35
Diploneis bombus
+
b- dh, 1
+
36
Dipíoneis chersonensis
+
b
4 -
37
Diploneis interrupla
+
b
+
+
+
38
Diploneis smilhii
+
1, b- dh
+
+
39

Diploneis splendida
-1-
b
+
+
_Ị_ 1
40
Dìploneis weissflogii -
b, b- dh
+ +
41
Eunotia sp.
n g
+
19
STT
Thành phần
Phụ lớp
Centrophy-
ceae
Phụ lớp
Pennatophy
-ceae
Đặc
điểm
sinh thải
LTBT,
l k b t 2
l k b t 3
42

Gomphonema longiceps +
ng
+
43
Grammatophora marina
+
bgb
+
44 Gyrosigmơ sp. +
l,b
+
4-
45
Hyaiodiscus scotìcus
+
b-dh, 1
-+■
+
46 Navicula direct a
+
b, bgb
+
47
Navicuỉa gỉacialis
+
b
+
48
Navicuỉa hennedyi
+

b, bgb
4 T
49
Navicula sp.
+
b
+
50
Navicuỉa valida
+
b
+
51 Nitzschia cocconeiformis
+
b
+
+
+
52
Nitzschia granuỉata
+
b- dh
+
53
Nitzschia lorenziana
+
b- dh
+
54
Nitzschia marina

-f
b
+ +
55
Nitzschia panduriformis
+
b
+
56
Nitzschia ritcherii
+
b
+
57 Nitzschia sicula
+
b
+
4-
+
58
Nitzschia sigmatophormis
+
b-dh, 1
+
59 Paralia sulcata
+
b-dh, b
+
+
+

60
Pinnularia sp.
+
ng
4-
61
Planktoniella sol
+
b,tm
4-
+
62
Pleurosigma aestuarii
-j-
b
+
63
Pleurosigma normanii
+
b
64 Raphoneis sp.
+
b
+
65
Raphoneis amphiceros
-L.
b
+
66

Rhizosolenia bergonii
+
b
+■
+
67 Rhizosolenia hebetata
+
b,tm
-4-
68
Rhizosolenia sty I if or mis
+
b,tm
4- + +
69 Schuettia annulata
+
b
+
-+■
70
Surirella comis
+
b, bgb
+
+
71 Surirella fastuosa
-4-
b, bgb
+ +
72

Thalassionema nitzschioides
+
b
+
+
73
Thalassiosira decipiens
+
b - +
+
74
Thaìassiosira excentrica
f
b. tm
+
+
75
Thalassiosira kozlovii
+
b
-
+
76
Thalassiosira kriophyla
f
b
+
77
Thalassiosira iineala
b

-
78
Thalassiosira oestrupii
+

b
+
79
Thalassiosira pacifica
+
b
+
4-
80
Thalassiosira polychorda
-L
b
4-
81
Trachyneis aspera
b- dh
4-
+
82
Triceratium favus
f
b, b- dh
+
83
Triceratium sp.

L-
b
+
Chủ thích: b- biên; b-dh: biên- duyên hải, bgb: biên gân bờ; l: lợ, ng: ngọt; tm: trôi nôi
20

×